Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 với những quy định về tranh tụng tại phiên tòa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 32 - 34)

hướng dẫn rất chi tiết về việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng về nguyên tắc và điều kiện chung về xét xử tại phiên tòa, việc chuẩn bị các điều kiện để xét hỏi và tiến hành xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án, tuyên án...

Thông tư 16-TATC đã có bước phát triển cao hơn về tri thức hoàn thiện pháp luật tố tụng so với giai đoạn trước đó, nó đã tổng kết được những kinh nghiệm thực tiễn của nhiều chục năm trước đây và đặc biệt đã có những quy định thể hiện nội dung tranh tụng trong quá trình xét xử. Thông tư là sự kết hợp tốt giữa thực tiễn xét xử với việc nghiên cứu lý luận và làm nền tảng vững chắc, nội dung chủ yếu của Bộ luật tố tụng hình sự sau này.

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy với pháp luật ở giai đoạn này: do thời kỳ chiến tranh, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Pháp và các nước xã hội chủ nghĩa nên khái niệm tranh tụng trong khoa học pháp lý không có, những quy định mang tính chất tranh tụng rất ít.

2.1.1.2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 với những quy định về tranh tụng tại phiên tòa tại phiên tòa

Qua hàng chục năm chuẩn bị Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, lần đầu tiên những quy định về xét xử tại phiên tòa được hệ thống hóa và có tính pháp lý cao với tư cách là những quy phạm của một Bộ luật.

Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 tranh tụng tại phiên tòa chưa được nhà làm luật nước ta ghi nhận với tính chất là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự nhưng những dấu hiệu về tranh tụng cũng đã được quy định rải rác ở một số điều luật. Ví dụ như một vài điều ở chương XVII quy định về thủ tục tố tụng tại phiên tòa, một số điều tại chương XVIII thủ tục bắt đầu phiên tòa, chương XX thủ tục xét hỏi tại phiên tòa, chương XXI tranh luận tại phiên tòa.

Tại Điều 159 quy định về việc xét xử phải trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, đây thực chất cũng là một trong những nội dung của tranh tụng. Theo Điều 159 thì Tòa án phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, nghe lời bào chữa. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa. Và để đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo, đảm bảo cho việc xét xử được khách quan Điều 162 quy định bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì bị áp giải, nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Tòa án chỉ xử vắng mặt bị cáo nếu bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả, bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa, sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ. Tránh cho việc thông cung hoặc ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng, bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa, việc tiếp xúc với những người khác phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Tại phiên tòa bên buộc tội là Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt nếu không phải hoãn phiên tòa theo điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Người bào chữa cho bị cáo là bên gỡ tội cũng có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa trừ trường hợp có gửi trước bản bào chữa. Trong một số trường hợp người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, để đảm bảo cho quá trình tranh luận, xác định sự thật vụ án, đảm bảo cho phán quyết của Tòa án khách quan sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, sự có mặt của người làm chứng, người giám định cũng được quy định tại các điều 166, 167, 168 Bộ luật tố tụng hình sự.

Bước vào quá trình tranh tụng, trước hết Kiểm sát viên sẽ đọc cáo trạng, sau đó Hội đồng xét xử sẽ xét hỏi theo thứ tự xét hỏi hợp lý. Khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Trong quá trình xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét những vật chứng có liên quan trong vụ án. Tiếp đó, Kiểm sát viên (bên buộc tội) sẽ luận tội, bị cáo, người bào chữa cho bị cáo (bên gỡ tội) cũng trình bày quan điểm của mình, trong quá trình tranh luận đó người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của

người khác nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, nhưng có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án. Sau khi những người tham gia tranh luận không còn trình bày gì thêm, Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc tranh luận. Bị cáo được nói lời sau cùng. Đến đây giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa đã cơ bản hoàn thành. Kết quả của quá trình tranh tụng tại phiên tòa được xác định bởi phán quyết của Hội đồng xét xử và đó cũng đánh dấu sự kết thúc của quá trình tranh tụng tại phiên tòa.

Như vậy, mặc dù chưa đầy đủ nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã có một số quy định mà bản chất của nó là tranh tụng. Tuy nhiên, những quy định này vẫn quá sơ sài vẫn chưa thể tạo ra cơ chế tranh luận dân chủ và khách quan tại phiên tòa, chưa tạo ra sự bình đẳng giữa Luật sư và Viện kiểm sát với tư cách là hai bên của quá trình tranh tụng, trách nhiệm chứng minh tội phạm đặt nặng lên vai Hội đồng xét xử, không có quy định bắt buộc phải tranh luận của Kiểm sát viên v.v... và những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng xét xử như vậy đã là những cơ sở để Bộ luật tố tụng hình sự mới ra đời.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tranh tụng tại phiên tòa - một số vấn đề lý luận và thực tiễn potx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)