1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam giai đoạn 2010 2021 và hàm ý chính sách cho việt nam

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tác giả cũng đưa ra một số đánh giá về tác động tích cựccủa FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, một số hạn chế và nguyên nhân.Nhìn chung, những bài nghiên cứu trên đã chỉ ra một số

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAIĐOẠN 2010-2021 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:ThS ĐÀM THỊ PHƯƠNG THẢO

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAIĐOẠN 2010-2021 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:ThS ĐÀM THỊ PHƯƠNG THẢOGIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN:

Hà Nội, Tháng 5 Năm 2023

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

doanh quốc tế đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tậpvà nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt em xingửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn - ThS Đàm Thị Phương Thảo đãtận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và định hướng quý báu cho em trong suốt quátrình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, dù đã có nhiều có gắng, song cũngkhó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đónggóp, phản hồi từ thầy cô để giúp bài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG 2

DANH MỤC HÌNH 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

4 Câu hỏi nghiên cứu 8

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Bố cục bài nghiên cứu 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.1.1 Khái niệm 10

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI 11

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn FDI 13

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tại Việt Nam 14

1.2.1 Các yếu tố bên trong 14

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài 16

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI 18

1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 18

1.3.2 Kinh nghiệm của Singapore 20

Trang 5

NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 24

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 24

2.2 Thực trạng FDI tại Việt Nam 26

2.2.1 Khái quát chung về tình hình FDI vào Việt Nam 26

2.2.2 Theo ngành và lĩnh vực đầu tư 29

2.2.3 Theo đối tác đầu tư 34

2.2.4 Theo vùng và địa phương đầu tư 37

2.3 Đánh giá chung về tình hình thu hút và sử dụng FDI cho phát triển kinh tế tạiViệt Nam 40

2.3.1 Những kết quả đạt được 40

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 55

2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC THU HÚT VÀ SỬDỤNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 72

3.1 Định hướng cho việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam 72

3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay 72

3.1.2 Định hướng thu hút FDI tới năm 2030 75

3.1.3 Mục tiêu thu hút FDI tới năm 2030 77

3.2 Hàm ý chính sách cho Việt Nam 78

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ASEAN The Association of SoutheastAsian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EVFTA EU-Vietnam Free TradeAgreement

Hiệp định thương mại tự do Liên minhchâu Âu-Việt Nam

FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địaTNCs Transnational corporations Công ty xuyên quốc giaWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2010-2021 29Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021) 31Bảng 2.3: Top 15 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có số vốn thực hiện cao nhất (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021) 36Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021) 39Bảng 2.5: Đóng góp của FDI trong GDP của cả nước, giai đoạn 2010-2021 43Bảng 2.6: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, phân theo khu vực kinh tế 44Bảng 2.7: Thu ngân sách nhà nước theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2021 (Đơn vị:tỷ đồng) 46Bảng 2.8: Tỷ trọng cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2021 47Bảng 2.9: FDI phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021) 48Bảng 2.10: Số lượng và tỷ trọng của lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giai đoạn 2010-2021 49Bảng 2.11: Cơ cấu lao động hàng năm phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-202151Bảng 2.12: Số DN và số lao động của khu vực FDI, giai đoạn 2010-2020 52Bảng 2.13: Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010-2021 (Đơn vị: Triệu USD) 56

Trang 8

giai đoạn 2010-2021 57Bảng 2.15: Cán cân thương mại của khu vực trong nước và khu vực FDI giai đoạn 2010-2021 (Đơn vị: Triệu USD) 64

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân trên 1 đơn vị lao động trong các DN, theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2020 (Đơn vị: triệu đồng/năm) 61Hình 2.2: Tỷ trọng của khu vực FDI trong kim ngạch xuất-nhập khẩu của cả nước giaiđoạn 2010-2021 (Đơn vị: %) 63Hình 2.3: Doanh thu thuần bình quân của một DN cả nước và một DN FDI giai đoạn 2010-2020 (Đơn vị: Tỷ đồng) 65Hình 2.4: Lợi nhuận trước thuế bình quân của một DN cả nước và một DN FDI giai đoạn 2010-2020 (Đơn vị: Tỷ đồng) 65

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chuyển đổi và hội nhập kinh tế, FDIcó vai trò đặc biệt quan trọng với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Nếu như năm2010, vốn đầu tư thực hiện tại Việt Nam chỉ khoảng 11 tỷ USD, thì tới năm 2019 đãđạt 20,38 tỷ USD Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam đã thu hút được khoảng 34500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 419 884,1triệu USD (Niên giám thống kê, 2021) Theo Trung tâm WTO và Hội nhập, tính đếnđầu năm 2022, đã có 141/204 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Các dựán FDI trải rộng khắp 63/63 địa phương và tỉnh thành trên cả nước, phân bổ vào19/21 ngành nghề sản xuất kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018) Có thểthấy, những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnhmẽ, đạt 31,15 tỷ USD năm 2020, tăng 9,2% so với năm 2019 (Cục Đầu tư nướcngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2019) Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mớiđược cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD,đưa Việt Nam vụt sáng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tưnước ngoài.

Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, FDI giúp bổ sung nguồn vốn chonền kinh tế, đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất, tăng nguồn thungân sách nhà nước, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, thay đổi cơ cấu lao động, Bên cạnh những thành tựu đạtđược, công tác thu hút và sử dụng vốn FDI vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế nhấtđịnh Một số hạn chế có thể kể đến như: hiệu quả đầu tư chưa cao, mất cân đốitrong phân bổ vốn FDI, quy mô vốn bình quân/dự án đầu tư nhỏ, khả năng tiếp cậncông nghệ chưa đạt mục tiêu đề ra, (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2017) Sự kiện đạidịch COVID-19 bùng phát đầu năm 2020 càng bộc lộ rõ những hạn chế trên, đặtViệt Nam đứng trước xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ của dòng vốn FDI trên phạmvi toàn cầu Đây vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với các quốc giamuốn thu hút dòng vốn FDI Câu hỏi của Việt Nam hiện giờ là phải làm sao vừa giữ

Trang 11

chân được nhà đầu tư hiện hữu, vừa thu hút thêm đầu tư mới, trong bối cảnh dòngvốn đầu tư toàn cầu phục hồi chậm.

Như vậy việc nghiên cứu thực trạng và tìm kiếm các giải pháp nhằm thu hút và sửdụng hiệu quả vốn FDI, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tớilà một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn Do đó, tác giả đã xem xét lựa

chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Namgiai đoạn 2010-2021 và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là chủ đề thu hút rất nhiều sự chú ý của cácnhà nghiên cứu, tác giả từ trước đến nay Những bài nghiên cứu trong chủ đề nàyngày càng có phạm vi nội hàm rộng, với sự gia tăng đáng kể cả về chất và lượng.Trong đó, một số nhóm nghiên cứu nổi bật liên quan đến chủ đề này có thể kể đếnbao gồm:

 Nghiên cứu về FDI vào một số ngành

Hà Văn Hội và cộng sự (2014) với đề tài nghiên cứu: “Thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài cho phát triển bền vững ngành dịch vụ Việt Nam” đã chỉ ra những tác độngtích cực và tiêu cực của quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI đối với cácngành du lịch, giáo dục, y tế Nhìn chung, vốn FDI vào các ngành này đã làm chocác phương thức quản lý, xây dựng trở nên hiện đại, phù hợp với xu thế; tuy nhiênlại thiếu bền vững, thiếu cân đối và chưa phong phú về nhiều mặt, ví dụ như đối táchay hình thức đầu tư, cơ cấu giữa các vùng hoặc nhiều dự án chưa được quy hoạchhợp lý dẫn đến hoạt động kém hiệu quả

Tạ Thị Vân (2020) với đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngànhdệt may Việt Nam” đã phân tích các đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam(bao gồm kim ngạch xuất khẩu 2015-2019 sang các thị trường, năng lực sản xuất, sốcơ sở sản xuất), thực trạng FDI vào dệt may Việt Nam trong khoảng 2010-2019 trêncơ sở, số dự án, hình thức đầu tư, địa phương đầu tư Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu hút FDI vào dệt may Việt Nam như pháp

Trang 12

luật chính sách, chất lượng lao động, khoa học công nghệ.

Nguyễn Ngọc Mỹ (2021) và Lê Thị Lan Anh (2020) cùng nghiên cứu về chủ đề“Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam”.Cả 2 đề tài cùng chỉ ra một số vấn đề cơ bản về FDI và FDI vào nông nghiệp ViệtNam, phân tích trên các phương diện là quy mô và tăng trưởng vốn, cơ cấu FDItrong nông nghiệp, tiếp đến là thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệcao ở Việt Nam Bên cạnh những thành quả đạt được, thì các hạn chế cũng được cáctác giả làm rõ Trong đó, Lê Thị Lan Anh chỉ ra rằng nguồn vốn vào lĩnh vực nàycòn ghi nhận những tồn tại như phân bố không đồng đều giữa các địa phương, cácđối tác, công tác quy hoạch rườm rà, phức tạp, thiếu hiệu quả, chất lượng nhân lựcyếu kém về số lượng và chất lượng, thiếu tính hội nhập quốc tế Còn Nguyễn NgọcMỹ nhấn mạnh nguồn vốn ở lĩnh vực này là vô cùng khiêm tốn, chiếm khoảng 18%FDI cho nông nghiệp trong khi đây là 1 lĩnh vực vốn đang có xu hướng giảm rõ rệt;chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển; ứng dụng công nghệ cao còn hạnchế và nguồn nhân lực đang dần chuyển sang các ngành, khu vực có tính đại trà,phổ biến

Các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, thu thập, tổng hợp dữliệu nhằm đưa ra những đánh giá, nhận xét về các chính sách cũng như thực trạngthu hút, sử dụng FDI vào các ngành này Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra rằngphần lớn những sự hạn chế trong hiệu quả sử dụng FDI đến từ sự thiếu cân đối,thiếu phong phú, dẫn đến việc nguồn vốn có sức lan tỏa kém, chưa tạo ra giá trị nộiđịa hóa cao Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của chúng ta vẫn còn nhiều thiếu sót, cơsở hạ tầng còn thiếu và yếu dẫn đến việc không thể hấp thụ nguồn vốn một cách tốtnhất.

Bên cạnh đó, còn có Nguyễn Bích Ngọc (2016) với chủ đề “Tác động từ FDI tớixuất khẩu ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam” Khác với 3 nghiên cứukể trên, tác giả sử dụng kiểm định với giả thuyết “Quy mô FDI vào ngành càng caothì xuất khẩu càng lớn” kết hợp với cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê các năm

Trang 13

2006-2013 về điều tra DN và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) các năm2006-2015 Tác giả chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam đang ngày càng đầu tư, chútrọng trong việc mời gọi và giữ chân các dự án công nghệ cao Bên cạnh đó, cácngành công nghệ cao của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào khối DN FDI, đặc biệtlà trong xuất khẩu.

 Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam

Nguyễn Thị Thúy (2019) với đề tài “Thu hút FDI vào Việt Nam trong thời đại cáchmạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức” đã chỉ ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởngtới thu hút FDI Trong đó, nhóm nhân tố vĩ mô bao gồm pháp luật chính sách, pháttriển kinh tế, nhân khẩu học-xã hội-văn hóa, khoa học công nghệ Nhóm nhân tố vimô gồm môi trường cạnh tranh, bản thân các nhà đầu tư Trên cơ sở đó, đưa ranhững đánh giá về thu hút FDI trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Việt Namnhìn chung là vẫn tiếp cận ở mức thấp, cạnh tranh công nghệ còn yếu, đổi mới kémvà sự xuất hiện của 4.0 buộc các DN Việt Nam tự động hóa sản xuất, giảm chi phívà tăng khả năng sản xuất.

Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Mơ (2014) nghiên cứu về “Thực trạng và đónggóp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam”đã khái quát bốn giai đoạn quan trọng của việc thu hút FDI tại Việt Nam gồm: giaiđoạn tìm hiểu thị trường (1991-1993), giai đoạn tăng trưởng (1994-1996), giai đoạnsuy thoái (1997-2003) và giai đoạn ổn định là từ năm 2004-nay Tác giả cũng đãđưa ra một số luận giải về nguồn vốn FDI theo lĩnh vực và đối tác đầu tư với số liệulũy kế đến hết năm 2013, và trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét và tác động củaFDI tới phát triển tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Thùy Dung và các cộng sự (2018) trong bài báo “Đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” FDI góp phần đổi mớitoàn diện nền kinh tế và đạt dấu mốc mới từ năm 1995 - khi Việt Nam chính thứcgia nhập ASEAN Vốn FDI tiếp tục gia tăng trong các năm 1996-2007 khi ta gianhập các tổ chức, diễn đàn như Hiệp định Thương mại Tự do với Mỹ, APEC,

Trang 14

WTO, Dòng vốn FDI nhìn chung ngày càng đóng góp tỷ trọng cao trong GDP vàlà nguồn vốn đầu tư quan trọng cho xã hội.

Nguyễn Thị Ngọc Anh (2017), “Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới” Tác giả đã chỉ ra một số nhân tố bêntrong và bên ngoài ảnh hưởng đến thu hút FDI ở Việt Nam, kết quả thu hút vốn đầutư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2015 theo các chỉ tiêu như: vốn đăng ký vàthực hiện, số dự án, FDI phân theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức đầu tư, đốitác đầu tư và theo vùng Tác giả cũng đưa ra một số đánh giá về tác động tích cựccủa FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, một số hạn chế và nguyên nhân.Nhìn chung, những bài nghiên cứu trên đã chỉ ra một số nội dung như:

- Một số nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI.

- Các ưu thế và hạn chế của Việt Nam trong việc thu hút FDI.

- Nêu ra một số thực trạng về vốn FDI vào Việt Nam trên cơ sở các tiêu chínhư nguồn vốn, đối tác, lĩnh vực, ngành, sau đó là một số tác động tíchcực và tiêu cực của việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam.

 Nghiên cứu về giải pháp cải thiện tình hình FDI

Đỗ Đức Bình (2013) nghiên cứu về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:Những bất cập về chính sách và giải pháp thúc đẩy” và Nguyễn Thị Thu Hương(2019) với đề tài “Thực trạng và các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam” cũng chung quan điểm khi cho rằng môi trường đầu tư tạiViệt Nam có những tồn tại Tuy nhiên, trong khi Đỗ Đức Bình phân tích khá chi tiếttheo quan điểm cá nhân về những thiếu sót của nhiều loại chính sách khác nhau nhưsự thiếu minh bạch, thiếu nghiêm minh của luật pháp; chính sách quy hoạch đầu tưcòn chưa hợp lý; chính sách thu hút và quản lý công nghệ thiếu hiệu quả; việc pháttriển các khu vực đặc thù như khu công nghiệp hay khu chế xuất còn nhiều tồn tại;chính sách tài chính có những hạn chế như chính sách thuế phức tạp, Còn NguyễnThị Thu Hương lại lấy dẫn chứng từ một nguồn tin cậy là bảng xếp hạng của WEFnăm 2018 và đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu dựa trên hiểu biết của mình để giải

Trang 15

thích cho những số liệu đó Các tác giả đã đề cập đến những giải pháp về chínhsách, phát triển hạ tầng, đảm bảo cân đối kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, áp dụngkhoa học công nghệ tích cực hơn và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quantrọng, là phát triển đội ngũ nhân lực có kỷ luật, tác phong làm việc là trước tiên vàsau đó cần nghiên cứu để mở thêm các ngành đào tạo mang tính thực tiễn, cần thiếtvới xu thế thời đại mới.

Lê Như Quỳnh (2022) với đề tài “Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài của Việt Nam đến năm 2030” đã phân tích khá toàn diện được các chính sáchthu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021 Tác giả cho rằng khung chínhsách của Việt Nam nhìn chung là có sự rõ ràng, dần hoàn thiện, đảm bảo những điềukiện và cam kết quốc tế nhưng còn nhiều hạn chế như mang nặng tính lý thuyết,chưa có tác động thực chất, việc phối hợp thực hiện là tương đối lỏng lẻo và thiếuđồng bộ, phân tán và chồng chéo Từ đó đề xuất các nhóm giải pháp gồm: hoànthiện chính sách liên quan đến tạo lập môi trường đầu tư (nâng cao nhận thức cáccấp ngành, hoàn thiện các văn bản luật pháp, giải quyết hợp lý các tranh chấp đầutư, nâng cao năng lực cán bộ và đơn giản hóa thủ tục hành chính), tăng sức hấp dẫnđầu tư (tăng tính minh bạch, rõ ràng cho các chính sách, học hỏi những điểm mới từnước ngoài, xác định rõ đối tượng ưu đãi, khuyến khích, duy trì tính ổn định của cácchính sách và xây dựng các nguyên tắc quản trị các ưu đãi đầu tư) và tăng hiệu quảxúc tiến đầu tư (chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, hoàn thiện hệthống các cơ quan xúc tiến nhằm tránh chồng chéo với nhau, đa dạng hóa các hìnhthức xúc tiến, tạo lập cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng minh bạch, cập nhật về tiến trìnhxúc tiến đầu tư cũng như xác định đúng đối tượng cần tập trung xúc tiến) Có thểthấy, nhóm giải pháp mà tác giả Lê Như Quỳnh đưa ra là có chiều sâu hơn, kế thừađược khá nhiều từ những nghiên cứu trước đây.

Ngoài những nghiên cứu thuộc ba nhóm nổi bật kể trên, cũng không thể không kểđến những nghiên cứu đã chỉ ra các vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam.Có thể kể đến Nguyễn Thị Mơ (2011) với đề tài “Tác động của thu hút FDI tớichuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” khi tác giả chỉ ra bên cạnh những tác

Trang 16

động to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, lao động, tạo ngành nghềmới cũng như đội ngũ lao động lành nghề kỹ thuật cao, còn có những hạn chế nhưvốn tập trung vào ngành dễ thu lợi nhuận, ít chú trọng công nghệ cao, giá trị giatăng thấp Trong khi đó, Phạm Thị Hương (2014) với đề tài “Phân tích vai trò củađầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn2000-2013” đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định vai trò của FDI tới tăngtrưởng kinh tế trước và sau khủng hoảng 2007-2008 Kết quả cho thấy, FDI và tăngtrưởng kinh tế có mối quan hệ thuận với nhau; vốn trong nước, lao động, trình độnguồn nhân lực là 3 yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất tới dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài.

Như vậy, có thể khẳng định rằng có khá nhiều bài nghiên cứu về các vấn đề liênquan đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và đều đã đưa ra những luận giảimang tính khoa học rất cao Điều này là dễ hiểu vì chủ đề này không phải là mộtchủ đề mới, nó đã luôn được các nhà nghiên cứu, tạo lập chính sách thể hiện sựquan tâm lớn Phần lớn các nghiên cứu được thực hiện sau đều có những điểm kếthừa và những điểm mới nhất định, đưa ra những gợi ý quan trọng và ngày càng sátvới thực tiễn cho các nhà chính sách để nâng cao hiệu quả đối với việc thu hút và sửdụng FDI Đối với việc thực hiện khóa luận này, tác giả nhận thấy hầu hết các bàinghiên cứu đều được thực hiện trước năm 2020, tức là trước thời kỳ bùng phát đạidịch COVID-19, và chính vì thế, một số đánh giá đã không còn chính xác trong thờiđiểm hiện nay Dù đại dịch cơ bản đã được kiểm soát, song những tác động mà nóđem tới sẽ còn những ảnh hưởng rất lâu dài, đặc biệt là việc gia tăng hợp tác giữacác quốc gia và đẩy mạnh phát triển cách mạng công nghiệp 4.0 Trong khi đó, mặcdù luận án của Lê Như Quỳnh được thực hiện vào năm 2022, song chủ yếu phântích những chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam và hiệu quả của các chính sáchấy, trong khi các chính sách thường là những thứ không có quá nhiều đổi thay.

Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thực hiện khóa luận “Thực trạng đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021 và hàm ý chính sách cho ViệtNam” là đề tài cần thiết sau khi nước ta cũng như cả thế giới vừa mới trải qua một

Trang 17

đại dịch đã gây ra nhiều đảo lộn về kinh tế-xã hội Đại dịch đã là thách thức lớn chotất cả mọi người, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta sống chậm lại và nhìn rõ, khắcphục những điểm yếu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống Tất nhiên là trong việcthu hút và sử dụng FDI cũng vậy, do đó, khóa luận ngoài việc kế thừa các bàinghiên cứu trước đây, sẽ đưa ra những luận giải, đánh giá và giải pháp mang tínhcập nhật hơn cho việc thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vào Việt Nam giai đoạn 2010-2021

- Mục tiêu cụ thể:

o Hệ thống hoá cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,gồm khái niệm, đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từđó hình thành nên khung nghiên cứu cho đề tài.

o Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng dòng vốn FDI của Việt Namtrong giai đoạn 2010-2021.

o Đánh giá những kết quả và hạn chế trong công tác thu hút và sử dụngnguồn vốn FDI vào Việt Nam

o Đưa ra định hướng và các hàm ý chính sách để cải thiện tình hình thuhút và sử dụng FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn

- Công tác thu hút và sử dụng dòng vốn FDI đã đạt được những kết quả nào?

Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó?

- Định hướng và hàm ý chính sách nào cho Việt Nam để tăng cường thu hút

FDI trong thời gian tới?

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Dòng vốn FDI tại Việt Nam

Trang 18

- Phạm vi nghiên cứu:

o Về không gian: Việt Nam

o Về thời gian: Giai đoạn 2010-2021

6 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: nội dung về khái niệm, đặc điểm, vaitrò, các tiêu chí đánh giá hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nhân tốảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam Đồng thời, đánhgiá ưu, nhược điểm của thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.Sử dụng phương pháp đối chiếu, đo lường định lượng: so sánh vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở các tiêu chí bao gồm: ngành và lĩnh vực nhậnđầu tư, đối tác đầu tư, địa phương nhận đầu tư.

Đảm bảo tính tin cậy của nghiên cứu định tính, các dữ liệu thứ cấp định tính đượclựa chọn dựa vào những nguồn tin tổng hợp chính thống, bao gồm có các số liệu từTổng cục Thống kê, Cục ĐTNN; các nghiên cứu được tìm hiểu và thống kê trênSciencedirect, ResearchGate, Google scholar, Springer, thư viện Đại học Quốc giaHà Nội.

7 Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm có 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt NamChương 3: Một số hàm ý chính sách trong việc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm

Theo OECD, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình đầu tư xuyên biêngiới trong đó một nhà đầu tư cư trú tại một nền kinh tế thiết lập lợi ích lâu dài vàmức độ ảnh hưởng đáng kể đối với một DN cư trú tại một nền kinh tế khác.

Theo UNCTAD định nghĩa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một khoản đầu tưliên quan đến một mối quan hệ lâu dài, phản ánh lợi ích lâu dài và quyền kiểm soátcủa một thực thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc DNmẹ) trong một DN cư trú tại một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tưtrực tiếp nước ngoài (DN FDI hoặc DN liên kết hoặc DN nước ngoài đơn vị liênkết).

Theo WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư có trụ sởtại một quốc gia (nước chủ đầu tư) mua một tài sản ở một quốc gia khác (nước thuhút đầu tư) với ý định quản lý tài sản đó Trong hầu hết các trường hợp, cả nhà đầutư và tài sản mà họ quản lý ở nước ngoài đều là các công ty kinh doanh, khi đó nhàđầu tư thường được gọi là "công ty mẹ" và tài sản là "công ty liên kết" hoặc "côngty con”.

Tương tự, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 1993) cho rằng: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâudài với một DN hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nướcchủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự DN”.

Tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đượcđịnh nghĩa là "Việc nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam bằng tiền, tài sản và thực hiệncác quyền và nghĩa vụ kinh tế khác tại Việt Nam, thông qua việc sở hữu hoàn toànhoặc một phần vốn góp của DN hoặc thông qua các hình thức khác như mua bán cổphần, sáp nhập, thâu tóm, đấu giá quyền sử dụng đất, hợp đồng tài trợ, hợp đồng

Trang 20

BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO và hình thức đầu tư khác theo quy định củapháp luật".

Nhìn chung, FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó nhà đầu tư của một nềnkinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản lớn vào một nền kinh tế khác để sở hữuhoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuậnhoặc các lợi ích kinh tế khác.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Góc độ của nhà đầu tư: Đối với các nhà đầu tư, FDI được coi là một cơ hội

để tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở các quốc giakhác nhau Nó cho phép các nhà đầu tư tiếp cận các thị trường mới, tăngdoanh thu và tăng cường khả năng cạnh tranh của họ trên toàn cầu.

 Góc độ của quốc gia đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được coi làmột cơ hội để các quốc gia đầu tư tăng cường năng lực sản xuất, nâng caochất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao trình độ kỹ thuật và phát triển cơsở hạ tầng Nó cũng có thể giúp quốc gia tăng trưởng kinh tế, tạo việc làmvà tăng thu nhập cho người dân.

 Góc độ của quốc gia đón nhận đầu tư: Đối với các quốc gia đón nhận đầutư, FDI có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cơ hội để tiếp cận côngnghệ tiên tiến, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực sảnxuất và xuất khẩu và cải thiện cơ sở hạ tầng.

 Góc độ của người lao động: Đầu tư trực tiếp nước ngoài cung cấp cơ hộiviệc làm và nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động Nó cũng có thểgiúp tăng lương và cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người laođộng ở quốc gia nhận đầu tư.

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI

Thứ nhất, Nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào nước nhận đầu tư với mục đích chính là

tìm kiếm lợi nhuận Chính vì vậy, các nước tiếp nhận đầu tư phải xây dựng chính

Trang 21

sách cũng như pháp luật đủ mạnh để hướng FDI phục vụ cho mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội của nước mình chứ không phải là chỉ tìm kiếm lợi nhuận cho nhàĐTNN.

Thứ hai, các chủ ĐTNN khi đầu tư vào nước nhận đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ

vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hay vốn pháp định theo quy định của từng nước đểgiành quyền kiểm soát Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn phápđịnh sẽ quy định quyền và lợi nhuận của các bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũngđược quyết định dựa trên tỷ lệ này.

Thứ ba, chủ ĐTNN tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh, tự chịu

trách nhiệm về lỗ lãi Họ được quyền tự lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô đầu tư,thị trường đầu tư, công nghệ sẽ sử dụng, do đó sẽ họ sẽ được lựa chọn để đưa ranhững quyết định lựa chọn tốt nhất cho họ.

Thứ tư, dựa vào kết quả kinh doanh của DN, thu nhập mà chủ DN thu được chính

là lợi nhuận, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.

Thứ năm, thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, nước tiếp

nhận đầu tư có cơ hội để tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệquản lý.

Thứ sáu, ít lệ thuộc vào quan hệ chính trị giữa các bên tham gia Tuy nhiên, các nhà

ĐTNN vẫn chịu chi phối của chính phủ và chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạtđộng sản xuất kinh doanh của họ Do đặc điểm này nên FDI ngày càng có vai tròquan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và nước tiếp nhậnđầu tư Cụ thể:

 Đối với các nước đầu tư: việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp tận dụnglợi thế sản xuất tại quốc gia tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp nước ngoài Mặt khác, thông qua việc đầu tư vào các quốc gia khác,các nhà đầu tư có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh hàng rào bảohộ và các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước.

Trang 22

 Đối với nước nhận đầu tư: FDI giúp nâng cao hiệu quả sử dụng sản xuất củanước tiếp nhận đầu tư thông qua 2 kênh là chuyển giao công nghệ và lợi íchlan tỏa đến các doanh nghiệp nội địa Đặc biệt đối với các nước đang và kémphát triển, việc mở cửa thu hút dòng vốn FDI giúp họ tiếp cận với các máymóc, thiết bị hiện đại, cũng như những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội tiếnbộ Từ đó nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước vàquốc tế, bắt kịp với phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, góp phầnhình thành dần đội ngũ nhân lực chất lượng cao Ngoài ra, sự chuyển dịchcủa dòng vốn FDI còn thu hút thêm nguồn nhân lực, tạo ra nhiều việc làm,góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của người lao động Đặc biệt, thông qua việcđánh thuế các doanh nghiệp nước ngoài, FDI còn có đóng góp đáng kể vàotăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác thu hút vốn FDI

Với vai trò quan trọng đó, việc đánh giá kết quả thu hút FDI là rất cần thiết để nắmbắt một cách toàn diện tình hình thu hút đầu tư, là cơ sở đưa ra những biện pháp tíchcực thu hút nguồn vốn này một cách hiệu quả hơn Nhìn chung, có năm chỉ tiêuchính để đánh giá kết quả thu hút FDI.

Một là, Số lượng các dự án FDI Nếu số dự án đầu tư lớn thì chứng tỏ quốc gia đã

có các hoạt động thu hút FDI hiệu quả Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần gắnchỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác như quy mô vốn đầu tư, tốc độ thu hút vốn hay cơcấu của vốn đầu tư,

Hai là, Quy mô vốn FDI Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng vốn FDI đã thu hút được

trong một khoảng thời gian nhất định Quy mô vốn FDI càng lớn nghĩa là hoạt độngthu hút đầu tư càng đạt kết quả cao.

Ba là, Số vốn bình quân của một dự án FDI Đây là chỉ tiêu cho biết quy mô bình

quân của mỗi dự án Nếu số vốn bình quân của một dự án FDI thấp thì có thể khẳngđịnh các dự án chủ yếu là nhỏ lẻ, với công nghệ lạc hậu và đem lại hiệu quả kinh tếxã hội không cao

Trang 23

Bốn là, Tốc độ thu hút FDI Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn FDI tăng hay

giảm và tăng, giảm nhanh hay chậm, là cơ sở so sánh kết quả thu hút FDI giữa cácthời kỳ

Năm là, Cơ cấu FDI Chỉ tiêu này được phân thành nhiều loại như: Cơ cấu FDI theo

lĩnh vực đầu tư; theo vùng, địa phương đầu tư; theo đối tác đầu tư; theo hình thứcđầu tư Cụ thể,

 Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư: Biểu hiện sự phân bố FDI trongcác ngành, theo lĩnh vực có tuân theo quy hoạch phát triển ngành củaquốc gia tiếp nhận đầu tư hay không và tác động như thế nào đến cơ cấukinh tế của quốc gia đó

 Cơ cấu FDI theo vùng, lãnh thổ: Cho biết sự phân bố FDI theo khônggian, qua đó cho thấy tác động của FDI đối với sự phát triển của các đơnvị hành chính cơ sở

 Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư: Cho biết quốc tịch của nhà đầu tư, phảnánh mối quan tâm cũng như đóng góp của các nhóm nhà đầu tư từ nhiềuquốc gia và vùng lãnh thổ đối với ngành, lĩnh vực đầu tư của nước nhậnđầu tư

 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư: Cho thấy xu hướng vận động, pháttriển của các hình thức đầu tư, là cơ sở để các quốc gia định hướng vàkhuyến khích phát triển các hình thức đầu tư phù hợp với từng giai đoạnvà điều kiện cụ thể.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tại Việt Nam1.2.1 Các yếu tố bên trong

Dưới đây là nhóm các yếu tố có thể tăng khả năng sinh lời hoặc rủi ro của các nhàđầu tư.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm,

khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số Việt Nam được đánh giá là một quốc gia cólợi thế cạnh tranh lớn với vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương quốc tế Nằm trên

Trang 24

bán đảo Đông Dương, khi vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương Đồngthời, Việt Nam còn có đường biên giới trên đất liền dài 4.550km tiếp giáp với TrungQuốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây và phía Đông tiếp giáp với biểnĐông Về điều kiện tự nhiên, Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyển với khíhậu nhiệt đới gió mùa ẩm với nhiều thuận lợi trong phát triển ngành nông-lâm-ngưnghiệp

Chính trị: đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của Chính phủ đối

với các nhà đầu tư có thể được thực hiện Đồng thời, ổn định chính trị là nền tảng đểduy trì sự ổn định về tình hình kinh tế-xã hội, từ đó giảm thiểu tính rủi ro của hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốnđầu tư vào thị trường có nền kinh tế bị khủng khoảng hoặc đang chứa đựng nhiềutiềm năng bùng phát khủng khoảng Với Việt Nam, sự ổn định của tình hình chínhtrị là một trong những sức hút để hấp dẫn nhà ĐTNN Theo bảng xếp hạng Chỉ sốHòa bình Toàn cầu năm 2022, Việt Nam xếp thứ 44/163 quốc gia và vùng lãnh thổ,tăng 6 bậc so với năm 2021 Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 3, chỉ sauSingapore và Malaysia.

Pháp lý, cơ chế, chính sách: bao gồm một hệ thống đầy đủ các chính sách, quy

định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng chéo với nhau và cóhiệu lực trong thực hiện Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách trên có ảnhhưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà Báo cáo mức độ thông thoángcủa môi trường kinh doanh được Word Bank công bố hàng năm nhằm xếp hạng cácquốc gia gồm các tiêu chí như: Mức độ khó khăn trong các thủ tục thành lập DN,xin giấy phép xây dựng, đăng ký sở hữu, thủ tục thuế, tín dụng, các chính sách bảovệ nhà đầu tư, Trong báo cáo năm 2020, Việt Nam xếp thứ 132 trong tổng số 213quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, tăng 1,2 điểm so với năm 2019 Mặc dù ViệtNam không ngừng cải thiện môi trường chính sách, luật pháp về ĐTNN nhưng hiệuquả vẫn còn thấp

Môi trường cạnh tranh: là yếu tố đảm bảo, duy trì tính năng động và hiệu quả của

Trang 25

nền kinh tế Một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch trong luậtpháp với nhà ĐTNN sẽ tăng tiềm năng thu hút đầu tư của nước chủ nhà Đồng thời,mức độ cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực càng thấp sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư hơn.Cụ thể, họ sẽ thường có xu hướng đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có tiềmnăng nhưng chưa có những đối thủ cạnh tranh lớn tới từ DN nội địa của nước chủnhà hay DN nước ngoài khác hoạt động cùng lĩnh vực.

Môi trường công nghệ: bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn lực lao động, các chính sách

khoa học công nghệ, tiềm lực nghiên cứu, Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nguồnnhân lực công nghệ có trình độ và kỹ năng, chính sách khuyến khích phát triển côngnghệ, sẽ giúp cho nước chủ nhà thu hút được nguồn vốn FDI dồi dào trong lĩnhvực công nghệ cao Nguồn FDI trong lĩnh vực này mạng lại giá trị cao hơn đáng kểso với những lĩnh vực như: sản xuất, gia công, lắp ráp,

1.2.2 Các yếu tố bên ngoài

Toàn cầu hóa: là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên

giới quốc gia và khu vực, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Đốivới các nước đang phát triển, toàn cầu hóa giúp chuyển giao công nghệ mới thôngqua việc tiếp nhận dòng vốn FDI, từ đó đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinhtế quốc gia Đồng thời, giúp họ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế,giúp hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao Mặtkhác, toàn cầu hóa cũng đem đến sự cạnh tranh giữa các nước trong việc thu hútvốn ĐTNN Nhiều nước đã ban hành luật đầu tư, sửa đổi hoặc giảm bớt các quyđịnh, rào cản đối với ĐTNN theo hướng thông thoáng hơn.

Liên kết kinh tế khu vực: việc hình thành các khối thị trường chung như EU,

ASEAN, NAFTA, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN di chuyển địađiểm sản xuất, thúc đẩy lưu chuyển dòng vốn FDI Do tất cả các nước trong khốiđều là một thị trường nên việc xóa bỏ các rào cản của thị trường mỗi quốc gia đãgiúp giảm bớt các chi phí liên quan đến sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ Đồng thời, việc xóa bỏ các rào cản của các quốc gia thành việc còn giảm

Trang 26

bớt được các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh cho nhà đầu tư, từ đó, thúc đẩy dòngvốn đầu tư giữa các nước

Sự tăng trưởng của TNCs: biểu hiện ở số lượng các công ty mẹ và chi nhánh trên

phạm vi toàn cầu Phần lớn các hoạt động ĐTNN được thực hiện bởi TNCs nên tốcđộ tăng trưởng của TNCs sẽ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốnFDI vào Việt Nam TNCs khi tiến hành đầu tư sẽ tạo lập công ty con, chi nhánh tạicác nước chủ nhà, kéo theo sự phát triển của các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ Nhưvậy, TNCs không chỉ giúp hiện đại hóa một ngành kinh tế mà còn đem đến lợi thếcanh tranh cho quốc gia, nâng cao sự cạnh tranh và thúc đẩy các DN nội địa pháttriển.

Môi trường nước đầu tư: bao gồm các chính sách kinh tế vĩ mô có tác động lớn

đến đầu tư ra nước ngoài như: chính sách tài chính - tiền tệ, xuất nhập khẩu và quảnlý ngoại hối Trong đó, sự thay đổi các chính sách tài chính - tiền tệ từ thực hiệnchinh sách thắt chặt tiền tệ sang nới lỏng hay ngược lại hoặc hỗn hợp sẽ tác độngmạnh đến lãi suất thực tế, từ đó làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của cácnhà đầu tư Đồng thời, việc thay đổi chính sách tài chính - tiền tệ còn ảnh hưởngtrực tiếp đến lạm phát, qua đó tác động gián tiếp làm giảm đầu tư ra nước ngoài.Khi lạm phát cao sẽ làm cho đồng tiền nội địa bị mất giá và khi đó cùng một đơn vịtiền tệ của bản địa sẽ mua được ít hơn các dịch vụ đầu tư ở nước ngoài

Các chính sách xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài ở chỗ: Cácưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định thương mại song phương và đaphương của nước đầu tư sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa của công ty ở nước này thâmnhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng Vì thế động lực đầu tư ra nước ngoài đểvượt qua các rào cản thương mại bị giảm xuống Đối với nhập khẩu cũng vậy, nếunước đầu tư giảm các rào cản nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhất là từ cácnước đang phát triển thì sẽ thúc đẩy các công ty của họ dầu tư ra nước ngoài để khaithác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm kiếm các nguồn nguyênliệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ, sau đó nhập khẩu hàng thành phẩm về nước.

Trang 27

Các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt quản lý ngoại hối ở nước đầu tư cũng có tácđộng mạnh đối với đầu tư ra nước ngoài Nếu nới lỏng quản ý ngoại hối theo hướngtự do hóa thị trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nướcngoài Ngược lại họ phải tuân thủ các quy chế giới hạn chuyển vốn ra khỏi quốc gia.Thực tế cho thấy, việc xóa bỏ các quy định quản lý ngoại hối của Nhật Bản năm1983, Hà Lan năm 1988, đã thúc đẩy mạnh mẽ dòng vốn đầu tư ra nước ngoài củacác nước này.

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Năm 2020, Trung Quốc được xếp hạng là nước thu hút nguồn vốn FDI lớn thứ haithế giới, chỉ sau Hoa Kỳ Đây cũng là nước nhận được dòng vốn FDI lớn nhất ởchâu Á Theo Báo cáo đầu tư thế giới 2022 của UNCTAD, dòng vốn FDI vào TrungQuốc đã tăng 5,74% vào năm 2020, lên 149,34 tỷ USD Nếu như năm 2019, vốnFDI vào nước này chỉ đạt 141,22 tỷ USD thì đến năm 2021, con số này đã đạt180,95 tỷ USD Vốn FDI theo lũy kế đến năm 2021 đạt 2 064 tỷ USD, tăng trưởngtheo cấp số nhân so với năm 2010 khi vốn FDI là 587 tỷ USD Trong đó, ghi nhậnlĩnh vực dịch vụ dẫn đầu tăng trưởng, chiếm hơn 70% dòng vốn; FDI tăng nhanhđặc biệt trong các ngành liên quan đến công nghệ

Có thể thấy, số vốn đăng ký và vốn đầu tư thực hiện của Trung Quốc có xu hướnggia tăng đáng kể qua các năm, quy mô dự án ngày càng lớn và phù hợp với mục tiêuhiện đại hóa của đất nước Từ đó chứng minh tính hiệu quả trong thu hút vốn FDIcủa quốc gia này Để đạt được những kết quả trên, Trung Quốc đã trải qua hơn 40năm thu hút, sử dụng vốn FDI và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá.

Thứ nhất, Trung Quốc luôn coi trọng xây dựng chính sách thu hút FDI, tích cực sửa

đổi, bổ sung pháp luật liên quan nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.Trong giai đoạn 1979 - 1986, Trung Quốc đã ban hành ba luật cơ bản liên quan đếnFDI gồm: Luật Liên doanh cổ phần giữa nhà ĐTNN với Trung Quốc; Luật Liêndoanh hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà ĐTNN và Trung Quốc; Luật DN100% vốn nước ngoài Để việc thực thi luật đồng bộ và hiệu quả hơn, vào tháng

Trang 28

4/1986, Trung Quốc đã thống nhất ba luật trên thành luật đầu tư chung, hay LuậtCác DN sử dụng vốn FDI Sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung, ngày 15/3/2019, Hộinghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII đã thông qua LuậtĐTNN của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc Ngày 1/1/2020, Luật ĐTNN cóhiệu lực, trở thành quy phạm cơ bản trong đối ngoại mở cửa, bảo vệ lợi ích hợppháp, thu hút, thúc đẩy và bảo vệ ĐTNN của Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc luôn tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Từ

năm 2013, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thí điểm các khu mậu dịch tự do, thựchiện quy tắc quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tạomôi trường đầu tư bình đẳng giữa DN trong và ngoài nước Về thủ tục, Trung Quốcnỗ lực trong công tác minh bạch hóa các giấy phép, thủ tục hành chính ở các lĩnhvực đầu tư khác nhau, nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực, tham ô, thamnhũng của một bộ phận cán bộ, công chức Một cải cách lớn khác là cho phép cácnhà ĐTNN chuyển lợi nhuận ra khỏi Trung Quốc Đây là nỗ lực lớn của Chính phủnhằm cải thiện hình ảnh môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của nhà ĐTNN đối vớithị trường Trung Quốc Theo Ngân hàng Thế giới (WB), xếp hạng môi trường kinhdoanh của Trung Quốc đã tăng 15 bậc, từ vị trí thứ 46 (năm 2018) lên 31 (năm2019).

Thứ ba, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ về tiêu chuẩn môi

trường, thủ tục pháp lý đối với hoạt động thu hút vốn ĐTNN nhằm thu hút nguồnvốn FDI sạch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Mặc dù Trung Quốc không cótiêu chuẩn môi trường riêng cho ĐTNN, nhưng các nhà đầu tư FDI phải tuân theoluật và quy định về môi trường của Trung Quốc Một số chính sách và thủ tục hànhchính giúp quản lý và giám sát FDI liên quan đến bảo vệ môi trường như các quyđịnh về Hướng dẫn ĐTNN đã đặt ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với cácdự án ĐTNN Hay một số văn bản khác như: Thông tư về quản lý dự án xây dựngcó vốn ĐTNN ban hành năm 1992; quy định về việc thăm dò tài nguyên dầu khíngoài khơi với sự hợp tác của các DN nước ngoài; thực hiện Quy chế liên doanh;xây dựng và vận hành dự án trong Phần III của Mẫu đơn đăng ký thành lập DN có

Trang 29

vốn ĐTNN tại Trung Quốc, Các quy định và văn bản trên đã khuyến khích đầu tưvào công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế ĐTNN vào khai thác tài nguyênkhoáng sản quý hiếm hay các dự án gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe conngười, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này

Thứ tư, trước sự bùng phát của dịch COVID-19, Chính phủ Trung Quốc đã có

những biện pháp ứng phó nhanh nhằm kiềm chế dịch bệnh, nỗ lực khôi phục nănglực sản xuất của các nhà máy, qua đó tạo nền tảng vững chắc cho ĐTNN Chính phủTrung Quốc đã nhanh chóng tìm cách nối lại các hoạt động của nền kinh tế về dàihạn Ngay từ tháng 3/2020, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bắt đầu tham vấn vềviệc sửa đổi và mở rộng danh sách các ngành công nghiệp đủ điều kiện ĐTNN vàbắt đầu thiết lập các chính sách để tích cực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư dài hạn vàổn định Đến tháng 4/2020, Thượng Hải đã công bố 24 đề xuất để khuyến khíchFDI, thông qua một loạt các cải cách được thiết kế để tạo ra một môi trường kinhdoanh thuận lợi Nhiều dự án do nước ngoài đầu tư đã được triển khai thông quaviệc ký kết hợp đồng trực tuyến tại Thượng Hải và các tỉnh Quảng Châu, Giang Tôvà Giang Tây Bên cạnh đó, chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đã đưara các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính và giảm tiền thuê đất cho tất cả các DN,bao gồm cả DN có vốn ĐTNN.

Với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, Trung Quốc đã nhận được dòng vốnFDI chảy vào 7 dự án lớn: (i) nâng cấp nhà máy Thẩm Dương của BMW (ii) Dâychuyền lắp ráp mới của Airbus ở Thiên Tân (iii) Liên doanh giữa Linde và công tycon của Sinopec để sản xuất khí công nghiệp ở Ninh Ba (iv) Liên doanh củaVolkswagen với JAC sản xuất xe điện (v) 4 dự án mới của Robert Bosch ở TrùngKhánh, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông (vi) Trung tâm nghiên cứu thứ hai củaShell hợp tác với Đại học Thanh Hoa (vi) Dây chuyền lắp ráp máy bay trực thăngcủa Airbus ở Thanh Đảo.

1.3.2 Kinh nghiệm của Singapore

Trong thập kỷ qua, Singapore luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia thu hút dòng vốn

Trang 30

FDI hàng đầu thế giới Mặc dù là một nước nhỏ với ít tài nguyên thiên nhiên, đồngthời trong bối cảnh khủng hoảng về kinh tế, chính trị trên thế giới, Singapore vẫnthu hút được nhiều nguồn vốn FDI với quy mô lớn nhờ vào những chính sách đầutư như sau:

Thứ nhất, Singapore đã tạo dựng một môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho

các nhà ĐTNN thông qua hệ thống luật pháp minh bạch và công bằng Kế thừa hệthống pháp luật từ Anh và phát triển thành bản sắc riêng, hệ thống luật pháp củaSingapore đến nay được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và nhất quán Hệ thống luậtthương mại của Singapore nổi tiếng với sự công bằng, trở thành lựa chọn làm nơigiải quyết tranh chấp, đặc biệt là hòa giải và trọng tài ở khu vực Đông Nam Á.Ngoài ra, viên chức nhà nước được trả lương cao để làm việc nhằm tránh tệ nạntham nhũng, nếu vi phạm bị xử phạt rất nghiêm cả hành chính và hình sự.

Hệ thống thuế là điểm mạnh của Singapore bởi sự đơn giản và thân thiện với nhàđầu tư Mức thuế DN cao nhất ở Singapore chỉ ở mức 17%, áp dụng cho cả DN nộiđịa và DN nước ngoài Chính phủ nước này cũng có nhiều ưu đãi về thuế cho cáccông ty khởi nghiệp, đặc biệt là về lĩnh vực nghiên cứu và phátt triển (R&D), pháttriển công nghệ và đổi mới sáng tạo Bên cạnh đó, Singapore đã ký kết Hiệp địnhTránh đánh thuế hai lần (DTAAs) với hơn 80 quốc gia trên thế giới, qua đó gópphần quan trọng giảm gánh thuế cho DN nước ngoài.

Thứ hai, Chính phủ coi trọng công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong

thu hút FDI, đặc biệt là vốn FDI có công nghệ cao Singapore là quốc gia ít dân vớidân số chỉ khoảng 6 triệu người (tính đến tháng 12/2022), do đó ngoài việc tăngcường công tác bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động trong nước, Singapore luônquan tâm đến việc thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài.Chính sách đầu tiên “Kết nối Singapore” được ban hành vào năm 1997 Đến năm1998, Ủy ban tuyển dụng người tài của Singapore (STAR) được thành lập với mụctiêu thu hút người tài đến Singapore làm việc Tiếp đó, Chương trình nhân lực thếkỷ XXI và Chương trình nhân lực quốc tế của Hội đồng Phát triển kinh tế được ra

Trang 31

đời Ngoài ra, chính phủ Singapore còn có nhiều nỗ lực trong việc thu hút nhân tàiđến lưu trú lâu dài thông qua các đề án ưu đãi về nhà ở và chính sách tiền lươngthỏa đáng Họ xem trọng tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục,do đó lượng du học sinh đến Singapore khá lớn và đây cũng là một trong nhữngtrung tâm đào tạo uy tín của thế giới.

Thứ ba, Chính phủ Singapore chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư,

đặc biệt là giao thông đường biển và đường hàng không Về cảng biển, cảngSingapore hiện nay là một trong những cảng tấp nập nhất trên thế giới về mặt trọnglượng tàu hàng xử lý khi trung chuyển 1/5 lượng hàng vận chuyển bằng containertrên thế giới Năm 2020, cảng Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nămthứ tám liên tiếp theo Chỉ số Phát triển Trung tâm Hàng hải Quốc tế Tân Hoa Xã -Baltic với vị thế là trung tâm hàng hải số một thế giới trong tổng số 43 trung tâmhàng hải đã được đánh giá Ngoài ra, Chính phủ nước này đang cho xây dựng siêucảng biển Tuas - cảng container tự động lớn nhất thế giới sẽ đi vào vận hành vàonăm 2040.

Về hàng không, Singapore hiện có hai sân bay được sử dụng cho mục đích thươngmại là Sân bay Quốc tế Singapore Changgin và Sân bay Seletar Trong đó, Sân bayquốc tế Changgin là trung tâm vận chuyển và trung chuyển hàng không lớn và làcửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng 5 năm liêntiếp từ 2013 đến 2017, sân bay Changgin đã được Tổ chức Skytrax vinh danh là sânbay tốt nhất thế giới Bên cạnh đó, Singapore đã tận dụng được triệt để lợi thế về vịtrí địa lý chiến lược của quốc gia (nằm ở tuyến đường giao thông trọng điểm củakhu vực; địa hình nhiều đảo, vũng, vịnh) để đầu tư phát triển hệ thống bến bãi, kholưu hàng đạt chất lượng cấp quốc tế.

Thứ tư, Singapore đã xác định rõ các ngành, lĩnh vực quan trọng cần được ưu tiên

đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế từng giai đoạn Nhìn chung, quanđiểm của quốc gia này là mở cửa đón FDI trong tất cả các lĩnh vực nhằm tận dụngvốn công nghệ của đối tác đầu tư, tuy nhiên vẫn có những ưu đãi dành cho các dự

Trang 32

án tập trung vào các ngành nghề trọng điểm Trong giai đoạn đầu khi nền kinh tếcòn chưa phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, Singapore tập trung thu hút nguồn vốnFDI vào các ngành hướng về xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cânthương mại; tăng cường thu hút vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động nhưdệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông, Bên cạnh đó, Chínhphủ cũng chú trọng tới các ngành có hàm lượng công nghệ cao để phát triển lâu dài.

Thứ năm, Cùng với sự phát triển nhanh của công nghiệp điện tử và một số công

nghệ tiên tiến khác, Singapore hướng đến thu hút FDI vào các ngành như chế tạo,sản xuất máy vi tính, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghiệp lọc dầu vàkỹ thuật khai thác mỏ Đồng thời, thu hút FDI của Singapore luôn gắn liền vớichính sách khoa học công nghệ Thông qua ĐTNN, Chính phủ đi từ tiếp thu, tậndụng kỹ thuật công nghệ đến cải tiến, làm chủ, sáng tạo ra công nghệ mới cho riêngmình Trong giai đoạn sau, nhằm khai thác ưu thế về vị trí địa lý và để phù hợp vớitrình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra mộthệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

Trong hơn một thập niên từ 2010-2021, Việt Nam đã có nhiều chuyển biến quantrọng về mặt kinh tế và xã hội.

Về kinh tế, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức khoảng 7% mỗi năm, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanhnhất khu vực Đông Nam Á (theo Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế-xã hội năm 2020 và 5 năm 2021-2025; dự kiến kế hoạch năm 2021 vàphương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025 của Chính phủ) Trong giai đoạn này,Việt Nam đã thực hiện các chính sách cải cách và mở cửa kinh tế, đẩy mạnh đầu tưvào các lĩnh vực hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch Đồng thời, kýkết các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều đối tác kinh tế quan trọng, đặc biệt làCPTPP và EVFTA Nhờ các hiệp định thương mại và chính sách hỗ trợ, Việt Namđã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ cácquốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore (Trần Thị Bích Tuyền và cộng sự,2021)

6-Trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ với sự gia tăng đángkể của ngành công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực đóng góp lớn vào xuấtkhẩu như dệt may, da giày và thiết bị điện tử Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận sựchuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tập trung vào các ngànhsản xuất chính như điện tử, ô tô, may mặc, Trong giai đoạn 2010-2020, xuất khẩucủa Việt Nam đã tăng gấp đôi, đạt khoảng 313 tỷ USD, giúp đóng góp lớn vào tăngtrưởng GDP và nền kinh tế quốc gia (Niên giám thống kê, 2021)

Ngoài ra, ĐTNN vào Việt Nam cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này, chủ yếu tậptrung vào các ngành như sản xuất, điện tử, vật liệu xây dựng và dịch vụ Đây là dấuhiệu tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và cho thấy sự quan tâmcủa các nhà đầu tư đến tiềm năng của đất nước Giai đoạn này, chính phủ Việt Nam

Trang 34

đã triển khai nhiều chính sách cải cách thuế và tài chính nhằm tăng cường thu nhậpvà giảm chi phí cho DN Có thể kể đến như: Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15ngày 19/10/2021 quy định về giảm thuế thu nhập DN, giảm thuế giá trị gia tăng,miễn tiền nộp chậm, hỗ trợ nhóm đối tượng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanhtrước tình hình căng thẳng của đại dịch COVID-19

Trong lĩnh vực xã hội, Việt Nam đã có nhiều cải cách trong giáo dục, y tế và pháttriển cộng đồng Chính phủ đã đầu tư mạnh vào giáo dục và đào tạo, cải cáchchương trình giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường cơ hội tiếp cậngiáo dục đối với các nhóm dân tộc thiểu số và nghèo Điển hình có thể kể đến dựán “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế” (Dự ánHPET) với sự hỗ trợ của World Bank và các đối tác phát triển khác như EU và Cơquan phát triển quốc tế Mỹ đã giúp sinh viên y khoa và cán bộ y tế có những trảinghiệp học tập chuyển đổi, từ đó tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho hệ thốngy khoa Việt Nam Hay trong giai đoạn 2010-2020 thực hiện phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ em 5 tuổi, số trẻ được đến trường tăng 1,5 triệu em so với thập kỷ trước.Theo báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển công bằng ởĐông Á - Thái Bình Dương” năm 2018 của World Bank,Việt Nam xếp đứng thứ 10hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu trên thế giới

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức Trong giai đoạn này, cácvấn đề như tham nhũng, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng nợ công và tăng trưởngkhông cân đối giữa các khu vực vẫn còn tồn tại Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đãgây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội của Việt Nam Tuy nhiên, chính phủ và cáctổ chức trong cả nước đã đưa ra nhiều biện pháp để ứng phó với đại dịch, như giãncách xã hội, phong tỏa, tiêm vắc-xin và hỗ trợ kinh tế cho các DN và người dân bịảnh hưởng Nỗ lực này đã giúp Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì tốc độtăng trưởng kinh tế đáng kể.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức trong lĩnh vực đổimới công nghệ và khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế số Chính phủ đã đưa

Trang 35

ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghệthông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực khởi nghiệp và triển khai 5G Tuy nhiên, ViệtNam cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranhtrong bối cảnh thị trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2021, Việt Nam đã có nhiều thành tựu quan trọngtrong phát triển kinh tế và xã hội Tuy nhiên, đất nước còn đối mặt với nhiều tháchthức và cần tiếp tục đưa ra những chính sách và biện pháp phù hợp để đạt được mụctiêu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

2.2 Thực trạng FDI tại Việt Nam

2.2.1 Khái quát chung về tình hình FDI vào Việt Nam

Có thể nói, vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vô cùng quantrọng trong khoảng thời gian từ khi Đổi mới đến nay, tức khoảng hơn 30 năm.Nguồn vốn này tạo ra nhiều điều kiện, là cầu nối để Việt Nam ngày càng phát triểnmọi mặt trong kinh tế-xã hội và tạo ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các quốc giatrên khắp thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để đạt được thành tựu này, có thể nói cột mốc đáng chú ý đầu tiên là việc xây dựngLuật ĐTNN ở nước ta vào năm 1987 Nhìn chung, Luật được đánh giá là bao gồmnhiều loại chính sách, khuôn khổ ưu đãi và thông thoáng, giúp Việt Nam trở thànhmột trong những địa điểm thu hút FDI hấp dẫn trong khu vực Ngoài ra, do “sinhsau đẻ muộn”, Luật ĐTNN tại Việt Nam học hỏi được những cái hay từ nước khácvà một trong số đó là việc, thay vì chỉ từ từ mở cửa, yêu cầu các nhà ĐTNN khôngnắm giữ quá 49% như ở Thái Lan hay Indonesia, thì Việt Nam có sự chấp nhận hếtmức, cho phép ngay loại hình 100% vốn nước ngoài mà không có bất cứ cản trởnào, thay vào đó lại chỉ giới hạn mức tối thiểu là 30%, tạo ra sức hút đối với các nhàĐTNN.

Có thể nói, khu vực FDI ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong sự pháttriển, công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam Các DN, dự án đầu tư cơ bản là cóđóng góp tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao chất

Trang 36

lượng nhân lực, nâng cao mặt bằng chất lượng công nghệ và kinh nghiệm, tổ chứcquản lý.

Bảng 2.1: Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2010-2021

Nguồn: Niên giám thống kê 2021

Với những biến động lớn, những cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn trước năm2010, số vốn FDI vào Việt Nam đã từng có thời điểm giảm sút rõ rệt Song đến năm2011-2012, với sự phục hồi dần dần của kinh tế-xã hội trên toàn thế giới, nguồn vốnFDI không những được củng cố, phục hồi mà còn ghi nhận chuyển dịch vào cácnước đang phát triển, bởi các quốc gia này nhìn chung là ít chịu ảnh hưởng hơn.Trên cơ sở đó, FDI vào Việt Nam đã có những động thái tích cực Năm 2012, ViệtNam đã thu hút được 16.348 triệu USD vốn đăng kí, tăng 4.7% so với năm 2011,đạt chỉ tiêu đề ra, chấm dứt chuỗi 3 năm liên tiếp giảm số vốn FDI đăng kí vào Việt

Trang 37

Nam giai đoạn trước đó Song nhìn chung, giai đọan 2013-2016, tình hình thu hútvốn FDI vào Việt Nam đã dần ổn định, gần như có sự tăng trưởng qua các năm.Sự đóng góp của khu vực FDI cho phát triển kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, ngàycàng năng động và là một cấu thành quan trọng của các DN trên lãnh thổ cả nước.Tính đến hết năm 2019, mặc dù số lượng DN FDI chỉ chiếm 2,8% tổng số DN củacả nước nhưng lại chiếm đến 18,1% vốn sản xuất kinh doanh; 22,39% tài sản cốđịnh và đầu tư dài hạn; 28,9% doanh thu thuần; 45,62% lợi nhuận trước thuế và13,66% đóng góp vào ngân sách Nhà nước Khu vực FDI đem đến cho ta cơ hội đểxuất khẩu, tạo ra thặng dư thương mại với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phải kểđến các nước thuộc EU Trong đó, 5 nước có kim ngạch thương mại với Việt Namdẫn đầu là Đức, Pháp, Anh, Hà Lan và Italy, năm 2016 thì 5 quốc gia này tổng cộnglại chiếm khoảng 70% giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các nước Châu Âu Khu vực FDI cũng góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động Năm 2010 tạođược trên 1,7 triệu việc làm và đến năm 2021 tạo được gần 4,6 triệu việc làm, gấp2,7 lần so với năm 2011.Khu vực này có nhiều cách khác nhau để đóng góp cho mặtbằng chung của nhân lực Việt Nam, phát triển con người như đào tạo tại chỗ, đàotạo thông qua đối tác thứ ba (tận dụng các mối quan hệ dồi dào) hay đưa đến các địađiểm nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệm… Trong đó, một số lao động có trìnhđộ phát triển rất tốt với giàu vốn hiểu biết về khoa học, công nghệ, kỹ thuật quytrinh để rồi đảm nhận được các vị trí quản lý cấp cao, thay thế các chuyên gia nướcngoài Có thể nói, nhờ có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Việt Nam đã phát triển hếtsức mạnh mẽ trong khoảng thời gian qua, khẳng định vị thế là một điểm đến năngđộng, sáng tạo, thu hút chú ý của quốc tế, và đây chính là minh chứng rõ nét để thểhiện tầm quan trọng của FDI trong việc đổi mới toàn diện kinh tế-xã hội Việt Nam.Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến tất cảcác hoạt động sản xuất kinh doanh, số vốn FDI mới của năm 2020 có sự giảm sútđáng kể Cụ thể, so với năm 2019, số dự án giảm 35,2% và giảm 20,3% về số vốnđăng ký Tuy nhiên, sang năm 2021, dù số dự án cấp phép mới tiếp tục ghi nhận sự

Trang 38

giảm sút (1818 dự án vào năm 2021 so với 2610 dự án của năm 2020), tổng vốnđăng ký lại có dấu hiệu phục hồi khả quan, tăng từ 31.045,3 triệu USD năm 2020lên thành 38.854,3 triệu USD năm 2021, tương đương mức tổng vốn đầu tư củanăm 2019 Hiệu quả thực hiện mới FDI của năm 2021 là tương đối cao so với mặtbằng các năm khác, với tổng số vốn thực hiện là 19.740 triệu USD tương đươnghiệu quả thực hiện 50,8%

Với sự phát triển của công nghệ số, hoạt động của khu vực FDI có sự gia tăng đángkể cả về số lượng và chất lượng Sau khi hiệu quả thực hiện FDI chạm đáy vào năm2008 ở mức là 16,03% do những ảnh hưởng tiêu cực đến từ nền kinh tế toàn cầu,tiến độ giải ngân vốn trong giai đoạn 2013-2019 có sự ổn định rõ rệt, đạt trên 50%.COVID-19 khiến giá trị dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm khoảng 8 tỷUSD (so với năm 2019), nhưng cũng là cơ hội để giúp chúng ta thực hiện giải ngântốt hơn và trên thực tế, tiến độ giải ngân vốn FDI mới tại Việt Nam đạt mức 64,35%vào năm 2020, một con số cao kỷ lục Về chất lượng, ngày càng có nhiều dự áncông nghệ cao, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo Chúngta có điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa, cải thiện mọi mặt của đờisống xã hội.

2.2.2 Theo ngành và lĩnh vực đầu tư

Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành kinhtế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021)

đăng ký/ dựán Số dự án Tỷ trọng

Số tiền(triệuUSD)

Tỷ trọng(%)Nông

nghiệp, lâmnghiệp và

thủy sản

Khaikhoáng

Trang 39

Công nghiệpchế biến,

chế tạo

Sản xuất vàphân phối

điện, khíđốt, nướcnóng, hơi

nướcvà điều hòa

không khí

Cung cấpnước; hoạtđộng quảnlý và xử lýrác thải,nước thải

Bán buôn vàbán lẻ; sửa

chữa ô tô,mô tô, xe

máyvà xe cóđộng cơ

Vận tải, khobãi

Dịch vụ lưutrú và ăn

Trang 40

tài chính,ngân hàngvà bảo hiểm

Hoạt độngkinh doanhbất động sản

Hoạt độngchuyên môn,

khoa học vàcông nghệ

Hoạt độnghành chínhvà dịch vụ

Nghệ thuật,vui chơi và

Nguồn: Niên giám thống kê 2021

Qua bảng số liệu trên, DN FDI hoạt động trên hầu hết các ngành kinh tế, với tổng sốdự án là 34.479 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 419.884,1 triệu USD, trong đóngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều nhất số DN, vốn và lao động.Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chếbiến chế tạo lớn nhất đến hơn 248 tỷ USD (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm2021), chiếm tỷ trọng 59,2%, lớn hơn rất nhiều so với đại đa số các lĩnh vực khác,cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề khác còn là rất thấp.

Ngày đăng: 12/08/2024, 09:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w