Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ.Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN SƯ PHẠM KĨ THUẬT
=======o0o=======
TIỂU LUẬN BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG
Chủ đề 16: Sơ ý gây lỗi khi vận hành máy móc
Đề xuất giải pháp cải thiện trí nhớ
Nhóm th c hi n: ự ệ Nhóm 18
Mã l p h c: ớ ọ 138009
Gi ng viên: ả GV Vũ Th Lan ị
Hà Nội, năm 2023
công việc
Đánh giá
1 Nguyễn Thị Tuyết
(Nhóm trưởng)
20217500 Nội dung
2 Nguyễn Thị Tố Uyên 20201080 Nội dung
3 Đinh Hương Trà 20210848 Nội dung
4 Vũ Anh Dũng 20212292 Nội dung
5 Trần Thị Vân Anh 20207246 Nội dung
6 Nguyễn Đức Hoàng 20204977 Slide
7 Đặng Thị Hồng Nhung 20207360 Slide
Trang 28 Nguyễn Thanh Huyền 20207314 Slide
9 Vũ Thị Hằng 20217473 Thuyết trình
10 Nguyễn Thúy Hiền 20211595 Thuyết trình
Danh sách thành viên nhóm 18
MỤC LỤC
Lời mở đầu……….Trang 4
I Cơ sở luận trí nhớ……… Trang 6
1 Khái niệm trí nhớ……… Trang 6
2 Vai trò của trí nhớ ………Trang 6
3 Các quá trình trí nhớ……… Trang 7
4 Phân loại trí nhớ……… Trang 8
II Sơ ý do trí nhớ ……… Trang 8
1 Sơ ý do hay quên trong cuộc sống……… Trang 8
Trang 32 Sơ ý do trí nhớ trong kĩ thuật ………Trang 9 III Phân tích tình huống cụ thể ……… Trang 9
IV Giải pháp cải thiện trí nhớ ………Trang 11
1 Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ….Trang 11
2 Các phương pháp rèn luyện trí nhớ………… Trang 12
V Liên hệ thực tiễn, bản thân ………Trang 14
VI Kết luận……… Trang 16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là: “Những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày hay không?” Trên thực tế chứng minh rằng, những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mà họ được trang bị
Tâm lý học ứng dụng là việc sử dụng các phương pháp tâm lý và phát hiện của tâm lý học khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn về hành
vi và kinh nghiệm của con người và động vật Sức khỏe tâm thần, tâm lý
tổ chức, quản lý kinh doanh, giáo dục, y tế, thiết kế sản phẩm, công thái học và luật pháp chỉ là một vài trong số các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các nguyên tắc và phát hiện tâm lý Do đó, bộ môn tâm lý học ứng dụng đã, đang và sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình học tập, cải thiện các kỹ năng cần có trong cuộc sống
Nhận thấy tầm quan trọng, thiết thực của tâm lý học ứng dụng, 10 sinh viên bọn em bao gồm Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Tố Uyên, Đinh Hương Trà, Vũ Anh Dũng, Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Đức Hoàng, Đặng Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ Thị Hằng, Nguyễn Thúy Hiền đã cùng nhau thành lập nhóm để cùng tìm hiểu, phân tích và vận dụng các kiến thức được học trong bộ môn Tâm lý học ứng dụng nhằm phát triển được các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, cùng nhau cố gắng hoàn thiện bản thân một cách tốt nhất
Bài tiểu luận này chúng em sẽ phân tích về vấn đề sơ ý gây lỗi khi vận hành máy móc, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện trí nhớ
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tốt nhất trong suốt quá trình học tập của chúng em Cảm ơn cô Vũ Thị Lan đã tận tình hướng dẫn
và truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học Cảm ơn các bạn trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và cung cấp tài liệu giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định
Trang 5Vì điều kiện thời gian tìm hiểu có giới hạn và sự kiện trong đề tài đã trải qua nhiều năm nên việc tìm kiếm thông tin còn cập nhiều khó khăn, mặc
dù đã cố gắng nhưng có thể còn nhiều thiếu sót, chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan Kính mong cô cho ý kiến đóng góp thêm để tiểu luận được hoàn thiện hơn Hy vọng sau khi hoàn thành, đề tài của nhóm có thể giúp góp một phần nào đó hoàn thiện nhận thức của mỗi cá nhân và nâng cao vốn hiểu biết của mình về vai trò của trí nhớ và tìm được các biện pháp cải thiện trí nhớ phù hợp Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm hoàn thành bài tiểu luận
Trang 6CHỦ ĐỀ: Sơ ý gây lỗi khi vận hành máy móc Trong sản xuất, nhiều khi
chúng ta sơ ý bỏ qua các thủ tục kiểm tra an toàn và quy trình vận hành máy móc an toàn Hãy đưa ra một tình huống cụ thể (ví dụ như vận hành máy tiện, bảo dưỡng động cơ ô tô, thí nghiệm hóa học…) và đề xuất giải pháp cải thiện trí nhớ để giảm thiểu lỗi sơ ý của con người
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua về cơ sở lý luận trí nhớ của con người
I Cơ sở luận trí nhớ
1 Khái niệm trí nhớ
Cơ sở sinh lí của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời và sự diễn biến của các quá trình lý hóa trong
vỏ não và phần dưới vỏ não Những đường liên hệ thần kinh tạm thời đó được củng cố tương đối vững chắc nhờ có sự lặp lại nhiều lần và có thời gian nhất định để củng cố Sự hình thành và giữ gìn các đường liên hệ tạm thời, sự dập tắt và làm sống dậy chúng chính là cơ sở sinh lí của trí nhớ
Trí nhớ là quá trình nhận thức thế giới bằng cách ghi lại, giữ lại và làm xuất hiện lại những gì cá nhân thu nhận được trong hoạt động sống của mình Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động con người Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người
2 Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm
lý con người Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh
Trang 7nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể có ý thức bản ngã, do đó cũng không thể hình thành nhân cách được
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm
lý bình thường Trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển được các chức năng tâm lý bậc cao, để con người tích lũy kinh nghiệm và
sử dụng vốn kinh nghiệm trong cuộc sống và hoạt động, đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của cá nhân và xã hội
Đối với nhận thức, trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn Nó giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.Việc rèn luyện trí nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác trí dục lẫn đức dục trong nhà trường
3 Các quá trình trí nhớ
Trí nhớ của con người là một hoạt động tích cực, phức tạp bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại và quên Chúng không phải là các quá trình tự trị những năng lực tâm lý tự trị mà được hình thành trong hoạt động và do hoạt động quy định
Quá trình ghi nhớ
Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào đó Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối liên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau Quá trình ghi nhớ phụ thuộc vào các yếu tố: nội dung, tính chất tài liệu, hành động, mục đích, động cơ, trạng thái tâm lý
Quá trình giữ gìn
Giữ gìn là quá trình duy trì, lưu giữ các nội dung đã được ghi nhớ trong đầu óc Theo quan niệm sinh học, đó là quá trình giữ lại những dấu vết trong vỏ não Việc lưu giữ phụ thuộc vào các yếu tố như quá trình ghi
Trang 8nhớ, nội dung, tính chất tài liệu, nhu cầu, động cơ, hứng thú, tâm thế và các trạng thái tâm lý, sức khỏe của chủ thể
Quá trình tái hiện trí nhớ
Tái hiện gồm 3 quá trình: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng Nhận lại gồm 2 loại là nhận lại đúng nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc điểm cơ bản của thông tin Hình ảnh tri giác trùng khớp với biểu tượng trí nhớ đến nhận lại nhanh và nhận lại sai ghi nhớ thông tin không tốt, không đầy đủ, không phải là những đặc điểm cơ bản, hình ảnh tri giác không trùng khớp với sự vật hiện tượng ( do trí nhớ tốt nhưng hình ảnh tri giác thay đổi quá nhiều dẫn đến có sự nhầm lẫn ), do suy diễn của các cá nhân và liên quan đến xúc cảm của cá nhân
Quá trình quên
Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông tin đã biết, đã
có trong một thời điểm cần thiết Quên thông thường là do cơ chế tự bảo
vệ của não Nguyên nhân của sự quên: sự ghi nhớ không tối, ức chế của thần kinh, hiện tượng không gắn với thực tiễn của cá nhân
4 Phân loại trí nhớ
- Dựa vào tính chất trí nhớ, người ta chia thành bốn loại: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ vận động, trí nhớ từ ngữ - logic
- Dựa vào mục đích, trí nhớ được chia thành hai loại: trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
- Theo thời gian tồn tại, trí nhớ được chia thành hai loại: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
II Sơ ý do trí nhớ
Trang 91. Sơ ý do hay quên trong cuộc sống
Trong cuộc sống, việc hay quên có thể dẫn đến những hậu quả mà chúng ta không lường trước được Ví dụ, khi tham gia giao thông, nếu chúng ta quên bật đèn báo hiệu khi rẽ phải hoặc rẽ trái thì có thể làm cho những người đang tham gia giao thông cùng chúng ta bị bất ngờ; nếu những người đó xử lý kịp thời thì đó là vấn đề đã được giải quyết, nhưng ngược lại có thể gây ra những tai nạn thậm chí rất nặng Hay chỉ vì việc
sơ ý quên một chữ số trong công việc, nhất là trong nghề kế toán, dù chỉ
là một con số nhưng nó có thể làm cho chính bản thân chúng ta bị khiên trách, và thậm chí phải trả giá vì sự vô ý đó
2. Sơ ý do trí nhớ trong kĩ thuật
Hơn nữa, việc không có một trí nhớ tốt, có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nhất là trong kĩ thuật
Khi chúng ta vô tình gây ra, có thể sẽ có những hậu quả nhỏ, có thể sửa chữa Như việc quên vặn một chiếc ốc trong việc sửa ô tô, hay việc quên không sơn một mặt của sản phẩm, Những việc như vậy thường sau khi xảy ra hậu quả, chúng ta sẽ phát hiện ra sớm và khắc phục được Nhưng không phải vấn đề nào cũng có thể dễ giải quyết như vậy Những việc chỉ vì chúng ta sơ ý quên về việc đó cũng gây ra những hiệu quả vô cùng nghiêm trọng: Ví dụ việc quên không kiểm tra thiết bị trước khi vận hành, nếu trong nhà máy quy mô nhỏ, điều này có thể dẫn đến hỏng thiết bị, gây ảnh hưởng đến sản xuất Nhưng đối với các nhà máy có quy mô lớn, điều đó có thể làm cả nhà máy bị ngưng lại, gây trì trệ đến công việc Hay nghiêm trọng hơn là việc quên không ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa Điều đó, sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà chính chúng ta phải gánh chịu, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến chính tính mạng của chúng ta
Điển hình trong việc chỉ vì quên kiểm tra trước khi vận hành dẫn đến hậu quả lớn đó chính là việc kiểm tra máy bay trước khi cất cánh
Trang 10III Phân tích tình huống cụ thể
Những tai nạn trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt tới từ vị trí phi công chính là ví dụ điển hình của các tai nạn do trí nhớ của con người -Tạp chí an toàn hàng không Aviation Safety Magazine chia lỗi con người làm hai loại: lỗi chiến thuật (do hành động của phi công, có thể do mệt mỏi, thiếu kinh nghiệm hoặc say rượu) và lỗi thao tác (liên quan đến hướng dẫn bay và đào tạo)
Ỷ lại vào tự động hóa
Lỗi từ con người, mà cụ thể do phi công, được định nghĩa là bất kỳ hành động hay quyết định nào dẫn đến hoặc góp phần vào nguyên nhân tai nạn
Các hành động này bao gồm xử lý sai, phán đoán nhầm hoặc không kiểm tra kỹ lưỡng trước chuyến bay
Việc thiếu các quyết định hay hành động đúng đắn vào thời điểm quan trọng (khi máy bay bị hỏng hóc hoặc thời tiết bất lợi) cũng được xem là lỗi của phi công
Thực tế phi công được kỳ vọng phải xử lý kịp thời trong trường hợp máy móc bị hỏng và nếu không làm được điều đó, họ được coi là nguyên nhân gây ra tai nạn
Ví dụ nhỏ:
-Theo báo cáo kết luận vụ tai nạn của chiếc Airbus A320 của Hãng AirAsia năm 2014, phi công được cho là nguyên nhân vì không phản ứng kịp thời sau khi máy tính trên máy bay bị hỏng và thời tiết khi đó không ảnh hưởng đến hoạt động của máy bay Nguyên nhân là do tổ lái có lẽ đã quá phụ thuộc vào các thông báo tự động của hệ thống đến nỗi đánh mất khả năng điều khiển máy bay, bất kể đã được đào tạo và luyện tập trong nhiều năm
==> Do ko rèn luyện trí nhớ
Ví dụ lớn:
- Ngày 19/3/2016, chuyến bay FZ981 của hãng hàng không FlyDubai thuộc Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã gặp nạn tại khu vực Rostov-on-Don của Nga, khi tìm cách hạ cánh trong điều kiện thời
Trang 11tiết xấu Máy bay đã lao xuống đất và làm 62 người có mặt trên khoang
tử nạn
Các nguồn tin riêng của tờ Kommersant khẳng định, dữ liệu hộp đen cho thấy chuyến bay FZ981 từng hai lần cố gắng hạ cánh ở chế độ lái tự động Do gió mạnh, cả hai lần hạ cánh đều không thành công Các phi công sau đó đã tự điều khiển để hạ cánh lần 3
=> Quá ỷ lại vào hệ thống lái tự động, chọn cách xử lý bị động ko chỉ 1
mà tận 2 lần
Các chuyên gia hàng không tin rằng, phi công đã tăng độ cao quá đột ngột, khiến cho máy bay mất tốc độ trước khi lao xuống mà không thể kiểm soát Tại thời điểm đó, bộ ghi âm buồng lái đã lưu lại một tranh cãi giữa hai phi công
Một phi công đã cố tìm cách cho máy bay lấy lại độ cao có vẻ đã cho các động cơ vận hành mạnh như khi cất cánh, khiến máy bay vút lên cao ở một góc rất lớn Phi công còn lại cho rằng tình huống như vậy là nguy hiểm, nên đã làm việc ngược lại: đẩy cần lái trước mặt xuống phía trước
để hạ thấp phần đầu máy bay, đồng thời hét lên yêu cầu đồng nghiệp dừng lại
=> Nguyên nhân của sự xung đột trong quá trình điểu khiển của 2 phi công là do họ đã không rèn luyện trí nhớ và kết quả là không nhớ phải làm gì trong trường hợp sự cố này xảy ra
Việc hai phi công có những thao tác trái ngược nhau khiến cho hệ thống máy tính điều khiển trên chiếc Boeing 737 nhận được cùng lúc các lệnh đối lập, trong khi thường các lệnh đó phải phối hợp nhịp nhàng với nhau
Hệ quả là chiếc máy bay bị mất điều khiển, khiến chiếc máy bay lao xuống với vận tốc 325 km/h, ở một góc khoảng 45 độ so với mặt đất trước khi nổ tung
KL: Xung đột xảy ra do 2 phi công bị hoảng loạn khi gặp sự cố, do không thể nhớ được cách xử lý nên họ đã không biết phải làm gì cho đúng khi
mà họ đã quá ỷ lại vào hệ thống lái tự dộng trong quá trình làm việc và không rèn luyện trí nhớ cũng như kiến thức để có thể xử lý những tình huống xấu
Trang 12IV Giải pháp cải thiện trí nhớ
1 Các nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ
Trước khi đi vào phân tích các cách rèn luyện trí nhớ Ta cần tìm ra nguyên nhân gì khiến chúng ta quên đi một sự vật, hiện tượng; để
từ đó
nhìn nhận đúng, xác định đúng và có phương pháp khắc phục sự quên
nhằm duy trì khả năng nhớ của con người Bởi trên thực tế, không phải cái gì con người cũng có thể nhớ được trọn vẹn, hoàn chỉnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm trí nhớ nhưng dưới đây
là những lí do cơ bản :
- Thứ nhất, quên do vấn đề cần được nhớ không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, ít có ý nghĩa thực tiễn đối với cá nhân Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi cá nhân đều vấn đề chủ yếu cần phải nhớ; người học sinh có vấn đề chủ chốt là kiến thức học tập; những bài giảng thuộc chuyên ngành của mình là vấn đề nhớ chủ yếu của giáo viên còn luật sư thì nhớ các vấn đề liên quan đến luật…Tuy nhiên nếu họ gặp những vấn đề thuộc ngoài lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của mình 1 hoặc vài lần thì dễ quên Những cái
gì không được nhắc đi nhắc lại hoặc không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hằng ngày của cá nhân thì dễ bị quên
- Thứ hai, quên do sự việc cần nhớ không liên quan đến đời sống chủ thể, hoặc có yếu tố không phù hợp với hứng thú, sở thích, nhu cầu của chủ thể Nhu cầu thường trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thỏa mãn chính những nhu cầu đó Bởi vậy những gì đáp ứng nhu cầu có thể nói là ấn tượng khó quên của con người Ngược lại nếu những vấn đề, vật chất, tinh thần…nào đó mà không đáp ứng nhu cầu thì con người rất dễ quên Khi chúng ta hứng thú với điều gì đó thì nó sẽ đuợc ý thức rõ hơn và khiến ta