1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh khi dạy hoạt động thực hành và trải nghiệm toán 6 sách chân trời sáng tạo

22 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bên cạnh đó, việc sáng tạo trong học tập sẽ giúp học sinh áp dụng tốt được những kiến thức đã học vào quá trình giải bài tập hoặc những tình huống trong thực tế... Mục đích nghiên cứu Tì

Trang 1

PHÁT HUY SỰ CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH KHI DẠY HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TOÁN 6

(Bộ sách Chân trời sáng tạo)

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

Biện pháp 3 Sáng tạo kỹ thuật trò chơi với hoạt động trải nghiệm vui cùng số nguyên 14

Biện pháp 4 Ứng dụng kỹ thuật đóng vai thành “Kiến trúc sư" kết hợp kỹ thuật công đoạn hoạt động Tính chu vi, diện tích của một số hình trong thực tiễn 16

4 Hiệu quả của sáng kiến 18

Trang 2

A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình GDPT, toán học luôn là một môn quan trọng không thể thiếu Trong đó, môn Toán lớp 6 sẽ đóng vai trò nền tảng, tạo tiền để vững chắc để học sinh học tiếp những kiến thức chuyên sâu ở lớp học cao hơn Môn Toán ở lớp 6 sẽ cung cấp những kiến thức sơ lược nhất về số nguyên, hình học… Đây là những nội dung hoàn toàn mới lạ mà trước đây ở cấp tiểu học các em chưa được tiếp xúc Điều này cũng là lý do khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực khi học toán

Để giảm bớt áp lực của học sinh và tăng tính chủ động, sáng tạo đối với môn Toán Việc học tập kết hợp với hoạt động thực hành và trải nghiệm đang là giải pháp được nhiều giáo viên lựa chọn Hình thức học tập này cũng đã được lồng ghép chính thức vào chương trình học môn Toán lớp 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo Đây là cách thức áp dụng các hoạt động thực hành, tạo cơ hội để học sinh có thể trải nghiệm thực tế thay vì chỉ học lý thuyết đơn thuần Hình thức này được đánh giá có vai trò giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được khái niệm trong bài học thông qua góc nhìn thực tế Đồng thời, các hoạt động thực hành và trải nghiệm cũng tạo cơ hội để các em được phát huy tính sáng tạo, tư duy tưởng tượng và phân tích vấn đề Những lỗi sai trong quá trình thực hành và trải nghiệm toán học cũng được xem như bài học thực tế quý giá để học sinh có thể ghi nhớ và làm tốt hơn ở những cơ hội sau

Trong lĩnh vực học tập, dù ở bất cứ độ tuổi hay lĩnh vực nào thì tính chủ động và sáng tạo luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng Việc chủ động trong học tập sẽ giúp người học tự tích lũy được những kiến thức hữu ích phục vụ quá trình phát triển nhận thức của bản thân Thông qua sự chủ động, người học cũng được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức, đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu thông qua việc chủ động hỏi, tìm kiếm và ứng dụng kiến thức vào thực tế Bên cạnh đó, việc sáng tạo trong học tập sẽ giúp học sinh áp dụng tốt được những kiến thức đã học vào quá trình giải bài tập hoặc những tình huống trong thực tế

Trang 3

Hiểu được mức độ quan trọng việc chủ động và sáng tạo trong quá trình học

tập của học sinh Tôi đã tìm hiểu và quyết định nghiên cứu đề tài “Phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh khi dạy Hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6” Đề tài sáng kiến khoa học này được tôi thực hiện trực tiếp trên các nội

dung thực hành và trải nghiệm thuộc chương trình Toán 6, sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra giải pháp để phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh khi dạy Hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6 theo sách Chân trời sáng tạo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp để phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6

Phạm vi nghiên cứu: 30 học sinh lớp 6A trường…

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài sáng kiến khoa học này, bản thân tôi đã kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Cụ thể bao gồm:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thực hành

- Phương pháp thống kê, phân tích - Phương pháp phỏng vấn

B NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm và nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm

Thực hành và trải nghiệm là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong chương trình GDPT 2018 Hoạt động này sẽ giúp học sinh có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn Thông qua đó phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân

Học tập thông qua quá trình thực hành và trải nghiệm có thể được hiểu là hình thức học thông qua làm Đây là một cách thức học tập tích cực, giúp học sinh được tiếp cận với môn học thông qua nhiều khía cạnh khác nhau dựa trên các trải

Trang 4

nghiệm và kinh nghiệm cá nhân Đây là hình thức học thông qua quá trình, trong đó kiến thức sẽ được tạo ra và ghi nhớ bằng quá trình chuyển đổi kinh nghiệm Thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm đó, học sinh sẽ chủ động tiếp nhận kiến thức mới trong sự phản ánh kiến thức cũ qua vốn kinh nghiệm sẵn có và các hoạt động thử nghiệm trong thực tế

Trong sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo Các nhà phát triển nội dung đã khéo léo những hoạt động thực hành và trải nghiệm liên quan đến kiến thức của bài học để các em học sinh được vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào lý giải sự vật, hiện tượng trong thực tế Cụ thể, những nội dung thực hành và trải nghiệm được nhắc đến trong cuốn sách này sẽ được chia theo từng chương như sau:

- Chương 1: Người học cần lập bảng số nguyên và tìm các số nguyên có trong chuỗi số

- Chương 2: Hoạt động trải nghiệm gắn liền với các hoạt động vui chơi, khám phá cùng số nguyên

- Chương 3: Chủ đề thực hành được nêu là tính chu vi và diện tích của một số hình trong thực tiễn thông qua những kiến thức đã được học

- Chương 4: Học sinh sẽ cần thu thập những dữ liệu về nhiệt độ trong tuần

tại địa phương kèm theo một bảng báo cáo kết quả chi tiết

1.2 Khái niệm và yêu cầu phát huy sự chủ động sáng tạo cho học sinh

Sự chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập có thể được hiểu đơn giản và việc các em học sinh tự chủ trong việc học, không cần sự hối thúc của giáo viên hoặc phụ huynh Các em sẽ chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức qua quá trình tự học, tự tìm hiểu và ghi nhớ Bên cạnh việc chủ động học tập, chủ động sáng tạo cũng là một yếu tố cần thiết quyết định sự phát triển toàn diện của học sinh Chủ động sáng tạo chính là cách các em tự chủ động nghiên cứu, khám phá và sáng tạo những cách thức mới lạ để giải quyết vấn đề Chủ động sáng tạo cũng là cách học sinh chủ động sử dụng kiến thức đã học vào quá trình tạo ra những sáng kiến mới lạ phục vụ việc học

Trang 5

Theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thay đổi chương trình GDPT 2018, tính tích cực, chủ động, tự giác là điều kiện cần thiết của việc sáng tạo Qua đó, học sinh cần tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển các năng lực cá nhân thông qua các hoạt động học tập và thực hành trải nghiệm

Trong đó, Bộ giáo dục luôn đề cao tầm quan trọng của các hoạt động học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua phương châm “học qua làm” Với những yêu cầu này, học sinh không chỉ cần học lý thuyết khô khan mà sẽ được trực tiếp thực hành để áp dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế

Ngoài việc học theo các nội dung, yêu cầu của chương trình GDPT 2018, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng luôn khuyến khích, tạo điều kiện để học sinh chủ động nghiên cứu, sáng tạo mở rộng kiến thức Đồng thời cho phép học sinh được tham gia vào các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tế

Cụ thể, biểu hiện của sự chủ động sáng tạo đối với học sinh có thể thông qua những yếu tố sau:

- Học sinh luôn thực hiện tốt các nội quy, kế hoạch học tập của giáo viên để lĩnh hội kiến thức Đồng thời chủ động sáng tạo những phương pháp học tập mới để phát huy được hiệu quả trong quá trình học

- Học sinh luôn tự giác học và làm bài tập, tìm hiểu kiến thức mới trước khi đến lớp mà không cần sự nhắc nhở, hối thúc của bất cứ ai

- Luôn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động thực hành và trải nghiệm của lớp, của nhà trường theo sự phân công của giáo viên và ban cán sự

- Có suy nghĩ, chủ động sáng tạo những phương pháp học tập mới để tối ưu hiệu quả học

- Chủ động chia sẻ với bạn bè, thầy cô về nhưng sáng kiến của bản thân để cùng phát triển

1.3 Định hướng phát huy sự chủ động sáng tạo cho học sinh khi dạy Hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6 (sách Chân trời sáng tạo)

Để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát huy sự chủ động, sáng tạo Nhà phát hành bộ sách Chân trời sáng tạo đã đưa ra

Trang 6

những định hướng phát triển rõ ràng thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong chương trình Toán lớp 6

Qua những hoạt động cụ thể gắn với từng chương trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ dễ dàng nhìn thấy định hướng phát triển phù hợp với năng lực của học sinh Các em sẽ được trực tiếp nghiên cứu và chủ động sáng tạo bằng cách áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tế Từng hoạt động đều được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu với định hướng phát triển tập trung vào kiến thức đã học và gợi mở những nội dung kiến thức mới Điều này luôn tạo ra khó khăn và sự tò mò cho học sinh, thúc đẩy quá trình tham gia vào thực hành và trải nghiệm của các em

2 Cơ sở thực tiễn

* Thực trạng

Để đáp ứng được yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo về những thay đổi trong cách giảng dạy hướng đến sự chủ động sáng tạo của học sinh Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường học đã luôn cố gắng áp dụng những giải pháp mới lạ để thức đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh

Đối với môn toán học lớp 6, các các bộ giáo viên đã chủ động tìm hiểu về sách giáo khoa Chân trời sáng tạo và hiểu được định hướng giảng dạy của bộ sách thông qua các nội dung cụ thể Đặc biệt, các Hoạt động thực hành và trải nghiệm xuất hiện ở cuối chương học đều được trình bày chi tiết đi kèm những yêu cầu cụ thể Vì vậy, các giáo viên cũng rất dễ dàng trong việc áp dụng vào thực tế quá trình giảng dạy và đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên, vì đây là một hình thức dạy học khá mới lạ nên nhiều giáo viên cũng chưa kịp thời nắm bắt và áp dụng giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả của hoạt động thực hành và trải nghiệm Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh

* Thuận lợi:

Để đánh giá các yếu tố thuận lợi một cách khách quan, tôi đã tiến hành xem xét việc áp dụng sáng kiến trên nhiều yếu tố khác nhau Cụ thể:

Trang 7

- Về phía phòng giáo dục: Phòng giáo dục luôn tạo điều kiện và khích lệ các đơn vị, giáo viên chủ động trong việc áp dụng các giải pháp để phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của học sinh thông qua quá trình dạy hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6 theo bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo

- Về phía nhà trường: Ban quản lý nhà trường luôn thúc đẩy tinh thần của giáo viên, tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để cán bộ giáo viên có thể triển khai các hoạt động học tập

- Về phía giáo viên: Các giáo viên luôn chủ động, tích cực trong việc tìm ra những giải pháp giảng dạy thú vị bám sát chương trình trong sách giáo khoa Từ đó vừa đảm bảo được kiến thức lý thuyết, vừa tạo điều kiện cho học sinh được chủ động sáng tạo với những hoạt động trải nghiệm mới lạ

- Về phía học sinh: Các em học sinh luôn chú ý lắng nghe trong giờ học, thực hiện tốt những yêu cầu giáo viên đưa ra

- Về phía phụ huynh: Đa phần phụ huynh đều thấu hiểu được mong muốn của giáo viên đối với vấn đề học tập của con em mình Vì vậy, phụ huynh cũng luôn chủ động nhắc nhở học sinh trong vấn đề học tập, đồng hành cùng giáo viên trong quá trình triển khai các giải pháp giảng dạy mới

* Khó khăn:

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nêu trên thì quá trình giảng dạy nhằm phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh khi dạy Hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo vẫn phải đối mặt với những khó khăn nhất định Cụ thể, mặc dù phòng giáo dục và phía nhà trường luôn khích lệ và động viên giáo viên cố gắng, chủ động trong quá trình sáng tạo phương pháp giảng dạy nhưng lại chưa có nhiều hình thức hỗ trợ thực tế cho cán bộ giáo viên Đối với chương trình học theo sách giáo khoa mới, phòng giáo dục và nhà trường nên tạo điều kiện để mở các lớp tập huấn cho giáo viên Thông qua đó, các giáo viên sẽ hiểu rõ hơn về bộ sách cũng như định hướng giảng dạy để có thể áp dụng những biện pháp phù hợp nhất

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng còn khá e ngại với môn toán Nhiều em luôn xuất hiện tâm lý né tránh những câu hỏi hoặc yêu cầu học tập của giáo viên

Trang 8

Điều này yêu cầu các giáo viên cần có phương pháp giảng dạy phù hợp để giải quyết vấn đề sợ môn toán của các em học sinh

Để đánh giá khách quan tình hình phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động thực hành và trải nghiệm Toán 6 Tôi đã thực hiện một khảo sát ngắn nhằm đưa ra cái nhìn khách quan nhất, từ đó có những định hướng và biện pháp giảng dạy phù hợp nhằm phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của các em trong học tập Kết quả khảo sát được nêu đầy đủ qua bảng thống kê dưới đây!

Bảng đánh giá mức độ chủ động sáng tạo của học sinh lớp 6A trong quá trình học thực hành trải nghiệm trước khi áp dụng sáng kiến

sinh

Tỷ lệ (%)

Chủ động chuẩn bị đồ dùng thực hành 8/30 26,7% Tích cực tham gia nhận xét, đánh giá chéo

Trang 9

* Nội dung và cách thực hiện:

Hoạt động trải nghiệm theo hai chiều tức là cùng với một nội dung trải nghiệm, học sinh sẽ cần làm theo 2 hướng đối lập nhau Thông qua 2 cách xử lý vấn đề này, học sinh sẽ hiểu được bản chất của vấn đề thay vì chỉ xử lý theo một hướng cơ bản như trước đây

Trang 10

Hình ảnh minh họa việc chuẩn bị giấy màu của học sinh

Cách thực hiện:

Đến tiết học, tôi sẽ chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên.Các thành viên trong nhóm cần phân chia nhiệm vụ cho từng bạn Điều này sẽ góp phần tăng tính chủ động của mỗi học sinh trong hoạt động nhóm

Tiếp theo, tôi phát cho mỗi nhóm một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài là 28 cm và chiều rộng là 16 cm Sau đó giao nhiệm vụ cho học sinh chia hình chữ nhật theo hướng dẫn của sách giáo khoa

Hướng dẫn cụ thể được nhắc đến trong sách giáo khoa

Sau khi các nhóm hoàn thành chia hình chữ nhật và tô màu các ô vuông xong, tôi sẽ hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm theo chiều ngược lại

Cụ thể, tôi đưa ra yêu cầu thiết kế theo chiều ngược lại cho từng nhóm như sau:

Trang 11

Nhóm 1: Thiết kế hình chữ nhật có chiều dài 36 cm và 16 cm Nhóm 2: Thiết kế hình chữ nhật có chiều dài 27 cm và 9 cm Nhóm 3: Thiết kế hình chữ nhật có chiều dài 40 cm và 12 cm Nhóm 4: Thiết kế hình chữ nhật có chiều dài 35 cm và 15 cm

Nhóm 5: Thiết kế hình chữ nhật có chiều dài 21 cm và chiều rộng 15 cm Các nhóm sẽ cần tìm ước chung lớn nhất của chiều dài và chiều rộng để tìm ra kích thước cạnh hình vuông phù hợp Sau đó học sinh sẽ cắt từ các tờ giấy đã vẽ, trang trí ở các hình vuông tương ứng và dán lại lên nền của một tờ giấy trắng sao cho tạo được một hình chữ nhật theo kích thước yêu cầu Sau khi hoàn thành xong phần cắt dán, các nhóm có thể trang trí phần nền trắng sao cho sinh động và hài hoà với màu sắc trong hình chữ nhật của mình Các nhóm có thời gian hoạt động trong vòng 20 phút, sau 20 phút, mỗi nhóm sẽ treo tranh của mình lên bảng để cô giáo nhận xét và các nhóm khác bình bầu

Tôi cũng yêu cầu đại diện 2 - 3 nhóm học sinh trình bày về cách tìm ước chung lớn nhất của chiều dài và chiều rộng theo đề bài đã đưa ra Đồng thời trình bày về quá trình thiết kế hình chữ nhật dựa trên việc ghép các ô vuông nhỏ được cắt dán

Thông qua hoạt động trải nghiệm theo hai chiều đối lập nhau, tôi nhận thấy các em học sinh đã tích cực và hào hứng hơn với hoạt động thực hành này Cụ thể, các em không chỉ được thực hành theo yêu cầu trong sách giáo khoa mà còn được chủ động sáng tạo với một yêu cầu hoàn toàn mới lạ dựa trên hoạt động sẵn có Các em được khám phá theo chiều ngược lại với hoạt động vừa thực hành, từ đó hiểu được bản chất của hoạt động thay vì chỉ thực hành theo một cách thức cố định

* Điểm mới:

Điểm mới nổi bật của biện pháp này chính là việc cho phép học sinh được trải nghiệm theo 2 chiều hoàn toàn đối lập nhau Thay vì chỉ đi tìm kết quả từ đề bài sẵn có, học sinh sẽ được thực hành tìm đề bài từ kết quả sẵn có Điều này góp phần nâng cao khả năng vận dụng kiến thức tìm ước chung giữa hai số

Ngày đăng: 14/08/2024, 19:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w