Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
0,95 MB
Nội dung
CƠ CHẾ THẦU PHỤ TRONG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN; VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
CHO VIỆT NAM
Ths.Phí Hồng Minh
Trung tâm Nghiên cứu Bắc Á
1. Tổng quan khái niệm thầu phụ và công nghiệp hỗ trợ
Sau Chiến tranh Thế giới II, Nhật Bản thừa hưởng một nền kinh tế hậu chiến đình
trệ nhưng cả dân tộc Nhật bấy giờ lại đầy ham muốn mãnh liệt để có thể xây dựng được
những cơ chế tạo tiền đề cho những cú bứt phát mới trong nền kinh tế. Trước bối cảnh đó,
nước Nhật cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà kinh tế Mác xít với mong muốn xây dựng
một cơ chế hài hòa cùng chia sẻ lợi ích giữa các công ty lớn nhiều tiềm lực tài chính và
các công ty vừa và nhỏ (SMEs) yếu về tài chính song lại thâm dụng nhiều nhân công
(Kimura, 2002). Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng nhanh đã có rất nhiều
nghiên cứu về mối quan hệ thầu phụ (subcontracting relationships) giữa các doanh nghiệp
lớn và SMEs nhằm tạo một hệ thống dọc bền vững hài hòa tạo tiền đề cho giai đoạn tăng
trưởng nhanh của Nhật Bản.
Mặc dù trên thực tế tồn tại nhiều định nghĩa về thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” song
theo định nghĩa của Sách trắng kinh tế của Nhật Bản năm 1985 thì khái niệm “công
nghiệp hỗ trợ” thường được hiểu như là việc các công ty/doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ tham gia sản xuất các linh kiện và phụ tùng cho các công ty lớn hơn khác trên thị
trường. Đến năm 1994, Hiệp hội các doanh nghiệp Hải ngoại của Nhật Bản (JOEA) mới
phát triển rộng hơn khái niệm công nghiệp hỗ trợ thành “các ngành công nghiệp cung cấp
những gì cần thiết như là các nguyên vật liệu, các linh kiện và phụ tùng cũng như hàng tư
liệu sản xuất phục vụ cho các ngành công nghiệp lắp ráp và nhà sản xuất lớn”. Vì vậy, có
thể thấy rằng, ngay từ giai đoạn đầu, phát triển công nghiệp hỗ trợ có nội hàm cùng với
phát triển quan hệ thầu phụ ở Nhật Bản.
Hoạt động “thầu phụ” đã được Nhật Bản phát triển từ cuối thập kỷ 1950 và vị thế
của các nhà thầu phụ thực sự được cải thiện trong thập kỷ 1960 và 1970. Nhận thấy
những thành công của mô hình “thầu phụ” Nhật Bản, Hàn Quốc đã nỗ lực áp dụng cơ chế
này từ cuối thập kỷ 1970-đầu 1980 với ba mục đích chính là : i- giảm bớt sự ảnh hưởng
lấn át của các doanh nghiệp lớn (chaebol) đang lún sâu vào việc mở rộng các ngành công
nghiệp nặng thay thế nhập khẩu, ii- thúc đẩy sự tham gia của SMEs, và iii- song hành với
các chính sách dịch chuyển từ thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa định hướng xuất
khẩu. Tuy nhiên, do những khác biệt riêng nên Hàn Quốc áp dụng một phiên bản ít phức
tạp hơn so với hệ thống thầu phụ theo ngành dọc chặt chẽ của Nhật Bản. Nhờ các chính
sách quyết liệt của chính phủ, hoạt động “thầu phụ” ở Hàn Quốc đã phát triển nhanh
chóng từ mức 18,6% doanh thu của SMEs Hàn Quốc đến từ thầu phụ năm 1968, thì con
số này đã tăng lên 70% năm 1990 (Kim và Nugent, 1994).
1
Trong khi đó, mô hình “thầu phụ Đài Loan” mặc dù cũng học hỏi từ mô hình Nhật
Bản song lại được chính quyền Đài Loan ứng dụng theo đặc điểm riêng có của nền kinh tế
Đài Loan, chiếm ưu thế bởi SMEs, trở thành Chương trình phát triển nhà máy hạt nhân-vệ
tinh (center-satellite factory development system). Mục đích chính của chương trình này
là tạo mối liên kết giữa SMEs nhằm nâng cấp công nghệ, giảm rủi ro tham gia thị trường
cho SMEs, và trở thành mắt xích trong mạng sản xuất thế giới để giúp Đài Loan nhanh
chóng thực hiện mục tiêu quốc gia cho thời kỳ phát triển định hướng công nghệ và các
ngành công nghệ cao. Và thực tế đã chứng minh rằng, ở cả Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài
Loan thì “thầu phụ” đều được xem như là chìa khóa cho sự thành công trong việc tạo cơ
chế liên kết giữa các công ty, đặc biệt là cho SMEs tham gia thầu phụ với các công ty lớn
để phát triển hiệu quả hơn không chỉ ngành Công nghiệp hỗ trợ, mà còn đóng góp đáng
kể vào quá trình tăng trưởng nhanh của cả Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
Thuật ngữ “thầu phụ” theo định nghĩa của Cơ quan Phát triển Công nghiệp Liên
Hợp Quốc được hiểu là “thỏa thuận giữa hai bên đối tác, nhà thầu chính và nhà thầu phụ.
Nhà thầu chính chủ động giao đơn đặt hàng cho một vài công ty vừa và nhỏ sản xuất linh
kiện-phụ tùng hoặc cụm linh kiện-phụ tùng hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp cần thiết
cho việc sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối cùng của họ. Nhà thầu phụ phải thực hiện đơn
đặt hàng tuân theo sự chỉ định và yêu cầu của nhà thầu chính” (xem quan hệ hợp đồng
thầu phụ trong Hình 2).
Hình 1: Phạm vi các ngành trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản
Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp Hải ngoại Nhật Bản, 1994
Hình 2: Hợp đồng thầu phụ trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản
2
Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, 2009.
2. Cơ chế “Thầu phụ” điển hình của Nhật Bản
2.1. Một số đặc điểm của cơ chế “thầu phụ”
Hiện đang tồn tại hai nhóm quan điểm khác biệt chủ yếu liên quan đến mô hình
quản lý các nhà thầu phụ cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng, đó là nhóm
quan điểm giao kèo bằng hợp đồng và nhóm quan điểm giao kèo thông qua mối quan hệ
hiệp hội đối tác. Theo nhóm quan điểm giao kèo bằng hợp đồng, các nhà sản xuất sản
phẩm tiêu dùng cuối cùng thường đặt sự phụ thuộc tối thiểu của họ vào các nhà cung cấp
các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng với mục đích tối đa hóa sức mạnh mặc cả liên
quan đến mức giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường và tránh đưa ra những cam kết ràng
buộc cứng nhắc trong cả trung hạn và dài hạn với các nhà cung cấp thầu phụ này. Còn đối
với Nhật Bản, hầu hết các nhà sản xuất đều có mối quan hệ hiệp hội đối tác với các nhà
cung cấp. Ví dụ, hãng ô tô Toyota ở Nhật Bản đã thiết lập được mối quan hệ hiệp hội với
các nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô – chủ yếu là
các công ty vừa và nhỏ. Trên thực tế, do hãng Toyota đã chủ động phát triển mối quan hệ
lâu dài với các nhà cung cấp trong hiệp hội bằng việc bảo đảm hoàn toàn công việc kinh
doanh trong tương lai, nên đổi lại các nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng này đã phải thực
hiện nhiều đầu tư đặc biệt nhằm cải thiện năng suất lao động của hãng Toyota (Asanuma,
1993).
3
Đồng thời, “Đạo luật xúc tiến hợp đồng thầu phụ với các công ty vừa và nhỏ” của
Nhật Bản cũng đã xác định rõ những hoạt động mang tính chất tạm thời và với tần suất
thỉnh thoảng mới mua nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng hoặc chi tiết hàng hóa trung
gian thì không thể được tính vào hoạt động thầu phụ trên thị trường nội địa của Nhật Bản.
Đây là một trong những đặc điểm khác biệt căn bản giữa hoạt động thầu phụ theo mô
hình kinh doanh của Nhật Bản với các nước phương Tây và của cả các nước châu Á khác
như Hàn Quốc và Đài Loan. Các đặc tính riêng biệt của các nhà thầu phụ - nhà cung cấp
giúp tách bạch chúng ra khỏi phần còn lại của các công ty vừa và nhỏ trên thị trường Nhật
Bản đó là: (i) các sản phẩm của các nhà thầu phụ là một phần không thể thiếu của sản
phẩm cuối cùng, bao gồm các nguyên vật liệu-linh kiện và phụ tùng, chứ bản thân nó
không phải là sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh; (ii) và các nhà thầu phụ không có mối liên
hệ trực tiếp với các khách hàng là người sử dụng cuối cùng trên thị trường.
Khi một doanh nghiệp lớn mua các linh kiện, phụ tùng hoặc các cấu phần khác
không theo yêu cầu của khách hàng mà thông qua một kênh tiếp thị thông thường thì nó
không được xem như hợp đồng thầu phụ. Trong hợp đồng thầu phụ, một công ty mẹ sẽ
đặt đơn hàng làm việc trực tiếp tới nhà thầu phụ với việc chỉ định rõ ràng một kế hoạch,
chất lượng, thông số, hình thức, thiết kế, hoặc những yêu cầu khác nữa của các chi tiết và
phụ tùng được đặt hàng.
Quan hệ thầu phụ giữa các doanh nghiệp là một mối quan hệ lâu dài với đặc trưng là
phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ. Nhờ có những cam kết dài hạn, các công ty lớn cung cấp hỗ
trợ kỹ thuật cũng như tạo nên một cam kết tài chính cho SMEs. Chính vì vậy hệ thống
này đã phát huy tác dụng trong giai đoạn tăng trưởng nhanh 1955-73 của Nhật Bản.
2.2. Mô hình vận hành “thầu phụ” của Nhật Bản
Mô hình thầu phụ điển hình của Nhật Bản trên thực tiễn thường bao gồm 4 tầng
trong Hình 2 dưới đây. Trong đó, giao dịch trao đổi sản phẩm giữa các công ty lớn trên
tầng đầu tiên của tháp mô hình tháp cơ cấu không phải là hợp đồng thầu phụ. Các công ty
lớn và vừa ở tầng thứ 2 của mô hình tháp cơ cấu thu mua các linh kiện và phụ tùng từ các
công ty vừa và nhỏ trong tầng thứ 3 và thứ 4 rồi sau đó tiến hành lắp ráp chúng lại để
cung cấp cho các công ty lớn ở tầng đầu tiên. Trong khi đó, các công ty vừa và nhỏ ở tầng
thứ 3 của mô hình tháp cơ cấu lại chỉ chuyên vào các quy trình đặc biệt và sản xuất các
linh kiện và phụ tùng. Và cuối cùng là các công ty nhỏ và rất nhỏ hoạt động ở tầng thứ 4
của mô hình tháp cơ cấu, chúng đa phần được sở hữu và quản lý ở cấp gia đình. Sự tương
tác đan chéo giữa các công ty lớn với các công ty vừa và nhỏ, thậm chí là rất nhỏ trong
mô hình tháp cơ cấu sẽ hình thành nên mô hình thầu phụ điển hình của Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, một công ty lớn sản xuất ô tô thường có khoảng 20-35 nghìn nhà thầu
phụ, tuy nhiên nó chỉ trao đổi trực tiếp với khoảng 200 nhà thầu phụ chủ yếu, và mỗi nhà
thầu phụ này lại có mối quan hệ nấc thang xuống với các nhà thầu phụ cấp 2 và cấp 3
khác nữa (Asanuma, 1993). Ví dụ, mặc dù công ty Toyota có mối quan hệ gián tiếp với
khoảng 30 nghìn công ty vừa và nhỏ nhưng nó lại chỉ có mối quan hệ giao dịch trực tiếp
với khoảng 200 công ty vừa và nhỏ (Cusumanu, 1985). Chính mô hình sản xuất hình tháp
có tầng cơ sở đáy rộng lớn đã tạo cho nó khả năng thu hút được một số lượng lớn các
4
công ty vừa, nhỏ và rất nhỏ tham gia vào hợp đồng thầu phụ với các công ty lớn hơn. Ở
Nhật Bản, mô hình thầu phụ có mối liên kết chặt chẽ với mô hình phân phối kích cỡ
doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ. Trên thực tế, hợp đồng thầu phụ được theo
đuổi như là một kinh nghiệm chính sách không đổi trong một thời gian dài thông qua mối
quan hệ đối tác trong các hiệp hội.
Hình 3: Mô hình tháp cơ cấu của hợp đồng thầu phụ của Nhật Bản
Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, 2009.
Hình 4: Hợp đồng thầu phụ trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản
5
Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản, 2009.
Tỷ lệ các công ty tham gia hợp đồng thầu phụ so với tổng số các công ty chế tạo quy
mô vừa và nhỏ của Nhật Bản đã tăng nhanh từ 53,3% năm 1966 lên tới 65,5% năm 1981
(Lemma, 2001). Mặc dù hợp đồng thầu phụ đã bao trùm lên một diện rộng các hoạt động
công nghiệp của Nhật Bản, song nó tập trung chủ yếu vào những ngành máy móc, dệt
may, kim loại. Tỷ lệ giữa các công ty có hợp đồng thầu phụ so với tổng số công ty chế tạo
quy mô vừa và nhỏ của Nhật Bản đặc biệt cao trong những ngành giao thông, điện tử và
ngành máy móc mà ở đó sự phân công lao động được thực hiện ở nhiều cấp độ và trong
ngành dệt may. Trên thực tế, tỷ lệ phụ thuộc hợp đồng thầu phụ của công ty Nhật Bản có
xu hướng ngày càng tăng. Nếu như cuối thập kỷ 1970, thị phần giá trị giao dịch kinh
doanh của hợp đồng thầu phụ so với tổng số giá trị doanh số các sản phẩm chế tạo của các
công ty của Nhật Bản là 81,3% thì đến đầu thập kỷ 1980 thị phần này đã là 82,4%
(Lemma, 2001).
3. Chính sách thúc đẩy “thầu phụ” của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
3.1. Nhật Bản
Tới những năm đầu của thập kỷ 1950, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi gần như
hoàn toàn so với mức của thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ II và đa phần các công ty
có quy mô vừa và nhỏ đã trở nên năng động hơn rất nhiều. Hoạt động bùng nổ đầu tư của
các công ty lớn, vừa và nhỏ đã diễn ra rất sôi động và theo chiều hướng ngày càng tăng cả
về quy mô và chất lượng trên khắp cả nước. Các chu kỳ kinh tế thuận lợi đã dẫn đến tăng
6
thu nhập quốc gia và đạt được tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong quá trình
phục hồi và tăng trưởng kinh tế cao của Nhật Bản, các công ty quy mô lớn cùng với các
công ty vừa và nhỏ đã trải qua hai thái cực tăng trưởng từ mức độ “khác nhau” đến “rất
khác nhau” về năng suất lao động, tiền công, trình độ công nghệ, và khả năng tài chính
của từng công ty. Vì vậy, các tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách và các
chuyên gia kinh tế bắt đầu nổi lên về cơ cấu công nghiệp lưỡng thể của Nhật Bản thời kỳ
này, trong đó các công ty có quy mô lớn đã những bước tiến vượt bậc còn các công ty vừa
và nhỏ lại đang tiến triển với tốc độ chậm hơn khá nhiều.
Đứng trước những khó khăn và thách thức này, Hội đồng chính sách của Nhật Bản
đã chủ động và tích cực ban hành nhiều luật kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của các
công ty vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp nói chung cũng như khuyến khích sự phát
triển của các công ty vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng thông qua
những công cụ chính sách về ưu đãi tài chính, giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật cao và kinh
nghiệm quản lý kinh doanh hiện đại.
“Luật hỗ trợ tài chính cho việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ” đã được
ban hành năm 1956 nhằm hỗ trợ sự cải tiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về nâng cao
năng suất lao động bằng việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại thông qua những khoản
vay ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ tài chính của chính quyền địa phương. Trong đó, nhiều công
ty vừa và nhỏ tham gia hoạt động thầu phụ cung cấp các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ
tùng cho các doanh nghiệp lớn cũng được hưởng những ưu đãi về hỗ trợ tài chính thúc
đẩy hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, “Luật Hỗ trợ tài chính và hỗ trợ khác cho việc hiện
đại hóa kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ” cũng tiếp tục được ban hành vào năm 1963
nhằm mục đích thúc đẩy nâng cấp cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và hiện đại hóa các trang
thiết bị của họ. Theo đó, đạo luật này đã tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy nâng cấp cơ cấu
công nghiệp như (doanh nghiệp liên doanh, nhóm các nhà máy hoặc cửa hàng) khi những
hoạt động kinh doanh này được thực hiện dưới dạng hợp tác xã. Trên thực tế, một khoản
vay phục vụ chi phí nâng cấp cho các doanh nghiệp nhỏ cũng đã nhận được sự hỗ trợ tài
chính từ phía chính phủ.
Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản còn chủ động ban hành “Luật Phòng chống trì
hoãn trong thanh toán các chi phí thầu phụ và các vấn đề liên quan”. Trên thực tế, Đạo
luật này được ban hành vào năm 1956 và nhắm vào việc tạo ra môi trường thương mại
công bằng hướng tới mục tiêu bảo vệ các nhà thầu phụ trên thị trường nội địa bằng cách
ngăn ngừa sự chậm chễ trong thanh toán các khoản phí thầu phụ từ các công ty lớn hoặc
các nhà lắp ráp lớn hơn dành cho các công ty vừa và nhỏ tham gia hợp đồng thầu phụ, đặc
biệt là các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản hoạt động thầu phụ trong lĩnh vực của ngành
công nghiệp hỗ trợ để cung cấp các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng. Kể từ khi đạo
luật này được ban hành, việc lạm dụng sức mạnh và vị thế vượt trội của các doanh nghiệp
sản xuất lớn nhằm trì hoãn hoặc thanh toán chậm các khoản phí hợp đồng cho các nhà
thầu phụ đã giảm đi đáng kể.
“Luật về các dự án tương trợ cho các công ty nhỏ” (Đạo luật số 102 đã được ban
hành chính thức vào năm 1965). Theo nội dung của Đạo luật này, các công ty có quy mô
7
nhỏ trong nền kinh tế Nhật Bản đã nhận được nhiều hơn sự hỗ trợ trực tiếp về việc cải
tiến và phát triển kỹ năng quản lý kinh doanh thông qua một hệ thống tư vấn cứu trợ
tương hỗ. Trong đó, đặc biệt phải kể đến sự hỗ trợ tích cực của hệ thống tư vấn này đối
với các công ty nhỏ với chức năng cung cấp các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng
cho các doanh nghiệp lớn nhằm phấn đấu tạo ra một trạng thái cân bằng mới về cải tiến
kỹ năng quản lý kinh doanh tương đồng giữa các công ty nhỏ trong ngành công nghiệp hỗ
trợ.
“Luật bảo đảm cho các công ty vừa và nhỏ trong việc nhận được các đơn đặt hàng
từ Chính phủ và từ các Cơ quan công khác”. Đạo luật này được ban hành năm 1966, theo
đó chính phủ Nhật Bản có nghĩa vụ đặt ra một khối lượng mục tiêu về đơn đặt hàng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo năm tài khóa hàng năm của Nhật Bản. Luật này nhằm
mở rộng cầu của Chính phủ Nhật Bản và các cơ quan công cộng về các sản phẩm được
cung cấp bởi các công ty vừa và nhỏ, đặc biệt là những công ty hoạt động trong ngành
công nghiệp hỗ trợ liên quan tới các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng. Ngoài ra, luật
này cũng quy định rõ các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm cung cấp các cơ hội kinh
doanh thuận lợi hơn cho các công ty vừa và nhỏ liên quan tới hợp đồng mua sắm của
chính phủ Nhật trong các năm tài khóa. Về căn bản, biện pháp này của chính phủ Nhật
được đánh giá là một động thái tích cực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói
chung cũng như là sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng.
“Luật Xúc tiến hợp đồng thầu phụ với các công ty vừa và nhỏ” (Đạo luật số 145
được ban hành trong năm 1970). Luật này nhằm mục đích khuyến khích các công ty có
quy mô vừa và nhỏ ngành công nghiệp, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ hoạt động
trong lĩnh vực ngành công nghiệp hỗ trợ tăng cường tham gia các hợp đồng thầu phụ cho
các công ty lớn trên thị trường nội địa Nhật Bản theo hướng thúc đẩy quá trình hiện đại
hóa những nhà thầu phụ này. Theo nội dung của Đạo luật này thì công ty mẹ (được xem
như nhà thầu chính) và các công ty thầu phụ (shitauke) hoặc các nhà máy sản xuất hợp tác
(kyoryoku kojo/gaisha) được xác định chủ yếu dựa vào quy mô của các công ty, trong đó
một nhà thầu phụ theo quy định của Nhật Bản thường có quy mô về vốn và số lượng nhân
viên thấp hơn so với quy mô tương ứng của công ty mẹ trong cùng thời điểm. Luật này
cũng quy định ra các biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy việc hiện đại hóa các công ty có
quy mô vừa và nhỏ sao cho chúng hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời giới thiệu các cơ
hội kinh doanh hợp đồng thầu phụ thông qua đại diện của Hiệp hội để thúc đẩy các công
ty quy mô nhỏ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động hợp đồng thầu phụ cho các công
ty lớn trong thị trường nội địa của Nhật Bản. Luật xúc tiến hợp đồng thầu phụ với các
công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản đã định nghĩa một quan hệ hợp đồng thầu phụ như là
một quan hệ mà ở đó “một công ty lớn hơn sẽ cho một công ty vừa và nhỏ hơn thầu về
sản xuất, sửa chữa, tạo ra phân phối thông tin, hoặc cung cấp các dịch vụ trong một thời
gian dài. Trong thống kê, một nhà thầu phụ thành viên (shita-uke) thường được định
nghĩa như là một đơn vị kinh doanh có doanh số bán lớn hơn 50% sản lượng của nó cho
một nhà sản xuất lớn hơn. Còn trong ngành công nghiệp ô tô trên thị trường nội địa của
Nhật Bản, mối quan hệ thầu phụ được xem như là một quan hệ mà ở đó một nhà sản xuất
linh kiện hoặc phụ tùng bán hơn 60% sản lượng của nó tới một khách hàng lớn hơn, hoặc
8
ở đó một nhà lắp ráp lớn hơn thu mua hơn 50% sản lượng của một linh kiện hoặc một phụ
tùng nhất định từ một nhà thầu phụ cung cấp trong một thời gian nhất định.
“Luật bảo vệ các cơ hội kinh doanh cho các công ty vừa và nhỏ bằng cách điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh của các công ty lớn” (Đạo luật số 74 ban hành trong năm
1977). Luật này nhằm điều chỉnh sự khởi đầu và mở rộng quy mô các hoạt động kinh
doanh của các công ty lớn mà chúng có thể gây ra những ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực lên
sự ổn định hoạt động kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ phù hợp với những yêu cầu
từ các Hiệp hội công ty vừa và nhỏ có liên quan. Trong khi đặt nhiều chú ý tới việc bảo vệ
các lợi ích của người tiêu dùng, thì những điều chỉnh này đối với các công ty lớn cũng
được thực hiện bởi các bộ trưởng có thẩm quyền chịu trách nhiệm về các ngành công
nghiệp có liên quan. Nó cũng nhắm vào việc bảo vệ các cơ hội kinh doanh cho các công
ty vừa và nhỏ thông qua việc hướng dẫn để thúc đẩy sự hiện đại hóa và sự hợp lý hóa các
hoạt động kinh doanh của những công ty vừa và nhỏ này.
“Luật liên quan đến các biện pháp tạm thời để chuyển đổi kinh doanh cho các công
ty vừa và nhỏ đặc biệt” được ban hành năm 1986 nhằm giúp xác định rõ loại ngành nào
phù hợp hơn cho các công ty vừa và nhỏ, đồng thời giúp chuyển đổi hoạt động kinh
doanh cho những công ty này nếu chúng thật sự có nhu cầu chuyển đổi do hậu quả tiêu
cực của suy giảm mạnh kinh tế và đồng YEN lên giá cao. Bên cạnh đó, “Luật liên quan
đến các biện pháp tạm thời nhằm thích ứng mau lẹ với những thay đổi cơ cấu trong nền
kinh tế bằng việc thúc đẩy các công ty vừa và nhỏ đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh
mới”. Luật này được ban hành vào năm 1993 nhằm giúp đỡ các công ty vừa và nhỏ trong
đó bao gồm cả những công ty tham gia trực tiếp hợp đồng thầu phụ cung cấp các nguyên
vật liệu, linh kiện và thiết bị đã trực tiếp/gián tiếp bị ảnh hưởng đáng kể bởi những thay
đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế gây ra. Trên thực tế, Đạo luật này đã đóng vai trò quan
trọng đối với việc hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ thâm nhập vào nhiều lĩnh vực kinh doanh
mới trong nền kinh tế hoặc tạo điều kiện thuận lợi hơn để hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ
của Nhật Bản tiến hành mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ra thị trường nước ngoài,
trong đó bao gồm cả hoạt động tham gia hợp đồng thầu phụ cung cấp nguyên vật liệu,
linh kiện và thiết bị cho các công ty lớn xuyên quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào nước sở tại. Ngoài ra, Hội đồng chính sách Nhật Bản còn ban hành nhiều luật
khác như “Luật liên quan đến khuyến khích các hệ thống phân phối hiệu quả trong các
công ty vừa và nhỏ” (Đạo luật số 65 ban hành năm 1992), “Luật hỗ trợ các ngành công
nghiệp nhỏ thông qua Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp và Phòng Thương mại và
Công nghiệp” (Đạo luật số 51 ban hành năm 1993), “Luật tạm thời liên quan đến các biện
pháp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sáng tạo của các công ty vừa và nhỏ” (Đạo luật
số 47 trong năm 1995), “Luật tạm thời liên quan đến việc truyền sức sống cho việc tích tụ
công nghiệp” (Đạo luật số 28 ban hành năm 1997), “Luật sửa đổi một phần các dự án cứu
trợ lẫn nhau giữa các công ty nhỏ và luật công ty kinh doanh nhỏ” (Đạo luật số 147 ban
hành năm 1998), “Luật hỗ trợ đổi mới kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ” (Đạo luật
số 18 ban hành năm 1999).
3.2. Hàn Quốc
9
Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành “Luật Xúc tiến hệ thống thầu phụ cho các công ty
vừa và nhỏ” (SMEs Subcontracting Promotion Act) lần đầu tiên vào năm 1975, rồi sau đó
nó đã được sửa đổi lại vào năm 1978 cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế
Hàn Quốc. Đạo luật này đã chỉ định cụ thể các công ty có quy mô lớn của Hàn Quốc buộc
phải mua các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm công nghiệp đã được chỉ định từ
trước nhằm thiết lập mối liên kết thầu phụ với các công ty có quy mô vừa và nhỏ trong
nền kinh tế. Ngoài ra, Đạo luật này cũng nghiêm khắc cấm các công ty lớn không được tự
ý sản xuất những sản phẩm nằm trong danh mục chỉ định được quy định bởi chính phủ
mà phải tiến hành hoạt động mua sắm từ các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Trên thực tế,
danh mục các sản phẩm công nghiệp được chỉ định bởi chính phủ Hàn Quốc đã tăng rất
nhanh từ mức 41 sản phẩm trong năm 1979 lên tới mức xấp xỉ 1.553 sản phẩm trong năm
1984 và dần tăng lên 1.053 vào năm 1999 (APO, 2002).
Về cơ bản, nội dung của Đạo luật này nhằm những mục đích chủ yếu sau: (i) Yêu
cầu các công ty có quy mô lớn phải lập kế hoạch thầu phụ cụ thể với những công ty có
quy mô vừa và nhỏ trong nền kinh tế; (ii) Ngăn ngừa việc trì hoãn thanh toán các khoản
thầu phụ bởi các công ty lớn dành cho các công ty vừa và nhỏ ra ngoài giới hạn thời gian
của luật pháp; (iii) Chỉ định rõ những công ty lớn phụ thuộc vào mối quan hệ thầu phụ đối
với những sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm chỉ định trước đó; (iv) Thiết lập Hội
đồng xúc tiến hợp đồng thầu phụ bao bồm đại diện của các bên như của công ty vừa và
nhỏ, của các công ty lớn, và của Bộ Thương mại - Công nghiệp - và Năng lượng.
Trên thực tế, chính phủ Hàn Quốc đã cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và tài
khóa tương đối lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thầu phụ để hỗ trợ các hoạt
động và quy trình phát triển các sản phẩm của những nhà thầu phụ. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc tham gia hợp đồng thầu phụ cũng được chính
phủ miễn thuế tem và được cấp thêm các khoản khấu trừ thuế theo một tỷ lệ phần trăm
nhất định trong tổng vốn đầu tư của họ rót vào phòng thí nghiệm và trang thiết bị kiểm tra
cũng như cho toàn bộ chi phí của họ đối với tư vấn kỹ thuật. Ngoài ra, Hội đồng xúc tiến
hợp đồng thầu phụ đã được thiết lập theo các tiểu khu vực công nghiệp nằm trong Liên
đoàn các doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
quan hệ hợp đồng, phân xử tranh chấp và giám sát thực hiện hợp đồng thầu phụ. Chính
phủ Hàn Quốc cũng tiến hành gia tăng áp lực lên các tập đoàn kinh doanh khổng lồ để
thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp mà nó dẫn đến sự mở rộng nhanh chóng tỷ lệ nội địa
hoá của các thành phần trong số các nhà thầu phụ của Hàn Quốc.
Căn cứ vào môi trường kinh doanh thuận lợi đã được tạo ra, một số ngành công
nghiệp lớn của Hàn Quốc đã thành lập được một Hội đồng các công ty thầu phụ với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các mối quan hệ hợp đồng thầu phụ cho hợp tác và tư vấn
lẫn nhau. Chỉ tính riêng trong năm 1989, ở Hàn Quốc có 95 công ty lớn đã thiết lập được
Hội đồng các công ty thầu phụ để hỗ trợ tài chính cho các công ty vừa và nhỏ thầu phụ
của họ với tổng số vốn lên tới 1.790 nghìn tỷ Won bên cạnh khối lượng tín dụng đảm bảo
lên tới 343.9 tỷ Won, và cũng đã cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý và kỹ thuật cho khoảng
10.653 công ty vừa và nhỏ thầu phụ (Bakiewicz, 2008). Trên thực tế, những đơn vị kiểu
như Hội đồng các công ty thầu phụ được thành lập trong năm 1991 nhằm phục vụ các
10
mục đích sau: (i) Liên kết thực hiện mua nguyên vật liệu thô, kiểm tra chất lượng các sản
phẩm, tiếp thị ở thị trường nước ngoài, phát triển của các linh kiện mới; (ii) chuyển giao
các linh kiện và phụ tùng sản xuất mà các công ty lớn trước đây đã từng sản xuất cho các
công ty vừa và nhỏ; (iii) cung cấp các khóa ngắn hạn về đào tạo nghề, và dịch vụ thông
tin; (iv) bảo đảm hỗ trợ một phần tài chính và tín dụng ưu đãi cho các công ty vừa và nhỏ
tham gia hoạt động thầu phụ với các công ty lớn. Tại Hàn Quốc, trong năm 1991 đã có
2.252 công ty vừa và nhỏ thiết lập được mối quan hệ thầu phụ với 310 công ty lớn, chủ
yếu trong các lĩnh vực dệt may, điện tử và lĩnh vực đóng tàu thủy, máy móc, đóng gói và
chế tạo các linh kiện cũng như phụ kiện (Lemma, 2001).
3.3. Đài Loan
Cũng phát triển từ mô hình thầu phụ Nhật Bản nhưng dựa trên đặc điểm của nền
kinh tế Đài Loan có trọng tâm là SMEs, chính quyền Đài Loan đã có một Chương trình
thúc đẩy hệ thống nhà máy vệ tinh-hạt nhân (C-S) dưới sự quản lý của Cục Phát triển
Công nghiệp, Bộ Kinh tế Đài Loan vào năm 1984 với tên gọi là Trung tâm phát triển Hiệp
tương công ty (Corporate Synergy Development Center, CSD) (Su, 2000). Theo định
nghĩa đưa ra bởi CSD, thì hệ thống C-S là “một chương trình quản lý công nghiệp nhằm
củng cố cấu trúc công nghiệp mà SMEs chiếm ưu thế và giúp SMEs có sức cạnh tranh
quốc tế thông qua việc hình thành mạng lưới hợp tác, nhờ vào sự phát triển các gói hỗ trợ
toàn diện cung cấp từ chính phủ”.
Trong nền kinh tế Đài Loan, SMEs chiếm vị trí hết sức quan trọng, chúng chiếm
98% tổng các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế, đóng góp 50-55% vào xuất khẩu
của Đài Loan và sử dụng 70-80% lực lượng lao động Đài Loan (Su, 2000). Trong khi đó,
SMEs Đài Loan hầu hết là các doanh nghiệp gia đình người Hoa (gồm người thân trong
gia đình, họ hàng, và bạn bè), nhưng lại tương đối yếu về quản lý, nghiên cứu và phát
triển (R&D), marketing, và năng lực tài chính do quy mô nhỏ của họ. Do đó, họ rất khó
có thể đạt được kích cỡ cần thiết để cạnh tranh toàn cầu. Vì thế, mục tiêu chính đặt ra cho
CSD là tổ chức và tích hợp các công ty/xí nghiệp nhỏ hơn tập trung vây quanh các công
ty hạt nhân chủ đạo thông qua những loại hình liên kết chủ yếu sau:
(i)
Liên kết dọc hạ nguồn: liên kết giữa công ty vệ tinh trung nguồn cung cấp
các linh kiện và phụ tùng với các công ty hạ nguồn lắp ráp sản xuất;
(ii)
Liên kết dọc hướng lên: liên kết giữa công ty trung tâm cung cấp nguyên vật
liệu với công ty vệ tinh sử dụng hạ nguồn hoặc trung nguồn;
(iii)
Liên kết ngang: liên kết giữa các công ty trung tâm là các thương nhân hoặc
nhà xuất khẩu với các hạt nhân là SMEs sản xuất nguyên vật liệu để bán.
Chương trình này liên quan đến hỗ trợ tài chính cho công ty hạt nhân và hỗ trợ nâng
cao năng suất lao động cũng như chia sẻ một cách hợp lý các nhiệm vụ kinh doanh giữa
các thành viên công ty vệ tinh cùng tham gia thầu phụ. Trong mối liên kết này, công ty
hạt nhân sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc phối kết hợp và chủ động giám sát cũng như
hỗ trợ tư vấn giúp cải thiện năng suất của các công ty vệ tinh. Theo nhìn nhận của chính
quyền Đài Loan, hệ thống C-S chủ yếu liên quan đến các mối quan hệ liên công ty nên
11
việc cung cấp hỗ trợ giữa các công ty sẽ thiết thực hơn, dễ quản lý hơn và ít đắt đỏ hơn so
với việc đưa ra các hỗ trợ nội công ty. Vì thế, CSD chủ yếu cung cấp các gói hỗ trợ cho
các mạng lưới C-S nâng cấp từng thực thể cụ thể cũng như cả mạng lưới một cách hiệu
quả mà vẫn giúp các doanh nghiệp giữ được lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, hệ thống C-S
cũng thúc đẩy cùng hợp tác trong một đội hình để tránh sự cạnh tranh mang tính hủy hoại
lẫn nhau và duy trì tính cạnh tranh dài hạn cho các công ty. Nhờ đó, các công ty vệ tinh
nhìn nhận nhau như những đồng minh cùng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu chung. Một khi
hệ thống C-S giữa các công ty cụ thể trong các ngành cụ thể được xây dựng thì sự phụ
thuộc lẫn nhau sẽ giúp cả hệ thống cùng đồng thời nâng cấp công nghệ và nhanh chóng
thích ứng với thay đổi của thị trường.
Nhờ những nỗ lực chủ động tích cực này của chính quyền Đài Loan trong việc thúc
đẩy ký kết hợp đồng thầu phụ giữa các công ty lớn và nhỏ, Chương trình thúc đẩy hệ
thống nhà máy vệ tinh-hạt nhân đã tạo ra được hơn 60 mạng lưới với tổng số 1.186 công
ty vệ tinh hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp điện tử vào năm 1989 (Lall, 2000),
tức là trung bình sẽ có khoảng 20 công ty có quy mô vừa và nhỏ đang được làm thầu phụ
cho một nhà máy chính/công ty lớn hạt nhân ở Đài Loan.
So sánh với mô hình thầu phụ truyền thống của Nhật Bản và Hàn Quốc, mô hình
thầu phụ của Đài Loan có sự dịch chuyển sang một mô hình mạng lưới và cụm công
nghiệp đặc biệt là trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Theo đó, các hoạt động
thầu phụ không chỉ diễn ra đơn thuần giữa hai công ty đơn lẻ cụ thể mà diễn ra trong một
mạng lưới phức hợp giữa các công ty có tính bổ sung hỗ trợ cho nhau trên cùng một trình
độ công nghệ nhất định. Các nhà thầu phụ Đài Loan rất hiếm khi chỉ làm việc cho một
công ty mẹ lớn, mà thường là trong một mạng lưới cung cấp giữa các công ty lớn cũng
như nhỏ với nhau. Trong đó, CSD có vai trò cố vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có
nhu cầu tìm kiếm các mối liên kết hợp tác hạ nguồn-trung nguồn-thượng nguồn, hay nhu
cầu nắm bắt và nâng cấp công nghệ nhằm duy trì khả năng cạnh tranh trong cả thị trường
trong nước và nước ngoài. Nhờ đó, các mạng lưới này đã giúp cho Đài Loan trở thành
một mắt xích quan trọng trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng ở phu vực Đông Á và
quốc tế. Ngoài ra, mạng lưới dày đặc các quan hệ thầu phụ trong mỗi ngành công nghiệp
cụ thể lại góp phần làm giảm chi phí tham gia cũng như rời khỏi thị trường. Do vậy, các
doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều nhà thầu phụ hơn trong thời kỳ tăng trưởng nhanh cũng
như dễ dàng cắt giảm thầu phụ trong thời kỳ suy thoái. Chính hệ thống này tạo cho SMEs
của Đài Loan có tính hiệu quả và linh hoạt hơn đặc biệt là từ các cú sốc từ thị trường bên
ngoài trong các cuộc khủng hoảng và suy thoái trên thế giới.
4. Thực trạng đóng góp của các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển
kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
4.1. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan
+ Đối với Nhật Bản: Từ dữ liệu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, kết quả tính
toán của tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm giai đoạn 1956-1991 là
6,6%/năm. Giai đoạn tự do hóa kinh tế 1956-1973 là thời kỳ tăng trưởng cao của Nhật
Bản với tốc độ tăng trưởng bình quân 9,4%/năm (trong đó tăng 9,1%/năm giai đoạn 195612
1962 và khoảng 9,7%/năm giai đoạn 1963-1972). Tiếp đến là giai đoạn điều chỉnh kinh tế
1974-1991 có đặc điểm tăng trưởng kinh tế ổn định với mức tăng bình quân 3,7%/năm
(trong đó tăng 3,4% giai đoạn 1974-1980 và tăng 3,9%/năm giai đoạn 1981-1991). Sau
đó là giai đoạn tăng trưởng bong bóng 1992-2002 với tốc độ tăng trưởng đạt 0,9%/năm và
giai đoạn bình phục tăng trưởng 2003-2007 với tăng trưởng 2,1%/năm và giai đoạn hậu
khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 với tốc độ tăng trưởng ghi nhận là -2,9%/năm.
+ Đối với Hàn Quốc: Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia của Hàn Quốc cho thấy
rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân năm tính theo giá cố định năm 2001 trong
giai đoạn 1956-1991 là 8,1%, trong đó giai đoạn 1956-1962 ghi nhận mức tăng trưởng
kinh tế là 3,9%, giai đoạn đỉnh cao 1963-1972 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất là
9,6%. Kế tiếp là giai đoạn 1974-1991 với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%/năm, trong
đó giai đoạn 1974-1980 là khoảng 7,3%, và giai đoạn 1981-1991 là 9,1%. Sau đó là giai
đoạn 1992-2002 với tốc độ tăng trưởng đạt 5,7%/năm và giai đoạn 2003-2007 với tăng
trưởng 4,4%/năm và trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 với
tốc độ tăng trưởng đã được ghi nhận ở mức 1,2%/năm.
+ Đối với Đài Loan: Theo dữ liệu từ Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài
Loan (DGBAS), tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân năm tính theo giá cố định năm
2001 trong giai đoạn 1956-1991 là khoảng 8,8%, trong đó giai đoạn 1956-1962 ghi nhận
mức tăng trưởng kinh tế là 7,0%, còn giai đoạn đỉnh cao 1963-1972 đã đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao nhất là 10,8%. Kế tiếp là giai đoạn 1974-1991 với tốc độ tăng trưởng
kinh tế đạt khoảng 8,2%/năm, trong đó giai đoạn 1974-1980 là 8,6%, và giai đoạn 19811991 là 8,0%. Sau đó là giai đoạn 1992-2002 với tốc độ tăng trưởng đạt 5,5%/năm và giai
đoạn 2003-2007 với tăng trưởng 4,9%/năm và giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính toàn
cầu 2008-2009 với tốc độ tăng trưởng được ghi nhận là khoảng -0,9%/năm.
Hình 5: Thực trạng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan
(%)
18
Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản (%)
Tăng trưởng kinh tế của Đài Loan (%)
Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc (%)
15
12
9
6
3
-3
-6
1956
1958
1960
1962
1964
1966
1968
1970
1972
1974
1976
1978
1980
1982
1984
1986
1988
1990
1992
1994
1996
1998
2000
2002
2004
2006
2008
0
13
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc
(KOSTAT), và Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan (DGBAS), 2010.
4.2. Đóng góp của công nghiệp hỗ trợ đối với Nhật Bản
Trong thời kỳ đầu khi tiến hành thâm nhập thị trường ô tô của Anh và châu Âu, việc
các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chưa thiết lập được mối quan hệ làm ăn kinh doanh lâu dài
của với một mạng lưới phát triển tốt các nhà cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện và phụ
tùng có độ tin cậy cao ở Anh và các nước phương Tây khác đã từng bị coi là một bất lợi
thế nghiêm trọng của các doanh nghiệp sản xuất xe Nhật Bản trước các đối thủ cạnh tranh
khác. Việc hình thành mạng lưới sản xuất phức hợp với các tầng thầu phụ khác nhau đã
trở thành một trụ cột trong chính sách công nghiệp của Nhật Bản, tăng tính hiệu quả, năng
suất của nền kinh tế và đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chung của
quốc đảo này. Có thể thấy trong đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của
Nhật Bản ở Hình 6 với sự chuyển dịch từ tăng trưởng gần như hoàn toàn dựa vào vốn dần
dịch chuyển sang năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và vốn công nghệ thông tin (IT).
Hình 6: Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản
Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhật Bản (SBJ), 2014.
Hình 7 đã cho thấy vị trí của ngành công nghiệp hỗ trợ đối với thương mại của Nhật
Bản. Theo đó có thể thấy rằng lĩnh vực xuất khẩu linh kiện và phụ tùng đóng góp lớn nhất
vào giá trị kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản với giá trị tăng đều đặn trong suốt giai đoạn
1990-2003 với mức trên 160 tỷ USD năm 2003. Nếu tính thêm cả hàng trung gian chế
14
biến thì tổng xuất khẩu hàng trung gian và linh kiện của Nhật Bản vượt mức 265 tỷ USD
năm 2003, chiếm trên 55% tổng xuất khẩu của Nhật Bản.
Hình 7: Đóng góp của ngành công nghiệp hỗ trợ vào thương mại của
Nhật Bản
Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhật Bản (SBJ), 2007.
Trong khi đó Bảng 1 chỉ ra rằng xuất khẩu linh phụ kiện trong ngành điện và điện tử
đã mang lại cho Nhật Bản trung bình 82,98 tỷ USD với khoản thặng dư 40,57 tỷ USD
hằng năm trong giai đoạn 1995-2012. Ngoài ra, Bảng 1 cũng thể hiện xuất khẩu linh kiện
và phụ tùng có công nghệ và kỹ năng cao chiếm tới 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu linh
kiện và phụ tùng trong ngành điện và điện tử. Điều đó cho thấy giá trị gia tăng cao và
công nghệ cao trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản đã mang lại giá trị lớn cho
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Bảng 1: Thương mại linh kiện và phụ tùng cho “hàng điện và điện tử” của
Nhật Bản
1995
2000
2005
2010
2012
Kim ngạch xuất khẩu "Linh kiện
86,84
và Phụ tùng" của Nhật Bản (tỷ
88,71
89,19
95,96
87,27
15
USD)
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch xuất khẩu hàng 20,61
Chế tạo (%)
19,74
16,33
14,11
12,30
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung 2,71
bình" (%)
2,97
2,80
2,94
2,87
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao" 17,89
(%)
16,77
13,53
11,17
9,43
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" trong tổng Kim ngạch xuất 19,61
khẩu (%)
18,51
14,99
12,47
10,93
Kim ngạch nhập khẩu "Linh kiện
và Phụ tùng" của Nhật Bản (tỷ 25,12
USD)
41,31
45,89
58,33
67,72
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch nhập khẩu hàng 14,37
Chế tạo (%)
19,57
16,70
16,85
16,26
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung 0,99
bình" (%)
1,43
1,75
1,70
1,49
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao" 13,37
(%)
18,14
14,95
15,15
14,77
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" trong tổng Kim ngạch nhập 7,47
khẩu (%)
10,88
8,90
8,42
7,64
Thặng dư thương mại "Linh kiện
và Phụ tùng" của Nhật Bản (tỷ 61,73
USD)
47,41
43,30
37,63
19,55
Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhật Bản (SBJ), 2014.
Tuy nhiên, một xu hướng trong ngành công nghiệp của Nhật Bản là sự sụt giảm
trong tỷ trọng xuất khẩu linh kiện và phụ tùng trong tổng xuất khẩu kết hợp với sự tăng
lên trong tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng này đặc biệt là từ sau 2011. Điều đó cho thấy
xu hướng dịch chuyển đầu tư ra bên ngoài của ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản.
Do đó, các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam cần đón đầu cơ hội đầu tư này để
phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực sản
16
xuất của quốc gia, đưa quốc gia mình lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng khu vực
và toàn cầu.
4.3. Đóng góp của công nghiệp hỗ trợ đối với Hàn Quốc
Việc phát triển thành công các ngành công nghiệp và đặc biệt là các ngành công
nghiệp hỗ trợ có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế Hàn Quốc nói chung và đưa Hàn
Quốc trở thành một nước công nghiệp phát triển mới trên thế giới. Hình 9 cho thấy sự
dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn (75,16%), lao động (24,69%)
của Hàn Quốc trong giai đoạn 1970-1980 dần dịch chuyển sang tăng trưởng dựa vào vốn
(49,68%), TFP (31,046%), lao động (12,97%) trong giai đoạn 1980-2000 và dần dịch
chuyển sang TFP (50,09%), vốn (42,1%), và vốn công nghệ thông tin (8,246%). Với sự
gia tăng vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế cho thấy hiệu quả, năng suất của nền
kinh tế đang ngày một gia tăng.
Hình 8: Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc
Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc (KOSTAT), 2014.
Có thể thấy rằng xuất khẩu hàng trung gian chế biến và linh phụ kiện của Hàn Quốc
đã tăng lên với một tốc độ hết sức nhanh chóng trong giai đoạn 1990-2003. Bên cạnh đó,
đối với Hàn Quốc, một mặt ngành công nghiệp hỗ trợ đã và đang đóng một vai trò ngày
càng quan trọng trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu linh kiện và phụ tùng cũng như
hàng tư liệu sản xuất của Hàn Quốc, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường tiêu dùng của
Trung Quốc. Nhưng mặt khác, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng của Hàn Quốc
cũng có chiều hướng tăng nhanh theo, nhất là kim ngạch tăng nhanh về nhập khẩu linh
kiện và phụ tùng từ đối tác Nhật Bản trong cùng thời kỳ. Đó là do Hàn Quốc cũng như
các nền kinh tế Đông Á khác đều là mắt xích trong mạng sản xuất khu vực và toàn cầu ở
những mảng, những ngành lợi thế khác nhau.
Hình 9: Đóng góp của ngành công nghiệp hỗ trợ vào thương mại Hàn Quốc
17
Nguồn: Cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc (KOSTAT), 2007.
Bảng 2: Xu hướng xuất khẩu và nhập khẩu phụ tùng và nguyên vật liệu của
Hàn Quốc
(Tỷ USD)
2008
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
2009
2010
2011
2012
Phụ tùng và Nguyên vật liệu
(A)
183,5
171,0
229,0
255,3
253,4
Toàn bộ ngành công nghiệp (B)
422,0
363,5
466,4
555,2
547,9
Tỷ trọng (A/B) (%)
43,5
47,0
49,1
46,0
46,3
Phụ tùng và Nguyên vật liệu
(A)
148,8
119,7
151,2
168,5
162,5
Toàn bộ ngành công nghiệp (B)
435,3
323,1
425,2
524,4
519,6
Tỷ trọng (A/B) (%)
34,2
37,1
35,6
32,1
31,3
18
Cán cân
thương
mại
Phụ tùng và Nguyên vật liệu
(A)
34,8
51,2
77,9
86,8
90,9
Toàn bộ ngành công nghiệp (B)
-13,3
40,4
41,2
30,8
28,3
Tỷ trọng (A/B) (%)
-261,9
126,7
189,1
281,7
321,4
Nguồn: Hiệp hội Ngành Công nghiệp Máy móc Hàn Quốc, thống kê về phụ tùng và
nguyên vật liệu, 2013.
Bảng 2 biểu thị đóng góp quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh,
phụ kiện và nguyên vật liệu đối với thương mại của Hàn Quốc. Nó cho thấy xuất khẩu
phụ tùng và nguyên vật liệu của Hàn Quốc tăng trưởng đều đặn từ mức 183,5 tỷ USD
năm 2008 lên mức 253,4 tỷ USD năm 2012, chiếm tương ứng 43,5% và 46,3% tổng xuất
khẩu ngành công nghiệp. Cũng tương tự nhập khẩu phụ tùng và nguyên vật liệu cũng tăng
trưởng từ mức 148,8 tỷ USD năm 2008 lên 162,5 tỷ USD năm 2012, chiếm tương ứng
34,2% và 31,3% tổng nhập khẩu toàn bộ ngành công nghiệp. Đồng thời, các ngành này đã
mang lại cho Hàn Quốc thặng dư thương mại đáng kể cao thậm chí gấp đôi thặng dư của
toàn ngành công nghiệp của Hàn Quốc với mức 34,8 tỷ USD năm 2008 trong khi toàn
ngành công nghiệp thâm hụt 13,3 tỷ USD, còn năm 2012 thì công nghiệp hỗ trợ thặng dư
90,9 tỷ USD (hơn gấp ba lần thặng dư toàn ngành công nghiệp ở mức 28,3 tỷ USD). Nó
là chỉ dấu rằng, thặng dư hay lợi nhuận Hàn Quốc thu được từ ngành công nghiệp hỗ trợ
đã đóng góp đáng kể vào xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, và đồng thời là tăng
trưởng kinh tế của quốc gia này.
Bảng 3: Thương mại linh kiện và phụ tùng cho “hàng điện và điện tử” của Hàn
Quốc
1995
2000
2005
2010
2012
Kim ngạch xuất khẩu "Linh kiện
và Phụ tùng" của Hàn Quốc (tỷ 25,18
USD)
46,63
71,79
93,73
91,14
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch xuất khẩu hàng 22,01
Chế tạo (%)
30,10
27,80
22,76
19,69
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung 0,66
bình" (%)
0,92
1,10
1,53
2,38
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao" 21,34
(%)
29,18
26,69
21,24
17,31
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ 20,13
27,07
25,24
20,10
16,64
19
tùng" trong tổng Kim ngạch xuất
khẩu (%)
Kim ngạch nhập khẩu "Linh kiện
và Phụ tùng" của Hàn Quốc (tỷ 15,34
USD)
31,62
36,33
47,90
50,71
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch nhập khẩu hàng 17,05
Chế tạo (%)
32,14
22,94
19,96
19,69
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung 1,89
bình" (%)
2,37
2,74
3,13
3,97
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao" 15,16
(%)
29,77
20,20
16,84
15,72
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" trong tổng Kim ngạch nhập 11,35
khẩu (%)
19,70
13,91
11,27
9,76
15,01
35,46
45,83
40,43
Thặng dư thương mại "Linh kiện
và Phụ tùng" của Hàn Quốc (tỷ
USD)
9,84
Nguồn: Hiệp hội Ngành Công nghiệp Máy móc Hàn Quốc, thống kê về phụ tùng và
nguyên vật liệu, 2013.
Ngoài ra, một đặc trưng riêng của Hàn Quốc là đóng góp của các ngành sản xuất
nguyên vật liệu đã tăng trưởng với tốc độ hết sức nhanh chóng so với ngành sản xuất phụ
tùng. Theo số liệu từ Hiệp hội Ngành công nghiệp Máy móc Hàn Quốc thì thặng dư từ
các ngành phụ tùng và linh kiện của Hàn Quốc đã tăng trưởng dần từ mức 22,7 tỷ USD
năm 2005 lên mức 77,9 tỷ USD năm 2010 và 90,0 tỷ USD năm 2012. Trong đó thặng dư
ngành sản xuất linh kiện và phụ tùng tăng nhanh chóng từ mức 5,6 tỷ USD năm 2005 lên
mức 21,8 tỷ USD năm 2012, còn thặng dư thương mại từ nguyên vật liệu tăng vọt từ 17,1
tỷ USD năm 2005 lên 69,1 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, xem xét riêng thương mại
linh kiện và phụ tùng trong ngành hàng điện và điện tử của Hàn Quốc (chiếm trung bình
24,49% kim ngạch xuất khẩu và 23,1% kim ngạch nhập khẩu hàng chế tạo trong giai đoạn
1995-2012), cũng thấy sự tăng trưởng đều đặn trong suốt thời kỳ 1995-2012 (xem Bảng
3). Từ mức 25,18 tỷ USD, xuất khẩu linh phụ kiện trong ngành điện và điện tử đã tăng
nhanh lên mức 71,79 tỷ USD năm 2005 và vượt qua Nhật Bản ở mức 91,14 tỷ USD năm
2012. Cũng tương tự, nhập khẩu linh kiện và phụ tùng trong ngành này cũng tăng đều đặn
dù ở mức thấp hơn xuất khẩu trong cùng ngành hàng từ 15,34 tỷ USD năm 1995 lên
36,33 tỷ USD năm 2005 và 50,71 tỷ USD năm 2012. Với mức xuất khẩu cao vượt trội,
Hàn Quốc cũng thu về thặng dư bình quân 24,59 tỷ USD trong cả giai đoạn 1995-2012
20
với cả ngành hàng này. Bảng 3 cũng cho thấy tỷ trọng cao của xuất khẩu linh phụ kiện có
hàm lượng công nghệ và kỹ năng cao trong ngành điện và điện tử của Hàn Quốc, chiếm
tới 95,27%, đồng thời nhập khẩu các linh phụ kiện có hàm lượng công nghệ cao cũng
chiếm tới 88,87%. Những chỉ số này biểu thị rằng trong cùng một ngành hàng điện và
điện tử, các phụ tùng trung gian từ Hàn Quốc có sức cạnh tranh cao và chất lượng tốt và
lĩnh vực này đã mang lại thặng dư thương mại đáng kể cho đất nước này. Đồng thời, cùng
trong một lĩnh vực nhưng mỗi nước mỗi quốc gia chỉ tập trung chuyên môn hóa vào
những sản phẩm có lợi thế và có giá trị gia tăng cao và trở thành một mắt xích trong chuỗi
sản xuất khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên việc gia tăng hàm lượng công nghệ, kỹ năng và
tri thức lại góp phần đưa quốc gia đó dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi giá trị gia
tăng trong mạng sản xuất quốc tế.
Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp, nhân viên, sản lượng và giá trị gia tăng trong
ngành công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc
2007
Số
lượng
các doanh
nghiệp
Số
lượng
nhân viên
(10.000)
Sản lượng
(1.000
tỷ
Won)
Giá trị gia
tăng (1.000
tỷ Won)
2008
2009
2010
2011
Toàn bộ ngành chế tạo
61.785
(A)
58.459 57.996 62.376 63.047
Phụ tùng và Nguyên
23.548
vật liệu (B)
22.513 22.185 24.160 24.339
Tỷ trọng (B/A) (%)
38,1
38,8
38,3
38,7
38,6
Toàn bộ ngành chế tạo
251
(A)
245
245
263
269
Phụ tùng và Nguyên
129
vật liệu (B)
129
125
133
138
Tỷ trọng (B/A) (%)
52,6
51,0
50,7
51,3
Toàn bộ ngành chế tạo
949
(A)
1.123
1.122
1.334
1.502
Phụ tùng và Nguyên
413
vật liệu (B)
480
471
598
680
Tỷ trọng (B/A) (%)
43,5
42,7
42,0
44,8
45,3
Toàn bộ ngành chế tạo
329
(A)
368
375
435
480
Phụ tùng và Nguyên 204
234
233
284
301
51,4
21
vật liệu (B)
Tỷ trọng (B/A) (%)
62,0
63,7
62,2
65,4
62,9
Nguồn: Hiệp hội Ngành Công nghiệp Máy móc Hàn Quốc, thống kê về phụ tùng và
nguyên vật liệu, 2013.
Không chỉ có vậy, xem xét Bảng 4 còn cho thấy các doanh nghiệp nằm trong các
ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm số lượng lớn, gần 40% tổng doanh nghiệp của Hàn
Quốc. Đồng thời nó cũng mang lại trên 51% tổng việc làm trong ngành chế tạo, cùng với
42-45% tổng sản lượng sản xuất của ngành chế tạo, và tạo ra 62-65% tổng giá trị tăng
thêm của tất cả ngành chế tạo. Điều đó cho thấy vị trí quan trọng và vai trò to lớn của
ngành này đối với nền kinh tế cũng như biểu thị mạnh mẽ sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Hàn Quốc. Chính vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc đã
có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực sản xuất quốc gia, đóng góp đáng kể vào
tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cấp nền kinh tế lên chuỗi giá trị gia tăng cao hơn.
Đồng thời thông qua hệ thống thầu phụ và gia tăng sự tham gia của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ với tác dụng tạo công ăn việc làm đã đem phúc lợi từ tăng trưởng phân bổ đồng
đều hơn giữa các thành phần và giữa những người lao động trong nền kinh tế.
4.4. Đóng góp của công nghiệp hỗ trợ đối với Đài Loan
Nhờ đạt được những thành công rực rỡ trong triển khai Chương trình thúc đẩy hệ
thống nhà máy vệ tinh-hạt nhân năm 1984 nên ngành công nghiệp hỗ trợ của Đài Loan trở
nên rất phát triển và có khả năng cạnh tranh rất cao trên thị trường quốc tế. Trên thực tế,
với đặc trưng ngành công nghiệp hỗ trợ của Đài Loan phát triển ở trình độ cao và có tính
linh động rất cao không chỉ giúp các công ty của Đài Loan gia tăng kim ngạch xuất khẩu
các linh kiện, phụ kiện và hàng tư liệu sản xuất với chất lượng rất cao cho các tập đoàn
xuyên quốc gia (đặc biệt là của Mỹ), mà nó còn giúp đáng kể cho các công ty của Đài
Loan chiếm được vị trí xếp hạng hàng đầu thế giới đối với một số sản phẩm công nghiệp
do Đài Loan làm chủ công nghệ nguồn. Từ đó đưa Đài Loan trở thành một mắt xích quan
trọng trong cung ứng các sản phẩm trung gian về bán dẫn, linh phụ kiện trong các ngành
điện, điện tử đặc biệt trong cụm ngành công nghiệp thông tin và truyền thông (ICT). Ví
dụ, Đài Loan đã được Tổ chức Diễn đàn kinh tế Thế giới đánh giá là nhà sản xuất và cung
cấp chi tiết sản phẩm Mask ROM lớn nhất thế giới, chiếm tới 93,8% thị phần kim ngạch
của cả thế giới trong năm 2009. Bên cạnh đó, các công ty của Đài Loan cũng chiếm giữ vị
trí xếp hạng thứ 1 trên phạm vi toàn thế giới đối với một số sản phẩm công nghiệp khác
nữa trong năm 2009 có sử dụng các linh kiện và phụ tùng được sản xuất bởi ngành công
nghiệp hỗ trợ của Đài Loan (chi tiết cụ thể có thể xem trong bảng 5 dưới đây).
Bảng 5: Các sản phẩm được sản xuất ở Đài Loan có vị trí thứ 1 trên thế giới,
2009
Chi tiết sản phẩm
Giá trị sản xuất Thị phần Khối
(triệu US$)
thế giới % sản xuất
lượng Thị
phần
thế giới %
22
Chi tiết sản phẩm
Giá trị sản xuất Thị phần Khối
(triệu US$)
thế giới % sản xuất
lượng Thị
phần
thế giới %
Mask ROM
480
93,8
199 triệu chiếc
93,8
Chlorella
213
70
700 tấn
70
13.918
67,2
68 triệu chiếc
67,2
--
--
9,66 tỷ chiếc
55
7.211
45,2
14,2 tỷ chiếc
45,2
152
34
215 nghìn
phương tiện
30,6
2.300
21
1,13 triệu tấn metric
21
IC Foundry
Blank Optical Disk
IC Package
Mobility
Scooter/Powered
Wheelchair
ABS Copolymer
Nguồn: Tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2010.
Thêm nữa, Đài Loan cũng như các nền kinh tế công nghiệp hóa mới khác đều đã
duy trì được giai đoạn tăng trưởng cao dài, và đã thực hiện được đáng kể việc nâng cao
năng lực sản xuất quốc gia. Dù cho đối với nền kinh tế Đài Loan, yếu tố vốn có vai trò hết
sức quan trọng, đóng góp bình quân 54,36% vào tăng trưởng của Đài Loan trong suốt giai
đoạn 1970-2011, với đỉnh cao là giai đoạn 1975-1980 là 63,5% và giai đoạn 1995-2000 là
60,8%. Vai trò của yếu tố này chỉ giảm đi vào giai đoạn 2005-2011, với mức bình quân
tương ứng là 36,6%. Tuy nhiên, đóng góp của yếu tố TFP và IT có chiều hướng tăng lên
biểu thị cho năng suất chung của các nhân tố đang được nâng cao. Hai giai đoạn có mức
đóng góp của TFP cao hơn hẳn là 1980-1990 với mức đóng góp tương ứng là 39,68% và
đặc biệt cao trong giai đoạn 2005-2011 ở mức bình quân tương ứng là 53,66% (Xem Hình
10). Tuy nhiên so với mức tương ứng về đóng góp của TFP và vốn công nghệ thông tin
của Nhật Bản và Hàn Quốc thì thấy rằng mức đóng góp của hai yếu tố này đối với tăng
trưởng của Đài Loan ở mức thấp hơn đáng kể. Nó cũng cho thấy rằng, năng suất và chất
lượng tăng trưởng của Đài Loan thấp hơn đáng kể so với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hình 10: Đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng kinh tế của Đài Loan
23
Nguồn: Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan (DGBAS), 2012.
Trong khi đó, Bảng 6 cho thấy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đối
với các sản phẩm linh kiện và phụ tùng trong các ngành hàng điện và điện tử của Đài
Loan tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 1995-2012. Xuất khẩu linh kiện và phụ tùng
trong ngành điện và điện tử của Đài Loan đã tăng từ mức 23,29 tỷ USD năm 1995 đã tăng
đều đặn lên mức 55,3 tỷ USD năm 2005 và 93,84 tỷ USD năm 2012. Còn nhập khẩu linh
kiện và phụ tùng trong ngành điện và điện tử của Đài Loan lại tăng từ mức 18,19 tỷ USD
năm 1995 lên 38,11 tỷ USD năm 2005 và 45,33 tỷ USD năm 2012. Theo đó Đài Loan đã
thu được thặng dư thương mại từ ngành này là 5,1 tỷ USD năm 1995, lên 17,19 tỷ USD
năm 2005 và 48,51 tỷ USD năm 2012.
Bảng 6: Thương mại linh kiện và phụ tùng cho “hàng điện và điện tử” của
Đài Loan
1995
2000
2005
2010
2012
Kim ngạch xuất khẩu "Linh kiện
và Phụ tùng" của Đài Loan (tỷ 23,29
USD)
45,62
55,30
89,50
93,84
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch xuất khẩu hàng 22,56
Chế tạo (%)
32,35
32,20
36,56
35,83
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất 2,45
3,92
3,77
3,34
3,45
24
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung
bình" (%)
+ "Linh kiện và Phụ tùng" xuất
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao" 20,11
(%)
28,43
28,43
33,22
32,37
Tỷ lệ xuất khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" trong tổng Kim ngạch xuất 20,92
khẩu (%)
30,76
29,20
32,70
31,21
Kim ngạch nhập khẩu "Linh kiện
và Phụ tùng" của Đài Loan (tỷ
USD)
18,19
32,61
38,11
45,92
45,33
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" so kim ngạch nhập khẩu hàng
23,69
Chế tạo (%)
29,57
29,12
28,11
27,90
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "trung
bình" (%)
2,22
2,30
2,57
2,31
2,34
+ "Linh kiện và Phụ tùng" nhập
khẩu có công nghệ và kỹ năng "cao"
(%)
21,47
27,27
26,55
25,80
25,56
Tỷ lệ nhập khẩu "Linh kiện và Phụ
tùng" trong tổng Kim ngạch nhập
khẩu (%)
17,58
23,30
20,99
18,27
16,74
Thặng dư thương mại "Linh kiện
và Phụ tùng" của Đài Loan (tỷ
USD)
5,10
13,01
17,19
43,58
48,51
Nguồn: Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan (DGBAS), 2014.
Bảng 5 cũng cho thấy xuất khẩu và cả nhập khẩu linh kiện và phụ tùng có công nghệ
và kỹ năng cao đều chiếm phần chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập
khẩu. Trong khi xuất khẩu linh phụ kiện có công nghệ trung bình chỉ chiếm bình quân
10,86% tổng giá trị xuất khẩu trong cả giai đoạn 1995-2012, xuất khẩu linh phụ kiện có
công nghệ cao của Đài Loan chiếm tới 89,14% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thêm nữa, so
sánh với cả Nhật Bản và Hàn Quốc thì thấy rằng từ mức xuất khẩu linh kiện thấp hơn
trong cụm ngành điện và điện tử năm 1995 (23,29 tỷ USD so với mức 86,84 tỷ USD của
Nhật và 25,18 của Hàn Quốc) Đài Loan đã dần vươn lên vượt cả Nhật Bản và Hàn Quốc
vào năm 2011 ở mức 98,08 tỷ USD (so với mức 92,72 tỷ USD của Nhật và 94,4 tỷ USD
của Hàn). Mặc dù năm 2012 sụt giảm song Đài Loan tiếp tục duy trì mức xuất khẩu linh
phụ kiện ngành điện và điện tử vượt hai quốc gia này. Như vậy có thể thấy rằng, nhờ việc
phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống thầu phụ dựa trên mạng hạt nhân-vệ tinh đã
25
giúp Đài Loan trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng sản xuất khu vực và thế giới
trong các ngành điện, điện tử, và các ngành ICT. Đồng thời phân tích các động thái phát
triển ngành công nghiệp hỗ trợ của ba nước cũng thấy rằng đang có sự dịch chuyển làn
sóng đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ theo hiệu ứng lan tỏa (spillover effect). Từ chỗ
Nhật Bản nắm vị trí chủ chốt trong xuất khẩu các hàng hóa linh phụ kiện trung gian, quốc
gia này dần chuyển lên các mức công nghệ cao hơn, tinh hơn có giá trị gia tăng cao và các
nấc thang này dịch chuyển dần sang các quốc gia theo sau, như Hàn Quốc, Đài Loan và
hiện nay là các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng và năng lực đón nhận.
5. Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam
5.1. Lợi thế so sánh chủ yếu của Việt Nam trong khu vực Đông Á
Việt Nam có mức độ ổn định chính trị và ổn định xã hội cao so với hầu hết các
nước trong khu vực và trở thành điểm đến an toàn cho dòng vốn đầu tư dài hạn trên toàn
cầu, đặc biệt là của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
Việt Nam có vị thế địa kinh tế nằm ở trung tâm khu vực Đông Á, có tiềm năng lớn
để trở thành nút gia thông trung chuyển quan trọng của toàn khu vực Đông Á. Vị thế này
của Việt Nam ngày càng gia tăng tầm quan trọng cùng với việc hình thành mạng lưới giao
thông dựa trên các trục đường bộ và đường sắt Bắc – Nam, hành lang cao tốc Đông –
Tây, hệ thống cảng biển và sân bay quốc tế, hệ thống thông tin-viễn thông, hệ thống điện
và năng lượng, kết nối cơ sở hạ tầng toàn khu vực, đồng thời quá trình nhất thể hóa môi
trường kinh doanh, kết nối khu vực về mặt thể chế kinh tế trong khuôn khổ Cộng đồng
kinh tế ASEAN và hàng loạt các FTA đa phương và song phương đã và đang triển khai
giữa các nước trong khối ASEAN cũng như toàn khối với các nước đối tác Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.
Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trong tiến trình hội nhập ASEAN và Đông
Á hiện đang tăng tốc. Việt Nam đang tích cực và có trách nhiệm hội nhập ngày càng sâu
vào mạng lưới các hiệp định thương mại và đầu tư tự do song phương và khu vực như
AFTA, Cộng đồng kinh tế ASEAN, ASEAN + 1, Đông Bắc Á, Cộng đồng kinh tế Đông
Á, APEC, TPP,… vai trò của Việt Nam như một điểm nút quan trọng ngày càng tăng.
Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào là một lợi thế dài hạn. Hiện 75% dân số 87 triệu người
của Việt Nam dưới tuổi 40, và theo một số nghiên cứu gần đây, lực lượng lao động của
Việt Nam sẽ ổn định trong dài hạn, ít nhất đến giữa thế kỷ 21. Thêm vào đó, mức lương
bình quân năm của một công nhân và kỹ sư làm việc tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so
với các nước trong khu vực, thậm chí còn thấp hơn cả Indonesia, India và Phillippines.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, bền vững trong gần suốt 25 năm qua. Đặc
biệt là nền kinh tế đã thể hiện sức đàn hồi lớn, nhanh chóng vượt qua các cú sốc lớn như
khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009,
khôi phục đà tăng trưởng cao gần 7%/năm.
5.2. Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
26
Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh
giá mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và xếp hạng cạnh tranh ở vị trí thấp so với trình độ công
nghiệp hỗ trợ các nước khác trong khu vực ASEAN như của Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore. Về cơ bản, ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là
tham gia vào khâu giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị: khâu gia công, lắp ráp; Do vậy,
Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng phục vụ sản xuất
từ ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp điện tư,… cho đến ngành công nghiệp
đóng tàu.
Trên thực tiễn, trong khi ngành sản xuất xe máy và ngành điện gia dụng ở Việt Nam
được đánh giá là đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thực hiện nâng tỷ lệ
nội địa hóa lên mức khá cao (tương ứng là 70% và khoảng 70-80%), thì các ngành còn lại
chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa rất thấp (khoảng 5-10% trong ngành sản xuất ô tô) và hầu như chỉ
tham gia vào khâu gia công, lắp ráp giai đoạn cuối của các sản phẩm công nghiệp này.
Một mặt, trong ngành sản xuất xe máy hiện đã có khoảng trên 230 doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn của Việt Nam tham gia sản xuất các linh kiện và phụ tùng để cung cấp
cho các doanh nghiệp lớn hơn sản xuất và lắp ráp xe máy. Trong đó, có trên 81 doanh
nghiệp chuyên sản xuất linh kiện và phụ tùng thuộc thành phần khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (chủ yếu là của các nhà đầu tư hàng đầu của Nhật Bản và của Đài
Loan) với số vốn đạt trên 260 triệu USD với chất lượng cao và ổn định. Mặc khác, trong
ngành sản xuất và lắp ráp xe ô tô, chỉ có một số ít các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
sản xuất cung cấp các chi tiết nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng ở trạng thái rất đơn
giản với giá trị gia tăng thấp như ghế ngồi ô tô, bộ dây điện trong xe ô tô, nhựa, và một
vài chi tiết kim loại đơn giản,… Như vậy, ngành sản xuất ôtô trong nước về căn bản chỉ ở
dạng lắp ráp CKD, còn hầu hết trên 90% các linh kiện và phụ tùng ô tô đều phải nhập
khẩu từ nước ngoài.
Đối với ngành đúc nhựa của Việt Nam, mặc dù đã có trên 200 doanh nghiệp quy mô
vừa và nhỏ tham gia lĩnh vực sản xuất đúc nhựa nhưng đầu ra của những doanh nghiệp
này lại chủ yếu là các sản phẩm hàng nhựa tiêu dùng cuối cùng chứ không phải là các linh
kiện và phụ tùng nhựa đúc trung gian để cung cấp cho các doanh nghiệp khác sản xuất
các sản phẩm công nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay có rất ít các doanh nghiệp quy mô vừa
và nhỏ (kể cả doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) có đủ khả năng
cung cấp các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng nhựa đúc phục vụ lĩnh vực sản xuất
công nghiệp (ví dụ, hiện vẫn chưa có công ty nào ở Việt Nam có đủ năng lực để có thể
cung cấp “phụ tùng nhựa” đạt chuẩn về tiêu chuẩn chất lượng và năng lực cung ứng ổn
định cho các doanh nghiệp sản xuất ôtô).
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam. Trên
thực tế, chỉ có rất ít các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam có đủ khả năng
cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho các nhà sản xuất may mặc phục vụ nhu cầu
xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa. Do đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam
đã phải nhập khẩu hàng năm trên 80% nguyên liệu vải để cung cấp cho ngành may, đồng
thời nhập khẩu hầu như toàn bộ nguyên liệu may khác như khuy áo, móc, chỉ, da, đế, keo
27
dán… Hậu quả, giá trị gia tăng mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị cũng chỉ vẻn vẹn đạt mức thấp quanh 10%.
Còn đối với ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 25% số
doanh nghiệp trong toàn ngành này tham gia sản xuất linh kiện và phụ tùng (trong đó hầu
hết lại là các doanh nghiệp có vốn FDI) và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm trong ngành công
nghiệp điện tử chỉ ở mức thấp đạt khoảng 20% (tập trung chủ yếu là khâu sản xuất bao bì
và linh kiện nhựa). Trên thực tế, hầu như chưa có doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước
nào đủ tiêu chuẩn để sản xuất và cung cấp các linh kiện điện tử cho các doanh nghiệp sản
xuất ôtô ở Việt Nam. Thậm chí, ngay cả việc đã đạt đến mức 80% linh kiện nội địa hóa
trong sản xuất chiếc xe máy (Waweα) ở Việt Nam, nhưng hãng sản xuất xe máy Honda
của Nhật Bản cho đến nay vẫn đang cố gắng tìm kiếm các nhà thầu phụ trong nước để
cung cấp hai bộ công tắc xe máy nơi tay cầm và bộ khóa cổ xe máy. Điều này có nghĩa
rằng, hiện tại vẫn chưa có doanh nghiệp vừa và nhỏ nào ở Việt Nam nào đủ năng lực và
tiêu chuẩn để sản xuất và cung cấp những linh kiện điện tử này cho hãng sản xuất xe máy
Honda của Nhật Bản.
Theo kết quả khảo sát điều tra của tổ chức JETRO (Nhật Bản) trong năm 2010 tại
thị trường Việt Nam, yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ yếu và thiếu của Việt Nam đã được
các doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản đánh giá là yếu tố gây trở ngại lớn thứ 3 trong hai năm
liên tiếp (2008-2009) đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp
Nhật Bản (chỉ đứng sau yếu tố rủi ro cơ sở hạ tầng yếu kém; và yếu tố hệ thống luật pháp
chưa hoàn thiện và một số vấn đề trong thực thi pháp luật).
Bảng 7: Rủi ro và trở ngại cản trở công ty Nhật Bản tại Việt Nam,
(năm 2008-2009)
Nguồn: JETRO, 2010.
28
Nếu chỉ tính riêng cho các ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, ngành
bán buôn và ngành bán lẻ của Nhật Bản tại Việt Nam có thể thấy trật tự xếp hạng của yếu
tố ngành công nghiệp phụ trợ yếu và thiếu đã tụt xuống vị trí thứ 4.
Bảng 8: Những rủi ro và trở ngại cản trở doanh nghiệp (ngành công nghiệp chế
biến, thương mại, bán buôn và bán lẻ) của Nhật Bản tại Việt Nam
Nguồn: JETRO, 2010.
6. Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Các công ty lớn (LEs) cũng như SMEs đã được đánh giá như hai bánh xe quan trọng
của sự phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó điển hình là ở các nước Nhật
Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trong khi các công ty đa quốc gia (MNEs) và các công ty
lớn trong nước (LEs) đã cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, thì các công ty vừa và nhỏ lại cung cấp các mối liên kết công
nghiệp cốt yếu nhằm đẩy nhanh phản ứng dây chuyền trong phát triển công nghiệp trên
diện rộng. Nếu không có các công ty vừa và nhỏ đóng vai trò như các nhà thầu phụ và các
nhà cung cấp đầu vào trung gian bao gồm “các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng”
cho các công ty đa quốc gia và các công ty lớn trong nước, thì tăng trưởng kinh tế nói
chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng của những nước này sẽ không thể hiện thực
hóa được việc gia tăng bền vững về giá trị gia tăng nội địa, việc làm, năng suất lao động,
và các mối liên kết công nghiệp khác. Trong khía cạnh quản trị học, thì việc thúc đẩy cơ
chế thầu phụ sẽ tạo điều kiện cho việc ứng dụng hệ thống sản xuất “vừa đúng lúc” (JustIn-Time, JIT) nhằm tăng hiệu quả và tránh lãnh phí không cần thiết. Từ đó, hệ thống tinh
gọn này sẽ đem lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh, tạo cơ chế phù hợp cho việc chia sẻ
rủi ro kinh doanh, cùng nâng cấp công nghệ nhanh chóng, và dễ dàng thích ứng với sự
thay đổi môi trường kinh doanh.
29
Như vậy, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng cơ chế “thầu phụ” của Nhật
Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan có thể thấy rằng cơ chế này đóng một vai trò quan trọng
trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của ba nền kinh tế, đồng thời cơ chế này cũng trở
thành một trụ cột quan trọng trong hệ thống kinh tế của cả ba nền kinh tế này. Theo
nghiên cứu của Ando và Kimura (2003) thì kể từ giữa thập kỷ 1980 làn sóng FDI từ các
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã dần dịch chuyển hệ thống thầu phụ này sang Trung
Quốc và Đông Nam Á hình thành mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế ở Đông Á đặc
biệt là nội công ty hay nội ngành giữa các công ty đa quốc gia (multinational enterprises).
Hơn nữa, những phân tích trong phần 4 cũng cho thấy rằng các công ty ở quốc gia và
vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đặc biệt là Nhật Bản đang dịch chuyển mạng sản xuất của
mình ra các quốc gia châu Á khác hình thành nên mạng sản xuất khu vực. Chẳng hạn như
linh phụ kiện chiếm tới 57,8% tổng sản xuất ngành chế tạo của Philippines, 50,4% ở
Malaysia, 47,6% ở Singapore, 38,7% ở Đài Loan, 31,4% ở Trung Quốc, 30,8% ở Thái
Lan, 29,7% ở Hong Kong và 16,1% ở Indonesia1. Để thích ứng với điều này, Việt Nam
một mặt cần thiết tham khảo mô hình thầu phụ của các nước đi trước để ứng dụng cho
nền kinh tế Việt Nam, mặt khác Việt Nam cần tận dụng làn sóng đầu tư của các doanh
nghiệp này phục vụ cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nhằm đưa Việt
Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng sản xuất khu vực và quốc tế.
Hơn nữa, việc đẩy mạnh cơ chế “thầu phụ” gắn liền với việc thúc đẩy sự tham gia
của SMEs vào nền kinh tế, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp này nâng cao công nghệ đồng
thời cũng giúp nền kinh tế hiệu quả hơn, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, do đặc điểm tạo việc
làm của SMEs đối nghịch với đặc điểm thâm dụng vốn của các doanh nghiệp lớn nên việc
xây dựng một cơ chế tạo cơ hội cho SMEs tham gia vào các hoạt động tạo ra nhiều giá trị
trong công nghiệp hỗ trợ cũng như nâng cao trình độ công nghệ sẽ mang lại những hiệu
quả xã hội rất lớn.
Việt Nam, với lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế chính trị quan trọng trong khu
vực Đông Á cộng với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ dồi dào và chi phí nhân lực thấp cũng
như duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hiện đang được cộng đồng quốc tế đánh
giá làm một trong những điểm đến đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là đối
với các nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Theo kết quả khảo sát về triển
vọng đầu tư trên phạm vi toàn cầu của UNCTAD trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam
đứng thứ 11 trong top 15 thị trường hấp dẫn FDI nhất thế giới và đứng thứ ở vị trí thứ 5
đối với các nhà đầu tư Nhật Bản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Brazil)2. Kết quả này
cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi nhận định tích cực của cộng đồng doanh nghiệp
Nhật Bản trong việc tiếp tục đánh giá cao triển vọng đầu tư vào Việt Nam (Báo cáo tháng
3/2010 của JETRO) về việc coi Việt Nam như “cứ điểm thực hiện liên kết sản xuất” đóng
vai trò đầu mối quan trọng trong mạng sản xuất khu vực Đông Á và toàn cầu của các tập
đoàn lớn và xuyên quốc gia của Nhật Bản. Nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan
1
Xem thêm Growing manufacturing trade helps East Asia ride forex rise trên
http://globalnation.inquirer.net/cebudailynews/enterprise/view/2007091789031/Growing_manufacturing_trade_helps_East_Asia_ride_forex_rise
2
UNCTAD. World Investment Prospects Servey 2009-2011. UN, New York and Geneva, 2009.
30
cũng chia sẻ nhận định tích cực này đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong giai
đoạn tới.
Mặt khác, do thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ở mức kém phát
triển so với nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, nên đây vừa là thách thức nhưng
cũng là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam
tiếp tục khai thác. Do Việt Nam chỉ có ngành sản xuất xe máy đáp ứng khoảng 70% nhu
cầu về phụ tùng trong nước và ngành điện gia dụng đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70-80% và
những ngành khác hầu như chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, nên dư địa còn lại vẫn còn rất
rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc,
và Đài Loan khi tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1.
Anderson, James C. and James A. Narus (1990), “A model of distributor
firm and manufacturer firm working partnership'', Journal of Marketing, Vol. 54 No. 1,
pp. 42-58.
2.
Ando, Mitsuyo và Fukunari Kimura (2005) “The formation of international
production and distribution networks in East Asia”, International Trade in East Asia,
NBER-East Asia Seminar on Economics, Vol. 14, University of Chicago Press.
3.
Asanuma, Banri (1993), “Interfirm relationships in the Japanese
automobile industry'', Rivista Internazionale di Scienze Economiche e Commerciali, Vol.
40 No. 12, pp. 1019-40.
4.
Asian Productivities Organization (APO) (2002) “Strengthening of
Supporting Industries”: Asian Expreriences. Tokyo. APO.
5.
Bakiewicz, Anna (2008) “Small and Medium Enterprices in South Korea in
the Shadow of Big Brothers”, Asia Pacific Studies, Vol. 5/2008, p. 45-70.
6.
Barney, J. and Hansen, (1995), “Trustworthiness as a source of competitive
advantage'', Strategic Management Journal, Vol. 15, Summer, pp. 382-93.
7.
Berry, Albert (1997) “SME Competitiveness: The power of Networking and
Subcontracting”, Washington D.C: Interamerican Development Bank, No. IFM-105,
January 1997, .
8.
Boyle, B., Dwyer, F., Robicheaux, R. and Simpson, J. (1992), “Influence
strategies in marketing channels ± measures and use in different relationship structures'',
Journal of Marketing Research, Vol. 29 No. 4, pp. 462-73.
9.
Cusumano, M. (1985), “The Japanese Automobile Industry: Technology
and Management in Toyota and Nissan”, Harvard University Press, Boston, MA.
10.
Dwyer, F., Schurr, P. and Oh, S. (1987), “Developing buyer seller
relationships'', Journal of Marketing, Vol. 51 No. 2, pp. 11-27.
31
11.
Frazier, G. (1983), “On the measurement of interfirm power in channels of
distribution'', Journal of Marketing Research, Vol. 20 No. 2, pp. 158-66.
12.
Glasmeier, Amy và Noriuki Sugiura (1991) “Japan’s Manufacturing
System: Small Business, Subcontracting and Regional Complex Formation”, International
Journal of Urban and Regional Research, Vol. 15, Iss. 3, trang 395-414, September 1991.
13.
Heide, J. and John, G. (1990), “Alliance in industrial purchasing: the
determinants of joint action in buyer supplier relationships'', Journal of Marketing
Research, Vol. 27 No. 1, pp. 24-36.
14.
Hutt, M. and Speh, T. (1992), “Business Marketing Management: A
Strategic view of Industrial and Organizational Markets”, 4th ed., Dryden Press, Orlando,
FL.
15.
Japan Small Business Research Institute (1997), “A Study of SMEs’
Internationalization Strategies (Synopsis)”. Tokyo: Japan Small Business Research
Institute.
16.
Kim, Linsu và Jeffrey B. Nugent (1994) “The Republic of Korea’s Small
and Medium-size Enterprises and Their Support Systems”, Policy Research Working
Paper No. 1404, World Bank, 78 trang.
17.
Kimura, Fukunari (2002) “Subcontracting and the Performance of Small
and Medium Firms in Japan”, Small Business Economics Vol. 18: 163-175, 2002.
18.
Knorringa, Peter and Weijland, H. (1993), “Subcontracting - the
incorporation of small producers in dynamic industrial networks”, in I.S.A. Baud and
G.A. Bruijne (eds.), Gender, Small-scale Industry and Development Policy, Intermediate
Technology Publications, London.
19.
Lall, Sanjaya (2000) “Strengthening SMEs for International
Competitiveness”, Egyptian Center for Economic Studies Workshop on ‘What Make
Your Firm Internationally Competitiveness?’ on March 6-8, 2000, Cairo.
20.
Lemma, Seleshi (2001) “Subcontracting Strategy for the Ethiopian Micro
and Small Enterprises”, Ehtio-German Micro and Small Enterprices Development
Programme.
21.
Nguyen, Thi Xuan Thuy (2007) “Supporting Industries: A Review of
Concepts”, in Ohno, Kenichi ed. (2007) Building Supporting Industries in Vietnam Vol.1.
22.
Noland, Marcus và Howard Pack (2003) “Industrial Policy in an Era of
Globalization: Lessons from Asia”, Peterson Institute Press: Peterson Institute for
International Economics, Washington, D.C, 358 trang.
23.
Provan, K. and Gassenheimer, J. (1994), “Supplier commitment in
relational contract exchanges with buyers: a study of interorganizational dependence and
exercised power'', Journal of Management Studies, Vol. 31 No. 1, pp. 55-68.
32
24.
Sheard, P. (1996), “Keiretsu and market access'', in Sheard, P. (Ed.),
Japanese Firms, Finance, and Markets, Australia-Japan Research Centre, Australian
National University, Addison-Wesley, Melbourne.
25.
Smitka, M. (1991), “Competitive Ties: Subcontracting in the Japanese
Automotive Industry”, Columbia University Press, New York, NY.
26.
Su, Chin-Ho (2000) “Enhancing the Competitive Edge Through
Cooperation Between Large Firms and SMEs: the Center Satellite Factory System in the
ROC” in APO (2008) “Green Supply Chain: Enhancing Competitiveness Through Green
Productivity”.
27.
Uchikawa, Shuji (2009) “Small and Medium Enterprises in Japan:
Surviving the Long-Term Recession”, ADBI Working Paper No. 169. Tokyo: Asian
Development Bank Institute, October 2009.
28.
UNCTAD (2009), “World Investment Prospects Servey 2009-2011”. UN,
New York and Geneva.
Urata, Shujiro, và Hiroki Kawai (2001) “Technological Process by Small and Medium
Firms in Japan”. Washington, D.C: World Bank Institute
33
[...]... ro và trở ngại cản trở doanh nghiệp (ngành công nghiệp chế biến, thương mại, bán buôn và bán lẻ) của Nhật Bản tại Việt Nam Nguồn: JETRO, 2010 6 Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam Các công ty lớn (LEs) cũng như SMEs đã được đánh giá như hai bánh xe quan trọng của sự phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó điển hình là ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan Trong khi các công. .. trị gia tăng khu vực và toàn cầu 4.3 Đóng góp của công nghiệp hỗ trợ đối với Hàn Quốc Việc phát triển thành công các ngành công nghiệp và đặc biệt là các ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế Hàn Quốc nói chung và đưa Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp phát triển mới trên thế giới Hình 9 cho thấy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn (75,16%), lao... nhờ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hệ thống thầu phụ dựa trên mạng hạt nhân-vệ tinh đã 25 giúp Đài Loan trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng sản xuất khu vực và thế giới trong các ngành điện, điện tử, và các ngành ICT Đồng thời phân tích các động thái phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của ba nước cũng thấy rằng đang có sự dịch chuyển làn sóng đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ theo... ngành công nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là tham gia vào khâu giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị: khâu gia công, lắp ráp; Do vậy, Việt Nam phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng phục vụ sản xuất từ ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp điện tư,… cho đến ngành công nghiệp đóng tàu Trên thực tiễn, trong khi ngành sản xuất xe máy và ngành điện gia dụng ở Việt Nam. .. sốc từ thị trường bên ngoài trong các cuộc khủng hoảng và suy thoái trên thế giới 4 Thực trạng đóng góp của các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan 4.1 Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan + Đối với Nhật Bản: Từ dữ liệu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản, kết quả tính toán của tác giả cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm giai... kém; và yếu tố hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và một số vấn đề trong thực thi pháp luật) Bảng 7: Rủi ro và trở ngại cản trở công ty Nhật Bản tại Việt Nam, (năm 2008-2009) Nguồn: JETRO, 2010 28 Nếu chỉ tính riêng cho các ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, ngành bán buôn và ngành bán lẻ của Nhật Bản tại Việt Nam có thể thấy trật tự xếp hạng của yếu tố ngành công nghiệp phụ trợ yếu và thiếu... tài chính toàn cầu 2008-2009, khôi phục đà tăng trưởng cao gần 7%/năm 5.2 Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam 26 Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và xếp hạng cạnh tranh ở vị trí thấp so với trình độ công nghiệp hỗ trợ các nước khác trong khu vực ASEAN như của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore Về cơ bản, ngành. .. đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới Mặt khác, do thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ở mức kém phát triển so với nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, nên đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam tiếp tục khai thác Do Việt Nam chỉ có ngành sản xuất xe máy đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về phụ tùng trong nước và ngành. .. ngành chế tạo của Philippines, 50,4% ở Malaysia, 47,6% ở Singapore, 38,7% ở Đài Loan, 31,4% ở Trung Quốc, 30,8% ở Thái Lan, 29,7% ở Hong Kong và 16,1% ở Indonesia1 Để thích ứng với điều này, Việt Nam một mặt cần thiết tham khảo mô hình thầu phụ của các nước đi trước để ứng dụng cho nền kinh tế Việt Nam, mặt khác Việt Nam cần tận dụng làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp này phục vụ cho việc phát triển công. .. (MNEs) và các công ty lớn trong nước (LEs) đã cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, thì các công ty vừa và nhỏ lại cung cấp các mối liên kết công nghiệp cốt yếu nhằm đẩy nhanh phản ứng dây chuyền trong phát triển công nghiệp trên diện rộng Nếu không có các công ty vừa và nhỏ đóng vai trò như các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp đầu vào trung gian bao gồm “các ... Đóng góp công nghiệp hỗ trợ Hàn Quốc Việc phát triển thành công ngành công nghiệp đặc biệt ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò to lớn phát triển kinh tế Hàn Quốc nói chung đưa Hàn Quốc trở thành... hình thầu phụ nước trước để ứng dụng cho kinh tế Việt Nam, mặt khác Việt Nam cần tận dụng sóng đầu tư doanh nghiệp phục vụ cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm đưa Việt Nam trở thành... để phát triển hiệu không ngành Công nghiệp hỗ trợ, mà đóng góp đáng kể vào trình tăng trưởng nhanh Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Thuật ngữ thầu phụ theo định nghĩa Cơ quan Phát triển Công nghiệp