Nghiên Cứu Một Số Bài Tập Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn Cho Nữ Vận Động Viên Đội Tuyển Bóng Rổ Thành Phố Hồ Chí Minh Nghiên Cứu Một Số Bài Tập Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn Cho Nữ Vận Động Viên Đội Tuyển Bóng Rổ Thành Phố Hồ Chí Minh Nghiên Cứu Một Số Bài Tập Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn Cho Nữ Vận Động Viên Đội Tuyển Bóng Rổ Thành Phố Hồ Chí Minh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH CHÍ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP Hồ Chí Minh, 6/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ MINH CHÍ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành : Giáo dục học
Mã số : 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Quang Vinh
TS Nguyễn Ngọc Hải
TP Hồ Chí Minh, 6/2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Lê Minh Chí
Trang 41.3.4 Cách thức tiến hành biên soạn bài tập TDTT 36
1.4.1 Một số công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan 37 1.4.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan 38
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
Trang 52.2.2 Phương pháp phỏng vấn 44
2.2.6 Phương pháp quan sát sư phạm
2.2.7 Phương pháp toán thống kê
57
58
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI
3.1.1 Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động
3.1.2 Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội
3.2 LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VĐV ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ TP HỒ
CHÍ MINH
89
3.2.1 Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn
cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh 89 3.2.2 Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ
vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh 91
3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CỦA NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI
3.3.2 Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thực nghiệm 105
Trang 6DANH MỤC NHỮNG TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trang 7DANH MỤC KÝ TỰ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN
Trang 863
3.2 Kết quả phỏng vấn các dấu hiệu quan sát thể lực của nữ VĐV đội tuyển
bóng rổ TP Hồ Chí Minh
Sau trang
67
3.3
Tổng hợp kết quả quan sát các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV
đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh trong giải Vô địch bóng rổ quốc
gia năm 2019
Sau trang
68
3.4
Tổng hợp các test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển
Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh theo công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước
Sau trang
70
3.5 So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực
chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh
Sau trang
71 3.6 Hệ số tin cậy của các test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
3.7 Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro – Winki các test đánh giá thể lực
chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP HCM (n = 16) 78 3.8 Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển
bóng rổ TP Hồ Chí Minh
Sau trang
78 3.9 Tổng hợp thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV
3.10 Tổng hợp giới thiệu khách thể so sánh với VĐV đội tuyển bóng rổ nữ
3.11
So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh với
nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh thời điểm năm 2004,
2010 và nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Việt Nam năm 2006
83
3.12 So sánh thể lực giữa nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh với
nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ cấp cao Anh, Úc, SV Mỹ 85 3.13 Bảng điểm các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển
Bóng rổ TP Hồ Chí Minh
Sau trang
85 3.14 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng
Trang 93.15 So sánh kết quả hai lần phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh
Sau trang
95 3.16 So sánh sự khác biệt bài tập phát triển thể lực chuyên môn của nữ VĐV
đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh năm 2019 và năm 2020 99 3.17 Kế hoạch huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ tp Hồ chí minh Năm 2020 Sau
trang
104 3.18 Thống kê thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ VĐV
đội tuyển Bóng rổ TP HCM theo từng thời kỳ huấn luyện 106 3.19
So sánh giá trị trung bình thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua các thời kỳ
huấn luyện
107
3.20 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp 109 3.21
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên
từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ
chuyển tiếp
111
3.22 Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp
Sau trang
112 3.23 Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng
rổ TP Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau thời kỳ chuyển tiếp 113 3.24 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau giai đoạn chuẩn bị chung 115 3.25
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên
từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn
chuẩn bị chung
117
3.26
Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung trang Sau
118
3.27
Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng
rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn bị
chung
119
3.28
Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau giai đoạn chuẩn bị chuyên
môn
121
3.29
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên
từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn
chuẩn bị chuyên môn
123
Trang 103.30
Bảng điểm thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn
124
3.31
Bảng điểm trung bình thể lực chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng
rổ thành phố Hồ Chí Minh theo từng yếu tố sau giai đoạn chuẩn bị
chuyên môn
125
3.32 Sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn của nữ
VĐV đội tuyển bóng Bóng rổ TP HCM sau thời kỳ chuẩn bị 127 3.33
Nhịp tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên môn trên
từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ
chuẩn bị
129
3.34
So sánh nhịp tăng trưởng trung bình thành tích các test đánh giá thể lực
chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua các
thời kỳ huấn luyện
131
3.35
Thống kê tổng điểm trung bình thành tích các test đánh giá thể lực
chuyên môn của nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ TP Hồ Chí Minh qua các
thời kỳ huấn luyện
133
3.36 Tổng hợp các dấu hiệu hoạt động thể lực của nữ VĐV đội tuyển Bóng
rổ TP Hồ Chí Minh tại giải vô địch bóng rổ quốc gia năm 2020
Sau trang
134
3.37 So sánh hoạt động thể lực của VĐV trong các trận thi đấu trước và sau
thực nghiệm
Sau trang
134
Trang 11So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau
thời kỳ chuyển tiếp
110
3.4
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí
Minh sau thời kỳ chuyển tiếp
112
3.5 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ vận động viên đội
tuyển Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau thời kỳ chuyển tiếp 114 3.6
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau
giai đoạn chuẩn bị chung
116
3.7
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ Chí
Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung
118
3.8 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển
Bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chung 120 3.9
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau
giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
122
3.10
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho từng nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Thành phố Hồ Chí
Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn
124
3.11 So sánh tỷ lệ % xếp loại thể lực chuyên môn nữ VĐV đội tuyển
Bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau giai đoạn chuẩn bị chuyên môn 126 3.12
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí Minh sau
3.13
So sánh sự tăng trưởng thành tích các test đánh giá thể lực chuyên
môn cho từng nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ Thành phố Hồ Chí
3.14 So sánh tỷ lệ % đạt các dấu hiệu hoạt động thể lực của VĐV trong
các trận thi đấu trước và sau thực nghiệm 135
Trang 12DANH MỤC HÌNH VẼ
2.2 Cách thực hiện test bật cao tại chỗ (cm) 51
2.6 Di chuyển chuyền bóng tối đa trong 30 giây (điểm) 54
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Phát triển thể dục, thể thao là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người Việt Nam và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên Mục tiêu tổng quát chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền Thể dục Thể thao nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng tuổi thọ của người Việt Nam theo tinh thần vì sự nghiệp dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển [33]
Trên thế giới, Bóng rổ là một trong những môn thể thao hấp dẫn có đông đảo người tham gia tập luyện và xem thi đấu Bóng rổ là môn thể thao được công nhận thi đấu tại Thế vận hội Olympic rất sớm (1936) Bóng rổ cũng là môn thể thao được thi đấu chính thức trong các kỳ Đại hội thể thao Châu Á, Đông Nam Á (Sea Games) Ở Việt Nam có hệ thống thi đấu đa cấp (Hội khỏe Phù Đổng, Vô địch Học sinh toàn quốc, Vô địch SV toàn quốc, giải Trẻ toàn quốc, giải Cúp liên đoàn bóng rổ Việt Nam, giải Vô địch toàn quốc) nhưng trình độ bóng rổ đỉnh cao Việt Nam đến nay còn hạn chế Thành tích 2 đội tuyển quốc gia nam và nữ luôn xếp ở vị trí khiêm tốn trong khu vực
Với một phong trào rộng lớn và bề dày thành tích trong các giải đấu đỉnh cao, TP Hồ Chí Minh đã trở thành “Trung tâm Bóng rổ Việt Nam” đây là nơi có
số người tập luyện bộ môn bóng rổ nhiều nhất trong cả nước (16.692 người) Tổng số các quận, huyện có phong trào bóng rổ lên 19/24 Câu lạc bộ trường học hiện nay có 132 Câu lạc bộ trường học trên toàn thành phố Các đơn vị xây dựng phong trào tập luyện thi đấu cho thanh thiếu niên học sinh khá tốt Xây dựng thành công được hệ thống CLB Trường học và giải Festival truyền thống hàng năm ngày càng thu hút các CLB đến tham dự [23]
Trang 142
Cầu thủ bóng rổ cấp cao ngày nay phải có kỹ chiến thuật toàn diện tâm lý vững vàng và đặc biệt phải có trình độ thể lực sung mãn Thật vậy bóng rổ là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân Hoạt động bóng rổ đa dạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng Tính đa dạng đó của các động tác giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổi chất và tăng cường khả năng hoạt động của tất cả hệ thống trong cơ thể Tập luyện bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo và khả năng phối hợp vận động Mặt khác, do tác động của một số điều luật qui định về thời gian khống chế bóng nên ngoại trừ các tình huống phản công nhanh dẫn đến kết thúc rổ bất ngờ thì các đấu thủ trên sân thường có xu hướng tấn công qua nữa sân đối phương hoặc lui về phòng thủ tích cực ở nữa sân nhà Nhìn chung, mọi hoạt động của 10 đấu thủ trên sân hầu như chỉ diễn ra trên cùng một nữa sân
mà quyết liệt nhất vẫn là từ khu vực lân cận rổ cho đến những khu vực cách vòng 3 điểm khoảng từ 1.00m đến 1.20m Các hành động vận động liên tục nêu trên đòi hỏi người chơi phải có thể lực sung mãn, thuần thục kỹ năng, kỹ xảo động tác và có khả năng nhận xét, đánh giá nhạy bén mọi tình huống xảy ra để lựa chọn hành động đáp trả một cách nhanh chóng và hợp lý nhất Trên sân đấu, mỗi cú nhảy, mỗi đường chuyền, và mỗi nỗ lực phòng ngự đều đòi hỏi một cơ thể mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với áp lực liên tục Thể lực không chỉ là yếu
tố quyết định giữa chiến thắng và thất bại, mà còn là nền tảng cho sự phát triển cá nhân và đội bóng Do đó thể lực đóng vai trò quan trọng và quyết định thành tích thi đấu của môn bóng rổ; có thể lực tốt VĐV sẽ thực hiện tốt các kỹ chiến thuật do huấn luyện viên đề ra hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt hiệu quả cao trong thi đấu
Đội tuyển bóng rổ Nữ TP HCM có kỹ thuật tốt, chiến thuật đa dạng, thi đấu với tốc độ cao và các VĐV rất linh hoạt Tuy nhiên hiện nay trong đội có một số VĐV chủ lực đã lớn tuổi các VĐV trẻ chưa thay thế kịp nên quan sát các
Trang 15VĐV thi đấu các trận đấu căng thẳng thường xuống sức vào giai đoạn cuối trận
Do đó duy trì và nâng cao thể lực cho các VĐV là việc làm quan trọng và cần thiết Thể lực chuyên môn là nhân tố cấp thiết nhất phải duy trì và nâng cao của các nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh để cũng cố và nâng cao thành tích thi đấu trong nước và quốc tế Để nâng cao thể lực chuyên môn cho các nữa VĐV theo lý luận phương pháp huấn luyện hiện đại có nhiều phương pháp huấn luyện trong đó bài tập thể lực là phương tiện vô cùng quan trọng không thể thiếu Thật vậy, huấn luyện thể thao là hình thức cơ bản của đào tạo vận động viên có hệ thống, chủ yếu bằng các phương pháp bài tập Thực chất đây cũng là một quá trình sư phạm được tổ chức chặt chẽ với mục đích là làm cho thành tích thể thao của vận động viên không ngừng vươn lên đỉnh cao [19, tr 157] Việc nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn ở một số môn thể thao đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu Tuy nhiên, đối với môn Bóng rổ nữ tính tới thời điểm này vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn được công bố Vì vậy, kết quả nghiên cứu xây dựng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn là hết sức cần thiết, làm cơ sở khoa học và thực hiện để giúp cho nhà quản lý và huấn luyện viên xác định được thành quả đào tạo, phát hiện những hạn chế cần khắc phục, từ đó đề ra các giải pháp, kế hoạch đào tạo hợp lý nhằm nhanh chóng giúp
nữ bóng rổ TP Hồ Chí Minh tự tin hơn trong thi đấu, nhất là thi đấu quốc tế Do
Trang 164
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh
- Thực trạng một số bài tập phát triển thể lực cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
- Thực trạng thể lực chuyên môn của nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu 2 Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
- Định hướng lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP HCM
- Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
Tổng hợp một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên bóng rổ từ các nguồn tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
Phỏng vấn các huấn luyện viên, chuyên gia, các nhà chuyên môn lựa chọn bài tập
Mục tiêu 3 Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh
- Xây dựng chương trình thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Giả thuyết khoa học
Trong tập luyện và thi đấu môn bóng rổ, thể lực chuyên môn là một nhân
tố vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đến kết quả thi đấu Với những bài tập phù hợp với trình độ, thời kỳ huấn luyện, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của VĐV sẽ phát triển thể lực góp phần nâng cao hiệu quả thi đấu của các nữ VĐV đội tuyển bóng rổ TP Hồ Chí Minh
Trang 17Trận thi đấu bóng rổ bao gồm 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút (không tính thời gian bóng chết) Thời gian nghỉ giữa hiệp 1 – 2 và giữa hiệp 3 – 4 là 2 phút, giữa hiệp 2 –3 là 15 phút Mỗi đội được quyền hội ý hai lần (1 phút/lần) trong hiệp 1 –
2, 3 lần trong hiệp 3 – 4, và một lần trong từng hiệp phụ (mỗi hiệp phụ kéo dài 5 phút) FIBA (2001) [81], [52]
Hiệu quả của các họat động thi đấu gắn liền với các chỉ số phản xạ của cơ quan cảm thụ vận động Hoạt động tổng hợp của các cơ quan phân tích là cơ sở của sự phát triển “cảm giác thời gian”, bởi vì cảm nhận thời gian gắn liền với cảm nhận về không gian Trong thi đấu, VĐV muốn ném được bóng vào rổ cần vượt qua sự cản phá của đối phương và điều này chỉ có thể thực hiện được khi các vận động viên đã có được các động tác kỹ – chiến thuật ổn định, có thể di chuyển nhanh, bất ngờ thay đổi hướng và tốc độ di chuyển Hoạt động của VĐV bóng rổ trong thi đấu không đơn thuần là tổng các động tác tấn công hay phòng thủ riêng biệt mà là tập hợp những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biến dạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạng sức khỏe và trí tuệ của VĐV
Thời gian gần đây cường độ của trận đấu bóng rổ đã tăng lên đáng kể Hoạt động thể lực tích cực trong thời gian thi đấu đòi hỏi sự tiêu hao năng lượng
Trang 186
rất lớn Các hành động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biến dạng các kỹ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạng sức khỏe và trí tuệ của vận động viên
Bản chất của thi đấu sẽ không được xác định đầy đủ nếu không tính đến
sự căng thẳng lớn của hệ thần kinh đối với các vận động viên và sự cần thiết phải nỗ lực ý chí và đạo đức để giành chiến thắng Việc hiểu biết tất cả các mặt thể hiện đặc điểm hoạt động của các vận động viên bóng rổ sẽ giúp cho việc lập
kế hoạch đối với quá trình tập luyện, học tập và thi đấu, đồng thời sẽ giúp cho việc xây dựng cơ sở hoặc mô hình tiêu biểu cho quá trình tập luyện và học tập đạt kết quả tốt hơn [21], [81]
1.1.2 Đặc điểm thi đấu bóng rổ
Theo các tác giả: Portnova (1997) [21, tr 302-322], Brittenham (1996) [64], Krause (1994) [102], Vương Thế An và cộng sự (1996) [1], Tôn Dân Trị (1996) [36] ở những năm cuối thế kỷ 20 bóng rổ đang được phát triển theo 4 xu thế: (1) Ngày càng cao hơn (nhằm chiếm lĩnh không gian); (2) ngày càng nhanh hơn (nhằm tăng cường ghi điểm từ tấn công nhanh và có khả năng khống chế toàn
bộ các vị trí trọng yếu trên sân); (3) ngày càng chuẩn xác hơn (nhằm đạt mục đích thi đấu) và (4) tinh thông kỹ chiến thuật (kỹ thuật điêu luyện nhằm thích ứng với mọi chiến thuật; chiến thuật đa dạng, biến hoá nhằm tăng áp lực tâm lý, không cho đối phương kịp thích nghi nhằm dành thế chủ động trong thi đấu) Đến ngày nay bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn xác và biến hóa hơn; tuy nhiên nó vẫn phát triển theo 04 xu thế tất yếu đó là xu thế tăng tốc, tăng độ chuẩn xác, tăng về chiều cao và lượng vận động cực hạn
Đặc điểm hoạt động thi đấu bóng rổ [46]:
Hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và thay đổi liên tục: Bóng rổ
là môn thể thao tập thể và đối kháng trực tiếp cùng sân Hoạt động bóng rổ đa dạng với nhiều động tác như đi, chạy, nhảy, dừng, quay người, bắt, ném và dẫn bóng được thực hiện trong điều kiện thi đấu đối kháng Trong thi đấu bóng rổ, tiến trình tấn công và phòng thủ được chuyển đổi liên tục Các VĐV khi thì lấy
Trang 19bóng bật bảng, khi thì ném rổ, chuyền bóng, dẫn bóng, đột phá, kèm người … Riêng về hoạt động di chuyển, nghiên cứu của Mclnnes (1995) [110] đầu tiên đã phân thành 8 loại (Chạy: tăng tốc, giảm tốc, chuyển hướng và dừng nhanh; trượt phòng thủ: tiến về trước, lùi và sang ngang; bật nhảy) và thống kê tỷ lệ thời gian thực hiện các hoạt động đó trong thi đấu bóng rổ đỉnh cao Theo quan sát, di động bước trượt phòng thủ chiếm 34,6%; chạy chiếm 31,2% và bật nhảy chiếm 4.6%; ngược lại hoạt động đứng và đi bộ chiếm 29.6% thời gian thi đấu Tần số thay đổi các hoạt động trong thi đấu bóng rổ là 997 ±183 (khoảng 2 giây thì có một thay đổi) [110] Điều này cho thấy các hoạt động trong thi đấu bóng rổ rất đa dạng và biến hóa liên tục, VĐV phải hoạt động liên tục với cường độ cao xen kẽ cường độ thấp và trung bình trong suốt trận đấu Cấu trúc chuyển động cơ thể VĐV thay đổi liên tục ngay trong một khoảng thời gian ngắn đã có nhiều chuyển đổi qua lại giữa các dạng hoạt động, chạy tốc độ – trượt phòng thủ nhanh– bật
nhảy Trong một trận đấu số lần bật nhảy được VĐV thực hiện thường xuyên
trong mỗi phút nhiều hơn so với các môn thể thao đồng đội khác [49], [129]
Thi đấu bóng rổ là hoạt động không liên tục (giãn cách) với mật độ hoạt động cường độ cao rất lớn: Mặc dù trận đấu bóng rổ kéo dài tới 1:30 giờ nhưng
được chia thành 4 hiệp, ngoài ra mỗi đội được 5 lần hội ý (1 phút/lần) và 22,25
11,8 lần dừng ngẫu nhiên khác do bóng ra biên, cầu thủ phạm lỗi, ném phạt, hội ý của trọng tài … Thời gian một lần dừng ngẫu nhiên 25 – 40 giây (Taylor, 2003) [137] Theo Taylor (2003) giá trị trung bình hoạt động nỗ lực cường độ cao trong một trận đấu là 134,5 32,4 lần, cường độ dưới tối đa là 150,3 40,6 lần, một đợt hoạt động cường độ cao kéo dài từ 1,5 tới 35 giây; mật độ giữa hoạt động cường độ cao và cường độ dưới tối đa là 1:1,12 Điều này có nghĩa là
khoảng thời gian dài gần 1:30 giờ thi đấu bóng rổ (tính cả thời gian nghỉ và thời gian bóng chết) được chia thành nhiều đoạn ngắn hơn kế tiếp nhau giữa hoạt
động cường độ cao và cường độ dưới tối đa hay tạm nghỉ [137]
Lượng vận động yêu cầu trong thi đấu bóng rổ
Trang 20Tần số tim trung bình (TST) trong suốt thời gian bóng sống 169 9 lần/phút (chiếm 89 2% giá trị TST tối đa); Thời gian TST đáp ứng cao hơn 85% TST tối đa chiếm tới 75% thời gian thi đấu và 95 % TST tối đa chiếm 15 % thời gian đấu [9] Qua đó cho thấy lượng vận động trong thi đấu bóng rổ rất lớn, nên các VĐV cần có khả năng chịu đựng và hệ thống tim mạch tốt
Theo McINNES (1995), cùng với sự ảnh hưởng của cường độ hoạt động cao, lượng vận động sinh lý rất lớn trong thi đấu bóng rổ còn phụ thuộc vào hoạt động kỹ năng (sử dụng phần thân trên cơ thể) như cướp bóng bật rổ, chuyền bóng, ném rổ, động tác tay phòng thủ … và các va chạm vật lý khác như dựa, tỳ vào nhau để duy trì hoặc chiếm vị trí thuận lợi gần rổ hơn [110], [9]
Nguồn cung cấp năng lượng trong thi đấu bóng rổ:
Hoạt động thi đấu bóng rổ rất đa dạng, mang tính chất không liên tục và diễn ra trong thời gian dài nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung cấp năng lượng (biểu đồ 1.1), dựa trên các tài liệu của Brittenham (1996) [64], Hoffman (2002) [96] và Wilkens (1997) [141], William (1997) [142]
Hệ cung cấp năng lượng ATP-CP: cung cấp cho các hoạt động mang tính
chất bột phát cao như ném rổ, bật nhảy, xuất phát nhanh, chạy chuyển hướng quãng ngắn, đột phá, các đợt nỗ lực với cường độ cao trong thời gian ngắn và
trong những giây đầu tiên của 1 đợt nỗ lực với cường độ cao (B)… [17].
Hệ cung cấp năng lượng oxy hoá: cung cấp chính trong thời gian nghỉ (A)
như khi hội ý (1 phút), nghỉ giữa hiệp 1-2 và 3-4 (2 phút), nghỉ giữa hiệp 3-4 (15 phút) và những lần nghỉ ngẫu nhiên khác như bóng ra biên, có cầu thủ phạm lỗi hay được thay thế… [17]
Hệ cung cấp năng lượng đường phân yếm khí: Các đợt hoạt động
Trang 21cường độ cao với thời gian tương đối dài (10 – 180 giây) (C) thì hệ thống
cung cấp năng lượng đường phân yếm khí đóng vai trò chính [17]
Hệ cung cấp năng lượng ưa và yếm khí (kết hợp):
Chủ động: Khi nhịp độ trận đấu không cao (D), cường độ từng đợt nỗ lực hoạt
động chỉ đạt khoảng 85% khả năng tối đa; hoặc khi năng lực thể chất cả hai đội đều
yếu như nhau thì họ đều chủ động giảm nhịp độ trận đấu (D’) [8], [10]
Bị động: Khi một trong hai đội có thể lực tốt hơn chủ động tăng nhịp độ trận đấu và tới một thời điểm nào đó, khả năng cung cấp năng lượng yếm khí lactic của đội yếu hơn không đáp ứng nổi, hệ năng lượng oxy hoá sẽ cùng tham
gia đóng góp để duy trì hoạt động cơ bắp (D’’) [11], [18]
Qua phân tích trên cho thấy, các hệ thống cung cấp năng lượng đều đóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng rổ Tuy nhiên hệ cung cấp năng lượng ưa khí chỉ cung cấp năng lượng chính trong các quãng nghỉ (giai đoạn hồi phục ngắn) và các hoạt động với cường độ thấp; ngược lại hệ thống cung cấp năng lượng chính trong từng khoảng thời gian hoạt động thi đấu với cường độ cao phụ thuộc vào năng lực yếm khí lactic của mỗi vận động viên, nên VĐV nào khả năng yếm khí tốt thì hệ đường phân yếm khí sẽ đóng góp năng lượng chính trong thời gian dài hơn; VĐV nào năng lực yếm khí lactic kém thì hệ thống cung
Trang 2210
cấp năng lượng oxy hoá sẽ sớm đóng vai trò chính để đảm bảo năng lượng cho hoạt động của cơ bắp Theo tổng kết của Nguyễn Ngọc Cừ, Dương Nghiệp Chí (2000) [9], Baechle (2000) [56], Hoffman (2002) [96] qua trên cho thấy hoạt động thi đấu bóng rổ yêu cầu 85% năng lượng từ nguồn phosphagel và gycolysis, 15% từ hệ Glycolysis - Oxy hoá Do đó, để đảm bảo công suất và hiệu quả làm việc trong từng đợt nỗ lực hoạt động thi đấu (từ đợt nỗ lực đầu tiên
tới đợt nỗ lực cuối cùng) thì VĐV phải cải thiện năng lực yếm khí (C) để duy trì cường độ hoạt động cao đồng thời phải nâng cao khả năng ưa khí (A) để tăng
tốc độ hồi phục giúp cơ thể sung sức trước từng đợt nỗ lực mới
1.1.3 Xu hướng phát triển bóng rổ [57], [115], [105] [136], [85], [70]
Trải qua hơn 150 năm phát triển, bóng rổ ngày nay được phát triển về mọi mặt thể lực, kỹ chiến thuật, tâm lý trên cơ sở khoa học chặt chẽ của công tác nghiên cứu, huấn luyện và đào tạo vận động viên Nó phát triển theo xu thế tốc
độ ngày càng nhanh, đua tranh chiếm ưu thế tranh chấp trên không và kỹ thuật ngày càng toàn diện, khéo léo
Người ta ngày càng nhận thức rõ hơn giá trị và đặc điểm của môn bóng
rổ Thực chất, đó là một môn thể thao thi đấu theo những quy tắc chuyên môn chặt chẽ, thông qua cách thức chủ động tranh đoạt quyền không chế bóng để ném được vào rổ đối phương (cũng như hạn chế đối phương ném bóng vào rổ bên mình), giành được càng nhiều điểm càng tốt để cuối cùng chiến thắng
Có thể nói, bóng rổ hiện đại đã bước lên một đỉnh cao mới Trên cơ sở khoa học chặt chẽ của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV, trình độ về mọi mặt thể lực, tâm lý, kỹ chiến thuật đã được nâng lên rõ rệt Nó phát triển theo xu thế tốc độ càng nhanh, đua tranh chiếm ưu thế khống chế về độ cao và kỹ thuật cao siêu càng gay gắt Nói cách khác, bóng rổ đỉnh cao ngày càng nhanh, chuẩn và biến hóa hơn Nó thể hiện nổi bật cái đẹp và sự hấp dẫn trong những cuộc thi đấu quyết liệt Dưới đây là một số xu thế phát triển:
❖ Xu thế đầu tiên là tăng tốc Nhiều cuộc thi đấu bóng rổ đỉnh cao thế
giới, nhất là đối với những đội nhà nghề ở phương Tây, đã có tỷ số gần tới hoặc
Trang 23trên cả giới hạn 100 điểm Sự chuyển đổi từ công sang thủ và ngược lại rất nhanh Hơn nữa, tấn công nhanh (TCN) đã trở thành một trong những biện pháp chiến thuật tấn công quan trọng và giành được nhiều điểm nhất
Trong giải vô địch bóng rổ lần thứ 9, đội Croatchia (Nam tư cũ) tấn công nhanh đạt 40.9% tổng số điểm; Tây ban nha - đạt 33.6%; Nga (Liên xô cũ) - 27% Đến đại hội Olympic lần thứ 25 và giải vô địch bóng rổ lần thứ 12 thì số lần tấn công nhanh càng nhiều, mà trong đó phần lớn các đội thường kiếm được trên 30% tổng số điểm của mình nhờ tấn công nhanh Tuy vậy, hình thức phát động tấn công nhanh hiện nay trên thế giới rất đa dạng Ngoài các cách phát động tấn công nhanh bắt đầu từ cướp bóng bật bảng (dưới rổ), cắt được đường chuyền bóng của đối phương và phát bóng biên ra, các đội hết sức tranh thủ lợi dụng mọi thời cơ có thể (dù là nhỏ) để phát động tấn công nhanh Muốn thế VĐV phải di động, thực hiện các kỹ-chiến thuật trong tốc độ càng cao, không gian càng hẹp với nhịp độ đột biến
Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi trận đấu trong giải vô địch bóng rổ của Olympic lần thứ 25 Barcelona năm 1992 là 85,2 điểm, Olympic lần thứ 29 Bắc Kinh 2008 là 91,7 điểm Trong 68 trận của giải có 29 trận vượt quá 100 điểm Tại Olympic tại LonDon năm 2012 đội tuyển bóng rổ nam của Mỹ lập kỷ lục số điểm ghi được trong một trận thi đấu bóng rổ tại Olympic khi thắng đội tuyển Nigeria với số điểm 156 – 73, tại vòng tứ kết Mỹ thắng Australia 119 –
86, vòng bán kết Mỹ thắng Argentina 109 – 83 và tại trận chung kết với Tây Ban Nha đội tuyển Mỹ thắng với số điểm 107 – 100 [149]
Tình hình cũng tương tự với nữ giới Trung bình mỗi trong 6 đội nữ trên từng trận đấu ở Olympic lần thứ 23 năm 1984 được 63,6 điểm Đến Olympic lần thứ 25 năm 1992 có 8 đội nữ thì bình quân từng trận là 75,8 điểm Tại Olympic tại Rio năm 2016 trong trận chung kết bóng rổ nữ đội tuyển Mỹ thắng đội tuyển Tây Ban Nha với số điểm 101 -72 [149]
Tuy thời gian thi đấu có hạn nhưng điểm của các đội nam và nữ đều tăng lên Như thế có nghĩa phải đánh nhanh và chính xác hơn
Trang 2412
❖ Thứ hai là xu thế càng cao hơn Có nghĩa chiều cao trung bình của
các VĐV bóng rổ càng tăng Nhìn lại chiều cao trung bình của 2 đội mạnh nhất thế giới Mỹ, Nga sẽ thấy rõ Chiều cao trung bình của các đội tham dự Olypmpic
1992 Barcelona là lm96; Trong đó đội tuyển Tây Ban Nha có chiều cao trung bình là 199.2cm và đội tuyển Serbian là 199.5 ± 7.4cm Ở Barcelona Cá biệt có những vận động viên có chiều cao vuợt trội như Patrick Femerling (Đức) 2ml4, Pau Gasol (TBN) 2ml5 Tại Olypmpic Bắc Kinh 2008 chiều cao Trung bình của các VĐV bóng rổ là 200cm Nghiên cứu chiều cao trung bình của 16 đội tuyển
vô vòng 16 giải vô địch bóng rổ thế giới năm 2019 cho thấy chiều cao của các VĐV tương đương với chiều cao của các VĐV đội tuyển bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) là 200,6cm [145] Brady, Benedict (2017) và Curcic, Dimitrije (2021) [151], [152] thống kê chiều cao của 4.504 VĐV bóng rổ trong 69 mùa giải NBA cho thấy chiều cao trung bình của các VĐV không thấp hơn 198.8cm (6.63 feet) trong 39 mùa giải gần đây Năm 2021 có khoảng 28% VĐV có chiều cao trên 210cm (6.9 feet) [136]
Ở Việt Nam chiều cao trung bình của đội tuyển bóng rổ Việt Nam tham dự Seagames 31 năm 2021 tại Việt Nam là 188cm, trong đó VĐV Nguyễn Huỳnh Phú Vinh cao nhất 203cm và 03 VĐV Dư Minh An, Triệu Hán Minh và Corey Cilia thấp nhất 178cm [150]
Tuy VĐV bóng rổ nam nữ ngày càng cao rõ rệt, nhưng lại không chậm chạp Kỹ thuật của họ rất toàn diện và độc đáo, cơ thể cân đối (đặc biệt giữa chiều cao và thể trọng) Mặt khác, sự tăng độ cao còn thể hiện ở sức bật Do đó
đã mở rộng ưu thế khống chế về không gian, nói riêng là độ cao Nhờ vậy, các
kỹ thuật úp rổ, hất bóng vào rổ (bù rổ), chắn bóng ném vào rổ và cướp bóng dưới rổ càng phát triển mạnh Đáng lưu ý, sự tranh đoạt bóng dưới rổ càng quyết liệt và hấp dẫn thường có khoảng 5-6 VĐV của hai đội đồng thời chiếm chỗ và bật nhảy tranh bóng Có lúc thân thể va chạm nhau, làm mất trọng tâm Có VĐV
có thể vươn tay cao hơn vành rổ đến 50-60cm để cướp bóng Còn một số VĐV tương đối thấp hơn lại có các kỹ thuật ném rổ đa dạng và tuyệt hảo Vì sự tranh
Trang 25chấp độ cao là vấn đề sống còn của thi đấu bóng rổ nên nhiều HLV hiện nay quan tâm rất nhiều đến việc “săn lùng” người cao cùng huấn luyện kỹ thuật bật nhảy và giành khoảng không trong tranh chấp bóng bổng
❖ Thứ ba là xu thế ngày càng chuẩn xác Điều này chủ yếu được thể
hiện ở kỹ thuật và hiệu quả ném rổ Trong thi đấu bóng rổ quả ném rổ là cách ghi bàn chính và là một kỹ thuật quan trọng nhất Ngày nay tỷ lệ ném rổ thành công không ngừng gia tăng và đây cũng là yếu tố quyết định chiến thắng Đội mạnh nào trên thế giới cũng có những VĐV “thần xạ thủ” [77], [94] Có một số VĐV thường đạt mức ném rổ chuẩn xác hơn 70% trong từng trận Một VĐV
Mỹ trong giải vô địch bóng rổ thế giới lần thứ 12 đạt đến 71.3% VĐV Tôn Quân của Trung Quốc ném phạt được đến 93.8% Tại Olympic Bắc Kinh 2008, vận động viên Dwayne Wade (Mỹ) đạt 67,1%, Pau Gasol (Tây Ban Nha) 65,3%, Scola (Agentina) 58,8% Hiệu suất ném rổ của đội Mỹ tại Olympic Bắc Kinh
2008 đạt đến 55% [126] Đạt được những tỷ lệ ngày càng cao trong các trận đấu ngày càng căng thẳng, duới áp lực phòng thủ quyết liệt, biến tốc cao là điều không dễ dàng nhưng đó là một xu thế của bóng rổ hiện đại mà tất cả các quốc gia muốn nâng cao thành tích đều phải phấn đấu
Tuy cá biệt có đột xuất như vậy nhưng mức chuẩn xác nói chung của các đội đều được nâng cao không ngừng Mỗi trận đấu của đội Mỹ trong Olympic lần thứ 25 trung bình đạt 61% Nga và Croachia trong giải vô địch bóng rổ phân biệt
ở các mức 51% và 55% Đạt được những tỷ lệ ngày càng cao trong các trận thi đấu căng thẳng, bám kèm chặt chẽ, biến tốc cao, kỹ thuật ném rổ không cố định thì quả là điều không dễ dàng nhưng đó lại là một xu thế của bóng rổ hiện đại mà tất cả các quốc gia đều đang hướng đến [126] Về nữ VĐV nghiên cứu 156 VĐV
về tỷ lệ ghi điểm tại 04 kỳ olympic từ 2004 – 2016 (2016, Rio de Janeiro, n = 38;
2012, London, n = 38; 2008, Beijing, n = 38; 2004, Athens, n = 42) kết quả tỷ lệ
này > 62.243% [104] Số liệu trên cho thấy trong bóng rổ hiện đại tỷ lệ ghi điểm của các VĐV các đội tuyển đạt thành tích cao luôn trên 50% và tỷ lệ này
Trang 2614
càng cao thì thành tích thi đấu của đội càng tốt đây cũng là xu hướng phát triển của bóng rổ hiện đại
Thứ tư là lượng vận động cực hạn [122]
Theo Portnova (1997), lượng vận động trong thi đấu của các VĐV bóng
rổ có đẳng cấp rất lớn Mỗi trận phải di chuyển đột biến, nhanh và biến hóa khoảng 5000 - 7000 mét Trong lúc đó phải bật nhảy khoảng 130 -150 lần; có đến 120 -150 lần tăng tốc và dừng đột ngột, chuyển hướng; nhịp tim lên tới 180
- 210 lần/phút Sau mỗi trận đấu, thể trọng VĐV sút khoảng 2-5 kg [21] Thể lực đóng vai trò quan trọng trong thi đấu bóng rổ hiện đại theo nghiên cứu của Fort-Vanmeerhaeghe A và cộng sự [84] trên các nữ VĐV (U 18) trong tất cả các trận thi đấu bóng rổ chính thức của mùa giải năm 2013 – 2014 cho thấy hiệu suất ném rổ có tương quan chặt đến thể lực của các VĐV
Ngày 8 tháng 5 năm 2000, FIBA đã thông qua luật bóng rổ năm 2000 với một số thay đổi thi đấu 4 hiệp, Luật 10 giây còn 8 giây, Luật 30 giây còn 24 giây
và bóng phải chạm vòng rổ mới kết thúc một đợt 24 giây [80] với những thay đổi trên buộc VĐV phải tấn công nhanh hơn và chuyền bóng nhanh hơn do đó các VĐV phải hoạt động với tần suất cao hơn và liên tục chạy nước rút và di chuyển ngang với cường độ cao do đó các VĐV phải nổ lực tối đa trong thi đấu [49], [131] Mặt khác, hiện nay kỹ thuật bóng rổ của nữ cũng có xu hướng nam hóa, đặc biệt về mặt tố chất thể lực, tinh thần và kỹ thuật đã đạt đến trình độ khả quan Nói riêng về các kỹ thuật đột nhiên nhảy ném, dẫn bóng đột phá lên rổ, hất tiếp bóng vào rổ, ném úp vào rổ, chắn bóng ném rổ, cướp bóng dưới rổ, sự biến hóa động tác trên không, khả năng thường xuyên tấn công nhanh, phòng thủ kèm người toàn sân hoặc khu vực thì giữa nam và nữ không khác nhau bao nhiêu Trong những giải tầm cỡ thế giới trên, các đội dẫn đầu thường đạt mức xấp xỉ 50%
Do chiều cao, thể lực và kỹ-chiến thuật của các đội nam và nữ không ngừng biến hóa, cải tiến và toàn diện nên hai mặt công và thủ trong thi đấu ngày càng cân đối.Tiêu chí chính để đánh giá các đội bóng rổ mạnh trên thế giới
Trang 27chính là sự cân bằng, hài hòa về năng lực tấn công và phòng thủ của toàn đội VĐV nào cũng có kỹ thuật toàn diện, giỏi cả công lẫn thủ Ngoài ra toàn đội cũng như từng VĐV đều có những lối đánh và kỹ thuật độc đáo riêng
Thứ năm nắm vững và tinh thông kỹ – chiến thuật
Theo Ziv G, Lidor R (2009) trong thi đấu bóng rổ hiện đại hiệu suất ném
rổ tối ưu rất phức tạp vì nó đòi hỏi sự kết hợp giữa khả năng kỹ thuật, chiến thuật và trình độ thể lực cao [Ziv G, Lidor R Physical attributes, physiological characteristics, oncourt performances and nutritional strategies of female and male basketball players Sports Med 2009; 39:547–68] thật vậy một VĐV bóng
rổ hiện đại muốn thi đấu tốt phải có kỹ - chiến thuật hoàn thiện và nền tảng thể lực sung mãn Kỹ thuật là cơ sở của chiến thuật, nhưng chiến thuật phải nhằm vận dụng và phát huy kỹ thuật có hiệu quả Vận động viên ưu tú cần có kỹ thuật toàn diện, điêu luyện và chuẩn xác để có thể thích ứng và đạt hiệu quả cao trong mọi tình huống (mọi hình thức chiến thuật) Hầu hết các đội đều nắm vững và tinh thông các loại hình chiến thuật, do đó chiến thuật được sử dụng phổ biến hiện nay là chiến thuật tổng hợp [111]
* Về chiến thuật tấn công: phát triển theo xu thế tổng hợp các loại chiến
thuật và đấu pháp:
- Tận dụng cơ hội phản công nhanh: khi dành quyền khống chế bóng, đấu thủ phải nghĩ ngay đến việc tấn công nhanh Tấn công nhanh không chỉ là 1 lần chuyền dài, phản công trong tình huống lấy nhiều đánh ít (pha thứ 1) mà còn lợi dụng khi đối phương đã về đủ nhưng chưa kịp tổ chức phòng thủ
- Tấn công dồn dập: các đội rất coi trọng việc chuyển đổi từ thủ sang công, nhanh chóng triển khai đội hình đưa bóng lên sân trên Khi tấn công nhanh không thành công, các đội đều nhanh chóng triển khai, chiếm lĩnh vị trí và tấn công trận địa, tạo mắt xích liên hoàn giữa các đợt tấn công
- Trong ngoài kết hợp: các trung phong cao hoạt động gây áp lực mạnh dưới rổ nhằm thu hút phòng thủ tạo nhiều khoảng trống ở khu vực ngoại vi giúp các “thần xạ thủ” kết thúc rổ hiệu quả Các trung phong đôi khi kéo ra ngoài
Trang 2816
nhằm tạo khoảng trống khu vực dưới rổ giúp đồng đội siết nhập kết thúc ở khu cận rổ Các “thần xạ thủ” cũng luôn gây áp lực từ xa bằng những quả ném 3 điểm chuẩn xác nhằm kéo dãn đội hình phòng thủ giúp trung phong có nhiều khoảng trống dưới rổ hơn
- Liên tục chạy xuyên: các vận động viên liên tục chạy xuyên, đổi cánh gây rối loạn hàng phòng thủ và làm đối phương mắc nhiều sai lầm tạo cơ hội kết thúc rổ hiệu quả hơn
* Về chiến thuật phòng thủ, theo xu thế nâng cao tính công kích và giành quyền chủ động thi đấu:
- Lấy bóng làm trung tâm, tổ chức “bóng – người – rổ – khu vực” thành 1 thể thống nhất khi phòng thủ Luôn gây áp lực lên đấu thủ giữ bóng, tận dụng mọi thời cơ vây ép người có bóng, dâng cao đội hình khống chế khu vực trọng điểm, chia cắt đội hình đối phương nhằm phá vỡ liên kết và phối hợp tấn công, nhằm cướp bóng và phản công nhanh
- Tăng cường tính tổng hợp: thể hiện qua việc kết hợp các mặt mạnh của 2 chiến thuật phòng thủ cơ bản – 1 kèm 1 và liên phòng
+ Khi phòng thủ liên phòng các đội không chỉ co cụm tạo thế liên hoàn ngăn cản sự xâm nhập hay tấn công mạnh khu vực dưới rổ của đối phương nữa,
mà tạo áp lực mạnh, 1 kèm 1 ở khu vực có bóng (kể cả việc vây ép – double team)
+ Khi phòng thủ 1 kèm 1, các cầu thủ bên có bóng kèm chặt đối phương, các cầu thủ bên không có bóng lui về hỗ trợ cho đồng đội
- Nâng cao tính biến hoá chiến thuật: hầu hết các đội đều vận dụng nhiều hình thức chiến thuật trong 1 trận đấu Ví dụ: sân trước tiến hành kèm người chặt; giữa sân thì chuyển qua vây ép, khống chế khu vực; sân sau thì kết hợp liên phòng và 1 kèm 1 Chính nhờ áp dụng chiến thuật phòng thủ này, tại Olimpic lần thứ 21, đội nữ Nhật lần đầu tiên chiếm ngôi á quân thế giới Đặc điểm chủ yếu là chủ động biến hoá, không cho đối phương kịp thích nghi, tạo áp lực tâm lý căng thăng cho đối phương
Trang 29- Tăng cường tính hợp đồng phòng thủ: hoạt động phòng thủ trong bóng
rổ đỉnh cao ngày nay ngoài việc yêu cầu nỗ lực tối đa của các VĐV trong sự phối hợp chuyển đổi các hình thức phòng thủ, bổ sung phòng thủ, hỗ trợ khống chế khu vực trọng điểm, phối hợp vây ép, phối hợp chia cắt đội hình đối phương
… thì còn đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế và hiểu rõ lẫn nhau đến mức 5 người là 1 người (5 become 1) HLV Croachia (Nigeliki) phát biểu: “sự liên hệ, hợp đồng mật thiết với nhau trong phòng thủ sẽ giúp nâng cao năng lực phòng thủ thêm 30%”
- Nâng cao tính co duỗi trong phòng thủ: các đội bóng mạnh thường gây
áp lực phòng thủ lên khắp mặt sân nhưng rất nhanh chóng thu gọn đội hình để phòng thủ trọng điểm khi bị xuyên thủng hay bị đột kích
Chiến thuật thi đấu bóng rổ hiện đại ngày càng đa dạng, phong phú và được các nhà nghiên cứu phân tích sâu theo các phần mềm toán học như phân tích đa biến của Liu, W (2024) [106], nghiên cứu qua thuật toán Apriori của Nguyen Ngoc Hai (2012) [93], Zhong, X (2018) [147]
Nói tóm lại, theo xu thế phát triển của bóng rổ hiện đại, VĐV càng phải toàn diện, không chỉ ưu thế trội về điều kiện thân thể, trình độ kỹ-chiến thuật mà còn có phẩm chất ý chí ngoan cường, nhạy bén và thể lực sung mãn mới ổn định phát huy cao độ khả năng về kỹ-chiến thuật trong thi đấu đỉnh cao với mật độ lớn và gay go Điều này thể hiện rõ trong các đội bóng rổ nhà nghề ở Âu-Mỹ [71], [24]
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUẤN LUYỆN CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC TRONG BÓNG RỔ
1.2.1 Thể lực trong bóng rổ [101], [108], [124], [14]
Bóng rổ hiện đại, là môn thể thao của những người khổng lồ, được thể
hiện bằng cường độ vận động cao nhưng không liên tục, hành động thi đấu rất căng thẳng đòi hỏi vận động viên phải huy động đến cực hạn các khả năng chức phận của cơ thể và các tố chất nhanh - mạnh tối đa [74]
Trang 3018
Nhiệm vụ của huấn luyện thể lực là phát triển toàn diện và củng cố sức khỏe, nâng cao các khả năng chức phận và các tố chất vận động của vận động viên bóng rổ Đối với môn bóng rổ cũng như đối với các môn thể thao khác, cơ
sở chương trình tiêu chuẩn cơ bản của huấn luyện thể lực là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể
Các nhiệm vụ huấn luyện thể lực bắt nguồn từ những nhiệm vụ chung của
hệ thống giáo dục thể chất Xô Viết và được cụ thể hóa bằng những nét đặc điểm chuyên môn đặc thù của mỗi môn thể thao Huấn luyện thể lực cụ thể của vận động viên bóng rổ nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nâng cao mức độ phát triển và tăng khả năng chức phận của cơ thể (huấn luyện chức phận)
Huấn luyện các tố chất thể lực (sức mạnh, nhanh, bền, mềm dẻo và khéo léo), cũng như phát triển các tổ hợp năng lực thể chất liên quan với các tố chất
đó để đảm bảo hiệu quả hoạt động thi đấu (sức bật, năng lực tốc độ, sức mạnh của các động tác ném, độ khéo và sức bền thi đấu)
Việc giải quyết những nhiệm vụ này được thực hiện trong quá trình huấn luyện thể lực chung và chuyên môn
Huấn luyện thể lực chung đảm bảo sự phát triển toàn diện của vận động viên bóng rổ và tạo những tiền đề để biểu hiện những tố chất thể lực chuyên môn có hiệu quả nhất trong môn thể thao đã chọn Nó cần có tính định hướng đặc thù cụ thể là: củng cố các cơ quan và hệ thống của cơ thể vận động viên đáp ứng với những đòi hỏi của môn bóng rổ, tạo khả năng mang lại hiệu quả tập luyện từ những bài tập chuẩn bị để thực hiện những phối hợp cơ bản
Huấn luyện thể lực đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành những năng lực vận động của vận động viên bóng rổ và phụ thuộc trực tiếp vào những đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, vào các chỉ số về lượng vận động thi đấu
và căng thẳng tâm lý Huấn luyện thể lực chuyên môn được thực hiện gắn chặt với việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo trong bóng rổ có tính toán
Trang 31đến các điều kiện và tính chất sử dụng những kỹ xảo đó của người vận động viên trong tình huống thi đấu
Mức độ huấn luyện thể lực không cao của vận động viên bóng rổ hạn chế khả năng tiếp thu vốn kỹ - chiến thuật và hoàn thiện nó Thí dụ, vận động viên bóng rổ phát triển sức bật nhảy chưa tốt thì không thể tiếp thu được kỹ thuật nhảy ném rổ hiện đại và tham gia tranh cướp bóng dưới rổ Một đội có các vận động viên chậm chạp thì không thể áp dụng có hiệu quả đột phá tấn công nhanh, v.v
Huấn luyện thể lực chung và chuyên môn liên quan với nhau và bổ sung cho nhau Một mặt, các môn huấn luyện này phụ thuộc vào những đặc điểm của thi đấu, mặt khác các môn đó quyết định những khả năng thực tế về phối hợp của vận động viên bóng rổ trong thi đấu Cũng cần nhớ rằng mức độ huấn luyện thể lực vận động viên cao đúng mức là yếu tố quan trọng nhất của kế hoạch tâm
lý, cụ thể là: tạo lòng tinh trong thi đấu, giúp biểu hiện cao nhất các tố chất về tâm lý, ý chí trong những điều kiện căng thẳng cực độ
Những khả năng chức phận của vận động viên bóng rổ tạo nên cơ sở để huấn luyện thể lực vận động viên - Mức độ phát triển của các khả năng đó được thể hiện cụ thể ở năng lực hoạt động thể thao – đó là khả năng của vận động viên hoàn thành công việc đặc thù giành cho bản thân trong thời gian dài đủ để nhận được những chuyển biến vững chắc
Năng lực hoạt động biểu hiện trước hết ở hai dạng hòa hợp khác nhau về bản chất sinh hóa học của mình – đó là hiệu suất ưa khí và yếm khí của cơ thể (tức là trong những điều kiện đảm bảo đủ và không đủ ô xy trong các cơ) Trong
tổ chức huấn luyện ở những giai đoạn riêng lẻ cần tính đến mức độ tác động của các bài tập đối với những biến đổi chức năng của cơ thể vận động viên
Huấn luyện sức mạnh: Môn bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về
năng lực sức mạnh của vận động viên biểu hiện ở mức độ đáng kể ở độ cao các
cú nhảy, sức nhanh thực hiện các động tác khác nhau, tốc độ di chuyển và có ý nghĩa lớn đối với việc thể hiện sức bền và khéo léo Trong hoạt động thi đấu tố
Trang 32rổ Theo các tài liệu khoa học, trong bóng rổ hơn 70% động tác mang tính chất sức mạnh - tốc độ Song khi di chuyển lúc đứng phòng thủ, lúc cướp bóng và ở nhiều động tác được gọi là động tác rắn thường đòi hỏi những nỗ lực tĩnh lớn Bởi vậy việc huấn luyện sức mạnh cho vận động viên cần phải toàn diện và phải phát triển sức mạnh các cơ theo những chế độ khác nhau
Một biến thể quan trọng của sức mạnh cơ bắp là sức mạnh bột phát phản ánh năng lực biểu hiện sức mạnh đến mức tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu cho những điều kiện của bài tập thể thao hay phối hợp thi đấu chi phối Vận động viên bóng rổ thực hiện dạng sức mạnh này trong các lần nhảy, đột phá tấn công nhanh, chuyền bóng xa với sức mạnh lớn [128]
Sức mạnh của cơ bắp đảm bảo hoạt động vận động đa dạng của vận động viên bóng rổ luôn phụ thuộc vào những đặc điểm sinh - cơ học của động tác (chiều dài các tay đòn bẩy, sự tham gia vào hoạt động của các nhóm cơ lớn) và vào độ lớn nhưng nỗ lực mà các cơ có liên quan có thể sản sinh ra
Độ lớn các nỗ lực được xác định bởi tiết diện sinh lý của cơ, bởi sự tham gia vào hoạt động của một số lượng nhất định những đơn vị vận động, bởi tần số các xung động thần kinh được chuyển đến cơ và bởi mức độ nỗ lực đồng thời của tất cả các đơn vị vận động tham gia hoạt động
Việc huấn luyện các năng lực sức mạnh cho vận động viên bóng rổ cần nhằm để:
- Phát triển và duy trì mức độ sức mạnh tuyệt đối của các cơ;
- Biểu hiện nỗ lực tối đa trong thời gian ngắn nhất;
Trang 33- Hình thành kỹ năng tập trung sức mạnh vận động vào một bộ phận nhất định của động tác;
- Nâng cao năng lực biểu hiện nỗ lực tối đa vào thời điểm chuyển từ một
số động tác này sang một số động tác khác
Theo ảnh hưởng lên cơ thể, tất cả các bài tập phát triển sức mạnh được chia ra thành các bài tập tổng thể để phát triển đa số các nhóm cơ lớn trên cơ thể vận động viên và các bài tập cục bộ để phát triển các nhóm cơ tham gia thực hiện những động tác cụ thể
Sau đây là những quy tắc để lựa chọn các bài tập với tạ và những vật nặng khác:
- Để phát triển sức mạnh tốc độ: cần thực hiện với nhịp độ tối đa bài tập tạ
có trọng lượng bằng 45% so với mức độ tối đa, số lần lặp lại từ 8-12 lần;
- Để phát triển sức mạnh đơn thuần: cần lặp lại với nhịp độ chậm 4-6 lần bài tập có trọng lượng bằng 70-85% so với mức tối đa; giữa các lần lặp lại là khoảng nghỉ giành cho hồi phục với thời gian ngắn [128]
- Để phát triển sức bền-mạnh: cần lặp lại số lần đến “cực hạn” với nhiệt
độ trung bình bằng bài tập với trọng lượng nhỏ 25-50 lần liền không nghỉ
Để phát triển sức mạnh bột phát trong thực tế huấn luyện người ta sử dụng ngày càng nhiều hơn những bài tập sau đây theo chế độ tốc độ cơ động: đẩy tạ, ném xa bóng nhồi bằng hai chân; co kéo, đẩy hay kéo đồng đội khỏi một khoảng không quy định trên sân; cướp phá bóng từ tay đối phương; các động tác vật tự
do [127]
Một trong những năng lực tổng hợp nhanh-mạnh quan trọng nhất của các vận động viên bóng rổ là sức bật, đó là năng lực bật nhảy cao tối đa khi thực hiện nhảy ném rổ, khi cướp bóng rổ, khi tranh chấp ném rổ, v.v…
Những năng lực đặc thù thể hiện sức bật là:
- Sức nhanh và nhảy đúng lúc;
- Thực hiện nhảy tại chỗ hay lấy đà ngắn, chủ yếu là theo phương thẳng đứng;
Trang 3422
- Thực hiện nhảy với hai tay dơ lên cao;
- Lặp lại nhiều lần nhảy trong những điều kiện thi đấu về sức mạnh (bật nhảy hàng loạt liên tiếp);
- Điều chỉnh cơ thể của mình ở tư thế không chân trụ (lúc toàn thân trên không);
- Tiếp đất chính xác và sẵn sàng thực hiện ngay động tác tiếp theo
Những phương tiện cơ bản để phát triển sức bật nhảy ở các vận động viên bóng rổ là các bài tập nhảy cao khác nhau và nhảy xa tại chỗ hay có lấy đà ngắn, nhảy hàng loạt liên tiếp, nhảy qua dụng cụ thể dục, cũng như các bài tập có vật nặng khác nhau
Khi lập kế hoạch cá nhân về huấn luyện sức mạnh cần chú ý rằng tính chất của hoạt động vận động ở những vận động viên có vị trí khác nhau trong đội cũng quyết định cả trình độ phát triển các năng lực sức mạnh Thí dụ trong các lần di động ở những người phòng thủ thì sức mạnh của các cơ gập bàn chân
có ý nghĩa rất lớn, còn ở những người tấn công thì sức mạnh tương đối của các
cơ duỗi chân đóng vai trò quan trọng và ở những trung phong thì sức mạnh cơ
cơ động bột phát lại có ý nghĩa nhất Đó là cơ sở để tiến hành tác động có phân biệt trong hoàn thiện những năng lực sức mạnh của các vận động viên bóng rổ
có vai trò thi đấu khác nhau Ở vận động viên bóng rổ có đẳng cấp cao cần phát triển sức mạnh trên cơ sở tổ hợp những bài tập sức mạnh có kết hợp sức mạnh
và khéo léo Các bài tập sức mạnh cần phối hợp với các bài tập nhằm tăng độ linh hoạt ở các khớp và hồi phục Những phương pháp cơ bản để giáo dục và hoàn thiện sức mạnh: nâng lập lại trọng lượng chưa đến “cực hạn” với nỗ lực tối
đa, phương pháp huấn luyện vòng tròn, phương pháp tác động gắn liền, phương pháp khoảng cách và phương pháp thi đấu
Huấn luyện sức nhanh (tốc độ) [51], [135], [73]
Sức nhanh là năng lực của vận động viên bóng rổ thực hiện động tác trong khoảng thời gian tối thiểu Thông thường người ta phân biệt hình thức đơn giản
và hình thức tổng hợp biểu hiện sức nhanh Hình thức đơn giản thể hiện bởi:
Trang 35thời gian phản ứng đơn giản và phản ứng phức tạp, thời gian của một chuyển động đơn lẻ và nhịp độ chuyển động [17], [34]
+ Phản ứng đơn giản của vận động viên đó là sự đáp lại bằng một động
tác nhất định đối với tín hiệu đã biết trước, mặc dù xuất hiện bất ngờ (thí dụ, xuất phát trong khi chạy, phá bóng trong nhảy tranh bóng)
+ Phản ứng phức tạp đối với môn bóng rổ là phản ứng đối với đối tượng
chuyển động (như bóng, đồng đội) và phản ứng lựa chọn khi cần phải ngay lập tức chọn trong số các động tác có thể thực hiện lấy một động tác thích hợp nhất với tình huống đang xảy ra Các vận động viên có đẳng cấp cao có thể đạt mức
độ phát triển cao về tốc độ phản ứng đơn giản cũng như phản ứng phức tạp nhờ phát triển được kỹ năng phán đoán tình huống và tiến hành định hướng không chỉ đối với bản thân động tác, mà cả đối với những thao tác chuẩn bị để thực hiện động tác đó
Trong thi đấu thường đòi hỏi thể hiện tổng hợp tất cả các hình thức sức nhanh, bởi vì các hình thức đó là những yếu tố thành phần của đa số hành vi vận động của vận động viên bóng rổ và được thể hiện ở sức nhanh di chuyển khi thực hiện các yếu lĩnh kỹ thuật riêng lẻ có bóng và không bóng và tổng hợp có
và không có bóng Ở sức nhanh thay thế các yếu lĩnh động tác này bằng các yếu lĩnh động tác khác Đặc điểm nổi bật về phát triển sức nhanh trong bóng rổ là sự cần thiết phải thể hiện sức nhanh trong các tình huống không ngừng thay đổi, khi có đủ các yếu tố cản phá (sự phản công của đối phương, bị căng thẳng tâm
lý, bị mệt mỏi) Và với toàn bộ tầm quan trọng của phản ứng nhanh, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào khả năng nhanh chóng tăng tốc độ (tăng tốc xuất phát) và đạt tốc độ tối đa, cũng như phụ thuộc vào khả năng duy trì tốc độ này và chống lại sự mệt mỏi (tốc độ cự ly)
Các năng lực tốc độ là cái nền để xuất hiện các mặt của tốc độ như sức nhanh thực hiện ném rổ, chuyền và dẫn bóng, tốc độ giải quyết những nhiệm vụ chiến thuật Để huấn luyện các phản ứng phức tạp có thể sử dụng những bài tập đòi hỏi phải phản ứng lại đối tượng di động (bóng, đồng đội) vừa xuất hiện bất
Trang 3624
ngờ, vừa luôn thay đổi tốc độ chuyển động và phản ứng lại những thay đổi của tình huống thi đấu rất khác nhau Thí dụ quả bóng bật rổ có thể là tín hiệu để bắt đầu chuyển động đột phá tấn công nhanh
Người ta có thể rèn luyện tần số vận động cao khi thực hiện những bài tập thời gian ngắn (10-20 giây) với nhịp độ tối đa, nhưng có tính toán để vào cuối bài tập, lúc đã xuất hiện mệt mỏi, tốc độ vẫn không giảm xuống
Sức nhanh về gia tốc khi xuất phát và tốc độ theo khoảng cách là nền tảng của sức nhanh trong bóng rổ, bởi vì dựa trên cơ sở đó sẽ biểu hiện các mặt khác của tố chất thể lực này, thí dụ, sức nhanh chuyền bóng, dẫn bóng và dẫn vòng bóng, thực hiện các yếu lĩnh đột phá tấn công nhanh và phòng thủ toàn sân Có thể đạt được sự tăng tốc độ di chuyển không chỉ bằng cách tác động vào những khả năng tốc độ của vận động viên, mà còn bằng cách vừa giáo dục khả năng suất nhanh, vừa hoàn thiện kỹ thuật động tác
Những phương tiện cơ bản để giáo dục sức nhanh trong bóng rổ là các bài tập tốc độ được thực hiện với tốc độ tối đa và gần tối đa Người ta có thể đưa ra hàng loạt các yếu lĩnh phương pháp nhằm phát triển tố chức này:
- Thực hiện các bài tập trong những điều kiện giảm nhẹ hơn (chạy theo đường dốc xuống, sử dụng lực kéo của vật treo);
- Thay đổi luân phiên những bài tập trong điều kiện bình thường và điều kiện tăng khó khăn, thay đổi các vật nặng;
- Chạy theo người dẫn đầu (đồng đội), chạy có lấy đà;
- Hạn chế thời gian thực hiện các bài tập và hạn chế những điều kiện về không gian thực hiện bài tập
Huấn luyện sức bền [14], [88], [138], [139]
Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi của cơ thể để duy trì hiệu quả hoạt động vận động trong thời gian kéo dài tối đa Harre (1996) [17], Bompa (1999)
[62], Shephard và cs (1992) [134]
Bóng rổ hiện đại có những đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động tập luyện
và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu rất cao, các động tác kỹ thuật được thực hiện
Trang 37với tốc độ lớn trong khi có sự phản công của đối phương, áp dụng các hệ thống phòng thủ và tấn công tích cực, đột phá tấn công nhanh và phòng thủ kèm người toàn sân Thời kỳ thi đấu kéo dài, cùng sự căng thẳng cao độ của các trận đấu giải và các cuộc thi riêng lẻ đòi hỏi phải phát triển sức bền đến trình độ cao, tức
là phải có khả năng chống lại sự mệt mỏi do thực hiện vận động thi đấu gây ra
Vì vậy, cần phải phát triển sức bền của các vận động viên bóng rổ Vận động viên bóng rổ có sức bền ổn định sẽ có khả năng duy trì trạng thái sung sức thể thao trong thời gian lâu, có thể biểu hiện tính tích cực vận động không những trong một trận đấu mà cả suốt thời gian của giải, có thể biểu diễn kỹ thuật một cách hiệu quả và ổn định hơn, có thể có tư duy chiến thuật nhanh và có thể đạt kết quả tốt hơn
Sức bền chung cũng như sức bền chuyên môn đều quan trọng đối với vận động viên bóng rổ Cần phát triển chúng hợp lý một cách liên tục tương ứng với các giai đoạn huấn luyện quanh năm Trong giai đoạn huấn luyện chung của thời
kỳ chuẩn bị trong chu kỳ năm cần chủ yếu giải quyết các vấn đề về sức bền chung nhằm tạo điều kiện phát triển tất cả các tố chất thể lực và hình thành cơ sở cần thiết của những khả năng ưa khí Những phương tiện đặc biệt giá trị để hoàn thiện các khả năng ưa khí là chạy việt dã, bơi, chèo thuyền, các bài tập mang tính chu kỳ khác nhau được thực hiện với cường độ nhỏ, cường độ vừa, cường
độ thay đổi và với khối lượng tăng từ từ
Tuy nhiên, việc huấn luyện thể lực đều đều trong thời gian dài là rất đơn điệu và các vận động viên bóng rổ không phải lúc nào cũng thích thú thực hiện Hình thức huấn luyện tốt hơn cả là chạy thả lỏng - chạy với tốc độ khác nhau ở địa hình tự nhiên theo khối lượng lớn Việc hoàn thiện sức bền chung được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp đồng đều, liên tục, lặp lại và thay đổi
Nhờ các phương pháp trên có thể giải quyết những nhiệm vụ sau:
Nâng cao mức độ tối đa về hấp thụ oxy;
Phát triển khả năng duy trì mức độ đã đạt được;
Tăng sức nhanh sự phát huy quá trình hô hấp đến mức tối đa
Trang 3826
Đặc điểm của biểu hiện những khả năng chức phận của các vận động viên bóng rổ trong thi đấu là sự luân phiên giữa các quá trình về ưa khí và yếm khí Trong thời điểm tích cực vận động ở mức độ cao thì các quá trình yếm khí trở nên tích cực hơn và tích lũy nợ ô xy Công suất của các quá trình ưa khí xác định sức nhanh hồi phục và trả nợ ôxy Bởi vậy mức độ cao của sức bền chung
là cơ sở vững chắc của sức bền chuyên môn Ở các giai đoạn huấn luyện chuyên môn và ở giai đoạn trước thi đấu tỷ lệ dùng các phương tiện và phương pháp phát triển sức bền được thay đổi: tỷ lệ phần chuyên môn tăng lên
Người ta sử dụng những chỉ số về tần số nhịp tim để xác định cường độ bài tập Nếu tần số nhịp tim khi thực hiện các bài tập ở giới hạn 150 nhịp/phút
có nghĩa là nhịp tim tương ứng với sự phát triển những khả năng ưa khí, còn ở giới hạn 165 nhịp/phút có ý nghĩa là nhịp tim tương ứng với sự phát triển những khả năng ưa khí - yếm khí; nếu tần số nhịp tim tăng cao hơn 180 nhịp/phút là các bài tập tác động đến những khả năng ưa khí
Các yếu tố hợp thành còn lại của lượng vận động thay đổi phụ thuộc vào phương pháp huấn luyện Những phương pháp chuyên môn để phát triển sức bền của các vận động viên bóng rổ là phương pháp khoảng cách, thay đổi - lập lại, gắn liền, thi đấu và vòng tròn
Khi đưa vào nội dung huấn luyện các bài tập phát triển sức bền cần phải tính toán sao cho các động tác huấn luyện và tác động thi đấu tương ứng với những khả năng chức phận và trình độ huấn luyện của vận động viên Việc tăng cường lượng vận động chỉ có thể tiến hành khi sử dụng rộng rãi các phương tiện kích thích các quá trình hồi phục trong cơ thể vận động viên
Để làm được điều này trước hết cần tổ chức hợp lý các buổi tập Ở đây các yếu tố có ý nghĩa quan trọng là:
- Phối hợp đúng vận động với nghỉ ngơi;
- Thay đổi các phương tiện và phương pháp huấn luyện;
- Thực hiện nghỉ ngơi tích cực vào ngày tiếp sau ngày tập luyện với lượng vận động tối đa;
Trang 39- Thực hiện các bài tập lúc dừng, thực hiện những bài tập cơ bản để nghỉ ngơi tích cực thả lỏng;
- Nghỉ ngơi thụ động trong trạng thái thả lỏng hoàn toàn (tốt nhất là nghỉ trong nước);
Huấn luyện tố chất khéo léo [73], [69], [133]
Khéo léo là khả năng thực hiện những động tác phối hợp vận động phức tạp, cũng như khả năng giải quyết nhanh và chính xác các nhiệm vụ vận động phức tạp và khả năng điều chỉnh hoạt động vận động tương ứng với tình huống thay đổi [17], [34]
Khéo léo là một tổ chức tổng hợp, trong đó có sự phối hợp hữu cơ giữa biểu hiện trình độ cao về sức mạnh và sức nhanh với khả năng phối hợp vận động và bảo đảm độ chính xác của các vận động viên đó Người ta phân biệt 3 mức độ khéo léo Mức độ thứ nhất là sự chính xác về không gian và khả năng phối hợp vận động nói chung; mức độ thứ hai là sự chính xác về không gian và khả năng phối hợp vận động được thực hiện với thời gian eo hẹp; mức độ thứ ba
là sự chính xác về không gian và sự phối hợp vận động được thực hiện với thời gian eo hẹp trong những điều kiện luôn thay đổi Đối với bóng rổ đều có đặc điểm biểu hiện của cả 3 mức độ, nhưng mức độ thứ ba có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó giúp cho vận động viên tiếp thu kỹ thuật vận động, giúp sử dụng nhanh và chính xác các kỹ năng và kỹ xảo vận động trong những tình huống thi đấu thay đổi đột ngột, giúp điều chỉnh hợp lý mọi hành động của mình Khéo léo đóng vai trò quan trọng nhất khi nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật thể thao Khả
Trang 4028
năng tiếp thu nhanh chóng và chính xác các động tác mới phụ thuộc vào nguồn
dự trữ các kỹ năng vận động và các khả năng chức phận mà vận động viên đã tích lũy được
Trong quá trình tiếp thu các yếu lĩnh kỹ thuật mới, nguồn dự trữ các yếu lĩnh động tác sẽ tạo khả năng liên kết chúng thành những kỹ xảo vận động phức tạp hơn Bởi vậy một trong những phương tiện chủ yếu để phát triển khéo léo là các bài tập với những yếu tố mới lạ gắn liền với những việc khắc phục khó khăn
về phối hợp động tác Những phương tiện phổ biến nhất để giáo dục tố chất khéo léo là các yếu lĩnh động tác của thể dục nhào lộn và thể dục dụng cụ, các môn bóng cho phép tăng phạm vi biến dạng các kỹ xảo vận động
Tuy nhiên, khi tính toán đến đặc thù biểu hiện của tố chất khéo léo trong bóng rổ, thì tốt nhất là chọn lựa các bài tập có nội dung và tính chất gần với đặc thù thi đấu Thí dụ để phát triển tố chất khéo léo trong di động, người ta thường
sử dụng rộng rãi các bài tập chuyên môn hóa và thi đấu với những phối hợp tiêu biểu của bóng rổ: sức nhanh phản ứng - tăng tốc khi xuất phát - tốc độ cự ly - thực hiện đồng thời các động tác có bóng và giải quyết những nhiệm vụ chiến thuật Khi thực hiện các bài tập người ta sử dụng những thủ pháp khác nhau: thay đổi điều kiện xuất phát, giới hạn không gian, cách thức thực hiện các bài tập, phức tạp hóa các bài tập đó bằng những động tác bổ sung, sự chống đối của đối phương, tạo yếu tố bất ngờ … nhờ đó kích thích sự xuất hiện những phối hợp vận động
Để phát triển khéo léo trong các tình huống thi đấu thay đổi nhanh, người
ta thường sử dụng những bài tập khắc phục chướng ngại vật được thực hiện với nhịp độ nhanh, bài tập nọ kế bài tập kia, thí dụ:
- Nhảy nhào lộn: lộn qua chướng ngại vật, sau khi chạy lấy đà ngắn nhảy qua “cửa sổ”, tiếp theo sau khi dặm vào cầu bật liền nhảy nắm dây leo, leo lên theo dây thừng đến điểm đánh dấu xác định thì nhảy xuống đúng điểm quy định; bài tập kết thúc bằng chạy biến tốc đến đích;