1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia tình nguyện của sinh viên đại học thương mại

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

- Đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sinh viên làm tình nguyện.1.4 Câu hỏi nghiên cứuĐể nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn , bài nghiên cứu sẽ tập trung vào trả lời hai câu hỏi chính :

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆCTHAM GIA TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG

Trang 2

Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu này, chúng em đã nhận được những sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và những lời góp ý, chia sẻ chân thành của nhiều người để có được kết quả như ngày hôm nay.

Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, cô Nguyễn Nguyệt Nga – người đã trực tiếp giảng dạy, nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em.

Và chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình giúp đỡ cho nhóm nghiên cứu trong quá trình điều tra, khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Mặc dù đã rất cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tổng hợp ý kiến của các giảng viên bộ môn, song đề tài nghiên cứu của chúng em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ, chỉ bảo và ý kiến đánh giá của các thầy cô và các bạn để có thêm vốn kinh nghiệm cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Xin chân thành cảm ơn!

NHÓM SINH VIÊN

Trang 3

Danh mục hình Danh mục bảng Mục lục

Trang 4

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình nguyện mang lại nhiều lợi ích cho cả bạn và cộng đồng Khi bạn tham gia vào các hoạt động tình nguyện, bạn có cơ hội kết nối với cộng đồng, tạo ra một môi trường tích cực, phát triển kỹ năng và cải thiện tinh thần của mình Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội gặp gỡ những người mới và mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình Đồng thời, đây cũng là một sân chơi vô cùng lành mạnh để bạn phát triển những ưu điểm của bản thân

Làm tình nguyện không chỉ có lợi ích cho bạn cá nhân mà còn giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Hoạt động tình nguyện đem đến những kĩ năng mềm để bạn làm việc nhóm hiệu quả, phát triển tư duy lãnh đạo và rèn luyện sự kiên nhẫn Ngoài ra, việc giúp đỡ người khác sẽ mang lại niềm vui và sự hài lòng Cảm giác biết ơn từ phía những người bạn giúp đỡ sẽ làm bạn vui vẻ và có trách nhiệm hơn trong cuộc sống hàng ngày Làm tình nguyện giúp bạn phát triển tinh thần trách nhiệm và tự tin Nó cũng là cách bạn lan toả những sự tích cực đến xã hội Với vô vàn những lợi ích dành cho cá nhân lẫn xã hội ấy , chẳng trách lý do vì sao mà ngày càng nhiều sinh viên hào hứng tham gia các phong trào hoạt động vì cộng đồng như vậy.

Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên không lựa chọn tham gia làm tình nguyện Có nhiều lý do để giải thích vì sao có nhiều sinh viên không hứng thú với chúng , có thể kể đến như thiếu thốn điều kiện về kinh tế , gặp khó khăn trong việc thu xếp thời gian , hoặc chưa thể nhìn thấy rõ những lợi ích mà các hành động thiện nguyện có thể đem lại cho cá nhân cũng như đối với cộng đồng Đó chính là thực trạng chung của xã hội hiện tại và tương lai là xã hội hiện đại , khi con người dần thiếu đi sự gắn kết trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển

Ngoài ra , các hoạt động , phong trào tình nguyện dành cho sinh viên đang bị đánh giá là “thừa bề nổi , thiếu chiều sâu ’’ (Báo Giáo dục và Thời đại , 2023) Các sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện vẫn còn có người chỉ quan tâm đến điểm rèn luyện - một thước đo đánh giá sinh viên của các trường đại học , hướng tới hình thức và học bổng chứ chưa có khái niệm tham gia hoạt động cộng đồng để phát triển bản thân , để đạt được những lợi ích nêu trên Chính vì vậy dẫn đến việc các hoạt động chỉ dừng lại ở mức phong trào, chưa tạo ra giá trị thực cho cộng đồng , chưa tạo ra sự hứng thú đối với sinh viên để tham gia vào các hoạt động tương tự trong tương lai.

1.2 Mục đích nghiên cứu :

Từ thực tế được nêu ra ở trên , bằng cách phân tích các yếu tố , tác nhân ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động tình nguyện cộng đồng của sinh viên , bài nghiên cứu này được tạo ra nhằm mục đích tìm kiếm giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng dựa trên các số liệu khách quan và cụ thể.

1.3 Quá trình nghiên cứu:

Trang 5

- Tìm các tài liệu liên quan

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên - Lập mô hình, giả thuyết, đưa ra các câu hỏi, khảo sát, phân tích các số liệu, đánh giá, viết báo cáo.

- Đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sinh viên làm tình nguyện.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn , bài nghiên cứu sẽ tập trung vào trả lời hai câu hỏi chính :

-Câu hỏi tổng quan: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại ?

-Câu hỏi chi tiết:

+ Kỹ năng mới có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Cống hiến có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Bắt buộc có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Mở rộng các mối quan hệ có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Sở thích có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Hài lòng có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

+ Ý nghĩa của hoạt động tình nguyện có ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại không?

1.5 Giả thuyết nghiên cứu :

Đồng thời , nhóm nghiên cứu cũng đề ra các giả thuyết nghiên cứu cụ thể dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau :

Giả thuyết 1 : Học hỏi thêm kỹ năng mới ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương mại

Giả thuyết 2 : Mong muốn được cống hiến có ảnh hưởng lớn đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương mại.

Giả thuyết 3 : Sự bắt buộc từ các yếu tố bên ngoài có tác động đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương mại.

Giả thuyết 4 : Truyền thống văn hóa , lịch sử tốt đẹp có liên quan đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương mại.

Giả thuyết 5 : Mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống là một nhân tố tác động đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương mại.

Giả thuyết 6 : Sở thích cá nhân có ảnh hưởng tới quyết đinhg tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 7: Cảm giác hài lòng ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoat động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Giả thuyết 8: Những ý nghĩa của hoạt động tình nguyện ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

Trang 6

1.6 Công cụ thể thu thập dữ liệu :

Để đảm bảo cho các thông tin cụ thể , chính xác cũng như có chiều sâu , nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng cả phương pháp thu thập dữ liệu định lượng ( phỏng vấn ) và định tính ( khảo sát số lượng lớn sinh viên )

1.7 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quyết định tham gia tình nguyện - Khách thể nghiên cứu: sinh viên Đại học Thương Mại - Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tình nguyện của sinh viên Đại học Thương Mại

+ Về không gian: nghiên cứu nằm trong khuôn viên trường Đại học Thương Mại.

+ Thời gian: từ 25/09/2023 đến 8/10/2023 1.8 Ý nghĩa nghiên cứu

Với những sinh viên làm nghiên cứu : bản thân mỗi sinh viên có cơ hội được rèn luyện cả về mặt nhận thức , tư duy của mình vừa phát huy được những kỹ năng có sẵn của bản thân như phân tích , thống kê các số liệu , sự khéo léo khi đưa ra những câu hỏi cho người nghe cũng như giúp sinh viên sáng tạo , linh hoạt trong việc đọc những thông tin đã có sẵn từ trước như trên internet, báo Đồng thời còn xây dựng cho mình tính tự giác, trách nhiệm và khả năng quản lý thời gian sao cho phù hợp để vừa đúng tiến độ vừa tuân thủ những quy định nghiên cứu Bên cạnh đó giúp sinh viên mở rộng được vốn kiến thức , sự hiểu biết của mình về vấn đề đã nghiên cứu và tạo được những mối quan hệ cho sự phát triển sau này.

Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ kết quả của cuộc nghiên cứu sẽ giúp cho bản thân mỗi chúng sinh viên nói riêng và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói chung có cái nhìn kháo quát , toàn diện hơn khi quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện Từ bài nghiên cứu đã cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về nhu cầu mong muốn của sinh viên để từ đó điều chỉnh và phát triển hoạt động tình nguyện thu hút được nhiều sinh viên tham gia hơn Đồng thời cũng giúp tăng cường nhận thức và ý thức của sinh viên về tầm quan trọng của tình nguyện , từ đó đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng Bài nghiên cứu cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên để từ đó đưa ra các giải pháp và chính sách để khắc phục , tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Với vai trò kế tiếp sự nghiên cứu từ trước , bài nghiên cứu không chỉ giúp sinh viên chủ động tham gia , tìm hiểu về tình nguyện mà còn phần nào có thể giúp cho các tổ chức tình nguyện thu hút được đông đảo sự tham gia của sinh viên

Ngoài ra , bài nghiên cứu này có thể là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích được chắt lọc từ những nghiên cứu trước và là cơ sở , tiền đề tiếp theo cho những nghiên cứu sau này của đề tài để ngày càng phát triển , hoàn thiện và sâu sắc hơn nữa

Trang 7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Các khái niệm

a.Khái niệm về Tình nguyện

Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê, 1998): Tình nguyện là "Tự bản thân mình nhận lấy trách nhiệm để làm (thường là việc khó khăn, đòi hỏi phải hy sinh), không phải do bắt buộc, do tự mong muốn của mỗi người" Như vậy "Tình nguyện" nhằm nói đến loại hoạt động có tính tự giác cao độ, không quản ngại khó khăn, gian khổ của cá nhân, tập thể để tích cực đóng góp cho lợi ích của xã hội, cộng đồng mà không đòi hỏi lợi ích cá nhân.( Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng,2014) Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa để tham gia vào hoạt động tình nguyện còn là sự nhiệt tình.

Định nghĩa về tình nguyện của Unesco: ‘Tình nguyện là hoạt động của một người hoặc một nhóm người sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, tri thức, hiểu biết của mình để đóng góp cho cộng đồng, vì những mục đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết mới.’

Tình nguyện là một hành động đẹp, nó mang nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta Nó không chỉ là sự cho đi những giá trị vật chất thông thường mà hơn hết còn thể hiện tình yêu thương, tinh thần nhân đạo cao cả và sự sẻ chia sâu sắc con người với nhau Hoạt động tình nguyện ngày nay đã và đang được thực hiện ở rất nhiều nơi trên toàn thế giới với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau và nó ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của hoạt động tình nguyện trong sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội.

b Khái niệm về Tình nguyện viên

Trang 8

Theo định nghĩa của tổ chức UNESCO (2005): ‘Tình nguyện viên là những con người hoặc một cá nhân dùng thời gian, sức khỏe và sự hiểu biết của bản thân mình để đóng góp, giúp đỡ cho cộng đồng đồng và những người xung quanh vì một mục đích cao cả’.Hiểu theo cách khác, Tình nguyện viên chính là những con người có "tấm lòng vàng", họ không phải là những kẻ cho đi để đổi lấy danh tiếng, lấy sự nổi tiếng cho bản thân mà tất cả hành động đều xuất phát từ lòng nhân đạo của họ.

2.1.2 Các lý thuyết liên quan a Nhân tố "Kĩ năng mới"

‘ Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức, hiểu biết của con người để thực hiện một việc gì đó, có thể là công việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc những việc liên quan đến cảm xúc, giao tiếp,…’ (Kỹ năng là gì? Những kỹ năng ai cũng phải có trong cuộc sống, 2020) Bên cạnh những lợi ích cho cộng đồng mà các hoạt động tình nguyện mang đến thì nó còn đem lại những lợi ích rất ý nghĩa cho bản thân người tình nguyện viên Cụ thể nó giúp chung ta xây dựng và phát triển nhiều kỹ năng và kinh nghiệm mới, đó có thể là kỹ năng xã hội, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình hoặc kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng ứng biến Theo đó, nếu muốn gặt hái được nhiều thành công ở trong công việc, các tình nguyện viên có thể đưa ra quyết định tham gia vào hoạt động tình nguyện để cải thiện, phát triển các kĩ năng mà họ mong muốn.

b Nhân tố "Cống hiến"

Trong thời gian qua, các hoạt động tình nguyện ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ , có được sự hưởng ứng của rất nhiều thanh niên Có thể nói, tuổi trẻ chỉ thật có giá trị khi bản thân mình

Trang 9

biết cống hiến và các hoạt động tình nguyện chính là một cơ hội lớn để các bạn trẻ góp chút sức nhỏ bé của mình cho việc giúp đỡ cộng đồng Như chúng ta đã biết, cống hiến là một đức tính hy sinh thượng của con người, vì thế dự đoán cho rằng sẽ có không ít những sinh viên vì muốn trở thành người có ích cho xã hội này mà không quản ngại khó khăn, gian khổ để cống hiến sức lực và thời gian của mình, để sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn.

c Nhân tố "Bắt buộc"

Tình nguyện chính là hành động đẹp nhằm góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển Trên hành trình dài bồi dưỡng và đạo tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, hầu hết trong các trường đại học sẽ có các câu lạc bộ, các đội tình nguyện trực thuộc các khoa, trực thuộc hội sinh viên hay có thể có cả các đội tình nguyện hội đồng hương Tuy nhiên sẽ có những trường hợp sinh viên quyết định tham gia tình nguyện do nhà trường bắt buộc khi điểm rèn luyện của họ quá thấp chứ không phải trên tình thần tự nguyện Do đó, có thể nhân tố "bắt buộc" cũng ảnh hưởng tới quyết định tham gia tình nguyện của các bạn sinh viên.

d Nhân tố "Truyền thống tốt đẹp"

Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay; là truyền thống cần được lan toả lên trong xã hội Xưa thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động vào năm 1945 khi đất nước phải đương đầu với “giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” Đến khi đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng và đang trong công cuộc tiến lên nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, dù cho cuộc sống của người dân đã bớt thiếu thốn, vất vả hơn nhưng không vì thế mà giá trị truyền thống tốt đẹp này của dân tộc Việt Nam ta bị

Trang 10

mai một, lu mờ Bởi vậy nghiên cứu này cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên vì mục đích cao cả đó.

e Nhân tố "Mở rộng các mối quan hệ"

Nhờ vào việc tham gia các hoạt động thiện nguyện, chúng ta có được khả năng gặp gỡ với rất nhiều người mà chúng ta chưa từng quen biết trước kia Nó chính là một cơ hội để các bạn sinh viên hiểu sâu sắc hơn về các mối quan hệ trong cuộc sống, công việc, đồng thời đây cũng là lúc để các tình nguyện viên bắt đầu hình thành và xây dựng những mối quan hệ vững chắc và tin cậy cho bản thân Tình nguyện giúp chi những người có cùng cảnh ngộ thêm đồng cảm , gắn bó chặt chẽ hơn Nó sẽ là môi trường để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu Như vậy sinh viên có thể tham gia tình nguyện vì nó đáp ứng được nhu cầu họ về việc đa dạng mối quan hệ, học hỏi được nhiều hơn từ những con người khác nhau.

f Nhân tố "Sở thích"

Có thể khẳng định rằng, dù làm bất kể công việc gì mà nó xuất phát từ sở thích và sự đam mê của con người thì nó đều đem lại kết quả tốt và tích cực Sở thích đam mê tình nguyện giúp sinh viên được làm những điều mà mình yêu thích từ đó đem lại những cảm xúc tích cực hơn như thoải mái, vui vẻ và có thêm năng lượng về cuộc sống hơn Do vậy dự đoán rằng vấn đề sở thích cũng là một trong những yếu tố giúp sinh viên đưa ra quyết định tham gia tình nguyện nhằm thỏa mãn niềm đam mê của mình.

g Nhân tố "Hài lòng"

Hoạt động tình nguyện có khả năng giúp bạn có thể cân bằng được cuộc sống, đưa đến cho chúng ta khoảng thời gian được thư giãn và lấy lại nguồn năng lượng Nó sẽ đưa tới cho bạn những niềm

Trang 11

vui mới, những cảm giác riêng sau khi giúp đỡ người khác,bạn có thể tìm thấy được sự hạnh phúc và thanh thản trong tâm hồn Bên cạnh đó, hoạt động tình nguyện mang lại cho các tình nguyện viên cơ hội nhìn nhận cuộc sống này từ một góc nhìn hoàn toàn khác để từ đó biết đồng cảm với các vấn đề, thách thức và hoàn cảnh của những người khác Vì lẽ đó, tình nguyện viên sẽ cảm thấy tự hào về những gì mà bản thân làm được Điều này ảnh hướng tới quyết định tiếp tục tham gia tình nguyện Vì thế "hài lòng" là một nhân tố tác động tới quyết định tham gia tình nguyện của các bạn sinh viên

h Nhân tố "Ý nghĩa của tình nguyện"

Tham gia vào các hoạt động tình nguyện chính là một cách để san sẻ niềm yêu thương và sự giúp đỡ tới những người hoặc những vấn đề xã hội mà bạn quan tâm Làm tình nguyện sẽ giúp các tình nguyện viên nhận được nhiều sự công nhận của gia đình, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh mình Từ đó những tình nguyện viên sẽ trở thành người có ích, sống một cuộc đời ý nghĩa Và cũng bởi "cho đi là nhận lại", sinh viên có thể sẵn sàng tham gia tình nguyện với mong muốn nhận lại niềm vui, nhận lại tình yêu thương từ mọi người và cả nhiều lợi ích khác do tình nguyện mang lại.

2.1.3 Tổng quan về các loại hình hoạt động tình nguyện chủ yếu

a Hoạt động tình nguyện trực tuyến.

Sinh viên có thể tham gia các hoạt động tình nguyện trực tuyến như đăng bài viết, hình ảnh giới thiệu về những chương trình tình nguyện trên không gian mạng, dịch thuật, thiết kế đồ họa, quảng cáo, quản lý mạng xã hội và nhiều hoạt động khác Ví dụ như chương trình truyền hình trực tuyến về tình nguyện ‘Học tập linh hoạt - Kết

Trang 12

nối tri thức’ do Ban Thư Ký Trung Ương Hội Sinh Viên Việt Nam đã tổ chức, cụ thể là kêu gọi 20.000 bài đăng/chia sẻ (từ fanpage của đơn vị) trên Facebook của sinh viên và cộng đồng để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, kém may mắn Hay phải kể đến Zalo Connect tại Việt Nam - một nền tảng có mục đích là hỗ trợ tình nguyện trực tuyến khá phổ biến Ứng dụng này có chức năng kết nối mọi người lại với nhau, giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn cất lên tiếng nói của mình để từ đó giúp các mạnh thường quân, nhà hảo tâm tìm đến với người cần giúp đỡ Lượt truy cập đông đảo chứng tỏ rằng người dùng trẻ tuổi tỏ ra hứng thú với cách thức tình nguyện này.

b Hoạt động tình nguyện ngoại khóa

Các sinh viên có thể thử sức mình để tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường hoặc tại nơi mình sinh sống như tổ chức sự kiện, talkshow, cuộc thi và các hoạt động khác Đây chính là một môi trường tốt để các bạn tình nguyện viên có được cơ hội nuôi dưỡng và phát triển các kỹ năng của bản thân Một số hoạt dộng tiêu biểu như biểu diễn ca nhạc, văn nghệ để quyên góp tiền cho người nghèo, tham gia những buổi giao lưu tuyên truyền,

c Hoạt động tình nguyện trong cộng đồng

Phải kể đến một số hoạt động tình nguyện nổi bật như: hoạt động thanh niên tình nguyện, thăm hỏi và giúp đỡ các trẻ em chất độc màu da cam, các mẹ Việt Nam anh hùng,các thương binh liệt sĩ, hoạt động giúp đỡ người già, người khuyết tật và những người gặp khó khăn khác Ngoài ra còn có một phong trào rất phổ biến vào hiện nay đó chính là phong trào hiến nhân đạo - một nghĩa cử cao đẹp của con người, mang đậm tính nhân văn Ngoài ra hoạt động tình nguyện trong cộng đồng còn là những chương trình thiện nguyện

Trang 13

đường phố như nhặt rác, dọn dẹp cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho cộng đồng.

d Hoạt động tình nguyện quốc tế.

1 Các quỹ văn hóa – xã hội (thường được gọi là Foundation trong tiếng Anh, hay Fondation trong tiếng Pháp hay Stiftung trong tiếng Đức)

‘Đây được xem là một loại hình tổ chức phi chính phủ thuộc nước ngoài nhưng lại được xếp thành một phạm trù riêng do các quỹ văn – xã Hoạt động tình nguyện này hoạt động chủ yếu trong một số lĩnh vực như kiến trúc thượng tầng về chính trị, giáo dục, văn hóa, thúc đẩy sự đổi mới về thể chế và đào tạo, nhằm giúp phát triển con người, thúc đẩy tư nhân hóa… và thường không trực tiếp tổ chức các dự án viện trợ nhân đạo cho con người hoặc các dự án về phát triển Ngoài ra, các quỹ văn hóa – xã hội này cũng là tổ chức tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác để nhằm mục đính tiến thực hiện, triển khai các dự án phù hợp với tôn chỉ và mục đích của họ’ (Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, n.d.)

2 Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nguồn gốc tôn giáo ‘Loại hình tổ chức này hình thành rất sớm và khi du nhập vào Việt Nam cũng hoạt động rất sớm Ban đầu con người chỉ xem việc truyền đạo, cải giáo là điều quan trọng nhất, sau đó nhận thức của họ lại chuyển biến dần dần sang việc coi trọng cả những việc đạo, việc đời và đến ngày nay, phần lớn tổ chức này chủ yếu là lấy việc đời để làm việc đạo’ (Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, n.d.)Theo thống kê có tới khoảng một phần ba các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại đất nước

Trang 14

Việt Nam ta là các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến nguồn gốc tôn giáo

3 Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khác, chuyên hoạt động trên các lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai…

Một loại hình hoạt động tình nguyện quốc tế khác đó là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chú trọng các lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, phát triển bền vững, khắc phục hậu quả thiên tai… Các tổ chức thuộc loại hình này chủ yếu là những tổ chức được thành lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, như các tổ chức Cứu trợ trẻ em, CARE, Action Aid, các tổ chức bảo vệ môi trường như WWF; Thầy thuốc không biên giới, các tổ chức đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ và có cả những tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc dòng OXFAM, … Các tổ chức này có phạm vi hoạt động rất rộng rãi, phổ biến Về tỷ lệ giá trị viện trợ phi chính phủ cho Việt Nam theo từng ngành, có thể phân loại theo sáu lĩnh vực chính như sau:

- Phát triển kinh tế như sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm

Học sinh, sinh viên có thể đăng kí tham gia vào các hoạt động thiện nguyện quốc tế như hỗ trợ cộng đồng nghèo khó ở các quốc gia phát triển, bên cạnh đó là giúp đỡ một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Hay đơn giản hơn là tham gia vận động cho chiến dịch Giờ

Trang 15

Trái đất - chiến dịch có quy mô khắp toàn cầu và được Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên tổ chức thường niên Các bạn tình nguyện viên thường sẽ thực hiện những hoạt động như phát tờ rơi, tuyên truyền mọi người online trên nền tảng mạng xã hội và thậm chí là kêu gọi trực tiếp để có khả năng cao trong việc tăng nhận thức về biến đổi khí hậu của con người Ngoài ra, bằng cách tuyên truyền về bình đẳng giới hay lên án nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới, mỗi sinh viên cũng có thể đóng góp một chút sức mình vào 1 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, n.d.)

2.1.4 Hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại

Hình ảnh của những sinh viên của Trường Đại học Thương mại xung kích, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo trong các chương trình hoạt động tình nguyện đã tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc với con người ở mọi miền Tổ quốc Một số những hoạt động tiêu biểu như "Tiếp sức mùa thi", hay các buổi tình nguyện cộng đồng nhằm dọn dẹp, làm sạch các con đường, ngõ phố Cứ mỗi dịp hè đến xuân về, sinh viên tình nguyện Trường Đại Học Thương Mại lại được hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, đầy ý nghĩa của tuổi trẻ Phải kể đến câu lạc bộ tình nguyện "TMU-Tuổi trẻ xanh" với 4 chiến dịch truyền thống diễn ra xuyên suốt là "Đông ấm", "Xuân yêu thương","Xuân tình nguyện" và "Hè xanh", nhằm quyên góp quần áo ấm, quỹ từ thiện, trao gửi những món quà ý nghĩa tới những hoàn cảnh khó khăn Gần đây nhất là chiến dịch "Nắng Vàng Ươm Bước" diễn ra tại xã Yên Định, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang vào tháng 7/2023 kéo dài hơn 9 ngày với điều kiện sinh hoạt khó khăn, không có mạng internet và sóng điện thoại để góp phần “ươm nắng” cho người dân nơi đây.

Trang 16

2.1.5 Tổng quan lý thuyết

Các hoạt động tình nguyện luôn là vấn đề được quan tâm của các cơ quan, tổ chức chính phủ, điều đó thúc đẩy các nghiên cứu trong phát triển các hoạt động tình nguyện Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của tình nguyện viên không chỉ phụ thuộc vào nhận thức, kiến thức của mỗi cá nhân, mà là tập hợp các hành vi được thể hiện qua mặt cảm xúc, động cơ như lòng vị tha, rèn luyện kỹ năng sống, vấn đề tài chính, thời gian, sở thích và các yếu tố khách quan khác Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trong nhà trường sẽ đẫn đễn việc góp phần vào sự phát triển và nâng cao được chất lượng của các hoạt động tình nguyện do Trường Đại Học Thương Mại tổ chức; từ đó các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các phòng, ban chức năng có liên quan đến sinh viên sẽ có thể cải thiện một cách rõ rệt chất lượng của các hoạt động thiện nguyện trong thời gian sắp tới của trường Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại" nhằm xác định những yếu tố quan trọng tác động tới việc tham gia tình nguyện của sinh viên Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động tình nguyện của sinh viên.

2.2 Lý thuyết hành vi dự dịnh

Thuyết hành vi dự định TPB được Icek Ajzen phát triển dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA và lý thuyết nhận thức xã hội bằng cách bổ sung thêm “Mô hình nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi- mấu chốt của TPB” nhằm khắc phục hạn chế trước đó của TRA, (Icek Ajzen, 1985)

Nhận thức về kiểm soát hành vi: nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện một hành vi nhất định và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không Ajzen đã chứng minh được rằng nhân tố này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến ý định hành vi, mà còn gián tiếp tác động đến hành vi thực tế và việc giải thích ý định hành vi sẽ đạt kết quả cao hơn, chính xác hơn khi bổ sung nhân tố đó

Trang 17

Hình 2.2.2 Mô hình lý thuyết hành vi dự định – TPB Vì lý thuyết TPB được phát triển một cách hoàn hảo nên được vận dụng rộng rãi, phổ biến vào các nghiên cứu về hành vi con người ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm hành vi tham gia hoạt động tình nguyện của thanh niên

Trang 18

2.3 Các kết quả nghiên cứu về vấn đề tham gia các hoạt động tình nguyện trước đó

2.3.1 Các nghiên cứu trong nước:

-Nghiên cứu " Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội ":

Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Vũ Thị Ngọc

Tuyết đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Thái độ của sinh viên đối với hiến máu nhân đạo có tác động tích cực đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

Giả thuyết 2: Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hiến máu nhân đạo có tác động tích cực đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

Giả thuyết 3: Khả năng của sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo có tác động tích cực đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu: Tác giả Vũ Thị Ngọc Tuyết sử dụng mô hình nghiên cứu

sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Động cơ hiến máu nhân đạo = f(Thái độ, Nhận thức, Khả năng) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

-Động cơ hiến máu nhân đạo: Biến phụ thuộc, là sự thúc đẩy bên trong của sinh viên để tham gia hiến máu nhân đạo.

-Thái độ: Biến độc lập, là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên đối với hiến máu nhân đạo.

-Nhận thức: Biến độc lập, là sự hiểu biết của sinh viên về lợi ích của hiến máu nhân đạo.

-Khả năng: Biến độc lập, là khả năng về thời gian, kinh phí và sức khỏe của sinh viên để tham gia hiến máu nhân đạo.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 200 sinh viên Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho sinh viên.

Trang 19

Kết quả mô hình: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội bao gồm:

-Thái độ của sinh viên đối với hiến máu nhân đạo: Có tác động mạnh nhất đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

-Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hiến máu nhân đạo: Có tác động đáng kể đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

-Khả năng của sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo: Có tác động tích cực đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên.

Kết luận: Nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Tuyết đã góp phần làm rõ các yếu tố ảnh

hưởng đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức vận động hiến máu hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên Từ đó, có những giải pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo.

-Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinhviên Đại học Kinh tế Quốc dân của Châu Thị Thu Hiền (2015):

Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Châu Thị

Thu Hiền đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Thái độ của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 2: Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 3: Khả năng của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 4: Môi trường xã hội thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 5: Tác động của bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu: Tác giả Châu Thị Thu Hiền sử dụng mô hình nghiên cứu

sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện = f(Thái độ, Nhận thức, Khả năng, Môi trường xã hội, Bạn bè, gia đình) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

Trang 20

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện: Biến phụ thuộc, là khả năng và mong muốn của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

-Thái độ: Biến độc lập, là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện.

-Nhận thức: Biến độc lập, là sự hiểu biết của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện.

-Khả năng: Biến độc lập, là khả năng về thời gian, kinh phí và sức khỏe của sinh viên để tham gia hoạt động tình nguyện.

-Môi trường xã hội: Biến độc lập, là các tác động từ gia đình, bạn bè, xã hội, đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Bạn bè, gia đình: Biến độc lập, là tác động từ bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 280 sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho sinh viên.

Kết quả mô hình: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân bao gồm:

-Thái độ của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện: Có tác động mạnh nhất đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện: Có tác động đáng kể đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Khả năng của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Môi trường xã hội thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Tác động của bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Kết luận: Nghiên cứu của Châu Thị Thu Hiền đã góp phần làm rõ các yếu tố ảnh

hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Từ đó, có những giải pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

-Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tìnhnguyện của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ ChíMinh:

Trang 21

Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Nguyễn Thị

Kim Tuyến đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Thái độ của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 2: Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 3: Khả năng của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 4: Môi trường xã hội thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Giả thuyết 5: Tác động của bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Mô hình nghiên cứu:Tác giả Nguyễn Thị Kim Tuyến sử dụng mô hình nghiên

cứu sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện = f(Thái độ, Nhận thức, Khả năng, Môi trường xã hội, Bạn bè, gia đình) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện: Biến phụ thuộc, là khả năng và mong muốn của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

-Thái độ: Biến độc lập, là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện.

-Nhận thức: Biến độc lập, là sự hiểu biết của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện.

-Khả năng: Biến độc lập, là khả năng về thời gian, kinh phí và sức khỏe của sinh viên để tham gia hoạt động tình nguyện.

-Môi trường xã hội: Biến độc lập, là các tác động từ gia đình, bạn bè, xã hội, đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Bạn bè, gia đình: Biến độc lập, là tác động từ bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên

Trang 22

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 327 sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho sinh viên.

Kết quả mô hình: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

-Thái độ của sinh viên đối với hoạt động tình nguyện: Có tác động mạnh nhất đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Nhận thức của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện: Có tác động đáng kể đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Khả năng của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Môi trường xã hội thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Tác động của bạn bè, gia đình đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Kết luận: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tuyến đã góp phần làm rõ các yếu

tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Từ đó, có những giải pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài:

-Nghiên cứu “TRU Student Motivations to Volunteer” (tạm dịch: Động lực làm tình nguyện viên của sinh viên TRU):

Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Felicia Dawn

Maria Girouard đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Trang 23

Giả thuyết 1: Giá trị: Sinh viên có giá trị cao về sự giúp đỡ người khác sẽ có ý định tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 2: Sự đồng cảm: Sinh viên có sự đồng cảm cao với những người có nhu cầu sẽ có ý định tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 3: Sự tự hào: Sinh viên cảm thấy tự hào khi tham gia hoạt động tình nguyện sẽ có ý định tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 4: Lợi ích cá nhân: Sinh viên tin rằng tham gia hoạt động tình nguyện sẽ mang lại lợi ích cá nhân sẽ có ý định tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 5: Kinh nghiệm: Sinh viên có kinh nghiệm tham gia hoạt động tình nguyện trước đây sẽ có ý định tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Mô hình nghiên cứu: Tác giả Felicia Dawn Maria Girouard sử dụng mô hình

nghiên cứu sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện = f(Giá trị, Sự đồng cảm, Sự tự hào, Lợi ích cá nhân, Kinh nghiệm) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

-Ý định tham gia hoạt động tình nguyện: Biến phụ thuộc, là khả năng và mong muốn của sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

-Giá trị: Biến độc lập, là sự quan tâm của sinh viên đối với việc giúp đỡ người

-Lợi ích cá nhân: Biến độc lập, là những lợi ích mà sinh viên tin rằng sẽ nhận được khi tham gia hoạt động tình nguyện.

-Kinh nghiệm: Biến độc lập, là kinh nghiệm tham gia hoạt động tình nguyện trước đây của sinh viên.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 88 sinh viên của Đại học Thompson Rivers (TRU) Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho sinh viên.

Trang 24

Kết quả mô hình:Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên TRU bao gồm:

-Giá trị: Có tác động mạnh nhất đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Sự đồng cảm: Có tác động đáng kể đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Sự tự hào: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Lợi ích cá nhân: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

-Kinh nghiệm: Có tác động tích cực đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên.

Kết luận: Nghiên cứu của Felicia Dawn Maria Girouard đã góp phần làm rõ các

yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên TRU Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Từ đó, có những giải pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện.

-Nghiên cứu “The ABCE Model of Volunteer Motivation” (tạm dịch: Mô hình ABCE về Động lực Tình nguyện):

Giả thuyết nghiên cứu:Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả David M

Omoto và Howard E Snyder đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Tính cách: Tính cách bên trong của cá nhân, chẳng hạn như lòng vị tha, lòng trắc ẩn, sẽ tác động đến động cơ tình nguyện của cá nhân.

Giả thuyết 2: Bối cảnh: Các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như gia đình, bạn bè, sẽ tác động đến động cơ tình nguyện của cá nhân.

Giả thuyết 3: Kinh nghiệm: Kinh nghiệm tình nguyện trước đây sẽ tác động đến động cơ tình nguyện của cá nhân.

Giả thuyết 4: Tác động xã hội: Các yếu tố xã hội, chẳng hạn như nhu cầu của cộng đồng, sẽ tác động đến động cơ tình nguyện của cá nhân.

Trang 25

Mô hình nghiên cứu:Tác giả David M Omoto và Howard E Snyder sử dụng

mô hình nghiên cứu sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Động cơ tình nguyện = f(Tính cách, Bối cảnh, Kinh nghiệm, Tác động xã hội) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

-Động cơ tình nguyện: Biến phụ thuộc, là sự thúc đẩy bên trong của cá nhân để tham gia hoạt động tình nguyện.

-Tính cách: Biến độc lập, là các đặc điểm cá nhân, chẳng hạn như lòng vị tha, lòng trắc ẩn.

-Bối cảnh: Biến độc lập, là các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như gia đình, bạn bè -Kinh nghiệm: Biến độc lập, là kinh nghiệm tình nguyện trước đây.

-Tác động xã hội: Biến độc lập, là các yếu tố xã hội, chẳng hạn như nhu cầu của cộng đồng.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 120 người tham gia tình nguyện tại các tổ chức phi lợi nhuận ở Hoa Kỳ Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho người tham gia tình nguyện.

Kết quả mô hình: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của cá nhân bao gồm:

-Tính cách: Có tác động mạnh nhất đến động cơ tình nguyện của cá nhân -Bối cảnh: Có tác động đáng kể đến động cơ tình nguyện của cá nhân -Kinh nghiệm: Có tác động tích cực đến động cơ tình nguyện của cá nhân -Tác động xã hội: Có tác động tích cực đến động cơ tình nguyện của cá nhân.

Kết luận: Nghiên cứu của David M Omoto và Howard ESnyder đã góp phần

làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của cá nhân Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của cá nhân Từ đó, có những giải pháp phù hợp để khuyến khích cá nhân tham gia hoạt động tình nguyện.

-Nghiên cứu “Motivations to Volunteer Among College Students in India” (tạm dịch: Động lực làm tình nguyện viên của sinh viên Đại học ở Ấn Độ):

Trang 26

Giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Toorjo

Ghose và Meenaz Kassam đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Tình huống: Sinh viên có trải nghiệm tình huống có thể thúc đẩy họ tham gia hoạt động tình nguyện.

Giả thuyết 2: Giá trị: Sinh viên có giá trị cao về sự giúp đỡ người khác sẽ có động cơ tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 3: Nhận thức: Sinh viên có nhận thức đúng đắn về lợi ích của hoạt động tình nguyện sẽ có động cơ tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 4: Khả năng: Sinh viên có khả năng về thời gian, kinh phí và sức khỏe để tham gia hoạt động tình nguyện sẽ có động cơ tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Giả thuyết 5: Tác động xã hội: Sinh viên có sự tác động xã hội từ gia đình, bạn bè, thầy cô sẽ có động cơ tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn.

Mô hình nghiên cứu: Tác giả Toorjo Ghose và Meenaz Kassam sử dụng mô

hình nghiên cứu sau để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu:

-Động cơ tình nguyện = f(Tình huống, Giá trị, Nhận thức, Khả năng, Tác động xã hội) Trong đó, các biến được định nghĩa như sau:

-Động cơ tình nguyện: Biến phụ thuộc, là sự thúc đẩy bên trong của sinh viên để tham gia hoạt động tình nguyện.

-Tình huống: Biến độc lập, là các trải nghiệm tình huống của sinh viên, chẳng hạn như được người thân hoặc bạn bè thuyết phục tham gia hoạt động tình nguyện.

-Giá trị: Biến độc lập, là các giá trị của sinh viên, chẳng hạn như sự giúp đỡ người khác.

-Nhận thức: Biến độc lập, là sự hiểu biết của sinh viên về lợi ích của hoạt động tình nguyện.

-Khả năng: Biến độc lập, là khả năng của sinh viên về thời gian, kinh phí và sức khỏe để tham gia hoạt động tình nguyện.

-Tác động xã hội: Biến độc lập, là sự tác động xã hội từ gia đình, bạn bè, thầy cô của sinh viên.

Trang 27

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng, với cỡ mẫu là 596 sinh viên ở Ấn Độ Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát được phát cho sinh viên.

Kết quả mô hình: Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, tất cả các giả thuyết

nghiên cứu đều được chấp nhận Cụ thể, các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của sinh viên Ấn Độ bao gồm:

-Tình huống: Có tác động mạnh nhất đến động cơ tình nguyện của sinh viên -Giá trị: Có tác động đáng kể đến động cơ tình nguyện của sinh viên -Nhận thức: Có tác động tích cực đến động cơ tình nguyện của sinh viên -Khả năng: Có tác động tích cực đến động cơ tình nguyện của sinh viên -Tác động xã hội: Có tác động tích cực đến động cơ tình nguyện của sinh viên.

Kết luận: Nghiên cứu của Toorjo Ghose và Meenaz Kassam đã góp phần làm rõ

các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của sinh viên Ấn Độ Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ tình nguyện của sinh viên Từ đó, có

những giải pháp phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện Tổng kết các kết quả nghiên cứu trước:

Từ 6 nghiên cứu trên, qua việc phân tích, tìm hiểu phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và ưu, nhược điểm của các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu tự rút ra một số kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của nhóm Đối với việc lập bảng hỏi cần đưa ra những bảng hỏi toàn diện, chính xác và đúng trọng tâm nghiên cứu Đối tượng khảo sát cần đa dạng về giới tính, tuổi tác Kết hợp giữa hình thức khảo sát và phỏng vấn để khai thác thêm các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm tình nguyện của sinh viên

Hầu hết các nghiên cứu trong nước và nước ngoài đều chỉ ra rằng, quyết định lựa chọn tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đều xuất phát từ lòng tương thân, tương ái và những lợi ích mà các hoạt động tình nguyện mang lại Và các nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định tham gia hoạt động tình nguyện là: lòng vị tha, rèn luyện kĩ năng sống, vấn đề tài chính, vấn đề thời gian, vấn đề sở thích và các yếu tố khách quan Do vậy, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương mại”

Trang 28

hình thành nhằm đánh giá chính xác và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động tình nguyện và thu hút một cách có hiệu quả sự tham gia của sinh viên trong các hoạt động tình nguyện trong Khoa và trong nhà trường.

Trang 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Tiếp cận nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định tính thực hiện nhằm kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Khẳng định những nhân tố trong mô hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam thời điểm hiện tại, Đại học Thương Mại là sơ bộ về mức độ ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

Nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị (giá trị hội tụ và phân biệt) của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

- Nghiên cứu được thực hiện qua các giai đoạn:

Trước hết, tham khảo lý thuyết, thu thập tài liệu, các công trình có liên quan trong và ngoài nước; trao đổi với nhiều thành phần xã hội từ đó xác định lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các

hoạt động tình nguyện của sinh viên Nghiên cứu định tính:

Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng hình thức phỏng vấn cá nhân offline các sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Thương mại

Nghiên cứu định lượng:

Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng hình thức phát phiếu khảo sát các sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Thương mại theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện

Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích so sánh, đối chứng, điều tra xã hội học để tổng kết các lý thuyết ý định hành vi; các lý thuyết và các nghiên cứu trên thế giới, đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu giúp sinh viên Trường Đại học Thương Mại xác định rõ khi quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện.

Trang 30

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứn này dựa trên thuyết hành động hợp lý-TRA (Fishbein & Ajzen, 1975), thuyết hành vi dự định TPB (Aizen, 1991), cùng kết quả các nghiên cứu của Phượng (2017), Định (2020), Farrell & ctg (1998), Hallmann & ctg (2012), Giao & Linh (2015), Giao & Mo (2018), Giao & Châu (2020), Giao & Dung (2017), Giao & Vuong (2020), đặc biệt là thang đo dựa trên nghiên cứu của Nielsen (2020), Clary & ctg (1998), đề xuất mô hình nghiên cứu: Ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại = f{Kỹ năng mới, Cống hiến, Bắt buộc, Truyền thống tốt đẹp, Mở rộng các mối quan hệ, Sở thích, Hài lòng, Ý nghĩa tình nguyện } cùng các giả thuyết:

H1: Kỹ năng mới có tác động cùng chiều đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H2: Cống hiến có tác động cùng chiều đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H3: Bắt buộc có tác động cùng chiều đến ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H4: Truyền thống tốt đẹp có tác động cùng chiều ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H5: Mở rộng các mối quan hệ có tác động cùng chiều ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H6: Sở thíchcó tác động cùng chiều ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H7: Hài lòng có tác động cùng chiều ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

H8: Ý nghĩa hoạt động tình nguyện có tác động cùng chiều ý định tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

3.3 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lí, phân tích số liệu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu , kế hoạch lấy mẫu

Trang 31

a,Phương pháp chọn mẫu

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên - các đơn vị , cá thể được sử dụng để lấy ý kiến đều đang là sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương mại Nhóm đã tiến hành thu thập dữ liệu từ ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia các hoạt động tình nguyện của nhóm đối tượng trên

b.Kế hoạch lấy mẫu

Kế hoạch lấy mẫu khảo sát bao gồm 6 bước chính:

Xác định các biến : Xác định các thuộc tính / biến để đo lường Xác định khoảng , các giá trị có thể và các cách giải quyết cần thiết.

Chọn phương pháp lấy mẫu : Chọn một phương pháp lấy mẫu ( đã nêu ) với các chi tiết cụ thể - làm cách nào và khi nào các mẫu cần được xác định

Chọn kích thước mẫu : Lựa chọn một kích thước mẫu phù hợp ( số lượng sinh viên cần phỏng vấn ) để đại diện cho tập tổng thể ( toàn bộ sinh viên Đại học Thương mại)

Chọn biểu mẫu cho việc lưu trữ : Chọn một biểu mẫu dữ liệu ( Google Forms ) cho việc lưu trữ các dữ liệu mẫu

Phân chia công việc : Các thành viên trong nhóm được phân vai trò và trách nhiệm trong việc tham gia thu thập , xử lý và kiểm thử thống kê.

Xác thực và tiến hành : Kế hoạch lấy mẫu được đưa ra thảo luận toàn nhóm Khi đã xác thực , kế hoạch được sử dụng để tiến hành

3.3.2 Kích thước mẫu, Phương pháp chọn mẫu

Sự cần thiết của chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học được thể hiện ở các khía cạnh sau:

o Tiết kiệm thời gian và chi phí: Điều tra toàn bộ tổng thể thườngtốn rất nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là đối với những tổngthể lớn và phức tạp Việc chọn mẫu giúp giảm thiểu thời gian và chi phí nghiên cứu.

o Đảm bảo tính đại diện: Mẫu đại diện cho tổng thể là mẫu có cácđặc điểm tương đồng với tổng thể Điều này giúp cho kết quả nghiên cứu có thể suy luận được cho tổng thể.

o Tăng độ tin cậy: Nếu mẫu được chọn một cách hợp lý, thì kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

- Kích thước mẫu:

Dựa theo nghiên cứu của Hair và những người khác (1998), phương pháp xác định kích thước mẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory TactorAnalysis), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:04

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN