VIET NAM TRADE AND INDUSTRY REVIEW
CAC KET QUA
NGHIEN CUU KHOA HOC
VA UNG DUNG CONG NGHE
$0 23 - THANG 9/2028 Website: http://tapchicongthuong.vn
Trang 20NETHƯƠNG TẠP CHÍ - CƠ QUAN THÔNG TIN LÝ LUẬN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
VIET NAM TRADE AND INDUSTRY REVIEW
cAc KET QUA
NGHIEN CUU KHOA HOC VA UNG DUNG CONG NGHE
Website: http://tapchicongthuong.vn
HOI DONG BIEN TAP
TS Tran Tuan Anh GS.TS Tran Tho Dat GS.TS Tran Van Dich
GS.TS Nguyén Bach Khoa GS.TSKH Đỗ Ngọc Khuê
GS.TSKH Bành Tiến Long
GS.TSKH Nguyễn Xuân Quỳnh
GS.TS Đinh Văn Sơn GS.TSKH Trần Văn Sung GS.TS Lê Văn Tán GS TS Phạm Minh Tuấn GS.TSKH Đào Trí Úc GS.TSKH Đặng Ứng Vận GS.TS Võ Khánh Vinh TỔNG BIÊN TẬP ThS Đặng Thị Ngọc Thu ĐT: 0968939668 PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Ngô Thị Diệu Thúy ĐT: 024.22218228 - 0903223096 Phạm Thị Lệ Nhung ĐT: 0912.093191 TÒA SOẠN Tầng 8, số 655 Phạm Vẫn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Ban Tri sự - DT: 024.22218238 Fax: 024.22218237 Ban Thu ky - Xuat ban ĐT: 024.222182350 Ban Truyên thông - ĐT: 024.22218239 Ban Chuyên đề - ĐT: 024.22218229 Ban Phóng viên - ĐT: 024.22218232 Trung tâm Thông tin Đa phương tiện DT: 024.2221 8231 Email: online@tapchicongthuong.vn
VAN PHONG DAI DIEN PHIA NAM Số 12 Nguyễn Thị Minh Khai, P Đa Kao, Q 1, TP Hồ Chí Minh ĐT: (028) 38213488 - Fax: (028) 38213478 Email: vpddpntapchicongthuong@gmail.com Giấy phép hoạt động báo chí số: 60/GP-BTTTT Cấp ngày 05/3/2013 Trình bày: Tại Tòa soạn
In tại Công ty CP Dau tư và
Hợp tác quốc tế
Giá 250.000 đồng
Trang 3MUC LUC
CONTENTS
ISSN: 0866-7756 so 23 - Thang 9/2020
LUAT
CAO XUAN QUANG
Trách nhiệm của thương nhân trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam:
Từ quy định của pháp luật đến thực tiễn thi hành
The responsibilities of traders for providing informations and facts about goods and services to consumers
¡in Vietnam: Legal perspectives tO PraCẨiCG ‹‹c con ng ng ng ng ng ng BH ni BH BH BH BH BH ĐT BE SH
LÊ THẢO NGUYÊN
Một số rủi ro pháp lý từ quy định cho phép doanh nghiệp có nhiêu người đại diện theo pháp luật
Some legal risks from provisions allowing a business to have multiple legal representatiVeS .- : ccccc sec:
MAI THỊ MINH NGỌC
Pháp luật về công khai, minh bạch trong tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay
The law on the the publicity and the transparency ¡in the recruitment of public servants in Vietnam .‹
ĐÀO GIA PHÚC - PHẠM LỘC HÀ
Thị trường mua bán phát thải của Liên minh châu Âu và một số đề xuất cho Việt Nam
The European Ủnions emissions trading system and proposals for Vietfnam ‹.‹.cs cu ung nà ngà nàn
LÊ THỊ THU HÃNG
Phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một số tội khác
trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
Differences between the offence of intentionally cause injury or the offence of assault causing bodily harm
and other types of criminal offences according to the amended 2015 Criminal Code of Vietnam .‹ ‹
NGUYỄN HỮU LUẬN
Hoàn thiện pháp luật vê phòng, chống tham những trong khu vực tư ở Việt Nam
Perfecting the Law on Anti-corruption for the private Sector in Vietnam .‹‹ uc ng ng nu nàn
NGUYEN THI THU THUY
Vai trò của công nghệ đối với đảm bảo tiếp cận công lý trong tố tụng dân sự
The role of technology in ensuring the access to justice in civil DrOCe©dÌQS : : cu ng ng nh ngà nàn
DANG HOANG MAI
Giải quyết tranh chấp hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị, công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC)
bằng mô hình ban xử lý tranh chấp
Resolving disputes arising in Engineering - Procurement - Construction (EPC) projects via
the Dispute RESOIUTION BOard ccccccecceecccecceceueueeeeeueausauseenueuuuauseeeueaueaueaeausausaeeaeeusausausaeeusnusauseeaueausaueaeausausarserausausans
KINH TE NGUYEN THUONG LANG - VU KHANH THINH
Xuất khẩu dựa trên đầu tư nước ngoài: kinh nghiệm Trung Quốc đối với Việt Nam
Trang 4LÊ THU HIỀN - LÊ HUY DŨNG
Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tỉnh Thanh Hóa
The recent economiic situation of Thanh Hoa Province and some solutions to improve the provincial competitiveness .82 VŨ VĂN ĐÔNG Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao theo hướng bền vững tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Analyzing the factors affecting the sustainable development of high-quality tourism products and services IiN›-8 (0/00 90 SP 00x20 ốốẤH 88
THAI TRAN NHAT THI
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị của các doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh Trà Vinh
Factors affecting the application level of management accounting at construction enterprises located
INICA 00x is 97
TRƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN
Tăng trưởng bao trùm và những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam hiện nay
The inclusive growth and current impacts of the Industry 4.0 on Vietnam's development - - cà nssnnxxe 102
NGUYEN NGOC DUY - HOANG THU THUY - TRAN VAN HAO - HOANG ANH TUAN
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác xa bờ của nghê lưới rê tại Khánh Hòa
Factors affecting offshore fishing catch of gillnetters in Khanh Hoa ProVirICe -.- - cm mm 109 PHAM VAN RANG
The determinants of foreign direct investment in ASEAN
Các yếu tố quyết định việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực ASEAN . c-ccccccsseeerrerrrsrres 116
NGUYEN DINH CHIEN - NGUYEN TIEN TUNG
Phân tích hiện tượng giá dầu âm và khủng hoảng đầu mỏ thế giới năm 2020, một số khuyến nghị cho Việt Nam
An analysis of the negative oil price and the global oil crisis in 2020, and recommendations for Vietnam ‹- 123
QUAN TRI - QUAN LY ĐÀM KHẮC CỬ
Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Solutions for perfecting the state management organizational model of occupational safety and sanitation
in land transport enterprises in Vietnam to meet the requirements of Industry 4 cm nen 130
NGUYỄN MINH TUẤN
Nghiên cứu phát triển lòng trung thành thông qua việc sử dụng thiết bị di động vào trải nghiệm của khách hàng trong ngành khách sạn
A study on using mobile devices in the customer experience to increase the customer loyalty in the hospitality sector .140
NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
Nâng cao kỹ năng tư duy phản biện cho người học ngoại ngữ
Promoting the critical thinking of foreign language Ï©earnerS -‹‹ ‹- n nn mm ng ng ng BE ng in 146
VƯƠNG THẾ LUÂN
Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả làm việc đối với lao động ngành Hàng không khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Some issues about enhancing the job performance of employees in the aviation sector in Ho Chi Minh City 153
ĐINH PHI HỔ - LÊ ANH LINH — BUI QUANG MINH - ĐINH NGUYỆT BÍCH
Mối quan hệ văn hóa truyền thống, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả tổ chức: Trường hợp nghiên cứu tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận
The relationship among traditional culture, professional ethics and organizational performance:
Trang 5NGUYEN MINH CHAU - NGUYEN HAI QUANG - HUYNH QUOC DOANH
Ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
tại Bệnh viện Da khoa Hoàn Mỹ Minh Hải
The impacts of human resource management on employee engagement at Hoan My Minh Hai General Hospital 177 NGUYEN THANH MAI THY
Đánh giá hiệu quả sử dụng công nghệ di động đến kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên
Evaluating the effect of mobile applications on students' english speaking skiÌÌS - ‹:‹ «ca sen si ni nnn re 183
Trịnh Xuân Hoàng
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của căn hộ chung cư thương mại trên địa bàn quận 8, TP Hồ Chí Minh
Factors affecting perceived value of commercial apartment building located in District 8, Ho Chi Minh City 189
NGUYEN VAN NGUYEN
Tác động cua dai dich SARS-CoV-2 đối với hoạt động giáo dục tại Đại hoc Tra Vinh
Impacts of the Covid-19 pandemic on the teaching activities of Tra Vinh UniVerSiy Ăn sen 195 DO QUANG HUNG - PHAN TRONG PHUC - NGUYEN THU HUONG
Xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu suất thực hiện công việc (KPT) cho công tác đánh giá giảng viên Trường Đại học Đại Nam
Developing the set of Key Performance Indicator to evaluate the performance
of Dai Nam Universitys faCulty mermDerS - - - +5 nọ nọ nọ ng ng ng Em 202
NGUYỄN HOÀI NHÂN - LAM HAI
Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Đồng Nai dưới góc độ liên kết vùng và nội vùng Assessing the status quo of exploiting tourism resources in Dong Nai Province in terms
900lai-0/208i-9)9a i98 i-s)ei 0010() (3 nn ốố 208 PHẠM NGỌC DƯỠNG - MAI THANH ĐIỀN
Nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Improving the quality of civil servants working for North Tan Uyen District, Binh Duong Province .-.‹ - 218
TRUONG VO PHU TAN - NGUYEN KHAC HIEU
Hồn thiện cơng tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
Perfecting the management of agricultural cooperatives in Dong Thap PrOViTCe - Sư, 224
HOÀNG MẠNH DŨNG - BÙI NHƯ HUỲNH
Ứng dụng mô hình IPA tại Trung tâm Y tế Thành phố Dĩ An theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (Phiên bản 2.0)
Applying the IPA model to help the Di An City Medical Center meet the requirements
of the Vietnam Hospital Quality Standard (Version 2.() cọ ng TH TH BH BE vn 230
NGÔ THỊ LAN ANH - HOÀNG MINH ĐỨC
Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng
The online training of Vietnam's higher-educatioon institutions: Current situations and solutions
for improving the QUAÌÏẨW - -c Ăn ng nọ ng Họng nọ Họ TT TT TT TT 1B 1 BE gi BE Em 239
LÊ ANH ĐỨC
Quỹ Hỗ trợ khởi nghiếp đổi mới sáng tạo dành cho sinh vieểh tại các trường đại học trong bối cảnh công nghiệp 4.0
The startup funds for students in Vietnam in the context of Industry 4.Ũ .- ng gu ng 245
DINH VAN TOAN
Vai trò của chính sách trong phát triển doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ trường đại học: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho nhà quản trị
The role of policies in the development of Spin-offs academic companies: International lessons
is so|ea 0(-e91-ys (va 820i is nh 252
TRẦN VĂN NHÂN - HUỲNH QUỐC DOANH - PHẠM ĐỨC KỲ
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau
Trang 6LÝ THỊ HUỆ
Xung đột lợi ích trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay
The status quo of conflicts of interests among cadres, civil servants and public employees
in the publiC service in Vietnam - ‹- cm nọ ng ng BI KT HE BH TT n5 E1 BH 1 X4 267
NGUYEN THANH PHI VAN - VO VUONG BACH - HUYNH THI CHAU AI
Phát triển thang đo hành vi chia sẻ tri thức trong môi trường giáo dục đại học: Trường hợp tại TP Hồ Chí Minh
Developing the scale of knowledge sharing behavior in the higher education filed in Ho Chi Minh City 273 NGUYEN THI THUY
Model and scale of work motivation of the tour guide: Case study Ho Chi Minh city
Mô hình và thang đo động lực làm việc của hướng dẫn viên du lịch: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chi Minh 279
NGHIÊM PHUC HIEU - MAI THI NGHIA LE - PHAM NGOC KHANH - NGO MANH LAM - NGO THI TUYET
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất
tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
The factors affecting the satisfaction of enterprises with the land use rights transfer service provided
by Ba Ria — Vung Tau Province’s authOriti@S - -.- ng KT BE BE vn 286
NGUYEN VAN TUAN - VONG THINH NAM
Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Perfecting the land clearance work in Cao Lanh City, Dong Thap PrOVỈTCG -c cm mm ng ng mm nen 292
TRẦN THANH XUÂN
Phân tích thực trạng chất lượng giảng viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội qua tiêu chí năng lực nghiên cứu khoa học Analyzing the competencies of Hanoi University of Home Affairs’ lecturers via the scientific research competencies 300 HOANG ANH THU
The conceptual model of perceived corporate social responsibility, corporate image and customer loyalty in Vietnam's aviation industry
Mô hình khái niệm mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với hình ảnh doanh nghiệp
và sự trung thành của khách hàng trong ngành hàng không của Việt Nam .-.- ‹:‹ sac nh nkeeeeeeenensassssrsrres 309
NGUYỄN TRỌNG NHẤ
Nâng cao năng lực tư duy chiến lược vê kinh tế của người lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước
Enhancing the strategic economic thinking for the leaders of state agenCi@S -. .- - -Q cm nen 316
DANG THI THU PHUONG - NGO HOAI SƠN
Từ tiêu chuẩn ngạch công chức suy nghĩ về quản lý công chức theo ngạch công chức
Assessing the reasonable of current civil servant standards to review the civil servant management by using ranks 322
KINH DOANH
PHAM THI HUYEN
Building logistics development model for retail company based on logistics maturity model
Xây dựng mô hình phát triển logistics cho doanh nghiệp bán lẻ dựa trên mơ hình logistics hồn thiện 327 DƯƠNG NGỌC LANG
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Lạt
A study on the competitiveness of Da Lat City S tourism destinatiOn .-.- - su mm ng 334
» o ^ » 2 a
TAI CHINH - NGAN HANG - BAO HIEM NGO THI HONG GIANG - NGUYEN THI HAI BINH
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân ở các ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Sóc Trang
Factors affecting the decision of individual customers to borrow money from commercial banks located
in SOC Trang PrOVỈTCG .- cu nọ TH TT HH họ Tà TT KG BH BE TT 1B TT 10 801 0800 1-0580 198858 344
NGUYỄN THÀNH CƯỜNG - HUỲNH VĂN LÃM
Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
Trang 7TRAN TRONG HUY - NGUYEN THI NGOC HAN
Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Nẵng lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
The impacts of capital structure on business performance of listed energy / electricity / gas comapnies
on Vietnam“s stOCk MAPK tii neni 361
HÀ NAM KHÁNH GIAO - NGUYỄN NGỌC NHƯ
Hệ thống đánh giá kết qủa thực hiện công việc của nhân viên Vietinbank Bình Dương
The employee performance evaluation system of Vietinbank — Binh Duong Province Branch -‹‹ -‹ ‹‹««+-sxs› 368
NGUYỄN CAO ANH - TRẦN THANH THẾ
Lỗ hổng nghiên cứu về sai số hệ thống trong các mô hình tài chính
Research gaps of systematic errors in finariCial mOdl€ÌS, ‹ -‹ su nọ nọ ni BH BE gà BE rP 3/6
NGUYỄN TIẾN LÊN - HUỲNH QUỐC DOANH - NGUYỄN HẢI QUANG
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau
Factors affecting individual customers 'decisions to borrow money from Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development - Ca Mau Province BrarnCh - - -c nọ nọ nọ ng ng Em 382
LƯU VĂN ANH DŨNG
Kiệt quệ tài chính: Vòng đời và chiến lược tái cấu trúc các công ty niêm yết tại Việt Nam
The financial exhaustion: The life cycle and the restructuring strategy of listed companies in Vietnam - - 388
NGUYEN THUY ANH
Xử lý nợ xấu: Thực tế từ áp dụng nghị quyết 42/2017/QH14 tại các tổ chức tín dụng
Handling non-performing loans: The practical enforcement of the Resolution 42/2017/QH14 at credit institutions 395
TRẦN HUY HOÀNG - TRƯƠNG MINH THỊNH
Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro ngoại bảng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh thị xã Duyên Hải Trà Vinh
Perfecting off-balance sheet activities of Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
Branch of Duyen Hai Town, Tra Vinh PrOVITCG nọ nọ nh HT TT BE in TEBH TEE Hi BH BE HT ER HH EEB 401
TRAN HUY HOANG - TRAN THI THI
Hồn thiện cơng tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
Perfecting the collection management of social insurance in Cang Long District, Tra Vinh ProvinCe ‹ «+ 407
TRAN HUY HOANG - NGUYEN TRONG CHUONG
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả nẵng tra nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vũng Liêm
Factors affecting the ability to pay debts on time of individual customers of Vietnam Bank for Agriculture
and Rural Development - Vung Liem Branch, Vinh Long PrOVinCe_ cu ng ng mm 413
ae 2 a -
KE TOAN - KIEM TOAN NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Trả Vinh
Solutions for improving the information quality of financial statements provided by units under
4P o2 0e 0c ni cA/i 8s son n6 421
NGUYỄN THÀNH CƯỜNG - TRƯƠNG HỒNG SƠN
Giải pháp hồn thiện cơng tác chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn Thành phố Bảo Lộc
Solutions to help Bao Loc City narrow the city VAT Q4p - cuc nọ nọ ng Hi ni BE gu BH HE ng BE 427
LE QUANG MAN
Trao đổi về vấn đề vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị vào hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp Việt Nam
A study on the application of management accounting techniques to supply chain management activities
Trang 8TAP CHI CONG THUONG
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TRONG
PHAT TRIEN DOANH NGHIEP HOC THUAT
SPIN-OFES TỪ TRƯỜNG ĐẠI HỌC:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý #
CHINH SACH CHO NHA QUAN TRI
® ĐINH VĂN TỒN TĨM TẮT:
Bài báo tập trung trình bày kết quả nghiên cứu về doanh nghiệp học thuật Spin-offs từ trường đại học cũng như chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp này từ một số quốc
gia tiêu biểu Từ các phân tích, tác giả bài báo đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm
hình thành các công ty Spin-offs để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần hồn thiện mơ
hình trường đại học khởi nghiệp ở Việt Nam
Từ khóa: Doanh nghiệp học thuật, Spin-offs, đại học khởi nghiệp, trường đại học
1 Giới thiệu
Sứ mệnh của trường đại học (ĐH) trong nền
kinh tế đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong hơn hai
thập niên qua Các ĐH ngày nay không chỉ quan
tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, sáng tạo và truyền thụ tri thức mà còn hướng tới tăng cường ứng dụng, khai thác tri thức, phát triển kinh doanh và hình thành doanh nghiệp học thuật
Spin-offs (Shore va McLauchlan, 2012; Boffo va cộng sự, 2019; Định Văn Toàn, 2020) Các hoạt
động thực hiện sứ mệnh thứ ba là tiên đề hình
thành giới doanh nhân học thuật và thực hiện các
252 Số 23 - Thóng 9/2020
hoạt động thương mại hóa các kết quả NCKH theo định hướng lợi nhuận Trong khi đó, hoạt
động thực hiện sứ mệnh thứ tư nhằm hình thành
doanh nghiệp, phát triển kinh doanh trên cơ sở
kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH) va phat triển công nghệ
Các hoạt động có tính khởi nghiệp kinh doanh
nói trên luôn gắn với đổi mới, sáng tạo nhằm đáp
ứng yêu cầu thị trường đang tạo ra sự chuyển đối mạnh mẽ các ĐH trở thành các trường đại học khởi nghiệp (Dinh Van Toan, 2020) Mô hình
Trang 9QUAN TRI - QUAN LY
va phat trién doanh nghiép hoc thuat (Spin-offs) từ nhà trường Ngược lai, quá trình hình thành và
phát triển các công ty Spin-offs lại thúc đẩy
nhanh sự chuyển đổi mô hình trường ĐH truyền
thống sang ĐH khởi nghiệp, bởi vì sự hình thành
các doanh nghiệp này luôn gắn chặt với chuyển glao công nghệ (Saetre và cộng sự, 2009)
Tuy nhiên, hình thành và phát triển Spin-offs từ các trường ĐH không chỉ phụ thuộc vào kết
quả NCKH và hoạt động của các trường Thực tế
trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy điều này
còn phụ thuộc vào khung khổ pháp luật và các chính sách trong nhiều lĩnh vực liên quan của nhà
nước và cơ chế quản lý giáo dục bậc đại học ở
mỗi quốc gia Nghiên cứu về Spin-offs và các
chính sách thúc đẩy việc hình thành các công ty
này ở một số quốc gia và trường ĐH tiêu biểu trên thế giới sẽ là cơ sở để tham khảo, hoàn thiện
về mặt chính sách để cải thiện hiệu quả hoạt
động của các trường ĐH Việt Nam trong bối cảnh
đẩy mạnh tự chủ
2 Tổng quan về trường đại học khởi nghiệp
và doanh nghiệp Spỉn-offs
Trường đại học khởi nghiệp, trước hết là các ĐH có năng lực nghiên cứu và định hướng nghiên cứu Trong cơ cấu tổ chức trường ĐH truyễển
thống, các đơn vị trực tiếp thực hiện chức năng
này như: phòng thí nghiệm, viện, trung tâm nghiên cứu cho ra đời các ý tưởng kinh doanh,
công nghệ mới và các phát minh, sáng chế, giải
pháp hữu ích Nhưng để có thể chuyển giao các sản phẩm NCKH này và thúc đẩy quá trình
thương mại hóa, trường đại học khởi nghiệp cần thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ (TTO) và vườn ươm doanh nghiệp Chức năng
chính của các đơn vị này là thúc đẩy chuyển giao
công nghệ và quá trình thử nghiệm hướng đến các
hoạt động kinh doanh để đưa các sản phẩm, dịch vụ từ kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trong trường ĐH ra thị trường bên ngoài
Xét về mục tiêu, cơ cấu tổ chức và các hoạt
động, có thể thấy một số khác biệt của trường ĐH khởi nghiệp so với trường ĐH truyền thống
như trong Bảng 1 Trường ĐH khởi nghiệp
khuyến khích các hoạt động khởi nghiệp học thuật và thúc đẩy sự hình thành các Spin-offs giup tang cường hợp tác giữa nhà khoa học với nhà trường và các doanh nghiệp Cơ cấu và sự
liên kết như vậy hình thành một cơ cấu tổ chức
hoàn chỉnh cho trường ĐH khởi nghiệp (Dinh
Van Toan, 2020) (Bang 1)
Spin-off là tên gọi được sử dụng rộng rãi để
chỉ một thể loại doanh nghiệp được hình thành và
phát triển dựa trên công nghệ từ các tổ chức công
Bỏng 1 Đặc trưng của trường đợi học khởi nghiệp so với đợi học truyền thống
Đại học truyền thống Đại học khởi nghiệp Sáng tạo tri thức Sáng tạo tri thức
Mục tiêu -
Ứng dụng, khai thác tri thức
Phòng chức năng; Khoa; Phòng thí Phòng chức năng; Khoa; Phòng thí nghiệm; Trung tâm nghiệm; Trung tâm nghiên cúu nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng chuyển giao công nghệ; Vườn ươm khởi nghiệp; Doanh nghiệp Spin-offs
Trang 10TAP CHi CONG THUONG
lập kể từ đầu những năm 1980 ở nhiều quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu về loại hình doanh
nghiệp này có phạm vi khá rộng và bao gồm cả liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức mẹ là các tổ chức công lập Nhìn chung, các tổng
kết đã cho thấy Spin-offs thường là các doanh nghiệp mới, nhỏ, sử dụng vốn trí tuệ có nguồn
gốc từ một trường ĐH hoặc tổ chức nghiên cứu công (DJokovic và cộng sự, 2008) Công ty SpIn- off từ trường ĐH chính là các doanh nghiệp mới được thành lập có sự tham gia bởi các cá nhân là thành viên hoặc cựu giảng viên, nhân viên trường ĐH hoặc có công nghệ cốt lõi được chuyển giao từ nhà trường Về mặt tổ chức, các Spin-offs từ
trường ĐH có các điểm chung là một thực thể pháp lý riêng biệt, không phải là một phần mở rộng hoặc bị kiểm soát bởi trường ĐH Do vậy, các công ty này có thể thực hiện kinh doanh
thông qua việc khai thác tri thức từ nhà trường
hoặc nối tiếp các theo đuổi từ các hoạt động
NCKH nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận thông qua
các cơ chế liên kết, hỗ trợ lẫn nhau
3 Doanh nghiệp Spin-offs từ trường đại học
và chính sách hỗ trợ của chính phủ một số quốc gia trên thế giới
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) năm 2001 về hình thành Spin-
offs từ các quốc gia đã chỉ ra một số nhận định
chung như sau Thứ nhất, Spin-off đã phát triển
đáng kể từ đầu những năm 1980 trong nhiều nước OECD, có sự gia tăng hằng năm về số lượng mặc
dù nó vẫn còn khiêm tốn ở một số nước Thứ hai,
có sự khác biệt lớn các quốc gia và trên khắp các
tổ chức nghiên cứu công trong xu hướng tạo ra
Spin-offs Một số quốc gia không có nhiều, trong
khi Mỹ ghi nhận vài trăm doanh nghiệp mỗi năm Sự khác biệt không chỉ đơn giản là do sự khác biệt về GDP hoặc ngân sách cấp cho nghiên cứu
công Thứ ba, không chỉ là doanh thu và sản
phẩm mà quy mô của các công ty Spin-offs thường còn khiêm tốn trong những năm đầu ổi
vào hoạt động, trong khi một tỷ lệ nhỏ biến thành
người khổng lổ công nghệ cao (Callan, 2001)
Như vậy, ảnh hưởng của các chính sách từ chính phủ tới phát triển của các công ty này, đặc biệt là
254 Số 23 - Thóng 9/2020
từ trường ĐH cần phải được nghiên cứu trong một
khoảng thời gian dài hơn
Kết quả phát triển Spin-offs hoc thuat
Tại Mỹ, “hiện tượng spin-off” đã đạt được nhiều thành công nhờ sự phát triển của 'Thung
lũng Silicon' huyền thoại và "Tuyến đường 128'
xung quanh các trường đại học danh tiếng như Stanford va MIT Cac Spin-offs ti trường đại học
đã trở thành một phần của bối cảnh học thuật Mỹ
trong nhiều thập kỷ Khảo sát của Hiệp hội các
nhà quản lý công nghệ đại học Mỹ (AƯTM) năm
2006 chỉ ra rằng: chỉ trong một thập kỷ (1996-
2006), tổng số bằng sáng chế được nộp bởi các trường đại học Hoa Kỳ tăng gấp bốn lần từ 4.000
lên gần 16.000 (Saetre và cộng sự, 2009) Chính
vì vậy, mặc dù số liệu chưa đầy đủ, nhưng các số
liệu thống kê đã cho thấy Mỹ là quốc gia đứng đầu về số công ty Spin-offs Theo báo cáo của
132 trường ĐH hàng đầu ở Mỹ thì đã có 279 công
ty được thành lập ở năm 1998 Nếu tính cả các
công ty do các sinh viên, giảng viên và cựu sinh viên thành lập (không nhận giấy phép chuyển giao công nghệ từ trường ĐH) thì số liệu còn lớn
hơn rất nhiều: trung bình, mỗi năm có hơn 200
công ty SpIn-off được đăng ký thành lập từ 132
trường ĐH Trong vòng gần 20 năm (1980-1999) kể từ khi đạo luật Bayh-Dole được phê chuẩn
Ước tính trong vòng 10 năm kể từ đầu thập niên
1990, số Spin-offs được thành lập liên quan tới
Viện Công nghệ MTIT va Dai hoc Cambridge da lên tới hàng ngàn, trong đó chủ yếu từ các cựu sinh viên (Erden và Yurtseven, 2012) Ở một quốc gia khác ở châu Mỹ là Canada, nghiên cứu
của Rasmussen cho thấy nếu tổng số công ty
Spin-offs tiv c4c trường ĐH và bệnh viện trong ca
nước ở năm 1999 chỉ là 471, đến năm 2001 tăng
lên 680 thì tới năm 2003 con số này đã đạt 876
(Rasmussen, 2008)
Tại Vương quốc Anh, số Spin-offs tăng liên
tục từ 161 ở năm 2004 lên 187 vào năm 2006,
trong 3 năm 2004-2006 trong số các công ty này
đã có 24 công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng thành công (Wright và cộng sự,
2009) Ở Hà Lan, theo Bekkers và cộng sự
Trang 11QUAN TRI - QUAN LY
nghiệp SpIn-offs từ các trường ĐH được thành lập Còn ở Ý, trong giai đoạn từ 2000-2007, trung bình có 100 Spin-offs ra đời từ dự án kinh doanh
mới mỗi năm, số được thành lập từ các trường ĐH
trong các năm 2011 - 2014 là 1.115 (Boffo va Co-
corullo, 2019)
Singapore là một trong những quốc gia năng
động nhất châu Á trong phát triển trường ĐH khởi nghiệp hơn hai thập kỷ gần đây Trong 5 năm từ
1998-2003, đã có hơn 70 doanh nghiệp Spin-offs được thành lập từ hai trường ĐH: Đại học Quốc gia va Dai hoc Céng nghé Nanyang (Dinh Văn
Toàn, 2019, 189) Tổng hợp số lượng công ty
Spin-offs hinh thành từ các trường ĐH ở một số
quốc gia tiêu biểu trên thế giới trong từng giai đoạn được thống kê ở Bảng 2
Vai trò cua cdc Spin-offs
Trong phát triển kinh tế vùng và quốc gia, các công ty Spin-offs có vai trò là cầu nối thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và hoạt động
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ trường
ĐH ra thị trường Thực tiễn cho thấy nguồn gốc
hình thành các công ty này thường từ các dé án,
nhiệm vụ với hợp đồng nghiên cứu hoặc có tư vấn
với các mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức mẹ - trường đại học Nói cách khác, Spin-offs lúc này
là các đường dẫn nhanh chóng nhất để các ý
tưởng và công nghệ từ các nhà khoa học trong trường ĐH được khai thác thương mại ra thị trường (Callan, 2001) Nghiên cứu của Goldfarb và Henrekson (2003) đã chỉ rõ thương mại hóa
các ý tưởng từ trường ĐH nói chung đòi hỏi sự Bảng 2 Số công ty Spin-offs từ trường đợi học một số quốc gia
Quốc gia Tên trường đại học Thời gian Số Spin-offs Nguồn tham khảo 1 Anh 2006 187 Wright va cong su, 2009
2 Đức DH Ky thuật Munich (TUM) 2017 135 Đinh Văn Toàn, 2019, tr.160 3 2001 499 Bekkers và cộng sự, 2006 Hà Lan Dai hoc Twente (UT) 2005 427 Lazzeretti va Tavoletti, 2005 4 Y 2014 753 Boffo va Cocorullo, 2019 ~ Viện Công nghệ x `
5 Mỹ Massachusetts (MIT) 2001 218 Dinh Van Toan, 2019, tr.168
6 Canada Dal hoc British Columbia (UBC) 2005 117 Rasmussen va Borch, 2010
7 1998-2003 70 Dinh Van Toan, 2019, tr.156 Đại học Quốc gia ve es
Trang 12TAP CHi CONG THUONG
tham gia liên tục của các nhà phát minh hoc thuật Vì vậy, các SpIn-offs được coi là phương cách thực hiện thương mại hóa hiệu quả nhất trong các trường đại học
Bên cạnh việc tạo doanh thu, Spin-offs có xu hướng tạo ra nhiều việc làm hơn so với các công ty khởi nghiệp công nghệ khác Saetre và cộng
sự cũng chỉ ra một số kết quả nghiên cứu đã cho
thấy Spin-offs từ các ĐH thường là các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công AUTM ước tính rằng các công ty này đã đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280.000 việc làm ở Mỹ trong giai đoạn 1980-1999 Đặc biệt, Spin-offs từ các trường ĐH góp phần tạo ra việc làm cho
những người có trình độ học vấn cao Các xu
hướng này cũng được nhìn thấy không chỉ ở Mỹ, mà còn ở Vương quốc Anh, Thụy Điển, Hà Lan,
Bỉ và Bắc Ireland (Saetre và cộng sự, 2009) Hoạt động khởi nghiệp gắn với đối mới, sáng
tạo của các trường ĐH khởi nghiệp (trong đó các
Spin-offs đóng vai trò chủ yếu) khuyến khích kết
nối mạng giữa các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và các hoạt động kinh doanh ở địa
phương (Callan, 2001) Do vậy, chính phủ nhiều
quốc gia sử dụng Spin-offs như một phương thức
để thúc đẩy phát triển khu vực thông qua thúc
đẩy các ngành công nghệ mới và tạo ra môi trường năng động để hỗ trợ các doanh nghiệp và doanh nhân
Về chính sách
Kết quả nghiên cứu của Chang và cộng sự
khẳng định các hợp tác với ngành công nghiệp
và hỗ trợ của chính phủ, các cơ quan quan lý luôn
có vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh, từ đó hình thành các công ty SpIn-offs (Chang và cộng sự, 2016) Trong quy trình hình thành các Spin-offs nghiên cứu của Borges va Filion da chi ra: t6 chifc me,
doanh nhân và công nghệ là ba yếu tố chính của
quy trình spin-off (Borges và Filion, 2013) Trong trường hợp một Spin-off hàn lâm, các tổ chức mẹ là trường đại học đóng vai trò là nơi mà các công nghệ và doanh nghiệp được tạo ra Ở đó, các doanh nhân học thuật thường làm việc cho các
Spin-offs hoặc tham gia nghiên cứu về công nghệ
256 $6 23 - Thang 9/2020
mà các công ty sử dụng từ trường ĐH Nghiên cứu
việc phát triển Spin-offs với chuyển giao công
nghệ giữa các quốc gia, Saetre và cộng sự (2009)
cho thấy bốn thành phần quan trọng đối với phát
triển Spin-offs từ trường ĐH, trong đó có chính
sách và cơ chế hỗ trợ từ chính phủ
Thực tiễn từ các quốc gia có kết quả phát triển
doanh nghiệp học thuật cho thấy chính sách đổi
mới của các chính phủ luôn có vai trò quyết định
Minh chứng nổi bật cho sự tác động mạnh mẽ
nhất đối với “hiện tượng” Spin-offs là Đạo luật Bayh-Dole ở Mỹ ở năm 1980 Chính sách này đã
cung cấp cho các trường đại học Mỹ quyền đối
với các phát minh của họ dựa trên nghiên cứu do chính phủ tài trợ gắn với trách nhiệm thương mại hóa công nghệ của họ Theo Saetre và cộng sự (2009), những thay đổi tương tự đã xuất hiện sau đó ở phân lớn các nước châu Âu và châu Á Tác động của Đạo luật Bayh-Dole cho phép các
trường ĐH được bán bằng sáng chế trên những
kết quả nghiên cứu do chính phủ liên bang tài trợ
đã làm tăng nhanh số lượng các văn phòng chuyển giao (TTO) Không chỉ là số lượng TTO
tăng, số lượng văn phòng cấp phép cũng gia tăng
rất nhanh cùng với công bố sáng chế, đơn xin cấp
bằng sáng chế, thỏa thuận cấp phép và tiền thu từ
bán bản quyền tăng lên Hoạt động tích cực của
các văn phòng đã trực tiếp làm tăng đột biến số
lượng Spin-offs từ các trường ĐH ở Mỹ ngay sau khi đạo luật nà y ra đời Ngoài những thay đổi về
luật pháp, các chính sách hỗ trợ khác đã được
Chính phủ Mỹ đưa ra để thúc đẩy hợp tác nghiên
cứu và phát triển (R&D), tạo điều kiện cho phát triển Spin-offs như: chính sách sửa đổi về bằng sáng chế; giảm bớt các quy định nhằm tăng sự tin
cậy lẫn nhau; và các hướng dẫn trong sở hữu tài
sản trí tuệ thuộc sở hữu của chính phủ (Gibson &
Rogers, 1994; Bozeman, 2000)
Tại Anh, Đạo luật Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ từ tập đồn cơng nghệ (một cơ quan nhà nước) cho các trường đại học trong những năm 1980 cũng tạo ra bước ngoặt quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển các công ty Spin-offs
từ các trường ĐH Ở châu Âu, kế hoạch hành
Trang 13QUAN TRI - QUAN LY
các chính phủ tập trung vào tài trợ cho sự tăng
trưởng của các doanh nghiệp Spin-offs từ các
trường đại học (Meyer, 2003) Tại Thổ Nhĩ Kỳ, theo Erden và Yurtseven (2012), thương mại hóa tri thức và khoa học đã được thừa nhận là một vấn để quan trọng trong chính sách của chính phủ:
Luật số 5746 tập trung vào vấn để này và quy
định về cung cấp ưu đãi tài chính cho các công ty
thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng
như vốn hỗ trợ ban đầu cho các doanh nhân học
thuật hình thành doanh nghiệp trên nền tỉng nghiên cứu; Bộ khoa học Công nghệ và Công
nghiệp cung cấp vốn “mồi” (Seed Funding) cho
các doanh nhân thành công với hoạt động chuyển
giao công nghệ để phát triển doanh nghiệp Spin-
off trong các trường đại học Tại châu Á, Singa- pore là một quốc gia có những chính sách phát
triển giáo dục ĐH hướng tới khởi nghiệp và thúc
đẩy sáng tạo rất thành công trong hơn hai thập kỷ qua Trong 5 năm (từ 1998 đến 2003), đã có hơn 70 doanh nghiệp SpIn-offs thành lập nhờ chính
sách ươm mầm từ Đại học Quốc gia, Đại học
Công nghệ Nanyang và các viện nghiên cứu về khoa học công nghệ (Định Văn Tồn, 2019, 156)
Các cơng ty Spin-offs thường có tiểm năng
phát triển cao, nhưng cũng thường gặp nhiều khó
khăn khi tìm kiếm nguồn tài chính đầy đủ để khởi nghiệp và mở rộng sản xuất kinh doanh do bất lợi
từ công nghệ chưa được chứng minh và thiếu kế
hoạch kinh doanh Vì vậy, tài trợ của chính phủ
và các cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn càng quan
trọng Chính phủ ở châu Âu và Mỹ cũng đã phát
triển các cơ chế hỗ trợ tài chính trong hình thức
tài trợ và chính sách tài trợ công Kế hoạch hành
động đâu tiên cho đổi mới ở châu Âu vào năm
1996 đã tài trợ cho tăng trưởng của các doanh
nghiệp dựa trên công nghệ, đặc biệt là các SpIn- offs từ trường ĐH trong Liên minh châu Âu Trong khi nhiều chương trình tài trợ như: Chương trình Nghiên cứu Đổi mới Kinh doanh và Nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ nhỏ đã được phát
triển ở Mỹ để tài trợ các dự án R&D có rủi ro cao
nhưng có tiểm năng thương mại (Meyer, 2003)
Điều này cho phép các nhà sáng lập doanh nghiệp học thuật vượt qua các rao can tài chính
Đối với các trường ĐH, các nhà quản trị đã
nhận ra vai trò chiến lược của các phòng thí
nghiệm và trung tâm nghiên cứu thông qua khả
năng sáng tạo và phổ biến kiến thức trong việc
thúc đẩy năng lực đổi mới Hầu hết các trường
ĐH và trung tâm nghiên cứu đều khai thác kết
quả nghiên cứu bằng cách quảng bá và tạo ra các
liên doanh mới Trong báo cáo “Thúc đẩy tinh thần doanh nhân”, Tổ chức Hợp tác và phát triển
châu Âu nhấn mạnh rằng các trường đại học cần phát triển các chính sách, cơ cấu để tạo điều kiện
chuyển đổi từ nghiên cứu sáng tạo ra các dự án mới (Ndonzuau và cộng sự, 2002)
4 Bài học cho các nhà quản trị trong giáo dục đại học
4.1 Đối với các trường đại học
Cần có các chương trình nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và năng lực quản trị, điều hành trong kinh doanh; Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
như là một phần đóng góp cho liên doanh thương
mại; tăng cường hợp tác với doanh nhân và ngành công nghiệp Đặc biệt, cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống như
hiện nay sang ĐH khởi nghiệp Theo đó, ưu tiên
hoàn thiện cơ cấu tổ chức thông qua hình thành
các cụm phòng thí nghiệm, vườn ươm công nghệ, văn phòng cấp phép và chuyển giao côpng nghệ, đồng thời thiết lập các quy định nội bộ cụ thể để điều tiết chuyển giao công nghệ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu thương mại hóa
kết quả NCKH
4.2 Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành
- Các quy định pháp luật về doanh nghiệp bao
gồm: Luật Doanh nghiệp, các quy định về doanh
nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan sự nghiệp công lập, trường ĐH cần được hoàn thiện theo hướng đồng bộ và tạo cơ sở cho việc thành lập và hoạt động của Spin-offs từ trường
đại học Quy định pháp luật gần đây nhất về
doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) là
Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định khá rõ về hình thành, hoạt động và phát triển các doanh nghiệp này Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn
bản nào đề cập trực tiếp đến Spin-offs hay doanh
Trang 14TAP CHI CONG THUONG
nghiệp khởi nguồn từ các trường đại học Cơ chế phù hợp cho các doanh nghiệp kiểu Spin-offs
hoạt động và phát huy vài trò chưa hình thành ở Việt Nam Luật Giáo dục đại học đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học được liên doanh, liên
kết, thành lập doanh nghiệp nhưng cũng chưa có
một hành lang pháp lý cụ thể cho việc ra đời và
hoạt động của các SpiIn-offs
- Pháp luật hiện hành cần được bổ sung các
quy định về các mô hình đơn vị hỗ trợ như vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp hay không gian làm việc chung tại các trường ĐH để
thúc đẩy khởi nghiệp và hình thành doanh nghiệp
Spin-offs Quy định hiện nay về doanh nghiệp
KHCN khiến các nhà khoa học không quan tâm
đến thành lập Spin-off do rủi ro từ việc thành lập mới mà sẽ chuyển đối thành doanh nghiệp KHCN
khi có đủ điều kiện
- Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cần
xây dựng và ban hành các chính sách hình thành
nguồn vốn và thiết lập cơ chế, chính sách sử dụng vốn “mồi” như một số quốc gia đã thực hiện cho
các doanh nhân học thuật bước đầu phát triển sản
phẩm, mô hình kinh doanh từ trường đại học - Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giao quyền tự chủ hoàn toàn về mặt tổ chức, nhân sự
để các trường đại học có các chính sách khuyến
khích tinh thần doanh nhân trong nhà trường và
thành lập đơn vị hỗ trợ các dự án kinh doanh mới
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
từ các nghiên cứu để hình thành các vườn ươm doanh nghiỆp, công ty SpIn-offs
5, Kết luận
Thành công từ đổi mới chính sách và hợp tác
hiệu quả giữa các bên: trường đại học - chính phủ - doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế
giới để phát triển doanh nghiệp học thuật Spin-
offs cho thấy vai trò quyết định của Chính phủ
Việt Nam đang trong bối cảnh chuyển đổi các
trường ĐH truyền thống sang trường ĐH khởi
nghiệp, tuy nhiên kết quả hình thành và phát
triển Spin-offs từ các trường còn rất hạn chế
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là hệ
thống thiết chế, các quy định pháp luật chưa đồng bộ, chưa khuyến khích và hỗ trợ để các gi-
ang viên, nhà khoa học hình thành dự án kinh doanh để chuyển giao và thành lập Spin-offs Vì
vậy, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế và cơ chế
để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các trường đại học,
cho phép trường đại học sở hữu các tài sản trí tuệ từ các đề tài NCKH do Nhà nước tài trợ Nhà nước và các cơ quan quản lý cần gỡ bỏ các rào
cản để thực hiện tự chủ hoàn toàn trong các trường đại học, đồng thời cho phép công chức, viên chức trong các trường đại học công lập tham
gia thành lập và quản lý các doanh nghiệp SpIn-
offs để phát huy tốt thành quả NCKH phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội M
1 Bekkers, R., Gilsing, V., Van der Steen, M (2006), Determining factors of the effectiveness of IP-based Spin-
offss: Comparing the Netherlands and the US, Journal of Technology Transfer, 31, 545-566
2 Boffo, S va Cocorullo, A (2019), University Fourth Mission, Spin-offs and Academic Entrepreneurship: Connecting public policies with new missions and management issues of universities, the Higher Education
Forum, Vol 16, 125-142
3 Borges, C., Filion, L.J (2013), Spin-off Process and the Development of Academic Entrepreneur’s Social Capital, Journal of Technology Management
27242013000100003
258 Số 23 - Thóng 9/2020
Trang 15http://dx.doi.org/10.4067/S0718-QUAN TRI - http://dx.doi.org/10.4067/S0718-QUAN LY
4 Bozeman, B (2000), Technology transfer and public policy: A review of research and theory, Research Policy,
29(4), 627-655
5 Callan, B (2001), Generating spin-offs: Evidence from Across the OECD, Special Issue on Fostering High-tech Spin-offs: A Public Strategy for Innovation, OECD Science Technology Industry Review, Volume 2000, Issue 1,
No 26, 1-55
6 Chang, Y.C., Yang, P.Y., Martin, B.R., Chi, H.R., & Tsai-Lin, T.F (2016), Entrepreneurial universities and research ambidexterity: A multilevel analysis, Technovation, Volume 54, 8/2016, 7-21 http://dx.doi.org/10.1016/
j.technovation.2016.02.006
7 Dinh Van Toan (2020), Entrepreneurial Universities and the Development Model for Public Universities in Vietnam, International Journal of Entrepreneurship, 24 (1), 1-16
8 Djokovic, D., Soutaris, V (2008), Spinouts from academic institutions: A literature review with suggestions for further research, Journal of Technology Transfer, 33, 225-247 https://doi.org/10.1007/s 10961 -006-9000-4
9 Dinh Van Toan (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện sứ mệnh thứ ba và thách thức đối với các trường
đại học Việt Nam trong g1a1 đoạn chuyển đổi, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol 36, No 3
(2020), 75-84 https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4355
10 Dinh Van Toàn (2019), Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản ĐHQGHN, 133-261
11 Erden, Y., Yurtseven, A.E (2012), Establishment and Development of Academic Spin - Off Firms: Evidence
from Turkey Dang tai trén hitps://www.researchgate.net/publication/254429007 Truy cập ngày 16/8/2020 12 Goldfarb, B vi Henrekson, M (2003), Bottom-up versus top-down policies towards the commercialization of university intellectual property, Research Policy, 32(4), 639-658
13 Lazzeretti, L., Tavoletti, E (2005), Higher education excellence and local economic development: The case of
the entrepreneurial University of Twente, European Planning Studies, 13(3), 475-493
14 Meyer, M (2003), Academic entrepreneurs or entrepreneurial academics? Research-based ventures and public support mechanism, R&D Management, 33(2), 107-115
15 Ndonzuau, F.N., Pirnay, F., Surlemont B (2002), A stage model of academic spin-off creation, Technovation,
22(5), 281-289 hitps://doi.org/10.1016/S0166-4972(01)00019-0
16 Rasmussen, E (2008), Government instruments to support the commercialization of university research:
Lessons from Canada, Technovation, 28(8), 473-550
17 Rasmussen, E., Borch, O.J (2010), University capabilities in facilitating entrepreneurship: a longitudinal study of Spin-offs ventures at mid-range universities, Research Policy, 39(5), 602-612
18 Saetre, A.S., Wiggins, J., Atkinson, O.T., Atkinson, B.K.E (2009), University Spin-Offs as Technology Transfer: A Comparative Study among Norway, the United States, and Sweden Comparative Technology Transfer and Society, 7(2), 115-145 hitps://doi.org/10.1353/ctt.0.0036
19 Shore, C., McLauchlan, L (2012), Third mission’ activities, commercialisation and academic entrepreneurs,
Social Anthropology/Anthropologie Sociale, 20(3), 267
20 Stal, E., Andreassi, T., Fujino, A (2016), The role of university incubators in stimulating academic
entrepreneurship, Revista de Administracdo e Inovacdo, 13(2), 27-47
21 Wright M., Piva E., Mosey S., Lockett A (2009), Academic Entrepreneurship and Business Schools, Journal of Technology Transfer, 34, 560-587
Trang 16TAP CHI CONG THUONG
Ngay nhan bai: 23/8/2020
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 3/9/2020 Ngày chấp nhận đăng bài: 13/9/2020
Thông tin tác giả:
TS ĐINH VĂN TOÀN
Giảng viên cao cấp
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
THE ROLE OF POLICIES IN THE DEVELOPMENT OF SPIN-OFFS ACADEMIC COMPANIES: INTERNATIONAL LESSONS AND POLICY
RECOMMENDATIONS FOR MANAGERS
@® Ph.D DINH VAN TOAN
senior Lecturer, University of Economics and Businesses,
Vietnam National University, Hanoi ABSTRACT:
This paper presents the research results about Spin-offs academic enterprises from universities and policies to promote the development of these enterprises from a number of countries Based on the paper’s analysis, some policy recommendations are proposed to form Spin-offs academic companies to promote technology transfer, contributing to improving the entrepreneurial university model in Vietnam
Keywords: Academic enterprises, spin-offs, entrepreneurial universities, university