1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp cải thiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại địa bàn Tp. HCM

165 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp cải thiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại địa bàn Tp. HCM
Tác giả Trần Chí Nguyên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoài Nghĩa, PGS.TS. Trần Đức Học
Trường học Đại học Quốc gia Tp.HCM
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 3,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (15)
    • 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
    • 1.3. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (18)
      • 1.4.1. Về mặt thực tiễn (18)
      • 1.4.2. Về mặt học thuật (19)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (20)
    • 2.1. Các nội dung cơ bản về đền bù, GPMB (20)
      • 2.1.1. Định nghĩa (20)
      • 2.1.2. Đặc điểm GPMB (20)
      • 2.1.3. Nguyên tắc (21)
    • 2.2. Một số nghiên cứu liên quan (21)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài (21)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước (22)
    • 2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù,GPMB (24)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1. Giới thiệu chung (28)
    • 3.2. Thiết kế bảng câu hỏi (29)
    • 3.3. Xác định kích thước mẫu (34)
    • 3.4. Cách thức lấy mẫu (34)
    • 3.5. Phương thức thu thập dữ liệu (35)
    • 3.6. Cách thức duyệt lại dữ liệu (35)
    • 3.7. Xử lý dữ liệu (36)
    • 3.8. Các công cụ nghiên cứu (xem bảng 3.4) (36)
      • 3.8.1. Trị trung bình, xếp hạng các yếu tố (37)
      • 3.8.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s alpha (37)
      • 3.8.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (38)
      • 3.8.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) (39)
      • 3.8.5. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model) (40)
  • CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, GPMB CÁC DỰ ÁN TẠI ĐỊA BÀN TPHCM (41)
    • 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu (41)
    • 4.2. Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu CQNN (42)
      • 4.2.1. Đơn vị công tác (42)
      • 4.2.2. Dự án tham gia chủ yếu ở Quận/ Huyện (43)
      • 4.2.3. Vị trí công tác (44)
      • 4.2.4. Số lượng dự án xây dựng đã tham gia có liên quan đến đền bù, GPMB (45)
      • 4.2.5. Loại dự án xây dựng đã và đang tham gia (46)
      • 4.2.6. Tổ chức lập kế hoạch thực hiện công tác đền bù, GPMB (47)
    • 4.3. Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu người dân (48)
      • 4.3.1. Tài sản thuộc diện bồi thường, GPMB loại dự án (48)
      • 4.3.2. Trạng thái nhận tiện bồi thường, GPMB (49)
      • 4.3.3. Nguyên nhân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB (50)
    • 4.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo (51)
    • 4.5. Xếp hạng các yếu tố theo giá trị trung bình (61)
    • 4.6. Kiểm tra Spearman rank correlation (Kiểm tra tương quan xếp hạng) (65)
  • CHƯƠNG 5. XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, GPMB CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TP.HCM (71)
    • 5.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (71)
      • 5.1.1. Phân tích nhân tố khám phá cho các yếu tố ảnh hưởng (71)
    • 6.1. Giới thiệu chung (79)
    • 6.2. Xây dựng mô hình SEM (91)
  • CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (98)
    • 7.1. Kết luận (98)
    • 7.2. Kiến nghị (99)
    • 7.3. Giới hạn nghiên cứu (100)
    • 7.4. Hướng phát triển đề tài (100)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (101)
  • PHỤ LỤC (105)

Nội dung

TỔNG QUAN

Các nội dung cơ bản về đền bù, GPMB

Tại khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã định nghĩa thuật ngữ thu hồi đất

Thu hồi đất là hành vi Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất đã giao hoặc cấp cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình hoặc thu hồi đất của người sử dụng đất đã vi phạm pháp luật về đất đai Việc thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất.

Tại khoản 12, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 định nghĩa thuật ngữ bồi thường về đất đai “là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích thu hồi cho người sử dụng” [3]

GPMB là thực hiện các việc di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định của các tổ chức, hộ gia đình sở hữu quyền sử dụng đất bàn giao cho Ban QLDA Tiếp theo chủ đầu tư sẽ thực hiện đền bù cho việc di dời các tài sản gắn liền với đất như vật kiến trúc, công trình xây dựng trên đất, cây cối hoa màu,…bàn giao mặt bằng để thi công xây dựng công trình

Theo điều 3 Luật Đất đai năm 2013 Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước hỗ trợ người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp phí để di dời đến địa điểm mới [3] Việc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất được quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020

Công tác bồi thường, GPMB là quá trình phức tạp và ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của nhiều cá nhân Nội dung chung của công tác bồi thường, GPMB bao gồm xác định nguồn đất, lập phương án đền bù, xác định mức bồi thường, tổ chức đền bù theo phương án đã được phê duyệt và thực hiện thanh toán tiền đền bù.

Thứ nhất, đối tượng GPMB rất đa dạng Khi triển khai công tác GPMB, phải tổ chức thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình Thực chất việc thu hồi đất ở các thành phố, khu đô thị có nhiều khó khăn hơn ở những vùng thưa dân cư, ngoại thành Đơn giá đền bù giữa các khu vực cũng chênh lệch rất lớn

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 7

Giá trị đền bù trong GPMB tương đối lớn do đất đai đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Để đảm bảo tính phù hợp của giá đền bù, cần đầu tư nguồn vốn lớn Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi của những người bị ảnh hưởng bởi GPMB, tạo điều kiện cho họ tái thiết cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội Việc đền bù thỏa đáng góp phần giảm thiểu tiêu cực xã hội, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân trong quá trình thực hiện GPMB.

Thứ ba, Khi tiến hành đền bù, GPMB có rất nhiều tình huống phát sinh xảy ra Cán bộ thực hiện cần phải năng động linh hoạt

Trước đây trong Luật Đất đai năm 2003, các quy định về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đã không truyền tải hết những quy định mang tính nguyên tắc, thống nhất khi xử lý những vấn đề phát sinh thực tế [3] Nhằm khắc phục các tồn tại này, Luật Đất đai năm 2013 đã phân nguyên tắc bồi thường về đất đai thành một điều khoản riêng biệt Các nguyên tắc tại Điều 74, Luật đất đai 2013:

Việc bồi thường khi đất bị thu hồi được thực hiện bằng hình thức giao đất để sử dụng vào mục đích giống với loại đất bị thu hồi Nếu không có đất bồi thường, chủ sở hữu đất sẽ được nhận bồi thường bằng tiền mặt theo mức giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi.

Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của Pháp luật

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố có quy định cụ thể nguyên tắc thu hồi đất tại Điều 5 Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018.

Một số nghiên cứu liên quan

2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Jothi Saravanan Thiyagarajan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu để cải thiện điều kiện kinh tế của những người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án giải tỏa: Một nghiên cứu điển hình về tái định cư và phục hồi ở Ấn Độ [4] Những phân tích đã chỉ rõ rằng điều kiện tại khu tái định cư có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân sau khi giải phóng mặt bằng.

Việc phân tích hậu quả kinh tế xã hội của dịch chuyển và tái định cư cũng được Aboda và cộng sự nghiên cứu chi tiết hơn với đề tài: Một trường hợp trong kế hoạch phát triển dự án nhà máy lọc dầu tại khu vực Albertine của Uganda [5] Bằng cách sử

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 8 dụng phân tích các dữ liệu quá khứ, các yếu tố như “Chi phí bồi thường và ảnh hưởng sản xuất luôn là mối quan tâm của người dân trong khu vực ảnh hưởng dự án Ngoài ra, yếu tố “di chuyển chổ ở” cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý dân cư trong vùng Bên cạnh đó, Amarender Reddy và đồng tác giả đã nghiên cứu về tái định cư không tự nguyện như một cơ hội cho phát triển trong trường hợp của người tái định cư đô thị ở thị trấn Tehri [6] Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến công tác bồi đền bù, giải phóng mặt bằng là “Giá bồi thường thấp và thường chậm trễ không đảm bảo thu nhập, an sinh xã hội cho người dân khu vực”

Với nghiên cứu tương tự, Nikuze và đồng tác giả đã phân tích các tác động sinh kế của các dự án tái phát triển đô thị và giảm nhẹ rủi ro thiên tai gây ra, đối với các hộ tái định cư bị ảnh hưởng, cụ thể là “Cải thiện sinh kế, sự lựa chọn vị trí khu tái định cư không được thông qua người dân” [7]

Nghiên cứu "Mua đất quy mô lớn, di dời và tái định cư ở Zambia" của Jessica Chu chỉ ra rằng cộng đồng không được xem xét trong quá trình tái định cư Việc không tham vấn và cho cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định đã tác động lớn đến việc nhà nước thu hồi đất đai.

Một nghiên cứu khác của Oruonye và các đồng tác giả đánh giá tác động kinh tế xã hội của các dự án tái định cư đô thị ở Nigeria, trong đó nghiên cứu điển hình là dự án tái định cư đường ATC Nyamusala tại Jalingo Metropolis, Bang Taraba [9] Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của "sự tham gia của những người bị ảnh hưởng vào quá trình ra quyết định", đồng thời chỉ ra những thiếu sót như "tái định cư kém hiệu quả" và thiếu "chính sách và thủ tục thỏa đáng".

2.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Cũng liên quan đến vấn đề này, Nguyễn Văn Tuấn và đồng tác giả đã nghiên cứu về “Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” [10] Bằng phương pháp phân tích thu thập số liệu (số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp), sau đó tổng hợp phân tích đánh giá, các nhà nghiên cứu đã kết luận các yếu tố ảnh hưởng: "Lập quy hoạch còn nhiều bất cập; tổ chức thực hiện còn chậm, chưa linh hoạt; xác định nguồn gốc đất; lập hồ sơ bồi thường, hội đồng bồi thường còn thiếu sót,

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 9 sai lệch; bộ máy thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa công khai, nhất quán" Do đó, cần kiện toàn bộ máy nhà nước, tăng cường tính minh bạch, công khai trong thực hiện dự án

Bằng những phương pháp nghiên cứu mới, tiên tiến hơn, Trần Nguyễn Phương Minh đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sực hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu từ dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10 , thành phố Hồ Chí Minh” [11] Nghiên cứu tiến hành kiểm định, thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với dự án bao gồm: “Giá bồi thường; chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tái định cư; Sự đồng cảm; Chuyển đổi nghề nghiệp; Năng lực phục vụ; cuối cùng là yếu tố độ tin cậy”

Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Liên Hương và đồng tác giả với đề tài “Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội” [12] Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết luận đưa ra một số khuyến nghị tăng cường hiệu quả sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng của hộ gia đình

Ngoài ra, nghiên cứu của PGS.TS Đặng Thị Xuân Mai về "Một số vấn đề cần làm rõ xung quanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng" [13] cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố thông qua phân tích số liệu dự án và chính sách pháp luật ban hành.

"Nguồn gốc đất phức tạp; quản lý đất đai chưa chặt chẽ; thiếu quỹ đất xây dựng Khu tái định cư; giá bồi thường chênh lệch xa so với thực tế”

Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan trên, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu cụ thể phân tích dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công Mà đặc trưng của nguồn vốn này là mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho người dân nên các yếu tố ảnh hưởng công tác bồi thường, GPMB khá đa dạng, phức tạp, cần được nghiên cứu kỹ và khảo sát trên diện rộng Dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công có nhiều hình thức thực hiện, trong đó có hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm”,

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 10 nghĩa là người dân hiến đất, nhà nước hỗ trợ di dời vật kiến trúc Do đó, phải có sự phân tích dựa trên quan điểm của người dân trong khu vực ảnh hưởng dự án mới thu được kết quả một cách khách quan nhất

Song song với đó, hiện nay địa bàn TP.HCM có áp lực giải ngân nguồn vốn đầu tư công hàng năm lớn nhất trong các tỉnh thành Cùng với lượng dân cư nhiều thành phần nhất nước ta, điều này làm công tác bồi thường, GPMB càng trở nên phức tạp Đồng thời, dựa trên các nghiên cứu liên quan trước đây tác giả tìm hiểu chưa có nghiên cứu đi sâu xây dựng mô hình quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng công tác bồi thường, GPMB dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công Từ đó chưa thể đánh giá, nhận xét được tổng quan tác động giữa các nhân tố với nhau.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù,GPMB

bằng dự án xây dựng sử dụng nguồn vồn đầu tư công

Từ việc kết hợp các nghiên cứu trước liên quan cũng như các bài báo trong và ngoài nước, kèm theo các ý kiến của chuyên gia đề xuất cũng như kinh nghiệm bản thân qua các dự án đã tham gia thực hiện Tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại địa bàn Tp HCM, được trình bày trong bảng 2.1

Bảng 2 1 Tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

1 Các quy định và chính sách tái định cư [7], [8], [11], [14], [15], [16], [17], [18],

2 Các quy định và chính sách bồi thường,

3 Tính thống nhất của các văn bản pháp luật

4 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn

5 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng [11], [13], [29], [31], [34]

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 11

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

6 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm

7 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền [7], [8], [15], [21], [34]

8 Thủ tục bồi thường, GPMB phức tạp [8], [12], [13], [18], [20], [22], [28], [30],

9 Ngân sách chi trả cho việc bồi thường,

GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch

10 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm

11 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án [23], [24], [27], [30]

12 Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

13 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án

Người dân thay đổi lập trường (đồng ý sang không đồng ý) khi bị tác động từ những người xung quanh (người thân, bạn bè, hàng xóm)

15 Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…)

16 Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời)

17 Nhận thức pháp luật về bồi thường, tái định cư của người dân bị thu hồi

18 Trình độ dân trí của người dân bị thu hồi [17], [34]

19 Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 12

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

20 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương

21 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương [9], [13], [15], [19], [20], [23], [25], [34]

22 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở [14], [17], [ [26]

23 Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất giải phóng mặt bằng

24 Ranh giới đất giữa các hộ liền kề không rõ ràng

25 Nguồn gốc đất không rõ ràng [8], [10], [11], [14], [15], [18], [21], [32],

26 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường,

27 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư

28 Dự án được thanh tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất [27], [31]

29 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù, GPMB chậm trễ

30 Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật của cán bộ thực thi kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù

31 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp [13], [15], [17], [23], [26], [34]

32 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường [7], [12], [14], [23], [24], [34]

33 Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,…

34 Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 13

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

35 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh

36 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc [7], [11], [14], [16], [20], [21], [30], [34]

37 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương

38 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB [10], [14], [17], [22], [34], [39], [43], [47]

39 Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện quyết đoán, triệt để

40 Hồ sơ bồi thường sai lệch, thiếu xót [12], [13], [19], [34]

41 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn [8], [15], [17], [20], [22], [36], [39], [40]

42 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 14

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chung

Tài liệu và các nghiên cứu liên quan

Sơ bộ yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB dự án nguồn vốn đầu tư công

Thiế kế bảng câu hỏi

Kham khảo ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa đạt yêu cầu Không Điều chỉnh Xác định vấn đề nghiên cứu

Khảo sát, thu thập số liệu và duyệt lại số liệu Đạt

Kiểm định mô hình và các thang đo mới

Sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA

Xây dựng mô hình để phân tích mối tương quan giữa các yếu tố với nhau Phân nhóm các yếu tố

Sử dụng phân tích nhân tố khẳng định CFA

Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Kết luận và kiến nghị

Hình 3 1 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 15

Thiết kế bảng câu hỏi

Từ kinh nghiệm và các nghiên cứu liên quan Đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đền bù, GPMB dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM

Thiế kế sơ bộ bảng câu hỏi Điều chỉnh, bổ sung yếu tố

Thiế kế bảng khảo sát hoàn chỉnh

Thu nhập, sàng lọc và phân tích dữ liệu

Bảng khảo sát rõ ràng, chính xác, dễ hiểu

Hình 3 2 Quy trình xây dựng bảng khảo sát

Dựa vào sơ đồ hình 3.2, thực hiện lấy ý kiến các chuyên gia và người dân có tài sản (nhà, đất,…) thuộc diện đền bù, GPMB các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM bao gồm: 04 Chuyên gia với vai trò CĐT, 01 Chuyên gia với vai trò Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng và 03 người dân (thông tin các chuyên gia đính kèm tại Phụ Lục số 5)

Thông qua vòng Pilot Test đã bổ sung thêm 06 yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM 42 Yếu tố sơ bộ ban đầu cũng được các chuyên gia đề xuất điều chỉnh nội dung để người thực hiện khảo sát dễ hiểu hơn khi đưa quan điểm đánh giá

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 16

Sau khi chỉnh sửa, bổ sung các yếu tố hoàn chỉnh theo ý kiến các chuyên gia Tổng hợp được 48 yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM được trình bày trong bảng 3.1

Bảng 3 1 Tổng hợp các yếu tố sau Pilot Test

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

A YẾU TỐ CHÍNH SÁCH PHÁP LÝ

1 Các quy định và chính sách tái định cư [7], [8], [11], [14], [15], [16], [17], [18],

2 Các quy định và chính sách bồi thường,

3 Tính thống nhất của các văn bản pháp luật

4 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn

5 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng [11], [13], [29], [31], [34]

6 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm

7 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền [7], [8], [15], [21], [34]

8 Thủ tục bồi thường, GPMB phức tạp [8], [12], [13], [18], [20], [22], [28], [30],

9 Chính sách quan tâm, thăm hỏi sau khi thực hiện bồi thường, GPMB Đề xuất chuyên gia

1 Ngân sách chi trả cho việc bồi thường,

GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch

2 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm

3 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án [23], [24], [27], [30]

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 17

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

4 Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

5 Kinh nghiệm ước tính ngân sách dành cho công tác bồi thường, GPMB để lập kế hoạch vốn thực hiện đền bù Đề xuất chuyên gia

6 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án

Người dân thay đổi lập trường (đồng ý sang không đồng ý) khi bị tác động từ những người xung quanh (người thân, bạn bè, hàng xóm)

2 Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…)

3 Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời)

4 Nhận thức pháp luật về bồi thường, tái định cư của người dân bị thu hồi

5 Trình độ dân trí của người dân bị thu hồi [17], [34]

6 Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công

7 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương

8 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương [9], [13], [15], [19], [20], [23], [25], [34]

9 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở [14], [17], [ [26]

10 Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án Đề xuất chuyên gia

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 18

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

1 Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất giải phóng mặt bằng

2 Ranh giới đất giữa các hộ liền kề không rõ ràng

3 Nguồn gốc đất không rõ ràng [8], [10], [11], [14], [15], [18], [21], [32],

E YẾU TỐ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường,

2 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư

3 Dự án được thanh tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất [27], [31]

4 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù, GPMB chậm trễ

5 Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật của cán bộ thực thi kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù

6 Hỗ trợ các thủ tục xin phép sửa chữa, xây mới, di dời đồng hồ điện, nước Đề xuất chuyên gia

7 Sự phối hợp của đơn vị quản lý dự án và đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB Đề xuất chuyên gia

8 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp [13], [15], [17], [23], [26], [34]

9 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường [7], [12], [14], [23], [24], [34]

10 Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,…

11 Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 19

STT YẾU TỐ NGUỒN THAM KHẢO

12 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh

13 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc [7], [11], [14], [16], [20], [21], [30], [34]

14 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương

15 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB [10], [14], [17], [22], [34], [39], [43], [47]

16 Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện quyết đoán, triệt để

17 Hồ sơ bồi thường sai lệch, thiếu xót [12], [13], [19], [34]

18 Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành Đề xuất chuyên gia

19 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn [8], [15], [17], [20], [22], [36], [39], [40]

20 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân

Bố cục bảng khảo sát

Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của cuộc khảo sát để người được khảo sát hiểu và hợp tác cho nghiên cứu này

Phần A: Phần thông tin chung, phần này nhằm mục đích thu thập khái quát thông tin về người tham gia thực hiện khảo sát, nhưng đây là phần đầu vào đặc biệt quan trọng trong việc quyết định kết quả khảo sát Cần lựa chọn nguồn vào chất lượng, minh bạch trong việc khảo sát nhằm giúp thông tin khảo sát được chính xác, trung thực và đạt kết quả cao nhất có thể

Phần B: Trình bày 48 tiêu chí đánh giá và các mục trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert để đánh giá mức độ đồng ý của người khảo sát được trình bày trong bảng 3.2

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 20

Bảng 3 2 Bảng thang đo Likert để đánh giá mức độ ảnh hưởng Điểm 1 2 3 4 5

Các yếu tố Không ảnh hưởng ảnh hưởng ít ảnh hưởng trung bình ảnh hướng lớn ảnh hưởng rất lớn

Phần C: Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác bồi thường, GPMB

Bảng 3 3 Bảng thang đo Likert để đánh giá mức độ hiệu quả Điểm 1 2 3 4 5

Các yếu tố Rất thấp Thấp Trung bình cao Rất cao

Phần D: Phần thông tim cá nhân của đối tượng khảo sát Mục đích để kiểm tra chính xác đối tượng, thông tin để có thể trao đổi hoặc bổ sung khi thiếu thông tin, gửi kết quả nghiên cứu đầy đủ và chính xác nhất đến người đã tham gia khảo sát.

Xác định kích thước mẫu

Khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa hoàn thiện thì trước khi phát câu hỏi khảo sát cần phải xác định kích thước mẫu cần thiết (Số lượng người khảo sát phù hợp để thu về được kích thước mẫu phù hợp)

Kích thước mẫu cần được tính toán trước khi khảo sát để được dữ liệu chất lượng Tính toán sơ bộ 4 đến 5 lần số lượng biến được sử dụng trong phân tích nghiên cứu có thể đạt kết quả tốt và có giá trị phản ánh thực tế (Hoàng T và Chung, N.M.N, 2008).

Cách thức lấy mẫu

- Thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện

- Lựa chọn nguồn đầu vào chính xác

- Sử dụng phối hợp việc khảo sát và thông thập thông tin hiện đại để thống kê nhanh kết quả đạt được

- Thực hiện theo trình tự để tránh nhầm lẫn và sai sót kết quả

- Loại bỏ ngay lập tức các mẫu không đạt yêu cầu để tránh mất thời gian cho việc thống kê kết quả trong tương lai

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 21

Phương thức thu thập dữ liệu

- Phỏng vấn qua điện thoại, Zalo, Facebook …để thuận tiện trong việc trao đổi, cũng như đưa ra góp ý các vấn đề cho Bảng khảo sát

Nghiên cứu tận dụng thế mạnh công nghệ 4.0 để thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi trực tuyến tạo bằng Google Form Sự tiện lợi này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ người trả lời Ngoài ra, thiết kế bảng câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu và cách thức tiếp cận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ người trả lời.

- Một danh sách dự kiến người tham gia khảo sát hơn 383 người gồm các đối tượng từ các đơn vị Ban Quản lý dự án (BQLDA), chủ đầu tư, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (BBTGPMB), các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), chính quyền địa phương (CQĐP) và một số người dân có tài sản thuộc diện đền bù GPMB các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn Tp.HCM

- Gửi bảng câu hỏi theo hai cách: trực tiếp và online Do tình hình dịch bệnh covd diễn biến phức tạp nên việc khảo sát online phù hợp và được ưu tiên hơn

- Kết quả thu được 289 phản hồi (261 phản hồi online + 28 phản hồi trực tiếp).

Cách thức duyệt lại dữ liệu

Kiểm duyệt những bảng khảo sát để sàng lọc, loại trừ các bảng khảo sát không đảm bảo chất lượng như sau:

- Loại bỏ các bảng trả lời thiếu thông tin quá nhiều và không trung thực, có dấu hiệu trả lời qua loa trong việc khảo sát

- Các bảng câu hỏi không có sự ngẫu nhiên, mức độ ảnh hưởng được lựa chọn cùng một mức độ

- Những phản hồi trả lời “Không có làm việc ở cơ quan/đơn vị liên quan Công tác đền bù, GPMB và không có tài sản (nhà, đất…) thuộc diện đền bù, GPMB dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM” và những người chưa từng tham gia vào dự án có thực hiện đền bù, GPMB thì sẽ loại bỏ

- Cần có thời gian thu lại bảng câu hỏi cũng như nhắc nhở trước khi thu thập lại, để mọi người có sự tranh thủ và chính xác trong việc khảo sát

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 22

Xử lý dữ liệu

Sau khi kiểm tra, rà soát 289 phản hồi (cơ quan nhà nước 186 phản hồi + người dân 103 phản hồi), tiến hành loại bỏ những trường hợp sau:

- Loại 34 đối tượng khảo sát online không có làm việc ở cơ quan/đơn vị liên quan công tác đền bù, GPMB và không có tài sản (nhà, đất…) thuộc diện đền bù, GPMB dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại Tp.HCM

- Loại 05 phản hồi chưa từng tham gia vào dự án có thực hiện đền bù, GPMB

- Loại 10 phản hồi cùng mức độ đánh giá hoặc có đến 95% yếu tố cùng mức độ đánh giá

- Loại 04 phản hồi do người dân không cung cấp đủ thông tin chung

Tổng hợp: sau bước rà soát, xử lý số liệu 289 phản hồi thu được, đã loại bỏ 53 phản hồi không hợp lệ, còn lại 236 phản hồi hợp lệ (tỷ lệ đạt 81,66%).

Các công cụ nghiên cứu (xem bảng 3.4)

Bảng 3 4 Công cụ nghiên cứu STT Công Việc Phương Pháp Và Công Cụ Nghiên Cứu

- Thống kê mô tả Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu, bảng biểu, đồ thị…

- Sử dụng phần mềm SPSS20

2 Phân tích độ tin cậy thang đo

- Sử dụng phần mềm SPSS20

3 Phương pháp trị trung bình -Sử dụng phần mềm SPSS20

4 Kiểm tra tương quan xếp hạng

- Sử dụng phần mềm SPSS20

Rút gọn và phân nhóm các yếu tố mới phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

- Sử dụng phần mềm SPSS20

6 Kiểm định mô hình và các thang đo mới

- Phân tích nhân tố khẳng định CFA

- Sử dụng phần mềm AMOS24

Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau

- Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

- Sử dụng phần mềm AMOS24

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 23

3.8.1 Trị trung bình, xếp hạng các yếu tố:

Theo thang đo Likert năm mức độ, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công tại TP.HCM được đánh giá dựa trên các yêu cầu:

- Sắp xếp được thứ hạng của các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp

- Phân tích, dùng lý luận, kinh nghiệm làm việc liên quan kết hợp thực tế đưa ra các giải thích, đánh giá vị trí thứ hạng của các yếu tố

- Đưa ra nhận xét, đánh giá về trị trung bình của các nhân tố

3.8.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s alpha:

- Kiểm định Crobach’s alpha nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo, là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các yếu tố trong thang đo tương quan với nhau

- Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết các BQS trong cùng một nhân tố có đóng góp vào việc đo lường khái niệm của nhân tố hay không và mức độ đóng góp ở mức độ nào

- Đây là cơ sở đánh giá sơ bộ chất lượng công tác khảo sát từ bước thiết lập bảng câu hỏi đến bước thu thập, kiểm duyệt dữ liệu Đồng thời, sàng lọc những BQS không đóng góp vào mô tả khái niệm nhân tố [4]

Theo Hoàng T và Chu N.M.N [4] thì mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày theo bảng 3.5:

Bảng 3 5 Độ tin cậy thang đo tiêu chuẩn

STT Nội dung Đánh giá

1 Từ 0,8 đến gần bằng 1 Thang đo lường rất tốt

2 Từ 0,7 đến gần bằng 0,8 Thang đo lường sử dụng tốt

3 Từ 0,6 trở lên Thang đo lường đủ điều kiện

- Khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha cho một nhóm nhân tố, nếu hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhỏ hơn 0,6 và không có biến nào trong nhóm có Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn 0,6 thì cần xem xét loại bỏ cả nhân tố

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 24

Chúng ta cần chú ý đến giá trị của Cronbach’s Alpha if Item Deleted, cột này biểu diễn hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét Nếu giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted của một biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm và Corrected – Total Correlation biến nhỏ hơn 0,3 thì cần loại bỏ BQS đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo [4]

3.8.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):

- Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều BQS thành một nhóm nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu Theo Hoàng T & Chung, N.M.N [4], EFA là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (interdependence technique), không có sự phân biệt phụ thuộc hay biến độc lập, trong đó toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được nghiên cứu

Có hai loại giá trị quan trọng của thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là: giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

- Hệ số KMO là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số này phải đạt 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu nghiên cứu

Kiểm định Bartlett’s Test dùng để kiểm tra tính tương quan giữa các biến quan sát (BQS) trong cùng một nhân tố Khi giá trị p của Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), điều này chứng tỏ các BQS có mối tương quan với nhau trong nhân tố.

- Trị số Eligen value là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eligen value ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

Hệ số tải nhân tố (Factor loading), hay còn gọi là trọng số nhân tố, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát (BQS) với nhân tố Giá trị của hệ số tải nhân tố cho thấy mức độ tương quan giữa BQS và nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, tương quan giữa BQS và nhân tố càng lớn và ngược lại.

- Theo Hair và cộng sự, 1998 thì giá trị tiêu chuẩn (thể hiện theo bảng 3.6) của hệ số Factor Loading:

+ Factor Loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu

+ Factor Loading > 0,4 được xem là quan trọng

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 25

+ Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Bảng 3 6 Hệ số Factor loading theo kích thước mẫu

Hệ số tải nhân tố Kích thước mẫu

3.8.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis):

- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) nhằm xác định để xem số lượng các nhân tố và các biến đo lường trên các nhân tố đó có phù hợp với nền tảng lý thuyết đã được lập trước đó

- Phân tích nhân tố khẳng định CFA là bước tiếp theo sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định xem mô hình đo lường và các thang đo có đạt yêu cầu hay không Theo Hu và Bentler, 1999 Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế là:

+ CMIN/df ≤ 3 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được

+ CFI ≥ 0,9 là tốt, CFI ≥ 0,95 là rất tốt, CFI ≥ 0,8 là chấp nhận được

+ GFI ≥ 0,9 là tốt, GFI ≥ 0,95 là rất tốt, GFI ≥ 0,8 là chấp nhận được

+ RMSEA ≤ 0,06 là tốt, RMSEA ≤ 0,08 là chấp nhận được

+ PCLOSE ≥ 0,05 là tốt, PCLOSE ≥ 0,01 là chấp nhận được

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 26

3.8.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model) a) Khái niệm mô hình SEM:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, GPMB CÁC DỰ ÁN TẠI ĐỊA BÀN TPHCM

Thống kê mô tả dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được ở chương 3 đã được tổng hợp, chọn lọc và phân tích nhằm đánh giá và xếp hạng dữ liệu theo phương pháp trị trung bình Thống kê mô tả thực hiện cho 236 mẫu Các kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha cũng được thực hiện nhằm tăng thêm độ tin cậy cho nghiên cứu

Bảng 4 1 Bảng thống kế đơn vị công tác Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 1 Biểu đồ biểu thị đơn vị công tác Nhận xét: Theo kết quả từ biểu đồ trên, ta thấy thành phần tham gia khảo sát có cả cơ quan nhà nước và người dân Số liệu phản ánh với nhiều góc nhìn tạo tính trực quan hơn

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 28

Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu CQNN

Bảng 4 2 Bảng thống kê đơn vị công tác trong CQNN Đơn vị công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 2 Biểu đồ đơn vị công tác trong CQNN

Qua kết quả thống kê về đối tượng thực hiện khảo sát, chúng ta có thể thấy sự đa dạng về đơn vị công tác của họ Họ đại diện cho các thành phần khác nhau tham gia vào quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho các dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công Tỷ lệ thành phần của từng đơn vị cũng được thống kê cụ thể, giúp chúng ta nắm rõ hơn về cơ cấu của đối tượng nghiên cứu.

Ban QLDA/CĐT chiếm tương đương 50% là những người trực tiếp trong khâu thực hiện góp phần tăng độ chính xác cho nghiên cứu

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 29

4.2.2 Dự án tham gia chủ yếu ở Quận/ Huyện:

Bảng 4 3 Bảng thống kê Quận/ Huyện tham gia dự án

Quận/ Huyện Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 3 Biểu đồ biểu thị Quận/ Huyện tham gia dự án

Nhận xét: Dựa trên biểu đồ mô tả, cho thấy các đối tượng tham gia khảo sát đã và đang tham gia các dự án ở nhiều quận huyện khác nhau Điều này làm tăng tính khách quan và phản ánh một cách tổng thể cho kết quả cuối cùng

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 30

Bảng 4 4 Bảng thống kê vị trí công tác

Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Giám đốc/ Phó giám đốc 7 4,2 4,2

Chủ tịch/ Phó chủ tịch 4 2,4 84,4

Trưởng-phó phòng/ Tổ trưởng/ Tổ phó 26 15,6 100,0

Hình 4 4 Biểu đồ biểu thị vị trí công tác

Nhận xét: Cán bộ kỹ thuật chiểm tỷ lệ khoảng 77,84%, đây là thành phần trực tiếp thực hiện và đưa ra những tham mưu kịp thời cho cấp trên, là đối tượng có thể thấy được nhiều yếu tố ảnh hưởng nhất trong quá trình thực hiện đền bù, GPMB Nghiên cứu cũng thu thập được ý kiến của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, qua đó càng làm tăng tính khả quan, chất lượng cho khảo sát

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 31

4.2.4 Số lượng dự án xây dựng đã tham gia có liên quan đến đền bù,

Bảng 4 5 Bảng thống kê số lượng dự án đã tham gia

Số lượng dự án xây dựng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 5 Biểu đồ biểu thị số lượng dự án đã tham gia

Nhận xét: Trong số đối tượng cơ quan nhà nước thực hiện khảo sát có 91 đối tượng chiếm 54,5% đã từng tham gia trên 10 dự án liên quan đến công tác đền bù, GPMB Bên cạnh đó có không ít đối tượng đã từng tham gia từ 06 đến 10 dự án liên quan đến công tác đền bù, GPMB chiếm tỷ trọng 31,74% Điều này chứng tỏ các đối tượng tham gia khảo sát có nhiều kinh nghiệm về đền bù, GPMB

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 32

4.2.5 Loại dự án xây dựng đã và đang tham gia:

Bảng 4 6 Bảng thống kê loại dự án tham gia

Loại dự án Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 6 Biểu đồ biểu thị loại dự án tham gia

Nhận xét: Trong kết quả khảo sát, có đến 71,3% đối tượng khảo sát đã và đang tham gia dự án cầu đường/ thủy lợi và 24,6% tham gia dự án bệnh viện trường học Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đề tài nghiên cứu các dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng tham gia các loại dự án khác

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 33

4.2.6 Tổ chức lập kế hoạch thực hiện công tác đền bù, GPMB:

Bảng 4 7 Bảng thống kê tình hình lập kế hoạch đền bù, GPMB

Kế hoạch đền bù, GPMB Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 7 Biểu đồ biểu thị tình hình lập kế hoạch đền bù, GPMB

Nhận xét: Như kết kết quả khảo sát trên biểu đồ, tỷ lệ cơ quan, đơn vị có hoặc không có lập kế hoạch đền bù, GPMB cho từng dự án cụ thể là gần như nhau Như vậy, chưa thể chỉ rõ nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ đền bù, GPMB Điều này phản ánh tính cần thiết của nghiên cứu này Từ đó tìm ra phương hướng đúng đắn để có kế hoạch thực hiện sắp tới cho phù hợp Đồng thời, đưa ra yêu cầu lập kế hoạch thực hiện cho mỗi dự án cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 34

Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu người dân

4.3.1 Tài sản thuộc diện bồi thường, GPMB loại dự án:

Bảng 4 8 Bảng thống kê tài sản thuộc diện GPMB loại dự án

Tài sản thuộc diện, đền bù, GPMB của dự án Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 8 Biểu đồ biểu thị tài sản thuộc diện GPMB loại dự án

Nhận xét: Từ biểu đồ mô tả, nhận thấy có đến 59,42 đối tượng người dân bị ảnh hưởng đền bù, GPMB để thực hiện dự án cầu đường/ thủy lợi và 40,58% tham gia dự án bệnh viện trường học Các dự án đầu tư công nhà nước ta chủ yếu là các dự án với mục tiêu phục vụ an sinh xã hội như đường giao thông, thủy lợi và bệnh viện trường học,…Do đó, kết quả này tăng tính phù hợp cho đề tài Người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án này cũng có cái nhìn khác hơn so với các dự án mục tiêu phát triển kinh tế nhà nước, tư nhân

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 35

4.3.2 Trạng thái nhận tiện bồi thường, GPMB:

Bảng 4 9 Bảng thống kê trạng thái nhận tiền bồi thường

Trạng thái nhận tiền bồi thường, GPMB Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Hình 4 9 Biểu đồ biểu thị kê trạng thái nhận tiền bồi thường

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 66,67% người dân chưa nhận được tiền đền bù, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bàn giao thực hiện dẫn đến việc chậm trễ trong việc trao tiền đền bù Đây là đối tượng hiểu và cảm nhận sâu sắc, toàn diện hơn những yếu tố tác động đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), góp phần tăng độ tin cậy và chính xác cho nghiên cứu.

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 36

4.3.3 Nguyên nhân chưa nhận tiền bồi thường, GPMB:

Bảng 4 10 Bảng thống kê nguyên nhân chưa nhận tiền

Nguyên nhân chưa nhận tiền Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)

Dự án đang tiến hành thực hiện 18 39,1 39,1 Điều chỉnh đơn giá/ kế hoạch đền bù 4 8,7 47,8

Vướng thủ tục pháp lý 5 10,9 58,7

Tôi chưa thống nhất phương án

Hình 4 10 Biểu đồ biểu thị nguyên nhân chưa nhận tiền

Nhận xét: Có nhiều nguyên nhân người dân trong khảo sát này chưa nhận được tiền đền bù, GPMB Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất 41,30 % là lý do chưa thống nhất phương án (đơn giá, chính sách,…) Cho thấy việc thực hiện khảo sát này nhằm xác định chính xác các nguyên nhân để có phương án nâng cao hiệu quả sắp tới

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 37

Kiểm định độ tin cậy thang đo

Kiểm định thang đo cho các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB các dự án xây dựng sử dụng vốn đầu từ công tại Tp.HCM Mục đích của việc kiểm tra thang đo là kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của thang đo trước khi phân tích dữ liệu

Bảng 4 11 Hệ số Cronbach’s Alpha

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Nhận xét: Trong bảng 4.11 ta thấy hệ số Cronbach's Alpha là 0.904 phù hợp với lý thuyết là “Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt” Do đó thang đo này có độ tin cậy cao phù hợp cho nghiên cứu

Bảng 4 12 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng yếu tố

Code Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB

Cronbach's Alpha if Item Deleted

CS01 Các quy định và chính sách tái định cư 0,096 0,905

CS02 Các quy định và chính sách bồi thường,

CS03 Tính thống nhất của các văn bản pháp luật 0,459 0,901

CS04 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn 0,292 0,903

CS05 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng 0,261 0,904

CS06 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm 0,164 0,905

CS07 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền 0,318 0,903

CS08 Thủ tục bồi thường, GPMB phức tạp 0,319 0,903

CS09 Chính sách quan tâm, thăm hỏi sau khi thực hiện bồi thường, GPMB 0,372 0,903

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 38

Code Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Ngân sách chi trả cho việc bồi thường,

GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch

TC02 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm 0,346 0,903

TC03 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án 0,404 0,902

Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu

(≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

Kinh nghiệm ước tính ngân sách dành cho công tác bồi thường, GPMB để lập kế hoạch vốn thực hiện đền bù

TC06 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án 0,483 0,901

Người dân thay đổi lập trường (đồng ý sang không đồng ý) khi bị tác động từ những người xung quanh (người thân, bạn bè, hàng xóm)

Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…) 0,154 0,905

Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời)

CD04 Nhận thức pháp luật về bồi thường, tái định cư của người dân bị thu hồi -0,106 0,909

CD05 Trình độ dân trí của người dân bị thu hồi -0,264 0,911

Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công

CD07 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế

- xã hội, tập quán của địa phương 0,384 ,902

CD08 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương 0,200 0,904

CD09 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở 0,176 0,905

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 39

Code Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB

Cronbach's Alpha if Item Deleted

CD10 Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án 0,308 0,903

Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất giải phóng mặt bằng

TD02 Ranh giới đất giữa các hộ liền kề không rõ ràng 0,641 0,899

TD03 Nguồn gốc đất không rõ ràng 0,615 0,900

TH01 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường, GPMB 0,435 0,902

TH02 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư 0,270 0,904

TH03 Dự án được thanh tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất 0,512 0,901

TH04 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù, GPMB chậm trễ 0,621 0,899

Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật của cán bộ thực thi kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù

TH06 Hỗ trợ các thủ tục xin phép sửa chữa, xây mới, di dời đồng hồ điện, nước 0,312 0,904

TH07 Sự phối hợp của đơn vị quản lý dự án và đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB 0,440 0,902

TH08 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp 0,545 0,901

TH09 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường 0,473 0,901

TH10 Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,… 0,677 0,899

TH11 Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về GPMB 0,578 0,900

TH12 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh 0,525 0,900

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 40

Code Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB

Cronbach's Alpha if Item Deleted

TH13 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc 0,648 0,899

TH14 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương 0,657 0,899

TH15 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB 0,572 0,900

Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện quyết đoán, triệt để

TH17 Hồ sơ bồi thường sai lệch, thiếu xót 0,178 0,904

TH18 Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành 0,604 0,899

TH19 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn 0,630 0,899

TH20 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại

Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân

- Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha từng biến trình bày tỏng bảng 4.12 > 0,8

Để tránh loại trừ các biến quan trọng đối với nghiên cứu, tiến hành kiểm định lại thang đo theo từng nhóm, cụ thể: Kiểm định thang đo với nhóm yếu tố chính sách pháp lý.

Bảng 4 13 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm chính sách pháp lý

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 41

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,651 > 0,6.

- Có 02 biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3: CS03, CS08 Còn lại đều lớn hơn 0,3 nên tiến hành loại 02 biến đó và kiểm định lại.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến còn lại (trừ CS03, CS08) đều nhỏ hơn 0,651 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm).

Kiểm định lại thang đo nhóm các yếu tố chính sách pháp lý:

Bảng 4 14 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm chính sách pháp lý lần 2

Cronbach's Alpha if Item Deleted

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 42

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,685 > 0,6.

- Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến đều nhỏ hơn 0,685 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm). b) Kiểm định thang đo nhóm các yếu tố Tài chính:

Bảng 4 15 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm tài chính

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,740 > 0,6.

- Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3.

- Hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm là 0,740 cho thấy thang đo nhóm các yếu tố Cộng đồng có độ tin cậy cao Khi loại bỏ từng biến trong nhóm, hệ số Cronbach’s Alpha tương ứng đều nhỏ hơn 0,740, điều này chứng tỏ tất cả các biến trong nhóm đều có đóng góp đáng kể vào độ tin cậy chung của thang đo.

Bảng 4 16 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm cộng đồng

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 43

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,715 > 0,6.

- Có 02 biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3: CD04, CD05 Còn lại đều lớn hơn 0,3 nên tiến hành loại 02 biến đó và kiểm định lại.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến còn lại (trừ CD04, CD05) đều nhỏ hơn 0,715 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm).

Kiểm định lại thang đo nhóm các yếu tố Cộng đồng:

Bảng 4 17 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm cộng đồng lần 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 44

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,792 > 0,6.

- Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến đều nhỏ hơn 0,792 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm). d) Kiểm định thang đo nhóm các yếu tố Thửa đất:

Bảng 4 18 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm thửa đất

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,626 > 0,6.

- Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến đều nhỏ hơn 0,626 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm). e) Kiểm định thang đo nhóm các yếu tố Tổ chức thực hiện:

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 45

Bảng 4 19 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm tổ chức thực hiện

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,919 > 0,6.

- Có 01 biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3: TH17 Còn lại đều lớn hơn 0,3 nên tiến hành loại 01 biến đó và kiểm định lại.

- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm của các biến còn lại (trừ TH17) đều nhỏ hơn 0,919 (hệ số Cronbach’s Alpha tổng của nhóm).

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 46

Kiểm định lại thang đo nhóm các yếu tố Tổ chức thực hiện:

Bảng 4 20 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm tổ chức thực hiện lần 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Kết quả hệsố Cronbach’s Alpha tổng của nhóm = 0,925 > 0,6.

- Các hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3.

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 47

Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Tp.HCM sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm yếu tố đánh giá hiệu quả công tác đền bù, GPMB dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Tp.HCM cho thấy giá trị hệ số Cronbach’s Alpha tổng của cả thang đo là 0,925, đây là con số đạt ngưỡng chấp nhận được Điều này cho thấy thang đo nhóm các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác đền bù, GPMB dự án xây dựng sử dụng vốn đầu tư công tại Tp.HCM có độ tin cậy cao, có thể sử dụng để đo lường các yếu tố đánh giá hiệu quả công tác đền bù, GPMB.

Bảng 4 21 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm Hiệu quả công tác GPMB

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

- Qua kết quả kiểm định thang đo loại đi 05 biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 gồm: CS03, CS08, CD04, CD05, TH17.

- Kết quả kiểm định lại thang đo sau khi loại các yếu tố trên cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có liên hệ chặt chẽ với nhau nên tiến hành phân tích dữ liệu các bước tiếp theo.

Xếp hạng các yếu tố theo giá trị trung bình

Bảng 4 22 Bảng xếp hạng trị trung bình của các yếu tố

CD08 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương 4,708 1

CD06 Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 48

CD03 Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời)

CD02 Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…)

CD07 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương 4,534 5

CS06 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm 4,517 6

CS02 Các quy định và chính sách bồi thường,

TH03 Dự án được thanh tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất 4,492 7

TC02 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm 4,487 9

CS01 Các quy định và chính sách tái định cư 4,462 10

CD01 Người dân thay đổi lập trường (đồng ý sang không đồng ý) khi bị tác động từ những người xung quanh (người thân, bạn bè, hàng xóm)

CS07 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền 4,436 12

CS05 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng 4,415 13

TD01 Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất GPMB 4,407 14

TC03 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án 4,394 15

CD10 Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án 4,390 16

TC01 Ngân sách chi trả cho việc bồi thường, GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch 4,360 17

CS04 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn 4,314 18

TH01 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường, GPMB 4,284 19

TH08 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp 4,280 20

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 49

CD09 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở 4,275 21

TC05 Kinh nghiệm ước tính ngân sách dành cho công tác bồi thường, GPMB để lập kế hoạch vốn thực hiện đền bù

TC04 Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥

02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

TC06 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án 4,191 24

TH11 Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về GPMB 4,157 25

TD03 Nguồn gốc đất không rõ ràng 4,131 26

TH07 Sự phối hợp của đơn vị quản lý dự án và đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB 4,076 27

TH06 Hỗ trợ các thủ tục xin phép sửa chữa, xây mới, di dời đồng hồ điện, nước 4,051 28

TH13 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc 4,051 28

TD02 Ranh giới đất giữa các hộ liền kề không rõ ràng 4,047 30

TH19 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn 4,017 31

TH10 Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,… 4,017 31

TH04 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù, GPMB chậm trễ 3,979 33

TH14 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương 3,958 34

TH20 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại

Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân

CS09 Chính sách quan tâm, thăm hỏi sau khi thực hiện bồi thường, GPMB 3,775 36

TH16 Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện quyết đoán, triệt để 3,758 37

TH09 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường 3,716 38

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 50

TH05 Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật của cán bộ thực thi kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù

TH12 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh 3,547 40

TH18 Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành 3,381 41

TH15 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB 3,356 42

TH02 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư 3,203 43

Yếu tố “Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương” xếp hạng 1 (Mean = 4,708) Khi thực hiện dự án cần quan tâm đến phong tục tập quán, tính cách người dân địa phương để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân Từ đó, đưa ra chính sách, phương án thực hiện phù hợp Như vậy, sẽ làm tăng tính khả quan, nâng cao hiệu quả công tác vận động, GPMB

Yếu tố “Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công” xếp hạng 2 (mean = 4,661) Niềm tin người dân trong các dự án nguồn vốn đầu tư công rất quan trọng, khi có niềm tin vào chính quyền, nhà nước thì người dân sẵn sàng đồng ý bàn giao mặt bằng trước để thi công, sau đó bổ sung thủ tục đền bù Yếu tố này phản ảnh đầy đủ và khách quan quá trình vận động người dân bàn giao mặt bằng

Chính sách đền bù hợp lý đảm bảo thu nhập trước và sau di dời đóng vai trò quan trọng trong tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) Các hộ sản xuất, kinh doanh đặc biệt quan tâm đến vấn đề tài chính trước khi bàn giao mặt bằng Chính sách đền bù thỏa đáng, giúp cân đối thu nhập, là yếu tố thúc đẩy sự đồng thuận và hợp tác của người dân trong quá trình GPMB.

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 51

Yếu tố “Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…)” xếp hạng 4 (Mean = 4,542) Các phúc lợi xã hội đi kèm giúp người dân cảm thấy được quan tâm, hỗ trợ đến đời sống Trên tinh thần đó, họ cũng mạnh dạng ủng hộ triển khai thực hiện dự án

Yếu tố “Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương” xếp hạng 5 (Mean = 4,534) Quá trình khảo sát lập quy hoạch, dự án càng quan tâm sâu sắc đến sự phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương thì tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng càng được đẩy nhanh.

Kiểm tra Spearman rank correlation (Kiểm tra tương quan xếp hạng)

Ban QLDA và Ban bồi thường, GPMB

Cơ quan QLNN, CQĐP Người dân Mean Rank Mean Rank Mean Rank

CD08 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương

Lòng tin của người dân đối với việc thu hồi đất, bồi thường GPMB để thực hiện dự án đầu tư công

Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời)

Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng

(miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…)

CD07 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương

CS06 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm 4,462 10 4,419 10 4,696 5

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 52

Ban QLDA và Ban bồi thường, GPMB

Cơ quan QLNN, CQĐP Người dân Mean Rank Mean Rank Mean Rank

CS02 Các quy định và chính sách bồi thường, GPMB 4,430 12 4,554 4 4,507 15

TH03 Dự án được thanh tra, kiểm toán định kỳ và đột xuất 4,527 4 4,338 15 4,609 9

TC02 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm 4,473 8 4,473 8 4,522 14

CS01 Các quy định và chính sách tái định cư 4,344 16 4,581 3 4,493 18

Người dân thay đổi lập trường (đồng ý sang không đồng ý) khi bị tác động từ những người xung quanh

CS07 Sự chồng chéo quy hoạch của các cấp chính quyền 4,333 17 4,405 11 4,609 10

CS05 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng

TD01 Tỷ lệ đất phi nông nghiệp

(thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất GPMB

TC03 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án

CD10 Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án 4,527 5 4,351 14 4,246 32

Ngân sách chi trả cho việc bồi thường, GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch

CS04 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn 4,258 19 4,257 18 4,449 21

TH01 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường, GPMB

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 53

Ban QLDA và Ban bồi thường, GPMB

Cơ quan QLNN, CQĐP Người dân Mean Rank Mean Rank Mean Rank

TH08 Tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án ở các khâu, các cấp

CD09 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở 4,398 14 4,324 16 4,058 36 TC05

Kinh nghiệm ước tính ngân sách dành cho công tác bồi thường, GPMB để lập kế hoạch vốn thực hiện đền bù

Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

TC06 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án

TH11 Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về GPMB

TD03 Nguồn gốc đất không rõ ràng 4,000 28 4,041 24 4,406 30

TH07 Sự phối hợp của đơn vị quản lý dự án và đơn vị thực hiện bồi thường, GPMB

TH06 Hỗ trợ các thủ tục xin phép sửa chữa, xây mới, di dời đồng hồ điện, nước

TH13 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc 3,903 30 3,892 28 4,420 25

TD02 Ranh giới đất giữa các hộ liền kề không rõ ràng 3,925 29 3,797 31 4,478 20

TH19 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn 3,849 31 3,838 29 4,435 23

TH10 Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,…

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 54

Ban QLDA và Ban bồi thường, GPMB

Cơ quan QLNN, CQĐP Người dân Mean Rank Mean Rank Mean Rank

TH04 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù, GPMB chậm trễ

TH14 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương

TH20 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân

CS09 Chính sách quan tâm, thăm hỏi sau khi thực hiện bồi thường, GPMB

TH16 Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện quyết đoán, triệt để

TH09 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường 3,699 37 3,703 34 3,754 40

Tinh thần trách nhiệm, tuân thủ quy định pháp luật của cán bộ thực thi kiểm kê, kiểm đếm, lập phương án đền bù

TH12 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh

TH18 Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành

TH15 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng

TH02 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 55

Bảng 4 24 Bảng kết quả kiểm tra tương quan xếp hạng

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

- Kết quả tính toán tương quan xếp hạng giữa Ban QLDA và Ban bồi thường GPMB (gọi tắt là nhóm 1), Cơ quan QLNN và CQĐP (gọi tắt là nhóm 2) với người dân (gọi tắt là nhóm 3) kết quả các hệ số Sig < 0,05 cho thấy có sự tương quan xếp hạng giữa các nhóm, cụ thể như sau:

- Nhóm 1 (Ban QLDA và Ban bồi thường GPMB) là những đơn vị trực tiếp triển khai thực hiện quản lý dự án, tổ chức giám sát thực hiện, đeo bám xuyên suốt quá trình thực hiện công tác đền bù, GPMB Đối với nhóm 2 (Cơ quan QLNN và CQĐP) là những đơn vị gián tiếp thực hiện thông qua việc phối hợp, hỗ trợ vận động, giải quyết các vướng mắc phát sinh, thẩm định, phê duyệt chính sách, các quy định liên quan Tuy đứng ở các góc nhìn, vai trò trực tiếp, gián tiếp khác nhau nhưng tác giả nhận thấy nhóm 1 và nhóm 2 có sự đồng thuận quan điểm rất cao với hệ số tương quan xếp hạng Spearman 0,952 Điều này cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong bộ máy nhà nước thực hiện đền bù, GPMB Các vấn đề liên quan đền bù, GPMB được bàn bạc, giải quyết, nắm bắt thông tin giữa các bên thông qua các cuộc họp, văn bản trao đổi Qua đó các bên tham gia thực hiện dù ở vị trí trực tiếp hay gián tiếp dễ dàng nắm bắt các vướng mắc, khó khăn

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 56

- Tuy nhiên, với kết quả phân tích trên, cho thấy nhóm 3 (người dân) là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng, tác động của việc GPMB để thực hiện dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công, chưa hoàn toàn thống nhất quan điểm với nhóm 1 và nhóm 2 thông qua hệ số tương quan xếp hạng Spearman tương ứng lần lượt là 0,596 và 0,579 Trong đó, có một số yếu tố cho thấy sự chênh lệch rõ rệt quan điểm nhóm 3 với 2 nhóm còn lại như: Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, học phí, sử dụng điện miễn phí,…), Vị trí khu tái định cư so với khu vực trung tâm, nơi ở cũ, nơi làm việc,…, Cộng đồng dân cư được tham gia lấy ý kiến trước khi ra các quyết định về GPMB,… Các yếu tố này được người dân đánh giá xếp hạng cao, ngược lại cơ quan nhà nước đánh giá ở thứ hạng rất thấp Với kết quả này cho thấy các cơ quan nhà nước chưa thực sự có thái độ quan tâm, chia sẻ đúng mức, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân trong vùng dự án Do đó, trong phương hướng sắp tới, các vấn đề này cần được lãnh đạo các cấp xem xét, chú trọng cải thiện, nâng cao trong quá trình tổ chức thực hiện công tác đền bù, GPMB dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công

Như vậy, kết quả phản ánh mối liên quan giữa các nhóm đối tượng khảo sát trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giữa các nhóm đối tượng Điều này đủ điều kiện để thực hiện bước phân tích tiếp theo.

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 57

XÁC ĐỊNH YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐỀN BÙ, GPMB CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TP.HCM

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tiến hành phân tích với 43 biến sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo cùng với phương pháp trích Principal components và phép quay Varimax Các yếu tố quan sát sẽ được rút gọn và nhóm theo từng nhóm với nhân tố đại diện

5.1.1 Phân tích nhân tố khám phá cho các yếu tố ảnh hưởng Áp dụng phương pháp loại các dạng biến xấu trong phân tích nhân tố khám phá EFA gồm:

- Biến có hệ số tải Factor Loading nhỏ hơn hệ số tải tiêu chuẩn (đối với nghiên cứu này là 0,4)

- Biến có tải lên hai hay nhiều nhóm nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0,3

- Biến nằm tách biệt duy nhất ở một nhân tố

Tác giả thực hiện kiểm tra các hệ số kiểm định KMO and Bartlett’s Test nằm trong khoảng 0,5 đến 1 với mức ý nghĩa Sig sphải nhỏ hơn 0,05 Sau 4 lần phân tích nhân tố khám phá, tác giả thu thập được kết quả sau: (Đính kèm Phụ lục 2 kết quả từng lần phân tích EFA)

Bảng 5 1 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Nhận xét: Từ bảng 5.1 kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s Test rút ra kết luận sau:

- Hệ số 0,5 < KMO = 0,889 < 1,0 Do đó phân tích nhân tố khám phá EFA có thể được sử dụng cho nghiên cứu này

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 58

- Kiểm định Bartlett’s Test với mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp Vì vậy bác bỏ giả thiết: Các biến không có mối tương quan trong tổng thể

Bảng 5 2 Bảng phần trăm giải thích cho các biến và tổng quan phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 59

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

- Tại Eigenvalue = 1,052 > 1,0 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất

- Tổng phương sai trích được là 61,414% > 50% (Gerbing & Anderson, 1988)

Bảng 5 3 Bảng ma trận xoay kết quả phân tích EFA

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 60

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 61

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 9 iterations

Hệ số tải nhân tố là chỉ số thể hiện mức tương quan giữa các biến quan sát (BQS) và các nhân tố Nghiên cứu cho thấy rằng càng sử dụng các BQS có hệ số tải nhân tố cao (trên 0,4 với cỡ mẫu 250), thì tương quan giữa các BQS càng mạnh.

- Qua kết quả bảng ma trận xoay trong phân tích nhân tố khám phá EFA tác giả tiến hành phân nhóm theo tính chất từng biến được trình bày trong bảng 5.4 sau:

Bảng 5 4 Bảng phân nhóm theo tính chất của biến

Các yếu tố liên quan tổ chức thực hiện

TH18 Tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành TH15 Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB

TH12 Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh TH09 Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường

TH04 Chủ đầu tư không tích cực, chậm trễ trong việc tổ chức đền bù,

GPMB chậm trễ TH19 Dự án có diện tích sử dụng đất lớn

TH06 Hỗ trợ các thủ tục xin phép sửa chữa, xây mới, di dời đồng hồ điện, nước

TH14 Khả năng điều phối, quan hệ của Chủ đầu tư với các cơ quan quản lý tại địa phương

TH20 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Khu tái định cư đầy đủ, đảm bảo nhu cầu người dân TH13 Sự chính xác và cập nhập kịp thời số liệu kiểm kê, đo đạc TH16 Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện quyết đoán, triệt để

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 62

Các yếu tố liên quan đến tài chính, đơn giá

TC02 Giá đền bù thấp so với giá thị trường cùng thời điểm TC03 Đơn giá đất đền bù cao ảnh hưởng chi phí thực hiện dự án

TC01 Ngân sách chi trả cho việc bồi thường, GPMB của dự án phân bổ chậm, thiếu so với kế hoạch

TC05 Kinh nghiệm ước tính ngân sách dành cho công tác bồi thường,

GPMB để lập kế hoạch vốn thực hiện đền bù

TC04 Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá

TC06 Vi phạm trong định giá, áp đơn giá đền bù làm kéo dài thời gian thực hiện dự án

Các yếu tố liên quan đến cộng đồng

CD03 Chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp

(đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời) CD08 Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương

CD07 Sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương

CD02 Các phúc lợi xã hội bù đắp cho người dân bị ảnh hưởng (miễn giảm thuế, miễn giảm học phí, sử dụng điện miễn phí,…)

Các yếu tố liên quan đến chính sách

CS01 Các quy định và chính sách tái định cư CS02 Các quy định và chính sách bồi thường, GPMB

Các yếu tố liên quan đến đặc điểm dự án

CD10 Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án CD09 Tâm lý ngại di chuyển chổ ở

TD01 Tỷ lệ đất phi nông nghiệp (thổ cư, thổ vườn,…) chiếm phần lớn đất giải phóng mặt bằng

Các yếu tố liên quan đến vận dụng chính sách

CS04 Tính phù hợp của văn bản pháp luật so với thực tiễn

CS09 Chính sách quan tâm, thăm hỏi sau khi thực hiện bồi thường,

GPMB CS06 Giải quyết đơn thư, khiếu nại kịp thời và dứt điểm CS05 Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng

Các yếu tố liên quan đến Năng lực kinh nghiệm

TH02 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường, GPMB TH01 Trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của Chủ đầu tư

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 63

Nhận xét: Kết quả từ bảng phân nhóm theo tính chất của các biến cho thấy, dữ liệu giải thích được sự biến thiên của tổng thể các biến là 61,414% và được phân thành

- Nhóm 1 Tổ chức thực hiện (TH): được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác đền bù, GPMB dự án với sự biến thiên của dữ liệu là 22,167% Điều này cho thấy các tiêu chí trong công tác tổ chức thực hiện đền bù, GPMB vô cùng quan trọng Thiếu việc tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bồi thường, GPMB sau khi dự án hoàn thành, Công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng GPMB, Sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc, phát sinh,…sẽ làm hiệu quả bồi thường, GPMB giảm đi và thậm chí đi vào ngõ cụt

- Nhóm 2 Tài chính, đơn giá (TC): Các yếu tố liên quan đến đơn giá, ngân sách, chi phí thực hiện đóng vai trò thứ hai ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB dự án với sự biến thiên của dữ liệu là 9,565% Công tác GPMB ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức Đơn giá đền bù thấp cũng như ngân sách không đảm bảo cho việc chi trả tác động mạnh mẽ đến tâm lý người dân Từ đó sẽ làm chậm tiến trình bồi thường, GPMB

- Nhóm 3 Cộng đồng (CD): Với biến thiên dữ liệu 7,197% các yếu tố liên quan đến phong tục, tập quán, tính cách địa phương đóng vai trò thứ ba ảnh hưởng đến công tác đền bù, GPMB dự án Khi lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương sẽ làm tăng tính khách quan trong công tác dân vận cũng như hiệu quả GPMB

- Nhóm 4 Chính sách pháp lý (CS): được xếp hạng với mức ảnh hưởng thứ tư với biến thiên dữ liệu 6,661% gồm chính sách, quy định tái định cư, bồi thường, GPMB Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng đặc biệt Bởi vì, chính sách, quy định phải được thay đổi cập nhật liên tục phù hợp với thực tiễn để thuận lợi trong các bước triển khai lập hồ sơ bồi thường, GPMB

- Nhóm 5 Đặc điểm dự án (DC): Nhóm nhân tố dân cư có mức độ ảnh hưởng thứ năm đến công tác đền bù, GPMB với biến thiên dữ liệu 5,962% Mật độ dân cư hay tâm lý ngại di chuyển của người dân ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công tác đền bù, GPMB

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 64

Giới thiệu chung

Kết quả kiểm định mô hình đo lường và các thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA thông qua phần mềm AMOS 22

6.1.1 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả phân tích thành 7 nhóm nhân tố được rút trích, các nhân tố này cùng với các biến quan sát đưa vào mô hình CFA (xem hình 6.1) như sau:

- Nhân tố Tổ chức thực hiện (TH): được đo lường bởi các biến TH18, TH15,

TH12, TH09, TH04, TH19, TH06, TH14, TH20, TH13, TH16

- Nhân tố Tài chính (TC): được đo lường bởi các biến TC02, TC03, TC01,

- Nhân tố Cộng đồng (CD): được đo lường bởi các biến CD03, CD08, CD07,

- Nhân tố Chính sách pháp lý (CS): được đo lường bởi các biến CS01, CS02

- Nhân tố dân cư (DC): được đo lường bởi các biến CD10, CD09, TD01

- Nhân tố Vận dụng chính sách (VD): được đo lường bởi các biến CS04, CS09,

- Nhân tố Năng lực – kinh nghiệm (NL): được đo lường bởi các biến TH02,

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 66

Hình 6 1 Mô hình CFA ban đầu

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 67

Hình 6 2 Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chưa chuẩn hóa

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 68

Hình 6 3 Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chuẩn hóa

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 69

Bảng 6 1 Bảng giá trị giới hạn

Giá trị giới hạn Kết quả phân tích Đánh giá

CMIN/df ≤ 2 CMIN/df = 2,339 > 2 không thỏa

0,9 ≤ GFI ≤ 1: tốt GFI = 0,724 ≤ 0,9 không thỏa

0,9 ≤ CFI ≤ 1: tốt CFI = 0,792 ≤ 0,9 không thỏa

0,9 ≤ TLI ≤ 1: tốt TLI = 0,769 ≤ 0,9 không thỏa

RMSEA ≤ 0,05 được xem là rất tốt;

0,05 – 0,08: chấp nhận RMSEA=0,075 > 0,05 không thỏa PCLOSE ≥ 0,05 PCLOSE = 0,000 < 0,05 không thỏa

Kết quả phân tích ban đầu các hệ số điều không thỏa nên cần được hiệu chỉnh

Do đó dùng các phương pháp bổ sung mối tương quan giữa các sai số, loại bỏ các mối quan hệ tương quan nhỏ, xóa các biến có chỉ số MI lớn (Đính kèm kết quả các bước trong Phụ lục 3) Ta được kết quả mô hình hoàn chỉnh (xem hình 6.4) như sau:

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 70

Hình 6 4 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 71

Hình 6 5 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 72

Bảng 6 2 Bảng Kết quả đánh giá giá trị giới hạn

Giá trị giới hạn Kết quả phân tích Đánh giá

CMIN/df ≤ 2 CMIN/df = 1,469 < 2 thỏa

RMSEA ≤ 0,05 được xem là rất tốt;

Bảng 6 3 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 73

Bảng 6 4 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh

TH18 < - TH 0,873 TH15 < - TH 0,833 TH12 < - TH 0,790 TH09 < - TH 0,747 TH04 < - TH 0,818 TH16 < - TH 0,680 TC02 < - TC 0,596 TC03 < - TC 0,597 TC01 < - TC 0,627 TC05 < - TC 0,563 TC06 < - TC 0,521 CD03 < - CD 0,721 CD08 < - CD 0,405 CD07 < - CD 0,781 CS01 < - CS 0,910 CS02 < - CS 0,888 CD10 < - DC 0,644 CD09 < - DC 0,440 TD01 < - DC 0,505 CS04 < - VD 0,502 CS09 < - VD 0,651 CS06 < - VD 0,456 CS05 < - VD 0,430

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 74

TH02 < - NL 0,540 TH01 < - NL 0,526 HQ1 < - HQ 0,561 HQ2 < - HQ 0,404 HQ3 < - HQ 0,865 HQ4 < - HQ 0,673 TH20 < - TH 0,628

Các trọng số chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều mang ý nghĩa thống kê quan trọng (p-value < 0,05) Điều này chỉ ra rằng các trọng số này có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình hồi quy, do đó góp phần vào độ hội tụ và độ chính xác của mô hình.

Bảng 6 5 Bảng hiệp phương sai (Covariance)

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 75

Bảng 6 6 Bảng hệ số tương quan (Correlations)

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 76

Bảng 6 7 Bảng giá trị phương sai (Variance)

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 77

Xây dựng mô hình SEM

Dựa trên các bài báo nghiên cứu trước đây và ý kiến tham khảo từ các chuyên gia cũng như qua đối chiếu thực tế, tác giả đưa ra các giả thuyết sau:

- Giả thiết 1 (H1): “TH: Tổ chức thực hiện (diện tích sử dụng đất lớn)” ảnh hưởng đến “TC: Tài chính (Đơn giá đền bù cao, Ngân sách chi trả thiếu)”

- Giả thiết 2 (H2): “TH: Tổ chức thực hiện (Tổng kết rút kinh nghiệm)” ảnh hưởng đến “NL: Năng lực, kinh ghiệm (Kỹ năng, kinh nghiệm)”

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 78

- Giả thiết 3 (H3): “TH: Tổ chức thực hiện (Sự hỗ trợ cơ quan nhà nước giải quyết các vướng mắc, phát sinh)” ảnh hưởng dương đến “VD: Vận dụng chính sách (giải quyết đơn thư khiếu nại)”

- Giả thiết 4 (H4): “DC: Dân cư (Tỷ lệ đất phi nông nghiêp)” ảnh hưởng đến

“TC: Tài chính (Đơn giá đề bù cao)”

- Giả thiết 5 (H5): “CD: Cộng đồng (phúc lợi xã hội, đền bù các hộ sản xuất, kinh doanh)” ảnh hưởng đến “CS: Chính sách pháp lý (Quy định, chính sách)”

- Giả thiết 6 (H6): “CD: Cộng đồng (phúc lợi xã hội, đền bù các hộ sản xuất, kinh doanh)” ảnh hưởng đến “DC: Dân cư (Tâm lý ngại di chuyển chổ ở)”

Giả thiết 7 cho rằng việc thực hiện chính sách (gồm tính phù hợp thực tiễn của bản pháp luật, chính sách thăm hỏi sau giải phóng mặt bằng) ảnh hưởng đến cộng đồng (phong tục, tập quán và tính cách người dân).

- Giả thiết 8 (H8): “CS: Chính sách pháp lý (Quy định, chính sách)” ảnh hưởng đến “VD: vận dụng chính sách (Chính sách khen thưởng, phù hợp thực tiễn)”

- Giả thiết 9 (H9): “NL: Năng lực, kinh ghiệm (Trình độ chuyên môn, kỹ năng)” ảnh hưởng đến “HQ: Hiệu quả công tác đền bù, GPMB)”

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 79

Hình 7 2 Mô hình SEM chưa chuẩn hóa

Hình 7 3 Mô hình SEM chuẩn hóa

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 80

Bảng 7 1 Kết quả phân tích mô hình SEM

Giá trị giới hạn Kết quả phân tích Đánh giá

CMIN/df ≤ 2 CMIN/df = 1,490 < 2 thỏa

0,9 ≤ GFI ≤ 1: tốt GFI = 0,854 ≥ 0,8 Chấp nhận

RMSEA ≤ 0,05 được xem là rất tốt;

Bảng 7 2 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 81

6.2.2 Giải thích các mối tương quan:

Dựa trên kết quả thu được từ mô hình, tác giả rút ra nhận xét, nhân tố “NL: Năng lực, kinh nghiệm” ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đến “HQ: Hiệu quả công tác đền bù, GPMB” với trọng số 0,90 Thực tế cho thấy, Chủ đầu tư và Ban bồi thường GPMB là những đơn vị trực tiếp, xuyên suốt từ đầu dự án đến kết thúc quá trình thực hiện công tác đền bù, GPMB nên trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của các đơn vị này chi phối khá nhiều đến hiệu quả đền bù, GPMB thông qua các công tác như: kiểm kê, đo đạc, lập hồ sơ bồi thường, trình duyệt giá, tiếp xúc, vận động, tuyên truyền, quan tâm thăm hỏi sau bồi thường, GPMB,…Đồng thời, cũng chính đơn vị này là cầu nối giữa các bên liên quan trong dự án với nhau, giữa chính quyền địa phương và người dân… Như vậy, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người thực hiện bồi thường, GPMB và chủ đầu tư càng cao thì tiến độ thực hiện công tác đền bù, GPMB càng được cải thiện

Nhân tố “TH: Tổ chức thực hiện” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mô hình, tác động đến nhiều nhân tố khác: vận dụng chính sách với trọng số 0,35, năng lực kinh nghiệm với trọng số 0,67, tài chính với trọng số 0,29 Nhìn chung, trong quá trình tổ chức thực hiện đền bù, GPMB dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 82 sẽ có nhiều phát sinh, vướng mắc liên quan vấn đề tài chính, việc vận dụng chính sách pháp lý Sau mỗi quá trình giải quyết các vấn đề này thì kỹ năng, kinh nghiệm của các cán bộ càng được củng cố Như vậy, tổ chức thực hiện càng nhiều dự án thì năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của các cán bộ càng được nâng cao và việc vận dụng chính sách càng linh hoạt phù hợp thực tế

Tỷ lệ đất phi nông nghiệp trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) tác động mạnh tới đơn giá đền bù và chi phí thực hiện dự án do đơn giá đất phi nông nghiệp cao hơn đất nông nghiệp Tuy nhiên, đối với dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công, yếu tố tài chính không phải là yếu tố quyết định đến tiến độ đền bù, GPMB Thay vào đó, yếu tố "tổ chức thực hiện và năng lực kinh nghiệm" đóng vai trò quan trọng nhất, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần lưu ý khi triển khai công tác đền bù, GPMB.

Nhân tố “CD: cộng đồng” tác động mạnh đến nhân tố “DC: dân cư” với trọng số 0,59, Nhân tố “DC: dân cư” tác động lớn đến “TC: tài chính” với trọng số 0,81 Nhân tố “CD: cộng đồng” được định nghĩa bởi các yếu tố: phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương, sự phù hợp quy hoạch với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương, chính sách đền bù đối với các hộ sản xuất, kinh doanh phù hợp (đảm bảo cân đối thu nhập trước và sau khi di dời) Hình dung theo sơ đồ ta thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Những hộ dân sản xuất, kinh doanh (cộng đồng) thường có tâm lý ngại di chuyển (dân cư) đến vị trí mới vì nó ảnh hưởng đến thu nhập, kinh tế

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 83 gia đình Do đó, cần có chính sách đề bù thỏa đáng cho các hộ đảm bảo thu nhập trước sau GPMB cho các hộ này Muốn làm được như vậy thì chi phí thực hiện dự án sẽ rất cao (tài chính) Như vậy, dự án càng có nhiều hộ sản xuất kinh doanh thì tâm lý di chuyển chổ ở của người dân trong vùng ảnh hưởng dự án càng lớn, chi phí thực hiện dự án càng cao Dựa trên kết quả này, muốn nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, giải tỏa cần xem xét, cân nhắc lựa chọn vị trí, diện tích quy hoạch phù hợp, giảm tối đa số hộ dân trong vùng dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh để hạn chế hiệu ứng tâm lý ngại di chuyển chổ ở mới Qua đó, tăng tính khả quan trong thực hiện công tác đền bù, GPMB

Nhân tố “CD: cộng đồng” tác động tương đối lớn đến nhân tố “CS: chính sách” với trọng số 0,26 Trong quá trình thực hiện, phong tục tập quán của người dân cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương tác động đến chính sách rất nhiều, chính sách mỗi ngày càng phải thay đổi để phù hợp với thực tế Do đó Cộng đồng ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi, cập nhật chính sách Tuy nhiên, trên thực tế quy trình ban hành pháp luật hiện nay, các chính sách, quy định thường được ban hành, cập nhật điều chỉnh chậm trễ Thậm chí thường xuyên không thông qua ý kiến của người dân Nhân tố “CS: chính sách” tác động lớn đến nhân tố “VD: Vận dụng chính sách” với trọng số 0,41 Các chính sách, quy định pháp luật càng phù hợp thực tế, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực sẽ giúp việc áp dụng các chính sách, quy định này càng linh hoạt, hiệu quả hơn

Nhìn chung, các nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng tác động đến hiệu quả công tác đền bù, GPMB thông qua nhiều mối quan hệ bằng các hình thức trực tiếp, gián tiếp như đã phân tích bên trên Các cơ quan đơn vị cần nhìn nhận và nắm bắt các mối quan hệ này để có kế hoạch, phương án thực hiện thực tế phù hợp

HVTH: TRẦN CHÍ NGUYÊN – 1970483 Trang 84

Ngày đăng: 31/07/2024, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] M. Quân, "Thành phố Hồ Chí Minh vướng giải phóng mặt bằng, 75% dự án giao thông chậm tiến độ," Lao động. (27.05.2020) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Hồ Chí Minh vướng giải phóng mặt bằng, 75% dự án giao thông chậm tiến độ
[2] L. Anh, "Thành phố Hồ Chí Minh giảm vốn hàng ngàn tỷ đồng các dự án vướng giải phóng mặt bằng," Bất động sản Việt Nam.(18/02/2020) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Hồ Chí Minh giảm vốn hàng ngàn tỷ đồng các dự án vướng giải phóng mặt bằng
[4] P. D. Jothi Saravanan Thiyagarajan, "Improving Economic Conditions of Project-Affected People: Case study on Resettlement and Rehabilitation" Case study, pp. 44-5, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improving Economic Conditions of Project-Affected People: Case study on Resettlement and Rehabilitation
[5] P. V. C. Aboda, P. Byakagaba, F. Mugagga, G. Nabanoga, T. F. Ruguma and P. Mukwaya, "Socio-economic Consequences of Displacement and Resettlement:A case on the Planned Oil-refinery-development Project in the Albertine Region of Uganda" Oxford University Pres, pp. 225-249, 03-2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Socio-economic Consequences of Displacement and Resettlement: A case on the Planned Oil-refinery-development Project in the Albertine Region of Uganda
[6] A. A. Reddy, "Involuntary Resettlement as an Opportunity for Development: The case of Urban Resettlers of the New Tehri Town, Journal of Land and Rur"ournal of Land and Rural Studies, pp.1-25, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Involuntary Resettlement as an Opportunity for Development: The case of Urban Resettlers of the New Tehri Town, Journal of Land and Rur
[7] A. S. Nikuze, R. Flacke, J. v. Maarseveen and Martin, "Livelihood impacts of displacement and resettlement on informal households – A case study from Kigali, Rwanda," Habitat International, pp. 38-47, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Livelihood impacts of displacement and resettlement on informal households – A case study from Kigali, Rwanda
[8] Y. Chu and Z. L. Alliance, "Large - Scale Land Acquisition, Displacement and Resettlement in Zambia" Policy Brief, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Large - Scale Land Acquisition, Displacement and Resettlement in Zambia
[9] E. D. Oruonye, "An Assessment of the Socio-Economic Impact of Urban Development-Induced Resettlement Scheme in Nigerian: A case study of the Nyamusala-ATC Road Construction in Jalingo Metropolis, Taraba state"International Review of Social Sciences and Humanities, pp. 1-9, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Assessment of the Socio-Economic Impact of Urban Development-Induced Resettlement Scheme in Nigerian: A case study of the Nyamusala-ATC Road Construction in Jalingo Metropolis, Taraba state
[10] V. T. Nam và N. V. Tuấn, "Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp," Tạp chí công thương, pp. 292-301, 12-2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
[11] T.N.P.Minh, "Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: nghiên cứu từ Dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh," Đại học kinh tế TPHCM, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: nghiên cứu từ Dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
[12] N. L. Hương, "Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hổ trợ và tái định cư trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội," Đại học xây dựng, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hổ trợ và tái định cư trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
[13] G. T. Đ. T. X. Mai, "Một số vấn đề cần làm rõ xung quanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng," Đại học giao thông vận tải, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần làm rõ xung quanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng
[14] N. M. Hùng và T. Q. Cường, "Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù, giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ," Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng - Học viện ngân hàng, số 17, pp. 228-252, 10-2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hành vi sử dụng tiền đền bù, giải phóng mặt bằng của hộ gia đình nông thôn Bắc Bộ
[15] N. N. Sơn, "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội," Đại học Khoa học tự nhiên - Chuyên ngành Quản lý đất đai, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
[16] L. T. Nhung, "Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất," Dân chủ &amp; pháp luật, pp. 51-54, 10-2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất
[17] L. T. T. Huyền, "Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai năm 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội," Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai năm 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
[18] K. V. Doanh, "Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng nhóm nhà ở Tây nam Mễ Trì tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội," Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng nhóm nhà ở Tây nam Mễ Trì tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
[19] N. S. Thắng (2019), "Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng," Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Tác giả: N. S. Thắng
Năm: 2019
[20] C. Đ. Lợi, "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường GPMB tại khu đô thị Mai Trai – Nghĩa Phủ , thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội," Đại học Lâm nghiệp, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường GPMB tại khu đô thị Mai Trai – Nghĩa Phủ , thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
[21] T. T. Hà, "Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh," Đại học Nông lâm - Đại học Huế, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN