Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa mạo của huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường phổ thông nhất là các HĐTN góp phần quan trọng trong việc vận dụng lí thu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường phổ thông” là công trình
nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Lành
Các kết quả trình bày trong đề án là trung thực và chưa từng được công
bố Một số kết quả nghiên cứu của các công trình có trước mà tác giả đã tham khảo hoặc kế thừa đều được đề án trích dẫn rõ ràng, chính xác
Tác giả đề án
Vũ Văn Chiến
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề án được hoàn thành tại trường Đại học Quy Nhơn Để có được đề án này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến TS Lê Thị Lành đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và triển khai thực hiện đề án
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn, phòng Đào tạo Sau đại học, đặc biệt là Ban chủ nhiệm và quý thầy cô khoa Khoa học Tự nhiên
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Nguyễn Trãi - Gia Lai đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian tham gia học tập, nghiên cứu
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề án này
Trong qua trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp góp ý để luận án được hoàn chỉnh hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, tháng 12 năm 2023
Tác giả
Vũ Văn Chiến
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Nội dung nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 7
7 Cấu trúc đề án 8
8 Đóng góp của đề án 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1 Tổng quan nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo và trải nghiệm địa lí 9
1.1.1 Trên thế giới 9
1.1.2 Tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu 9
1.2 Một số khái niệm liên quan đến địa chất - địa mạo 11
1.2.1 Tài nguyên địa mạo 11
1.2.2 Di sản địa mạo 11
1.2.3 Về phân loại di sản địa mạo 12
1.2.4 Các tiêu chí xác định di sản địa mạo (giá trị địa mạo tiêu biểu) 12
1.2.5 Các tiêu chí giá trị địa mạo cụ thể 14
1.2.6 Tiêu chí đánh giá di sản địa chất Việt Nam 15
1.3 Hoạt động trải nghiệm địa lí với việc phát triển năng lực học sinh 16
1.3.1 Quan niệm về hoạt động trải nghiệm địa lí 16
1.3.2 Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 17
Trang 51.3.3 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm địa lí 21
1.3.4 Một số hình thức hoạt động trải nghiệm địa lí 21
1.3.5 Quy trình thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 30
2.1 Khái quát huyện KBang 30
2.1.1 Vị trí địa lí: 30
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 32
2.1.3 Đặc điểm dân tộc, dân cư 35
2.2 Đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai 36
2.2.1 Điều kiện cấu trúc địa chất – kiến tạo 36
2.2.2 Nhiều kiểu loại Đá và lịch sử tiến hóa địa chất lâu dài, đa dạng và phức tạp 36
2.2.3 Nhiều dạng địa hình - địa mạo, nhiều cảnh quan kì vĩ 37
2.2.4 Các hoạt động núi lửa trẻ 38
2.2.5 Đặc điểm cổ sinh - địa tầng 44
2.2.6 Đặc điểm địa mạo - tân kiến tạo 45
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỊA LÍ 55
3.1 Định hướng khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo phục vụ DHTN Địa lí 55
3.1.1 Khai thác giá trị khoa học và giáo dục về địa chất 55
3.1.2 Khai thác giá trị kinh tế, văn hóa và thẩm mĩ 57
3.1.3 Khai thác giá trị giáo dục môi trường - giá trị đi kèm 58
3.2 Khả năng khai thác các đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho xây dựng hoạt động trải nghiệm địa lí 59
3.3 Xác định các khu vực có thể phục vụ các hoạt động trải nghiệm địa lí 60
3.3.1 Căn cứ để lựa chọn 60
3.3.2.Các khu vực có thể phục vụ hiệu quả các hoạt động trải nghiệm địa lí 61
3.4 Xây dựng một số hoạt động trải nghiệm địa lí cho học sinh 70
Trang 63.4.1 Khảo sát tình hình dạy học trải nghiệm Địa lí ở thị xã An Khê, tỉnh
Gia Lai 70
3.4.2 Về vai trò, ý nghĩa của DHTN 70
3.4.3 Về hình thức tổ chức DHTN 72
3.4.4 Về kinh nghiệm tổ chức DHTN 73
3.4.5 Về ý kiến đề xuất nhằm tổ chức DHTN đạt hiệu quả 74
3.5 Thiết kế hoạt động dạy học trải nghiệm Địa lí lớp 12 74
3.5.1 Xác định nội dung và hình thức HĐTN Địa lí ở cấp THPT 74
3.5.2 Mẫu giáo án dạy học theo chủ đề 75
3.5.3 Mẫu kế hoạch tổ chức một số hoạt động ngoại khóa địa lí 75
3.6 Thực nghiệm sư phạm 75
3.6.1 Mục đích thực nghiệm 75
3.6.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 76
3.6.3 Nguyên tắc thực nghiệm 76
3.6.4 Nội dung thực nghiệm 77
3.6.5 Tổ chức thực nghiệm 77
3.6.6 Phân tích, đánh giá kết quả 78
3.7 Một số định hướng đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm Địa lí cho học sinh trung học phổ thông 79
3.7.1 Định hướng khai thác nội dung kiến thức địa lí tự nhiên địa phương 79 3.7.2 Định hướng về xây dựng cơ chế thực hiện DHTN, phối hợp tổ chức, bồi dưỡng nhận thức cho HS về DHTN 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
1 Kết quả đạt được và hạn chế của đề tài 85
1.1 Kết quả đạt được của đề tài 85
1.2 Một số hạn chế của đề tài 85
2 Khuyến nghị 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 8HĐ Hoạt động
UNESCO Tổ chức khoa học và văn hóa Liên hợp quốc
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm 19
Bảng 2.1 Một số biểu hiện di sản địa chất – địa mạo tiêu biểu ở khu vực nghiên
cứu 38
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp đề xuất đánh giá, xếp hạng các thác nước trong khu vực nghiên cứu 49
Bảng 3.1 Các điểm khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo cho xây dựng HĐTN
tại thác K50, thác Kon Bông huyện KBang 63
Bảng 3.2 Khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo cho xây dựng HĐTN tại thác
Hang dơi, đập thủy điện An Khê Knak, đồng bằng trước núi xã Tơ tung huyện
KBang 66
Bảng 3.3 Tình hình khảo sát HS và GV tại các trường THPT trên địa bàn thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai 70
Bảng 3.4 Mức độ nhận thức của GV về vai trò của HĐTN và việc tổ chức
HĐTN ở các trường THPT 71
Bảng 3.5 Nhận thức của HS về vai trò HĐTN và HĐTN Địa lí ở trường THPT72
Bảng 3.6 Một số hình thức GV lựa chọn trong DHTN và DHTN Địa lí 73
Bảng 3.7 Nội dung và hình thức HĐTN 75
Bảng 3.8 Kết quả tổ chức HĐNK Địa lí “Rung Chuông Vàng” 77
Bảng 3.9 Mức độ thích thú của HS đối với các hoạt động trải nghiệm trong tiết
học 78
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí 28
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Kbang 31
Hình 2.2 Bản đồ địa chất vùng nghiên cứu [24] 43
Hình 2.3 Bản đồ địa hình huyện KBang 46
Hình 3.1 Bản đồ các tuyến, điểm khảo sát địa chất-địa mạo cho xây dựng HDDTN tại huyện KBang 62
Hình 3.2 Bản đồ định hướng khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ tổ chức HĐTN cho HS THPT 80
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể được phê duyệt tháng 12 năm 2018, ở cấp trung học phổ thông (THPT) hiện nay, Địa lí là môn học độc lập thuộc nhóm các môn học lựa chọn Môn học này giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học Địa lí, đồng thời, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kỹ năng nhằm tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề có liên quan Là môn học mang đến rất nhiều giá trị cả
về học thuật lẫn ứng dụng, tuy nhiên nhiều học sinh vẫn có tư tưởng xem nhẹ, thậm chí thờ ơ với Địa lí Nguyên nhân có thể vì học sinh không nắm được cách học phù hợp, coi Địa lí là môn phụ hoặc do bài giảng trên lớp không đủ thú vị, hấp dẫn nên thiếu động lực khám phá, dẫn tới khó tiếp thu kiến thức, kết quả đạt được không cao
Việc đưa hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) vào trong chương trình GDPT mới sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nội dung giáo dục với thực tiễn đời sống xã hội, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động Học tập qua trải nghiệm giúp phát triển ở người học các năng lực và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, hướng tới mục tiêu mà UNESCO đã xác định: Học để biết, học để làm và học để chung sống Thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thú
vị, phương pháp dạy học trải nghiệm môn Địa lí sẽ giúp việc dạy và học môn Địa lí phát huy tối đa hiệu quả, đặt người học vào vị trí trung tâm và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học
Ở nước ta hiện nay, với mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo”, một trong những yêu cầu cần thiết là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng ta đã đưa ra quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ
về đổi mới căn bản, toàn diện về GDĐT và giải pháp để thực hiện định hướng phát triển giáo dục trong thời đại mới Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với đổi mới GDĐT; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GDĐT theo hướng phát triển PCNL của người học; Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi kiểm tra, đánh giá kết quả
Trang 12GDĐT, đảm bảo trung thực, khách quan [1]
Đổi mới giáo dục nước ta cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của HĐTN, đề cao phương thức dạy học gắn liền với thực tiễn nghiên cứu lãnh thổ Để học sinh yêu thích môn Địa lí, giáo viên cần tìm cách kích thích tính sáng tạo, tự học, tự tìm hiểu ở học trò Đó cũng là lý do khiến môn Địa lí rất phù hợp để triển khai phương pháp dạy học trải nghiệm, tức là không chỉ cung cấp lý thuyết đơn thuần mà còn tạo cơ hội để học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức, ứng dụng những gì đã học vào thực tế cuộc sống thông qua nhiều HĐTN khác nhau
Huyện KBang, tỉnh Gia Lai, là một huyện hội tụ được nhiều giá trị di sản thiên nhiên, đặc biệt là các di sản địa chất So với nhiều huyện trong tỉnh, các giá trị di sản thiên nhiên ở đây có những đặc điểm là khá tập trung, khá điển hình, đa phần còn nguyên vẹn và một số di sản thiên nhiên có giá trị, ý nghĩa quốc tế, không chỉ về khoa học, giáo dục mà còn có thể phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững Huyện KBang tỉnh tỉnh Gia Lai có thể được coi là “xứ sở của các thác nước” Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm địa chất – địa mạo của huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường phổ thông nhất là các HĐTN góp phần quan trọng trong việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó đảm bảo được vấn đề “Học đi đôi với hành”, “Lí thuyết gắn liền với thực tiễn”, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động Học tập qua trải nghiệm giúp phát triển ở người học các năng lực và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại, hướng tới mục tiêu mà UNESCO đã xác định: Học để biết, học để làm và học để chung sống Thông qua nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, phương pháp dạy học trải nghiệm môn Địa lí sẽ giúp việc dạy và học môn Địa lí phát huy tối đa hiệu quả, đặt người học vào vị trí trung tâm và đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường với tư cách là công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học
Đồng thời, với những hiểu biết về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về địa chất - địa mạo của địa phương nói riêng thông qua quá trình khám phá thế giới khách quan, hình thành thế giới quan và nhân sinh quan bản thân, học sinh có thể thấy được sự gắn kết giữa các yếu tố tự nhiên trong môi trường giáo dục với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh
là rất cần thiết Do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường phổ thông” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được đặc điểm địa chất - địa mạo, quá trình hình thành các dạng địa hình đặc trưng của huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ tổ chức dạy học Địa lí ở trường Trung học phổ thông
3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tư liệu, số liệu có liên qua đến đề tài; khảo sát thực địa về lãnh thổ nghiên cứu;
- Tổng quan tài liệu, trong và ngoài nước; nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm địa chất - địa mạo và hoạt động giáo dục trải nghiệm trong dạy học Địa lí
- Phân tích đặc điểm địa chất, đại mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai
- Nghiên cứu, khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho xây dựng một số HĐTN trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh HĐTN trong dạy học môn Địa lí ở trường THPT
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm địa chất - địa mạo và khả năng khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo của huyện KBang tỉnh Gia Lai trong dạy học Địa lí ở trường THPT
Trang 14+ Đề tài xây dựng kế hoạch bài dạy tại trường THPT Nguyễn Trãi thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai vừa khảo sát thực tế tại huyện KBang, tỉnh Gia Lai
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1 Quan điểm nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Với quan điểm hệ thống, chúng ta hướng tới nhìn nhận hệ thống giáo dục một cách tổng thể thay vì chỉ tập trung vào các thành phần riêng lẻ như giáo viên, học sinh, chương trình giảng dạy, phương pháp đánh giá, tài nguyên, cơ sở
hạ tầng, chính sách giáo dục, và môi trường học tập, nhằm hiểu rõ các quá trình phức tạp và tương tác giữa các thành phần để đề xuất những giải pháp hiệu quả
và bền vững trong khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia
Lai phục vụ cho dạy học Địa lí ở trường THPT
5.1.2 Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm đặc trưng, cơ bản của phép biện chứng, yêu cầu khi nghiên cứu phải xem xét đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt đặc điểm địa chất - địa mạo và khả năng khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo của huyện KBang tỉnh Gia Lai là một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - văn hóa - giáo dục và đặc biệt là môi trường Đồng thời đây cũng là quan điểm của địa lí học Vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo cần nghiên cứu đặc điểm của toàn bộ hệ thống tự nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - văn hóa - giáo dục Kết quả phân tích trên làm cơ sở xây dựng các hoạt động trải nghiệm phục vụ cho dạy
học địa lí ở trường THPT
5.1.3 Quan điểm lãnh thổ
Là quan điểm truyền thống của Khoa học Địa lí, bởi mỗi đối tượng địa lí đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các quy luật hoạt động riêng và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó Đồng thời, trong mỗi một lãnh thổ luôn có sự phân hóa nội tại và có mối quan hệ chặt chẽ với những lãnh thổ xung quanh Vận dụng quan điểm lãnh thổ sẽ giúp chúng ta giải quyết một cách cụ thể các vấn đề trong thực tiễn quản lý, khai thác lãnh thổ Do vậy, các nghiên cứu
địa lí đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể
Trang 155.1.4 Quan điểm sinh thái - bền vững
Trong những năm trở lại đây, quan điểm sinh thái và phát triển bền vững được chú ý trong nhiều chương trình, nghiên cứu, giáo dục Các nhà địa lí cũng
đã vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện
tự nhiên cho mục tiêu phát triển bền vững Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo nhằm đề xuất các giải pháp khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai phục vụ cho dạy học Địa
lí ở trường THPT theo hướng phát triển bền vững
5.1.5 Quan điểm liên ngành
Việc nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo nhằm đề xuất các giải pháp khai thác giá trị địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai phục vụ cho dạy học Địa lí ở trường THPT cần hải có sự kết hợp giữa các ngành, chuyên ngành, hoặc lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề hay hiểu một vấn đề từ nhiều góc độ Điều này đòi hỏi những chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác, trao đổi thông tin và kiến thức từ các ngành chuyên sâu khác nhau để đưa ra một cách tiếp cận hoàn hảo hơn và phức tạp hơn đối việc khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo của huyện KBang, tỉnh Gia Lai phục vụ cho dạy học Địa
lí ở trường THPT
5.1.6 Quan điểm tiếp cận năng lực
Việc dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học được xem là chìa khóa để đổi mới giáo dục Để thực hiện đổi mới nội dung này thì giải pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực cần phải xác định chính xác ngưỡng nhận thức năng lực phù hợp của người học Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai nhằm đề xuất các giải pháp khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia
Lai theo hướng phát triển năng lực
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí và phân tích tư liệu, số liệu
Việc thu thập, tổng quan, kế thừa các nguồn tài liệu, tư liệu và những kết quả đã có liên quan đến nội dung, yêu cầu và mục tiêu của đề án, kể cả tiếp cận, cập nhật những thông tin, tài liệu mới ở trong và ngoài nước Các tài liệu được thu
Trang 16thập một cách chọn lọc, hệ thống hóa, phân loại theo nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm: Hệ thống các bản đồ, các số liệu thống kê, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai và các tư liệu điều tra, khảo sát Các dữ liệu trên được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu đề tài đề án
5.2.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hệ thống thông tin địa lí
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt kể từ khi bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc đề án Ngay từ khi bắt đầu thực hiện đề án, bản đồ đã được
sử dụng vẽ ra các tuyến thực địa, chọn điểm khảo sát Khi nghiên cứu về đặc điểm địa chất - địa mạo ở khu vực nghiên cứu, bản đồ tiếp tục được sử dụng kết hợp với các biểu đồ thu thập được để thấy được hiện trạng của vấn đề nghiên cứu Cuối cùng, phần kết quả của đề tài, các số liệu sau khi xử lí được biểu diễn bằng các bản đồ kết quả với sự hỗ trợ của GIS để thể hiện phân hóa không gian của đặc điểm địa chất - địa mạo nhằm tăng tính trực quan cho kết quả nghiên cứu và làm cơ sở định hướng và đề xuất biện pháp khai thác các đặc điểm địa
chất - địa mạo phục vụ cho hoạt động dạy học Địa lí ở trường THPT
5.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Điều tra, khảo sát thực địa là một phương pháp truyền thống không thể thiếu được trong nghiên cứu địa lí Đối với đề án, việc nghiên cứu thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu, tìm hiểu thực tế địa bàn, kiểm tra, đối chiếu tư liệu và một số kết quả nghiên cứu của đề tài Đồng thời, khảo sát thực tế địa phương cũng là cơ sở để lựa chọn các địa điểm xây dựng các HĐTN địa lí cho học sinh Trong gian đoạn thực hiện đề tài, học viên đã thực hiện hai đợt khảo sát theo dạng điểm, dạng tuyến Cụ thể như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 01/02/2021 đến 02/02/2023, học viên đã khảo sát thác K50 Khu bảo tồn Kon Chư Răng cùng với lớp Cao học Địa lí tự nhiên K24B của trường Đại học Quy Nhơn dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giảng viên khoa Khoa học tự nhiên nhằm thu thập tư liệu, tìm hiểu thực tế địa bàn trên cơ sở lựa chọn, xây dựng các HĐTN địa lí cho HS
- Đợt 2: Ngày 22/07/2023, học viên đã khảo sát thác Hang Dơi, thác Kon Bông, lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đăkrong
Trang 17- Đợt 3: Ngày 25/07/2023, Đập thủy điện An Khê Knak, khu vực đồng bằng trước núi xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai nhằm thu thập tư liệu và tìm hiểu thực tế địa bàn trên cơ sở lựa chọn các địa điểm xây dựng các HĐTN địa lí cho HS
Với những áp lực về công việc, ảnh hưởng của thời tiết và thời gian làm
đề án ngắn nên việc tìm hiểu, thu thập số liệu, tư liệu về địa bàn nghiên cứu còn gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, trong quá trình khảo sát thực địa, học viên đã kết hợp với các đồng nghiệp, thầy cô và học sinh, nhằm giúp cho đề tài được thực hiện một cách tốt nhất
5.2.4 Phương pháp bay chụp Flycam
Phương pháp bay chụp bằng Flycam thu thập dữ liệu bề mặt của cảnh quan, quy mô một số thác nước và địa điểm nghiên cứu
5.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm sư phạm (Experimental Pedagogy) là một phương pháp giảng dạy dựa trên việc thực hiện các thử nghiệm và nghiên cứu khoa học để đánh giá và cải tiến quá trình giảng dạy và học tập Phương pháp này tập trung vào việc áp dụng các nguyên lý và kỹ thuật nghiên cứu khoa học vào lĩnh vực sư phạm để có được các kết quả chính xác và đáng tin cậy về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy và các yếu tố khác trong việc khai thác các đặc điểm địa chất - địa mạo của huyện KBang, tỉnh Gia Lai phục vụ cho dạy học Địa lí ở trường THPT
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án
Trang 187 Cấu trúc đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề án được kết cấu trong
03 chương với các bảng số liệu và hình ảnh minh họa:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường THPT
Chương 2 Đặc điểm tự nhiên và giá trị địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai
Chương 3 Khai thác đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường THPT
8 Đóng góp của đề án
- Về lí luận: Tổng quan, hệ thống hóa góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường THPT
- Về thực tiễn:
+ Xác thực đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục
vụ dạy học Địa lí ở trường THPT, góp phần phát triển giáo dục và phát triển KT
- XH nói chung và ngành du lịch nói riêng của huyện KBang
+ Cung cấp 01 mẫu giáo án và 02 kế hoạch HĐTN về đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học Địa lí ở trường THPT Từ
đó, có thể hỗ trợ, giúp cho GV Địa lí THPT sử dụng, vận dụng thực hiện đổi mới quá trình dạy học, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực người học đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí ở trường THPT
+ Giúp HS yêu thích và học tập tốt môn Địa lí trong nhà trường THPT
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo và trải nghiệm địa lí
1.1.1 Trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu địa chất và địa mạo trên thế giới là một hành trình phức tạp và hấp dẫn, kéo dài hàng nghìn năm Các nghiên cứu này không chỉ cung cấp thông tin quý báu về hành tinh chúng ta mà còn giúp chúng ta dự đoán
và ứng phó với các thách thức địa chất và môi trường trong tương lai Trong đó Địa lí học là một trong những môn khoa học nghiên cứu về địa mạo và tương tác giữa con người và môi trường Địa lí, cung cấp cơ sở cho nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm địa chất học, thủy văn học, địa kỹ thuật, và nhiều lĩnh vực khác trong đó có phục vụ cho hoạt động dạy học Địa lí Các công trình nghiên cứu này không chỉ giúp giáo viên, học sinh và sinh viên hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh mình mà còn thúc đẩy sự phát triển của giáo dục địa lí và giúp họ áp dụng kiến thức này vào thực tế nhằm khai thác tốt hơn điều kiện tự nhiên của địa phương đề phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng
Do đó, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên phục vụ tổ chức dạy học địa lí nhất
là các HĐTN Địa lí ở trường phổ thông ngày càng trở thành một xu hướng phổ biến với nhiều nội dung hoạt động và cách thức tổ chức Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu hình thức tổ chức DHTN chủ yếu là dã ngoại, ngoại khóa Sau đó được hầu hết các nước phát triển quan tâm, nhất là các nước tiếp cận GDPT theo hướng phát triển năng lực, chú ý giáo dục nhân văn, giáo dục sáng tạo, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống,… như Anh, Singapore, Nhật, Hàn, Quốc, Đức…
1.1.2 Tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa chất - địa mạo phục vụ cho phát triển kinh tế đã được nhiều tác giả tiến hành ở nhiều mức độ và phạm vi và mục đích khác khác nhau (đánh giá, phân tích tổng hợp hoặc nghiên cứu cho toàn lãnh thổ, hoặc từng khu vực): Địa lí tự nhiên Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục 1978) - Vũ Tự Lập, Địa chất và Tài nguyên Việt Nam (NXB Khoa học Tự nhiên 2009) - Trần Văn Trị, Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí (NXB Thế giới 1998) - Lê Bá Thảo trong đó nghiên cứu tổng hợp ĐKTN phục vụ phát triển
Trang 20nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp được chú trọng nhiều hơn cả Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên phục vụ cho việc dạy học cũng là phục vụ phát triển KT - XH của đất nước, vì vậy cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo, tuy nhiên các nghiên cứu trong lĩnh vực là những công trình nghiên cứu mang tính cơ bản, phân tích những đặc điểm địa lí tự nhiên của địa phương như: Tài liệu giáo dục địa phương 10, 11; Nguyễn Đức Vũ (2017),
Tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học môn Địa lí, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT tỉnh Kon Tum; Nguyễn Hữu Xuân, Phan Thái Lê (2010), Giáo trình Địa lí tự nhiên đại cương, Khoa Địa lí Trường Đại học Quy Nhơn; Trần Ngô Thị
Bé Linh (2019), Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai phục vụ xây dựng hoạt động trải nghiệm trong dạy học Địa lí, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quy Nhơn, tại Trường Đại học Quy Nhơn cũng đã có một số công bố khoa học về HĐTN như: Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục, hoạtđộng ngoại khóa Địa lí cho học sinh, sinh viên tại Quy Nhơn của tác giả Nguyễn Hữu Xuân [2]; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Địa lí; dạy học trải nghiệm môn địa lí lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực của tác giả Lê Thị Lành [3], [4] và một số luận văn cao học chuyên ngành Địa lí tự nhiên: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên Dải ven biển Bình Định phục vụ tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa Địa lí cho học sinh phổ thông của Lục Triệu Diệu Hương [5];
Một số công trình nghiên cứu về địa chất - địa mạo phục vụ cho phát triển
dụ lịch, địa chất học của các tác giả Nguyễn Hữu Xuân, Nguyễn Trọng Đợi Trường Đại học Quy Nhơn Nghiên cứu di sản địa chất gành đá đĩa tỉnh Phú Yên cho phát triển du lịch địa chất; Nguyễn Hữu Xuân Trường Đại học Quy Nhơn Nghiên cứu di sản địa chất - địa mạo Bazan; Uông Đình Khanh- Viện Địa lí, Nguyễn Thanh Tuấn - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Bùi Quang Dũng- Viện Địa Lí, Chu Anh Dũng - Viện Địa lí Giá trị tài nguyên di sản địa mạo núi lửa cao nguyên Pleiku và khu vực lân cận tỉnh Gia Lai Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo một huyện cụ thể của tỉnh Gia Lai để phục vụ việc tổ chức các HĐTN cho HS Ở tỉnh Gia Lai và huyện KBang đã có những nghiên cứu về ĐKTN của địa phương nhưng chủ yếu
là những nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển du lịch gần như không có công trình nghiên cứu riêng về đặc điểm địa chất
Trang 21- địa mạo để phục vụ dạy học địa lí và tổ chức HĐTN cho HS THPT Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo huyện KBang, tỉnh Gia Lai phục vụ dạy học địa lí nói chung và tổ chức HĐTN cho HS THPT nói riêng càng trở nên cần thiết Trong khuôn khổ đề án này, việc đánh giá cho một đặc điểm địa chất - địa mạo không phải là ưu tiên mà thay vào đó là nghiên cứu tổng hợp đặc điểm địa chất - địa mạo để làm căn cứ đề xuất các hướng thiết kế cũng như tổ chức HĐTN cho HS THPT Đây là một nội dung nghiên cứu cần thiết, bổ sung cho hướng nghiên cứu và góp phần định hướng phát triển giáo dục ở địa phương.
1.2 Một số khái niệm liên quan đến địa chất - địa mạo
1.2.1 Tài nguyên địa mạo
Tài nguyên địa mạo là những giá trị mà địa hình cùng các quá trình địa mạo mang lại cho con người để có thể khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của họ [6]
1.2.2 Di sản địa mạo
Di sản địa mạo (DSĐM) được coi là một nội dung, thành phần quan trọng của di sản địa chất, mặc dù vẫn có tính độc lập tương đối Di sản địa chất được hiểu là phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm
mỹ và kinh tế, bao gồm các di chỉ cổ sinh, hóa thạch, các cảnh quan địa mạo, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ
tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên của đá và quặng, các thành tạo, cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt,v.v [7] Một điều đặc biệt cần ghi nhận là trong các di sản địa chất có một số lượng không nhỏ là các DSĐM, bởi lẽ những bản mô tả về quá khứ Trái Đất không những được ghi lại trong lòng đất, trong các lớp đất đá, mà còn được khắc họa trên cảnh quan địa hình, mà chúng thường tạo nên những thắng cảnh - những kỳ quan của thiên nhiên
Vậy có thể hiểu các DSĐM là những yếu tố, dạng địa hình hoặc tập hợp của chúng tạo nên những thắng cảnh, những kỳ quan, chúng phản ánh rõ những quá trình địa mạo nội, ngoại sinh trong quá khứ và hiện tại, điều kiện cổ địa lý cũng như lịch sử phát triển bề mặt thạch quyển khu vực; đồng thời chúng phải bảo đảm được các giá trị chính: giá trị cho nghiên cứu khoa học về Trái Đất, giá
Trang 22trị cho giáo dục và thưởng ngoạn thẩm mỹ của con người, và trong một số điều kiện nhất định là giá trị về kinh tế [6] Như vậy về qui mô, các DSĐM có kích thước rất khác nhau, có thể là một thác nước, một đồi sót, một miệng phễu núi lửa riêng lẻ, và cũng có thể là cả một dãy núi, một cao nguyên, một thung lũng giữa núi, một vùng vịnh, là tập hợp của nhiều các DSĐM thành phần, tạo nên giá trị khoa học và mỹ học cho cả một vùng rộng lớn
Trong tài liệu nước ngoài, ngoài khái niệm DSĐM (geomorphological heritage) còn có một khái niệm tương tự là geomorphological sites (viết tắt là geomorphosites) tạm dịch là “di tích địa mạo”; chúng được coi là các đối tượng
cụ thể tạo nên DSĐM [8] “Di sản địa mạo (geomorphological heritage) được tạo thành bởi các di tích địa mạo (geomorphological sites), chúng là các dạng địa hình với giá trị về khoa học-giảng dạy, văn hóa, thẩm mỹ và/hay kinh tế, và với một tầm quan trọng đặc biệt để hiểu được quá trình tiến hóa của cảnh quan” Một định nghĩa khác về Di tích địa mạo do M Panizza [8] đưa ra, như sau: “Di tích địa mạo (Geomorphosites) là những dạng địa hình có được giá trị về khoa học, văn hóa/lịch sử, thẩm mỹ và/hay xã hội/kinh tế nhờ con người nhận thức được hay tiến hành khai thác chúng.”
1.2.3 Về phân loại di sản địa mạo
Theo nguyên tắc nguồn gốc đã phân chia các DSĐM Việt Nam thành 2 nhóm lớn [9]:
- Nhóm A Các DSĐM hình thành chủ yếu bởi một quá trình nội, ngoại sinh đặc thù, bao gồm: các di sản thành tạo do hoạt động kiến tạo trẻ và hiện đại;
do phun trào basalt Neogen - Đệ Tứ; do quá trình karst nhiệt đới; do quá trình xâm thực sâu của dòng chảy sông; do hoạt động của gió trên trầm tích cát biển;
do quá trình phong hóa và rửa trôi bề mặt trên đá granit
- Nhóm B Các di sản hình thành bởi tổng hợp các quá trình địa mạo, bao gồm: các DSĐM vùng núi, các DSĐM vùng đồi, các DSĐM đới bờ biển, các DSĐM đảo biển
1.2.4 Các tiêu chí xác định di sản địa mạo (giá trị địa mạo tiêu biểu)
Các tiêu chí để xác định các DSĐM cũng chính là các tiêu chí để xác định
các giá trị địa mạo tiêu biểu của một vùng
Trang 23- Các tiêu chí về di sản địa chất (trong đó bao gồm cả DSĐM) của UNESCO,
theo đó một di sản địa chất được coi là có giá trị nổi bật toàn cầu khi đáp ứng được
một hay nhiều hơn các tiêu chí sau đây [The Operational Guidlines to The World Heritage Convention, 2005, tại khoản vii và viii, điều 77)]:
+ Chứa đựng các hiện tượng thiên nhiên siêu việt hay các khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên khác thường và có tầm quan trọng về thẩm mỹ;
+ Là những thí dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử Trái Đất, bao gồm cả việc ghi chép về đời sống, về các quá trình địa chất đặc trưng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các dạng địa hình, hay các đặc điểm địa mạo và địa lý đặc trưng
Dựa trên tiêu chí trên, có 13 lĩnh vực chuyên đề chủ đạo làm khuôn khổ nhận thức chung cho các Di sản Địa chất Thế giới [10]: 1 Đặc trưng kiến tạo và cấu trúc; 2 Núi lửa và hệ thống núi lửa; 3 Hệ thống núi; 4 Địa điểm địa tầng; 5 Địa điểm hóa thạch; 6 Hệ thống tam giác châu, sông, hồ; 7 Hệ thống hang động
và karst; 8 Hệ thống đới bờ biển; 9 Ám tiêu, rạn san hô vòng và đảo đại dương;
10 Vòm phủ băng tuyết; 11 Thời kỳ băng hà; 12 Hệ thống hoang mạc khô và nửa khô hạn; 13 Tác động thiên thạch Ở Việt Nam, Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long (1994) được xếp vào “Hệ thống đới bờ biển”, Phong Nha.-
Kẻ Bàng (2003) thuộc “Hệ thống hang động và karst”
- Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 (Văn bản hợp nhất của Quốc hội về 2 Luật Di sản Văn hóa năm 2001
và năm 2009), điều 29 có quy định về tiêu chí của Danh lam thắng cảnh các cấp
như sau:
+ Cấp tỉnh: Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương
+ Cấp quốc gia: Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù
+ Cấp quốc gia đặc biệt: Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm
Trang 24có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia, hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới
1.2.5 Các tiêu chí giá trị địa mạo cụ thể
Một đối tượng địa mạo để trở thành DSĐM, dù thuộc cấp địa phương, quốc gia, khu vực hay toàn cầu đều phải chứa đựng các giá trị về khoa học, thẩm
mỹ, văn hóa và kinh tế [11] Yêu cầu phải có các giá trị đó chính là các tiêu chí chung để xác định giá trị các đối tượng địa mạo có thể trở thành các di sản/di
tích địa mạo hay không Trong mỗi tiêu chí chung đó, có thể phân tích đề ra một
số nội dung chi tiết, được coi là các tiêu chí cụ thể
- Tiêu chí về giá trị khoa học- giáo dục: được phân tích thành 5 tiêu chí
cụ thể
Phản ánh lịch sử phát triển địa hình khu vực
Phản ánh giai đọan phát triển và đặc điểm phát triển địa hình hiện đại Thể hiện rõ ràng các quá trình nội, ngoại sinh và cường độ phát triển của chúng
Phản ánh điều kiện cổ địa lý khu vực
Được sử dụng cho mục đích giáo dục nhà trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng
- Tiêu chí về giá trị thẩm mỹ (gồm 3 tiêu chí cụ thể)
Là một “thắng cảnh” đã được xã hội thừa nhận rộng rãi, trong đó có sự công nhận của các cơ quan quản lý quốc tế và quốc gia
Trở thành một “hình tượng đại diện” cho một địa phương
Có nhiều nơi có thể xây dựng làm điểm ngắm cảnh, quan sát trực tiếp, thưởng ngoạn cảnh quan
- Tiêu chí về giá trị văn hóa-lịch sử (gồm 3 tiêu chí cụ thể):
Di tích địa mạo gắn với truyền thuyết dân gian về một sự tích, một sự kiện văn hóa-lịch sử nào đó
Trang 25Di tích địa mạo có giá trị đặc biệt về tâm linh
Di tích địa mạo có giá trị về lịch sử và khảo cổ
- Tiêu chí về giá trị kinh tế (4 tiêu chí):
Tính đa dạng và tính độc đáo của các DSĐM
Tính nguyên vẹn và tính nhạy cảm của DSĐM
Khả năng tiếp cận và khả năng quan sát trực tiếp DSĐM
Mức độ rủi ro
1.2.6 Tiêu chí đánh giá di sản địa chất Việt Nam
Theo NOW (2007), các tiêu chí đánh giá một KQTN, nhóm địa chất đơn giản chỉ là: một khu vực tự nhiên; một danh thắng tự nhiên hay một cảnh quan
Để trở thành một KQĐC chỉ cần đạt được một trong ba tiêu chí đầu sau đây [12]:
- Đa dạng địa chất
Chỉ mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ hợp, hệ thống và các quá trình địa chất, bao gồm đa dạng về vật chất (thạch học, khoáng vật, hoá thạch ); đa dạng về địa hình - địa mạo và kiến trúc, cấu tạo; đa dạng về môi trường địa chất (cổ và hiện đại); đa dạng về quá trình và lịch sử tiến hoá địa chất (Gray Murray, 2004)
- Mỹ học
Bao gồm các cảnh quan thiên nhiên đẹp; các giá trị thẩm mỹ phục cho du lịch địa chất và giải trí; các giá trị cho cảm hứng nghệ thuật (thơ ca, nhạc, hoạ ) (UNESCO, 2005)
- Độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ
Bao gồm các vật thể và hiện tượng hiếm và độc đáo; tiêu biểu và đặc sắc;
có quy mô không gian đồ sộ và có tầm cỡ đại diện cho địa phương, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế (NOWF, 2008)
- Các giá trị đi kèm:
Bao gồm các giá trị văn hoá (truyền thuyết dân gian, khảo cổ - lịch sử, giá trị tinh thần, tâm linh, cảm xúc ); giá trị đa dạng sinh học
Trang 261.3 Hoạt động trải nghiệm địa lí với việc phát triển năng lực học sinh
1.3.1 Quan niệm về hoạt động trải nghiệm địa lí
Theo Từ điển Tiếng Việt [13], "trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó
là đúng Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần; tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có"
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "trải nghiệm theo nghĩa chung nhất là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được
ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân Sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới,
có thể sáng tạo trong bất kì lĩnh vực nào: khoa học (phát minh), nghệ thuật, sản xuất - kĩ thuật (sáng tác, sáng chế), kinh tế, chính trị,…"
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống [14]
Theo nghiên cứu, HĐTN trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của
HS, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệm, người học có được kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí nhất định Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của
Trang 27đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề [14]
HĐTN được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những đặc điểm chủ yếu sau đây: Là hoạt động thực tiễn, được coi là hoạt động chính khóa của HS trong chương trình dạy học Địa lí; Là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm HS có cùng hứng thú, sở thích, môi quan tâm vê một vấn đề nào
đó trong nội dung học tập; GV không cần trực tiếp hoạt động cùng HS, HS là người tự hoạt động, tự trải nghiệm, tự nhận thức tri thức là chính Trong các trường hợp cần thiết GV là người chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn các HĐTN cùa
HS Như vậy, bản chất của HĐTN nhằm góp phần hình thành và phát triển cho
HS những phẩm chất, năng lực chung nhất là: trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; Tính tự lập, tự tin, tự chủ; Các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân [15]
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo (Creative Experiential Activities) được hiểu “là hoạt động giáo dục, trong đó từng học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kĩ năng và tích luỹ kinh nghiệm
riêng của cá nhân” [16]
HĐTN cũng được hiểu là HĐTN dạy học hay còn gọi là HĐTN giáo dục
do nhà Giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể hiện các cảm xúc, tích cực khai thác những kinh nghiệm đã
có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết vấn đề thực tiễn Qua đó, chuyển hóa kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới, góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai [17.] [18] Như vậy, về thuật ngữ là hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, nhưng nội hàm của nó thực chất là giáo dục trải nghiệm
1.3.2 Đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động độc lập, thể hiện năng lực
Trang 28nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề qua cách sử dụng kiến thức, kỹ năng đã
có theo cách mới HĐTN sáng tạo là hoạt động giáo dục trong nhà trường được
tổ chức phù hợp với bản chất hoạt động của con người nhằm huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm, khả năng sáng tạo của HS trong giải quyết vấn đề thực tiễn và phát triển năng lực cho HS [19]
HĐTN là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tiễn
HĐTN có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập như: vật lí, hóa học, địa lí,…Ngoài
ra, HĐTN còn gắn những nội dung cần thiết cho người học bao gồm: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lao động, giáo dục môi trường và biến đổi khí hậu, giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản,
HĐTN có thể tổ chức tại nhiều địa điểm khác nhau ở trong hoặc ngoài nhà trường như: lớp học, thư viện, phòng đa năng, phòng truyền thống, sân trường, vườn trường, công viên, vườn hoa, viện bảo tàng, các di tích lịch sử và văn hóa, các danh lam thắng cảnh, các công trình công cộng, nhà các nghệ nhân, các làng nghề, cơ sở sản xuất, hoặc ở các địa điểm khác ngoài nhà trường có liên quan đến chủ đề hoạt động
HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội,
HĐTN được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những đặc điểm chủ yếu sau đây: Là hoạt động thực tiễn, được coi là hoạt động chính khóa của HS trong chương trình dạy học Địa lí; Là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm HS có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào
đó trong nội dung học tập; GV không cần trực tiếp hoạt động cùng HS, HS là người tự hoạt động, tự trải nghiệm, tự nhận thức tri thức là chính Trong các trường hợp cân thiết GV là người chi đạo, điều khiển, hướng dẫn các HĐTN của
Trang 29HS Như vậy, bản chất của HĐTN nhằm góp phần hình thành và phát triển cho
HS những phẩm chất, năng lực chung nhất là: trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; Tính tự lập, tự tin, tự chủ; Các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân [20]
Bảng 1.1: So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm
Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm
Mục đích Chủ yếu hình thành: năng lực
trí tuệ, kĩ năng trí tuệ
Chủ yếu hình thành: phẩm chất nhân cách, giá trị, kĩ năng sống
Chức năng
nhiệm vụ
Chức năng trội: chủ yếu nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trí tuệ Có thế mạnh về mặt phát triển trí tuệ, nhận thức:
hình thành các biểu tượng, khái niệm định luật lý thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo…
Chức năng trội: chủ yếu nhằm thực hiện nhiêm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ, sức khỏe, lao động… Có thế mạnh về mặt xúc cảm, thái độ: hình thành niềm tin, chuẩn mực, lý tưởng, động
cơ, nguyên tắc hành vi, lối sống Đối tượng Hệ thống khái niệm Hệ thống
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được quy định chặt chẽ, phù hợp lôgíc nhận thức, tuân theo một chương trình, kế hoạch dạy học nhằm đạt nhằm đạt được mục tiêu giáo dục xác định
Hệ thống giá trị chuẩn mực Hệ thống các chuẩn mực xã hội (các định hướng giá trị về đạo đức, văn hóa thẩm mĩ…), có tính không chắc chắn, chủ yếu dựa theo nhu cầu xã hội, nguyện vọng và hứng thú của đối tượng
Lĩnh vực Môn học/ khoa học Chủ đề, chủ điểm, nội dung giáo
dục (nghĩa hẹp) đa dạng phong phú
Trang 30Hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm
Thời gian Chiếm lĩnh nhanh hơn Lâu dài hơn, bền bỉ hơn
Hình thức
chủ yếu
Lớp/Bài Hệ thống lên lớp (theo thời khóa biểu), xemina, thực hành, thí nghiệm…
Nhóm/nội dung GD Các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, tham quan, lao động công ích, các sinh hoạt thường nhật…
Không gian Phòng học là chủ yếu Ngoài lớp học thông thường,
trong nhà, trong cuộc sống XH…
Phương thức Truyền đạt, phân tích, giảng
giải… Hình thức: chủ yếu cá nhân
Trải nghiệm, biểu diễn, chiêm nghiệm… Hình thức: chủ yếu
HĐ tập thể
Mục đích
trải nghiệm
Chủ yếu để củng cố kiến thức khoa học (tích hợp), lý luận thông qua việc giải quyết nhiệm vụ của thực tiễn
Chủ yếu để tích lũy kinh nghiệm, quan hệ, hoạt động, ứng
xử, giải quyết vấn đề…để thích ứng với sự đa dạng của cuộc sống luôn vận động
Kiểm tra
đánh giá
Chủ yếu đánh giá các kiến thức khoa học học được đã được vận dụng như thế nào vào thực tiễn Thường sử dụng đánh giá định lượng
Nhấn mạnh đến kinh nghiệm, thái độ thực hiện, tính trải nghiệm, tăng cảm xúc, giá trị, tạo niềm tin, thói quen…thường
Trang 311.3.3 Các nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm địa lí
Qua nghiên cứu, thực tiễn giảng dạy địa lí và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho thấy để tổ chức thành công, hiệu quả một HĐTN cần tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau:
Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu dạy học: HĐTN phải giúp HS lĩnh hội tri thức (tri thức khoa học Địa lí và tri thức phương pháp), phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn kĩ năng sống Mục tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động
Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính khoa học: HĐTN phải giúp HS chiếm lĩnh hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua trải nghiệm; phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học
Nguyên tắc 3 Đảm bảo tính sư phạm: HĐTN phải thể hiện tính vừa sức
và phù hợp với tâm sinh lí của HS; phải mang tính đặc trưng của môn học, gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của HS
Nguyên tắc 4 Đảm bảo tính thực tiễn: HĐTN phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao HS được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn
Nguyên tắc 5 Đảm bảo tính đa dạng, phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho HS được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới Tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau GV tạo ra những hoạt động trải nghiệm cho HS và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn HS trong quá trình tham gia hoạt động
1.3.4 Một số hình thức hoạt động trải nghiệm địa lí
Trên cơ sở nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc thù môn Địa lí và các đặc điểm, nguyên tắc tổ chức HĐTN tôi nhận thấy các hình thức tổ chức phù hợp HĐTNTS qua môn Địa lí gồm các hình thức chính sau:
1.3.4.1 Hoạt động câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở
Trang 32thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động của CLB tạo cơ hội để
HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà HS quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để HS được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của HS CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều nội dung khác nhau như: CLB em yêu Địa lí; CLB Địa lí thiên văn; CLB tìm hiểu kỳ quan thế giới; CLB Việt Nam đất nước con người; CLB chủ quyền Việt Nam; CLB kinh tế thời hội nhập…
1.3.4.2 Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với HS nói riêng Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi” Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,… Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho HS tác phong nhanh nhẹn,…
1.3.4.3 Sân khấu hóa
Sân khấu hóa (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật dựa trên hoạt động diễn kịch, thi thời trang, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa
ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia Phần trình
Trang 33diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống Thông qua sân khấu hóa, sự tham gia của HS được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn
đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,…Môn Địa lí có rất nhiều cơ hội với hình thức tổ chức này, đặc biệt nội dung kinh tế - xã hội với đặc trưng văn hóa các vùng miền khác nhau, nhờ sự tái hiện và trải nghiệm thực sự để phát huy sức sáng tạo trong trình diễn, trong nội dung nhằm đạt được mục tiêu môn học Ví dụ: trong Địa lí lớp 11 khi học về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các nước Đây là nội dung tương đối
xa lạ và khó với HS vì thế để có thể hiểu được các vấn đề kinh tế - xã hội thông qua hoạt động sân khấu hóa, HS xây dựng kịch bản mô phỏng một lễ hội của các nước, một nét văn hóa đặc trưng dưới sự cố vấn của GV Sân khấu hóa thông qua hóa trang và sự tham gia của một nhóm hoặc toàn lớp để tài hiện và cho bản thân HS được trải nghiệm một nền văn hóa mới lạ, xa xôi Hoạt động trải nghiệm này diễn ra ngay trong lớp học và do chính HS sáng tạo và trình diễn với
sự hỗ trợ của GV và hệ thống phương tiện thiết bị công nghệ là một trải nghiệm thú vị, rất mới mẻ và đầy sức sáng tạo của HS thông qua nội dung phần Địa lí kinh tế các khu vực và quốc gia (lớp 11)
1.3.4.4 Thực địa (thăm quan, dã ngoại)
Thực địa là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với HS Mục đích của thực địa là để HS được đi tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở
xa nơi HS đang sống, học tập, giúp HS có được những kinh nghiệm thực tế, từ
đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính HS Từ các kiến thức Địa lí tự nhiên
và kinh tế - xã hội trên sách vở, HS được trải nghiệm và cảm nhận từ đó hình thành và xây dựng giá trị cho bản thân, đây chính là nền tảng của sự sáng tạo Một ngày ngoài thực địa có thể trải nghiệm rất nhiều kiến thức được học tập trong một thời gian tích lũy dài của HS và đó chính là cơ hội để một hoặc một số năng lực sẽ được phát huy, sáng tạo mà không thể phát huy trong khi học lý
Trang 34thuyết Nội dung thực địa cần được xây dựng trên cơ sở kiến thức phần tự nhiên
và kinh tế - xã hội đã học: thực địa tự nhiên, thực địa kinh tế - xã hội (kinh tế, văn hóa, xã hội….), thực địa tổng hợp Kế hoạch thực địa do GV xây dựng, đồng thời có sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể và
xã hội để đạt được hiệu quả tốt nhất Trong quá trình thực địa rất cần thiết các quy định cả về nội dung và cơ cấu tổ chức (có thể kết hợp liên môn) để xây dựng và tổ chức thực hiện Vấn đề quan trọng trong chuyến thực địa đó là sự trải nghiệm của HS để xây dựng các giá trị cho bản thân đồng thời tạo cơ hội cho
HS có sự sáng tạo nhất định trong chuyến thực địa phù hợp với chuyên môn Ví dụ: khi giảng dạy Địa lí địa phương tại tỉnh Gia Lai có thể xây dựng chuyển thực địa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, kết hợp với thăm quan khu di tích lịch sử cách mạng Khu X, tượng đài chiến thắng KNak kết hợp với thăm quan Thác Dơi huyện KBang Đây là khu bảo tồn thiên nhiên, phong cảnh tự nhiên vừa có giá trị về mặt tự nhiên, đồng thời kết hợp với việc giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước với giá trị văn hóa Qua đó khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ môi trường, và khát vọng bảo tồn, phát huy các giá trị tự nhiên lịch sử, văn hóa của địa phương
1.3.4.5 Hội thi/cuộc thi
Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS; phát triển khả năng hoạt động tích cực và hóa của HS, góp phần bồi dưỡng cho HS động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi HS thanh lịch,… có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó Nội dung của hội thi rất
Trang 35phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi
tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn
1.3.4.6 Hoạt động chiến dịch
Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến HS mà tới cả các thành viên cộng đồng Nhờ các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình” Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; Chiến dịch ứng phó vơi biến đổi khí hậu; Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện… Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được
và HS phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch
1.3.5 Quy trình thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí
Việc xây dựng kế hoạch HĐTN được gọi là thiết kế HĐTN cụ thề Đây là việc quan trọng, quyết định tới sự thành công của hoạt động Dựa trên nghiên cứu lý thuyết học tập trải nghiệm và thực tiễn dạy học Địa lí, đề án đã xác định
mô hình thiết kế tổ chức HĐTN Địa lí để rèn luyện kỹ năng tự học phù hợp cho
HS trường trung học phổ thông gồm 6 bước
Bước 1: Xác định tên (chủ đề) của HĐTN Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực cua HS Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn
Trang 36Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn; Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động; Tạo được ấn tượng ban đầu cho HS
Bước 2: Xác định mục tiêu của HĐTN
Mỗi hoạt động đều được thực hiện, mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng cần xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp, phản ánh được các mức
độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có tác dụng là: Định hướng cho hoạt động, là
cơ sở để lựa chọn nội dung và điều chỉnh hoạt động; Căn cứ để đánh giá kết quà của hoạt động; Kích thích tính tích cực hoạt động cùa thầy và trò Tùy theo chủ
đề của HĐTN và hoàn cảnh thực tế mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng Khi xác định mục tiêu cần trả lời các câu hòi sau: Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng
và chất lượng đạt được của kiến thức?); Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở HS và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động? Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở HS sau hoạt động?
Bước 3: Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức của HĐTN
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của HS đề xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động, cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện Từ nội đung, xác định cụ thể phương pháp tiên hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động Từ đó lựa chọn những hình thức hoạt động tương ứng Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ
Bước 4: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch Lập kế hoạch để thực hiện hệ
Trang 37thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài liệu) và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành mục tiêu Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc Đó là điều mà bất kì ngựời quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi GV phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hỏi
GV phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương
án tôi ưu
Bước 5: Thiết kế chi tiết hoạt động
Trong bước này cần phải xác định: Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao? Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào? Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân; Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoạch trên các cột
Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh, hoàn thiện và tổ chức HĐTN
Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được; Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay công việc nào thì kịp thời điều chỉnh; Cuối cùng hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bán Đó là giáo án/kế hoạch tổ chức HĐTN
Trang 38Hình 1.1 Quy trình thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm địa lí
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu các tài liệu trên Thế giới và Việt Nam, cũng như ở khu vực nghiên cứu cho thấy, có nhiều công trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tuy nhiên các công trình này chủ yếu nghiên cứu tổng thể các điều kiện tự nhiên
để phục phụ cho mục đích phát triển kinh tế, một số công trình nghiên cứu phục
vụ cho hoạt động dạy học mang tính khái quát về điều kiện tự nhiên, chưa có công trình nghiên cứu riêng đặc điểm địa chất - địa mạo để phục vụ cho hoạt động dạy học nhất là dạy học địa lí trong trường phổ thông
Trên thế giới việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh gắn với điều kiện tự nhiên đã phát triển từ sớm, ở Việt Nam hướng đi này còn khá mới
và có xu hướng phát triển trong những năm gần đây Nghiên cứu về đặc điểm địa chất - địa mạo ở Việt Nam được quan tâm từ sớm nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích khai thác và sử dụng lãnh thổ hoặc phục vụ cho phát triển KT -
XH Dựa vào quá trình nghiên cứu, phân tích các tài liệu, đề tài đã xây dựng cơ
sở lý luận về nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa mạo và các HĐTN trong dạy học Địa lí ở trường THPT
Trên cơ sở đó, đề tài đã khai thác các giá trị địa chất - địa mạo đặc trưng
để tổ chức HĐTN cho học sinh trong giảng dạy địa lí
Kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở khoa học và nền tảng vững
chắc cho những nghiên cứu ở các chương sau
Trang 40CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO HUYỆN KBANG,
TỈNH GIA LAI PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1 Khái quát huyện KBang
2.1.1 Vị trí địa lí:
KBang là một huyện nằm ở cực Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, có tọa độ địa
lí từ 140 đến 14036’23" vĩ Bắc; và từ 108017’45" đến 108044’10" kinh Đông
Diện tích tự nhiên của huyện là 1.842,43 km2, chiếm 11,9% tổng diện tích toàn
tỉnh Ranh giới của huyện:
Phía Đông giáp huyện An Lão, Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định);
Phía Tây giáp huyện Mang Yang, huyện Đak Đoa; huyện Kon Rẫy (tỉnh
Kon Tum);
Phía Nam giáp thị xã An Khê và huyện Đak Pơ;
Phía Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (tỉnh
Kon Tum)
Toàn huyện có 13 xã và 01 thị trấn gồm: xã Kon Pne, xã Đăk Rong, xã
Sơn Lang, xã Sơ Pai, xã Krong, xã Đak Smar, xã Lơ Ku, xã Tơ Tung, xã Kông
Lơng Khơng, xã Kông Bờ La, xã Đăk Hlơ, xã Đông, xã Nghĩa An và thị trấn
KBang Thị trấn KBang cách thị xã An Khê gần 30 km về phía Bắc và cách
thành phố Pleiku khoảng 100 km về phía Đông Huyện có 12 xã thuộc vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; phân định theo trình độ phát triển: 01 xã
Vùng III (xã Đak Rong), 04 xã vùng II (xã Krong, Đak Smar, Lơ Ku, Kông
Lơng Khơng) và 07 xã vùng I (xã Kon Pne, Sơn Lang, Sơ Pai, xã Đông, Nghĩa
An, Tơ Tung và Kông Bờ La); 31 thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng I,
II [21]