Đảm bảo việc thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong tổ chức xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 80 - 81)

trong tổ chức xét xử tại phiên tòa

Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự không thể không đề cập đến cơ chế để đảm bảo thực hiện nó, trong đó có vấn đề tổ chức phiên tòa. Việc tổ chức phiên tòa sao cho:

Phải thể hiện rõ địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Phiên tòa phải đảm bảo để không những nghĩa vụ tố tụng mà các quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng, nhất là của bị cáo được thực hiện đầy đủ. Các cơ quan tiến hành tố tụng như Viện kiểm sát, Tòa án (Hội đồng xét xử) thực hiện đúng chức năng của mình được pháp luật quy định: Tòa án thực hiện chức năng xét xử thông qua việc xem xét đánh giá các chứng cứ buộc tội, chứng cớ gỡ tội do hai bên đưa ra tại phiên tòa để ra bản án hoặc quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án; Viện kiểm sát thực hành quyền công tố phải chủ động hoàn toàn trong vấn đề buộc tội và chịu trách nhiệm về việc buộc tội đó theo pháp luật; phiên tòa phải được thể hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc tố tụng nói chung và các quy định chung về xét xử nói riêng. Thực tiễn xét xử cho thấy rằng nếu tuân thủ không nghiêm chỉnh các nguyên tắc tố tụng hình sự thường dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Phiên tòa phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Tuyệt đối tránh trường hợp đơn giản hóa các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa từ giai đoạn bắt đầu phiên tòa đến thủ tục xét hỏi, giai đoạn tranh luận, nghị án và tuyên án. Các quy định đó đảm bảo cho quá trình xét xử được chính xác, khách quan,

đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Vi phạm những quy định đó ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới kết quả xét xử.

Vì vậy theo chúng tôi vi phạm các thủ tục xét xử tại phiên tòa cần được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng - căn cứ để Tòa án cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm hủy án để xét xử lại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)