1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tác động của công nghệ thông tin truyền thông tới sản xuất nông nghiệp tại 63 tỉnh thành việt nam giai đoạn 2010 2021

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Công Nghệ Thông Tin Truyền Thông Tới Sản Xuất Nông Nghiệp Tại 63 Tỉnh Thành Việt Nam Giai Đoạn 2010-2021
Tác giả Lê Bảo Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thuý Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Hiện tại, các nghiên cứu trong nước có tìm hiểu về tác động và vai trò của CNTT-TT với nền kinh tế Việt Nam hoặc ứng dụng CNCNTT-TT-CNTT-TT vào nông nghiệp để đổi mới, trong khi đó tác đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-*** -

ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI 63 TỈNH THÀNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2021

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thuý Quỳnh Sinh viên thực hiện : Lê Bảo Linh

Mã sinh viên : 1818820037 Lớp : PPH102(HK1-2324)1.1

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

2.1 Đối tượng nghiên cứu 1

2.2 Phạm vi nghiên cứu 1

2.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2

3.1 Các nghiên cứu đi trước 2

3.2 Phân tích và đề xuất khoảng trống nghiên cứu 4

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 4

4.1 Phương pháp nghiên cứu 4

4.2 Dữ liệu 5

5 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 5

6 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 6

7 CÁC NGUỒN LỰC DỰ KIẾN 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 3

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 4

1

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) bao gồm các dịch vụ, thiết bị, ứng dụng và mạng (World Bank, 2021) Sự lan tỏa và ứng dụng rộng rãi của mạng viễn thông, Internet, di động, sự phát triển của các công nghệ mới như Internet vạn vật (Internet of Things – IOT), điện toán đám mây, khoa học dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đều thể hiện sức ảnh hưởng của CNTT-TT tới các hoạt động kinh tế (Đặng Thị Việt Đức, 2019) Dưới thời đại kỹ thuật số, CNTT-TT đã phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực Đối với nông nghiệp, CNTT-TT có thể giúp cung cấp thông tin quan trọng, dự báo thời tiết, giám sát cây trồng, Trong bối cảnh nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, sự sụt giảm nguồn lao động và khả năng cạnh tranh (Trần Đức Viên, 2020), việc áp dụng CNTT-TT trong nông nghiệp đang ngày càng nhận được sự quan tâm và chú trọng

Tại Việt Nam, nông nghiệp đóng tác động vô cùng quan trọng đối với kinh tế, xã hội Trong năm 2020, tác động tiêu cực của đại dịch Covid - 19 khiến nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn phát triển, đảm bảo ổn định an ninh lương thực trong nước và duy trì xuất khẩu nông sản Những kết quả này rất quan trọng, xét trong bối cảnh khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP (Tổng cục thống kê, 2019) Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tồn tại những thách thức và điểm yếu nghiêm trọng cần khắc phục và giải quyết

Hiện tại, các nghiên cứu trong nước có tìm hiểu về tác động và vai trò của

CNTT-TT với nền kinh tế Việt Nam hoặc ứng dụng CNCNTT-TT-CNTT-TT vào nông nghiệp để đổi mới, trong khi đó tác động của CNTT-TT đối với sản xuất nông nghiệp tại 63 tỉnh thành thì chưa được nghiên cứu rộng rãi Chính vì thế, nghiên cứu nhận thấy tính cấp thiết trong việc cần phải có một nghiên cứu với dữ liệu của 63 tỉnh thành Việt Nam để đánh giá tác động của CNTT-TT đối với sản xuất nông nghiệp

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Tập chung nghiên cứu tác động của CNTT-TT trong sản xuất nông nghiệp

2.2 Phạm vi nghiên cứu:

: tác động của CNTT-TT trong sản xuất nông nghiệp tại 63 tỉnh thành Việt Nam

Trang 5

2

: tác động của CNTT-TT trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2022

2.3 Mục tiêu nghiên cứu

: Nghiên cứu đánh giá tác động của CNTT-TT trong sản xuất nông nghiệp để từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho những nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam nhằm phát triển nông nghiệp hiệu quả

:

1 Việc áp dụng CNTT-TT có gây tác động với ngành nông nghiệp tại Việt Nam không? Tiêu cực hay tích cực?

2 Nếu có, những tác động đó là gì? Được thể hiện qua những khía cạnh nào?

3 CNTT-TT tác động trực tiếp lên sản xuất nông nghiệp như thế nào?

4 Nhận biết được những tác động trên chính phủ Việt Nam hay chính quyền địa phương cần có những chính sách như thế nào để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất?

3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.1 Các nghiên cứu đi trước

Monchi Lioa, Meng - Chun Liu (2006) tiến hành ước tính hàm sản xuất nông nghiệp, dựa trên dữ liệu giai đoạn 1995–2000 của 81 quốc gia để đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa việc áp dụng CNTT-TT và năng suất nông nghiệp Kết quả cho thấy rằng CNTT có tác động tích cực đáng kể đến năng suất nông nghiệp, mức độ áp dụng CNTT ở các nước phát triển hơn cao hơn nhiều so với các nước kém phát triển đồng thời lợi nhuận thu được từ CNTT trong sản xuất nông nghiệp cũng cao hơn khoảng hai lần Nghiên cứu trên đã cung cấp cơ sở vững chắc để xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu này

Chavula, H K (2014) áp dụng mô hình Antle (1983) và mô hình Cobb - Douglas cùng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (FGLS) để phân tích dữ liệu bảng giai đoạn 2000 - 2011 tại 34 quốc gia châu Phi và kết quả cho thấy CNTT đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản xuất nông nghiệp, mặc dù điện thoại di động có tác động không đáng kể trong khi đường dây điện thoại chính vẫn đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nông nghiệp bất chấp sự phổ biến rộng rãi của công nghệ di động Kết quả cũng cho thấy một số đặc điểm kinh tế xã hội nhất định như trình độ học vấn và kỹ năng

Trang 6

3

cao hơn là điều kiện tiên quyết để cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhờ áp dụng

và sử dụng công nghệ mới

Svenfelt và Zapico (2016) đã chỉ ra CNTT có thể cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên của ngành nông nghiệp và năng suất của hệ thống thực phẩm thông qua nghiên cứu các giải pháp CNTT có khả năng nâng cao tính bền vững trong hệ thống thực phẩm Bằng cách đọc và phân tích tài liệu khoa học cũng như các nghiên cứu đi trước, tác giả nhận định định giải pháp CNTT được phân loại theo bốn mục đích chính của phương pháp tiếp cận Một số nghiên cứu khác của Berti và Mulligan (2015); Thöni và Tjoa (2017) cũng có kết quả thực nghiệm như trên Tuy nhiên, các nghiên cứu đều chưa xem xét tới khía cạnh CNTT có thể hỗ trợ hoặc gây ra cản trở như thế nào tới những sự phát triển đó

Singh, V., Sankhwar, S., & Pandey, D (2015) cũng khẳng định CNTT-TT đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thông tin khả thi, đồng thời rất hữu ích trong việc đưa ra, trao đổi và tổ chức dữ liệu, thông tin, dữ liệu hữu ích cho hệ thống thông tin ứng dụng trong nông nghiệp Thông qua tổng hợp, phân tích và chọn lọc thông tin, nghiên cứu đã đề xuất một khuôn khổ để giải quyết vấn đề nông nghiệp mà nông dân phải đối mặt một cách có hệ thống Mặc dù vậy, nghiên cứu chưa đưa ra những bằng chứng thực tế hay những số liệu cụ thể để xác thực các kết quả nghiên cứu hay sự hiệu quả của khuôn khổ đề xuất Đây cũng chính là động lực để bài nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu tại 63 tỉnh thành để đưa ra các hàm ý chính sách thuyết phục Oyelami, L O., Sofoluwe, N A., & Ajeigbe, O M (2022) sử dụng phương pháp tiếp cận độ trễ phân phối tự hồi quy (ARDL) phân tích dữ liệu bảng được thu thập trong khoảng thời gian 1995–2017 tại 39 quốc gia SSA Hai mô hình được chỉ định sử dụng giá trị gia tăng nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp tính theo phần trăm trong tổng xuất khẩu hàng hóa làm biến phụ thuộc Mô hình sử dụng sản lượng nông nghiệp đầu ra

là biến phụ thuộc và các biến độc lập chính bao gồm thuê bao điện thoại di động và cá nhân sử dụng internet Nghiên cứu cũng đưa ra các biến kiểm soát quan trọng như chỉ

số sản xuất chăn nuôi và chỉ số sản xuất cây trồng Kết quả ước tính cung cấp bằng chứng đáng kể cho thấy cơ sở hạ tầng CNTT có tác động tích cực đến hoạt động của ngành nông nghiệp trong dài hạn Tuy nhiên, không có bằng chứng nào để duy trì vị thế này trong ngắn hạn, chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng CNTT có thể không tự động cải thiện sản lượng nông nghiệp

Trang 7

Discover more

from:

PPH102

Document continues below

phương pháp

nghiên cứu…

Trường Đại học…

549 documents

Go to course

ĐỀ LIVE 1605 -ăgjawjguoawghljhaeg phương

pháp… 100% (3)

5

PHƯƠNG PHÁP Nghiên CỨU KINH T… phương

pháp… 100% (3)

42

ĐỀ XUẤT PPNC CUỐI

KỲ - Siêu chi tiết và… phương

pháp… 100% (2)

11

Trắc nghiệm PPNC phương

pháp… 100% (2)

28

Mentor A+ Logic học phương

pháp… 100% (2)

4

Trang 8

4

Cuối cùng, CNTT cũng cần thiết cho quá trình chế biến, phân phối và tiêu dùng thực phẩm CNTT liên quan đến việc vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm nông nghiệp (Harris và cộng sự, 2015; Thöni và Tjoa, 2017); làm giảm số lượng người trung gian và

do đó góp phần giảm chi phí giao dịch (Berti và Mulligan, 2015; Sylvester, 2015; Conway, 2016) CNTT-TT cũng rất cần thiết trong việc giảm sự bất cân xứng thông tin trong chuỗi sản xuất và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm ( Wognum và cộng sự, 2011; Kaloxylos, 2013; Caputo và cộng sự, 2018)

3.2 Phân tích và đề xuất khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên việc phân tích, dễ dàng nhận thấy sự đa dạng về phương pháp (định tính

và định lượng) và đối tượng nghiên cứu (Châu Phi, 81 quốc gia, ) xuất hiện trong các nghiên cứu đi trước Đồng thời, hàm sản xuất Cobb-Douglas cũng được sử dụng để ước lượng các hàm sản xuất nông nghiệp từ các nghiên cứu xuất hiện từ lâu (Lio, M., & Liu, M.-C, 2006) tới các nghiên cứu mới gần đây (Oyelami, L.O, Sofoluwe, N.A & Ajeigbe, 2022) Điều đó chứng tỏ hàm sản xuất này vẫn phù hợp với bối cảnh hiện tại, vì vậy nó cũng được sử dụng bài nghiên cứu này để ước lượng hàm sản xuất Ngoài hàm sản xuất Cobb-Douglas, mô hình STIRPAT do Dietz và Rosa (1994) đề xuất cũng xuất hiện trong nghiên cứu của Domguia và cộng sự (2022), tuy nhiên mô hình này phù hợp phân tích

cả tác động trực tiếp và gián tiếp của CNTT-TT tới sản xuất thông qua các kênh bên ngoài nên chưa đúng với mục đích tập chung vào tác động trực tiếp của nghiên cứu này Các nghiên cứu về tác động của CNTT-TT tới sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam chưa được triển khai rộng rãi trong khi Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong xuất khẩu gạo cũng như đang có những bước tiến quan trọng trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Ngoài ra, số liệu trong các nghiên cứu đa số đều chưa có tính mới, tính cập nhật, đa số đều triển khai trong giai đoạn 1990s tới 2010, rất ít nghiên cứu trong giai đoạn 2010 tới 2021

Thừa kế lý thuyết đi trước và khắc phục những khoảng trống còn tồn tại, bài nghiên cứu đi sâu phân tích tác động trực tiếp của CNTT-TT tới sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021 để đưa ra những khuyến nghị, đề xuất phù hợp nhất

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:

Phương Pháp Học Tập và NCKH phương pháp… 100% (1)

21

Trang 9

5

thông tin từ các nguồn có sẵn như sách, báo, mạng internet, để chọn ra các biến phù hợp có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp

dụng nhằm rà soát các tài liệu, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới các nhân tố của lĩnh vực CNTT-TT Phần số liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê, phần thông tin được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học và nhà kinh tế

đi trước, các số liệu trên tạp chí khoa học hay trên mạng Internet, các video của những người có chuyên môn về kinh tế học,

● phân tích kết quả sử dụng phần mềm định lượng Stata, lựa chọn

mô hình phù hợp và tiến hành kiểm định và khắc phục khuyết tật nếu có

Kết quả dự kiến của nghiên cứu này là đo lường và ước lượng được mức độ ảnh hưởng của CNTT-TT đến sản lượng nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới và các yếu tố khi đưa vào mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê Từ đó đưa đến các khuyến nghị, giải pháp để tận dụng CNTT-TT một cách hiệu quả trong nông nghiệp

4.2 Dữ liệu

Theo dự kiến, bài nghiên cứu sẽ sử dụng dạng số liệu thứ cấp dạng bảng của 63 tỉnh thành tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 thu thập từ Tổng cục Thống kê nhằm đảm bảo độ tin cậy Sau khi thu thập đầy đủ, dữ liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào hồi quy để đảm bảo cho ra kết quả chính xác nhất

5 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

1 Lời mở đầu

2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu về CNTT-TT và sản xuất nông nghiệp

2.1 Tổng quan về CNTT-TT

2.2 Tổng quan về sản xuất nông nghiệp

Trang 10

6

2.3 Tổng quan nghiên cứu tác động của CNTT-TT tới sản xuất nông nghiệp

3 Thực trạng của CNTT-TT và sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn

2010 - 2021

3.1 Thực trạng CNTT-TT

3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp

4 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

4.1 Mô hình nghiên cứu

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

4.3 Dữ liệu nghiên cứu

5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

5.1 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình

5.2 Khắc phục khuyết tật mô hình

5.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

6 Một số đề xuất, khuyến nghị

6.1 Đối với chính phủ

6.2 Đối với chính quyền địa phương

6.3 Đối với bản thân người lao động

6 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

thực hiện

1 Mục tiêu

và vấn đề

nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu chính của dự án

nghiên cứu

28/9/2023

- 2/10/2023

2 Đặt câu hỏi nghiên cứu và xác định phạm vi nghiên cứu 3/10/2023 -

5/10/2023

Trang 11

7

3 Tìm hiểu

tài liệu

Tiến hành nghiên cứu và phân tích các nguồn tài liệu có

liên quan đã được công bố trước đó Đánh giá sự đóng

góp, tính mới của dự án nghiên cứu và xem xét điểm khác

biệt so với các công trình đã có

6/10/2023

- 11/10/2023

4 Phương

pháp

Xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp cho dự án

Quyết định phương pháp thu thập dữ liệu Thiết kế quy

trình thu thập dữ liệu

9/10/2023

- 11/10/2023

5 Đề xuất

nghiên cứu

Hoàn thành đề xuất nghiên cứu theo đúng hướng dẫn của

giáo viên

12/10/2023

- 14/10/2023

6 Lý thuyết Hoàn thiện chương 1 dựa theo sườn bài trong đề xuất

nghiên cứu và nhận xét của GVHD

15/10/2023

- 16/10/2023

7

Thu thập

và xử lý

dữ liệu

Tiến hành thu thập dữ liệu theo phương pháp đã chọn và

đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu thu

được Xử lý dữ liệu để chuẩn bị cho quá trình phân tích

17/10/2023

- 19/10/2023

8 Phân tích

kết quả Xử lý và phân tích dữ liệu thu thập được

20/10/2023

- 23/10/2023

9

Viết phân

tích và báo

cáo

Tổ chức và viết báo cáo nghiên cứu: bao gồm tóm tắt,

mục lục, lý thuyết nền tảng, phương pháp, kết quả và kết

luận Đảm bảo rằng báo cáo tuân thủ các quy tắc về định

dạng, ngữ pháp và chính tả

24/10/2023

- 26/10/2023

10

Kiểm tra

và hoàn

thiện

Kiểm tra lại báo cáo nghiên cứu và chỉnh sửa để cải thiện

tính logic, sự mạch lạc và khả năng truyền đạt thông tin

26/10/2023

- 27/10/2023

11 Nộp bài In và nộp bài nghiên cứu cho GVHD 28/10/2023

Bảng 1: Kế hoạch triển khai

Trang 12

8

7 CÁC NGUỒN LỰC DỰ KIẾN

● Tài chính: Chi phí truy cập internet, chi phí in ấn

● Trang thiết bị: Laptop đã cài đặt phần mềm Word, Excel, Stata, SPSS

● Tiếp cận phương pháp: Học hỏi phương thức xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata

và SPSS

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Berti, G., Mulligan, C (2015)

Stockholm

2 Bộ Thông tin và Truyền thông (2021)

(Accessed: 01 October 2023)

https://frt.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/149563/Ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-san-xuat-nong-nghiep.html

3 Caputo, F., Buhnova, B & Walletzký, L., (2018)

Sustainability Science, 2018:1–11

4 Chavula, H K (2014)

Journal of Development and Agricultural Economics, 6(7), 279-289

5 Conway, G., (2016)

Foreign Aff [Special Issue Overcoming Isol Speeding up Chang Tak Success to Scale] 2016

6 Domguia, E N., & Asongu, S (2022)

(No WP/22/007) AGDI Working Paper

7 Duc, Dang Thi Viet (2019)

Hue University Journal of Science: Economics and Development

8 El Bilali, H., Bottalico, F., Ottomano Palmisano, G., & Capone, R (2020)

In 30th Scientific-Experts Conference of Agriculture and Food Industry: Answers for Forthcoming Challenges in Modern Agriculture (pp 321-334) Springer International Publishing

9 Harris, I., Wang, Y & Wang, H., (2015)

International Journal

of Production Economics, 159 (January), 88-103

10 Kaloxylos, A., Wolfert, J., Verwaart, T., Terol, C.M., Brewster, C & Robbemond, R., (2013)

Procedia Technology, 8, 51-60

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w