Quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về về tranh tụng tại phiên tòa trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 30 - 32)

phiên tòa trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945, nhiều văn bản pháp luật có hàm chứa quy phạm tố tụng hình sự đã được Nhà nước ban hành, nhưng phải đến những năm 1960 thì những quy định về pháp luật tố tụng hình sự mới được hình thành một cách cơ bản, trong đó có hàm chứa những quy định về xét xử tại phiên tòa. Sau khi Nhà nước ta đã thông qua một số Luật tổ chức các cơ quan có trách nhiệm tiến hành tố tụng như: Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15/7/1960 và Pháp lệnh ngày 16/7/1962 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân. Trong các văn bản đó có rất nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh việc tổ chức phiên tòa và tiến hành tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân. Nhìn chung các quy phạm tố tụng trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành tố tụng tại phiên tòa, một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng trong việc tiến hành và tổ chức các phiên tòa của Tòa án như: quyền dùng tiếng nói chữ viết của công dân, quyền bào chữa, việc xét xử công khai và xử kín, việc mở phiên tòa tại trụ sở hay xử lưu động... Đồng thời các quy phạm pháp luật tố tụng về tổ chức và tiến hành tố tụng tại phiên tòa trong giai đoạn này thường mang tính đại cương, thiếu cụ thể. Thực tiễn xét xử mang nặng tính chất thời chiến, tạm thời, thiếu thống nhất giữa các Tòa án và chịu ảnh hưởng nhiều về hình thức và khuôn mẫu của các phiên tòa trong chế độ cũ. Nhìn chung thì hình thức tổ chức và việc thực hiện các quy định của pháp luật tố

tụng trong thời kỳ này chỉ có thể chấp nhận trong giai đoạn chiến tranh và thời kỳ mới độc lập.

Sau khi Nhà nước ta ban hành Hiến pháp 1959 và các luật tổ chức Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, đến năm 1964 căn cứ vào các quy định của pháp luật, những kinh nghiệm thực tiễn của gần 20 năm thực tiễn tiến hành tố tụng và việc tham khảo học tập pháp luật tố tụng của Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Tòa án nhân dân tối cao đã hệ thống lại các quy định của pháp luật tố tụng lúc bấy giờ thành Bản đề án về trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong đó có quy định tương đối cụ thể về hình thức và thủ tục tiến hành tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân, để gửi về các Tòa án nhân dân địa phương thống nhất áp dụng. Bản đề án đã trở thành tài liệu hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật tố tụng tại phiên tòa cho tất cả các Tòa án, xác định những hành vi tố tụng cần thiết mà Thẩm phán và Hội thẩm phải tiến hành kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi mở phiên tòa, kết thúc phiên tòa. Tuy nhiên, qua 10 năm thực hiện Bản đề án, Tòa án nhân dân tối cao đã có báo cáo tổng kết chỉ ra nhiều nhược điểm, tồn tại của Bản đề án này. Ví dụ như trong việc tổ chức phiên tòa, nhiều Thẩm phán đã khoán trắng cho Thư ký việc triệu tập và tổ chức phiên tòa, tiến hành mở phiên tòa trong khi chưa có đủ điều kiện cho phép, tại phiên tòa một số Thẩm phán chưa nắm vững những yêu cầu của việc xét hỏi là phải kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ tại phiên tòa hoặc vi phạm các nguyên tắc xét xử công khai, trực tiếp và liên tục. Đặc biệt, do Bản đề án chưa hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tin vào chứng cứ đã có trong hồ sơ mà coi nhẹ việc thẩm vấn và tranh luận tại phiên toà công khai, hậu quả là Toà án ra các quyết định không phù hợp với thực tế khách quan.

Để khắc phục nhược điểm này, ngày 27/9/1974 Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm (kèm theo Thông tư số 16-TATC), trong đó có phần thứ 3 quy định về trình tự tố tụng chuẩn bị cho việc xét xử tại phiên tòa và phần thứ 4 quy định về trình tự tố tụng xét xử tại phiên tòa của Tòa án nhân dân.

Tại phần chuẩn bị cho việc xét xử trước phiên tòa Thông tư số 16-TATC đã hướng dẫn cụ thể các hoạt động tố tụng của Tòa án trong các khâu nghiên cứu hồ sơ, họp trù bị với Viện kiểm sát, những việc phải làm để đưa vụ án ra xét xử như: ra quyết định đưa vụ

án ra xét xử, triệu tập bị cáo và những người tham gia phiên tòa, chuẩn bị kế hoạch thẩm vấn, xử công khai hay xử kín v.v...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 30 - 32)