1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số bấtbình đẳng trong phân phối thu nhập của các địaphương tại việt nam giai đoạn 2010 2021

45 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số Bất Bình Đẳng Trong Phân Phối Thu Nhập Của Các Địa Phương Tại Việt Nam Giai Đoạn 2010-2021
Tác giả Dương Thị Huyền, Nguyễn Khánh Ngọc, Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Lê Hương Trà, Nguyễn Phương Uyên
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thúy Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 4,27 MB

Nội dung

Cụ thể, bài tiểu luận sẽ tập trungnghiên cứu các nhân tố tác động đến bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam, cụ thểlà: thu nhập bình quân đầu người một tháng theo địa phương, tỷ lệ d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ -*** -

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2021Giáo viên hướng dẫn :TS Nguyễn Thúy Quỳnh

Sinh viên thực hiện : Dương Thị Huyền – 2114410079

Nguyễn Khánh Ngọc – 2111410097 Nguyễn Thị Trang – 2111410129 Nguyễn Lê Hương Trà – 2111410125 Nguyễn Phương Uyên – 2111410133

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ST

Mức độ đóng góp (%)

Chữ ký xác nhận

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM 8

1 Các lý thuyết liên quan

1.2 C

2 Các nghiên cứu có liên quan :

3 Giả thuyết nghiên cứu :

CHƯƠNG II:XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM 21

1 Phương pháp nghiên cứu:

2 Xây dựng mô hình lý thuyết

3 Mô tả mẫu dữ liệu

CHƯƠNG III:KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 31

1 Mô hình ước lượng

Trang 4

1.2 Mô hình hồi quy mẫu

2 Suy diễn thống kê :

3 Thảo luận về kết quả thu được

4 Đề xuất giải pháp

KẾT LUẬN 39 DANH MỤC THAM KHẢO 40

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cách tính chỉ số GINI của từng tỉnh theo từng năm 23

Bảng 2: Giải thích các biến trong mô hình 27

Bảng 3: Mô tả thống kê các biến 27

Bảng 4: Mô tả tương quan giữa các biến 29

Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình OLS của biến phụ thuộc là GINI 32

Bảng 6: Kết quả bảng kiếm định của một số hệ số hồi quy 35

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng, bất kỳ quốc gia nàocũng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế Mục tiêu của sự phát triển không chỉ đơnthuần nằm ở vấn đề tăng trưởng kinh tế - sự gia tăng về lượng của nền kinh tế mà caohơn là vấn đề hướng đến công bằng trong xã hội Xã hội muốn phát triển bền vững thìcông bằng xã hội phải luôn là mục tiêu hàng đầu, được chú trọng xuyên suốt quá trìnhphát triển Ở Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là:

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, khikinh tế phát triển tạo ra sự gia tăng thu nhập và do đó dẫn đến sự bất bình đẳng trong thunhập Đây là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm, tranh luận của nhiều nhà hoạch địnhchính sách trên thế giới

Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã tăng lên nhanhchóng, điều này đã làm cho tổng thu nhập quốc dân có sự gia tăng rõ rệt Tuy nhiên quacác số liệu thống kê về mức thu nhập của người dân của các địa phương trên cả nước,tốc độ gia tăng là không đồng đều giữa các khu vực Chính vì thế, thu nhập của ngườidân không chỉ dựa trên sự tăng trưởng của nền kinh tế mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố khác Sự xuất hiện của các yếu tố khác ngoài mức tăng trưởng kinh tế có thể lànguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng trong thu nhập của người dân giữa các khu vựctrên cả nước

Bất bình đẳng thu nhập là nguyên nhân chính gây nên sự phân hóa giàu nghèo,dẫn đến sự bất ổn chính trị Những mâu thuẫn, xung đột này dễ nảy sinh, do đó gây ảnhhưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội Tình trạng bất bình đẳng kéo dài cũng có thể ảnhhưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhận thấy những ảnh hưởng của bất bìnhđẳng thu nhập đến nền kinh tế của một quốc gia cũng như tính hấp dẫn của đề tài, đã cónhiều bài nghiên cứu bàn về vấn đề này Tuy nhiên, các bài nghiên cứu bàn về bất bình

Trang 7

kinh tế

17

ĐỀ Kinh Te Luong TEST1

kinh tế

9

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰN…

Trang 8

-Đạo-đẳng trong thu nhập tại Việt Nam thì còn hạn chế Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chưachỉ rõ sự khác nhau giữa các yếu tố của từng địa phương có ảnh hưởng đến sâu sắc đếnmức thu nhập của người dân Do đó, việc nhận dạng các yếu tố tác động đến bất bìnhđẳng trong thu nhập tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế.

Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập? Đâu là yếu

tố quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến khoảng cách giữa mức thu nhập của các tỉnhtại Việt Nam? Để tìm hiểu vấn đề trên và đưa ra câu trả lời một cách rõ ràng nhất, nhóm

đã thực hiện đề tài nghiên cứu:

nhằm cung cấp một tài liệu chi tiết hơn về các nhân tố gây nên bất bìnhđẳng trong thu nhập tại Việt Nam, bổ sung vào cái nhìn tổng thể còn hạn chế về tìnhhình phát triển của cả nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của bài tiểu luận và sự bất bình đẳng trong phânphối thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021 Cụ thể, bài tiểu luận sẽ tập trungnghiên cứu các nhân tố tác động đến bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam, cụ thểlà: thu nhập bình quân đầu người một tháng theo địa phương, tỷ lệ dân số thành thị theotừng địa phương, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo, mật độ dân số phân theo địaphương và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), từ đó rút ra kết luận và bổ sungmột số tài liệu vào tình hình nghiên cứu về thu nhập của người dân cả nước

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến bất bình đẳng trong thu nhập

tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021

Trang 9

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài này, nhóm đã thu thập số liệungẫu nhiên trong giai đoạn 2010-2021 về các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thunhập của người dân trong đó gồm: thu nhập bình quân đầu người một tháng theo địaphương, tỷ lệ dân số thành thị theo từng địa phương, tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã quađào tạo, mật độ dân số phân theo địa phương và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) từ nguồn uy tín như: Tổng cục Thống kê

Nhóm cũng dựa trên cơ sở lý thuyết về bất bình đẳng trong thu nhập của cácnghiên cứu trước đó, sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ Kế tiếp, từ cơ sở lýthuyết và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập của người dân ViệtNam để xây dựng lên mô hình nghiên cứu chính, xử lý dữ liệu thu thập được trên phầnmềm STATA Nhóm cũng đã sử dụng phương pháp ước lượng OLS để phân tích và ướclượng các biến trong mô hình

5 Nội dung và cấu trúc của tiểu luận

Nhóm tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố: thu nhập bình quân đầungười một tháng theo địa phương, tỷ lệ dân số thành thị theo từng địa phương, tỷ lệ laođộng trên 15 tuổi đã qua đào tạo, mật độ dân số phân theo địa phương và chỉ số năng lựccạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến bất bình đẳng trong thu nhập trung bình tại Việt Nam Đểlàm rõ các yếu tố nêu trên, bài nghiên cứu của nhóm gồm 3 phần chính sau:

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn Thúy Quỳnh giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp các kiến thứcchuyên môn trong quá trình triển khai, nghiên cứu vấn đề của bài tiểu luận Tuy nhiên,trong quá trình nghiên cứu và xây dựng mô hình, do kiến thức còn hạn hẹp và kinhnghiệm còn thiếu nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót Nhóm chúng em rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để có thể rút kinh nghiệm và để bàinghiên cứu được hoàn thiện hơn

Trang 10

-CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở

VIỆT NAM

1 Các lý thuyết liên quan

Theo trích dẫn từ Tổng cục Thống kê, thu nhập là một khoản của cải được tínhthành tiền mà một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc nền kinh tế nhận được trong mộtkhoảng thời gian từ công việc, dịch vụ hay hoạt động nào đó Thu nhập thường thể hiệndưới dạng tiền lương hoặc tiền công

Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tếtính bình quân một lao động làm công ăn lương, tự kinh doanh

Công thức tính:

Thu nhập bình quân của lao động đang làm việc =

Trong đó:

i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);

Li: Số lao động làm công ăn lương tại thời điểm điều tra;

Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu.Phân phối thu nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sảnphẩm đầu ra được biểu hiện dưới các hình thái thu nhập Hoạt động phân phối thu nhậptrong thực tiễn bên cạnh nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu trong phân phối thu nhập,đòi hỏi phải xác định được cách thức phân phối thu nhập

Bất bình đẳng thu nhập (Income Inequality) là sự chênh lệch lớn về phân phối thunhập, với phần lớn tổng thu nhập trong nền kinh tế tập trung trong tay một nhóm ngườichiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng dân số Khi xảy ra bất bình đẳng thu nhập, có một khoảngcách lớn giữa tài sản và sự giàu có của một phân khúc dân số so với phân khúc dân sốcòn lại

Trang 11

Đường cong Lorenz của Max.O.Lorenz(Mỹ) từ năm 1905, là một loại đồ thị dùng

để biểu thị xác suất cộng dồn của một phân bố xác suất thực nghiệm cho trước về thunhập hay của cải Cụ thể, nó cho biết tỉ lệ phần trăm nhất định của dân số sở hữu

Ưu, nhược điểm: Mặc dù biểu hiện một cách trực quan, dễ thấy mức độ bất bìnhđẳng trong phân phối thu nhập nhưng bản thân đường cong Lorenz không phải là cáchđánh giá định lượng về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Mặt khác, kể cả khi

so sánh đường Lorenz giữa các quốc gia một cách trực quan, trong nhiều trường hợpcũng không thể đưa đến kết luận quốc gia nào có mức độ bất bình đẳng cao hơn Khi cácđường Lorenz không cắt nhau thì đường nào lõm hơn sẽ thể hiện mức độ bất bình đẳnglớn hơn nhưng khi chúng cắt nhau thì không thể đưa ra kết luận được

Để khắc phục nhược điểm của đường cong Lorenz, người ta thường sử dụng hệ

số Gini (do nhà thống kê học người Ý Corrado Gini xây dựng) là tỷ lệ phần trăm giữa

Trang 12

diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối ( diện tích A) và đường congLorenz với diện tích của vùng nằm giữa đường bình đẳng tuyệt đối và đường bất bìnhđẳng tuyệt đối ( diện tích A+B) Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1, giátrị càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.

Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cũng có những hạn chế bởi vì diện tích

A có thể như nhau (nghĩa là nhận được hệ số GINI giống nhau) nhưng độ phân bố cácnhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau là không giống nhau, do đó hình dạng củađường Lorenz là khác nhau

1.2 C

Với đặc trưng là một nước đang phát triển, đại bộ phận dân số sống ở nông thôn

và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, di cư từ nông thôn đến thành thị

ở Việt Nam là hiện tượng tự nhiên và luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong các luồng di

cư của ba thập kỷ qua

Luồng di cư từ nông thôn lên thành thị đang có xu hướng giảm trong khi luồng di

cư từ thành thị ngược lại ghi nhận xu hướng tăng Sự vận động này của luồng di cư cóthể là do cơ hội việc làm và điều kiện sống ở khu vực nông thôn đang ngày càng đượccải thiện nhờ sự mở rộng của các khu công nghiệp vừa và nhỏ cũng như chủ trương pháttriển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đangđược nhiều địa phương triển khai khá hiệu quả

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, dân số thành thị là 33.122.548 người, chiếm34,4% tổng dân số cả nước Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn

2009 – 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của cả nước

và gấp sáu lần so với tỷ lệ tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn.Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 thấp hơn tốc độ tăngdân số thành thị của giai đoạn 1999 – 2009 (3,4%/năm) Yếu tố di cư góp phần làm dân

số khu vực thành thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị; sự “chuyển

Trang 13

mình” từ xã thành phường/thị trấn của nhiều địa phương trong cả nước góp phần chuyển4,1 triệu người đang là cư dân nông thôn thành cư dân thành thị, tương đương 12,3%dân số thành thị của cả nước.

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánhmức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư của một quốc gia Chỉ tiêu nàydùng để đánh giá mức sống, làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mứcsống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo

Qua nghiên cứu của Tổng cục Thống kế, trong những năm vừa qua, nền kinh tếViệt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận và tốc độ tăng trưởng bình quân5,95%/năm trong giai đoạn 2010-2020 Và đặc biệt năm 2020 trước những khó khăn củadịch bệnh nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương Từ

đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng có sự gia tăng đáng ghi nhận Tuy

Trang 14

nhiên, mức gia tăng là không đồng đều giữa các khu vực Ở thành thị đặc biệt là cácthành phố lớn, mức thu nhập khá cao còn ở các tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển lại cómức thu nhập rất thấp Trong khi các tỉnh như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bình Dương,Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có lợi thế về cửa khẩu, tài nguyên, cảng biển… thì nhữngtỉnh vùng cao như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Bắc Kạn… hầu như không cótiềm lực gì Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố lớn cao gấp 10 lần ở các vùng,tỉnh nghèo Đây là một lỗ hổng mà Nhà nước đang tìm mọi cách để cải thiện, nếu không,

sự chênh lệch giàu - nghèo (bất bình đẳng trong thu nhập) sẽ ngày càng gia tăng, dẫnđến những hậu quả khó lường trong đời sống kinh tế chính trị

Theo một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI nghiên cứu, PCI (viếttắt cụm từ tiếng Anh Provincial Competitiveness Index) là chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh được sử dụng để xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành tại Việt Nam trong việcđiều hành kinh tế và xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp tưnhân

Chỉ số PCI không nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần, nhìnnhận, biểu dương, phê bình những tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cao hay thấp

Bước 1: Thu nhập thông tin từ dữ liệu điều tra, khảo sát và các nguồn dữ liệu đã công

bố

Bước 2: Xây dựng chỉ số thành phần: Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa dựa

trên thang điểm 10 Chỉ số thành phần = 40% trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đãđược các bộ ngành công bố) + 60% trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu cóđược qua khảo sát)

Bước 3: Tính điểm số PCI tổng hợp và gán trọng số gồm điểm trung bình có trọng số

của 10 chỉ số thành phần, dựa trên thang điểm tối đa 100 Có ba mức trọng số đó là: cao(15-20%), trung bình (10%) và thấp (5%), thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của

Trang 15

từng chỉ số đối với sự phát triển số lượng các doanh nghiệp, vốn đầu tư và mức lợinhuận.

10 chỉ số thành phần của PCI:

Mục đích thật sự của chỉ số đánh giá chi phí gia nhập thị trường, chính là đánhgiá sự khác biệt về chi phí gia nhập của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh Bao gồm:

a Thời gian đăng ký doanh nghiệp

b Thời gian thay đổi nội dung đăng ký

c Thời gian chờ đợi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

d Tổng số giấy phép cần thiết và giấy đăng ký để chính thức hoạt động

e Phần trăm doanh nghiệp phải đợi hơn 3 tháng để hoàn thành thủ tục trướckhi chính thức hoạt động

f Phần trăm doanh nghiệp phải đợi hơn 1 tháng để hoàn thành thủ tục trướcthời điểm hoạt động

Tiêu chí này dùng để xác định khả năng tiếp cận đất đai và sự ổn định trong quátrình sử dụng đất Chỉ số này xuất phát từ thực tế mặt bằng kinh doanh hay đất đai là yếu

tố sản xuất cơ bản với doanh nghiệp

Tiếp cận thông tin và tính minh bạch trong PCI cho biết khả năng tiếp cận kếhoạch cũng như văn bản pháp lý cho kinh doanh Doanh nghiệp có tham khảo ý kiếnkhông, có tiếp cận công bằng không

Theo khái niệm PCI là gì, thì tiêu này dùng để đo lường thời gian doanh nghiệpcần bỏ ra để thực hiện thủ tục hành chính Hoặc để đo lường thời gian doanh nghiệp tạmngừng kinh doanh để kiểm tra

Trang 16

Mục đích của tiêu chí này là để đánh giá các khoản phí không chính thức và cáckhoản phí bất thường khác của doanh nghiệp.

Cạnh tranh bình đẳng cho biết việc có ưu ái cho doanh nghiệp hay công ty nàokhông Chỉ số được xây dựng trên cơ sở hệ thống quy định của luật pháp

Bao gồm tính sáng suốt, sáng tạo của ban lãnh đạo trong quá trình thực hiện cácchính sách được ban hành bởi nhà nước

Dịch vụ này còn được gọi là chính sách phát triển kinh tế tư nhân Dịch vụ hỗ trợdoanh nghiệp là sản phẩm của các ngành hỗ trợ và liên quan tới địa bàn tỉnh

Xem xét nỗ lực của các lãnh đạo địa phương về việc thúc đẩy đào tạo nghề, pháttriển kỹ năng, hỗ trợ ngành công nghiệp địa phương, giúp lao động tìm kiếm việc làm.Tiêu chí này dùng để đo lường lòng tin của doanh nghiệp với hệ thống tư pháptỉnh, tòa án, công cụ giải quyết các tranh chấp

Người lao động đã qua đào tạo là người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm hoặcthất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu đã hội đủ các yếu tố sau đây:

a Người đã được đào tạo ở một trường hay một cơ sở đào tạo chuyên môn, kỹthuật, nghiệp vụ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 03 tháng trở lên và đã tốt nghiệp,

đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp

vụ nhất định, gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp,cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học)

b Hoặc người chưa qua một trường lớp đào tạo nào nhưng do tự học, do đượctruyền nghề hoặc vừa làm vừa học nên họ đã có được kỹ năng, tay nghề, tương đươngvới bậc 1 của công nhân kỹ thuật có bằng/chứng chỉ cùng nghề và thực tế đã từng làm

Trang 17

công việc này với thời gian từ 3 năm trở lên (hay còn gọi là công nhân kỹ thuật khôngbằng/chứng chỉ).

Công thức tính:

Mật độ dân số là thước đo dân số trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, là sốngười sinh sống trên một đơn vị diện tích (có thể gồm hay không gồm các vùng canh táchay các vùng có tiềm năng sản xuất) Thông thường nó có thể được tính cho một vùng,một thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ hay toàn bộ thế giới Mật độ dân số được

sử dụng để tính lượng tài nguyên mà một khu vực cần có và so sánh các khu vực khácnhau

Để tính mật độ dân số lấy tổng số người chia cho số diện tích mà họ đang sinhsống hay:

Trong đó:

Đơn vị của mật độ dân số: km /người, hoặc người/ha2

Đơn vị diện tích đất: km2

Đơn vị số dân: người

Mật độ dân số càng lớn cho thấy mức độ tập trung dân cư càng cao và ngược lại

Bàng số liệu mật độ dân số tại các khu vực tại Việt Nam giai đoạn 2012-2021

Mật độ dân số (Người/km ) 2

Cả nước 268.35 274.00 280.00 286.00 291.00 295.00 297.00

Đồng bằng sông Hồng 963.14 983.00 994.00 1014.00 1064.00 1078.00 1091.00

Trang 18

Trung du và miền núi

phía Bắc 119.84 122.00 126.00 129.00 132.00 134.00 136.00Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 200.79 204.00 207.00 209.00 211.00 212.00 215.00Tây Nguyên 98.16 101.00 104.00 108.00 108.00 109.00 111.00

TP.Hồ Chí Minh 3655.42 3809.00 4025.00 4171.00 4385.00 4476.00 4375.00

Đồng bằng sông Cửu

2 Các nghiên cứu có liên quan :

Simon Kuznets (1955) được cho là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về

mối quan hệ này Theo Kuznets, bất bình đẳng sẽ tăng cùng tăng trưởng trong giai đoạnđầu của sự phát triển do sự dịch chuyển lớn sang lĩnh vực công nghiệp với thu nhập cao

từ những người làm nông nghiệp có thu nhập thấp, nhưng phân phối không công bằng.Đến nửa sau của giai đoạn, khi có một lượng dân số nhất định chuyển qua thành thị sẽ

có một sự gia tăng về tiền lương của người lao động nghèo ở cả thành thị và nông thôn,cũng như có các chính sách để giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập và đói nghèo Kếtluận này đã được thể hiện bởi mô hình “chữ U ngược” với chỉ số GDP đầu người ở trụchoành đại diện cho tăng trưởng kinh tế và hệ số GINI ở trục tung đại diện cho sự bấtbình đẳng trong thu nhập và đói nghèo

Oyama (2014) nghiên cứu

giai đoạn cấp tỉnh

Trang 19

1980-2010, FEM, trong đó sử dụng biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP bình quântrong 5 năm hoặc 10 năm cho thấy tương quan ngược chiều đối với hệ số GINI thu nhập

Theo Alain de Janvry, Elisabeth Sadoulet, và Nong Zhu (2005), các nhân tố

ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập bao gồm: đặc trưng của hộ gia đình (trình độ họcvấn của những thành viên trong hộ, tuổi của chủ hộ, giới tính, diện tích đất bình quântrên đầu người, ), đặc trưng của chính quyền địa phương và khu vực (mật độ dân cư,khoảng cách từ làng xã đến trung tâm thành phố,…) Theo đó, ảnh hưởng của mật độdân cư đến khoảng cách thu nhập được chỉ ra rằng: mật độ dân cư càng lớn cho thấymức thu nhập của người dân khu vực đó càng cao và ngược lại

Mô hình của Durlauf (1996) và Benabou (1994) đã chỉ ra sự khác biệt về của cảidẫn đến việc hình thành các khu dân cư không đồng nhất như thế nào, nơi các khu dân

cư có thu nhập cao hơn chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục công cộng, do đó làm tăng sựkhác biệt về thu nhập theo thời gian

Liu (2004) đã đưa ra bằng chứng cho thấy chỉ số PCI là chỉ số giúp giải thích tại

sao có sự khác biệt trong kết quả hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dântrên địa bàn tỉnh Bên cạnh đó, PCI giúp lãnh đạo các tỉnh nhìn nhận rõ điểm mạnh vàđiểm yếu tồn tại trong tỉnh để đưa ra được những chính sách khắc phục kịp thời HongMinh (2019) cho thấy PCI có ảnh hưởng tích cực đến FDI Theo đó, khi PCI tăng 1 điểm

có thể khiến FDI tăng 62,3 đơn vị tương ứng, điều này cho thấy các nhà đầu tư nướcngoài coi trọng chất lượng quản trị cấp tỉnh để đưa ra quyết định đầu tư Điều này giúpcác tỉnh tạo ra được sự cạnh tranh công bằng và có thể nâng cao thu nhập cho người dân

qua việc mở rộng cơ hội việc làm, thu nhập khi có thêm vốn đầu tư vào các tỉnh (Chen, 2011)

Trong nghiên cứu của Knight & Sabot (1983) đã chỉ ra khi số lượng lao độngđược đào tạo tại các cơ sở giáo dục tăng sẽ dẫn đến nguồn cung lao động chất lượng hơn

và làm thu hẹp khoảng cách về tiền lương Winkelmann (1996) cho thấy những laođộng qua đào tạo ít có khả năng thất nghiệp hơn những lao động không qua đào tạo Do

Trang 20

đó, có thể nhận thấy chất lượng của lao động qua đào tạo có ý nghĩa quan trọng và ảnhhưởng lớn đến hiện tượng bất bình đẳng thu nhập theo giới.

Theo số liệu của cuộc Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam năm 2008 cho 1997

cá nhân làm công ăn lương ở ĐBSCL có kết quả ước lượng hàm thu nhập cá nhân chothấy học vấn là yếu tố quan trọng quyết định thu nhập cá nhân Khi chưa kiểm soát yếu

tố năng lực bẩm sinh của cá nhân, tăng thêm một năm học có thể làm tăng thu nhậpthêm hơn 5.4%

Theo tác giả Nguyễn Thị Huệ (2016), sự khác biệt trong tỷ lệ dân số thành thịgiữa các vùng có ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập Mức độ đô thị hóa của vùngcàng cao càng dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập Có thể giải thích do quá trình đô thịhóa đã tạo nhiều cơ hội cho việc làm cho dân số nghèo, vì vậy nó đã làm giảm sự chênhlệch thu nhập ở Việt Nam Trình độ học vấn giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ngày càngkhác biệt Trong khi phần lớn người nghèo trong độ tuổi lao động có trình độ ở mứcthấp: chưa bao giờ đến trường: tốt nghiệp tiểu học hay trung học cơ sở thì nhóm giàuphần đông đạt được mức tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên Sự chênh lệch này tăngdần khi ngày càng có nhiều người đầu tư vào giáo dục Điều này dẫn đến sự bất bìnhđẳng trong thu nhập mà nhóm người giàu - nghèo nhận được

Phạm Ngọc Toàn và Hoàng Thanh Nghị (2012) trong nghiên cứu

trong giai đoạn 2006-2010 sửdụng phương pháp kiểm định OLS cho 63 tỉnh thành , sử dụng biến phụ thuộc là LogaritGDP chỉ ra tương quan cùng chiều đối với logarit dân số trong độ tuổi lao động và hệ số

GINI thu nhập có kết quả ý nghĩa tương tự như nghiên cứu của Hoàng Thủy Yến (2015)

Nghiên cứu

của Nguyễn Lê Hải Hà (2019) sử dụng dữ liệu bảng gồm

315 quan sát của 63 tỉnh thành tại Việt Nam nhằm xem xét tác động của bất bình đẳngthu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2014 Tác giả sử dụng giá

Trang 21

trị logarit của GRDP làm biến phụ thuộc để đo tăng trưởng kinh tế Các biến độc lậpgồm chỉ số bất bình đẳng thu nhập, tỷ lệ người tốt nghiệp THCS, tỷ lệ người trong độtuổi lao động, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ đầu tư, số giường bệnh/nghìn người

và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI Kết quả cho thấy các biến đều có ảnh hưởngdương tới tăng trưởng kinh tế ngoại trừ giáo dục có ảnh hưởng âm và đầu tư không rõảnh hưởng Ngoài ra, kết quả còn cho thấy chấp nhận mức bất bình đẳng cao hơn sẽmang lại mức độ tăng trưởng nhanh hơn

Có thể thấy các bài nghiên cứu đều chỉ ra quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và sựbất bình đẳng thu nhập, đồng thời đưa ra các mô hình kinh tế lượng để làm rõ mối quan

hệ này Tuy nhiên tính đến hiện tại, nhiều nghiên cứu sử dụng số liệu đã cũ và tương ứngvới tình hình kinh tế vào thời điểm nghiên cứu Ngoài ra, các nghiên cứu hầu như chỉdùng số liệu ở một vùng, một địa điểm cụ thể mà có đặc điểm tương tự nhau chứ chưabao quát được toàn bộ tổng thể

Chính vì vậy, ở bài tiểu luận này, nhóm sẽ vận dụng các nghiên cứu đi trước đểđưa ra mô hình và các biến phù hợp với tình hình của đất nước giai đoạn 2010-2021 nhưphần trăm lao động đã được đào tạo, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động, PCI, tỷ lệ dân

số thành thị, mật độ dân số đồng thời sử dụng số liệu cập nhật để có được kết quả tốtnhất

Thu nhập là mối quan tâm chính của người lao động khi họ tham gia vào thịtrường lao động, đồng thời cũng là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của quốc gia đó.Việt Nam sau 20 năm đổi mới từ nền kinh tế bao cấp trì trệ chuyển sang nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN có những bước tiến vượt bậc

Hiện nay sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thường đi kèm với bất bình đẳngtrên nhiều góc độ: kinh tế, giới tính, và đang dần trở thành một thách thức trong quátrình phát triển toàn diện và bền vững của Việt Nam Sự bất bình đẳng trong phân phốithu nhập dẫn đến khả năng hưởng thụ an sinh và phúc lợi xã hội khác nhau, làm giảm

Trang 22

động cơ làm việc của một bộ phận các cá nhân trong xã hội khi mức thu nhập và lợi ích

họ nhận được lại chưa thỏa đáng

Và để làm rõ những nhân tố tác động đến sự bất bình đẳng trong thu nhập nhóm

đã thực hiện bài nghiên cứu này để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, sự tác động đến bấtbình đẳng để đưa ra một cái nhìn tổng quát, qua đó đưa ra hàm ý chính sách phù hợp vớitình hình hiện tại thông qua những dữ liệu mới nhất

3 Giả thuyết nghiên cứu :

: Thu nhập bình quân đầu người có tác động cùng chiều và bìnhphương thu nhập bình quân đầu người có tác động ngược chiều đến bất bình đẳng trongthu nhập

Mật độ dân số tác động ngược chiều đến mức thu nhập của ngườilao động

: Tỉ lệ dân số ở thành thị có tác động cùng chiều đến bất bình đẳngthu nhập

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tác động ngược chiều đến bấtbình đẳng thu nhập

: Tỉ lệ người lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo tác động cùngchiều đến bất bình đẳng thu nhập

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w