Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
853,36 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:Tranhtụngtạiphiêntòa-mộtsốvấnđềlýluậnvàthựctiễn mở đầu 1. Tính cấp thiết của đềtài Những năm qua, tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta xảy ra nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong công tác tư pháp nên đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh - chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, chất lượng công tác tư pháp nói chung và công tác xét xử nói riêng còn chưa ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, còn bộc lộ nhiều yếu kém, bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và công dân (theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tuy số lượng án oan có giảm dần, nhưng vẫn còn: năm 2002 toàn bộ ngành Tòa án có 23 trường hợp bị kết tội oan, năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp, năm 2004 còn 5 trường hợp), gây nhiều hậu quả đáng tiếc cho người bị kết án oan, người thân và xã hội. Có người vì bị kết tội oan nên đang là chủ doanh nghiệp tư nhân mà sau khi bị kết án phải làm thợ mộc để kiếm sống qua ngày, trường hợp khác đã ở tù một thời gian, bị người thân xa lánh, đầy mặc cảm với xã hội, đến khi kẻ phạm tội đích thực nhận tội mới được trở về; còn có người vì bị kết án oan nên không biết bao nhiêu năm, tháng miệt mài đưa đơn đi tìm công lý Những điều đó đã tạo nên dư luận xã hội không tốt, khiến nhân dân thiếu lòng tin vào tòa án và nền công lý xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ra đời vào ngày 02/01/2002 được xem như sự mở đầu cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Nghị quyết này đề cập nhiều nội dung khác nhau của công tác tư pháp từ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho đến việc đào tạo cán bộ tư pháp, nhưng tăng cường yếu tố tranhtụng trong quá trình xét xử vụ án hình sự được coi là điểm nhấn của cải cách tư pháp và là vấnđề trọng tâm của Nghị quyết. Theo đó, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranhtụngtạiphiên tòa, phải đảm bảo để bản án, quyết định của Tòa án là hiện thân của công lý, công bằng xã hội. Như vậy, mộtvấnđề cấp bách được đặt ra đối với các cơ quan tư pháp là làm thế nào để đạt được những yêu cầu đó. Trong nỗ lực chung, thì việc nghiên cứu làm rõ cơ sởlý luận, thựctiễn của hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa là cần thiết. Đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đề cập đến vấnđềtranhtụng trong tố tụng hình sự như: "Tranh tụng trong tố tụng hình sự" của tác giả Nguyễn Đức Mai trong cuốn kỷ yếu: "Những vấnđềlýluậnvàthựctiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam" - Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 1995; bài "Về tranhtụngtạiphiêntòa hình sự" của tác giả Tống Anh Hào trong Tạp chí Tòa án nhân dân số 5/2003; bài "Bàn về vấnđềtranhtụng trong tố tụng hình sự" đăng trong Tạp chí Kiểm sát, tháng 9/2003 của tác giả Trần Đại Thắng; bài viết của nhiều tác giả trong Đặc san nghề luật số 5/2003 về chuyên đề mở rộng tranh tụng; cuốn chuyên khảo "Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền" do TSKH Lê Cảm và TS. Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên, có nhiều bài viết của các tác giả (Nxb Đại học quốc gia, 2004) Nhưng những bài viết đó chỉ đề cập đến mộtsốvấnđề nhất định liên quan tranhtụngvà còn khá nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh ý tưởng đổi mới hoạt động xét xử của ngành Tòa án Việt Nam theo hướng tranh tụng. Trước yêu cầu của thực tế, đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng trong hoạt động tố tụng hình sự tránh bỏ lọt tội phạm làm oan người vô tội; đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, tác giả chọn đề tài: " Tranhtụngtại phiờn tũa -mộtsốvấnđềlýluậnvàthựctiễn " làm luậnvăn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luậnvăn Nghiên cứu đềtài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sởlýluậnvàthực tiễn, bản chất, nội dung của tranhtụngtạiphiên tòa, chỉ ra những bất cập còn tồn tại của việc tranhtụngtạiphiêntòa ở nước ta hiện nay, thông qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa hướng tới xây dựng mộtphiêntòa hình sự thực sự công bằng, dân chủ góp phần thực hiện quá trình cải cách tư pháp. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luậnvăn được đặt ra là: 1- Nghiên cứu cơ sởlýluận của hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa như: khái niệm, đặc điểm, điều kiện, yêu cầu của tranhtụngtạiphiên tòa; Cơ sở pháp lý quy định về tranhtụngtạiphiên tòa; ý nghĩa của tranhtụngtạiphiên tòa. 2- Sơ lược về lịch sử các qui định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranhtụngtạiphiên tòa. 3- Phân tích, đánh giá thực trạng tranhtụngtạiphiêntòa ở Việt Nam những năm gần đây, qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tranhtụngtạiphiên tòa. 4- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng tranhtụngtạiphiêntòaluậnvăn nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa xét xử vụ án hình sự ở nước ta trước yêu cầu cải cách tư pháp. 3. Phạm vi nghiên cứu Tranhtụng là vấnđề lớn trong hoạt động tố tụng, có nhiều nội dung thể hiện ở các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án nên trong phạm vi của mộtluậnvăn thạc sĩ không thể xem xét và giải quyết hết mọi vấnđề mà chỉ dừng lại nghiên cứu vấnđềtranhtụngtạiphiên tòa. Với phạm vi nghiên cứu này, luậnvăn nghiên cứu về tranhtụngtạiphiêntòa dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp luật về tranhtụngtạiphiên tòa, và chỉ ra vướng mắc trong hoạt động thựctiễn của những chế định này, trên cơ sở khảo sát thực trạng xét xử từ ngày 01/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự 1988) đến hết ngày 31/6/2004 (ngày hết hiệu lực thi hành của Bộ luật tố tụng hình sự 1988) và chất lượng phiêntòa hình sự từ sau ngày Nghị quyết 08/NQ-TW ra đời. Từ đó đưa ra những quan điểm, kiến nghị góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 08/NQ-TW, nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu của đềtàiĐể hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp. Đồng thời, luậnvăn sử dụng mộtsố phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với những chuyên gia đầu ngành, những người làm công tác thựctiễn lâu năm); phương pháp khảo sát thựctiễntranhtụngtại những phiêntòa hình sự. 5. Những điểm mới của luậnvăn Là công trình đầu tiênđề cập và giải quyết vấnđềtranhtụngtạiphiên tòa, luậnvăn có những điểm mới sau: 1- Làm sáng tỏ cơ sởlýluận về tranhtụngtạiphiên tòa, góp phần nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất của hoạt động tranhtụngtạiphiên tòa. 2- Luậnvăn khảo cứu các quy định pháp luật về tranhtụngtạiphiên tòa, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó khi xét xử và chỉ ra những hạn chế tồn tại trong hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa hình sự, cũng như làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tồn tại đó. 3- Các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, về cơ chế tổ chức, về đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tranhtụngtạiphiêntòa hình sự mà luậnvăn đưa ra sẽ giúp ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung vàTòa án nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động tranhtụngtạiphiên tòa. 6. Kết cấu của luậnvăn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luậnvăn bao gồm ba chương với kết cấu như sau: Chương 1: Tranhtụngtạiphiêntòa trước yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng tranhtụngtạiphiêntòa xét xử vụ án hình sự. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả tranhtụngtạiphiên tòa. Chương 1 tranhtụngtạiphiêntòa trước yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay 1.1. tranhtụngtạiphiêntòa trong tố tụngtranhtụng 1.1.1. Đặc điểm của tố tụngtranhtụng Trên thế giới đang tồn tại hai hệ thống tố tụng chủ yếu là: tố tụngtranhtụngvà tố tụng xét hỏi. Tố tụng xét hỏi được sử dụng phổ biến ở các nước theo hệ thống luật CIVIL LAW (các nước Pháp, Italia, Đức, ), còn tố tụngtranhtụng là thủ tục tố tụng được áp dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống luật án lệ COMMON LAW (các nước Anh, Mỹ, ấn Độ, Austraylia, New Zealand ). Theo các nhà nghiên cứu về nhà nước và pháp luật thì tố tụngtranhtụng đã xuất hiện rất sớm, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, sau đó du nhập vào La Mã với tên gọi là thủ tục hỏi đáp liên tục (Procédure des questions perpétuelles) và trở nên phổ biến tại Anh và nhiều nước khác. Trong tố tụngtranhtụng tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ mà có những thủ tục tố tụng tương ứng: Nếu là vi phạm nhỏ, tội ít nghiêm trọng (thông thường những tội có mức hình phạt cao nhất dưới 5 năm tù) sau khi phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự, cảnh sát có thể trực tiếp truy tố bị cáo ra tòa chỉ có một Thẩm phán. Nếu là tội nghiêm trọng và bị cáo nhận tội, vụ án sẽ được chuyển cho cơ quan công tố để truy tố ra tòa xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc thủ tục xét xử không có Bồi thẩm đoàn. Trường hợp bị cáo không nhận tội vàđề nghị xét xử bằng thủ tục có Bồi thẩm đoàn, vụ án sẽ được cơ quan công tố truy tố ra tòa với một Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn. Tạiphiêntòa xét xử, Thẩm phán có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động tố tụngđể cho các bên buộc tội (Công tố viên nhân danh Nhà nước) và gỡ tội (bị cáo, Luật sư bào chữa cho bị cáo) tự xét hỏi, đưa ra chứng cứ, người làm chứng, tự đối chất, phản bác nhau và tự bảo vệ quan điểm của mình; đồng thời cũng hướng dẫn cho Bồi thẩm đoàn những quy tắc tố tụng, chứng cứ và luật nội dung. Đáng chú ý, Thẩm phán có vai trò điều khiển các bên tham gia phiêntòađể đảm bảo những thông tin về chứng cứ đưa ra không tạo nên định kiến (prejudice) đối với Bồi thẩm đoàn. Việc quyết định bị cáo có tội hay không hoàn toàn thuộc quyền hạn của Bồi thẩm đoàn. Nếu bị cáo bị tuyên có tội, lúc đó chỉ có Thẩm phán tiếp tục vụ án với vai trò là người quyết định hình phạt, lượng hình. Nếu bị cáo được tuyên vô tội, vụ án sẽ chấm dứt ngay và cơ quan công tố cũng không được quyền kháng nghị phúc thẩm vì nguyên tắc (Hiến pháp) không cho phép xét xử hai lần (Double jeopardy) đối với một bị cáo về cùng một tội. Việc phúc thẩm chỉ đặt ra đối với cả hai bên khi bị cáo bị tuyên có tội liên quan đến việc định tội hoặc lượng hình. Các thủ tục tố tụng như hỏi cung, khám nghiệm, hay các thủ tục tố tụngtạiphiêntòa đều phải được ghi âm hoặc ghi hình và nếu có tranh chấp hay mâu thuẫn giữa các bên về tính đúng đắn và chính xác thì các bản ghi âm sẽ được đưa ra đểTòa án và các bên cùng xem lại [39]. Qua nghiên cứu thì tố tụngtranhtụng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, điều tra tạiphiêntòa là điều tra chính thứcvà chủ yếu: Tố tụngtranhtụng là hệ thống tố tụng mà Tòa án là cơ quan xét xử vàtiến hành tố tụng chính, sự tập trung nhất của hệ thống tố tụng. Các hoạt động khác như điều tra của cảnh sát, truy tố của công tố viên chỉ là những hoạt động mang tính hành chính - tư pháp không được điều chỉnh bởi Luật tố tụng hình sự [15, tr. 256]. Chỉ có Tòa án mới là chủ thể tiến hành tố tụng với ý nghĩa đầy đủ nhất theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Vì vậy, mọi điều tra của Luật sư và của cảnh sát có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, với những phương pháp thu thập chứng cứ khác nhau, nhưng đều phải được kiểm chứng tạiphiêntòavà thông qua sự xem xét đánh giá của Hội đồng xét xử thì mới được công nhận về mặt pháp lývà được phục vụ cho vụ án, khi đó chứng cứ do các bên cung cấp mới có ý nghĩa đối với phán quyết của Tòa án. Chính vì việc điều tra tạiphiêntòa là chủ yếu, thông qua việc xem xét đánh giá chứng cứ do các bên đưa ra nên phiêntòa theo thủ tục tố tụngtranhtụng thường rất dài và triệu tập nhiều nhân chứng. Thứ hai, trong tố tụngtranhtụng hình thành hai bên với những lợi ích đối kháng rõ rệt - bên buộc tội và bên bị buộc tội: Trong tố tụngtranh tụng, Viện công tố và Luật sư hoàn toàn bình đẳng nhau, họ được pháp luật trao những quyền tương ứng với chức năng để có thể điều tra độc lập và thu thập chứng cứ phục vụ cho công việc của mình. Viện công tố dưới danh nghĩa là người đại diện cho quyền lợi của nhà nước đưa ra các quan điểm, các lập luận, các chứng cứ để buộc tội bị cáo. Còn bên bị buộc tội là bị cáo và những Luật sư cũng dùng mọi lý lẽ, dùng mọi phương tiện được luật pháp cho phép để phản bác lại. Hai bên sẽ trực tiếp, liên tục chất vấnvà trả lời chất vấn nhau công khai tạiphiêntòađể làm rõ những vấn đề. Khác với tố tụng xét hỏi, tố tụngtranhtụng đặc biệt coi trọng nguyên tắc bằng miệng, công khai, tất cả các tình tiết, các chứng cứ mà Tòa án áp dụng để ra bản án đều phải được các bên tranhtụngtạiphiên tòa. Với khoa học công nghệ phát triển như hiện nay các thủ tục tố tụngtạiphiêntòa đều phải được ghi âm hoặc ghi hình, việc xét xử công khai trực tiếp có thể được tiến hành qua điện thoại hội nghị (Conference call) và cầu truyền hình trực tiếp. Tòa án tiến hành xét xử một vụ án ở một nơi có thể nghe lời khai trực tiếp của một người làm chứng ở một nơi khác [41, tr. 5-7]. Thứ ba, Thẩm phán giữ vai trò của người trọng tài: Do thủ tục tranhtụng không có giai đoạn điều tra nên các chứng cứ đều do các bên trực tiếp đưa ra trong quá trình tranhtụng giữa công tố viên và bị cáo, Luật sư. Thẩm phán ở các nước theo thủ tục này không có trách nhiệm làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội. Đây cũng là điểm khác so với tố tụng xét hỏi nơi mà trước khi mở phiêntòa các chứng cứ đã được điều tra, thu thập đầy đủ và thể hiện trong hồ sơ vụ án. Tạiphiên tòa, Thẩm phán chỉ kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các chứng cứ này. Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi không phải là một bên trung lập mà là người có vai trò chính trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án tạiphiên tòa, Thẩm phán có thể sẽ trực tiếp chất vấn nếu như lời khai của bị cáo còn có mâu thuẫn hay bị cáo chối tội. Trong tố tụng xét hỏi, mọi hành vi của những người tiến hành tố tụngvà những người tham gia tố tụng đều chịu sự điều khiển của Chủ tọaphiên tòa, các bên muốn đặt câu hỏi cho bên kia hoặc những người tham gia tố tụng khác đều phải thông qua Chủ tọaphiên tòa. Trong khi đó, tạiphiêntòa theo tố tụngtranhtụng mỗi bên có quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng như cho những người tham gia tố tụng khác. Trong nhiều trường hợp họ có quyền ngắt lời bên kia, phản đối lại các ý kiến mà bên kia vừa đưa ra. Thứ tư, tố tụngtranhtụng có ba hệ quy tắc chi phối toàn bộ các hoạt động tố tụng: Quy tắc tố tụng (rule of procedures), quy tắc chứng cứ (rule of evidence) và quy tắc về ứng xử của Luật sư (rule of counsel). Trong ba hệ quy tắc này, quy tắc về chứng cứ có ảnh hưởng lớn nhất vì nó kiểm soát loại chứng cứ nào có thể được đưa ra trước những người có thẩm quyền quyết định (decision maker) hay nói cách khác, nó quyết định chứng cứ có được chấp thuận hay không. Ngay cả Thẩm phán cũng không được tự do lựa chọn chứng cứ mà họ thấy thích hợp nhất mà phải tuân theo các quy tắc chứng cứ đã được quy định. Quy tắc về chứng cứ được đặt ra nhằm đảm bảo sự công bằng trong tranhtụng qua việc cấm sử dụng những nguồn chứng cứ không đáng tin cậy, sai lệch hoặc có thể dẫn đến định kiến cho những người có thẩm quyền phán quyết. Nếu coi tố tụngtranhtụng là một cuộc đấu giữa hai bên có tranh chấp, thì nó đòi hỏi các bên tham gia tố tụng, nhất là cơ quan cảnh sát và công tố phải triệt để tuân thủ các quy tắc đã được luật quy định đó và trao thẩm quyền cho Tòa án là cơ quan phải đảm bảo yêu cầu đó trong quá trình xét xử. Tố tụngtranhtụng được thực hiện trực tiếp, bằng lời nói nên nhiều tài liệu trong tố tụng xét hỏi được xem là những chứng cứ quan trọng của vụ án thì trong tố tụngtranhtụng lại không được công nhận là chứng cứ. Tuy nhiên, để làm rõ các tài liệu liên quan đến vụ án, chủ nhân của nó sẽ được mời tham gia tố tụngvà trực tiếp trình bày trước tòa. Thứ năm, ở tố tụngtranhtụng thường có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn: Do vai trò của Thẩm phán trong tố tụngtranhtụng là người trọng tài nên thông thường phải có Bồi thẩm đoàn tham gia tố tụng. Đoàn bồi thẩm không tham gia vào quá trình tranhtụng nhưng họ có quyền biểu quyết bị cáo có tội hay không có tội, trên cơ sở đó Thẩm phán sẽ quyết định về vụ án. Đây là điểm khác biệt so với tố tụng thẩm vấn, trong tố tụng thẩm vấn Hội thẩm nhân dân tham gia phiêntòavà quyết định cả về việc bị cáo có tội hay không có tội, quyết định cả về việc lượng hình đối với bị cáo, ở thủ tục tố tụng thẩm vấn Thẩm phán Chủ tọaphiêntòa có địa vị pháp lý ngang với Hội thẩm nhân dân. Thứ sáu, yếu tố thú tội và thỏa thuận thú tội (pleas of guilty and plea- bargaining): ở nhiều vụ án cơ quan cảnh sát và công tố không thể tìm ra đủ chứng cứ để có thể "thắng" tạiphiêntòa khi họ muốn truy tố một bị cáo, nên luật pháp có những quy định khuyến khích bị cáo nhận tội hoặc cho phép cảnh sát và cơ quan công tố thỏa thuận để bị cáo nhận tội, khai báo hay cung cấp thông tin về bị cáo khác. Đổi lại, bị cáo có thể được miễn truy tố về một hoặc mộtsố tội hay được giảm hình phạt sau này khi Tòa án lượng hình (ví dụ, nếu bị cáo nhận tội trong giai đoạn đầu, mức giảm là một phần ba mức [...]... và tham gia tố tụng, trình độ năng lực của những bên tham gia vào quá trình tranhtụng Những đòi hỏi này của thựctiễn không phải là đơn giản, vì vậy thực tế tranhtụngtạiphiêntòa hiện nay phải chăng đã hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu đó? Chương 2 Thực trạng tranh tụngtạiphiêntòa xét xử vụ án hình sự 2.1 Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụngtạiphiêntòa 2.1.1 Pháp luật tố tụng. .. thủ tục tố tụngtạiphiên tòa, mộtsố điều tại chương XVIII thủ tục bắt đầu phiên tòa, chương XX thủ tục xét hỏi tạiphiên tòa, chương XXI tranhluậntạiphiêntòa Tại Điều 159 quy định về việc xét xử phải trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, đây thực chất cũng là một trong những nội dung của tranhtụng Theo Điều 159 thì Tòa án phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý... tố hợp lý của hệ tố tụngtranhtụng vào hệ tố tụng xét hỏi và ngược lại Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển, và chúng ta -một thành viên của ngôi nhà chung thế giới - cũng cần phải có sự đổi mới phù hợp về mặt pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng 1.2.3 Nghị quyết 08/ NQ-TW của Bộ Chính trị vàvấnđề tranh tụngtạiphiêntòa 1.2.3.1 Bản chất của hệ tố tụng hình... 08/ NQ-TW đẩy mạnh tranhtụng được coi là điểm nhấn của cải cách tư pháp và là vấnđề trọng tâm của trọng tâm Nói tới vấnđềtranhtụng thì Nghị quyết số 08/NQ-TW đã đề cập đến mộtsố nội dung như: "Nâng cao chất lượng hoạt động vàđề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tư pháp", trong đó có nhiệm vụ cụ thể là "nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tạiphiên tòa, đảm bảo tranhtụng dân... Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã dành hẳn một chương quy định về vấnđềtranhluậntạiphiên tòa, nhưng do nghĩa vụ chứng minh tội phạm vẫn là một trách nhiệm của Tòa án nên còn có Thẩm phán - Chủ tọaphiêntòa sa đà nhiều quá trong việc xét hỏi, thẩm vấn mà không dành nhiều thời gian cho việc tranhluận Nội dung thẩm vấnvà cách đặt câu hỏi của Tòa án chủ yếu dựa vào kết luận điều tra và cáo trạng,... tự tố tụng xét xử tạiphiêntòa Thông tư số 16-TATC cũng hướng dẫn rất chi tiết về việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng về nguyên tắc và điều kiện chung về xét xử tạiphiên tòa, việc chuẩn bị các điều kiện để xét hỏi vàtiến hành xét hỏi tạiphiên tòa, tranhluậntạiphiên tòa, nghị án, tuyên án Thông tư 16-TATC đã có bước phát triển cao hơn về tri thức hoàn thiện pháp luật tố tụng so... hỏi Chủ tọa các phiêntòa phải định hướng để các bên tham gia tranhluận chất vấnvà trả lời chất vấn những nội dung chính của vụ án, có như vậy tranhtụng mới đạt hiệu quả 1.1.2.4 Nội dung của tranh tụngtạiphiêntòa Xuất phát từ bản chất, mục đích của tố tụngtranhtụng nên tạiphiêntòa phải giải quyết các nội dung sau: Thứ nhất, dưới sự chủ trì của Chủ tọaphiêntòa các bên hỏi và trả lời câu hỏi... gia tranhluận không còn trình bày gì thêm, Chủ tọaphiêntòa tuyên bố kết thúctranhluận Bị cáo được nói lời sau cùng Đến đây giai đoạn tranhtụngtạiphiêntòa đã cơ bản hoàn thành Kết quả của quá trình tranhtụngtạiphiêntòa được xác định bởi phán quyết của Hội đồng xét xử và đó cũng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tranhtụngtạiphiêntòa Như vậy, mặc dù chưa đầy đủ nhưng Bộ luật tố tụng. .. kiểm sát tạiphiêntòa được khách quan - Điều 217: "Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tạiphiêntòavà ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tạiphiên tòa" Vàđể đảm bảo cho quá trình tranhtụngtạiphiêntòa được khách quan, sau khi nghe lời luận tội bị cáo, người bào chữa và những... chuẩn bị phiêntòa phải tốt, bởi lẽ chỉ khi triệu tập đầy đủ những người tham gia tố tụng đến phiêntòa thì mới có điều kiện đầy đủ đểtiến hành việc tranhtụng được tốt Trường hợp vắng mặt mộtsố người tham gia tố tụng sẽ gây nên tốn kém, làm cho phiêntòa phải hoãn hoặc phải xử dài ngày, làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử 1.1.2.3 Yêu cầu của tranh tụngtạiphiêntòaTranhtụngtạiphiêntòa phải . về tranh tụng tại phiên tòa; ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa. 2- Sơ lược về lịch sử các qui định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa. 3- Phân tích, đánh giá thực. LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, tình hình vi. 1.1. tranh tụng tại phiên tòa trong tố tụng tranh tụng 1.1.1. Đặc điểm của tố tụng tranh tụng Trên thế giới đang tồn tại hai hệ thống tố tụng chủ yếu là: tố tụng tranh tụng và tố tụng xét