1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố hồ chí minh

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Minh Chí
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh, TS. Nguyễn Ngọc Hải
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Giáo dục học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 785,17 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MINH CHÍ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN B

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH CHÍ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

TP Hồ Chí Minh, 6/2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

LÊ MINH CHÍ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành : Giáo dục học

Mã số : 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Vinh

TS Nguyễn Ngọc Hải

TP Hồ Chí Minh, 6/2024 LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu

và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 3

Lê Minh Chí MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mụclục

Danh mục những từ, thuật ngữ viết tắt Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - TỔNG QUAN 5 1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG RỔ 5

1.1.1 Đặc điểm chung 5 1.1.2 Đặc điểm thi đấu bóng rổ 6 1.1.3 Xu hướngphát triển bóng rổ

10

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUẤN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC

TRONG BÓNG RỔ 17 1.2.1 Thể lực trong bóng rổ 17 1.2.2 Tính chu kỳ trongxây dựng kế hoạch huấn luyện (kế hoạch năm) 30 1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

BÀI TẬP TDTT

32 1.3.1 Khái niệm về bài tập TDTT 32 1.3.2 Phân loại bàitập TDTT 33 1.3.3 Kỹ thuật bài tập TDTT 35 1.3.4 Cách thức tiến hành biênsoạn bài tập TDTT

36 1.4 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 37 1.4.1 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan 37 1.4.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan 38 Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 43 2.1 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 43 2.1.1 Đối

tượng nghiên cứu 43 2.1.2 Khách thể nghiên cứu 43 2.2.3 Phạm vi nghiên cứu

43 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 2.2.1 Phương pháp tham khảo tài

liệu 442.2.2 Phương pháp phỏng vấn 44 2.2.3 Phương pháp kiểm tra y học 452.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 50 2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sưphạm 57

2.2.6 Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.7

2.3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 60 2.3.1 Địa điểm nghiên cứu 60 2.3.2 Kế

hoạch nghiên cứu 60

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 62 3.1 ĐÁNH GIÁ

THỰC TRẠNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN

THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI

62

TUYỂN BÓNG RỔ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 4

3.1.1 Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động

viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh 62 3.1.2 Thực trạng thể lực

chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh 66

3.2 LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC

CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP HỒ

89

CHÍ MINH

3.2.1 Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn

cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh 89 3.2.2 Lựa chọn một

số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổthành phố Hồ Chí Minh 91 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP

PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI

104 TUYỂN BÓNG RỔ TP HỒ CHÍ MINH

3.3.1 Xây dựng chương trình thực nghiệm 104 3.3.2 Đánh giá hiệu quả một sốbài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 105 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 137-139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 5

DANH MỤC KÝ TỰ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN

Trang 6

673.3 Tổng hợp kết quả quan sát các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ

VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh trong giải Vô địch bóng rổ

quốc gia năm 2019

Sau trang 683.4 Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội

tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh theo công trình nghiên cứu

của các tác giả trong và ngoài nước

Sau trang 703.5 So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh trang Sau

713.6 Hệ số tin cậy của các test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn của

3.7 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các test đánh giá thể lực

chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP HCM (n = 16) 783.8 Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội

783.9 Tổng hợp thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh 813.10 Tổng hợp giới thiệu khách thể so sánh với VĐV đội tuyển bóng rổ nữ

3.11 So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh với

nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh thời điểm năm 2004,

2010 và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam năm 2006

83

3.12 So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh với

nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ cấp cao Anh, Úc, SV Mỹ 853.13 Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội Sau

Trang 7

tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh trang

853.14 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố 86

3.15 So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh trang Sau

953.16 So sánh sự khác biệt bài tập phát triển thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh năm 2019 và năm 2020 993.17 Kế hoạch huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ tp Hồ chí minh Năm 2020 Sau

trang 1043.18 Thống kê thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP HCM theo từng thời kỳ huấn luyện 1063.19 So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên

môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua các thời kỳ

huấn luyện

107

3.20 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp 1093.21 Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên

từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ

chuyển tiếp

111

3.22 Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp trang Sau

1123.23 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ TP Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau thời kỳ chuyển tiếp 1133.24 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau giai đoạn chuẩn bị chung 1153.25 Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên

từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai

đoạn chuẩn bị chung

117

3.26 Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị

chung

Sau trang 118

3.27 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn

bị chung

119

Trang 8

3.28 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau giai đoạn chuẩn bị

chuyên môn

121

3.29 Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên

từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai

đoạn chuẩn bị chuyên môn

123

3.30 Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị

chuyên môn

124

3.31 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn

bị chuyên môn

125

3.32 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ

VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau thời kỳ chuẩn bị 1273.33 Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên

từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ

chuẩn bị

129

3.34 So sánh nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể

lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua

các thời kỳ huấn luyện

131

3.35 Thống kê tổng điểm trung bình thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua

các thời kỳ huấn luyện

133

3.36 Tổng hợp các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV đội tuyển Bóng

rổ TP Hồ Chí Minh tại giải vô địch bóng rổ quốc gia năm 2020 trang Sau

1343.37 So sánh hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu trước và

134

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.2 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ vận động viên

3.3 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí

Minh sau thời kỳ chuyển tiếp

110

Trang 9

3.4 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ

Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp

112

3.5 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ vận động viên

đội tuyển Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển

tiếp

114

3.6 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí

Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung

116

3.7 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ

Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung

118

3.8 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung

120

3.9 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí

Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

122

3.10 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ

Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn

124

3.11 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển

Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn 1263.12 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí

Minh sau thời kỳ chuẩn bị

128

3.13 So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực

chuyên môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ

Chí Minh sau thời kỳ chuẩn bị

130

3.14 So sánh tỷ lệ % đạt các dấu hiệu hoạt động thể lực của VĐV

trong các trận thi đấu trước và sau thực nghiệm 135

DANH MỤC HÌNH VẼ

2.2 Cách thực hiện test bật cao tại chỗ (cm) 51

Trang 10

2.4 Test chạy chữ T (giây) 52

2.6 Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây (điểm) 54

Trên thế giới, Bóng rổ là một trong những môn thể thao hấp dẫn có đôngđảo người tham gia tập luyện và xem thi đấu Bóng rổ là môn thể thao đượccông nhận thi đấu tại Thế vận hội Olympic rất sớm (1936) Bóng rổ cũng là mônthể thao được thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội thể thao Châu Á, ĐôngNam Á (Sea Games) Ở Việt Nam có hệ thống thi đấu đa cấp (Hội khỏe PhùĐổng, Vô địch Học sinh toàn quốc, Vô địch SV toàn quốc, giải Trẻ toàn quốc,giải Cúp liên đoàn bóng rổ Việt Nam, giải Vô địch toàn quốc) nhưng trình độbóng rổ đỉnh cao Việt Nam đến nay còn hạn chế Thành tích 2 đội tuyển quốcgia nam và nữ luôn xếp ở vị trí khiêm tốn trong khu vực

Với một phong trào rộng lớn và bề dày thành tích trong các giải đấu đỉnh cao,

Trang 11

TP Hồ Chí Minh đã trở thành “Trung tâm Bóng rổ Việt Nam” đây là nơi có sốngười tập luyện bộ môn bóng rổ nhiều nhất trong cả nước (16.692 người) Tổng

số các quận, huyện có phong trào bóng rổ lên 19/24 Câu lạc bộ trường học hiệnnay có 132 Câu lạc bộ trường học trên toàn thành phố Các đơn vị xây dựngphong trào tập luyện thi đấu cho thanh thiếu niên học sinh khá tốt Xây dựngthành công được hệ thống CLB Trường học và giải Festival truyền thống hàngnăm ngày càng thu hút các CLB đến tham dự [23]

2

Cầu thủ bóng rổ cấp cao ngày nay phải có kỹ chiến thuật toàn diện tâm lývững vàng và đặc biệt phải có trình độ thể lực sung mãn Thật vậy bóng rổ làmôn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân Hoạt động bóng rổ đa dạngvới nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóngđược thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng Tính đa dạng đó của các độngtác giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổichất và tăng cường khả năng hoạt động của tất cả hệ thống trong cơ thể Tậpluyện bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận độngcho người tập như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khảnăng phối hợp vận động Mặt khác, do tác động của một số điều luật qui định vềthời gian khống chế bóng nên ngoại trừ các tình huống phản công nhanh dẫn đếnkết thúc rổ bất ngờ thì các đấu thủ trên sân thường có xu hướng tấn công quanữa sân đối phương hoặc lui về phòng thủ tích cực ở nữa sân nhà Nhìn chung,mọi hoạt động của 10 đấu thủ trên sân hầu như chỉ diễn ra trên cùng một nữa sân

mà quyết liệt nhất vẫn là từ khu vực lân cận rổ cho đến những khu vực cáchvòng 3 điểm khoảng từ 1.00m đến 1.20m Các hành động vận động liên tục nêutrên đòi hỏi người chơi phải có thể lực sung mãn, thuần thục kỹ năng, kỹ xảođộng tác và có khả năng nhận xét, đánh giá nhạy bén mọi tình huống xảy ra đểlựa chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất Trên sân đấu,mỗi cú nhảy, mỗi đường chuyền, và mỗi nỗ lực phòng ngự đều đòi hỏi một cơthể mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với áp lực liên tục Thể lực không chỉ là yếu tốquyết định giữa chiến thắng và thất bại, mà còn là nền tảng cho sự phát triển cánhân và đội bóng Do đó thể lực đóng vai trò quan trọng và quyết định thànhtích thi đấu của môn bóng rổ; có thể lực tốt VĐV sẽ thực hiện tốt các kỹ chiếnthuật do huấn luyện viên đề ra hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trongthi đấu

Trang 12

Đội tuyển bóng rổ Nữ TP HCM có kỹ thuật tốt, chiến thuật đa dạng, thiđấu với tốc độ cao và các VĐV rất linh hoạt Tuy nhiên hiện nay trong đội cómột số VĐV chủ lực đã lớn tuổi các VĐV trẻ chưa thay thế kịp nên quan sát các

3

VĐV thi đấu các trận đấu căng thẳng thường xuống sức vào giai đoạn cuối trận

Do đó duy trì và nâng cao thể lực cho các VĐV là việc làm quan trọng và cầnthiết Thể lực chuyên môn là nhân tố cấp thiết nhất phải duy trì và nâng cao củacác nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh để cũng cố và nâng cao thànhtích thi đấu trong nước và quốc tế Để nâng cao thể lực chuyên môn cho các nữaVĐV theo lý luận phương pháp huấn luyện hiện đại có nhiều phương pháp huấnluyện trong đó bài tập thể lực là phương tiện vô cùng quan trọng không thểthiếu Thật vậy, huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản của đào tạo vận độngviên có hệ thống, chủ yếu bằng các phương pháp bài tập Thực chất đây cũng làmột quá trình sư phạm được tổ chức chặt chẽ với mục đích là làm cho thành tíchthể thao của vận động viên không ngừng vươn lên đỉnh cao [19, tr 157] Việcnghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn ở một số mônthể thao đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu Tuy nhiên, đối với mônBóng rổ nữ tính tới thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứuxây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn được công bố Vì vậy,kết quả nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn là hếtsức cần thiết, làm cơ sở khoa học và thực hiện để giúp cho nhà quản lý và huấnluyện viên xác định được thành quả đào tạo, phát hiện những hạn chế cần khắcphục, từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm nhanh chóng giúp

nữ bóng rổ TP Hồ Chí Minh tự tin hơn trong thi đấu, nhất là thi đấu quốc tế Do

4

Trang 13

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh -

Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh

- Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu 2 Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh - Định

hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP HCM

- Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh

Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viênbóng rổ từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước

Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn lựa chọn bài tập

Mục tiêu 3 Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực

chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh -

Xây dựng chương trình thực nghiệm

- Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thực nghiệm

Giả thuyết khoa học

Trong tập luyện và thi đấu môn bóng rổ, thể lực chuyên môn là một nhân

tố vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến kết quả thi đấu Với nhữngbài tập phù hợp với trình độ, thời kỳ huấn luyện, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổicủa VĐV sẽ phát triển thể lực góp phần nâng cao hiệu quả thi đấu của các nữVĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh

5

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG RỔ

Trang 14

1.1.1 Đặc điểm chung

Bóng rổ là môn thể thao tập thể mang tính đối kháng trực tiếp và cùngsân Trận thi đấu được tổ chức giữa hai đội trên sân có kích thước 28 x 15m, mỗiđội có 5 cầu thủ thi đấu trên sân, không hạn chế số lần thay đổi cầu thủ ra vàosân [81] Mục đích của thi đấu bóng rổ là hạn chế tối đa đối phương ném bóngvào rổ mình và cố gắng đưa bóng vào rổ đội bạn càng nhiều càng tốt FIBA(2001) [81], [132]

Trận thi đấu bóng rổ bao gồm 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút (không tính thờigian bóng chết) Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2 phút, giữahiệp 2 –3 là 15 phút Mỗi đội được quyền hội ý hai lần (1 phút/lần) trong hiệp 1 –

2, 3 lần trong hiệp 3 – 4, và một lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp phụ kéo dài 5phút) FIBA (2001) [81], [52]

Hiệu quả của các họat động thi đấu gắn liền với các chỉ số phản xạ của cơquan cảm thụ vận động Hoạt động tổng hợp của các cơ quan phân tích là cơ sởcủa sự phát triển “cảm giác thời gian”, bởi vì cảm nhận thời gian gắn liền vớicảm nhận về không gian Trong thi đấu, VĐV muốn ném được bóng vào rổ cầnvượt qua sự cản phá của đối phương và điều này chỉ có thể thực hiện được khicác vận động viên đã có được các động tác kỹ – chiến thuật ổn định, có thể dichuyển nhanh, bất ngờ thay đổi hướng và tốc độ di chuyển Hoạt động của VĐVbóng rổ trong thi đấu không đơn thuần là tổng các động tác tấn công hay phòngthủ riêng biệt mà là tập hợp những hành động được hợp nhất vào một hệ thốnglinh hoạt duy nhất Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứngdụng biến dạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực,tình trạng sức khỏe và trí tuệ của VĐV

Thời gian gần đây cường độ của trận đấu bóng rổ đã tăng lên đáng kể Hoạt động thể lực tích cực trong thời gian thi đấu đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng

6

rất lớn Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biếndạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạngsức khỏe và trí tuệ của vận động viên

Bản chất của thi đấu sẽ không được xác định đầy đủ nếu không tính đến

sự căng thẳng lớn của hệ thần kinh đối với các vận động viên và sự cần thiếtphải nỗ lực ý chí và đạo đức để giành chiến thắng Việc hiểu biết tất cả các mặt

Trang 15

thể hiện đặc điểm hoạt động của các vận động viên bóng rổ sẽ giúp cho việc lập

kế hoạch đối với quá trình tập luyện, học tập và thi đấu, đồng thời sẽ giúp choviệc xây dựng cơ sở hoặc mô hình tiêu biểu cho quá trình tập luyện và học tậpđạt kết quả tốt hơn [21], [81]

1.1.2 Đặc điểm thi đấu bóng rổ

Theo các tác giả: Portnova (1997) [21, tr 302-322], Brittenham (1996)[64], Krause (1994) [102], Vương Thế An và cộng sự (1996) [1], Tôn Dân Trị(1996) [36] ở những năm cuối thế kỷ 20 bóng rổ đang được phát triển theo 4 xuthế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanhhơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chếtoàn bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạtmục đích thi đấu) và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằmthích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lựctâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thiđấu) Đến ngày nay bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn xác và biến hóahơn; tuy nhiên nó vẫn phát triển theo 04 xu thế tất yếu đó là xu thế tăng tốc, tăng

độ chuẩn xác, tăng về chiều cao và lượng vận động cực hạn

Đặc điểm hoạt động thi đấu bóng rổ [46]:

Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Bóng rổ

là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân Hoạt động bóng rổ đadạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫnbóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng Trong thi đấu bóng rổ,tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục Các VĐV khi thì lấy

7

bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người …Riêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của Mclnnes (1995) [110] đầu tiên đãphân thành 8 loại (Chạy: tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng và dừng nhanh; trượtphòng thủ: tiến về trước, lùi và sang ngang; bật nhảy) và thống kê tỷ lệ thời gianthực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao Theo quan sát, diđộng bước trượt phòng thủ chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2% và bật nhảy chiếm4.6%; ngược lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian thi đấu Tần sốthay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2 giây thì cómột thay đổi) [110] Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đadạng và biến hóa liên tục, VĐV phải hoạt động liên tục với cường độ cao xen kẽ

Trang 16

cường độ thấp và trung bình trong suốt trận đấu Cấu trúc chuyển động cơ thểVĐV thay đổi liên tục ngay trong một khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyểnđổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trượt phòng thủ nhanh– bật

nhảy Trong một trận đấu số lần bật nhảy được VĐV thực hiện thường xuyên

trong mỗi phút nhiều hơn so với các môn thể thao đồng đội khác [49], [129]

Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (giãn cách) với mật độ hoạt động cường độ cao rất lớn: Mặc dù trận đấu bóng rổ kéo dài tới 1:30 giờ nhưng

được chia thành 4 hiệp, ngoài ra mỗi đội được 5 lần hội ý (1 phút/lần) và 22,25

± 11,8 lần dừng ngẫu nhiên khác do bóng ra biên, cầu thủ phạm lỗi, ném phạt,hội ý của trọng tài … Thời gian một lần dừng ngẫu nhiên 25 – 40 giây (Taylor,2003) [137] Theo Taylor (2003) giá trị trung bình hoạt động nỗ lực cường độcao trong một trận đấu là 134,5 ± 32,4 lần, cường độ dưới tối đa là 150,3 ± 40,6lần, một đợt hoạt động cường độ cao kéo dài từ 1,5 tới 35 giây; mật độ giữa hoạtđộng cường độ cao và cường độ dưới tối đa là 1:1,12 Điều này có nghĩa làkhoảng thời gian dài gần 1:30 giờ thi đấu bóng rổ (tính cả thời gian nghỉ và thờigian bóng chết) được chia thành nhiều đoạn ngắn hơn kế tiếp nhau giữa hoạtđộng cường độ cao và cường độ dưới tối đa hay tạm nghỉ [137]

Lượng vận động yêu cầu trong thi đấu bóng rổ

Tần số tim trung bình (TST) trong suốt thời gian bóng sống 169 ± 9lần/phút (chiếm 89 ± 2% giá trị TST tối đa); Thời gian TST đáp ứng cao hơn85% TST tối đa chiếm tới 75% thời gian thi đấu và 95 % TST tối đa chiếm 15 %thời gian đấu [9] Qua đó cho thấy lượng vận động trong thi đấu bóng rổ rất lớn,nên các VĐV cần có khả năng chịu đựng và hệ thống tim mạch tốt

Theo McINNES (1995), cùng với sự ảnh hưởng của cường độ hoạt độngcao, lượng vận động sinh lý rất lớn trong thi đấu bóng rổ còn phụ thuộc vào hoạt

Trang 17

động kỹ năng (sử dụng phần thân trên cơ thể) như cướp bóng bật rổ, chuyềnbóng, ném rổ, động tác tay phòng thủ … và các va chạm vật lý khác như dựa, tỳvào nhau để duy trì hoặc chiếm vị trí thuận lợi gần rổ hơn [110], [9]

Nguồn cung cấp năng lượng trong thi đấu bóng rổ:

Hoạt động thi đấu bóng rổ rất đa dạng, mang tính chất không liên tục vàdiễn ra trong thời gian dài nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấpnăng lượng (biểu đồ 1.1), dựa trên các tài liệu của Brittenham (1996) [64],Hoffman (2002) [96] và Wilkens (1997) [141], William (1997) [142]

Hệ cung cấp năng lượng ATP-CP: cung cấp cho các hoạt động mang tính

chất bột phát cao như ném rổ, bật nhảy, xuất phát nhanh, chạy chuyển hướngquãng ngắn, đột phá, các đợt nỗ lực với cường độ cao trong thời gian ngắn và

trong những giây đầu tiên của 1 đợt nỗ lực với cường độ cao (B)… [17]

Hệ cung cấp năng lượng oxy hoá: cung cấp chính trong thời gian nghỉ (A)

như khi hội ý (1 phút), nghỉ giữa hiệp 1-2 và 3-4 (2 phút), nghỉ giữa hiệp 3-4 (15 phút) và những lần nghỉ ngẫu nhiên khác như bóng ra biên, có cầu thủ phạm lỗi hay được thay thế… [17]

Hệ cung cấp năng lượng đường phân yếm khí: Các đợt hoạt động

9

cường độ cao với thời gian tương đối dài (10 – 180 giây) (C) thì hệ thống

cung cấp năng lượng đường phân yếm khí đóng vai trò chính [17] Hệ cung cấp

năng lượng ưa và yếm khí (kết hợp):

Chủ động: Khi nhịp độ trận đấu không cao (D), cường độ từng đợt nỗ lực

hoạt động chỉ đạt khoảng 85% khả năng tối đa; hoặc khi năng lực thể chất cả hai

đội đều yếu như nhau thì họ đều chủ động giảm nhịp độ trận đấu (D’) [8], [10]

Bị động: Khi một trong hai đội có thể lực tốt hơn chủ động tăng nhịp độtrận đấu và tới một thời điểm nào đó, khả năng cung cấp năng lượng yếm khílactic của đội yếu hơn không đáp ứng nổi, hệ năng lượng oxy hoá sẽ cùng tham

gia đóng góp để duy trì hoạt động cơ bắp (D’’) [11], [18]

Trang 18

10

cấp năng lượng oxy hoá sẽ sớm đóng vai trò chính để đảm bảo năng lượng chohoạt động của cơ bắp Theo tổng kết của Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí(2000) [9], Baechle (2000) [56], Hoffman (2002) [96] qua trên cho thấy hoạtđộng thi đấu bóng rổ yêu cầu 85% năng lượng từ nguồn phosphagel vàgycolysis, 15% từ hệ Glycolysis - Oxy hoá Do đó, để đảm bảo công suất vàhiệu quả làm việc trong từng đợt nỗ lực hoạt động thi đấu (từ đợt nỗ lực đầu tiên

tới đợt nỗ lực cuối cùng) thì VĐV phải cải thiện năng lực yếm khí (C) để duy trì cường độ hoạt động cao đồng thời phải nâng cao khả năng ưa khí (A) để tăng

tốc độ hồi phục giúp cơ thể sung sức trước từng đợt nỗ lực mới

1.1.3 Xu hướng phát triển bóng rổ [57], [115], [105] [136], [85], [70]

Trải qua hơn 150 năm phát triển, bóng rổ ngày nay được phát triển về mọi mặt thể lực, kỹ chiến thuật, tâm lý trên cơ sở khoa học chặt chẽ của công tác nghiên cứu, huấn luyện và đào tạo vận động viên Nó phát triển theo xu thế tốc độ ngày càng nhanh, đua tranh chiếm ưu thế tranh chấp trên không và kỹ thuật ngày càngtoàn diện, khéo léo

Trang 19

Người ta ngày càng nhận thức rõ hơn giá trị và đặc điểm của môn bóng rổ.Thực chất, đó là một môn thể thao thi đấu theo những quy tắc chuyên môn chặtchẽ, thông qua cách thức chủ động tranh đoạt quyền không chế bóng để némđược vào rổ đối phương (cũng như hạn chế đối phương ném bóng vào rổ bênmình), giành được càng nhiều điểm càng tốt để cuối cùng chiến thắng

Có thể nói, bóng rổ hiện đại đã bước lên một đỉnh cao mới Trên cơ sởkhoa học chặt chẽ của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV, trình độ về mọi mặtthể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật đã được nâng lên rõ rệt Nó phát triển theo xu thếtốc độ càng nhanh, đua tranh chiếm ưu thế khống chế về độ cao và kỹ thuật caosiêu càng gay gắt Nói cách khác, bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn vàbiến hóa hơn Nó thể hiện nổi bật cái đẹp và sự hấp dẫn trong những cuộc thiđấu quyết liệt Dưới đây là một số xu thế phát triển:

giới, nhất là đối với những đội nhà nghề ở phương Tây, đã có tỷ số gần tới hoặc

11

trên cả giới hạn 100 điểm Sự chuyển đổi từ công sang thủ và ngược lại rấtnhanh Hơn nữa, tấn công nhanh (TCN) đã trở thành một trong những biện phápchiến thuật tấn công quan trọng và giành được nhiều điểm nhất

Trong giải vô địch bóng rổ lần thứ 9, đội Croatchia (Nam tư cũ) tấn côngnhanh đạt 40.9% tổng số điểm; Tây ban nha - đạt 33.6%; Nga (Liên xô cũ) -27% Đến đại hội Olympic lần thứ 25 và giải vô địch bóng rổ lần thứ 12 thì sốlần tấn công nhanh càng nhiều, mà trong đó phần lớn các đội thường kiếm đượctrên 30% tổng số điểm của mình nhờ tấn công nhanh Tuy vậy, hình thức phátđộng tấn công nhanh hiện nay trên thế giới rất đa dạng Ngoài các cách phátđộng tấn công nhanh bắt đầu từ cướp bóng bật bảng (dưới rổ), cắt được đườngchuyền bóng của đối phương và phát bóng biên ra, các đội hết sức tranh thủ lợidụng mọi thời cơ có thể (dù là nhỏ) để phát động tấn công nhanh Muốn thếVĐV phải di động, thực hiện các kỹ-chiến thuật trong tốc độ càng cao, khônggian càng hẹp với nhịp độ đột biến

Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi trận đấu trong giải vô địch bóng rổcủa Olympic lần thứ 25 Barcelona năm 1992 là 85,2 điểm, Olympic lần thứ 29Bắc Kinh 2008 là 91,7 điểm Trong 68 trận của giải có 29 trận vượt quá 100điểm Tại Olympic tại LonDon năm 2012 đội tuyển bóng rổ nam của Mỹ lập kỷ

Trang 20

lục số điểm ghi được trong một trận thi đấu bóng rổ tại Olympic khi thắng độituyển Nigeria với số điểm 156 – 73, tại vòng tứ kết Mỹ thắng Australia 119 – 86,vòng bán kết Mỹ thắng Argentina 109 – 83 và tại trận chung kết với Tây BanNha đội tuyển Mỹ thắng với số điểm 107 – 100 [149]

Tình hình cũng tương tự với nữ giới Trung bình mỗi trong 6 đội nữ trêntừng trận đấu ở Olympic lần thứ 23 năm 1984 được 63,6 điểm Đến Olympic lầnthứ 25 năm 1992 có 8 đội nữ thì bình quân từng trận là 75,8 điểm Tại Olympictại Rio năm 2016 trong trận chung kết bóng rổ nữ đội tuyển Mỹ thắng đội tuyểnTây Ban Nha với số điểm 101 -72 [149]

Tuy thời gian thi đấu có hạn nhưng điểm của các đội nam và nữ đều tăng lên Như thế có nghĩa phải đánh nhanh và chính xác hơn

12

các VĐV bóng rổ càng tăng Nhìn lại chiều cao trung bình của 2 đội mạnh nhấtthế giới Mỹ, Nga sẽ thấy rõ Chiều cao trung bình của các đội tham dự Olypmpic

1992 Barcelona là lm96; Trong đó đội tuyển Tây Ban Nha có chiều cao trungbình là 199.2cm và đội tuyển Serbian là 199.5 ± 7.4cm Ở Barcelona Cá biệt cónhững vận động viên có chiều cao vuợt trội như Patrick Femerling (Đức) 2ml4,Pau Gasol (TBN) 2ml5 Tại Olypmpic Bắc Kinh 2008 chiều cao Trung bình củacác VĐV bóng rổ là 200cm Nghiên cứu chiều cao trung bình của 16 đội tuyển

vô vòng 16 giải vô địch bóng rổ thế giới năm 2019 cho thấy chiều cao của cácVĐV tương đương với chiều cao của các VĐV đội tuyển bóng rổ nhà nghề Mỹ(NBA) là 200,6cm [145] Brady, Benedict (2017) và Curcic, Dimitrije (2021)[151], [152] thống kê chiều cao của 4.504 VĐV bóng rổ trong 69 mùa giải NBAcho thấy chiều cao trung bình của các VĐV không thấp hơn 198.8cm (6.63 feet)trong 39 mùa giải gần đây Năm 2021 có khoảng 28% VĐV có chiều cao trên210cm (6.9 feet) [136]

Ở Việt Nam chiều cao trung bình của đội tuyển bóng rổ Việt Nam tham dựSeagames 31 năm 2021 tại Việt Nam là 188cm, trong đó VĐV Nguyễn HuỳnhPhú Vinh cao nhất 203cm và 03 VĐV Dư Minh An, Triệu Hán Minh và CoreyCilia thấp nhất 178cm [150]

Tuy VĐV bóng rổ nam nữ ngày càng cao rõ rệt, nhưng lại không chậmchạp Kỹ thuật của họ rất toàn diện và độc đáo, cơ thể cân đối (đặc biệt giữa

Trang 21

chiều cao và thể trọng) Mặt khác, sự tăng độ cao còn thể hiện ở sức bật Do đó

đã mở rộng ưu thế khống chế về không gian, nói riêng là độ cao Nhờ vậy, các

kỹ thuật úp rổ, hất bóng vào rổ (bù rổ), chắn bóng ném vào rổ và cướp bóngdưới rổ càng phát triển mạnh Đáng lưu ý, sự tranh đoạt bóng dưới rổ càng quyếtliệt và hấp dẫn thường có khoảng 5-6 VĐV của hai đội đồng thời chiếm chỗ vàbật nhảy tranh bóng Có lúc thân thể va chạm nhau, làm mất trọng tâm Có VĐV

có thể vươn tay cao hơn vành rổ đến 50-60cm để cướp bóng Còn một số VĐVtương đối thấp hơn lại có các kỹ thuật ném rổ đa dạng và tuyệt hảo Vì sự tranh

13

chấp độ cao là vấn đề sống còn của thi đấu bóng rổ nên nhiều HLV hiện nayquan tâm rất nhiều đến việc “săn lùng” người cao cùng huấn luyện kỹ thuật bậtnhảy và giành khoảng không trong tranh chấp bóng bổng

hiện ở kỹ thuật và hiệu quả ném rổ Trong thi đấu bóng rổ quả ném rổ là cáchghi bàn chính và là một kỹ thuật quan trọng nhất Ngày nay tỷ lệ ném rổ thànhcông không ngừng gia tăng và đây cũng là yếu tố quyết định chiến thắng Độimạnh nào trên thế giới cũng có những VĐV “thần xạ thủ” [77], [94] Có một sốVĐV thường đạt mức ném rổ chuẩn xác hơn 70% trong từng trận Một VĐV Mỹtrong giải vô địch bóng rổ thế giới lần thứ 12 đạt đến 71.3% VĐV Tôn Quâncủa Trung Quốc ném phạt được đến 93.8% Tại Olympic Bắc Kinh 2008, vậnđộng viên Dwayne Wade (Mỹ) đạt 67,1%, Pau Gasol (Tây Ban Nha) 65,3%,Scola (Agentina) 58,8% Hiệu suất ném rổ của đội Mỹ tại Olympic Bắc Kinh

2008 đạt đến 55% [126] Đạt được những tỷ lệ ngày càng cao trong các trận đấungày càng căng thẳng, duới áp lực phòng thủ quyết liệt, biến tốc cao là điềukhông dễ dàng nhưng đó là một xu thế của bóng rổ hiện đại mà tất cả các quốcgia muốn nâng cao thành tích đều phải phấn đấu

Tuy cá biệt có đột xuất như vậy nhưng mức chuẩn xác nói chung của cácđội đều được nâng cao không ngừng Mỗi trận đấu của đội Mỹ trong Olympic lầnthứ 25 trung bình đạt 61% Nga và Croachia trong giải vô địch bóng rổ phân biệt

ở các mức 51% và 55% Đạt được những tỷ lệ ngày càng cao trong các trận thiđấu căng thẳng, bám kèm chặt chẽ, biến tốc cao, kỹ thuật ném rổ không cố địnhthì quả là điều không dễ dàng nhưng đó lại là một xu thế của bóng rổ hiện đại màtất cả các quốc gia đều đang hướng đến [126] Về nữ VĐV nghiên cứu 156 VĐV

Trang 22

về tỷ lệ ghi điểm tại 04 kỳ olympic từ 2004 – 2016 (2016, Rio de Janeiro, n = 38;

2012, London, n = 38; 2008, Beijing, n = 38; 2004, Athens, n = 42) kết quả tỷ lệ

này > 62.243% [104] Số liệu trên cho thấy trong bóng rổ hiện đại tỷ lệ ghi điểmcủa các VĐV các đội tuyển đạt thành tích cao luôn trên 50% và tỷ lệ này

14

càng cao thì thành tích thi đấu của đội càng tốt đây cũng là xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại

Thứ tư là lượng vận động cực hạn [122]

Theo Portnova (1997), lượng vận động trong thi đấu của các VĐV bóng

rổ có đẳng cấp rất lớn Mỗi trận phải di chuyển đột biến, nhanh và biến hóakhoảng 5000 - 7000 mét Trong lúc đó phải bật nhảy khoảng 130 -150 lần; cóđến 120 -150 lần tăng tốc và dừng đột ngột, chuyển hướng; nhịp tim lên tới 180

- 210 lần/phút Sau mỗi trận đấu, thể trọng VĐV sút khoảng 2-5 kg [21] Thể lựcđóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng rổ hiện đại theo nghiên cứu của FortVanmeerhaeghe A và cộng sự [84] trên các nữ VĐV (U 18) trong tất cả các trậnthi đấu bóng rổ chính thức của mùa giải năm 2013 – 2014 cho thấy hiệu suấtném rổ có tương quan chặt đến thể lực của các VĐV

Ngày 8 tháng 5 năm 2000, FIBA đã thông qua luật bóng rổ năm 2000 vớimột số thay đổi thi đấu 4 hiệp, Luật 10 giây còn 8 giây, Luật 30 giây còn 24 giây

và bóng phải chạm vòng rổ mới kết thúc một đợt 24 giây [80] với những thayđổi trên buộc VĐV phải tấn công nhanh hơn và chuyền bóng nhanh hơn do đócác VĐV phải hoạt động với tần suất cao hơn và liên tục chạy nước rút và dichuyển ngang với cường độ cao do đó các VĐV phải nổ lực tối đa trong thi đấu[49], [131] Mặt khác, hiện nay kỹ thuật bóng rổ của nữ cũng có xu hướng namhóa, đặc biệt về mặt tố chất thể lực, tinh thần và kỹ thuật đã đạt đến trình độ khảquan Nói riêng về các kỹ thuật đột nhiên nhảy ném, dẫn bóng đột phá lên rổ, hấttiếp bóng vào rổ, ném úp vào rổ, chắn bóng ném rổ, cướp bóng dưới rổ, sự biếnhóa động tác trên không, khả năng thường xuyên tấn công nhanh, phòng thủkèm người toàn sân hoặc khu vực thì giữa nam và nữ không khác nhau baonhiêu Trong những giải tầm cỡ thế giới trên, các đội dẫn đầu thường đạt mứcxấp xỉ 50%

Do chiều cao, thể lực và kỹ-chiến thuật của các đội nam và nữ khôngngừng biến hóa, cải tiến và toàn diện nên hai mặt công và thủ trong thi đấu ngàycàng cân đối.Tiêu chí chính để đánh giá các đội bóng rổ mạnh trên thế giới

Trang 23

15

chính là sự cân bằng, hài hòa về năng lực tấn công và phòng thủ của toàn đội VĐV nào cũng có kỹ thuật toàn diện, giỏi cả công lẫn thủ Ngoài ra toàn đội

cũng như từng VĐV đều có những lối đánh và kỹ thuật độc đáo riêng Thứ năm

nắm vững và tinh thông kỹ – chiến thuật

Theo Ziv G, Lidor R (2009) trong thi đấu bóng rổ hiện đại hiệu suất ném

rổ tối ưu rất phức tạp vì nó đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng kỹ thuật, chiếnthuật và trình độ thể lực cao [Ziv G, Lidor R Physical attributes, physiologicalcharacteristics, oncourt performances and nutritional strategies of female andmale basketball players Sports Med 2009; 39:547–68] thật vậy một VĐV bóng

rổ hiện đại muốn thi đấu tốt phải có kỹ - chiến thuật hoàn thiện và nền tảng thểlực sung mãn Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằmvận dụng và phát huy kỹ thuật có hiệu quả Vận động viên ưu tú cần có kỹ thuậttoàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả cao trongmọi tình huống (mọi hình thức chiến thuật) Hầu hết các đội đều nắm vững vàtinh thông các loại hình chiến thuật, do đó chiến thuật được sử dụng phổ biếnhiện nay là chiến thuật tổng hợp [111]

* Về chiến thuật tấn công: phát triển theo xu thế tổng hợp các loại chiến

thuật và đấu pháp:

- Tận dụng cơ hội phản công nhanh: khi dành quyền khống chế bóng, đấuthủ phải nghĩ ngay đến việc tấn công nhanh Tấn công nhanh không chỉ là 1 lầnchuyền dài, phản công trong tình huống lấy nhiều đánh ít (pha thứ 1) mà còn lợidụng khi đối phương đã về đủ nhưng chưa kịp tổ chức phòng thủ

- Tấn công dồn dập: các đội rất coi trọng việc chuyển đổi từ thủ sangcông, nhanh chóng triển khai đội hình đưa bóng lên sân trên Khi tấn công nhanhkhông thành công, các đội đều nhanh chóng triển khai, chiếm lĩnh vị trí và tấncông trận địa, tạo mắt xích liên hoàn giữa các đợt tấn công

- Trong ngoài kết hợp: các trung phong cao hoạt động gây áp lực mạnhdưới rổ nhằm thu hút phòng thủ tạo nhiều khoảng trống ở khu vực ngoại vi giúpcác “thần xạ thủ” kết thúc rổ hiệu quả Các trung phong đôi khi kéo ra ngoài

16

nhằm tạo khoảng trống khu vực dưới rổ giúp đồng đội siết nhập kết thúc ở khu

Trang 24

cận rổ Các “thần xạ thủ” cũng luôn gây áp lực từ xa bằng những quả ném 3điểm chuẩn xác nhằm kéo dãn đội hình phòng thủ giúp trung phong có nhiềukhoảng trống dưới rổ hơn

- Liên tục chạy xuyên: các vận động viên liên tục chạy xuyên, đổi cánhgây rối loạn hàng phòng thủ và làm đối phương mắc nhiều sai lầm tạo cơ hội kếtthúc rổ hiệu quả hơn

* Về chiến thuật phòng thủ, theo xu thế nâng cao tính công kích và giành quyền chủ động thi đấu:

- Lấy bóng làm trung tâm, tổ chức “bóng – người – rổ – khu vực” thành 1thể thống nhất khi phòng thủ Luôn gây áp lực lên đấu thủ giữ bóng, tận dụngmọi thời cơ vây ép người có bóng, dâng cao đội hình khống chế khu vực trọngđiểm, chia cắt đội hình đối phương nhằm phá vỡ liên kết và phối hợp tấn công,nhằm cướp bóng và phản công nhanh

- Tăng cường tính tổng hợp: thể hiện qua việc kết hợp các mặt mạnh của 2 chiến thuật phòng thủ cơ bản – 1 kèm 1 và liên phòng

+ Khi phòng thủ liên phòng các đội không chỉ co cụm tạo thế liên hoànngăn cản sự xâm nhập hay tấn công mạnh khu vực dưới rổ của đối phương nữa,

mà tạo áp lực mạnh, 1 kèm 1 ở khu vực có bóng (kể cả việc vây ép – doubleteam)

+ Khi phòng thủ 1 kèm 1, các cầu thủ bên có bóng kèm chặt đối phương, các cầu thủ bên không có bóng lui về hỗ trợ cho đồng đội

- Nâng cao tính biến hoá chiến thuật: hầu hết các đội đều vận dụng nhiềuhình thức chiến thuật trong 1 trận đấu Ví dụ: sân trước tiến hành kèm ngườichặt; giữa sân thì chuyển qua vây ép, khống chế khu vực; sân sau thì kết hợpliên phòng và 1 kèm 1 Chính nhờ áp dụng chiến thuật phòng thủ này, tạiOlimpic lần thứ 21, đội nữ Nhật lần đầu tiên chiếm ngôi á quân thế giới Đặcđiểm chủ yếu là chủ động biến hoá, không cho đối phương kịp thích nghi, tạo áplực tâm lý căng thăng cho đối phương

17

- Tăng cường tính hợp đồng phòng thủ: hoạt động phòng thủ trong bóng

rổ đỉnh cao ngày nay ngoài việc yêu cầu nỗ lực tối đa của các VĐV trong sựphối hợp chuyển đổi các hình thức phòng thủ, bổ sung phòng thủ, hỗ trợ khốngchế khu vực trọng điểm, phối hợp vây ép, phối hợp chia cắt đội hình đối phương

Trang 25

… thì còn đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế và hiểu rõ lẫn nhau đến mức 5 người là 1người (5 become 1) HLV Croachia (Nigeliki) phát biểu: “sự liên hệ, hợp đồngmật thiết với nhau trong phòng thủ sẽ giúp nâng cao năng lực phòng thủ thêm30%”

- Nâng cao tính co duỗi trong phòng thủ: các đội bóng mạnh thường gây

áp lực phòng thủ lên khắp mặt sân nhưng rất nhanh chóng thu gọn đội hình đểphòng thủ trọng điểm khi bị xuyên thủng hay bị đột kích

Chiến thuật thi đấu bóng rổ hiện đại ngày càng đa dạng, phong phú vàđược các nhà nghiên cứu phân tích sâu theo các phần mềm toán học như phântích đa biến của Liu, W (2024) [106], nghiên cứu qua thuật toán Apriori củaNguyen Ngoc Hai (2012) [93], Zhong, X (2018) [147]

Nói tóm lại, theo xu thế phát triển của bóng rổ hiện đại, VĐV càng phảitoàn diện, không chỉ ưu thế trội về điều kiện thân thể, trình độ kỹ-chiến thuật màcòn có phẩm chất ý chí ngoan cường, nhạy bén và thể lực sung mãn mới ổn địnhphát huy cao độ khả năng về kỹ-chiến thuật trong thi đấu đỉnh cao với mật độlớn và gay go Điều này thể hiện rõ trong các đội bóng rổ nhà nghề ở Âu-Mỹ[71], [24]

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUẤN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC TRONG BÓNG RỔ

1.2.1 Thể lực trong bóng rổ [101], [108], [124], [14]

Bóng rổ hiện đại, là môn thể thao của những người khổng lồ, được thể hiện bằng cường độ vận động cao nhưng không liên tục, hành động thi đấu rất căng thẳng đòi hỏi vận động viên phải huy động đến cực hạn các khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh - mạnh tối đa [74]

18

Nhiệm vụ của huấn luyện thể lực là phát triển toàn diện và củng cố sứckhỏe, nâng cao các khả năng chức phận và các tố chất vận động của vận độngviên bóng rổ Đối với môn bóng rổ cũng như đối với các môn thể thao khác, cơ

sở chương trình tiêu chuẩn cơ bản của huấn luyện thể lực là tiêu chuẩn rèn luyệnthân thể

Các nhiệm vụ huấn luyện thể lực bắt nguồn từ những nhiệm vụ chung của

hệ thống giáo dục thể chất Xô Viết và được cụ thể hóa bằng những nét đặc điểmchuyên môn đặc thù của mỗi môn thể thao Huấn luyện thể lực cụ thể của vận

Trang 26

động viên bóng rổ nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:

Nâng cao mức độ phát triển và tăng khả năng chức phận của cơ thể (huấn luyện chức phận)

Huấn luyện các tố chất thể lực (sức mạnh, nhanh, bền, mềm dẻo và khéoléo), cũng như phát triển các tổ hợp năng lực thể chất liên quan với các tố chất

đó để đảm bảo hiệu quả hoạt động thi đấu (sức bật, năng lực tốc độ, sức mạnhcủa các động tác ném, độ khéo và sức bền thi đấu)

Việc giải quyết những nhiệm vụ này được thực hiện trong quá trình huấn luyện thể lực chung và chuyên môn

Huấn luyện thể lực chung đảm bảo sự phát triển toàn diện của vận độngviên bóng rổ và tạo những tiền đề để biểu hiện những tố chất thể lực chuyênmôn có hiệu quả nhất trong môn thể thao đã chọn Nó cần có tính định hướngđặc thù cụ thể là: củng cố các cơ quan và hệ thống của cơ thể vận động viên đápứng với những đòi hỏi của môn bóng rổ, tạo khả năng mang lại hiệu quả tậpluyện từ những bài tập chuẩn bị để thực hiện những phối hợp cơ bản

Huấn luyện thể lực đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành những nănglực vận động của vận động viên bóng rổ và phụ thuộc trực tiếp vào những đặcđiểm kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, vào các chỉ số về lượng vận động thi đấu

và căng thẳng tâm lý Huấn luyện thể lực chuyên môn được thực hiện gắn chặtvới việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo trong bóng rổ có tính toán

Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn liên quan với nhau và bổ sungcho nhau Một mặt, các môn huấn luyện này phụ thuộc vào những đặc điểm củathi đấu, mặt khác các môn đó quyết định những khả năng thực tế về phối hợpcủa vận động viên bóng rổ trong thi đấu Cũng cần nhớ rằng mức độ huấn luyện

Trang 27

thể lực vận động viên cao đúng mức là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch tâm

lý, cụ thể là: tạo lòng tinh trong thi đấu, giúp biểu hiện cao nhất các tố chất vềtâm lý, ý chí trong những điều kiện căng thẳng cực độ

Những khả năng chức phận của vận động viên bóng rổ tạo nên cơ sở đểhuấn luyện thể lực vận động viên - Mức độ phát triển của các khả năng đó đượcthể hiện cụ thể ở năng lực hoạt động thể thao – đó là khả năng của vận độngviên hoàn thành công việc đặc thù giành cho bản thân trong thời gian dài đủ đểnhận được những chuyển biến vững chắc

Năng lực hoạt động biểu hiện trước hết ở hai dạng hòa hợp khác nhau vềbản chất sinh hóa học của mình – đó là hiệu suất ưa khí và yếm khí của cơ thể(tức là trong những điều kiện đảm bảo đủ và không đủ ô xy trong các cơ) Trong

tổ chức huấn luyện ở những giai đoạn riêng lẻ cần tính đến mức độ tác động củacác bài tập đối với những biến đổi chức năng của cơ thể vận động viên

Huấn luyện sức mạnh: Môn bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về

năng lực sức mạnh của vận động viên biểu hiện ở mức độ đáng kể ở độ cao các

cú nhảy, sức nhanh thực hiện các động tác khác nhau, tốc độ di chuyển và có ýnghĩa lớn đối với việc thể hiện sức bền và khéo léo Trong hoạt động thi đấu tố

rổ Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ hơn 70% động tác mang tính chấtsức mạnh - tốc độ Song khi di chuyển lúc đứng phòng thủ, lúc cướp bóng và ởnhiều động tác được gọi là động tác rắn thường đòi hỏi những nỗ lực tĩnh lớn.Bởi vậy việc huấn luyện sức mạnh cho vận động viên cần phải toàn diện và phảiphát triển sức mạnh các cơ theo những chế độ khác nhau

Một biến thể quan trọng của sức mạnh cơ bắp là sức mạnh bột phát phảnánh năng lực biểu hiện sức mạnh đến mức tối đa trong một khoảng thời gian tốithiểu cho những điều kiện của bài tập thể thao hay phối hợp thi đấu chi phối.Vận động viên bóng rổ thực hiện dạng sức mạnh này trong các lần nhảy, đột phá

Trang 28

tấn công nhanh, chuyền bóng xa với sức mạnh lớn [128]

Sức mạnh của cơ bắp đảm bảo hoạt động vận động đa dạng của vận độngviên bóng rổ luôn phụ thuộc vào những đặc điểm sinh - cơ học của động tác(chiều dài các tay đòn bẩy, sự tham gia vào hoạt động của các nhóm cơ lớn) vàvào độ lớn nhưng nỗ lực mà các cơ có liên quan có thể sản sinh ra

Độ lớn các nỗ lực được xác định bởi tiết diện sinh lý của cơ, bởi sự thamgia vào hoạt động của một số lượng nhất định những đơn vị vận động, bởi tần sốcác xung động thần kinh được chuyển đến cơ và bởi mức độ nỗ lực đồng thờicủa tất cả các đơn vị vận động tham gia hoạt động

Việc huấn luyện các năng lực sức mạnh cho vận động viên bóng rổ cần nhằm để:

- Phát triển và duy trì mức độ sức mạnh tuyệt đối của các cơ;

- Biểu hiện nỗ lực tối đa trong thời gian ngắn nhất;

Sau đây là những quy tắc để lựa chọn các bài tập với tạ và những vật nặng khác:

- Để phát triển sức mạnh tốc độ: cần thực hiện với nhịp độ tối đa bài tập tạ

có trọng lượng bằng 45% so với mức độ tối đa, số lần lặp lại từ 8-12 lần; - Để phát triển sức mạnh đơn thuần: cần lặp lại với nhịp độ chậm 4-6 lần bài tập có trọng lượng bằng 70-85% so với mức tối đa; giữa các lần lặp lại là khoảng nghỉ giành cho hồi phục với thời gian ngắn [128]

- Để phát triển sức bền-mạnh: cần lặp lại số lần đến “cực hạn” với nhiệt

độ trung bình bằng bài tập với trọng lượng nhỏ 25-50 lần liền không nghỉ Để phát triển sức mạnh bột phát trong thực tế huấn luyện người ta sử dụng ngày càng nhiều hơn những bài tập sau đây theo chế độ tốc độ cơ động: đẩy tạ, ném

Trang 29

xa bóng nhồi bằng hai chân; co kéo, đẩy hay kéo đồng đội khỏi một khoảng không quy định trên sân; cướp phá bóng từ tay đối phương; các động tác vật tự

do [127]

Một trong những năng lực tổng hợp nhanh-mạnh quan trọng nhất của các vận động viên bóng rổ là sức bật, đó là năng lực bật nhảy cao tối đa khi thực hiện nhảy ném rổ, khi cướp bóng rổ, khi tranh chấp ném rổ, v.v… Những năng lực đặc thù thể hiện sức bật là:

- Sức nhanh và nhảy đúng lúc;

- Thực hiện nhảy tại chỗ hay lấy đà ngắn, chủ yếu là theo phương thẳng đứng;

22

- Thực hiện nhảy với hai tay dơ lên cao;

- Lặp lại nhiều lần nhảy trong những điều kiện thi đấu về sức mạnh (bật nhảy hàng loạt liên tiếp);

- Điều chỉnh cơ thể của mình ở tư thế không chân trụ (lúc toàn thân trên không);

- Tiếp đất chính xác và sẵn sàng thực hiện ngay động tác tiếp theo Những phương tiện cơ bản để phát triển sức bật nhảy ở các vận động viên bóng rổ là các bài tập nhảy cao khác nhau và nhảy xa tại chỗ hay có lấy đà ngắn, nhảy hàngloạt liên tiếp, nhảy qua dụng cụ thể dục, cũng như các bài tập có vật nặng khác nhau

Khi lập kế hoạch cá nhân về huấn luyện sức mạnh cần chú ý rằng tínhchất của hoạt động vận động ở những vận động viên có vị trí khác nhau trongđội cũng quyết định cả trình độ phát triển các năng lực sức mạnh Thí dụ trongcác lần di động ở những người phòng thủ thì sức mạnh của các cơ gập bàn chân

có ý nghĩa rất lớn, còn ở những người tấn công thì sức mạnh tương đối của các

cơ duỗi chân đóng vai trò quan trọng và ở những trung phong thì sức mạnh cơ

cơ động bột phát lại có ý nghĩa nhất Đó là cơ sở để tiến hành tác động có phânbiệt trong hoàn thiện những năng lực sức mạnh của các vận động viên bóng rổ

có vai trò thi đấu khác nhau Ở vận động viên bóng rổ có đẳng cấp cao cần pháttriển sức mạnh trên cơ sở tổ hợp những bài tập sức mạnh có kết hợp sức mạnh

và khéo léo Các bài tập sức mạnh cần phối hợp với các bài tập nhằm tăng độlinh hoạt ở các khớp và hồi phục Những phương pháp cơ bản để giáo dục và

Trang 30

hoàn thiện sức mạnh: nâng lập lại trọng lượng chưa đến “cực hạn” với nỗ lực tối

đa, phương pháp huấn luyện vòng tròn, phương pháp tác động gắn liền, phươngpháp khoảng cách và phương pháp thi đấu

Huấn luyện sức nhanh (tốc độ) [51], [135], [73]

Sức nhanh là năng lực của vận động viên bóng rổ thực hiện động tác trongkhoảng thời gian tối thiểu Thông thường người ta phân biệt hình thức đơn giản

và hình thức tổng hợp biểu hiện sức nhanh Hình thức đơn giản thể hiện bởi:

23

thời gian phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp, thời gian của một chuyển động đơn lẻ và nhịp độ chuyển động [17], [34]

+ Phản ứng đơn giản của vận động viên đó là sự đáp lại bằng một động

tác nhất định đối với tín hiệu đã biết trước, mặc dù xuất hiện bất ngờ (thí dụ,xuất phát trong khi chạy, phá bóng trong nhảy tranh bóng)

+ Phản ứng phức tạp đối với môn bóng rổ là phản ứng đối với đối tượng

chuyển động (như bóng, đồng đội) và phản ứng lựa chọn khi cần phải ngay lậptức chọn trong số các động tác có thể thực hiện lấy một động tác thích hợp nhấtvới tình huống đang xảy ra Các vận động viên có đẳng cấp cao có thể đạt mức

độ phát triển cao về tốc độ phản ứng đơn giản cũng như phản ứng phức tạp nhờphát triển được kỹ năng phán đoán tình huống và tiến hành định hướng khôngchỉ đối với bản thân động tác, mà cả đối với những thao tác chuẩn bị để thựchiện động tác đó

Trong thi đấu thường đòi hỏi thể hiện tổng hợp tất cả các hình thức sứcnhanh, bởi vì các hình thức đó là những yếu tố thành phần của đa số hành vi vậnđộng của vận động viên bóng rổ và được thể hiện ở sức nhanh di chuyển khithực hiện các yếu lĩnh kỹ thuật riêng lẻ có bóng và không bóng và tổng hợp có

và không có bóng Ở sức nhanh thay thế các yếu lĩnh động tác này bằng các yếulĩnh động tác khác Đặc điểm nổi bật về phát triển sức nhanh trong bóng rổ là sựcần thiết phải thể hiện sức nhanh trong các tình huống không ngừng thay đổi,khi có đủ các yếu tố cản phá (sự phản công của đối phương, bị căng thẳng tâm

lý, bị mệt mỏi) Và với toàn bộ tầm quan trọng của phản ứng nhanh, kết quả cuốicùng phụ thuộc vào khả năng nhanh chóng tăng tốc độ (tăng tốc xuất phát) vàđạt tốc độ tối đa, cũng như phụ thuộc vào khả năng duy trì tốc độ này và chốnglại sự mệt mỏi (tốc độ cự ly)

Trang 31

Các năng lực tốc độ là cái nền để xuất hiện các mặt của tốc độ như sứcnhanh thực hiện ném rổ, chuyền và dẫn bóng, tốc độ giải quyết những nhiệm vụchiến thuật Để huấn luyện các phản ứng phức tạp có thể sử dụng những bài tậpđòi hỏi phải phản ứng lại đối tượng di động (bóng, đồng đội) vừa xuất hiện bất

24

ngờ, vừa luôn thay đổi tốc độ chuyển động và phản ứng lại những thay đổi củatình huống thi đấu rất khác nhau Thí dụ quả bóng bật rổ có thể là tín hiệu để bắtđầu chuyển động đột phá tấn công nhanh

Người ta có thể rèn luyện tần số vận động cao khi thực hiện những bài tậpthời gian ngắn (10-20 giây) với nhịp độ tối đa, nhưng có tính toán để vào cuốibài tập, lúc đã xuất hiện mệt mỏi, tốc độ vẫn không giảm xuống

Sức nhanh về gia tốc khi xuất phát và tốc độ theo khoảng cách là nền tảngcủa sức nhanh trong bóng rổ, bởi vì dựa trên cơ sở đó sẽ biểu hiện các mặt kháccủa tố chất thể lực này, thí dụ, sức nhanh chuyền bóng, dẫn bóng và dẫn vòngbóng, thực hiện các yếu lĩnh đột phá tấn công nhanh và phòng thủ toàn sân Cóthể đạt được sự tăng tốc độ di chuyển không chỉ bằng cách tác động vào nhữngkhả năng tốc độ của vận động viên, mà còn bằng cách vừa giáo dục khả năngsuất nhanh, vừa hoàn thiện kỹ thuật động tác

Những phương tiện cơ bản để giáo dục sức nhanh trong bóng rổ là các bàitập tốc độ được thực hiện với tốc độ tối đa và gần tối đa Người ta có thể đưa rahàng loạt các yếu lĩnh phương pháp nhằm phát triển tố chức này:

- Thực hiện các bài tập trong những điều kiện giảm nhẹ hơn (chạy theo đường dốc xuống, sử dụng lực kéo của vật treo);

- Thay đổi luân phiên những bài tập trong điều kiện bình thường và điều kiện tăng khó khăn, thay đổi các vật nặng;

- Chạy theo người dẫn đầu (đồng đội), chạy có lấy đà;

- Hạn chế thời gian thực hiện các bài tập và hạn chế những điều kiện về không gian thực hiện bài tập

Huấn luyện sức bền [14], [88], [138], [139]

Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể để duy trì hiệu quả hoạtđộng vận động trong thời gian kéo dài tối đa Harre (1996) [17], Bompa (1999)[62], Shephard và cs (1992) [134]

Bóng rổ hiện đại có những đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động tập luyện

Trang 32

và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu rất cao, các động tác kỹ thuật được thực hiện

25

với tốc độ lớn trong khi có sự phản công của đối phương, áp dụng các hệ thốngphòng thủ và tấn công tích cực, đột phá tấn công nhanh và phòng thủ kèm ngườitoàn sân Thời kỳ thi đấu kéo dài, cùng sự căng thẳng cao độ của các trận đấugiải và các cuộc thi riêng lẻ đòi hỏi phải phát triển sức bền đến trình độ cao, tức

là phải có khả năng chống lại sự mệt mỏi do thực hiện vận động thi đấu gây ra

Vì vậy, cần phải phát triển sức bền của các vận động viên bóng rổ Vận độngviên bóng rổ có sức bền ổn định sẽ có khả năng duy trì trạng thái sung sức thểthao trong thời gian lâu, có thể biểu hiện tính tích cực vận động không nhữngtrong một trận đấu mà cả suốt thời gian của giải, có thể biểu diễn kỹ thuật mộtcách hiệu quả và ổn định hơn, có thể có tư duy chiến thuật nhanh và có thể đạtkết quả tốt hơn

Sức bền chung cũng như sức bền chuyên môn đều quan trọng đối với vậnđộng viên bóng rổ Cần phát triển chúng hợp lý một cách liên tục tương ứng vớicác giai đoạn huấn luyện quanh năm Trong giai đoạn huấn luyện chung của thời

kỳ chuẩn bị trong chu kỳ năm cần chủ yếu giải quyết các vấn đề về sức bềnchung nhằm tạo điều kiện phát triển tất cả các tố chất thể lực và hình thành cơ sởcần thiết của những khả năng ưa khí Những phương tiện đặc biệt giá trị để hoànthiện các khả năng ưa khí là chạy việt dã, bơi, chèo thuyền, các bài tập mangtính chu kỳ khác nhau được thực hiện với cường độ nhỏ, cường độ vừa, cường

độ thay đổi và với khối lượng tăng từ từ

Tuy nhiên, việc huấn luyện thể lực đều đều trong thời gian dài là rất đơnđiệu và các vận động viên bóng rổ không phải lúc nào cũng thích thú thực hiện.Hình thức huấn luyện tốt hơn cả là chạy thả lỏng - chạy với tốc độ khác nhau ởđịa hình tự nhiên theo khối lượng lớn Việc hoàn thiện sức bền chung được tiếnhành bằng cách sử dụng các phương pháp đồng đều, liên tục, lặp lại và thay đổi

Nhờ các phương pháp trên có thể giải quyết những nhiệm vụ sau:

Nâng cao mức độ tối đa về hấp thụ oxy;

Phát triển khả năng duy trì mức độ đã đạt được;

Tăng sức nhanh sự phát huy quá trình hô hấp đến mức tối đa

26

Đặc điểm của biểu hiện những khả năng chức phận của các vận động viên

Trang 33

bóng rổ trong thi đấu là sự luân phiên giữa các quá trình về ưa khí và yếm khí.Trong thời điểm tích cực vận động ở mức độ cao thì các quá trình yếm khí trởnên tích cực hơn và tích lũy nợ ô xy Công suất của các quá trình ưa khí xácđịnh sức nhanh hồi phục và trả nợ ôxy Bởi vậy mức độ cao của sức bền chung

là cơ sở vững chắc của sức bền chuyên môn Ở các giai đoạn huấn luyện chuyênmôn và ở giai đoạn trước thi đấu tỷ lệ dùng các phương tiện và phương phápphát triển sức bền được thay đổi: tỷ lệ phần chuyên môn tăng lên

Người ta sử dụng những chỉ số về tần số nhịp tim để xác định cường độbài tập Nếu tần số nhịp tim khi thực hiện các bài tập ở giới hạn 150 nhịp/phút

có nghĩa là nhịp tim tương ứng với sự phát triển những khả năng ưa khí, còn ởgiới hạn 165 nhịp/phút có ý nghĩa là nhịp tim tương ứng với sự phát triển nhữngkhả năng ưa khí - yếm khí; nếu tần số nhịp tim tăng cao hơn 180 nhịp/phút làcác bài tập tác động đến những khả năng ưa khí

Các yếu tố hợp thành còn lại của lượng vận động thay đổi phụ thuộc vàophương pháp huấn luyện Những phương pháp chuyên môn để phát triển sứcbền của các vận động viên bóng rổ là phương pháp khoảng cách, thay đổi - lậplại, gắn liền, thi đấu và vòng tròn

Khi đưa vào nội dung huấn luyện các bài tập phát triển sức bền cần phảitính toán sao cho các động tác huấn luyện và tác động thi đấu tương ứng vớinhững khả năng chức phận và trình độ huấn luyện của vận động viên Việc tăngcường lượng vận động chỉ có thể tiến hành khi sử dụng rộng rãi các phương tiệnkích thích các quá trình hồi phục trong cơ thể vận động viên

Để làm được điều này trước hết cần tổ chức hợp lý các buổi tập Ở đây các yếu tố có ý nghĩa quan trọng là:

- Phối hợp đúng vận động với nghỉ ngơi;

- Thay đổi các phương tiện và phương pháp huấn luyện;

- Thực hiện nghỉ ngơi tích cực vào ngày tiếp sau ngày tập luyện với lượng vận động tối đa;

Trang 34

Huấn luyện tố chất khéo léo [73], [69], [133]

Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp vận động phứctạp, cũng như khả năng giải quyết nhanh và chính xác các nhiệm vụ vận độngphức tạp và khả năng điều chỉnh hoạt động vận động tương ứng với tình huốngthay đổi [17], [34]

Khéo léo là một tổ chức tổng hợp, trong đó có sự phối hợp hữu cơ giữabiểu hiện trình độ cao về sức mạnh và sức nhanh với khả năng phối hợp vậnđộng và bảo đảm độ chính xác của các vận động viên đó Người ta phân biệt 3mức độ khéo léo Mức độ thứ nhất là sự chính xác về không gian và khả năngphối hợp vận động nói chung; mức độ thứ hai là sự chính xác về không gian vàkhả năng phối hợp vận động được thực hiện với thời gian eo hẹp; mức độ thứ ba

là sự chính xác về không gian và sự phối hợp vận động được thực hiện với thờigian eo hẹp trong những điều kiện luôn thay đổi Đối với bóng rổ đều có đặcđiểm biểu hiện của cả 3 mức độ, nhưng mức độ thứ ba có tầm quan trọng đặcbiệt, bởi nó giúp cho vận động viên tiếp thu kỹ thuật vận động, giúp sử dụngnhanh và chính xác các kỹ năng và kỹ xảo vận động trong những tình huống thiđấu thay đổi đột ngột, giúp điều chỉnh hợp lý mọi hành động của mình Khéo léođóng vai trò quan trọng nhất khi nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật thể thao Khả

28

năng tiếp thu nhanh chóng và chính xác các động tác mới phụ thuộc vào nguồn

dự trữ các kỹ năng vận động và các khả năng chức phận mà vận động viên đãtích lũy được

Trong quá trình tiếp thu các yếu lĩnh kỹ thuật mới, nguồn dự trữ các yếulĩnh động tác sẽ tạo khả năng liên kết chúng thành những kỹ xảo vận động phứctạp hơn Bởi vậy một trong những phương tiện chủ yếu để phát triển khéo léo làcác bài tập với những yếu tố mới lạ gắn liền với những việc khắc phục khó khăn

Trang 35

về phối hợp động tác Những phương tiện phổ biến nhất để giáo dục tố chấtkhéo léo là các yếu lĩnh động tác của thể dục nhào lộn và thể dục dụng cụ, cácmôn bóng cho phép tăng phạm vi biến dạng các kỹ xảo vận động

Tuy nhiên, khi tính toán đến đặc thù biểu hiện của tố chất khéo léo trongbóng rổ, thì tốt nhất là chọn lựa các bài tập có nội dung và tính chất gần với đặcthù thi đấu Thí dụ để phát triển tố chất khéo léo trong di động, người ta thường

sử dụng rộng rãi các bài tập chuyên môn hóa và thi đấu với những phối hợp tiêubiểu của bóng rổ: sức nhanh phản ứng - tăng tốc khi xuất phát - tốc độ cự ly -thực hiện đồng thời các động tác có bóng và giải quyết những nhiệm vụ chiếnthuật Khi thực hiện các bài tập người ta sử dụng những thủ pháp khác nhau:thay đổi điều kiện xuất phát, giới hạn không gian, cách thức thực hiện các bàitập, phức tạp hóa các bài tập đó bằng những động tác bổ sung, sự chống đối củađối phương, tạo yếu tố bất ngờ … nhờ đó kích thích sự xuất hiện những phốihợp vận động

Để phát triển khéo léo trong các tình huống thi đấu thay đổi nhanh, người

ta thường sử dụng những bài tập khắc phục chướng ngại vật được thực hiện vớinhịp độ nhanh, bài tập nọ kế bài tập kia, thí dụ:

- Nhảy nhào lộn: lộn qua chướng ngại vật, sau khi chạy lấy đà ngắn nhảyqua “cửa sổ”, tiếp theo sau khi dặm vào cầu bật liền nhảy nắm dây leo, leo lêntheo dây thừng đến điểm đánh dấu xác định thì nhảy xuống đúng điểm quy định;bài tập kết thúc bằng chạy biến tốc đến đích;

29

- Bắt đầu từ nằm ngửa 2 tay cầm bóng nhồi, chạy 4 - 5m, nhảy qua barie,sau đó chạy qua cầu thăng bằng, chạy biến tốc 6 - 8m và nhảy lên thang gióng,leo theo thang gióng chạm tay lên tường chở trên thanh cao nhất; bài tập kếtthúc bằng cách nhảy xuống và chạy biến tốc đến đích đã định

Tiến hành các bài tập tương tự dưới dạng thi đấu của hai đội có tính thờigian để vượt vật cản Cần biết rằng các bài tập như vậy đòi hỏi không chỉ cốgắng về thể lực mà căng thẳng thần kinh đáng kể Vì vậy không nên đưa vàomột buổi tập nhiều bài tập như vậy Phương pháp cơ bản sử dụng các bài tập này

là phương pháp thay đổi – lặp lại, phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu

Huấn luyện tố chất mềm dẻo [116], [67], [118]

Khái niệm “mềm dẻo” phản ánh tính chất hình thái - chức năng của cơ

Ngày đăng: 05/08/2024, 08:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w