Về cơ chế thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 69 - 70)

Như phần trên đã nêu, hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của chúng ta hiện nay theo luận chứng của nhiều chuyên gia là hệ thống pháp luật đặc trưng của tố tụng thẩm vấn, kiểu tố tụng này đã cùng chúng ta trải qua những năm tháng trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm và đã phần nào hình thành ý thức trong những người tiến hành tố tụng. Do vậy quan điểm, tác phong, thói quen, lề lối làm việc đã được hình thành bởi những năm tháng gắn bó với nghề nghiệp đã có ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện theo tinh thần tranh tụng mới, để có sự thay đổi ngay lập tức về ý thức tranh tụng trong mỗi người là điều không thể.

Hiện nay cơ chế để đảm bảo cho việc thực hiện tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều vấn đề. Từ việc tạo ra hành lang pháp lý để tạo ra cơ chế, ý thức của người tham gia tranh tụng đến những quy chế kiểm tra giám sát để đảm bảo thực hiện, với những chế tài nghiêm khắc khi phát hiện vi phạm và kịp thời khen thưởng những trường hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ vẫn chưa hoàn thiện. Chẳng hạn, tại phiên tòa nếu Viện kiểm sát không chủ động xét hỏi làm rõ những tình tiết buộc tội, không đối đáp trực tiếp đúng vấn đề mà luật sư đưa ra; đồng thời việc ghi lại diễn biến của toàn bộ vụ án tại phiên tòa không chính xác, khách quan thì sẽ xử lý như thế nào v.v... Thu thập tài liệu chứng cứ là việc rất quan trọng để Luật sư có thể tham gia tranh luận một cách bình đẳng tại phiên tòa, nhưng nếu cơ quan điều tra, Viện kiểm sát gây khó khăn trong việc cấp giấy phép bào chữa cho Luật sư thì chế tài nào xử lý v.v... Và rất nhiều vấn đề cần phải có sự quy định cụ thể để tạo ra một cơ chế đồng bộ chuẩn xác cho việc thực hiện tranh tụng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)