1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

biện pháp phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh trong môn ngữ văn 7 thông qua hình thức sân khấu hóa đủ 3 bộ sách

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khác với lối tiếp thu kiến thức theo hướng chiều thống, hình thức sân khấu hóa sẽ tạo điều kiện để học sinh được tự mình trải nghiệm lại những sự kiện được nhắc đến trong tác phẩm để từ

Trang 1

BIỆN PHÁP PHÁT HUY SỰ CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

TRONG MÔN NGỮ VĂN 7 THÔNG QUA HÌNH THỨC

SÂN KHẤU HÓA

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

Biện pháp 3 Lồng ghép hoạt động hội hoạ và diễn xuất sân khấu hoá 14

Biện pháp 4 Tiến hành ghi hình và dựng video sân khấu hoá tác phẩm văn học tại nhà theo hình thức suy luận 16

4 Hiệu quả của sáng kiến 20

Trang 2

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

“Văn học là nhân học” Văn học đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của con người Môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển về ngôn ngữ, cách diễn đạt và cả cảm xúc Bên cạnh đó, mỗi bài văn, bài thơ đều đưa đến cho học sinh những tấm gương đạo đức, tấm gương học tập rèn luyện tốt Việc học tốt môn Ngữ văn cũng giúp học sinh học tập tốt những môn học khác bằng khả năng phân tích, tìm hiểu vấn đề Tuy nhiên, việc giảng dạy môn Ngữ văn theo phương pháp truyền thống còn có nhiều bất cập Giáo viên thường chỉ đọc cho học sinh chép Những hoạt động trên lớp và những bài tập về nhà không gây nhiều hứng thú cho học sinh Việc học sinh không chủ động để tiếp thu kiến thức sẽ khiến kết quả học tập không cao Học sinh vẫn thường cho rằng môn Ngữ văn là một bộ môn nhàm chán, buồn ngủ và không có gì hấp dẫn Vì vậy, theo chương trình GDPT 2018 yêu cầu giáo viên cần lồng ghép những hoạt động nhằm tăng hứng thú cho học sinh với môn học, từ đó đạt được kết quả tốt hơn

Về nội dung chương trình giáo dục, điểm khác biệt lớn nhất so với chương trình trước đây là nội dung môn học lần này được xây dựng xuất phát từ các phẩm chất, tính cách và năng lực cần có của học sinh để lựa chọn nội dung dạy học Nhiều hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ được lồng ghép vào trong chương trình giảng dạy hơn, từ đó giúp cho môn học trở nên gần gũi, gắn kết nhiều hơn đối với cuộc sống của các em, tạo điều kiện để các em áp dụng những kỹ năng mình được học để giải quyết những vấn đề trong thực tế

Chương trình dạy học sẽ được xây dựng theo hướng mở, không bị gò bó bởi nội dung kiến thức hoặc các dạng bài tập trong sách giáo khoa Không có những quy định chi tiết, nghiêm ngặt về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể, thay vào đó, cô và trò chỉ cần đạt được những yêu cầu cụ thể về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh từng lớp, những kiến thức nền, cốt lõi và nắm được một số thể loại văn bản quan trọng trong văn học dân tộc Bởi cách quy định như vậy, giáo viên có thể lựa chọn đa dạng hình thức dạy học khác nhau, tùy thuộc vào nội dung kiến thức cần truyền tải Thay vì chỉ sử dụng phương pháp truyền thống

DEMO M705 – SÁCH KNTT

Trang 3

giống như trước đây, tôi đã lồng ghép hình thức sân khấu hóa để giúp các em học sinh có thể hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn Hình thức này không chỉ tạo cơ hội để các em chủ động tiếp thu và ghi nhớ kiến thức, phát triển được nhiều kỹ năng mềm cho học sinh mà còn giúp không khí lớp học trở nên sống động, thú vị, thu hút sự chú ý từ các em học sinh, từ đó kích thích hứng thú học tập Và đây cũng

chính là tiền đề để tôi sáng tạo, nghiên cứu ra sáng kiến “Biện pháp phát huy sự

chủ động sáng tạo của học sinh trong môn ngữ văn 7 thông qua hình thức

sân khấu hóa (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)”

2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến được đưa ra nhằm mục đích giúp các em học sinh trở nên tích cực, chủ động hơn, sáng tạo hơn khi học chương trình môn Ngữ Văn lớp 7 thông qua phương pháp dạy học sân khấu hóa Từ đó, các em sẽ thích thú hơn với môn học, có động lực để học tập chăm chỉ hơn, dần dần cải thiện được điểm số môn học và phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của bản thân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi: Bộ môn Ngữ văn 7 - Đối tượng: 30 em học sinh lớp 7A

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này giúp tôi có được những số

liệu rõ ràng về khả năng áp dụng của biện pháp, phạm vi áp dụng

Phương pháp khảo sát: Tôi triển khai phương pháp khảo sát nhằm hiểu rõ về

thực trạng thái độ của học sinh đối với môn học, từ đó có cái nhìn khách quan về những điểm cần cải thiện nhằm nâng cao hứng thú của học sinh với môn học Bên cạnh đó, tôi cũng khảo sát về những hoạt động khiến học sinh cảm thấy hứng thú và tập trung vào triển khai những hoạt động đó để đạt được hiệu quả cao nhất

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế, tôi

sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm để nhìn nhận được điểm mạnh, điểm cần khắc phục của giải pháp Từ đó, tôi có thể tiếp tục phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của đề tài Bên cạnh đó, tôi cũng có thể rút ra những kinh nghiệm cho riêng bản thân mình để cải thiện kết quả của giải pháp

Trang 4

Phương pháp so sánh: Thông qua việc so sánh thái độ của học sinh với môn

học trước và sau khi áp dụng sáng kiến, tôi có thể nhìn nhận rõ ràng về kết quả của biện pháp Bên cạnh đó, tôi cũng có thể thấy được những học sinh kém tiến bộ hơn những bạn khác từ đó tìm ra nguyên nhân và cách giúp đỡ những học sinh này

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này giúp tôi phân chia vấn đề

thành nhiều khía cạnh nhỏ hơn và tiến hành phân tích từng khía cạnh Sau khi phân tích toàn bộ những khía cạnh, tôi sẽ tổng hợp thành một bức tranh tổng thể về ưu, nhược điểm của toàn bộ đề tài nghiên cứu Từ đó, tôi có thể phát huy những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu của sáng kiến

B NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm, các hình thức tổ chức sân khấu hoá

Sân khấu hóa là một hình thức dạy học hấp dẫn, thu hút được nhiều sự chú ý và hứng thú của các em học sinh Các hoạt động, nội dung trong câu chuyện sẽ được truyền tải liên tục, chặt chẽ thông qua dàn cảnh và biểu diễn Khác với lối tiếp thu kiến thức theo hướng chiều thống, hình thức sân khấu hóa sẽ tạo điều kiện để học sinh được tự mình trải nghiệm lại những sự kiện được nhắc đến trong tác phẩm để từ đó có thể cảm nhận rõ nét và sâu sắc hơn về nhân vật và tác phẩm

Để đảm bảo việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học mang lại hiệu quả cho các em học sinh, đội ngũ giáo viên cần phải phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của bản thân Các thầy cô sẽ giữ vai trò cốt lõi trong việc đưa ra mục đích, xác định nội dung và các phương pháp đọc hiểu tác phẩm cũng như lựa chọn cách thức sân khấu hóa (kịch, hát, múa) sao cho phù hợp với nội dung kiến thức Việc lựa chọn các tác phẩm hoặc các trích đoạn và nhân vật cũng vô cùng quan trọng và cần được thảo luận giữa các giáo viên và giữa giáo viên với học sinh để đảm bảo được tính giáo dục, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của các em Đặc biệt, trong quá trình lựa chọn tác phẩm, giáo viên cần tránh những tình huống, đoạn trích có chứa nội dung “nhạy cảm”, những chi tiết có nguy cơ hiểu lệch lạc, gây ra phản ứng dư luận Sau khi chủ đề và tác phẩm được nhà trường phê duyệt, giáo

Trang 5

viên cùng học sinh sẽ cùng thảo luận cách thức thực hiện dựa trên điều kiện thực tế của lớp học, tránh lãng phí thời gian và chi phí của các em học sinh

Ngoài ra, trong quá trình nhập vai và diễn xuất, các em học sinh cũng đã gặp nhiều khó khăn, đôi khi có thể đến từ sự khác biệt giữa tính cách của học sinh và nhân vật, từ đó các em sẽ không hiểu được nhân vật của mình và diễn xuất chưa tới Khi gặp khó khăn như vậy, các em phải trao đổi, thảo luận lại với giáo viên để có thể hiểu rõ hơn về nhân vật mình cần tái hiện Đây cũng là cơ hội để các em ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả nhất Không chỉ vậy, phương pháp sân khấu hóa còn tăng tinh thần đoàn kết của các em học sinh, giúp các em biết cách giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi

1.2 Yêu cầu phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh

Thông qua quá trình học tập bằng biện pháp sân khấu hóa, các em học sinh sẽ biết cách chủ động thu nạp kiến thức, đồng thời rèn luyện được những kỹ năng mềm như sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, phát huy năng khiếu diễn xuất của một vài em học sinh Từ đó, các em sẽ yêu thích môn Ngữ Văn hơn và hiểu hơn về các tác phẩm

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng: Để có thể hoàn thành được sáng kiến này, tôi đã dành nhiều

thời gian để quan sát, tìm tòi và nghiên cứu quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn 7 và thông qua quá trình đó, tôi nhận thấy được các đặc trưng của phương pháp giảng dạy môn học này Đa số các thầy cô trong trường vẫn ưu tiên sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống cho môn học này Nói cách khác, trong mỗi tiết học, giáo viên sẽ hoạt động chính, có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa cho các em học sinh Trong khi đó, các em học sinh ngồi yên lắng nghe bài giảng của thầy cô và ghi chép đầy đủ vào trong vở Trong tiết học, giáo viên cũng sẽ gọi ngẫu nhiên một vài học sinh trong lớp để phát biểu xây dựng bài Đến cuối giờ, giáo viên sẽ giao nhiệm vụ, bài tập về nhà cho các em học sinh Đối với thực trạng giảng dạy này, tôi nhận thấy một vài thuận lợi và khó khăn giáo viên

và học sinh có thể mắc phải như sau: * Thuận lợi:

Trang 6

Công tác giảng dạy tại trường luôn nhận được sự quan tâm của ủy ban, các cấp chính quyền, phòng đào tạo Các cấp luôn hỗ trợ, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm xử lý những khó khăn, thách thức mà nhà trường và giáo viên gặp phải trong quá trình công tác

Ban giám hiệu nhà trường cố gắng hỗ trợ, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng cần thiết để phục vụ cho việc học của các em học sinh như: hệ thống đèn điện, bảng, bàn học, tivi Nhà trường cũng luôn quan tâm, lắng nghe những nhận xét, góp ý từ giáo viên để từ đó thay đổi kịp thời, tạo môi trường học tập tốt nhất có thể cho các em học sinh

Đa số các bậc phụ huynh đều nhiệt tình, hợp tác tốt với giáo viên và nhà trường Các bậc cha mẹ phụ huynh cũng đã có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Ngữ Văn đối với con em mình

Hầu hết các giáo viên trong trường đều là những người có trình độ chuyên môn cao, luôn nhiệt tình, biết cách quan tâm và lắng nghe các em học sinh, kịp thời giúp đỡ các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống trên trường hoặc trong đời sống hàng ngày Các thầy cô được tham gia nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế nên dễ dàng tiếp cận với những giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục, tham khảo được các nguồn tài liệu khác nhau, phương pháp giảng dạy

độc đáo sáng tạo, trong đó có hình thức sân khấu hóa các tác phẩm văn học * Khó khăn:

Mặc dù được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu, cách thức giảng dạy khác nhau nhưng chủ yếu giáo viên vẫn lựa chọn phương pháp giảng dạy truyền thống cho môn Ngữ Văn lớp 7 hoặc nếu lồng ghép những phương pháp giảng dạy mới thì cách thức áp dụng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao

Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên, cách thức giảng dạy này không thực sự mang lại hiệu quả cho các em học sinh Việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động như vậy sẽ khiến các em không thể ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài cũng như các em không biết cách vận dụng những gì mình được học vào trong thực tế, dần dần làm giảm sự yêu thích, hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ Văn

Trang 7

Ngoài ra, vẫn còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình Nhiều gia đình còn mải làm kinh tế nên thường bỏ bê việc học của con em mình, có quan niệm khoán hết trách nhiệm về việc giáo dục cho nhà trường nên chất lượng học tập của những em học sinh đó chưa được tốt như mong đợi

Những khó khăn này đã gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn lớp 7 Để giúp thầy cô có cái nhìn khái quát và rõ nét nhất tác động của những khó khăn, tôi đã thực hiện bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh khi học môn Ngữ Văn 7 Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh lớp 7A môn Ngữ Văn (bộ sách

Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trang 8

trên Và cuối cùng, chỉ 20% số học sinh có tinh thần tự học, chủ động tìm tòi thêm những nguồn kiến thức khác về tác phẩm và nhân vật lịch sử Đây là những con số đáng báo động cho thấy cần có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy môn

Ngữ văn 7

3 Giải pháp thực hiện Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch và quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hoá

* Mục đích:

Biện pháp lên kế hoạch chi tiết cách tổ chức và hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, tiếp cận các tác phẩm theo hình thức sân khấu hóa sẽ giúp các em học sinh có bước đầu chuẩn bị chi tiết, kỹ càng cho hoạt động trải nghiệm của mình Phương pháp sẽ tạo cơ hội để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, từ đó giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn và hiệu quả hơn Ngoài ra, khi lồng ghép biện pháp này vào trong bài giảng, các em sẽ rèn luyện được cho bản thân kỹ năng lập

kế hoạch và làm việc tập thể * Nội dung và cách thực hiện:

Việc lên kế hoạch chi tiết cách tổ chức các tiết học tìm hiểu tác phẩm thần thoại và sử thi bằng hình thức sân khấu hóa sẽ giúp tôi và học sinh có được mục tiêu cụ thể rõ ràng, các em cũng nắm được những nhiệm vụ mình cần hoàn thành Thông qua đó, các em sẽ học được cách sắp xếp thời gian, chủ động tìm hiểu tác phẩm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn Học sinh sẽ trở nên có trách nhiệm hơn, tinh thần đồng đội cao và tích cực chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động thảo luận hoặc diễn xuất

* Giáo viên lên kế hoạch và quy trình chi tiết về cách tổ chức hoạt động sân khấu hóa

Thay vì đến tiết đọc hiểu tác phẩm thần thoại và sử thi, tôi đã cho học sinh lần lượt đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu về ý nghĩa của tác phẩm Hình thức sân khấu hóa yêu cầu học sinh cần phải chủ động tích cực hơn, các hoạt động diễn ra sôi nổi hơn, bài bản để đảm bảo chất lượng của tiết học Vì vậy tôi cần lên kế hoạch chi tiết như:

Trang 9

- Lựa chọn bài tác phẩm sẽ tổ chức theo hình thức sân khấu hóa Những tác phẩm, đoạn trích được lựa chọn phải mang được ý nghĩa, truyền tải được văn hóa hoặc mang giá trị nổi bật của các một thế hệ, một xã hội Nội dung của những tác phẩm được chọn phải phù hợp với tâm sinh lý của các em học sinh cũng như không mang lại nhiều khó khăn trong quá trình chuẩn bị cho việc diễn xuất Ví dụ như tác phẩm: Người thầy đầu tiên, Bầy chim chìa vôi,

- Phân chia nội dung sân khấu hoá cho các nhóm để đảm bảo dung lượng văn bản các nhóm cần đảm nhiệm tương đương, tránh việc có nhóm hoạt động quá lâu, có nhóm lại không được hoạt động

- Tôi phải sắp xếp không gian, thời gian tổ chức sao cho phù hợp để không gây ảnh hưởng đến những hoạt động còn lại của tiết học hoặc gây ồn ào, ảnh hưởng đến những lớp học xung quanh

- Sau khi đã có danh sách những việc cần làm, tôi phân chia lớp thành các nhóm nhỏ và yêu cầu các em làm việc theo nhóm để các em có thể cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến và cùng nhau tập luyện cho sân khấu của nhóm mình

* Hướng dẫn học sinh kể lại tác phẩm theo hình thức sân khấu hóa

- Đầu tiên, tôi đã giới thiệu cho học sinh hiểu thế nào là kể lại tác phẩm theo hình thức sân khấu hóa cũng như liệt kê ra những lợi ích mà hình thức học này mang lại cho các em, từ đó kích thích sự tò mò, hứng thú, tạo động lực học tập cho các em học sinh

- Cần chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước tiết học, tùy thuộc vào hình thức lựa chọn kể chuyện và đạo cụ cần chuẩn bị sẽ chia số lượng thành viên mỗi nhóm và thời gian chuẩn bị khác nhau Để đảm bảo học sinh có đủ sự chuẩn bị và đầu tư cho tác phẩm của nhóm thì giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ rõ ràng cho các nhóm trước khoảng 1 tuần

+ Ví dụ với câu chuyện có nhiều nhân vật thì mỗi nhóm sẽ có khoảng 9 - 10 thành viên để các em đóng được hết các nhân vật và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình diễn tập để nhiệm vụ nhanh chóng được hoàn thành Thông thường, thời gian chuẩn bị cho những câu chuyện như này sẽ khoảng 1 tuần

Trang 10

+ Ví dụ câu chuyện cần chuẩn bị nhiều đạo cụ, tôi sẽ cho các em khoảng thời gian từ một tuần rưỡi đến hai tuần để các em có thời gian chuẩn bị và làm quen với đạo cụ để khi đến buổi diễn chính thức, các em có thể hoàn thành xuất sắc tác phẩm của nhóm mình

Để quá trình diễn ra thuận lợi, các em học sinh cần phải biết cách hoạt động nhóm tại nhà Vì vậy, tôi đã hướng dẫn các nhóm hoạt động nhóm tại nhà hiệu quả bằng cách:

+ Bầu nhóm trưởng, thư ký và các thành viên có nhiệm vụ riêng trong nhóm như biên kịch, hậu cần trang phục, đạo cụ, diễn viên, Các thành viên cần phải có trách nhiệm với nhiệm vụ mình được giao và cố gắng hết sức để có thể hoàn thành công việc được yêu cầu Ngoài ra, nếu thành viên nào gặp khó khăn cần báo ngay cho cả nhóm để nhóm trưởng đưa ra phương án giải quyết kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả nhóm

+ Cần có bản kế hoạch hoạt động nhóm như biên bản kế hoạch thực hiện, bảng phân công nhiệm vụ, công việc cho từng thành viên, phiếu đánh giá mức độ đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên

Mẫu bảng phân công nhiệm vụ

STT Họ và tên Nội dung công

việc

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Trang 11

STT Họ và tên Nội dung công

việc

Mức độ hoàn thành công việc

Ghi chú

* Điểm mới:

Phương pháp này vừa giúp các em học sinh học được cách chủ động tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự học, vừa là cơ hội để các em phát huy sự sáng tạo của bản thân Thông qua biện pháp này, học sinh cũng có cơ hội học cách làm việc nhóm một cách bài bản, chuyên nghiệp, giúp ích cho cuộc sống sau này của

các em Biện pháp 2 Sân khấu hóa tái hiện tác phẩm văn học giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích và cảm thụ

* Mục đích:

Phương pháp tổ chức cho học sinh diễn kịch phân vai kể lại tác phẩm văn học trên lớp vừa giúp cho không khí lớp học trở nên sôi động, thú vị, kích thích hứng thú học tập của các em, vừa giúp các em trở nên mạnh dạn, tự tin khi trình diễn tài năng trước đám đông Ngoài ra, đây còn là cơ hội phát huy khả năng diễn xuất

đối với một vài học sinh có năng khiếu nghệ thuật * Nội dung và cách thực hiện:

Hình thức sân khấu hóa tái hiện là hình thức giảng dạy bằng cách cho học sinh hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm, diễn và độc thoại như trong tác phẩm Hình thức này sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về văn bản và nhân vật đồng thời giúp các hứng thú hơn với nội dung môn học

Khi tổ chức hình thức sân khấu hoá, cần chú trọng trong việc lựa chọn tác phẩm và phân vai Việc lựa chọn một tác phẩm phù hợp, không có quá nhiều lời thoại, diễn xuất không quá khó và không khó tái hiện sẽ giúp các em học sinh

Trang 12

DEMO M705 – SÁCH CTST Biện pháp 2 Sân khấu hóa tái hiện tác phẩm văn học giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích và cảm thụ

Hình thức sân khấu hóa tái hiện là hình thức giảng dạy bằng cách cho học sinh hóa thân thành các nhân vật trong tác phẩm, diễn và độc thoại như trong tác phẩm Hình thức này sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về văn bản và nhân vật đồng thời giúp các hứng thú hơn với nội dung môn học

Khi tổ chức hình thức sân khấu hoá, cần chú trọng trong việc lựa chọn tác phẩm và phân vai Việc lựa chọn một tác phẩm phù hợp, không có quá nhiều lời thoại, diễn xuất không quá khó và không khó tái hiện sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt vở diễn hơn Bên cạnh đó, những tác phẩm này cũng phù hợp với khả năng của các em

Áp dụng: Văn bản “Thầy bói xem voi” (trang 34 - Ngữ Văn 7 tập 1 sách

Chân trời sáng tạo)

Hoạt động chuẩn bị:

Tôi tiến hành chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 thành viên Cách phân chia nội dung văn bản:

Trang 13

- Cân đối dung lượng nội dung giữa các nhóm nhằm đảm bảo tất cả các nhóm đều được tham gia hoạt động một cách cân bằng

- Bên cạnh đó, tôi cũng cần đưa ra so sánh, nhận xét giữa các nhóm để đánh giá hiệu quả hoạt động từ đó phân chia phân đoạn quan trọng cho các nhóm có biểu hiện tốt để bộc lộ được hết nội dung và nghệ thuật tác phẩm bởi vì đây là hoạt động đòi hỏi yếu tố tài năng như lên kịch bản, diễn xuất

Đối với văn bản “Thầy bói xem voi", tôi chia như sau: Nhóm 1: Phần 1: Từ đầu đến “thầy thì sờ đuôi”

Nhóm 2: Phần 2: Tiếp đó đến “như cái chổi sể cùn” Nhóm 3: - Phần 3: Còn lại

+ Phân chia nhiệm vụ trong nhóm: Tôi đưa ra các vai trò, vị trí cần phân chia trong nhóm: Nhóm trưởng: Nhóm trưởng cần có khả năng phân bố nhân lực trong nhóm, quán xuyến công việc cũng như đánh giá mức độ hoàn thành của các thành viên

Đạo diễn: Có khả năng quan sát tốt và nắng vững kịch bản Đạo diễn cần quan sát tỉ mỉ nhằm góp ý về diễn xuất của các bạn

Biên kịch: Có khả năng viết tốt, nắm vững được cách thức hoạt động của hình thức sân khấu hóa cũng như nội dung văn bản

Các diễn viên bao gồm: Diễn viên chính: thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy sờ đuôi Đây là những vai có nhiều lời thoại và xuất hiện xuyên suốt văn bản, cần nắm bắt kỹ tâm lý nhân vật cũng như thuộc thoại

Người dẫn chuyện: Người dẫn chuyện nắm rõ nội dung văn bản, giọng tốt và diễn cảm

Đạo cụ, kỹ thuật: chuẩn bị bối cảnh, lên ý tưởng dàn dựng sân khấu biểu diễn, đảm bảo các vấn đề kỹ thuật về âm thanh - ánh sáng:

Tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: Kịch bản: Yêu cầu kịch bản của phương pháp đóng vai tái hiện không quá cầu kỳ, chủ yếu dựa trên văn bản trong sách giáo khoa Tuy nhiên, tùy vào số lượng lời thoại và nhân vật có sẵn, học sinh có thể đưa thêm một số lời thoại phù

Ngày đăng: 25/08/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w