Một sốnghiên cứu tiêu biểu như sau: Nghiên cứu sớm nhất của Sevela 2002 [1] nhằm phân tích tác động của các nhân tố đến quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc.. Kết q
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội
Sinh viên thực hiện:
1 Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023
2 Nguyễn Kim Hải Vũ - 19051257
3 Nguyễn Linh Trang - 19051238
Hà Nội, 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
MỸ
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội
Sinh viên thực hiện:
4 Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Thực hiện bài nghiên cứu này là một thử thách khá khó khăn nhưng cũngkhông kém phần thú vị, và nhóm sẽ không thể hoàn thành nếu không có những sựgiúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tổ chức
Trước hết, nhóm xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS TS Hà Văn Hội đãtận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình định hướng đề tài, giúp đỡ địnhhướng nội dung và giải đáp các thắc mắc gặp phải xuyên suốt quá trình nghiêncứu
Nhóm sẽ không thể hoàn thành bài nghiên cứu này mà không nhận được sựgiúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các thầy/ cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanhquốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
Các thành viên trong gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các cánhân vượt qua các giai đoạn khó khăn trong suốt thời gian thực hiện bài nghiêncứu Nhóm biết ơn sâu sắc vì những hy sinh, yêu thương, chia sẻ và cảm thông củacác cá nhân tập thể đã dành cho nhóm trong suốt thời gian qua Tuy vậy, do giớihạn về thực lực nên bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, nhóm mong nhận đượcnhững góp ý từ phía các thầy/cô để rút kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu saunày
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2022
Nhóm tác giả Trưởng nhóm
Trương Quỳnh Điệp Anh
Trang 4CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
9
2.1.3 Khái niệm chung về xuất khẩu cà phê và các hình thức xuất khẩu cà phê 11
2.3 Lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách thương mại đối với xuất khẩu 20
2.4 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại ( Gravity Models) 22
Trang 5CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT
4.1 Thực trạng về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới 45
4.2 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 51
4.2.1 Thực trạng tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam 51
4.3 Thực trạng chi phí logistics trong xuất khẩu nông sản 61
4.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất cà phê tại Việt Nam 62
4.5 Lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 65
4.6 Tình hình nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam 69
4.6.1 Hệ thống phân phối cà phê tại thị trường Hoa Kỳ. 70
4.6.2 Giá cà phê xuất khẩu bình quân sang thị trường Hoa Kỳ 74
4.7 Khó khăn và thách thức của ngành cà phê Việt Nam 75
5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê Việt Nam 86
CHƯƠNG VI: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ
6.2 Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê 100
6.2.1 Xây dựng kế hoạch về vốn và đầu tư kinh doanh 100
6.2.4 Đầu tư tài chính cho công tác sản xuất chế biến và nghiên cứu thị trường, công tác xúc
6.2.5 Đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực 104
Trang 66.3 Các chính sách từ phía nhà nước 105
6.3.1 Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất chế biến 105
6.3.2 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cà phê Hoa Kỳ 106
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, kimngạch xuất khẩu nông nghiệp đã tăng gần 7 lần trong 20 năm qua Cà phê vẫn làmột trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Theo số liệu của Tổ chức
Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sauBrazil
Cà phê Việt Nam được xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ,nơi có nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm mứcnhập khẩu lớn và cũng là thị trường chiến lược cho ngành sản xuất và xuất khẩu càphê Việt Nam Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp địnhthương mại song phương BTA Sau 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hiệpđịnh BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhậpquốc tế
Trong những năm vừa qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ dầnđược củng cố Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữaViệt Nam và Hoa Kỳ vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) và cùng hướngtới con số 100 tỷ USD vào năm 2021 Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%, trong khi xuấtkhẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175% Hoa Kỳ đã trởthành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam đã trở thành đối tácthương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ
Tuy nhiên ngành sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn đang cònnhiều khiếm khuyết Cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thứcnghiêm trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ cácloại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đangtăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài ”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2002 - 2020”
Đồng thời, qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn có thể áp dụngnhững kiến thức đã tiếp nhận vào thực tế để giải quyết được thực trạng, tăng cườngmặt thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong vấn đề xuất khẩu cà phê nước ta
Trang 8sang thị trường Mỹ Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đề xuất những giải pháp hữu ích,thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và củng cố thêm hình ảnh thương hiệu cà phêViệt Nam trên trường quốc tế
II Mục tiêu nghiên cứu
1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đếndòng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ và tiềm năng xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang thị trường này Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhàquản lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam
2 Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung của bài nghiên cứu, các mục tiêu cụ thể được xác định lần lượtlà:
(1) Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
(2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sangMỹ
(3) Đánh giá tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
(4) Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý từ kết quả nghiên cứu đặtđược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam
III Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu cụ thể được nêu trong bài nghiên cứu làm rõ các câuhỏi nghiên cứu sau:
(1) Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào?
(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(3) Tiềm năng xuất khẩu cà phê tại thị trường Mỹ là bao nhiêu?
(4) Các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu được đưa ra là gì?
Trang 9IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phêcủa Việt Nam sang Mỹ
- Tên sản phẩm nghiên cứu là cà phê (Coffee), được người Pháp đưa vào ViệtNam từ những năm 1857 Mã sản phẩm nghiên cứu theo hệ số là HS 0901
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê củaViệt Nam sang Mỹ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I Tổng quan nghiên cứu
Trang 10Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu càphê Việt Nam với phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực Do đó, trongphần này, tác giả tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
cà phê và nông sản, đặc biệt là các nghiên cứu tiếp cận bằng mô hình trọng
lực Đồng thời, thực hiện tổng quan ứng dụng mô hình này trong nghiên cứu
thương mại nông sản và cà phê nhằm phân tích, đánh giá cách ứng dụng môhình này trong các nghiên cứu Từ đó, rút ra kết luận về khoảng trống và hướng
đi của đề tài
1.1 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại xuất khẩu nông sản
1.1.1 Nghiên cứu của nước ngoài
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng tớixuất khẩu nông sản của các quốc gia trên thế giới ra thị trường quốc tế Một sốnghiên cứu tiêu biểu như sau:
Nghiên cứu sớm nhất của Sevela (2002) [1] nhằm phân tích tác động của các nhân
tố đến quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc Bài báonày sử dụng dữ liệu chéo và hồi quy OLS cổ điển thông thường Kết quả đã chỉ rađược 3 nhân tố là tổng thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI), GNIbình quân đầu người, khoảng cách địa lý có tác động đến sự thay đổi của quy môxuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
Mosikari và Eita (2016) [2] xem xét các yếu tố quyết định xuất khẩu nông, lâm sản
và thủy sản giữa các nước Nam Phi và SADC bằng cách sử dụng phương pháp tiếpcận mô hình trọng lực Bài báo này sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 2005 đếnnăm 2014 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross
Trang 11Domestic Product – GDP) của nhà xuất khẩu, dân số của nhà nhập khẩu, lạm phátNam Phi, tỷ giá hối đoái có mối liên hệ tiêu cực với xuất khẩu nông, lâm và ngưnghiệp của Nam Phi GDP của nhà nhập khẩu và dân số của nhà xuất khẩu có tácđộng tích cực đến xuất khẩu nông, lâm và thủy sản của Nam Phi Các tác giả chỉ rarằng sự gia tăng GDP của Nam Phi cho thấy khả năng tự cung tự cấp và nhu cầuxuất khẩu ít hơn Sự ổn định về giá và tỷ giá hối đoái có ý nghĩa quan trọng đối vớixuất khẩu các sản phẩm này.
Tương tự, Sotja và cộng sự (2016) [3] đã phân tích các yếu tố quyết định việc xuấtkhẩu đường từ Swaziland sang các đối tác thương mại của họ bằng cách sử dụngphương pháp tiếp cận mô hình trọng lực Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu bảng chogiai đoạn 2001 đến 2013 Kết quả cho thấy GDP của Swaziland, GDP của nhànhập khẩu, diện tích đất của nhà nhập khẩu và ngôn ngữ chung chính thức có tácđộng tích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland Nghiên cứu cũng tiết
lộ rằng việc thành lập các khối thương mại COMESA và EU đã có những tác độngtích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland Mặt khác, dân số nhập khẩu,chính sách mở cửa thương mại của Swaziland và khoảng cách giữa Swaziland vàcác thủ đô của đối tác thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến dòng xuấtkhẩu đường của Swaziland
Còn Kushtrim và cộng sự (2016) [4] phân tích các yếu tố quyết định chính đếnxuất khẩu nông sản của Albania bằng mô hình trọng lực tăng cường để xem xét cácbiến trong mô hình trọng lực đối với cho dòng xuất khẩu của Albania trong giaiđoạn 1996 - 2013 Với kỹ thuật hồi quy tối đa hóa khả năng (Poisson PseudoMaximum Likelbility - PPML), các phát hiện chính cho thấy dòng xuất khẩu nôngsản tăng lên khi quy mô kinh tế ngày càng tăng Đồng thời, nhu cầu trong nướctăng do dân số tăng dẫn đến giảm xuất khẩu nông sản Hơn nữa, các luồng xuấtkhẩu nông sản được xác định bởi chi phí vận chuyển thấp (khoảng cách), sự gần kề
Trang 12(có chung biên giới) và sự tương đồng về ngôn ngữ Sự hiện diện của ngườiAlbania Diaspora cư trú tại các nước nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho cácluồng xuất khẩu Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy sự thay đổi tỷ giá hốiđoái có tác động tích cực, trong khi khoảng cách thể chế song phương có tác độnggiảm dần đối với xuất khẩu nông sản của Albania.
Bên cạnh đó, Atif và cộng sự (2016) [5] đánh giá các yếu tố quyết định chính đếnxuất khẩu nông sản của Pakistan bằng cách áp dụng mô hình trọng lực với hiệuứng ngẫu nhiên trong giai đoạn 1995–2014 cho một mẫu gồm 63 quốc gia Cácước tính chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái song phương cũng như thuế quan ảnh hưởngđến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Nghiên cứu cũng đã kết hợp ảnh hưởngcủa biên giới chung, văn hóa chung, lịch sử thuộc địa và các thỏa thuận thương mại
ưu đãi bằng cách đưa vào các biến giả tương ứng của chúng Ngoài ra, nghiên cứucũng phân tích liệu có bất kỳ tiềm năng xuất khẩu nào chưa được khai thác giữaPakistan và các đối tác thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp hay không Kết quảcho thấy Pakistan có tiềm năng xuất khẩu lớn với các nước láng giềng, Trung Đông
và châu Âu
Ouma (2017) [6] đã điều tra nguyên nhân xuất khẩu nông sản nội vùng trong cộngđồng Đông Phi (EAC) bằng mô hình trọng lực tăng cường, ước tính bằng cách sửdụng Phương pháp tiếp cận tối đa hóa khả năng (PPML) Kết quả cho thấy xuấtkhẩu nông sản nội vùng EAC phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồmGDP của nhà xuất khẩu, GDP của nhà nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cáchgiữa các trung tâm kinh tế, sự tương đồng ngôn ngữ, biên giới chung và dân số củanhà xuất khẩu Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng Ban thư ký EAC và các chínhphủ tương ứng trong EAC nên giảm chênh lệch giá trị tiền tệ giữa các quốc giathành viên như một phương tiện thúc đẩy thương mại nông nghiệp nội khu, cần hài
Trang 13hòa tiền tệ để thúc đẩy đáng kể thương mại nông nghiệp trong khu vực, các quốcgia thành viên EAC cũng nên tăng cường tự do hóa biên giới.
Artículos (2018) [7] nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông nghiệpNicaragua bằng cách xây dựng mô hình trọng lực thương mại và sau đó thực hiệnhồi quy theo phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS) kết hợp công cụ ướclượng ma trận hiệp phương sai nhất quán để hiệu chỉnh các hiệu ứng sai lệchphương sai và tự tương quan Dữ liệu bao gồm 12 quốc gia trong 10 năm, trong đótám quốc gia đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua và bốn quốcgia chưa ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua Các biến số làmtăng đáng kể dòng xuất khẩu nông sản của Nicaragua là: dân số của bộ phậnthương mại Nicaragua, tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Nicaragua(GDP pc), tỷ giá hối đoái thực (RER) và GDP của các đối tác thương mạiNicaragua Tuy nhiên, biến khoảng cách hóa ra tác động tiêu cực đáng kể CácHiệp định Thương mại Tự do (FTA) chủ yếu có những tác động tịch cực khá rõràng
Mới đây, Sokvibol (2019) [8] nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuấtkhẩu gạo của Campuchia thông qua việc áp dụng mô hình trọng lực với kỹ thuậtước tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), tối đa hóa khả năng (PPML) vàchọn mẫu Heckman, dựa trên dựa trên dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 22 năm(1995–2016) và tổng số 40 đối tác nhập khẩu được lựa chọn Kết quả cho thấy mốiquan hệ lịch sử, chính sách tỷ giá hối đoái và cải cách ruộng đất nông nghiệp đãthúc đẩy xuất khẩu gạo Tác giả đã nhấn mạnh việc mở rộng xuất khẩu sang cácđối tác thương mại, đặc biệt là EU, Trung Quốc và các nước ASEAN Với tư cách
là một vấn đề kinh tế vĩ mô và yếu tố cản trở, suy thoái kinh tế đòi hỏi sự quan tâmđặc biệt hơn nữa
Trang 14Shahriar (2019) [9] tìm ra những yếu tố quyết định chính của dòng xuất khẩu thịtcủa Trung Quốc thông qua mô hình trọng lực cho một hàng hóa cụ thể Nghiên cứunày đã sử dụng một bộ dữ liệu trong 20 năm (1997-2016) cho xuất khẩu thịt lợncủa Trung Quốc với 31 đối tác thương mại thường xuyên của mình để ước tính môhình trọng lực hàng hóa cụ thể Các phương pháp PPML và Heckman đồng thờiđược lựa chọn để ước tính Kết quả cho thấy GDP, tỷ giá hối đoái, ngôn ngữ chung
và diện tích đất nước là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng chảy xuấtkhẩu thịt lợn của Trung Quốc Hơn nữa, tư cách thành viên WTO của Trung Quốc,Sáng kiến "Vành đai và Con đường" và biên giới chung có tác động tích cực đángkể
Cũng tiếp cận bằng mô hình trọng lực, Wei Xu (2019) [10] phân tích thực nghiệmcác luồng và hướng thương mại của quả kiwi ở 9 quốc gia trong 5 năm Kết hợpcác phương pháp ước lượng OLS, FE, RE, kết quả cho thấy các yếu tố chính ảnhhưởng đến xuất khẩu quả kiwi là quy mô nền kinh tế (GDP) và các thỏa thuận thểchế của các đối tác thương mại Thị trường châu Âu và châu Mỹ là những quốc giatiềm năng chính để xuất khẩu quả kiwi của Trung Quốc
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp của BaLan sang các nước ngoài Liên minh Châu Âu, Sapa và Droždz (2019) [11] cũng đãtiếp cận bằng mô hình trọng lực Trong phân tích, tác giả sử dụng dữ liệu từ 2000-
2016 bằng mô hình trọng lực Biến phụ thuộc là xuất khẩu nông sản của Ba Lansang các nước thứ ba, trong khi các biến số độc lập bao gồm GDP, khoảng cách địa
lý giữa các đối tác, chênh lệch GDP bình quân đầu người của nhà xuất khẩu vànhập khẩu, giá trị gia tăng nông nghiệp, hiệp định thương mại ưu đãi và biến số mô
tả liệu một quốc gia nhất định có phải là một quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa haykhông Nghiên cứu xác nhận rằng, quy mô các nền kinh tế thể hiện trong GDP thuhút thương mại giữa các quốc gia, trong khi khoảng cách giữa các đối tác hạn chế
Trang 15nó Tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Ba Lan đã được xác nhận đốivới giá trị gia tăng nông nghiệp của Ba Lan, các hiệp định thương mại ưu đãi giữaLiên minh châu Âu và các nước thứ ba Mặt khác, các nước xã hội chủ nghĩa vớicác nền kinh tế trải qua quá trình chuyển đổi kể từ những năm 1990 đã hạn chếxuất khẩu nông sản của Ba Lan.
Cuối cùng, Baker và Yuya (2020) [12] kiểm tra các yếu tố quyết định hiệu suấtxuất khẩu vừng của Ethiopia bằng cách sử dụng một cách tiếp cận mô hình trọnglực Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng cho 11 quốc gia nhập khẩu mè lớn nhấtcủa Ethiopia trong khoảng thời gian 13 năm từ 2002 đến 2014 Kết quả mô hìnhhiệu ứng ngẫu nhiên cho thấy tổng sản phẩm quốc nội thực của các nước nhậpkhẩu, tổng sản phẩm quốc nội thực của Ethiopia, tỷ giá hối đoái thực và khoảngcách là những yếu tố quyết định hiệu suất xuất khẩu vừng của Ethiopia
Ngoài ra, trong luận án của Ngô Thị Mỹ (2015) cũng đã tổng quan một số nghiêncứu ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích nhân tố ảnh hưởng tới thương mạinông sản như Rahman (2009) [13], Hatab và các cộng sự (2010) [14], Idsardi(2010) [15]
Như vậy, có một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới thực hiệnnghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Chủ yếu các nghiên cứunày được tiếp cận bằng mô hình trọng lực Với nhiều phương pháp ước lượng khácnhau, các nghiên cứu này đã phát hiện ra tương đối nhiều biến ảnh hưởng tớithương mại nông sản thế giới
Các nghiên cứu nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chètrên thế giới chủ yếu được tiếp cận bằng mô hình trọng lực Theo tổng quan của tácgiả, hiện nay trên thế giới có 3 nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong phân tích
Trang 16nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu chè của các nước xuất khẩu chè Trung Quốc, Kenya,Sri Lanka.
1.1.2 Nghiên cứu của Việt Nam
Bui Thi Hong Hanh & Qiting Chen (2015) [16], Trần Nhuận Kiên & Ngô Thị Mỹ(2016) [17] [18] là những tác giả đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng tới xuất khẩu một ngành hàng tiếp cận bằng mô hình trọng lực Bui ThiHong Hanh & Qiting Chen (2015) nghiên cứu sâu hơn về xuất khẩu gạo Họ đã sửdụng mô hình trọng lực với thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2013 Kết quảcho thấy, tác động lớn nhất đối với xuất khẩu gạo Của Việt Nam là tổng sản phẩmquốc nội (GDP), giá cả, dân số và tỷ giá hối đoái Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ(2015) đã chỉ ra các nhân tố như tỷ giá hối đoái, quy mô nền kinh tế, dân số,khoảng cách, diện tích đất nông nghiệp, lạm phát, khoảng cách trình độ phát triển,khoảng cách địa lý, độ mở cửa nền kinh tế, biển giả (thành viên WTO, thành viênAPEC) thực sự có ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam Về kỹ thuật ướclượng, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng cho 16 năm (1997-2013) và kỹ thuậtước tính phối hợp giữa OLS, FE, RE Sau này, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phát triểnnghiên cứu này thành một luận án hoàn chỉnh
Nguyen Minh Hong Ngọc (2017) [19] đã áp dụng mô hình trọng lực nhằm xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá trị ngành ngày của ba nước xuất khẩugạo lớn nhất thế giới là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam Mô hình thực nghiệm được
sử dụng với công cụ ước tính Tobit cho dữ liệu bảng cho 222 quốc gia nhập khẩutrong giai đoạn 2000-2016 Kết quả cho thấy thương mại gạo bị ảnh hưởng tíchcực bởi GDP bình quân đầu người của các nước xuất khẩu do thu nhập cao hơnthúc đẩy xuất khẩu Khoảng cách giữa các quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến xuấtkhẩu và giá gạo xuất khẩu không có tác động tích cực đến thương mại gạo Mức độ
Trang 17mở cửa của các quốc gia cùng với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự
do khác nhau làm tăng xuất khẩu trong khi thương mại qua biên giới với các nướcliền kề hỗ trợ phát triển đáng kể giá trị xuất khẩu gạo
Tương tự, Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) [20] sử dụng môhình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang thịtrường ASEAN trong giai đoạn 2000 -2015 Thông qua kết quả nghiên cứu từ môhình, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố là GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý, lạmphát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đếngiá trị giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu Trái lại, cácyếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều tới giá trị giá trị xuất khẩugạo trong giai đoạn 2000-2015
Còn Đỗ Thị Hòa Nhã (2017, 2019) [21][22] và Phạm Hoàng Linh (2019) [23] đều
sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố chính tác động đếnxuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU với bộ dữ liệu bảng 11 năm Hồiquy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS), kết quảnghiên cứu của Đỗ Thị Hòa Nhã (2017, 2019) cho thấy, các yếu tố: GDP bình quânđầu người, dân số, chỉ số công nghệ, chất lượng các chính sách của Chính phủ cótác động cùng chiều, còn chi phí vận chuyển (được đại diện bằng khoảng cách) cótác động ngược chiều tới giá trị xuất khẩu Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuấtmột số giải pháp tương ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vào thịtrường EU
Dương Thị Thanh Thái (2019) [24] thực hiện đo lường xu hướng và mức độ tácđộng của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thịtrường Canada với bộ dữ liệu bảng từ 2001 – 2017 Kết quả hồi quy bằng phươngpháp Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy GDP Việt Nam,
Trang 18GDP Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá hối đoái,khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế đều ảnh hưởng tới giátrị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada.
Lương Anh Thu và cộng sự (2019) [33] đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến xuấtkhẩu thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang các đối tác thương mại Nghiên cứu sửdụng cách tiếp cận của mô hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng cho 50 đối tácthương mại chính, giai đoạn từ 2007 đến 2017 Kết quả ước tính cho thấy GDP củaViệt Nam, GDP của nhà nhập khẩu, dân số của đối tác thương mại, lạm phát củaViệt Nam, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nhà nhập khẩu, mức độ mở cửanền kinh tế của Việt Nam, ngôn ngữ chung của nước nhập khẩu và vấn đề cả ViệtNam và nhà nhập khẩu đều là thành viên của APEC đều ảnh hưởng đến xuất khẩuthủ công mỹ nghệ Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên của To The Nguyen và cộng sự (2020) [34] đã xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam theo nghiên cứu củaSerletis (1992), Uk Polo (1994), và Amirkhalkhali & Dar (1995) Cụ thể các yếu tốđược xem xét đưa vào là sản lượng chè sản xuất, năng suất, diện tích canh tác, giáxuất khẩu, lượng chè xuất khẩu của thế giới (trừ Việt Nam) Các tác giả đã sử dụng
mô hình tuyến tính chuỗi thời gian để ước tính mức độ cũng như dấu hiệu của cácyếu tố nói trên đối với lượng chè xuất khẩu của Việt Nam và hai phép biến đổiBox-Cox để dự báo tốc độ tăng trưởng của lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đếnnăm 2030 Kết quả cho thấy ngoại trừ tổng sản lượng chè trong nước, tất cả cácyếu tố đề xuất đều ảnh hưởng đáng kể đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.Lượng chè xuất khẩu của các quốc gia khác trên thế giới có tác động tiêu cực đáng
kể, dẫn đến xuất khẩu chè của Việt Nam giảm trung bình 34 tấn khi các nước khácxuất khẩu 1000 tấn chè
Trang 19Mới đây, Nguyen Thi Thu Thương và cộng sự (2021) [35] khám phá các rào cản
kỹ thuật đối với thương mại (TBT) ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu chè củaViệt Nam sang 55 nước nhập khẩu từ năm 2001 đến năm 2019 Các tác giả đã sửdụng mô hình trọng lực với các phương pháp ước lượng khác nhau: bình phươngnhỏ nhất thông thường (OLS), hiệu ứng cố định (FE) và ngẫu nhiên hiệu ứng (RE)
để ước tính tác động của TBT đối với xuất khẩu chè của Việt Nam Kết quả chothấy mặc dù GDP, dân số, khoảng cách, thuế quan và việc tham gia Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) là những yếu tố quan trọng, nhưng các biện phápTBT mà các nước nhập khẩu này áp đặt có tác động tiêu cực đáng kể đến xuấtkhẩu chè của Việt Nam Trong khi các biện pháp TBT tích lũy do các nước đangphát triển áp dụng tăng 1% làm giảm xuất khẩu chè của Việt Nam 0,341%, thì con
số của các nước phát triển là 1,308% Ngô Thị Mỹ (2021) [36] đã sử dụng phươngpháp phân tích thị phần không đổi (CMS) tập trung phân tích tác động của yếu tốcung, yếu tố cấu trúc và yếu tố cạnh tranh đến biến động về kim ngạch xuất khẩuchè tại các thị trường châu Á, châu Âu và Thế giới qua các thời kỳ khác nhau.Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau củaxuất khẩu chè để cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn chongành hàng này Một số nghiên cứu điển hình là: Ngô Thị Mỹ và Nguyễn Thị LanAnh (2014) [37] căn cứ vào thực trạng để đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩuchè Việt Nam Đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Thị Nhiễu (2007) [38] đã hệthống hóa những đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường chè thế giới, cácyếu tố marketing trong xuất khẩu chè Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệmmarketing trong xuất khẩu chè của một số nước lựa chọn và rút ra bài học có thể ápdụng cho Việt Nam Sau đó, phân tích và đánh giá thị trường xuất khẩu và các hoạtđộng marketing cho xuất khẩu chè thế giới từ 1996 tới 2007 Từ đó, đề xuất địnhhướng thị trường xuất khẩu và các giải pháp marketing xuất khẩu chè của Việt
Trang 20Nam tới 2015 Sau đó, luận án Trần Trung Đông (2012) [39] thực hiện hoạch địnhchiến lược thâm nhập thị trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm
2020, Nguyễn Thị Sinh Chi (2013) xác định tiềm năng của chè Việt Nam trên thịtrường quốc tế [40] Le Van Hung và cộng sự (2019) [41], Nguyen Viet Khoi vàcộng sự (2015) , FAO (2015) [42], Nguyễn Công Biên và cộng sự (2018) [43], TôLinh Hương (2017) [44], Nguyễn Công Biên (2020) [45] đã phân tích chuỗi giá trịchè của Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị giatăng ngành hàng này Nghiên cứu về tổ chức sản xuất trong ngành chè, Luận áncủa Le Thi Kim Oanh (2018) [46] cho rằng Hợp đồng canh tác như một yếu tốquyết định trong việc thúc đẩy sản xuất và tiếp thị chè giữa các hộ nông dân ở ViệtNam: một nghiên cứu điển hình tại tỉnh Phú Thọ, Việt Nam Nguyễn Lương Long(2020) [47], VBCSD (2015) đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngànhchè xuất khẩu từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chèxuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Tuynhiên, các nghiên cứu này chưa thực hiện nghiên cứu định lượng được mức độ ảnhhưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè Việt Nam
1.2 Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2017) [48] sử dụng một mô hình trọng lực để phântích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giaiđoạn 2000-2015 Thông qua bài viết này đã đạt được những thành công nhất địnhtrong việc giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phêViệt Nam Đó là do sự khác biệt trong quy mô nền kinh tế, khoảng cách giữa cácquốc gia, độ mở nền kinh tế, quy mô dân số, khoảng cách văn hóa Sau đó, bằngcách ước tính tiềm năng dựa trên mô hình thu được họ cũng khẳng định rằng Việt
Trang 21Nam có tiềm năng thương mại đặc biệt là với một số thị trường như Mỹ và Đức.Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nângcao giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này.
Bài nghiên cứu của Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu(2018) (49) đã sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác độngđến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2005-
2017, bao gồm cà phê và các mặt hàng nông sản khác Kết quả ước lượng mô hìnhcho thấy, các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tácđộng cùng chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tácđộng ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịchsử” là âm nhưng không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu áp dụng mô hình hấp dẫn của Lê Hồng Vân (2015) (50) phân tích cácnhân tố tác động tới đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam từ năm 2003 đến
2013 chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu, độ
mở của nền kinh tế và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do có mộtmối tương quan tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, ngược lại,khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế, việc gia nhập vào WTO không manglại ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu của Chung Thụy Bảo Quỳnh (2014) [51] về giải pháp đẩy mạnh xuấtkhẩu cà phê việt nam sang thị trường Mỹ từ năm 214 đến 2020 cũng đã sử dụngtập trung chủ yếu vào 2 phương pháp định tính và định lượng Với các biến baogồm: chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sảnphẩm, nguồn lực về vốn và lao động của doanh nghiệp, phương thức xuất khẩu, đadạng hóa kênh phân phối, khả năng vượt qua rào cản thương mại và phòng vệthương mại của nước nhập khẩu, các nhân tố từ nhà nước nhân tố khách quan như
Trang 22rào cản thương mại, thuế quan… đã đi sâu vào phân tích thị trường cà phê Mỹ,nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức của ngành cà phê ViệtNam khi xuất khẩu sang Mỹ Đồng thời đưa ra dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phêViệt Nam của Mỹ và đề xuất ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phêViệt Nam sang thị trường Mỹ Tuy vậy vẫn còn những hạn chế như vấn đề kinh phínên tác giả sử dụng sai số e = 10% khi tính toán kích cỡ mẫu khảo sát, dẫn tới tínhtổng quát chưa cao Ngoài ra thì nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiệnnên tính đại diện còn chưa được cao, chưa chọn mẫu phân tầng Bài viết có dự báorằng nhu cầu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Mỹ sẽ tăng lên trong những nămtới Ngoài ra cũng chỉ ra được rằng Brazil, Colombia, Guatemala là những đối thủchính của Việt Nam trong thị trường Mỹ do các quốc gia này sản xuất và xuất khẩuchủ yếu Arabica được đặc biệt ưa chuộng đối với người dân Mỹ
Bảng 1.1 Các nhân tố/ nhóm nhân tố đưa vào trong các nghiên cứu về nhân tố
ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê bằng mô hình trọng lực
Sản lượng cà phê sản xuất của Việt
nam
[50] [51] [36]
Ban hành quy trình sản xuất nông không có
Trang 23nghiệp sạch
Thu nhập quốc dân bình quân đầu
người của Mỹ
[51]
Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu từ
phía Việt Nam
[49] [50] [51] [40] [ 41] [42] [43][44] [45] [51]
Trang 24Đại dịch Covid 19 [35] [36] [45] [47]
Dữ liệu trong các nghiên cứu bao gồm cả dữ liệu bảng, dữ liệu chéo Các nghiêncứu gần đây chủ yếu sử dụng dữ liệu bảng Phương pháp ước lượng được ứng dụng
mô hình này trong các nghiên cứu trên được sử dụng là OLS
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
2.1 Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê
2.1.1 Khái niệm chung về cà phê
Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây
cà phê Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và cácvùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đườngxích đạo.Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới vàhiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằmgần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi
Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do cóchứa hàm lượng cafein Cà phê ngày nay là một trong những thức uống phổ biếntrên thế giới Thức uống này có thể được chuẩn bị và phục vụ theo nhiều dạnguống khác nhau (ví dụ như espresso, cà phê bình, latte, ) Cà phê thường đượcthưởng thức nóng, dù cà phê đá cũng được nhiều người ưa dùng Nhiều nghiên cứulâm sàng cho thấy lượng cà phê tiêu thụ trung bình là vừa đủ hoặc có lợi đối vớimột người lớn khỏe mạnh Nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt câu hỏi về việc sử dụng
cà phê lâu dài có thể hạn chế chứng suy giảm trí nhớ về già hoặc giảm thiểu khảnăng mắc các bệnh ung thư
Cây cà phê được đưa vào Việt Nam từ những năm 1857 bởi người Pháp vàtính đến nay việc trồng cà phê đã cố thủ trong văn hóa Việt Nam hơn một thế kỷ.Được tăng cường bởi sự hỗ trợ từ chính phủ, sản xuất cà phê Việt Nam đã tăng từmức rất thấp vào đầu những năm 1990 (lúc này cả nước chỉ có vỏn vẹn 5900 ha càphê), đến nay diện tích cà phê của cả nước đã lên tới nửa triệu hecta với sản lượng
Trang 25hàng năm lên hơn 25 triệu bao vào năm 2010 và duy trì liên tục đến nay, đưa ViệtNam trở thành nước sản xuất lớn thứ hai trên thế giới.
Hai loại cà phê chính (Robusta và Arabica) đều được đưa vào sản xuất,Trong khi Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê (và chiếm 97% tổngsản lượng), thì các giống Arabica chỉ chịu trách nhiệm cho một vài phần trăm cònlại Tổng diện tích bao phủ bởi canh tác cà phê khoảng 600.000ha, với các tỉnhtrồng cà phê chính nằm ở Tây Nguyên, bao gồm Đăk Lăk (190.000 ha), Lâm Đồng(162.000 ha), Đăk Nông (135.000 ha), Gia Lai (82.000 ha) ) và Kon Tum (13.500ha)
Cà phê Việt Nam được trồng ở các vùng có độ cao từ 500 đến 1.200 mét sovới mực nước biển, do đó hương vị cà phê có chất vị ngọt ngào (sweet smell) Điềunày đã được công nhận tại Cuộc thi Rang xay Cà phê Quốc tế lần thứ nhất được tổchức tại Paris vào năm 2015 bởi Cơ quan bình ổn hóa nông sản và Hiệp hội giatăng giá trị sản phẩm nông nghiệp ; Tại đây công ty liên doanh SOBICA của ViệtNam được trao Huy chương Bạc cho sản phẩm cà phê AROMA (hỗn hợp ba loại
cà phê Arabica tốt nhất Việt Nam) và Huy chương Đồng cho sản phẩm cà phê thâmcanh (hỗn hợp Arabica Bourbon từ Cầu Đất, Đà Lạt và Robusta từ Buôn MaThuột)
2.1.2 Khái niệm chung và vai trò của xuất khẩu
Theo điều 28, mục 1, chương 2, Luâ ̣t Thương mại Viê ̣t Nam 2005: “Xuấtkhẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vàokhu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêngtheo quy định của pháp luật”
Còn theo Joshi, Rakesh Mohan (2014) [52], "Xuất khẩu trong thương mạiquốc tế là một sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia được bán sang một quốc giakhác, hoặc một dịch vụ được cung cấp ở một quốc gia cho một quốc gia hoặc cưdân của một quốc gia khác Người bán hàng hóa đó hoặc nhà cung cấp dịch vụ lànhà xuất khẩu; Người mua nước ngoài là nhà nhập khẩu.”
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từlâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu Hình thức cơbản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hóa của các quốc gia, cho đến nay
đã phát triển và thể hiện thông qua nhiều hình thức Như vậy, có thể hiểu xuất khẩu
là bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy
Trang 26cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác ưu thế tiềm năngđất nước và nâng cao đời sống dân cư.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế
cả với hàng tiêu dùng cũng như với tư liệu sản xuất Tuy nhiên, chung quy lại tất cảnhững hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia xuất nhậpkhẩu
Xuất khẩu là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội và cónhững chức năng chủ yếu như:
Thứ nhất, xuất khẩu giúp tạo vốn cho quá trình đầu tư trong nước, chuyểnhóa giá trị sử dụng, làm thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội.Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Xuất khẩu là nguồn thu chính tạo ranguồn vốn ngoại tệ tạo tiền đề cho nhập khẩu thông qua yếu tố vốn và kỹ thuậtnâng cao khả năng sản xuất, năng lực cạnh tranh của quốc gia
Thứ hai, xuất khẩu thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từ trong nướcsang các nước khác Hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sảnphẩm ra ngoài biên giới của một quốc gia Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhậpkhẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp và đáp ứng phong phú thêmnhu cầu tiêu dùng của dân cư
Thứ ba, xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Thứ tư, xuất khẩu giúp góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội củađất nước: vốn, việc làm, sử dụng tài nguyên có hiệu quả Tác động của xuất khẩuđến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết thông qua hoạt động xuất khẩu, vớinhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thunhập tương đối cao, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân Xuấtkhẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đờisống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần cho người lao động
Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại của quốc gia Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác Quốc tếvới các nước, nâng cao địa vị và vai trò của quốc gia trên trường quốc tế…, xuấtkhẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mởrộng vận tải quốc tế
Trang 272.1.3 Khái niệm chung về xuất khẩu cà phê và các hình thức xuất khẩu cà phê
2.1.3.1 Khái niệm về xuất khẩu cà phê
Trên cơ sở của khái niệm chung về cà phê và xuất khẩu có thể khái niệm vềxuất khẩu cà phê như sau: Xuất khẩu cà phê là bán các sản phẩm cà phê của mộtquốc gia ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó hoặc bán vào khu vực hải quan riêngtheo pháp luật quy định
2.1.3.2 Các hình thức xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu cà phê trực tiếp là việc xuất khẩu các loại cà phê do chính doanhnghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuấtkhẩu những mặt hàng này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệpmình Đây là hình thức mà các doanh nghiệp ở Việt Nam thường áp dụng nhất kể
từ khi nhà nước cho phép mọi doanh nghiệp đều được tham gia xuất khẩu
Hình thức này có ưu điểm là mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức khác.Doanh nghiệp đứng ra với vai trò là người bán trực tiếp, do đó nếu mặt hàng cà phê
có quy cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ nâng cao được uy tín cho doanh nghiệpmình trên thị trường, nhất là trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàthế giới Tuy nhiên, trước hết hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất khẩuphải có vốn khá lớn ứng trước để tự sản xuất, thu mua, chế biến mặt hàng cà phêxuất khẩu nhất là những hợp đồng có giá trị lớn Đồng thời loại hình xuất khẩu nàylại cũng có những rủi ro lớn như: cà phê kém chất lượng, sai quy cách phẩm chất,mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được Đặc biệt là đối vớinhững loại cà phê mà doanh nghiệp thu mua để xuất khẩu thì rủi ro này rất cao docông tác kiểm tra chất lượng cà phê khi thu mua kém, không chặt chẽ, không đảmbảo về số lượng và chất lượng
Xuất khẩu ủy thác
Trong hình thức xuất khẩu cà phê uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương đóngvai trò là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất cà phênhững thủ tục xuất khẩu cần thiết để xuất khẩu cà phê được hưởng phần trăm (%)theo giá trị lô hàng xuất khẩu Tỷ lệ phần trăm này là do hai bên tự thoả thuận và
ký kết hợp đồng, thông thường là 0,5% giá trị Hình thức này chỉ được áp dụng khidoanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp không
có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp Hình thức xuất khẩu uỷ thác
Trang 28được tiến hành theo các bước sau: Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là mức độrủi ro thấp do không phải chịu trách nhiệm về giá cả tăng hay giảm bất thường,người đứng ra xuất khẩu cà phê không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng.Đặc biệt, với tình hình khan hiếm vốn như hiện nay các doanh nghiệp ngoạithương thường áp dụng hình thức này do không cần huy động vốn để mua cà phê.Tuy nhận tiền ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục, và tương đối tin cậy.
Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ
Đây là hình thức xuất khẩu cà phê (thường là để trả nợ) được ký theo nghịđịnh thư giữa hai chính phủ Xuất khẩu cà phê theo hình thức này có nhiều ưu đãinhư: khả năng thanh toán chắc chắn (do nhà nước trả cho doanh nghiệp chế biến càphê xuất khẩu), giá cả cà phê nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chếbiến không phải lo nghĩ về đầu ra cho cà phê mà mình sản xuất Trên thực tế hiệnnay, thì hình thức này rất ít được áp dụng Nhà nước chỉ giao nhiệm vụ cho doanhnghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất nhất
2.1.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê
Đối với nền kinh tế quốc dân
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ như vũ bãotrên phạm vi toàn thế giới, lôi cuốn rất nhiều nước trên thế giới tham gia.Việt Namcũng không thể nằm ngoài vòng xoáy này và đang nỗ lực hết sức để có thể hòamình vào tiến trình này một cách nhanh nhất Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ là cầunối hết sức quan trọng để đẩy nhanh tiến trình này Chính vì vậy mà hoạt động xuấtkhẩu ngày càng trở nên quan trọng trong chính sách và chiến lược phát triển kinh
tế của Việt Nam Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta.Phát triển sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tếnước ta
- Xuất khẩu cà phê tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm cà phê, gópphần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô
- Xuất khẩu cà phê có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm,xoá đói giảm nghèo cải thiện đời sống nhân dân tại các vùng đặc biệt làngười lao động ở trung du, miền núi Do sản xuất và kinh doanh có hiệu quả
mà đời sống vật chất và văn hoá của người làm cà phê được nâng lên
Trang 29- Xuất khẩu cà phê giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa,khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu ở các nước đang phát triển thôngqua việc tạo nguồn vốn cho quá trình này.
- Xuất khẩu cà phê thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sangcông nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy sản xuất phát triển Trong những năm vừaqua thì số lượng cà phê sản xuất ra trong nước đã phần nào đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng trong nước, ngoài ra còn khoảng trên 50% sản lượng sảnxuất để phục vụ cho xuất khẩu Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê có vai trò thúcđẩy chuyên môn hoá triển cả về chiều rộng và chiều sâu, cả mặt sản xuất lẫnthương mại Đây chính là cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong ngành cà phê
- Xuất khẩu cà phê phát triển tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợkhác cũng có cơ hội phát triển như công nghiệp chế tạo máy móc, côngnghiệp điện, giao thông vận tải và nó cũng đòi hỏi chính sự phát triển củacác ngành này
- Xuất khẩu cà phê giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia
Các lý thuyết thương mại quốc tế đã chứng minh ngoại thương nói chungcho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớnhơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó Xuất khẩu cà phê tăng lêncho phép người tiêu dùng trong nước có thêm thu nhập để thêm sự lựa chọn
- Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu (bao gồm xuất khẩu cà phê) và các mối quan
hệ kinh tế đối ngoại có mối tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩuphát triển thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế,bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế Ngược lại, sự phát triển của các ngànhnày lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển
- Xuất khẩu cà phê góp một phần tăng GDP, GNP Xuất khẩu hàng hóa nóichung, xuất khẩu cà phê nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệchặt chẽ với nhau Xuất khẩu có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự tăngtrưởng của nền kinh tế
Trang 30Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê
Ngày nay, mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài là một xu hướngchung của tất cả các doanh nghiệp ở các quốc gia Xuất khẩu cà phê đã mang manglại cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cà phê rất nhiều lợi ích, cụ thể là:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất cà phê mở rộng thịtrường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong nước và nướcngoài Từ đó, tăng doanh số và lợi nhuận bán hàng Đồng thời phân tán vàchia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh Mở rộng xuất khẩu cũnggóp phần làm tăng uy tín kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước có cơhội tham gia vào môi trường cạnh tranh chung trên thị trường cà phê thếgiới Điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp cà phê phải tự nâng cao năng lực vàtrình độ sản xuất của mình để tạo ra những sản phẩm cà phê có chất lượngcao, phù hợp với nhu cầu của từng thị trường Từ đó, năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp được nâng lên đáng kể
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp cà phê phải luôn đổi mới và hoàn thiệncông tác quản trị kinh doanh, tìm tòi và đưa ra mô hình sản xuất, chế biến, tổchức, tiêu thụ sao cho có hiệu quả nhất Thêm vào đó, xuất khẩu còn khuyếnkhích sự phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp cà phêchẳng hạn như hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sảnxuất, marketing và sự phân phối, sự mở rộng trong việc cấp giấy phép xuấtnhập khẩu các mặt hàng khác
- Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu cà phê có cơ hội mở rộng quan
hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài Thông qua đối tác tiêuthụ cà phê của mình mà doanh nghiệp có được những thông tin, nguồn sảnphẩm mới, công nghệ mới mà ngay thị trường trong nước đang cần Từ đó,
có điều kiện, cơ hội để liên doanh, liên kết hợp tác để sản xuất, tiêu thụnhững loại sản phẩm mới ngay tại nước mình hoặc các nước khác
2.2 Các lý thuyết về thương mại quốc tế
Lý thuyết thương mại hiện đại là sản phẩm của sự tiến hóa các ý tưởng trong
tư tưởng kinh tế, Đặc biệt, các tư tưởng của các nhà trong thương và sau đó là cáctác phẩm của các nhà kinh tế học cổ điển - Adam Smith, David Ricardo đã đóngvai trò quan trọng trong việc đóng góp khung lý thuyết cho thương mại hiện đại
Trang 31Nhiệm vụ chính của các lý thuyết này là giải thích mô hình thương mại tức quốcgia nào buôn bán những mặt hàng với quốc gia nào Những quan điểm ban đầu vềthương mại này hình thành nền tảng lý thuyết thương mại đương đại, và một sốquan điểm vẫn ảnh hưởng đến các chính sách thương mại quốc tế ngày nay, nêntrong phần này bài nghiên cứu sẽ trình bày một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các
lý thuyết cổ điển của họ về những nguyên nhân của thương mại quốc tế
Adam Smith đã chứng minh rằng tiềm năng đạt được từ chuyên môn hóakhông chỉ áp dụng trong việc phân công nhiệm vụ trong một công ty mà còn chohoạt động thương mại giữa các quốc gia Smith lý luận rằng thương mại giữa cácquốc gia dựa trên lợi thế tuyệt đối, tồn tại khi các quốc gia khác nhau về khả năngsản xuất hàng hóa do sự khác biệt về công nghệ Theo Smith, một quốc gia nênxuất khẩu những sản phẩm mà nó có năng suất cao hơn những quốc gia khác(nghĩa là những hàng hóa mà nó có thể tạo ra nhiều đầu ra hơn trên một đơn vị đầuvào so với những quốc gia khác và có lợi thế tuyệt đối) và nhập khẩu những hànghóa có năng suất thấp hơn các nước khác và có bất lợi tuyệt đối Với thương mại tự
do và chính phủ theo đuổi chính sách tự do, Smith cho rằng sản lượng thế giới sẽtăng vì sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất do chuyên môn hóa và phâncông lao động Do đó cả hai quốc gia sẽ tiêu thụ nhiều hơn cả hai loại hàng hóa saukhi trao đổi một phần sản lượng của mình với quốc gia kia để lấy hàng hóa màmình không có lợi thế Như vậy, theo lý thuyết tuyệt đối thì nhân tố đầu tiên quyếtđịnh xuất khẩu một ngành hàng nào đó là lợi thế tuyệt đối của quốc gia về sản xuấthàng hóa đó Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ dừng lại ở kết luận chung về lợi thếtuyệt đối mà chưa đi sâu khai thác các yếu tố nào làm nên lợi thế tuyệt đối của mộtquốc gia Hơn thế nữa, lợi thế tuyệt đối của Adam Smith chỉ có thể giải thích mộtphần rất nhỏ của thương mại thế giới ngày nay bởi vì nó không thể giải thích tạisao các quốc gia có hiệu quả hơn trong việc sản xuất tất cả các hàng hóa trao đổivẫn giao dịch với các đối tác có bất lợi tuyệt đối trong sản xuất cả tất cả các hànghóa được giao dịch
Để giải quyết các vấn đề tồn tại trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối, DavidRicardo đã mở rộng cái nhìn sâu sắc từ lý thuyết thương mại tự do của Smith vàokhái niệm lợi thế so sánh để chứng minh rằng tồn tại cơ sở cho thương mại tự docùng có lợi Ricardo cho rằng, một quốc gia có năng suất thấp hơn trong hai mặthàng vẫn có thể thu được lợi nhuận từ thương mại bằng cách xuất khẩu mặt hàng
có bất lợi tương đối nhỏ hơn, bởi vì giá tương đối của hàng hóa này trước khi giaodịch sẽ thấp hơn so với nước ngoài Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặthàng hóa cũng thu được lợi nhuận bằng cách chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa
Trang 32mà lợi thế tương đối của quốc gia đó lớn hơn và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thếtương đối của nó nhỏ hơn, bởi vì chi phí cơ hội nước ngoài để sản xuất sản phẩmnhập khẩu thấp hơn Lý thuyết này sau được chứng minh bằng mô hình Ricardian,
nó đồng thời chứng tỏ rằng chính sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốcgia tạo ra lợi thế so sánh cho một quốc gia trong việc sản xuất một số hàng hóanhất định so với quốc gia khác và thúc đẩy thương mại quốc tế thuận lợi Mặc dùnghiên cứu thực nghiệm ủng hộ lập luận của Ricardo rằng lợi thế so sánh dựa trên
sự khác biệt về năng suất lao động, tuy nhiên mô hình thương mại của Ricardo vẫn
bị chỉ trích vì các giả định cơ bản đơn giản, không sát với thực tế khi năng suất laođộng có thể được giải thích một cách đầy đủ hơn so với các giả định đã đưa ra Dùchưa đủ sức thuyết phục nhưng mô hình này đã chỉ ra một thực tế rằng nhân tốquyết định đến giao dịch thương mại quốc tế là do sự khác biệt về năng suất laođộng và là cơ sở cho sự phát triển của các lý thuyết thương mại sau này
Để khắc phục những hạn chế trong mô hình Ricardo hai nhà kinh tế họcngười Thụy Điển Heckscher-Ohlin đã đưa ra một mô hình giải thích nguồn gốc củathương mại thông qua sự khác biệt về tỷ lệ các yếu tố Theo Heckscher và Ohlinthì thương mại quốc tế không chỉ giải thích bằng sự khác biệt về năng suất laođộng mà còn được giải thích bằng sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia.Các ông đã chỉ ra rằng, việc Canada xuất khẩu sản phẩm lâm nghiệp sang Mỹkhông phải vì những người công nhân lâm nghiệp của họ có năng suất lao độngtương đối (so với đồng nghiệp Mỹ của họ) cao hơn những người Canada khác mà
vì đất nước Canada thưa dân có nhiều đất rừng theo đầu người hơn Mỹ Một cáchnhìn hiện thực về thương mại quốc tế phải tính đến tầm quan trọng không chỉ củalao động mà cả các yếu tố sản xuất khác như đất đai, vốn và tài nguyên khoángsản Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợithế so sánh của David Ricardo Mô hình Heckscher-Ohlin lập luận rằng cơ cấuthương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực
Nó dự đoán rằng một nước sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hóathâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào một cách tương đối
Để giải thích nguồn gốc của sự khác biệt quốc tế về năng suất - Yếu tố quyếtđịnh lợi thế so sánh, hai nhà kinh tế Thụy Điển, Eli Heckscher và Berlin Ohlin đã
mở rộng mô hình thương mại của Ricardo thành mô hình được gọi là lý thuyếtHeckscher - Ohlin (HO) bằng cách giới thiệu thêm nhiều đầu vào nữa ngoài laođộng trong mô hình Smithian và Ricardian Heckscher và Ohlin lập luận rằng lợithế so sánh phát sinh từ sự khác biệt về tài nguyên quốc gia hoặc các yếu tố tài trợ.Yếu tố càng dồi dào thì giá thành của nó càng thấp tạo điều kiện cho đất nước áp
Trang 33dụng quy trình sản xuất sử dụng sâu rộng yếu tố tương đối dồi dào Bằng cách giảđịnh rằng, các mặt hàng khác nhau yêu cầu các yếu tố đầu vào được sử dụng vớicường độ khác nhau trong sản xuất của chúng, mô hình HO giả định rằng các quốcgia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều hơn các yếu tố sẵn có tại địa phương vànhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố khan hiếm cục bộ Theo cách giải thíchnày các , các quốc gia dồi dào vốn như Hoa Kỳ và các nền kinh tế công nghiệpphát triển nên xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng vốn và nhập khẩu các sản phẩm
sử dụng nhiều lao động từ các quốc gia dồi dào lao động từ Việt Nam và các quốcgia đang phát triển Như vậy, mô hình HO đã giải thích một cách sâu sắc hơn vềcác nhân tố quyết định xuất khẩu hàng hóa xuất phát từ các yếu tố sản xuất thuộcnguồn cung, đó là tài nguyên quốc gia và vốn Từ lý thuyết này thì các nước đangphát triển có nguồn lao động dồi dào sẽ giao thương nhiều hơn với các nước giàu
có lợi thế so sánh về vốn Tuy nhiên trên thực tế, giao dịch thương mại diễn rakhông chỉ phụ thuộc vào các yếu tố thuộc nguồn cung mà còn phụ thuộc vào nhucầu Do chưa khai thác đầy đủ các yếu tố liên quan đến nhu cầu và chi phí giaodịch thương mại nên mô hình này vẫn chưa thuyết phục được các nhà khoa họcthuộc lý thuyết thương mại mới
Trái ngược với lý thuyết về phía cung thông thường - có xu hướng giải thíchtại sao chi phí sản xuất ở nước này lại thấp hơn nước khác, Stefan Linder trình bày
lý thuyết về sự tương đồng về sở thích hoặc nhu cầu chồng chéo, ông lập luận rằngnguyên nhân của sự khác biệt trong thương mại các sản phẩm sản xuất ở các quốcgia nằm ở phía cầu hay phía cung Linder đưa ra giả thuyết rằng các quốc gia cómức sống tương tự (tính theo GDP bình quân đầu người) sẽ có xu hướng tiêu dùngcác loại hàng hóa tương tự Vì mức sống được quyết định một phần bởi các yếu tốsản xuất, Linder lập luận rằng các nước dồi dào vốn có xu hướng giàu hơn cácnước dồi dào lao động Do đó, cần có một khối lượng thương mại đáng kể giữa cácquốc gia có đặc điểm tương tự Điều đó có nghĩa các nước giàu nên buôn bánnhiều hơn với các nước giàu khác và các nước nghèo nên buôn bán với các nướcnghèo khác Hay sự tương đồng về quy mô nền kinh tế sẽ dẫn đến sự tương đồng
về sở thích và là nhân tố chính ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường quốc tế
Ý tưởng của Linder cho thấy rằng các sản phẩm giao dịch trên thị trường quốc tếảnh hưởng nhiều bởi trình độ kinh tế của quốc gia đó Trong khi ngụ ý này tronggiả thuyết của Linder hoàn toàn trái ngược với những dự đoán của lý thuyết HO(trong đó các quốc gia có ưu đãi về các yếu tố khác nhau sẽ có động lực lớn nhất
để giao dịch với nhau, do sự chênh lệch về giá tương đối và giá sản xuất giữa các
Trang 34quốc gia), nó cung cấp lời giải thích cho thương mại giao dịch rộng rãi được quansát giữa các quốc gia giàu có, chiếm tỉ trọng đáng kể trong thương mại thế giới.
Bên cạnh Linder, Paul Krugman cũng đã phát triển một lý thuyết thương mạimới vào năm 1983 để đáp lại những thiếu sót của các mô hình cổ điển trong việcgiải thích tại sao các khu vực có năng suất tương tự lại có thương mại rộng rãi Lýthuyết thương mại mới của Krugman gợi ý rằng sự tồn tại của lợi thế theo quy môtrong sản xuất là đủ để tạo ra thương mại thuận lợi giữa hai quốc gia ngay cả khi
họ có các yếu tố tương tự với sự khác biệt về lợi thế so sánh không đáng kể Theogiải thích của Carbaugh (2006) [53], lý thuyết thương mại lợi nhuận ngày càngtăng, khẳng định rằng một quốc gia có thể phát triển một ngành công nghiệp cóquy mô kinh tế, sản xuất hàng hóa có số lượng lớn, chi phí trung bình thấp và sau
đó trao đổi những hàng hóa chi phí thấp đó với các quốc gia khác Như vậy theoKrugman, quy mô sản xuất của một ngành hàng càng lớn thì càng tạo ra lợi thếxuất khẩu hàng hóa của quốc gia đó Từ đó mà thương mại của ngành hàng nàycàng trở nên rộng lớn tại các thị trường trên thế giới nhờ lợi thế về chi phí sản xuấtthấp hơn Như vậy, Krugman đã chỉ ra nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năngxuất khẩu một hàng hóa hoặc tất cả hàng hóa của quốc gia đó là quy mô của ngànhhàng hoặc các ngành hàng đó như nào
Ngoài việc dự đoán và giải thích thành phần và hướng của các luồng hànghóa và dịch vụ quốc tế, một loạt các lý thuyết thương mại khác được phát triểntrong nhiều năm nhằm tìm cách đánh giá tác động của các tác động của các luồngthương mại đối với phúc lợi trong nước và dự đoán các chính sách quốc gia ảnhhưởng đến dòng chảy, giá cả của hàng hóa trao đổi, giá của các yếu tố sản xuất vàphúc lợi trong nước của người tiêu dùng Nhà kinh tế học người Argentina, RaulPrebisch đã đưa ra lý thuyết Lý thuyết về sự phụ thuộc Theo đó, thông thường cácnước kém phát triển cung cấp nguyên liệu và lao động giá rẻ trên thị trường thếgiới Những tài nguyên này được bán cho các nền kinh tế tiên tiến, những nước cóphương tiện để biến chúng thành hàng hóa hoàn chỉnh Các nước kém phát triểncuối cùng phải mua thành phẩm với giá cao, làm cạn kiệt nguồn vốn mà họ có thể
để dành để nâng cấp năng lực sản xuất của chính mình Bên cạnh đó độ co giãntheo thu nhập của cầu đối với các sản phẩm có giá trị tăng cao hơn so với độ codãn của cầu theo thu nhập đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến sựsuy giảm thương mại từ góc độ ngoại vi Kết quả là một vòng luẩn quẩn kéo dài sựphân chia nền kinh tế thế giới giữa vùng lõi giàu và vùng ngoại vi nghèo Prebisch
là người đầu tiên yêu cầu công nghiệp hóa các nước đang phát triển, do đó phảnđối lý thuyết cổ điển và tân cổ điển khi cho rằng các nước đang phát triển chỉ đóng
Trang 35vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu thô và thực phẩm cho các nước phát triển Sựbiện minh về mặt lý thuyết cho sự cần thiết của các biện pháp bảo hộ ở các nướcđang phát triển bắt nguồn từ quá trình áp dụng thương mại tự do của các nước nàythường song song với các kết quả khoảng cách giữa họ và các nước công nghiệpngày càng gia tăng Nhưng thực ra, đây không phải hai vấn đề liên quan chặt chẽvới nhau Lý thuyết này khẳng định rằng sự thua kém tụt hậu của các nước đangphát triển không có mối liên hệ ngược với tự do mở cửa kinh tế mà xuất phát trừcác sản phẩm mà họ sản xuất ra không được dựa vào trình độ công nghệ để hoànchỉnh mà chỉ mới ở dạng sơ chế Như vậy, về bản chất, lý thuyết này khẳng địnhảnh hưởng của công nghiệp hóa nền kinh tế, đổi mới công nghệ sản xuất và vai tròcủa mở cửa nền kinh tế đối với thương mại.
Mặc dù sự ra đời của lý thuyết Thuyết phụ thuộc từ thế kỷ XX, nhưng chođến nay nhiều nền kinh tế đang phát triển lại phản ứng với mức giá ngày càng thấpđối với các sản phẩm của mình bằng cách tăng sản xuất và xuất khẩu để bù đắp thunhập giảm Điều này được mô tả bởi nhà kinh tế người Ấn Độ Jagdish Bhagwatitrong lý thuyết về tăng trưởng nghèo khó Theo ông, việc tăng sản lượng dẫn tạonên áp lực tăng khối lượng sản xuất và xuất khẩu dẫn đến việc giá thế giới giảm.Như vậy, khối lượng vật chất của sản xuất trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn,trong giá trị của nó được biểu thị bằng đơn vị tiền tệ không thay đổi Do vòng luẩnquẩn này, các điều kiện thương mại đối với các nước đang phát triển đang xấu điđáng kể và người dân địa phương đang ngày càng làm việc nhiều hơn để duy trìthu nhập hiện tại của họ Tóm lại, theo lý thuyết này, việc tăng sản lượng sản xuấttrong khi không quan tâm đúng mức đến chất lượng có thể khiến ngành côngnghiệp đó trở nên suy yếu và giá trị xuất khẩu có thể bị bị giảm sút mặc dù sảnlượng xuất khẩu vẫn tăng
Cuối cùng, sự tồn tại của các chính sách của chính phủ trong các chươngtrình tài trợ cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) có thể đủ tạo ra lợi thế so sánhtrong sản xuất một số sản phẩm nhất định Những người ủng hộ cho rằng chínhphủ nên tích cực ban hành các chính sách khuyến khích các nguồn lực hướng tới
sự phát triển của công nghệ cao, những ngành được xác định có mối liên hệ chặtchẽ với phần còn lại của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trong tương lai
và triển vọng tăng trưởng cao nhất Theo thời gian, các chính sách này sẽ tạo ramột lợi thế so sánh năng động cho nền kinh tế trong nước, cho phép nền kinh tếnày có được mức năng suất trung bình cao hơn và có khả năng cạnh tranh hơn trênthị trường thế giới Ngày nay, mọi nước công nghiệp và nhiều nước kém phát triểnđều sử dụng các chính sách công nghiệp để phát triển hoặc phục hồi các ngành
Trang 36công nghiệp cơ bản Lý thuyết này một lần nữa khẳng định vai trò của nhân tố đốivới sản xuất và sự phát triển chung của mọi nền kinh tế.
Như vậy, các lý thuyết trong thương mại quốc tế đã giải thích được rằng cónhiều nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế giữa hai quốc gia, bao gồm cácnhân tố từ cả phía cung và phía cầu và các hành động của chính phủ Tuy nhiên cácnghiên cứu này đã bỏ qua các nhân tố chi phí và rào cản thương mại Đồng thờiviệc đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này trong dòng thương mại mộtquốc gia chưa được thực hiện
2.3 Lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách thương mại đối với xuất khẩu
Để điều hành chính sách thương mại, các chính sách thương mại, các chínhphủ thường sử dụng hai công cụ chính là công cụ thuế quan và phi thuế quan Cáccông cụ này hoàn toàn có thể tác động tới dòng thương mại một ngành hàng dướidạng chi phí hoặc rào cản Từ đó, làm tăng hoặc giảm dòng thương mại nói chung
và xuất khẩu nói riêng giữa các quốc gia
Công cụ thuế quan thường được đưa ra nhằm hạn chế hàng hóa nước ngoàixâm nhập vào quốc gia của mình, chính phủ của nước đó thường dùng rào cản thuếquan để bảo hộ cho sản xuất trong nước Thông thường các quốc gia áp dụng hailoại thuế quan là thuế quan tuyệt đối và thuế quan tương đối theo hình thức thuếquan tuyệt đối nhà nước sẽ xác định một mức thuế tuyệt đối cho mỗi đơn vị hànghóa nhập khẩu Với hình thức thuế quan tương đối, nhà nước sẽ xác định một thuếsuất tính trên giá hàng hóa nhập khẩu Nghiên cứu tác động của việc bảo hộ thươngmại quốc tế bằng thuế quan, người ta thấy rằng nhờ vào việc đánh thuế giá cả hànghóa nhập khẩu sẽ cao hơn, do đó các nhà sản xuất trong nước có thể gia tăng sảnlượng ở mức giá đó so với trường hợp tự do thương mại, nhà nước sẽ có mộtnguồn thu dưới hình thức doanh thu thuế nhập khẩu Tuy nhiên người tiêu dùng lúcnày bị mất mát phúc lợi vì họ phải trả một giá cao hơn cho hàng hóa tiêu dùng sovới trường hợp tự do thương mại
Công cụ phi thuế quan hay các biện pháp phi thuế quan (Non - tariffmeasures - NTM) là các biện pháp chính sách, khác với thuế quan thông thường,
có khả năng tác động đến thương mại quốc tế đối với hàng hóa, thay đổi giá hoặc
số lượng hoặc cả hai Khái niệm NTM rất rộng, NTM trong hàng hóa bao gồm cácquy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm và đồ uống, người tiêudùng, người lao động và môi trường đến các biện pháp liên quan đến thương mạihơn theo truyền thống được sử dụng làm công cụ của chính sách thương mại như
Trang 37hạn ngạch, biện pháp thương mại hoặc quy tắc xuất xứ NTM bai gồm hai cơ chếchính: các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS - Sanitary andPhytosanitary) và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT - TechnicalBarriers to Trade) Về lý thuyết, các biện pháp NTM có thể ảnh hưởng tích cựchoặc tiêu cực đến dòng chảy thương mại tùy thuộc vào việc chúng được sử dụng
để bảo việc người tiêu dùng và thúc đẩy chất lượng và sự an toàn của sản phẩmnước xuất khẩu hay hoạt động như một trở ngại cho thương mại hoặc cả hai Dongười tiêu dùng hiện nay thích sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao và chỉ muahàng khi đáp ứng được các yêu cầu cụ thể, nên xu hướng này có tác động đáng kểđến xuất khẩu hàng hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đangphát triển, nơi hàng hóa được sản xuất với công nghệ hạn chế Ngoài mục tiêuchính của các NTM, nó còn được sử dụng như một trở ngại cho thương mại quốc
tế nhằm bảo vệ nhà sản xuất trong nước Điều này có thể thấy khi các nhà xuấtkhẩu phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ nhà nhập khẩu nhưng không mang lạinhiều lợi ích cho người tiêu dùng như các thủ tục hành chính kéo dài, các tiêuchuẩn hàng hóa được thay đổi liên tục Đặc biệt, trong trường hợp thông tin về cácyêu cầu này không được minh bạch, dễ thay đổi và được cung cấp trước cho cácnhà sản xuất trong nước và một số nhà sản xuất nhất định nhằm gây thiệt hại đáng
kể về thương mại của các nước còn lại Từ đó, hàng hóa từ các nước này sẽ giảmsức cạnh tranh và giảm khả năng thâm nhập tại các thị trường này
Việc áp dụng các chính sách thương mại như thế nào phụ thuộc lớn vào việccác chính phủ của các quốc gia đang ủng hộ xu hướng tự do hóa thương mại haybảo hộ mậu dịch Chỉ một số các quốc gia trên thế giới áp dụng chính sách thươngmại tự do Nhiều chính phủ vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch vì các lý
do như: Tạo nguồn thu nhập cho chính phủ, bảo hộ ngành công nghiệp trong nước,duy trì việc làm trong nước Để đạt được mục tiêu bảo hộ nền công nghiệp trongnước của mình, các quốc gia thực hiện bằng cách áp đặt thuế nhập khẩu cao, đưa rahạn ngạch, ngày nay có nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu bao gồm các rào cảnliên kết thông quan, thuế nhập khẩu, lệnh cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, ưuđãi xuất khẩu, cứu trợ thương mại khẩn cấp, ưu tiên mua sắm chính phủ, trợ cấpcủa chính phủ và yêu cầu nội địa hóa, rào cản thương mại kỹ thuật, các biện pháp
sở hữu trí tuệ Dữ liệu từ WTO cho thấy từ tháng 10 năm 2008 đến cuối năm 2015
có hơn 5000 biện pháp bảo hộ thương mại đã được đưa ra trên toàn thế giới Nhưvậy, xu hướng này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các quốc gianhưng việc đo lường không phải điều dễ dàng Mô hình trọng lực là một công cụ
Trang 38đắc lực để các nhà quản lý được tác động thực sự của các chính sách này đối vớinền kinh tế hay thậm chí một ngành hàng,
2.4 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại ( Gravity Models)
Mô hình trọng lực của thương mại nói rằng dòng chảy thương mại giữa haiquốc gia được xác định tích cực bởi thu nhập của họ và tiêu cực bởi khoảng cáchgiữa họ Biểu thức toán học có thể được viết như sau:
Trong đó, là dòng xuất khẩu vào quốc gia j từ quốc gia i, và là Tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) của quốc gia i và quốc gia j, là khoảng cách địa lý giữa thủ
đô của hai quốc gia
Mặc dù mô hình trọng lực đã được sử dụng rộng rãi vì thành công trên thựcnghiệm của nó nhằm giải thích các dòng thương mại song phương, nhưng ban đầu
mô hình này thiếu cơ sở lý thuyết và bị chỉ trích là “mang tính đặc biệt” Tuy nhiênvới tầm quan trọng ngày càng tăng của yếu tố địa lý trong lý thuyết thương mạiquốc tế, mô hình trọng lực bắt đầu được quan tâm trở lại vào cuối những năm 1970
để cung cấp các giải thích lý thuyết về nó
Trong số các công trình đóng góp to lớn vào việc thiết lập nền tảng lý thuyếtcho mô hình trọng lực có thể kể đến, Helpman và Krugman (1989), Bergstrand(1989) [54], Anderson và Van Wincoop (2003) [55], Anderson và Yotov (2010)[56], Bacchetta và cộng sự (2012) [57], Yotov và cộng sự (2016) [58] Các côngtrình này cho thấy rằng phương trình trọng lực có thể rút ra từ một số mô hìnhthương mại quốc tế khác nhau bao gồm mô hình Ricardian, mô hình HeckscherOhlin và các lý thuyết thương mại mới về lợi thế quy mô, cạnh tranh độc quyền vàthương mại nội ngành
Trang 39Nỗ lực quan trọng đầu tiên nhằm cung cấp cơ sở lý thuyết cho mô hình trọnglực là là công trình Anderson (1979) [59] dựa trên giả định của Armington (1969).Anderson (1979) khẳng định rằng các sản phẩm được phân biệt theo quốc gia xuất
xứ và người tiêu dùng có sở thích xác định đối với tất cả các sản phẩm khác biệt.Anderson (1979) đã áp dụng một hệ thống chi tiêu tuyến tính trong đó mỗi hànghóa chỉ được sản xuất bởi một quốc gia và sở thích đối với hàng hóa của một quốcgia được giả định là đồng nhất và đồng nhất giữa các quốc gia nhập khẩu, đượcxấp xỉ bằng độ co giãn không đổi của tiện ích thay thế (CES) chức năng Vì vậytrong thương mại, với mức giá nhất định, một quốc gia có thể tiêu thụ ít nhất một
số hàng hóa từ mọi quốc gia, bất kể thu nhập Khi tất cả các quốc gia tham gia vàothương mại, và tất cả các hàng hóa đều được trao đổi, thì ở trạng thái cân bằng, thunhập quốc dân là tổng cầu trong và ngoài nước đối với hàng hóa duy nhất mà mỗiquốc gia sản xuất Do đó các nước lớn nhập khẩu và xuất khẩu nhiều hơn
Cơ sở lý thuyết nổi tiếng nhất cho ý tưởng rằng thương mại song phươngphụ thuộc vào sản phẩm của GDP xuất phát từ các công trình của Helpman (1987)
và Helpman và Krugman (1985) Theo các tác giả, trong mô hình thay thế khônghoàn hảo, mỗi công ty sản xuất một sản phẩm không hoàn hảo cho một sản phẩmkhác và có sức mạnh độc quyền đối với sản phẩm của mình Khi quy mô nền kinh
tế trong nước tăng gấp đôi, người tiêu dùng sẽ tăng mức độ thỏa dụng của họ,không phải ở số lượng nhiều hơn mà ở đa dạng hơn Do đó khi hai quốc gia cócông nghệ và sở thích tương tự, đương nhiên họ sẽ giao dịch với nhau nhiều hơn
để mở rộng số lượng sẵn có cho tiêu dùng Các tác giả lập luận rằng lý thuyết HO
và lý thuyết cổ điển không có tính chất này như mô hình trọng lực
Ngược lại, Deardorff (1995) [60] đã chỉ ra rằng mô hình trọng lực có thểđược rút ra từ một số biến thể của Mô hình Heckscher - Ohlin dựa trên lợi thế sosánh và cạnh tranh hoàn hảo nếu nó được xem xét đúng mức Ông chỉ ra rằng việc
Trang 40không có tất cả các rào cản đối với thương mại, các sản phẩm đồng nhất khiếnngười sản xuất và người tiêu dùng thờ ơ với các đối tác thương mại cả trong vàngoài nước, miễn là họ mua hoặc bán hàng hóa mong muốn Dựa trên giả định này,ông suy ra các dòng thương mại dự kiến tương ứng chính xác với phương trìnhtrọng lực không ma sát đơn giản bất cứ khi nào các sở thích giống nhau.
Trong việc hình thành mối quan hệ tương xứng giữa dòng chảy thương mại
và quy mô quốc gia là nền tảng quan trọng, các lý thuyết của Helpman (1987) [64]
và hầu hết các tác giả được trích dẫn trên không bao gồm vai trò của khoảng cách
và do đó không thể được gọi một cách chính xác là nền tảng của mô hình trọng lựcđầy đủ Tuy nhiên một số công trình trong tài liệu về nền tảng lý thuyết củaphương trình trọng lực đã nêu bật thực tế rằng khoảng cách tương đối cũng nhưtuyệt đối có ý nghĩa đối với các dòng thương mại song phương Chúng bao gồmphiên bản của Bergstrand (1985) [65] về lý thuyết hàng hóa thay thế không hoànhảo kết hợp với vai trò của chi phí vận chuyển tính theo khoảng cách Đặc biệtquan trọng về mặt này có sự đóng góp của báo cáo Anderson và Wincoop (2003),
họ chỉ ra rằng việc kiểm soát chi phí thương mại tương đối là rất quan trọng đốivới một mô hình trọng lực được chỉ định rõ ràng Phương trình thương mại tổngthể giữa hai quốc gia được biểu diễn như sau
Trong đó, là thương mại tổng thể từ quốc gia i sang quốc gia j; là quy mônền kinh tế nước i - biểu thị khả năng sản xuất của nước i; là quy mô nền kinh tếnước j - biểu thị khả năng chi tiêu mua hàng của nước j; là chi phí thương mạisong phương; là phản kháng đa phương hướng ngoại từ nước i; là phản kháng đaphương hướng ngoại từ nước j
Theo mô hình này, kích thước dòng thương mại trong điều kiện không masát phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế hai quốc gia và chi phí thương mại phát sinh