Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA VĂN HỐ HỌC* * * ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN HỐ HỌC VỀ CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH M
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HOÁ HỌC
*
* *
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN HOÁ HỌC VỀ CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH MẪU HỆ CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở
TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (BÀI TIỂU LUẬN)
Môn học: Văn hoá Trường Sơn Tây Nguyên Giảng viên: TS Lý Tùng Hiếu
Sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Vân Anh – 2156140095
2 Nguyễn Mai Trâm Anh – 2156140091 Lớp: K15.1
Khoá: 2021 - 2025
Năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH MẪU HỆ Ở TÂY NGUYÊN 3
1.1 Nguồn gốc chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên 3
1.2 Đặc điểm và chức năng của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên 5
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên ngày nay 7
1.4 Sự biến đổi của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên ngày nay 8
1.5 Tiểu kết 9
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH MẪU HỆ CỦA NGƯỜI ÊĐÊ Ở TÂY NGUYÊN 10
2.1 Nhận thức của sinh viên về vai trò của người phụ nữ Êđê trong đời sống buôn làng tại Tây Nguyên 10
2.2 Nhận thức của sinh viên về sự biến đổi của vai trò giới trong đời sống của người Êđê tại buôn làng tại Tây Nguyên 14
2.3 Nhận thức của sinh viên về vấn đề bảo tồn hay không bảo tồn chế độ gia đình mẫu hệ của người Êđê ở Tây Nguyên hiện nay 16
2.4 Tiểu kết 17
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trường Sơn - Tây Nguyên là một khu vực địa lý rộng lớn kéo dài từ Nam đèo Ngang đến tận miền Bắc của tỉnh Sông Bé Ngoài người Việt và một số các dân tộc thiểu số mới từ miền Bắc
di cư vào, nơi đây vốn là địa bàn sinh sống lâu đời của trên hai mươi dân tộc ít người bản địa thuộc hai hệ ngôn ngữ: ngữ hệ Nam Á (nhóm Môn - Khmer) và ngữ hệ Nam Đảo (nhóm Malayo Polynesien) Có nhiều nhóm tộc người theo cấu trúc mẫu hệ như Giarai, Êđê, Raglai, Churu, Ngày nay, xã hội Êđê được đánh giá là chế độ mẫu hệ điển hình ở Việt Nam, nhưng cũng đang dần biến đổi thể hiện trong hôn nhân, mô hình cư trú, các quan hệ gia đình, Việc phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu giúp cho người Êđê có nhiều cơ hội phát triển song cũng đặt ra không ít thách thức Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên Khoa Văn hóa học giúp đưa
ra đánh giá chung về sự hiểu biết của sinh viên về chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên Mặt khác, cung cấp cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo vệ và phát huy, giáo dục những giá trị tốt đẹp về chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên Đó là những lí do tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nhận thức của sinh viên Khoa Văn hoá học về chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài tiểu luận là tìm hiểu nhận thức của sinh viên Khoa Văn hóa học
về chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, qua đó đề xuất những biện pháp then chốt
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận có đối tượng nghiên cứu là nhận thức của sinh viên khoa Văn hoá học Phạm vi được giới hạn tại khoa Văn hoá học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG
TP Hồ Chí Minh
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp được chọn để áp dụng vào đề tài gồm:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (questionnaire survey method)
- Phương pháp phân tích - tổng hợp (analysis - synthesis method)
Về nguồn tư liệu sử dụng:
Trang 4- Nguồn tư liệu sơ cấp thu được qua bảng hỏi trực tuyến, do các cộng tác viên là sinh viên khoa Văn hoá học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp thông tin vào khoảng thời gian ngày 15/6/2023 đến ngày 21/6/2023 với số liệu thống kê bước đầu như sau: Khảo sát có 30 người tham gia Trong đó có 13,3% người khảo sát là sinh viên khoá 2019 - 2023; 26,7% là sinh viên khoá 2020 - 2024; 23,3% là sinh viên khoá 2021 - 2025; 36,7% là sinh viên khoá 2022 - 2026
Sinh viên ngày nay là lớp người trẻ vô cùng năng động Trong môi trường đại học, việc sinh viên chủ động tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập và nghiên cứu đang được đẩy mạnh Họ luôn chủ động và đi đầu trong việc tiếp cận tới công nghệ trong hoạt động của mình, vì vậy việc tiếp cận với các kiến thức về Trường Sơn Tây Nguyên của sinh viên theo học ngành Văn hoá đa số đến từ phương tiện Internet Kết quả khảo sát cho thấy có tới 60% sinh viên tiếp cận kiến thức qua Internet, 50% từ sách báo hoặc các bài nghiên cứu khoa học, 55% từ giảng viên
và 15% từ bạn bè
- Nguồn tư liệu thứ cấp sử dụng trong bài được đề cập ở mục Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ GIA ĐÌNH MẪU HỆ Ở TÂY NGUYÊN 1.1 Nguồn gốc chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên
F.Ăngghen quan niệm chế độ mẫu hệ là chỉ huyết tộc về phía mẹ, những người cùng họ hàng trong cùng một thị tộc mới được kế thừa và tài sản được trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ Nhưng, con cái của người đàn ông chết đi lại không thuộc về thị tộc của người
đó, mà thuộc về thị tộc của mẹ Trên cơ sở nghiên cứu xã hội mẫu hệ của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, các nhà nhân học xác định mẫu hệ là cách tính dòng dõi theo phía mẹ; quyền thừa kế tài sản, quản lý tài sản và con cái đều được truyền lại cho con cháu người phụ
nữ Quyền này có khi chỉ thể hiện ở việc lấy họ mẹ đặt cho con cái gọi là mẫu tính (matronynic) hoặc người đàn ông trở vể ở nhà vợ gọi là mẫu cư (matrilocal) Xã hội mẫu hệ trên thế giới sẽ được thể hiện phong phú và đa dạng Tùy theo từng địa phương, từng dân tộc thì vai trò và quyền hành của phụ nữ sẽ được thể hiện khác nhau
Trang 5Ở Việt Nam có nhiều tộc người phần nhiều cư trú ở Trường Sơn Tây Nguyên thuộc loại hình
xã hội mẫu hệ như tộc người Êđê, K’ho, Chăm,…Đặc điểm xã hội của các tộc người trên là vai trò nổi bật của dòng nữ (dòng mẹ) Có thể hiểu mẫu hệ là một xã hội trong đó quan hệ huyết thống và quan hệ thừa kế được tính theo dòng của mẹ Đặc điểm này đã chi phối mạnh
mẽ và sâu sắc các lĩnh vực đời sống của tộc người, từ phạm vi cá nhân, phạm vi gia đình đến phạm vi xã hội Như ở người Êđê thì chế độ mẫu hệ cũng có những đặc trưng nhất định Khi lý giải về nguồn gốc quan niệm mẫu hệ người Êđê của Thu Nhung Mlô Duôn Du (2001):
“Còn cô con gái yếu ớt, không thể tự mình nuôi được, do đó lấy chồng sẽ ở cùng cha mẹ, được thừa hưởng tài sản của cha mẹ để lại và họ sẽ cưới chồng cho cô Nhưng để bù lại sự thiệt thòi cho người con trai, gia đình người con gái sẽ phải trả vật thách cưới hay cái giá của chú rể (ngăn pnu) cho gia đình chồng của cô vì cha mẹ chú rể đã mất đi một người lao động, kiếm sống nuôi gia đình Từ đó người Êđê theo phái dòng mẹ (djuê ana), con sinh ra lấy họ mẹ, tài sản truyền cho con gái, con gái đi hỏi chồng” (Thu Nhung Mlô Duôn Du, 2001, tr.25)
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Buôn Krông Tuyết Nhung (2012) cho rằng: các tộc người Trường Sơn Tây Nguyên, thuộc loại hình xã hội mẫu hệ điển hình là người Êđê Các tộc người
ấy tính theo dòng nữ, con cái mang dòng mẹ, quản lý và thừa hưởng tài sản theo dòng mẹ, luôn hôn nhân cư trú phía nhà vợ Người phụ nữ ấy là nhân vật quan trọng trong gia đình và dòng họ Như vậy, mẫu hệ ở đây được hiểu là một xã hội trong đó quan hệ huyết thống và quan hệ thừa kế được tính theo dòng mẹ Chính đặc điểm này đã chi phối sâu sắc và mạnh mẽ mọi lĩnh vực đời sống tộc người, từ phạm vi cá nhân, đến gia đình, xã hội (Buôn Krông Tuyết Nhung, 2012, tr.19)
Từ hai quan điểm trên, nhận thấy chế độ mẫu hệ người Êđê có hai đặc điểm Thứ nhất: quan
hệ huyết thống và quan hệ kế thừa đề được tính theo dòng mẹ Thứ hai: người đàn ông có trách nhiệm lao động kiếm sống trong gia đình vợ Trong xã hội truyền thống, người đại diện
cho gia đình và dòng họ mẹ của mình trong đối thoại là người nam (thường là dam dei) Họ
còn được trao quyền xử lý khi có những vụ việc quan trọng phát sinh trong gia đình, dòng họ của mẹ mình: ma chay, cưới hỏi, làm nhà,
Trang 6Như vậy, người phụ nữ có quyền xử lý hoặc quyết định các công việc của gia đình, nhưng từ trong truyền thống những vị trí, những công việc quan trọng của buôn làng, cộng đồng đều là
do già làng và hội đồng già làng quyết định, gồm toàn là nam giới Trong gia đình, người Êđê thường có tâm lý thích sinh và quý con gái hơn con trai nhằm có nơi nương tựa lúc tuổi già Nhưng thực chất, họ vẫn mong muốn có con trai Bên cạnh nguyện vọng là “có nếp có tẻ” thì
thực chất việc sinh con trai nhằm mục đích sau này có người làm dam dei cho gia đình mình,
cũng như cho dòng họ
1.2 Đặc điểm và chức năng của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên
* Đặc điểm
Mỗi đại gia đình mẫu hệ Êđê chọn cư trú trong một ngôi nhà dài (có thể là nhà sàn hoặc nhà trệt) Trong mỗi đại gia đình mẫu hệ thường có ít nhất hai cặp vợ chồng và con cháu Nhưng hạt nhân cơ bản của gia đình bao giờ cũng phải có cặp vợ chồng bà chủ mà tiếng Êđê,
Giarai gọi là pô sang hay khoa sang (nghĩa là chủ nhà) và con cháu của bà ta Ngoài ra còn có
cặp vợ chồng chị em gái, những thành viên anh em trai chưa lấy vợ, ly dị vợ hoặc góa vợ, đều trở về chung sống
Hình ảnh: Ngôi nhà dài của nguời Êđê
Trang 7Nền tảng kinh tế chung của đại gia đình là quyền chiếm dụng đất đai của buôn làng để làm rẫy hoặc làm ruộng Diện tích canh tác sẽ phụ thuộc vào số lượng thành viên và số lượng lao động của mỗi gia đình Mọi thành viên của mỗi đại gia đình sẽ cùng lao động và sản phẩm thu hoạch được sẽ sinh hoạt và ăn uống chung Đại gia đình sẽ giữ những tài sản quý do tổ tiên để lại như chiêng, ché, nồi đồng, trống, voi trâu, còn những vật dụng, dụng cụ sản xuất
sẽ thuộc sở hữu cá nhân hay sở hữu của từng cặp vợ chồng
Trong chế độ gia đình mẫu hệ, người phụ nữ nắm giữ địa vị cao hơn hẳn Quyền của phụ nữ được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ đời sống sinh hoạt, sản xuất hàng ngày đến hôn nhân, ma chay, Với cương vị chủ gia đình, phụ nữ lo việc tiếp khách và quan hệ với các gia đình khác trong buôn làng, chỉ có phụ nữ mới có quyền kế thừa nối dõi dòng họ Ở các tộc người mẫu hệ, họ cho rằng chỉ khi sinh con gái thì gia đình mới có thể phát triển, không có con gái thì phải xin nuôi để gia đình có người nối dõi
Hình ảnh: Người phụ nữ Êđê
Nhóm thành viên nam cùng dòng họ trong đại gia đình mẫu hệ có uy tín và địa vị khá lớn dù họ không phải là thành viên cố định Phụ nữ tuy là chủ nhà nhưng khi công việc gì lớn đều cần phải thông qua những người cậu, những người anh em trai của họ Việc mua các tài
sản lớn, quý giá sẽ do dăm dei lo liệu Khi có kiện cáo, phạt vạ thì dăm dei cũng là người lo liệu Còn nếu dăm dei bị phạt thì chị em gái họ phải gánh chịu bồi thường Tuy có nhiều quyền
Trang 8uy nhưng những thành viên nam không có quyền sở hữu và thừa kế tài sản Người đàn ông trong gia đình chỉ có tư trang cá nhân do chị em gái và mẹ dệt cho và khi đi lấy vợ ở dòng
khác được hưởng của hồi môn mà người Êđê gọi là “Wăng kgạ” gồm có khố, áo, cá nhân và
dụng cụ làm rẫy Thân phận của các chàng rể trong đại gia đình mẫu hệ là phải phục vụ nhà
vợ vô điều kiện suốt đời Tài sản nhà vợ chỉ được sử dụng khi còn vai trò là người chồng và không được mang về cho gia đình mình
Sau khi kết hôn, người đàn ông sẽ cư trú bên nhà vợ và trở thành người lao động chính
Họ được gọi là Pô rông, có nghĩa là người săn sóc, đây là cách gọi trân trọng, đề cao vai trò
và trách nhiệm của người chồng Trong trường hợp anh ta lười nhác hay đạo đức không tốt thì
sẽ bị trả về nhà và những chị em gái trong nhà sẽ phải chịu phạt về mặt kinh tế cũng như chịu trách nhiệm về những điều mà anh ta đã làm
* Chức năng
Quan hệ dòng họ của người Êđê rất đa dạng Những người phụ nữ được sinh ra cùng
một mẹ đều gọi con của mình và cả những đứa con của chị em gái mình là anak (con) Những người đàn ông cũng gọi con của anh em trai ruột là anak (con) Và tương tự vậy thì những đứa
con đều gọi mẹ và chị của mẹ mình là mẹ lớn, mẹ nhỏ Những người đàn ông sinh ra cùng
một mẹ đều được những đứa con của họ gọi bằng ama (bố) Qua quan hệ dòng họ của gia đình
mẫu hệ ta có thể thấy được hôn nhân là một hình thức liên kết chặt chẽ của việc liên minh dòng họ trong xã hội mẫu hệ, tạo cơ sở tạo nên mối gắn kết của các buôn trong xã hội truyền thống Qua đó, tính cộng đồng được thể hiện trong đời sống sinh hoạt, tạo nên tinh thần đoàn kết và trở thành một đặc trưng trong các nghi lễ truyền thống Êđê
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên ngày nay.
Cả gia đình sinh sống trong cùng một mái nhà nên tạo được sự gắn kết, che chở lẫn nhau trong một gia đình Tất cả những sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa tinh thần trong nhà dài đều xoay quanh trục xã hội mẫu hệ Thêm nữa, gia đình và dòng họ sẽ có mối quan hệ mật thiết, việc cưới xin của người trong gia đình sẽ là công việc chung của cả gia đình dòng họ
Vì thế mà hình thành những liên minh dòng họ này với dòng họ khác
Trang 9Như đã trình bày ở trên thì người phụ nữ trong chế độ gia đình mẫu hệ sẽ là người chủ động trong việc cưới chồng, sinh con mang họ mẹ Trong luật tục của người Êđê cũng hạn chế tình trạng ly dị Trên hết, người Êđê đề cao sự thủy chung, tinh thần tương thân tương ái trong gia đình lẫn dòng họ Người Êđê cho rằng vợ chồng sẽ không được bỏ nhau Trong trường hợp người chồng đang làm chủ buôn mà hai vợ chồng ly dị thì người chồng sẽ không được làm nữa mà phải trao lại cho người vợ Bên cạnh đó, sự tự do, thoải mái trong yêu đương của người Êđê cũng được thể hiện khi những đôi trai gái Êđê được tự do tìm hiểu nhau, luật tục Êđê cũng có nêu: “Trâu bò không ai ép thừng, trai gái không ai ép duyên Nếu hai người ưng
nhau muốn lấy nhau thì vòng cứ đặt trên chiếu, tự họ họ sẽ cầm lấy, không một ai cầm trao cho họ"[1]. Ở xã hội người Êđê, những đôi nam nữ được được tự do quan hệ trước hôn nhân
và trinh tiết không phải là điều dùng là thước đo phẩm hạnh của người con gái nơi đây Ở người Êđê, trai gái được tự do quan hệ tình dục trước hôn nhân, luật tục cũng thừa nhận vấn
đề trinh tiết không được xem là yếu tố quan trọng, là thước đo phẩm hạnh của người con gái Sống chung thủy, chế độ một vợ một chồng thể hiện được nét tiến bộ trong hôn nhân, tác động đến quan hệ vợ chồng một cách tích cực và bảo vệ lợi ích của người phụ nữ
Tiểu gia đình mẫu hệ cho thấy được sự tiến bộ hơn và là bước phát triển to lớn trong quan hệ gia đình ở các tộc người mẫu hệ Trường Sơn Tây Nguyên Trong tiểu gia đình mẫu
hệ, địa vị giữa vợ và chồng có phần bình đẳng hơn, đã kích thích khả năng lao động sáng tạo của từng cá nhân, tạo điều kiện tích lũy tài sản và phát triển kinh tế tư hữu Còn trong gia đình mẫu hệ do việc làm chung, hưởng thụ bình quân theo đầu người là nhân tố kìm hãm sản xuất phát triển, hạn chế năng suất lao động của từng cá nhân, không tạo ra vốn tích lũy cho gia đình
1.4 Sự biến đổi của chế độ gia đình mẫu hệ Êđê ở Tây Nguyên ngày nay
Hiện nay do tác động của những chuyển biến của kinh tế xã hội nên kết cấu và mối liên
hệ giữa các dòng họ có sự thay đổi Việc kết hợp giữa các chi xa nhau không còn khắt khe như trước, chỉ trừ trường hợp cùng huyết thống hoặc cùng một dòng bên mẹ Ngày nay với sự giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ, những người trẻ Êđê có cơ hội tiếp xúc với nhiều người hơn, từ đó những rào cản về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, đã được giảm xuống Dù
Trang 10nguyên tắc nội hôn tộc người vẫn còn đó nhưng khái niệm kết hôn tộc người không còn vững chắc trong truyền thống nữa
Khi tình hình xã hội có nhiều biến đổi thì đại gia đình mẫu hệ Êđê cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội, kinh tế Gia đình nhỏ mẫu hệ đã xuất hiện nhiều hơn những điều mà người Êđê vẫn luôn coi trọng trên hết đó chính là tình cảm và sự đoàn kết của gia đình, dòng họ Vì thế mà dù có biến đổi ra sao thì họ vẫn nêu cao tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng
Hình thức tiểu gia đình mẫu hệ cũng phát triển hơn, tạo nên sự bình đẳng trong địa vị giữa chồng và vợ Từ đó đã kích thích cho việc lao động sáng tạo của từng cá nhân, tạo điều kiện tích lũy tài sản và phát triển kinh tế tư hữu
Trong xã hội truyền thống, người Êđê chủ yếu duy trì nguyên tắc nội hôn tộc người, hiện nay trong quá trình cộng cư thì việc người Êđê kết hôn khác dân tộc ngày càng trở nên phổ biến Khi kết hôn khác dân tộc thì vai trò của nam và nữ có sự thay đổi theo hướng giống với các dân tộc theo chế độ phụ hệ, cả nam và nữ có quyền quyết định ngang nhau Nam giới Êđê trở thành người đại diện thay vợ quyết định và thực hiện những công việc liên quan đến gia đình, dòng họ Khác với sự tăng lên vai trò của nam giới Êđê thì ngược lại vai trò quyết định của phụ nữ Êđê có sự giảm đi, vai trò của hai vợ chồng cùng quyết định công việc gia đình tăng lên Sự thay đổi này có thể xuất phát từ nguyên nhân sâu xa của việc kết hôn khác dân tộc nên đã có sự giao thoa văn hóa Bên cạnh đó, nhận thức của người Êđê cũng thay đổi nên cũng có những biến đổi nhất định về vai trò giới trong đời sống
1.5 Tiểu kết
Trong chương này đã trình bày khái quát những vấn đề về cơ sở lý luận của đề tài bao gồm: hệ thống các khái niệm về chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên, nêu ra được những đặc điểm và chức năng của chế độ gia đình mẫu hệ, từ đó nhận thấy được những ưu và nhược điểm chung; những sự biến đổi của chế độ mẫu hệ ở Tây Nguyên ngày nay Có thể thấy, chế
độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong cuộc sống và ý thức của tộc người Tây Nguyên, lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa rất riêng và độc đáo, góp phần vào sự đa dạng, phong phú chung trong