BIỆN PHÁP PHÁT HUY SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐỌC SÁCH BÁO MÔN TIẾNG VIỆT 3 Bộ sách Cánh diều A.. Các thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung và
Trang 1BIỆN PHÁP PHÁT HUY SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐỌC SÁCH BÁO MÔN TIẾNG VIỆT 3
(Bộ sách Cánh diều)
A MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
B NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 4
3 Giải pháp thực hiện 8
Biện pháp 1: Cho học sinh xem đoạn video, câu chuyện giới thiệu về các cuốn sách hay để khơi gợi hứng thú và tinh thần chủ động học tập cho học sinh 8
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động chia sẻ sách, báo hay để phát huy tính chủ động, tự học cho học sinh 11
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động “thước phim tường thuật” giúp học sinh nâng cao năng lực thu thập thông tin về việc tự đọc sách báo trong lớp 13
Biện pháp 4: Sân khấu hóa hoạt động trong giờ tự đọc sách để nâng cao tính chủ động, sáng tạo cho học sinh 15
4 Hiệu quả của sáng kiến 18
C KẾT LUẬN 20
1 Kết luận 20
2 Đề xuất, kiến nghị 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 2A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic, học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ, học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm Đặc biệt, môn Tiếng Việt còn thể hiện tầm quan trọng của mình khi hướng đến việc hình thành thói quen, tinh thần chủ động đọc sách ở các em học sinh Chính những bài văn, bài thơ mà các em được tiếp xúc trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học là điều kiện đầu tiên để hình thành trong các em cảm giác về con chữ, từ đó dần tạo ra thói quen và niềm yêu thích đọc sách sau này
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được phân chia thành các phân môn: tập đọc, tập viết - chính tả, luyện từ và câu và tập làm văn Bắt đầu từ lớp 3, nhiệm vụ chủ yếu của việc đọc trong dạy tập đọc không còn là đọc to, rõ, lưu loát mà tiến dần tới đọc có mục đích: đọc để hiểu được nội dung trong đoạn văn, đoạn thơ Học tốt môn Tiếng Việt lớp 3 sẽ giúp học sinh có thêm kiến thức văn học và nguồn vốn
từ mới để học tốt các lớp trên, đồng thời cải thiện kỹ năng đọc - hiểu Đây là cơ
sở quan trọng để phát huy kỹ năng đọc sách báo, biến đọc sách trở thành hoạt động lý thú và có ích đối với các em học sinh
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, việc dạy và học môn Tiếng Việt lớp 3 cần được chú trọng và đầu tư đúng mức từ giáo viên, phụ huynh và cả học sinh Các thầy, cô giáo phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung vào phát huy sự chủ động của học sinh trong hoạt động tự đọc sách báo, biến đây trở thành một thói quen thường nhật bên cạnh hoạt động ăn, ngủ
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Biện pháp phát huy sự chủ động của học sinh trong hoạt động tự đọc sách báo môn Tiếng Việt lớp 3 (CD)” làm nội dung chính cho bài sáng kiến kinh nghiệm của mình
Trang 3- Góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt lớp 3 của các em học sinh, cải thiện chất lượng giáo dục Tiểu học
- Làm đa dạng thêm nguồn tài liệu tham khảo và truyền cảm hứng cũng như những phương pháp giảng dạy hay cho các thầy, cô đảm nhận dạy môn Tiếng Việt trên cả nước
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát huy sự chủ động của học sinh trong hoạt động tự đọc sách báo môn Tiếng Việt 3 (CD)
- Phạm vi nghiên cứu: 30 em học sinh lớp 3… Trường tiểu học… trong năm học 20… - 20…
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài sáng kiến được hoàn thiện và đạt hiệu quả, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trang 4dung môn học Hứng thú đọc sách của các em thường hướng tới những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích, khoa học vui, đặc biệt là những bài giảng có nhân vật nổi bật,
có tranh minh họa Với đặc trưng về lứa tuổi vẫn còn sự hiếu động, ham chơi, hay
có những sự tò mò, hiếu kỳ về thế giới xung quanh thì việc thầy, cô giáo có những phương pháp giảng dạy hiệu quả sẽ giúp các em phát huy và khắc phục được những ưu, khuyết điểm của lứa tuổi, đồng thời phát huy tinh thần chủ động đọc sách báo ở các em
Ngày nay, khi internet phát triển, không ít bạn trẻ đã quên đi thói quen đọc sách, quên đi vai trò và ý nghĩa của việc đọc sách Sách là sản phẩm sáng tạo bằng trí tuệ và tâm hồn của con người, là kho tàng tri thức của nhân loại Đọc sách không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy giáo dục mà còn rèn luyện nhân cách con người Việc đọc sách có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn, dạy con người rèn luyện tâm tính kiên trì, nhẫn nại, là một hình thức giải trí, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi Hơn thế nữa, đọc sách còn giúp người đọc tích lũy được một lượng kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp họ
tự tin hơn vào bản thân hơn trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng và linh hoạt hơn, từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả Tầm quan trọng của việc đọc sách báo là vậy, tuy nhiên ở nhiều trường học việc dạy môn Tiếng Việt chưa có các phương pháp hữu hiệu để hướng học sinh đến sự chủ động trong việc đọc sách
2 Cơ sở thực tiễn
Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm một người Việt Nam đọc chỉ khoảng một quyển sách Một cuộc khảo sát cũng cho thấy 98% số người được hỏi không đọc sách trong tuần qua, 80% không đọc sách một năm qua, 70% cho biết chỉ học chứ không đọc thêm sách, tài liệu tham khảo Chỉ 12% người được hỏi cho biết
có đọc các sách, truyện khác ngoài chuyên môn Điều này cho thấy thói quen đọc sách của người Việt Nam rất hạn chế và thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực Theo nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ dành thời gian đọc sách trung bình
20 phút một ngày sẽ thu được 1,8 triệu từ một năm và thường đạt kết quả loại A
Trang 5thu được 282.000 từ một năm và thường chỉ đạt kết quả học tập loại B Những đứa trẻ chỉ đạt kết quả loại C trong học tập chỉ đọc trung bình một phút một ngày,
và chỉ thu được một lượng từ vựng ít ỏi - 8.000 từ một năm Điều này cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc đọc sách khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh
Thực tế, hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt tại nhiều trường Tiểu học hiện nay chưa khơi dậy niềm đam mê, phát huy tinh thần chủ động đọc sách của học sinh Giáo viên chỉ chú trọng dạy cho học sinh kiến thức trong sách giáo khoa, ngoài ra các đầu sách tham khảo khác được đưa vào chương trình giảng dạy là rất hạn chế Trong khi đó, việc học sách giáo khoa là chưa đủ Ngoài những kiến thức cần thiết cơ bản ra, các em cần được trang bị hành trang cho bản thân để hiểu biết hơn, giỏi giang và có ích hơn qua các loại sách khác nhau
Trong quá trình đảm nhận vai trò là giáo viên dạy Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 3 tại trường, cá nhân tôi đã nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn sau:
Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm một người Việt Nam đọc chỉ khoảng một quyển sách Một cuộc khảo sát cũng cho thấy 98% số người được hỏi không đọc sách trong tuần qua, 80% không đọc sách một năm qua, 70% cho biết chỉ học chứ không đọc thêm sách, tài liệu tham khảo Chỉ 12% người được hỏi cho biết có đọc các sách, truyện khác ngoài chuyên môn Điều này cho thấy thói quen đọc sách của người Việt Nam rất hạn chế và thấp hơn rất nhiều nước trong khu vực
Theo nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ dành thời gian đọc sách trung bình 20 phút một ngày sẽ thu được 1,8 triệu từ một năm và thường đạt kết quả loại A trong học tập Trong khi những đứa trẻ đọc sách trung bình 5 phút một ngày chỉ thu được 282.000 từ một năm và thường chỉ đạt kết quả học tập loại B Những đứa trẻ chỉ đạt kết quả loại C trong học tập chỉ đọc trung bình một phút một ngày, và chỉ thu được một lượng từ vựng ít ỏi - 8.000 từ một năm Điều này cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc đọc sách khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh
Trang 6Thực tế, hoạt động giảng dạy môn Tiếng Việt tại nhiều trường Tiểu học hiện nay chưa khơi dậy niềm đam mê, phát huy tinh thần chủ động đọc sách của học sinh Giáo viên chỉ chú trọng dạy cho học sinh kiến thức trong sách giáo khoa, ngoài ra các đầu sách tham khảo khác được đưa vào chương trình giảng dạy là rất hạn chế Trong khi đó, việc học sách giáo khoa là chưa đủ Ngoài những kiến thức cần thiết cơ bản ra, các em cần được trang bị hành trang cho bản thân để hiểu biết hơn, giỏi giang và có ích hơn qua các loại sách khác nhau
Trong quá trình đảm nhận vai trò là giáo viên dạy Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 3 tại trường, cá nhân tôi đã nhìn nhận được những thuận lợi và khó khăn sau:
- Nhà trường khuyến khích các giáo viên chia sẻ những sáng kiến kinh nghiệm, các phương pháp dạy hay với nhau Tổ chức các hội đồng đánh giá công tâm dựa trên tinh thần học hỏi tích cực để hoàn thiện phương pháp giảng dạy hiệu quả chung
Khó khăn:
- Thư viện thiếu nhiều đầu sách hay để cung cấp cho học sinh, sách trong thư
viện chủ yếu là sách giáo khoa và các đầu sách tham khảo chứ chưa có nhiều sách kiến thức xã hội, khoa học, lịch sử,
- Các em học sinh thường thiếu kiên nhẫn, mất tập trung trong quá trình đọc sách Hơn thế nữa, các em cũng chưa biết cách chọn loại sách phù hợp cũng như phương pháp đọc sách hiệu quả
Trang 7- Giáo viên chưa có kinh nghiệm đưa các đầu sách tham khảo hay vào chương trình giảng dạy song song với bộ sách giáo khoa, phương pháp dạy bám sát vào sách giáo khoa một cách máy móc đã không còn đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới
Để phục vụ tốt cho vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ
về tinh thần chủ động đọc sách của các em học sinh trong lớp Kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát tinh thần chủ động đọc sách của học sinh lớp 3… trước
và bạn bè Nhưng có tới 50% học sinh không có hứng thú đọc sách và thậm chí chỉ đọc sách khi có yêu cầu Kết quả này là điều khiến tôi trăn trở và cũng chính
là niềm động lực để tôi cố gắng hoàn thành sáng kiến với kết quả cao nhất
Trang 83 Giải pháp thực hiện
Biện pháp 1: Cho học sinh xem đoạn video, câu chuyện giới thiệu về các cuốn sách hay để khơi gợi hứng thú và tinh thần chủ động học tập cho học sinh
* Mục tiêu:
Mục tiêu chính của biện pháp này là khuyến khích học sinh đọc sách và phát triển đam mê tìm hiểu sách báo cho học sinh Thông qua các video giới thiệu sách, học sinh sẽ phân nào biết được nội dung chính của các cuốn sách nói về điều gì,
từ đó kích thích sự tò mò, khả năng tìm tòi, khám phá và lựa chọn sách, báo của các em học sinh Nhờ đó mà các em có thêm hứng thú và khơi dậy tinh thần chủ động trong học tập
* Nội dung thực hiện:
Video giới thiệu sách là các video ngắn được tạo ra để quảng bá và giới thiệu nội dung của một cuốn sách cụ thể Các video này thường được tạo ra bởi tác giả, nhà xuất bản hoặc những người có kiến thức về các cuốn sách, báo Những video giới thiệu sách giúp tạo được sự quan tâm của các em học sinh đối với sách, báo thông qua các hình ảnh và âm thanh độc đáo trong video, từ đó có thể kích thích
sự tò mò và khám phá thêm về nội dung của cuốn sách
Song, để chọn lựa được những video giới thiệu sách phù hợp với chủ đề của hoạt động Tự đọc sách báo cho các em học sinh lớp 3 môn Tiếng Việt, giáo viên cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
- Cần căn cứ vào chương trình giáo dục, chủ đề dạy học để tìm kiếm các video giới thiệu sách có nội dung phù hợp
- Giáo viên nên lựa chọn những video có thời lượng ngắn khoảng 3- 5 phút, video cần phải thể hiện được tóm tắt nội dung và ý nghĩa của sách, báo mới có thể khơi gợi được sự tò mò của học sinh
- Lựa chọn những video giới thiệu sách có kèm hình ảnh hoặc lời nói dễ nghe, phù hợp với trình độ học tập của các em học sinh
Trang 9Ví dụ 1: Khi dạy học sinh đến hoạt động Tự đọc sách báo về thiếu nhi, trang
20, tôi đã tìm kiếm video giới thiệu cuốn sách có tên là “Không gia đình” của tác giả Hector Malot
Cuốn sách này kể về Rémi, một cậu bé bị tách biệt khỏi mẹ ruột và được một người bán rong nhận nuôi Sau khi người nuôi dưỡng qua đời, Rémi trở thành một cậu bé mồ côi và phải sống một cuộc sống khó khăn, đi lang thang khắp nơi để kiếm sống Trong cuộc hành trình của mình, Rémi gặp gỡ và làm quen với nhiều người khác nhau, từ những người tốt bụng cho đến những người độc ác và tàn nhẫn Cuối cùng, Rémi tìm thấy gia đình của mình và khám phá ra sự thật về nguồn gốc của mình Cuốn sách mang đến cho học sinh những thông điệp về tình yêu, lòng nhân ái và sự kiên nhẫn trong cuộc sống, đồng thời đề cao tình cảm gia đình và giá trị của sự gắn bó
(Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=4ZorTOqrJ-E)
Ví dụ 2: Khi dạy học sinh đến hoạt động Tự đọc sách báo về gia đình, trang
47, Tiếng Việt 3, Bộ sách Cánh diều, tôi cũng đã tìm kiếm các video về những cuốn sách hay liên quan đến chủ đề gia đình để giới thiệu cho các em như: Trong gia đình, Thời thơ ấu, Cánh tay cha là con thuyền vững chãi, Cha và con, Bình yên trong gia đình, Trong số đó, tôi thấy học sinh của mình rất hứng thú với bộ sách “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” của tác giả Laura Ingalls Wilder
Trang 10Cuốn sách nói về gia đình Ingalls, bao gồm bố mẹ và ba chị em gái của cô bé Laura Gia đình họ sống ở Wisconsin nhưng sau đó quyết định di chuyển đến Kansas để tìm kiếm một nơi mới để định cư Trên đường đi, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm cả trận bão mạnh và những con thú hoang dã nguy hiểm Cuối cùng, gia đình cô bé Ingalls cũng tìm được một mảnh đất trống rộng ở Kansas
và xây dựng một ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên Cuộc sống của Laura và gia đình
cô trở nên vất vả do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cuộc sống xa xôi Tuy nhiên, qua các khó khăn đó, Laura và gia đình cô học cách vượt qua và tận hưởng những điều đơn giản như sự yêu thương gia đình, tình bạn và sự tự do của vùng đồng quê
Trang 11không những chất lượng hoạt động tự đọc sách, báo được nâng cao mà tri thức môn Tiếng Việt của các em cũng được cải thiện
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động chia sẻ sách, báo hay để phát huy tính chủ động, tự học cho học sinh
* Mục tiêu:
Mục tiêu của biện pháp này là nhằm khuyến khích học sinh đọc sách, báo và lan tỏa văn hóa đọc trong môi trường giáo dục, tạo điều kiện để các em cùng nhau đón nhận, chia sẻ những giá trị, thông tin có ích Thông qua biện pháp này, học sinh sẽ phát huy được tinh thần chủ động, tự học, kỹ năng thảo luận tích và năng lực tìm tòi, khám phá tri thức
* Nội dung thực hiện:
Tổ chức hoạt động chia sẻ sách, báo hay là một phương pháp hiệu quả để phát huy tính chủ động và tự học cho học sinh Hoạt động này khuyến khích học sinh
tự tìm kiếm và khám phá tri thức một cách độc lập, hiệu quả nhất Bằng cách chia
sẻ tài liệu học tập, học sinh có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng
và phong phú hơn, từ đó mở rộng tri thức, sự hiểu biết của các em về mọi vật, mọi việc xung quanh cuộc sống Hiểu rõ được ý nghĩa trên, tôi đã tiến hành tổ chức hoạt động chia sẻ sách, báo trong hoạt động động Tự đọc sách báo môn Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 3 để giúp các em phát triển tư duy, kiến thức cũng như tinh thần chủ động, tự học
Ví dụ 1: Trước khi dạy học sinh đến hoạt động Tự đọc sách báo về trò chơi,
đồ chơi, trang 34, Tiếng Việt 3, Bộ sách Cánh diều, tôi đã nhắc nhở học sinh về nhà tìm hiểu những câu truyện, bài thơ hay sách, báo có nội dung liên quan đến trò chơi để chia sẻ với các bạn trong lớp khi đến tiết học
Trong quá trình các em chuẩn bị, tôi cũng đóng vai trò là người hướng dẫn để các em biết cách chọn lọc và lựa chọn những đầu sách, nguồn tài liệu phù hợp Khi đến hoạt động Tự đọc sách, tôi sẽ cho các em học sinh bốc thăm, học sinh nào bốc được lá thăm ghi chữ “chia sẻ” sẽ lần lượt lên chia sẻ với các bạn trong lớp về tài liệu mà mình đã tìm được, cùng với đó là nói lên cảm nghĩ của mình với tài liệu đó