1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp ngân hàng tmcp sài gòn hà nội phòng giao dịch cửa bắc

19 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Phòng Giao Dịch Cửa Bắc
Tác giả Trần Đức Mạnh
Người hướng dẫn ThS. Đặng Ngọc Biên
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Phòng giao dịch Cửa Bắc không chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản như gửi tiết kiệm, vay vốn, mở thẻ, mà còn là địa chỉ triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

-o0o -BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- HÀ NỘI,

PHÒNG GIAO DỊCH CỬA BẮC

Họ tên sinh viên : Trần Đức Mạnh

Mã sinh viên : 11202513 Lớp chuyên ngành : Ngân hàng 62A Giảng viên hướng dẫn : ThS Đặng Ngọc Biên

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quãng thời gian học tập và rèn luyện tại Viện Ngân hàng – Tài chính, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã được sự hướng dẫn tận tình từ phía thầy cô và nhận được sự truyền đạt của những kiến thức quan trọng và bổ ích Những kiến thức này không chỉ là căn cứ quan trọng cho quá trình thực tập

và sự nghiệp sau này mà còn là hành trang quý báu cho sự thành công của em trong tương lai Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô và ban giám hiệu nhà trường đã dành sự quan tâm và tận tâm trong việc giảng dạy và hỗ trợ chúng

em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành

và lòng biết ơn đặc biệt tới thầy Đặng Ngọc Biên, người đã dành thời gian quý báu để hướng dẫn và đưa ra những nhận xét quý giá, giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp một cách tốt nhất

Em xin kính chúc thầy cô luôn khoẻ mạnh, vui vẻ và đạt được nhiều thành tựu trong công tác giảng dạy Chúc cho NEU sẽ luôn là chỗ dựa vững chắc cho những thế hệ sinh viên kế cận trên bước đường học tập

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội hiểu rõ hơn về những kiến thức được học trên ghế nhà trường cũng như cách áp dụng chúng cho thực tế công việc Bên cạnh đó, sự giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình của các anh chị tại phòng khách hàng cá nhân đã giúp em học thêm được những bài học kinh nghiệm quý giá Đó chắc chắn sẽ là một phần hành trang quan trọng giúp em tự tin bước vào đời

Trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo thực tập này, bản thân em vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và tìm kiếm thông tin nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vì lẽ đó, em rất mong nhận được nhiều sự góp ý từ thầy cô để bài chuyên đề đạt kết quả tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2024

Sinh viên Trần Đức Mạnh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN……… 2

DANH MỤC VIẾT TẮT………4

DANH MỤC BẢNG,BIỂU, HÌNH VẼ……… 5

CHƯƠNG I: Tổng quan về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc ……….6

1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc ……….6

1.1.1.Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội………6

1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc ……… 7

1.2 Cơ cấu tổ chức………7

1.3 Cơ sở vật chất, công nghệ và trang thiết bị………9

CHƯƠNG II.Tình hình hoạt động của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc giai đoạn 2020 – 2022…………10

2.1 Lợi nhuận trước thuế……….10

2.2 Hoạt động huy động vốn………11

2.3 Tình hình sử dụng vốn ……….12

CHƯƠNG III Nhận định, đánh giá chung về ưu nhược điểm của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc.13 3.1 Nhận định chung……….13

3.1.1 Kết quả đạt được……….13

3.1.2 Hạn chế……….14

3.2 Nguyên nhân của các hạn chế……… 14

3.2.1 Nguyên nhân chủ quan ……… 14

3.2.2 Nguyên nhân khách quan………16

KẾT LUẬN………18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………19

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

phòng giao dịch Cửa Bắc

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Trang 5

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của SHB Cửa Bắc

Bảng 1.1: Lợi nhuận trước thuế của SHB Cửa Bắc giai đoạn 2020 – 2022

Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu cho vay, tổng số và tỷ trọng của từng loại

CHƯƠNG I :TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Trang 6

PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI, PHÒNG GIAO DỊCH CỬA BẮC.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, Phòng giao dịch Cửa Bắc.

1.1.1 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) có một lịch sử hình thành và phát triển đầy đặc sắc trong ngành ngân hàng Việt Nam Ban đầu, vào ngày 13 tháng 11 năm 1993, ngân hàng này được thành lập dưới tên Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái tại thành phố Cần Thơ Sau đó, vào năm 2006, với sự chuyển đổi mô hình từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, tổ chức đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài

Gòn-Hà Nội và dời trụ sở từ Cần Thơ đến Gòn-Hà Nội

Sự phát triển của SHB không chỉ dừng lại ở đó Vào tháng 8 năm 2012, ngân hàng đã thực hiện một bước đi quan trọng khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà

Hà Nội (HABUBANK), từ đó tăng cường vốn và mở rộng quy mô hoạt động Từ đó, SHB đã trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam Với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 và tổng tài sản lên đến 464.000 tỷ đồng, SHB không chỉ là một ngân hàng mà còn là một đối tác đáng tin cậy và một điểm đến lí tưởng cho các nhà đầu tư và khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp

Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển với tiêu chí hoạt động bền vững, an toàn

và hiệu quả, SHB đã gặt hái được nhiều thành tựu, để lại dấu ấn, vị thế lớn mạnh trong thị trường tài chính Việt Nam đồng thời vươn ra thị trị trường thế giới, đóng góp vào

sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế đất nước

SHB hiện có 10.269 CBNV, 569 điểm giao dịch trong và ngoài nước, phục vụ hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và kết nối tới 500 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục

Một vài thông tin cơ bản được cập nhật mới nhất về SHB:

 Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

 Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank

 Tên viết tắt: SHB

 Mã chứng khoán: SHB

 Loại hình: Ngân hàng Thương mại Cổ phần

 Mã số thuế: 1800278630

 Trụ sở chính: Số 77 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

 Hotline: *6688 hoặc 1800588856

 Website: https://www.shb.com.vn

Trang 7

 Email: info@shb.com.vn

1.1.2 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, phòng giao dịch Cửa Bắc.

Ngân hàng SHB ban đầu tập trung vào hoạt động kinh doanh ở miền Nam và miền Trung Sau nhiều năm phát triển, nhận thấy được tiềm năng của khu vực miền Bắc, SHB quyết định mở rộng mạng lưới chi nhánh từ đầu thập kỷ 2000 Tăng cường hiện diện tại khu vực thủ đô Hà Nội, một trung tâm tài chính lớn, là một phần quan trọng của chiến lược này Điều này đã được thể hiện thông qua việc mở thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại các vị trí chiến lược, trong đó có phòng giao dịch Cửa Bắc Ban đầu, phòng giao dịch Cửa Bắc được đặt tại số 28 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, sau này vào năm 2018 địa chỉ giao dịch được rời sang số 31 Cửa Bắc

Phòng giao dịch Cửa Bắc không chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản như gửi tiết kiệm, vay vốn, mở thẻ, mà còn là địa chỉ triển khai các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến như tín dụng, đầu tư, và bảo hiểm Với sự cam kết không ngừng nghỉ của toàn thể nhân viên và sự đầu tư vào công nghệ hiện đại, phòng giao dịch Cửa Bắc đã và đang không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Điều này đã giúp phòng giao dịch này trở thành một điểm đáng tin cậy cho người dân và doanh nghiệp trong khu vực, và đồng thời, là một phần quan trọng của mạng lưới chi nhánh rộng lớn của Ngân hàng SHB trên toàn quốc

1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của phòng giao dịch SHB Cửa Bắc bao gồm: Giám đốc phòng giao dịch và các phòng ban: Phòng kinh doanh, Phòng dịch vụ khách hàng

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của SHB Cửa Bắc

Trang 8

(Nguồn: Phòng giao dịch SHB Cửa Bắc)

Mỗi bộ phận này thường có các nhân viên chuyên môn và cán bộ quản lý riêng, và họ làm việc cùng nhau để đảm bảo hoạt động của Phòng Giao dịch Cửa Bắc được thực hiện một cách hiệu quả và chuyên nghiệp Trong đó:

Giám đốc phòng giao dịch sẽ quản lý tổng thể các hoạt động của phòng giao dịch sao cho đảm bảo thực hiện những mục tiêu đã đề ra đúng tiến độ nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định và chính sách của ngân hàng Ngoài ra, vị trí này cũng sẽ đưa ra những

đề xuất và triển khai các chiến lược nhằm tăng cường doanh số và chất lượng dịch vụ của phòng giao dịch

Phòng KHDN sẽ thực hiện các hoạt động tín dụng, bảo lãnh, phát hành thẻ, tài khoản dành cho KHDN, thanh toán quốc tế cho KHDN,… Ngoài ra chuyên viên quan hệ KHDN cũng hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với đó là xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài với các doanh nghiệp để cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện và hỗ trợ phát triển

Phòng KHCN sẽ thực hiện các hoạt động huy động vốn, tín dụng, hoạt động thẻ, tài khoản, sản phẩm đầu tư và các dịch vụ gia tăng liên quan đến KHCN Trong đó chủ yếu là hoạt động tín dụng và huy động Ngoài ra chuyên viên quan hệ KHCN cũng xây dựng mối quan hệ cá nhân với từng khách hàng nhằm hiểu rõ được nhu cầu và mục tiêu tài chính của họ từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp

Giám đốc phòng giao dịch

Phòng kinh

doanh

Phòng

KHDN KHCN Phòng

Phòng dịch

vụ khách hàng

Bộ phận giao dịch Bộ phận quỹ Kiểm soát viên

Trang 9

Phòng DVKH gồm 1 kiểm soát viên, Giao dịch viên, Bộ phận quỹ và lao động thuê ngoài( bảo vệ và nhân viên vệ sinh)

1.3 Cơ sở vật chất, công nghệ và trang thiết bị.

Có thể nói, phòng giao dịch phòng giao dịch Cửa Bắc là trung tâm của sự giao dịch tài chính và dịch vụ khách hàng của SHB tại khu vực Ba Đình, Hà Nội Vậy nên, để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và cung cấp dịch vụ chất lượng, cơ sở vật chất và công nghệ đóng vai trò vô cùng lớn Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là không gian vật lý của phòng giao dịch Với sự bố trí hợp lý của quầy giao dịch, khu vực chờ đợi

và các phòng làm việc, SHB Cửa Bắc đã tạo ra được một môi trường vừa thuận tiện cho khách hàng lại vừa có thể tăng hiệu suất làm việc của nhân viên SHB Cửa Bắc đảm bảo rằng không gian phòng giao dịch được thiết kế sao cho phản ánh sự chuyên nghiệp và tiện nghi, đồng thời đảm bảo được sự bảo mật và an toàn

Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ hiện đại trong phòng giao dịch là không thể phủ nhận SHB Cửa Bắc được trang bị hệ thống máy tính, phần mêm giao dịch và các thiết

bị điện tử như máy quét thẻ, máy scan, máy in hoá đơn nhằm tăng cường hiệu quả công việc và chất lượng dịch vụ Cùng với đó, SHB Cửa Bắc còn hỗ trợ đào tạo nhân viên sử dụng và tận dụng tối đa các công cụ nói trên từ đó họ có thể làm việc hiệu quả

và chuyên nghiệp trên các nền tảng công nghệ hiện đại mới

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

Trang 10

– HÀ NỘI, PHÒNG GIAO DỊCH CỬA BẮC GIAI ĐOẠN 2020 – 2022.

2.1 Lợi nhuận trước thuế

Bảng 1.1: Lợi nhuận trước thuế của SHB Cửa Bắc giai đoạn 2020 - 2022

Đơn vị: triệu đồng, %

Lợi nhuận trước

thuế

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý SHB Cửa Bắc

Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh Sự gia tăng lợi nhuận thường cho thấy hiệu quả của các hoạt động này, và ngược lại Từ bảng số liệu, có thể nhận thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của SHB Cửa Bắc trong giai đoạn 2020 – 2022 đã đạt mức tăng mạnh, đặc biệt là năm

2022 với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đạt 26,93% Mặc dù mức tăng trưởng cao nhưng không đồng đều, điều này có thể phần nào được giải thích bằng sự khó khăn về mặt kinh tế do đại dịch Covid 19 trong những năm 2020,2021

SHB Cửa Bắc đã ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận là 5,88% trong năm 2021, một mức tăng trưởng khá ổn định so với các phòng giao dịch khác trong hệ thống Ngân hàng SHB Lý do cho sự liên tục tăng trưởng lợi nhuận trong có thể là do việc thực hiện chính sách hoạt động từ chi nhánh SHB Thủ Đô, bao gồm triển khai quyết liệt các

dự án chiến lược, và ứng dụng thành công Ngân hàng số để tiếp cận mạnh mẽ đến khách hàng Sự thay đổi tích cực trong hình ảnh của SHB cũng đã góp phần vào việc này

Giải thích cho việc mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 cao hơn nhiều so với năm 2021 có thể là do niềm tin vào việc kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2022, dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng cao từ cả cá nhân, doanh nghiệp và các

tổ chức khác, nhằm phục hồi kinh doanh và sản xuất Do đó, thu lãi từ các hoạt động tín dụng cũng tăng mạnh trở lại

Trang 11

2.2 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn luôn là hoạt động được quan tâm hàng đầu tại mỗi NHTM, nó trực tiếp quyết định đến quy mô tín dụng và quy mô của các dịch vụ khác Mặt khác, hiệu quả

và chất lượng nguồn vốn huy động sẽ quyết định chi phí đầu vào và mức doanh lợi của Chi nhánh, điều này được thể hiện ở cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, phù hợp với

cơ cấu sử dụng vốn, tỷ trọng các loại nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn vốn giá rẻ và chi phí huy động thấp và nó quyết định giá đầu vào của Ngân hàng

SHB Cửa Bắc đã nhận thức được tầm quan trọng đó và luôn coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống, với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động, triển khai nhiều hình thức ưu đãi, áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, nguồn vốn huy động được của phòng giao dịch đã liên tục tăng trong 03 năm gần đây, thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.2: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền

Đơn vị ( triệu đồng)

Số dư Tỷ trọng

(%)

Số dư Tỷ trọng

(%)

Số dư Tỷ trọng

(%) Bằng VNĐ 322.630 80,08 425.314 82,69 538.333 84,61 Bằng ngoại tệ 80.268 19,92 89.033 17,31 97.950 15,39

(Nguồn báo cáo nội bộ năm 2020 – 2022 của SHB Cửa Bắc)

SHB không chỉ huy động vốn bằng nội tệ mà còn huy động vốn bằng ngoại tệ chủ yếu huy động tiền USD và EURO nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp nhưng huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm số lượng nhỏ so với tổng nguồn vốn (từ 15% – 20%) Phòng giao dịch vẫn đang tập trung nguồn lực cho huy động vốn nội tệ bởi tính ổn định và chiếm thị phần cao cũng nhưvị trí địa lý thì nguồn huy động này sẽ dễ huy động hơn cho ngân hàng Và nội tệ cũng là một nguồn vốn quan trọng cho các hoạt động cho vay trung và dài hạn

Qua bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động nội tệ chiếm tỷ trọng phần lớn qua các năm, bình quân khoảng 80-85% tổng nguồn vốn huy động Nguyên nhân là do lãi suất huy động ngoại tệ thường thấp hơn khá nhiều so với đồng nội tệ Từ năm 2021 đến năm 2022 có sự tăng trưởng mạnh về số lượng huy động vốn trong đó huy động

Trang 12

bằng VND từ 425 tỷ đồng lên 538 tỷ đồng.

2.3 Tình hình sử dụng vốn

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu cho vay, tổng số và tỷ trọng của từng loại

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ t trọng

Số tiền

Tỷ t trọng

Số tiền

Tỷ t trọng

Cho vay trung, dài hạn 62 38,04% 72 37,63% 80 33,06%

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của SHB Cửa Bắc năm 2020-2022)

Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay DNVVN của SHB Cửa Bắc chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn Năm 2022, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với đạt 164 tỷ đồng, chiếm 67% trong tỷ trọng nợ cho vay DNVVN Dư nợ và tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với DNVVN đều tăng qua các năm từ năm 2020-2022, SHB Cửa Bắc đang chú trọng các khoản cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động cho các DNVVN để đáp ứng nhu cầu của khách hàng , bên cạnh đó, số lượng các DNVVN có nhu cầu đầu tư các dự

án còn chưa nhiều nên cơ cầu kỳ hạn các khoản vay như vậy là tương đối hợp lý

CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VỀ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM

Ngày đăng: 12/08/2024, 14:27

w