Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài “Phân tích vai trò của trí thông minh, tưởng tượng, trí nhớ đối với sự sáng tạo và các biện
Trang 1TRƯỜNG: ĐH SƯ PHẠM TPHCM
KHOA: TÂM LÝ HỌC
֎ Bài tiểu luận học phần: Tâm lý học sáng tạo
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC
HỌC PHẦN
Sinh viên thực hiện: Trần Hiếu Tên giảng viên: NCS Mai Mỹ Hạnh MSSV: 47.01.611.076
Lớp : TLH.A
TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2022
Trang 2Mục lục
1.1 Khái niệm trí thông minh 5 1.2 Khái niệm tưởng tượng 5 1.3 Khái niệm trí nhớ 6
2 Vai trò của trí thông minh đối với sự sáng tạo 6 2.1 Sáng tạo là một bộ phận của trí thông minh 6 2.2 Trí thông minh là một bộ phận của sáng tạo 7 2.3 Trí tuệ và sáng tạo có những chỗ trùng lặp 8 2.4 Sáng tạo và trí thông minh là một 8 2.5 Sáng tạo và trí thông minh hoàn toàn khác nhau 9
3 Vai trò của tưởng tượng đối với sự sáng tạo 9
4 Vai trò của trí nhớ đối với sự sáng tạo 11
5 Biện pháp rèn luyện 12 5.1 Dạy học giải quyết vấn đề 12 5.1.1 Dạy học khám phá 12 5.1.2 Dạy học giải quyết vấn đề 13 5.2 Định hướng rèn luyện khả năng sáng 13
Trang 3Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Mai Mỹ Hạnh xinh đẹp Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Tâm lý học sáng tạo, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cô Cô đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay
và vô cùng bổ ích Từ những kiến thức mà cô truyền đạt, em xin trình bày lại những gì
mình đã tìm hiểu về đề tài “Phân tích vai trò của trí thông minh, tưởng tượng, trí nhớ
đối với sự sáng tạo và các biện pháp rèn luyện các yếu tố này trong quá trình giáo dục trẻ em.” gửi đến cô.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Tâm lý học sáng tạo của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong cô xem qua cũng như góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Kính chúc cô thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”, dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô ạ!
Trang 4Mở đầu
Có thể nói, sáng tạo là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống của chúng ta Theo
từ điển Triết học, “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.”; theo S.Freud, Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình,
là sự tiếp tục và sự thay thế trò chơi trẻ con cũ”; đối với GS Chu Quang Thiêm, Trường Đại học Bắc Kinh trong cuốn sách "Tâm Lí Văn Nghệ", ông cho rằng "Sáng tạo là căn
cứ vào những ý tưởng đã có sẵn làm tài kiệu rồi cắt xén, gạt bỏ, chọn lọc tổng hợp để tạo thành một hình tượng mới" Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác giả quan niệm khác nhau với khái niệm sáng tạo Điển hình như nhóm tác giả Trần Hiệp - Đỗ Long trong quyển
"Sổ tay Tâm lí học" có viết: "Sáng tạo là hoạt động tạo lập, phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ tri thức, kĩ năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”;
Những khái niệm khác nhau về sáng tạo cho thấy quan niệm về sáng tạo chưa thể thống nhất và việc chọn lọc một khái niệm chuẩn cũng chưa thể thực hiện nhưng chúng ta có thể biết có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sáng tạo Và trong bài tiểu luận này, chúng
ta hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố đó hay nói chính xác hơn, chúng ta hãy phân tích vai trò của trí thông minh, tưởng tượng, trí nhớ đối với sự sáng tạo để từ đó tìm các biện pháp rèn luyện các yếu tố này trong quá trình giáo dục trẻ em
Trang 5Nội dung
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm trí thông minh
- Mặc dù trí thông minh là một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất
trong tâm lý học, nhưng không có định nghĩa tiêu chuẩn nào chính xác để xác định trí thông minh Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng trí thông minh là một khả năng chung duy nhất Nhưng số khác lại tin rằng trí thông minh bao gồm một loạt các năng khiếu, kỹ năng và tài năng Nhà tâm lý học Robert Sternberg
đã định nghĩa trí thông minh là "những khả năng tinh thần cần thiết để thích ứng, định hình và đưa ra lựa chọn trong từng môi trường khác nhau”
- Mặc dù các định nghĩa này có thể khác nhau ở một vài khía cạnh nhưng đều có
chung xu hướng rằng trí thông minh là các khả năng bao gồm:
+ Học hỏi kinh nghiệm: Việc thu nhận, lưu giữ và sử dụng kiến thức + Nhận ra vấn đề: Khả năng xác định các vấn đề có thể xảy ra
+ Giải quyết vấn đề: Đưa ra giải pháp hữu ích cho một vấn đề
+ Ngoài ra: Trí thông minh còn liên quan đến một số khả năng tinh thần khác nhau bao gồm logic, suy luận, giải quyết vấn đề và lập kế hoạch
1.2 Khái niệm tưởng tượng
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có (những hình ảnh cũ trong trí nhớ)
- Trong khi tạo ra một biểu tượng mới nào đó trong trí tưởng tượng, con người không thể tưởng tượng ra một điều gì hoàn toàn mới chưa được tri giác bao giờ Khác với tư duy, tưởng tượng không giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ một cách hoàn toàn chính xác mà chỉ là một mô hình để kiểm nghiệm mà thôi
- Tưởng tượng còn là một quá trình nhận thức của thế giới Thế giới bên ngoài dường như in sâu trong tiềm thức con người Nhờ điều này, một người có thể nhớ lại các sự kiện cũ và gần đây, để lập trình, để tưởng tượng về tương lai Thông thường quá trình này được gọi là khả năng tưởng tượng các đối tượng vắng mặt trong suy nghĩ, để giữ hình ảnh của họ, để thao túng nó trong ý
Trang 6thức Đôi khi nó được trộn lẫn với nhận thức , nhưng thực sự đây là hai quá trình tinh thần khác nhau
- Trí tưởng tượng có khả năng tạo ra hình ảnh dựa trên bộ nhớ chứ không phải thông tin từ thế giới bên ngoài Nó ít thực tế hơn, bởi vì nó có một thành phần của tưởng tượng và giấc mơ
1.3 Khái niệm trí nhớ
- Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên
hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lí hóa trong vỏ não
và phần dưới vỏ não Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng
cố Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ
- Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều
mà con người đã trải qua Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người
2 Vai trò của trí thông minh đối với sự sáng tạo
2.1 Sáng tạo là một bộ phận của trí thông minh
- Guilford đưa ra cấu trúc của trí thông minh hình khối với ba chiều cạnh: + Chiều cạnh thao tác gồm nhận thức, trí nhớ, tạo dựng phân ký, tạo dựng hội tụ, đánh giá
+ Chiều cạnh nội dung gồm hình dáng, biểu tượng, ý nghĩa, hành vi + Chiều cạnh sản phẩm gồm đơn vi, các lớp, các mối quan hệ, hệ thống,
sự chuyển hóa, ý nghĩa
- Phối hợp 5 thao tác, 4 nội dung và 6 sản phẩm, một cá nhân có thể có 120 yếu tố phác họa những nét đặc trưng của trí tuệ Yếu tố phù hợp nhất cho sáng tạo là tạo dựng phân kỳ có liên quan đến sự tìm kiếm thông tin rộng rãi
và đưa ra nhiều câu trả lời cho vấn đề Đối lập với tạo dựng phân kỳ là tạo
Trang 7dựng hội tụ với một câu trả lời duy nhất đúng Tạo dựng phân kỳ chỉ là một trong năm thao tác của trí tuệ, sáng tạo lúc này có thể được xem là một phần của trí thông minh
- Raymond Cattel được biết đến với lý thuyết trí thông minh mềm và trí thông minh cứng Cattel tin rằng kết quả sáng tạo trong thực tế trước hết được xác định bởi trí thông minh chung, đặc biệt trí thông minh mềm (khả năng lập luận) so với trí thông minh cứng (kiến thức hay tư liệu tiếp thu được) và sau
đó còn bởi những yếu tố khác biệt cá nhân khác
- Gardner, như trên đã đề cập, nổi tiếng với lý thuyết trí thông minh đa dạng Theo quan điểm này, con người có thể thông minh theo nhiều cách Một nhà thơ thông minh theo cách khác với kiến trúc sư, kiến trúc sư thông minh khác với vũ công… Hơn thế nữa, những trí thông minh này có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao hàm nhưng không giới hạn cách thức sáng tạo Vì vậy, chức năng sáng tạo là một chiều cạnh của trí thông minh
2.2 Trí thông minh là một bộ phận của sáng tạo
- Sternberg và Lubart nổi tiếng với lý thuyết đầu tư Hai tác giả cho rằng có 6 yếu tố bao hàm trong sáng tạo: trí tuệ, kiến thức, kiểu tư duy, nhân cách, động
cơ và môi trường Trí tuệ chỉ là một trong sáu sức mạnh, trong sự hợp lực tạo ra
tư duy và hành vi sáng tạo Theo lý thuyết này, ba chiều cạnh của trí thông minh là chìa khóa cho sáng tạo: năng lực tổng hợp, năng lực phân tích và năng lực thực tiễn Ba chiều cạnh của sáng tạo xuất phát từ ý tưởng của Sternberg về
lý thuyết trí thông minh ba nhân tố
- Một cách nhìn khác cũng rất thú vị, xem trí thông minh như một phần của sáng tạo, đó là quan điểm của Smith dựa trên sự phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom Quan điểm cơ bản của phân loại là quá trình nhận thức có thể được sắp xếp theo chiều tích lũy và thứ bậc, bắt đầu từ lớp cơ bản về kiến thức, tiến tới các mức hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá Năng lực trí tuệ được nằm ở bốn mức đầu tiên và năng lực sáng tạo cần thiết cho hai mức sau cùng: tổng hợp và đánh giá Bởi vì các loại phạm trù được đặt theo chiều tích lũy và thứ bậc, tổng hợp và đánh giá đòi hỏi những kỹ năng của các mức cao (trí
Trang 8thông minh) cùng với hành vi mới – hành vi sáng tạo Theo quan điểm của Smith, trí tuệ được xem là một bộ phận của sáng tạo
2.3 Trí tuệ và sáng tạo có những chỗ trùng lặp
- Theo Shouksmith (1973), việc đánh giá tính đúng đắn của câu trả lời là đo suy luận logic hay trí tuệ, trong khi đó việc đánh giá mức “tốt” hay mức độ phù hợp của câu trả lời được đưa ra là đo tính sáng tạo Sự chồng lấn chính là ở chỗ câu trả lời có cả sự đúng đắn và mức độ phù hợp cao
- Cox (1926) nghiên cứu các nhân vật lịch sử tài năng theo một số ngành nghề khác nhau tại Viện Đánh giá và Nghiên cứu nhân cách, Đại học California, Berkerly, ước lượng IQ của 301 nhân tài kiệt xuất trong thời kì 1450-1850 Kết quả nghiên cứu cho thấy trí thông minh được phản ánh bởi chỉ số IQ và năng lực sáng tạo về cơ bản được thống nhất như sau:
+ Những người sáng tạo có chỉ số IQ trên trung bình, phổ biến là trên 120 Không thấy người sáng tạo cao có IQ thấp;
+ Với IQ trên 120 thì dường như chỉ số này không còn quan trọng đối với sáng tạo, không thấy mối tương quan cao giữa IQ và sáng tạo ở mức IQ trên 120, thậm chí IQ quá cao có thể cản trở sáng tạo
+ Mối quan hệ giữa IQ và sáng tạo thay đổi thường từ yếu đến trung bình Mối quan hệ này phụ thuộc một phần vào cách đo và xem xét quan hệ trong lĩnh vực sáng tạo nào” Tuy nhiên, phương pháp dùng để đánh giá
IQ ở những người xuất chúng mà Cox đã sử dụng thật sự là sự đánh giá chủ quan
2.4 Sáng tạo và trí thông minh là một
- Haensly và Reynolds (1989) cho rằng sáng tạo và trí thông minh cần được xem như một hiện tượng mà thôi, chúng là hai cấu thành trùng nhau Họ cho rằng sáng tạo là biểu hiện của trí thông minh Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế sinh ra sáng tạo không khác với cơ chế giải quyết vấn đề Theo các nhà nghiên cứu này, công việc được xem là sáng tạo khi quá trình giải quyết vấn đề cho ra kết quả đặc biệt
Trang 92.5 Sáng tạo và trí thông minh hoàn toàn khác nhau
- Một số nhà nghiên cứu như Getzels & Jackson (1962), Wallach & Kogan (1965), Torrance (1975) cho rằng sáng tạo khác với trí thông minh Mặc dù không có nhà nghiên cứu nào chỉ ra sự không liên quan tuyệt đối giữa sáng tạo
và trí thông minh, họ nhấn mạnh sự khác nhau trong định hướng giữa sáng tạo
và trí thông minh Mục tiêu của các nhà nghiên cứu này là dùng trắc nghiệm IQ
để xác định trẻ em năng khiếu
Tóm lại, có thể nói rằng sáng tạo dường như có liên quan với các khía cạnh tổng hợp, phân tích và thực tiễn của trí thông minh: tổng hợp để đi đến ý tưởng, phân tích để đánh giá chất lượng ý tưởng, thực tiễn để hình thành cách trao đổi hiệu quả ý tưởng với những ý tưởng đó và thuyết phục mọi người về giá trị của chúng Nhưng ngoài những điều cơ bản này, khó mà tìm thấy sự nhất trí của những người đang làm việc trong lĩnh vực này
3 Vai trò của tưởng tượng đối với sự sáng tạo
- Tưởng tượng như một quá trình tinh thần là tư duy tượng hình, nhờ đó một người có thể điều hướng, tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề mà không cần sự can thiệp trực tiếp của các hành động thực tế, còn sáng tạo là quá trình tạo ra các phương pháp mới hoặc cải tiến cơ bản để giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Rõ ràng là trí tưởng tượng và quá trình sáng tạo rất liên kết với nhau
- Tưởng tượng ở đây được định nghĩa là sự chuyển đổi các ý tưởng về thực tế
và sáng tạo trên cơ sở hình ảnh mới này Nó hoạt động mỗi khi một người nghĩ về một đối tượng hoặc hiện tượng nào đó, thậm chí không tiếp xúc trực tiếp với anh ta Nhờ trí tưởng tượng sáng tạo, khái niệm này được biến đổi
- Tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng có những đặc điểm riêng Với sự trợ giúp của quá trình này, có thể tạo ra các biểu diễn độc đáo hoàn toàn mới dựa trên
ý tưởng và suy nghĩ riêng của chủ thể, trong đó tính cá nhân của người sáng tạo được thể hiện Nó có thể tùy tiện và không tự nguyện Ở một mức độ lớn hơn, một ý tưởng sáng tạo hoặc xu hướng của nó được xác định từ khi sinh
ra, nhưng nó cũng có thể được phát triển
Trang 10- Sự phát triển của trí tưởng tượng sáng tạo diễn ra trong ba giai đoạn Đầu tiên là một ý tưởng sáng tạo Lúc đầu, một hình ảnh mờ xuất hiện trong ý thức của người sáng tạo, kế hoạch ban đầu, có thể được tạo ra một cách tùy tiện, mà không có sự hiểu biết có chủ đích về ý tưởng Giai đoạn thứ hai liên quan đến việc thực hiện ý tưởng Một người đàn ông phản ánh về các chiến lược để chuyển ý tưởng thành hiện thực, cải thiện tinh thần nó Giai đoạn thứ
ba hoàn thành việc mang một ý tưởng và thể hiện nó trong cuộc sống
- Sự phát triển của trí tưởng tượng sáng tạo được thực hiện trong quá trình chuyển đổi từ không tự nguyện sang tùy ý, từ tái tạo sang sáng tạo Trong thời kỳ thơ ấu và tuổi trẻ, trí tưởng tượng sáng tạo có những đặc điểm đặc trưng, những đánh giá tuyệt vời về thế giới và sự thiếu vắng một thành phần quan trọng của suy nghĩ và tính hợp lý Trong thời niên thiếu, những thay đổi phức tạp cũng xảy ra trong cơ thể, tương ứng, trong tâm trí Tính khách quan được phát triển, nhận thức trở nên quan trọng hơn Nhận thức hợp lý xuất hiện muộn hơn một chút, khi một người trở thành người lớn Lý trí của người trưởng thành bắt đầu kiểm soát trí tưởng tượng, thường là quá nhiều chỉ trích và thực tế làm suy yếu các quá trình tưởng tượng, quá áp đảo chúng với ý nghĩa, tải chúng với một số thông tin không cần thiết, trên thực tế
- Có những phương pháp nhất định để phát triển tư duy sáng tạo Phương pháp thiết thực nhất là đọc văn học và xem phim khoa học, mở rộng vòng tròn kiến thức của một người khác, rút ra kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, lưu trữ và phân tích thông tin Trong trường hợp này, một số lượng lớn chất liệu cho các quy trình sáng tạo xuất hiện
- Để trí tưởng tượng được độc lập, chúng ta cần phải làm việc với nó, thường xuyên tiến hành việc rèn luyện Để hiệu quả thậm chí còn lớn hơn, bạn cần tìm kiếm nguồn cảm hứng, yêu cầu sự giúp đỡ từ bạn bè, hỏi về ý tưởng của
họ Hãy thử làm việc theo nhóm để tạo ra các ý tưởng, đôi khi kết quả rất độc đáo và một người trở nên tích cực hơn nếu quá trình tưởng tượng xảy ra trong vòng tròn của các tính cách sáng tạo khác