Các công ty lớn (LEs) cũng như SMEs đã được đánh giá như hai bánh xe quan trọng của sự phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó điển hình là ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Trong khi các công ty đa quốc gia (MNEs) và các công ty lớn trong nước (LEs) đã cùng nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, thì các công ty vừa và nhỏ lại cung cấp các mối liên kết công nghiệp cốt yếu nhằm đẩy nhanh phản ứng dây chuyền trong phát triển công nghiệp trên diện rộng. Nếu không có các công ty vừa và nhỏ đóng vai trò như các nhà thầu phụ và các nhà cung cấp đầu vào trung gian bao gồm “các nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng” cho các công ty đa quốc gia và các công ty lớn trong nước, thì tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng của những nước này sẽ không thể hiện thực hóa được việc gia tăng bền vững về giá trị gia tăng nội địa, việc làm, năng suất lao động, và các mối liên kết công nghiệp khác. Trong khía cạnh quản trị học, thì việc thúc đẩy cơ chế thầu phụ sẽ tạo điều kiện cho việc ứng dụng hệ thống sản xuất “vừa đúng lúc” (Just- In-Time, JIT) nhằm tăng hiệu quả và tránh lãnh phí không cần thiết. Từ đó, hệ thống tinh gọn này sẽ đem lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh, tạo cơ chế phù hợp cho việc chia sẻ rủi ro kinh doanh, cùng nâng cấp công nghệ nhanh chóng, và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi môi trường kinh doanh.
Như vậy, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng cơ chế “thầu phụ” của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan có thể thấy rằng cơ chế này đóng một vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của ba nền kinh tế, đồng thời cơ chế này cũng trở thành một trụ cột quan trọng trong hệ thống kinh tế của cả ba nền kinh tế này. Theo nghiên cứu của Ando và Kimura (2003) thì kể từ giữa thập kỷ 1980 làn sóng FDI từ các Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã dần dịch chuyển hệ thống thầu phụ này sang Trung Quốc và Đông Nam Á hình thành mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế ở Đông Á đặc biệt là nội công ty hay nội ngành giữa các công ty đa quốc gia (multinational enterprises). Hơn nữa, những phân tích trong phần 4 cũng cho thấy rằng các công ty ở quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á đặc biệt là Nhật Bản đang dịch chuyển mạng sản xuất của mình ra các quốc gia châu Á khác hình thành nên mạng sản xuất khu vực. Chẳng hạn như linh phụ kiện chiếm tới 57,8% tổng sản xuất ngành chế tạo của Philippines, 50,4% ở Malaysia, 47,6% ở Singapore, 38,7% ở Đài Loan, 31,4% ở Trung Quốc, 30,8% ở Thái Lan, 29,7% ở Hong Kong và 16,1% ở Indonesia1. Để thích ứng với điều này, Việt Nam một mặt cần thiết tham khảo mô hình thầu phụ của các nước đi trước để ứng dụng cho nền kinh tế Việt Nam, mặt khác Việt Nam cần tận dụng làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp này phục vụ cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nhằm đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong mạng sản xuất khu vực và quốc tế.
Hơn nữa, việc đẩy mạnh cơ chế “thầu phụ” gắn liền với việc thúc đẩy sự tham gia của SMEs vào nền kinh tế, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp này nâng cao công nghệ đồng thời cũng giúp nền kinh tế hiệu quả hơn, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, do đặc điểm tạo việc làm của SMEs đối nghịch với đặc điểm thâm dụng vốn của các doanh nghiệp lớn nên việc xây dựng một cơ chế tạo cơ hội cho SMEs tham gia vào các hoạt động tạo ra nhiều giá trị trong công nghiệp hỗ trợ cũng như nâng cao trình độ công nghệ sẽ mang lại những hiệu quả xã hội rất lớn.
Việt Nam, với lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế chính trị quan trọng trong khu vực Đông Á cộng với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ dồi dào và chi phí nhân lực thấp cũng như duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hiện đang được cộng đồng quốc tế đánh giá làm một trong những điểm đến đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Theo kết quả khảo sát về triển vọng đầu tư trên phạm vi toàn cầu của UNCTAD trong giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đứng thứ 11 trong top 15 thị trường hấp dẫn FDI nhất thế giới và đứng thứ ở vị trí thứ 5 đối với các nhà đầu tư Nhật Bản (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Brazil)2. Kết quả này cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ bởi nhận định tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trong việc tiếp tục đánh giá cao triển vọng đầu tư vào Việt Nam (Báo cáo tháng 3/2010 của JETRO) về việc coi Việt Nam như “cứ điểm thực hiện liên kết sản xuất” đóng vai trò đầu mối quan trọng trong mạng sản xuất khu vực Đông Á và toàn cầu của các tập đoàn lớn và xuyên quốc gia của Nhật Bản. Nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan
1
Xem thêm Growing manufacturing trade helps East Asia ride forex rise trên http://globalnation.inquirer.net/cebudailynews/enterprise/view/20070917- 89031/Growing_manufacturing_trade_helps_East_Asia_ride_forex_rise
2
cũng chia sẻ nhận định tích cực này đối với hoạt động đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới.
Mặt khác, do thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam ở mức kém phát triển so với nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, nên đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam tiếp tục khai thác. Do Việt Nam chỉ có ngành sản xuất xe máy đáp ứng khoảng 70% nhu cầu về phụ tùng trong nước và ngành điện gia dụng đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 70-80% và những ngành khác hầu như chỉ đạt tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, nên dư địa còn lại vẫn còn rất rộng cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan khi tiến hành đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Anderson, James C. and James A. Narus (1990), “A model of distributor
firm and manufacturer firm working partnership'', Journal of Marketing, Vol. 54 No. 1,
pp. 42-58.
2. Ando, Mitsuyo và Fukunari Kimura (2005) “The formation of international
production and distribution networks in East Asia”, International Trade in East Asia,
NBER-East Asia Seminar on Economics, Vol. 14, University of Chicago Press.
3. Asanuma, Banri (1993), “Interfirm relationships in the Japanese
automobile industry'', Rivista Internazionale di Scienze Economiche e Commerciali, Vol.
40 No. 12, pp. 1019-40.
4. Asian Productivities Organization (APO) (2002) “Strengthening of Supporting Industries”: Asian Expreriences. Tokyo. APO.
5. Bakiewicz, Anna (2008) “Small and Medium Enterprices in South Korea in
the Shadow of Big Brothers”, Asia Pacific Studies, Vol. 5/2008, p. 45-70.
6. Barney, J. and Hansen, (1995), “Trustworthiness as a source of competitive
advantage'', Strategic Management Journal, Vol. 15, Summer, pp. 382-93.
7. Berry, Albert (1997) “SME Competitiveness: The power of Networking and
Subcontracting”, Washington D.C: Interamerican Development Bank, No. IFM-105,
January 1997, .
8. Boyle, B., Dwyer, F., Robicheaux, R. and Simpson, J. (1992), “Influence strategies in marketing channels ± measures and use in different relationship structures'',
Journal of Marketing Research, Vol. 29 No. 4, pp. 462-73.
9. Cusumano, M. (1985), “The Japanese Automobile Industry: Technology
and Management in Toyota and Nissan”, Harvard University Press, Boston, MA.
10. Dwyer, F., Schurr, P. and Oh, S. (1987), “Developing buyer seller relationships'', Journal of Marketing, Vol. 51 No. 2, pp. 11-27.
11. Frazier, G. (1983), “On the measurement of interfirm power in channels of
distribution'', Journal of Marketing Research, Vol. 20 No. 2, pp. 158-66.
12. Glasmeier, Amy và Noriuki Sugiura (1991) “Japan’s Manufacturing
System: Small Business, Subcontracting and Regional Complex Formation”, International
Journal of Urban and Regional Research, Vol. 15, Iss. 3, trang 395-414, September 1991. 13. Heide, J. and John, G. (1990), “Alliance in industrial purchasing: the determinants of joint action in buyer supplier relationships'', Journal of Marketing
Research, Vol. 27 No. 1, pp. 24-36.
14. Hutt, M. and Speh, T. (1992), “Business Marketing Management: A Strategic view of Industrial and Organizational Markets”, 4th ed., Dryden Press, Orlando,
FL.
15. Japan Small Business Research Institute (1997), “A Study of SMEs’
Internationalization Strategies (Synopsis)”. Tokyo: Japan Small Business Research Institute.
16. Kim, Linsu và Jeffrey B. Nugent (1994) “The Republic of Korea’s Small
and Medium-size Enterprises and Their Support Systems”, Policy Research Working
Paper No. 1404, World Bank, 78 trang.
17. Kimura, Fukunari (2002) “Subcontracting and the Performance of Small and Medium Firms in Japan”, Small Business Economics Vol. 18: 163-175, 2002.
18. Knorringa, Peter and Weijland, H. (1993), “Subcontracting - the
incorporation of small producers in dynamic industrial networks”, in I.S.A. Baud and
G.A. Bruijne (eds.), Gender, Small-scale Industry and Development Policy, Intermediate Technology Publications, London.
19. Lall, Sanjaya (2000) “Strengthening SMEs for International Competitiveness”, Egyptian Center for Economic Studies Workshop on ‘What Make
Your Firm Internationally Competitiveness?’ on March 6-8, 2000, Cairo.
20. Lemma, Seleshi (2001) “Subcontracting Strategy for the Ethiopian Micro
and Small Enterprises”, Ehtio-German Micro and Small Enterprices Development
Programme.
21. Nguyen, Thi Xuan Thuy (2007) “Supporting Industries: A Review of Concepts”, in Ohno, Kenichi ed. (2007) Building Supporting Industries in Vietnam Vol.1.
22. Noland, Marcus và Howard Pack (2003) “Industrial Policy in an Era of
Globalization: Lessons from Asia”, Peterson Institute Press: Peterson Institute for
International Economics, Washington, D.C, 358 trang.
23. Provan, K. and Gassenheimer, J. (1994), “Supplier commitment in relational contract exchanges with buyers: a study of interorganizational dependence and exercised power'', Journal of Management Studies, Vol. 31 No. 1, pp. 55-68.
24. Sheard, P. (1996), “Keiretsu and market access'', in Sheard, P. (Ed.),
Japanese Firms, Finance, and Markets, Australia-Japan Research Centre, Australian National University, Addison-Wesley, Melbourne.
25. Smitka, M. (1991), “Competitive Ties: Subcontracting in the Japanese Automotive Industry”, Columbia University Press, New York, NY.
26. Su, Chin-Ho (2000) “Enhancing the Competitive Edge Through
Cooperation Between Large Firms and SMEs: the Center Satellite Factory System in the ROC” in APO (2008) “Green Supply Chain: Enhancing Competitiveness Through Green
Productivity”.
27. Uchikawa, Shuji (2009) “Small and Medium Enterprises in Japan:
Surviving the Long-Term Recession”, ADBI Working Paper No. 169. Tokyo: Asian
Development Bank Institute, October 2009.
28. UNCTAD (2009), “World Investment Prospects Servey 2009-2011”. UN, New York and Geneva.
Urata, Shujiro, và Hiroki Kawai (2001) “Technological Process by Small and Medium