Nhà nước và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, để họ tham gia vào quá trình tố tụng, có thể tự bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đồng thời giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ quan tư pháp.
* *
*
Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò lớn trong việc xác định sự thật khách quan vụ án, tránh bỏ lọt tội phạm làm oan người vô tội, nhưng quá trình thực thi trên thực tế đã thấy có nguyên nhân, tồn tại làm cản trở tiến trình thực hiện tranh tụng. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ và phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả tranh tụng góp phần thực hiện thành công cải cách tư pháp. Những giải pháp đó có thể là hoàn thiện nhiều lĩnh vực khác nhau của pháp luật như những sửa đổi trong Bộ luật tố tụng hình sự, trong các văn bản pháp luật khác về các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, Tòa án.., tạo ra những cơ chế đảm bảo cho thực hiện tranh tụng tại phiên tòa, có những chế độ về lương và chính sách phù hợp...
Và với tất cả những giải pháp đó có thể chưa chuẩn xác và hoàn toàn đầy đủ nhưng tác giả cũng mong góp một tiếng nói trong việc hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế để tranh tụng phát huy được hiệu quả trên thực tiễn.
Kết luận
Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là sự đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác dụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử. Nó chính là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì tầm quan trọng của nó nên Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã đề cập đến việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án là khâu trung tâm đột phá, quyết định của hoạt động tư pháp, phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa, phát huy được tối đa mặt tích cực của nó thì cần có sự nghiên cứu sâu sắc cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng tranh tụng tại phiên tòa. Bởi vậy, luận văn đã giải quyết nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa như: khái niệm, đặc điểm, những điều kiện và yêu cầu của tranh tụng tại phiên tòa, cơ sở pháp lý quy định về tranh tụng tại phiên tòa, ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa.
2. Sơ lược về lịch sử các quy định của luật tố tụng hình sự Việt Nam về tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở đó sơ bộ đánh giá được những điểm còn chưa đầy đủ của pháp luật về tranh tụng tại phiên tòa.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng tranh tụng tại phiên tòa ở Việt Nam những năm gần đây, qua đó rút ra những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong quá trình xét xử tại phiên tòa.
4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng tranh tụng tại phiên tòa, luận văn nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Từ những hướng nghiên cứu trên cho thấy để xác định sự thật khách quan của vụ án thì phiên tòa phải đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, và như thế cần phải có những cơ chế, điều kiện nhất định để thực hiện:
Thứ nhất, tham gia vào quá trình tranh tụng bao giờ cũng phải có ba chủ thể của quan hệ tranh tụng.
Thứ hai, để việc tranh tụng đạt kết quả cao thì các bên buộc tội và gỡ tội phải có sự chuẩn bị kỹ càng, có trình độ năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp.
Thứ ba, có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và các điều kiện về cơ sở vật chất
đảm bảo.
Yêu cầu của tranh tụng tại phiên tòa:
- Tranh tụng tại phiên tòa phải đảm bảo tính dân chủ, công khai nhưng vẫn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
- Mục đích của tranh tụng tại phiên tòa là làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án thông qua sự cọ xát giữa các lập luận, ý kiến. Vì vậy, yêu cầu của nó là bên buộc tội và bên gỡ tội chủ động tranh luận tại phiên tòa về từng chi tiết của vụ án.
Tuy nhiên, trên thực tế tranh tụng tại phiên tòa hiện nay không có đủ các điều kiện và yêu cầu trên. Những khảo cứu lịch sử quy định của pháp luật tố tụng hình sự từ 1945 đến nay cho thấy hệ thống pháp luật hiện hành còn chưa cụ thể và chưa tạo ra cơ chế hoàn toàn đầy đủ cho quá trình tranh tụng của các bên:
Thứ nhất, chưa tạo ra được sự trung lập, trọng tài của Hội đồng xét xử.
Thứ hai, Kiểm sát viên và Luật sư vẫn chưa có vị thế bình đẳng với nhau.
Thứ ba, những cơ chế bắt buộc, đảm bảo thực hiện tranh tụng với các bên tham
gia tranh tụng.
Thứ tư, có những văn bản quy định khá hoàn chỉnh và chi tiết về tranh tụng tại
phiên tòa (một số gợi ý của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp về việc tổ chức phiên tòa hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW, Kết luận số 290 của Tòa án nhân dân tối cao về hội thảo "Tranh tụng tại phiên tòa hình sự") nhưng lại không có tính pháp lý bắt buộc đối với mọi chủ thể giam gia vào quá trình tranh tụng.
Và như vậy, thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa còn diễn ra hình thức và hời hợt, nhiều khi vi phạm tinh thần tranh tụng đã được nêu trong Nghị quyết 08/NQ-TW dẫn đến
việc xét xử còn nhiều sai sót nhiều bản án phải hủy, sửa. Những nguyên nhân và tồn tại đó đang là những đòi hỏi cấp bách phải có những giải pháp đúng đắn và đồng bộ để tranh tụng tại phiên tòa thực sự được diễn ra hiệu quả nhất trên thực tế. Luận văn đã đưa ra những giải pháp sau:
1. Hoàn thiện pháp luật.
2. Cơ chế đảm bảo thực hiện tranh tụng tại phiên tòa. 3. Về lương và các chế độ chính sách.
Tranh tụng tại phiên tòa là một vấn đề lớn trong luật tố tụng hình sự. Tính phức tạp và nhiều mặt về nội dung, về sự thể hiện của nó không chỉ ở giai đoạn xét xử đã là những khó khăn cho những người nghiên cứu về chế định này. Vì nhiều lý do, đề tài này chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu một cách triệt để và toàn diện tất cả những vấn đề đang được thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật đặt ra. Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
danh mục Tài liệu tham khảo
1. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2002), Một số gợi ý về việc tổ chức phiên tòa hình sự
theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.
2. Bộ Công an (2003), Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10-9 của Bộ trưởng Bộ
Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và
hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân.
3. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Chí (2002), "Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khi
giải quyết vụ án hình sự trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam", Kinh tế luật, (2), tr. 12-21.
6. Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng, tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt
Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", trong cuốn chuyên khảo:
Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
7. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện
nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
8. Ngô Huy Cương "Đổi mới hoạt động xét xử theo nguyên tắc tranh tụng", Nghiên cứu
lập pháp.
9. Nguyễn Bá Diến (2003), "Về hai hình thức xét xử dưới góc độ so sánh", Đặc san
nghề luật,(5), tr. 23-26.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, (TS Nguyễn Ngọc Chí
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị quyết số 08-
NQ/TW ngày 02-01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
13. Elisabeth Pelsez (2003), "Tố tụng, tranh tụng và tố tụng xét hỏi", Thông tin khoa học
xét xử,(1), tr. 3-6.
14. Hoàng Ngọc Giao (2004), "Minh bạch, bình đẳng, năng lực - những yêu cầu không
thể thiếu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay", trong cuốn chuyên khảo:
Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền,
Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
15. Phạm Hồng Hải (2004), "Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tố
tụng tranh tụng", trong cuốn chuyên khảo: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong
giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Hạo (2003), "Xây dựng pháp luật: Diễn đàn đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ
sung dự án Bộ luật tố tụng hình sự", Pháp lý, (8), tr. 29-30
17. Tống Anh Hào (2004), "Về tranh tụng tại phiên tòa hình sự", Tòa án, (5), tr. 2-4.
18. Nguyễn Văn Hiện (Chủ nhiệm đề tài) (1999), Vấn đề tổ chức phiên tòa và việc thực
hiện các quy định của pháp luật tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân, Đề
tài khoa học cấp bộ.
19. Nguyễn Văn Hiện (2003), Kết luận bế mạc Hội nghị tổng kết công tác Ngành Tòa án
nhân dân năm 2002 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2003.
20. Phan Trung Hoài (2002), "Phán quyết của Tòa án phải dựa vào kết quả tranh tụng tại
phiên tòa", Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 10-10.
21. Nguyễn Huy Hoàn (2004), "Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa cho bị can
22. Quốc Huy (2000), "Lời tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án
hình sự", Kiểm sát, (5).
23. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai
đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Linh (2004), "Về thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW", Tòa án, (8), tr. 2.
25. Trần Đức Lương (2002), Kết luận Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-
TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
26. Vũ Mộc (2002) "Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao
chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác theo tinh
thần của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị", Thông tin khoa học pháp lý,
(5).
27. Vũ Mộc (2002) "Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao
chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác theo tinh
thần của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị", Thông tin khoa học pháp lý,
(6).
28. Từ Văn Nhũ (2002), "Nhận thức về tranh tụng tại phiên tòa hình sự và những kiến
nghị giải pháp", Thông tin khoa học pháp lý, (5).
29. Từ Văn Nhũ (2002), "Nhận thức về tranh tụng tại phiên tòa hình sự và những kiến
nghị giải pháp", Thông tin khoa học pháp lý, (6).
30. Từ Văn Nhũ (2002), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng
tại phiên tòa hình sự", Tòa án nhân dân, (10).
31. Từ Văn Nhũ (2002), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng
32. Ngô Hồng Phúc (2003), "Vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình
sự", Tòa án, (2), tr. 1-2.
33. Lê Kim Quế (2003), "Một số vấn đề cần nghiên cứu thêm trong dự thảo Bộ luật tố
tụng hình sự", Tòa án, (10), tr. 10-11.
34. Lê Kim Quế (2004), "Người bào chữa trong giai đoạn điều tra", Dân chủ và pháp
luật, (12), tr. 45- 47.
35. Đinh Văn Quế (2004), "Vai trò của Hội đồng xét xử trong việc tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm hình sự", Tòa án, (1), tr. 4-8.
36. Đinh Văn Quế (2004), "Về chế định người bào chữa", Tòa án, (3), tr. 17-22.
37. Đinh Văn Quế (2004), "Một số vấn đề về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm", Tòa án, (8), tr. 3-10.
38. Huỳnh Sáng (2004), "Về việc thực hiện thủ tục xét hỏi kết hợp với tranh tụng tại
phiên tòa", Tòa án, (3), tr. 4-5.
39. Trần Đại Thắng (2003), "Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự", Kiểm sát,
Số chuyên đề (9), tr. 25-30.
40. Lê Hữu Thể (2002), "Vấn đề tranh tụng trong hoạt động tố tụng hình sự và việc thể
chế hóa trong quá trình hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam", Thông tin
khoa học pháp lý, (5 + 6). tr, 4-5.
41. Phan Hữu Thư (2003), "Kết hợp các yếu tố tranh tụng vào thủ tục tố tụng xét hỏi - một
yêu cầu của cải cách tư pháp", Đặc san nghề luật,(5), tr. 3-12.
42. Đỗ Gia Thư (2004), "Thực trạng đội ngũ thẩm phán nước ta - Những nguyên nhân và
bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng", Tòa án nhân dân, (7).
43. Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chủ nhiệm đề tài) (2001), Nâng cao chất lượng thủ tục tố
tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề
tài khoa học cấp cơ sở.
44. Tòa án nhân dân tối cao (1989), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1989, Hà Nội.
46. Tòa án nhân dân tối cao (1991), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1991, Hà Nội.
47. Tòa án nhân dân tối cao (1992), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1992, Hà Nội.
48. Tòa án nhân dân tối cao (1993), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1993, Hà Nội.
49. Tòa án nhân dân tối cao (1994), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1994, Hà Nội.
50. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1995, Hà Nội.
51. Tòa án nhân dân tối cao (1996), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1996, Hà Nội.
52. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1997, Hà Nội.
53. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1998, Hà Nội.
54. Tòa án nhân dân tối cao (1999), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1999, Hà Nội.