1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam
Tác giả Vũ Quốc Dũng
Người hướng dẫn TS. My Duy Thành
Trường học Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 5,9 MB

Nội dung

Chính điều này làm bộc 16 sự hụt hing của xây dựng công trình giao thông Việt Nam về trink độ quản lý, sự yếu kém trong công nghệ kỹ và thuật mới phục vụ công tác kiểm soát chất lượng cá

Trang 1

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Thủy Lợi đã truyền đạt cho em kiến thức trong suốt quá trình học cao học tại nhà trường Ngoài ra tác giả cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả tìm hiểu số liệu phục vụ cho việc làm đề tài luận văn Đặc biệt,

tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo TS My Duy Thành, thầy giáo

đã cho tác giả nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.

Thời gian làm luận văn 6 tháng chưa phải là nhiều, bản thân kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên chắc hăn luận văn khó tránh khỏi sự thiếu sót.Tác giả rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.Đó là

sự giúp đỡ quý báu dé tác giả cố gang hoàn thiện hơn nữa trong quá trình nghiên cứu va công tác sau này.

Tran trọng cảm ơn !

Hà Nội, ngày thang năm 2015

Tác giả luận văn

Vũ Quốc Dũng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận vin xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập

của cá nhân tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưatừng được ai công bổ ong bất kỳ công tình nào

HàN ngày tháng năm2015

“Tác giá luận văn

‘Va Quốc Dũng

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT.

MG ĐẦU ceetietiiiiiiiriiiirirriirrrrrrrrrreroeCHƯƠNG 1: TONG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHAT LƯỢNG CÔNGTRÌNH VÀ CÔNG TÁC QUAN LÝ CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNGTRÌNH GIAO THONG

CHƯƠNG 1

TONG QUAN CHUNG Vi: CHAT LUQNG CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TÁC 3

QUAN LÝ CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

1 “Tổng quan về chất lượng công trình xây đựm

1.11 Kh niệm về chất lượng công tinh xây đụng 3

1.1.2 Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng 51.2 Tổng quan về quản lý chất lượng

1.2.1, Định nghĩa 7

1.2.2 Nội dung của quản ý chất lượng 81.2.3 Quy trình của quản lý chất lượng 10

1.2.4 Quản lý chất lượng toàn diện 12

1.2.5, Cai tiến chất lượng 13

1.3 Thực trạng về chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình giaothông tại Việt Nam và trên thể giới hiện na)

1.3.1 Công tác quản lý chất lượng công trinh xây dụng gia thông tại các quốc giatrên thể giới hiện nay 151.3.2 Công tác quan ly chat lượng công trình xây dựng tai Việt Nam hiện nay 19

CHUONG 2.

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÔNG TAC QUAN LÝ CHAT LUQNG

CÔNG TRÌNH GIAO THONG

Trang 4

2.1 Chất lượng công trình xây dựng se ssseeeesersrrrreeraoo.28,

2.1.1 Khái niệm về chất lượng công trinh xây dựng 2

2.1.2 Đặc điểm chất lượng công trình xây dựng 24 2.1.3 Quá trình hình thành chất lượng công trình xây dựng theo các giai đoạn đầu tư.

fy dựng a4

2.2 Quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông trong giai đoạn thực

hiện dự án 28

2.2.2 Quản lý chất lượng công trình giao thông trong giai đoạn thực hiện dự

án 30

2.2.3, Sự cin thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình

giao thông “ 2.2.4, Các đặc điểm quản lý chất lượng công trình giao thông 43

2.3 Quản lý và kiếm soát chất lượng thi công công trình xây dựng giao thông 44.

3.3.1 Các yêu cầu cổ tính chit nguyên tắc trong quản lý chất lượng thi công công

trình xây dựng giao thông, 4

2.4 Quan điểm và mục tiêu phát triển công trình giao thông vận tải

của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn tí

2.4.1 Quan điềm phát triển 50

2.4.2 Mục tiêu phat triển trong lĩnh vực đường bộ SI

2⁄5 Định hướng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng và nâng cao năng lực

quản lý của Ban QLDA giao thông tỉnh Hà Nam 53CHƯƠNG 3 PHAN TÍCH THỰC TRANG VA ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP

QUAN LY CHAT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 6 DỰ ÁN NÂNG CAP CẢI TẠO

QUỐC LỘ 21B 35

3.1 Tổng quan về Ban Quin lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vn

tải tinh Hà N 35

Trang 5

thông tình Hà Nam ss 3.2 Năng lực cia Ban Quản lý các dyn giao thông tin Hà Nam s8 3.2.1 Năng lực về ổ chúc điều hành 58

3.2.2, Nang lực về nhân sự 6

3.3 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do

Ban Quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam lâm chủ đầu t\ 64

3.4, Thực trang công tác quản lý chit lượng công trình giao thông của Ban

Quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam 673.41 Thực trang công tác quản ý chất lượng quả tỉnh khảo sit _3.42 Thue trạng công tác quản lý chất lượng qua tình thiết kế n3.43 Thực trang công tác lựa chọn nhà thầu 163.44 Thue trang công tie quản lý chit lượng trong quả trình thi công 793.4.5 Thực trạng công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn nghiệm thu 833.4.6 Quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn báo trì, khai thác sử dung 84.3.5 Những thành tựu đạt được và những mặt còn tn tại, hạn chế và phân tích.nguyên nhân trong công tác quản lý chất lượng công trình giao thông tại Ban

QLDA giao thông tỉnh Hà Nam sssssssseeeerrrrcrrrro.BỂ

3.5.1, Những kết quả đạt được 853.5.2, Những tồn ta, hạn chế hiện nay tong công tắc quản lý chất lượng công trình

giao thông tại Ban QLDA 87

3.5.3 Phân tích nguyên nhân dẫn tới các mặt tổn tei, hạn chế trong công tácquản lý chất lượng công trình giao thông tại Ban QLDA giao thông tinh Hà

Nam, 8s

3.6 Giới thiệu tổng quan về dy án Nâng cấp cải tạo quốc lộ 21B 90.

Trang 6

3.7 ĐỀ xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng

công trình tại Ban quân lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tình Hà Nam 93

3.7.1, Thiết lop và hoàn thiện dẫn các điều kiện ứng dụng phủ hop hệ thông Quan lý

chất lượng theo tiêu chuẫn ISO 9001:2008 93 3.7.2 Nông cao năng lực của nguồn nhân lực 9

3.7.3 Cải thiện công tác nhân sự nhằm nâng cao trách nhiệm trong công việc và có.

cơ chế động viên người lao động 9

3.7.4 Xây dựng quy trình quan hệ, trao đổi cập nhật thông tin về quá trình thực hiện

cdự án trong nội bộ và với các bên hữu quan tham gia dự án theo mức độ ảnh hưởng

én chất lượng 983.75, Ap dung phương pháp quản lý chất lượng toàn điện (TQM) 1003:76, Trang bị và áp dung các công cụ quan lý chất lượng hiệu quả 1033.7.7 Giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nha thầu 108KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Kết quả đạt được

Kiến nghị

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO

Trang 7

Ủy ban nhân dân Xay dựng công trình Giao thông.

Trang 8

DANH MỤC

h độ của đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật 61

Bang 3.2 Kinh nghiệm công tác của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ban QLDA 62 Bảng 3.3 Bảng danh sich máy móc, thiết bị hiện có của Ban QLDA 6

Bang 3.4 Thing kê các dy án đầu tư xây dựng do Ban QLDA thực hiện trong thời

gian giả đoạn 2010:2015 6s

Bang 3.5 Thong kê số liệu khảo sát của các dự án trong giai đoạn 2010-2014 do.

Ban QLDA thực hiện 67 Bảng 3.6 Bảng ting hop số liệu về chit lượng khảo sit xây dựng các dự án xây

«dmg công trình giao thông do Ban QLDA điều hành thực hiện “

Bảng 3.7 Bảng tổng hợp số liệu các tồn ti v chất lượng thiết kể công tình 7£Bang 3.8 Bảng so sánh giá gói thầu và giá trúng thâu của một số gói thầu xây lắp 78Bing 3.9 Dễ xuất tăng cường đội ngũ cán bộ tại Ban QLDA trong thời gian ti 97

Trang 9

Hình 1.1 : Quy trình quản lý chất lượng " Hình 1.2 : Bánh xe Deming “

Hình 1.3 Xu hướng ngày cảng di lên của chất lượng “Hình 2.1 Môi quan hệ giữ các chủ thé trong công tác 30

Hình 2.2 : Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình theo các giai đoạn hình thành công trình xây đựng 4 Hình 2.3 : Quả trình kiểm soát chất lượng thi công công trình theo 41

Hình 2.4 : Kiểm soát nhân tổ tác động đến chất lượng th công công trình 48

Hình 3.1: Sơ đỗ tổ chúc của Ban QLDA giao thông tinh Hà Nam 5s

Hình 3.2 Một số sự cổ về chất lượng công trình xây đựng trong giai đoạn thi công8

Mình 3.3 Sơ đỗ dòng chảy Quy trình đánh gid chất lượng nội bộ đề xuất áp dụng đối

với Ban QLDA 9

Trang 10

MỞ DAU

do chọn đề tài

Quan lý chất lượng là một quá trình không ngừng cải in, hoàn thiện, đáp ứng

nh cầu ngày càng cao của xã hội Mat khác, nén khoa học kỹ thuật

ngày cing phát triển cao, nhiễu công nghệ tiên tiến vật liệu mới mang tính đột phá

đã và đang được đưa vào Việt Nam tạo một bước tiến nhanh vẻ tổ chức xây dựng,tiến độ xây lắp và chất lượng công trình Chính điều này làm bộc 16 sự hụt hing của

xây dựng công trình giao thông Việt Nam về trink độ quản lý, sự yếu kém trong

công nghệ kỹ và thuật mới phục vụ công tác kiểm soát chất lượng các dự ấn đầu tư xây đựng công tình giao thông Ban quản lý các dự án giao thông là cơ quan trực thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hà Nam, được Sở GTVT tỉnh Hà Nam

giao làm chức năng thay chủ đầu tr trực tgp thực hiện đầu tr các dự án BTXDcông tình giao thông bằng nguồn vốn NSNN Trong những năm vừa qua bên cạnh,

những thành tựu mi Ban QLDA đã đạt được như đưa nhiều dự án vào khai thác sử

‘dung thì chất lượng công tình giao thông còn tôn tại một số vẫn đề mà cần phải

nghiên cứu đề xuất giải pháp khắc phục Xuất phit từ yêu cầu cia thực ti

trên, tác giả chọn vin đề nghiên cứu: "Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng

xây đựng công trình tại Ban Quản lý các dw án giao thông thuộc Sở giao thông tải tinh Hà Nam” làm luận văn Thạc sỹ là cần thiết trong giai đoạn hiện nay

2 Mye đích và mục iêu nghiên cứu cin đề tài

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy phạm pháp luật hiện hình v8 công tác quản lý

chất lượng công trình xây dựng giao thông nói chung.

- Tìm hiễu, phân tích và đánh gid thực trang công tác quản lý chất lượng xây đựng

GTVT tinh Hà Nam công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc $

ft các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình

giao thông tại Ban quan lý các dự dn giao thông thuộc Sở GTVT tỉnh Hà Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề

- Đối tượng nghiên cúu: Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình giao

Trang 11

= Phạm vi nghiên cứu: Cúc dự ấn đầu tư xây dụng công tinh giao do Ban quản lý

sắc dự án giao thông thuộc Sở GTVT tinh Hà Nam làm chủ đầu tư bằng nguồn vén

ngân sách Nhà nước thực hiện từ năm 2010 đến 2014.

4 Cách tgp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Tiếp cận cơ sở lý thuyết về quản lý chất lượng xây dựng công

trình và các văn bản quy phạm của nhà nước về công tác quản lý chất lượng công

trình xây đựng

~ Phương pháp nghiên cứu: gằm các phương pháp khảo sắt, thống kẻ và phân ích

5 Kết m

Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng, ông tác quản lý chất lượng

“công trình giao thông, phân tích thực trạng những tồn tại hạn chế và dé xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện trong công tác quản lý chit lượng xây dựng công trình giao

thông tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở GTVT tinh Hà Nam

‘TRINH GIAO THONG

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VẺ CÔNG TA

LƯỢNG CÔNG TRINH GIAO THONG

CHUONG 3: PHAN TÍCH THỰC TRẠNG VA ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP QUAN

LÝ CHAT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Ở DỰ ÁN NÂNG CAP CẢI TẠO QUỐCLỌ21B

€ QUAN LÝ CHAT

Trang 12

‘TONG QUAN CHUNG VE CHAT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ CÔNG TÁCQUẦN LÝ CHAT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRINH GIAO THONG

11 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng

ái niệm về chất lượng công trình xây dựng

11.1.1 Bink nghta về chất lượng ni chung

‘Chat lượng là một phạm trủ phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau Tùytheo văn héa, cách nhìn nhận của chi thể và đối tượng được vận dụng mà phạm trù

nhiều định nghĩa khác nhau, Chẳng hạn, Hiệp hội

(180) định nghĩa ring

sur không hỏng và những tinh chất thỏa mãn mong muỗn của khách hàng” hay tiêu chun GBT 10300-1988-Trung Qui

đặc trưng, đặc tính của sản phẩm, qué trình hoặc dịch vụ thða mãn quy định hoặc

chất lượng được thể hiện duc

tiêu chuỗn Chit lượng Quốc lượng của sin phẩm là

lại định nghĩa ring "chất lượng là tổng hòa

đáp ứng yêu cầu (hoặc nhu cầu)

Ở một vai nơi người ta quan niệm "chất lượng là chi tiêu tổng hợp được tạo

nên từ nhiều nhân 16 chỉ tiết" hay "chất lượng là sự dp ứng các tiêu chuẳn mà nhà

a” (Nhật Bản),

Đến các nhà khoa học, nhà quản lý sản xuất, chuyên gia kỹ thật ci

những ý kiến về chất lượng không giống nhau Theo Giáo sư Juran (Mỹ) thì "Chất

lượng là sự phi hợp với nhu cầu"; trong khi đó, Giáo sư Crosby (Mỹ) thì cho ring

"Chit lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định", còn Giáo sư

người Nhật ~ Ishikawa lại coi "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất

6 Việt Nam, theo từ điển tiếng Việt, dưới góc độ từ ngữ, chất lượng được định

nghĩa là "tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc làm cho

sự vật, sự việc này phân biệt với sự vige khác”.

Đối v ông tri xây đựng, theo Quy định vé quản lý chất lượng công trình

của Bộ Xây đựng, định nghĩa “ Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về

an toàn, bén vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình xây dựng phủ hợp với quy

Trang 13

nghĩa, nhiều chủ thể khác nhau nhưng trong khái niệm về chất lượng luôn phải có

hai thành tổ là phủ hợp quy định và đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Rõ rằng chất lượng không phải là một khái niệm triu tượng, nó có những đặc

tính có thể quan sát thấy và do lưởng được để định lượng giá trị, nhưng có những.đặc tính chỉ có thể cảm thấy ma không do lường được

Ngoài ra, cũng cin nói rằng khái niệm “ như ở các định nghĩa trên có hai

loại: Một l

‘uy phạm,

“nhu cầu rõ ring” là nhu edu đã được quy định trong cúc tiêu chuẩn,

u clu ky thuật, văn bản hợp đồng và các tải liệu pháp lý khác vả hai là

“nhu cầu ấn” chỉ sự mong muỗn cia khách hing và của xã hội đối với sản phẩm haydich vụ, đồng thời đề cập đến cúc yêu cầu không cin quy định, không cần nói ới

mà moi người đã hiểu và công nhận Dù là "nhu cầu tường” hay "nhu cầu dn” chúng,

lều thay đổi theo thời gian, chuyển dich theo sự thay đổi của hoàn cảnh bên trong

và bên ngoài, vì vậy các loại văn bản phản ánh những yêu cầu này theo đó mi thường được điều chỉnh.

“San phẩm” hay “dich vu" nói tại các định nghĩa cũng có thé là kết quả, cũng có.

thể là quá trình hình thành Cũng có thể nói, sản phẩm hay dich vụ là một chỉnh thé,trong đồ bao gồm qué tỉnh hình thành và quá mình sử đọng chúng Do đó chit

lượng không chi bao gồm chit lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, mà còn bao

zim chit lượng các hoạt động trong quả tình hình thành và sử dụng sin phẩm địch

11.1.2 Cúc đặc tính chất lượng

“Từ các định nghĩa về chất lượng, ta rit ra một số đặc tinh của chit lượng như sau

+Chit lượng được do bằng sự thỏa mãn các yêu cầu Bắt kỳ một sản phẩm nào vi

một ý do nào đó mà không đáp ứng được yêu cầu dat ra hoặc nhu cầu mong muốn,

không được thị trường chấp nhận thì được coi là kém chất lượng.

+ Chất lượng luôn biển động theo hồi gian, không gian, vì rằng chit lượng được do

Trang 14

bằng sự thỏa mãn các yêu cầu, mà các yêu cầu của thị trường thi luôn luôn biến

động.

+ Chất lượng không chỉ là thuộc tỉnh của sin phẩm, kết quả của quả tình sản xuất

mà nó được áp dụng cho mọi thự th, có thé là một hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người

+ Yêu cầu chất lượng cỏ thể được công bố rỡ ring đưới dạng các quy dịnh, tiêuchuẩn nhưng cũng có những yêu cầu không thể miêu tả rõ rang, chỉ có thé cảm nhận.

chúng hoặc phát hiện ra ong quả trình sử dụng hoạt động,

1.1.2 Các nhân tổ ảnh hướng đến chất lượng

Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng được chia làm bai hm: nhóm nhân

tổ bên ngoài và nhóm nhân tổ bên trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp.

1.1.2.1 Nhóm các nhân tổ khách quan

Nhu cầu của nền kinh tễ

‘Chat lượng luôn bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện và nhu cầu.nhất định của nén kinh tẾ trong từng thai điểm khác nhau Tác động này được thể

hiện như sau:

+Yêu của thị trường: Thay đổi theo từng loại thị trường, các d tượng sử đụng,

su biển đổi của thị trường Do đó, chất lượng luôn phải theo di, nắm chắc, đánh giá

“đúng đòi hỏi của thị trường, nghiên cứu, lượng hóa nhu edu của thị trường để có cácchiến lược và sich lược đúng din

+ Trình độ kinh tế, tinh độ sản xuất: khả năng kinh tế - tài chính và trình độ kỹthuật có cho phép hình thin và phát triển một sin phẩm nio dé có mức chất lượng

tốt hay không Các yêu cầu chất lượng không thể vượt ra ngoài khả năng cho phép

của nên kinh

+ Chính sách kinh tổ: Hướng đầu tư, hướng phát triển các loại nghành nghề, sản

phẩm ia nền kinh tế quốc dân và mức thỏa mãn các loại nhu cầu của chính sách.

kinh tế có tim quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến chat lượng.

~ phát tiễn của khoa học - kỹ thuật

"Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì

Trang 15

ra sự nhảy vot về năng suất, chất lượng và hiệu quả Các hướng chủ yếu như: sing

tạo vật liệu mới hay vật liệu thay thé; cải tiến hay đổi mới công nghệ: cải tiến sản

phẩm cũ và chế thử sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu và mục dich tốt hơn như:

độ bên, khả năng chịu lực, an toàn đối với sức khỏe va tiêu dùng, v.v

~ Cúc nhân tổ về cơ chế chin sách và pháp luật của Nhà nước

‘Chat lượng chịu tác động, chỉ phối bởi các cơ chế chính sách quản lý như kếhoạch phát triển nền kinh tổ, chính séch đầu tr, quản lý v chất lượng, cơ chế thị

trường, chính sich vé giá, các tiêu chuẩn ~ quy chuẩn vé chit lượng.

~ Các nhân tổ về diéu kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất, bảo trì - bảo quản.

và nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt la đối với những nước có khí hậu nhiệt

đới, nóng âm mưa nhiều như Việt Nam Nó tác động tới các đặc tính cơ IY hoá của

sản phẩm, làm giảm di chất lượng của sản phẩm, của hing hoá trong quá tinh sin

xuất cũng như trong trao đổi, vận hành và tiêu dùng Khí hậu, thoi tiết, các hiệntượng tự nhiên như: vận động dia chất, gió, mưa, bao, sét inh hưởng trực tiếp tới

“chất lượng các, nguyên vật liệu dự tt tại các kho tảng, bến bãi Đồng thời, nó cũng

cảnh hưởng tối hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bi, máy móc hoạt động ngoài trời, các công trình xây dựng.

~_ Các nhân tổ về văn hóa - xã hội

Trình độ văn hoá, thôi quen và sở thích tiên dùng của mỗi người là khác nhau.

Điều này phụ thuộc vào rất nhiều các nhân động như: Thu nhập, trình độ họcvấn, môi trường sống, phong tục, tập quản tiêu ding của mỗi quốc gia, mỗi khuvực Nền kinh tế càng phát triển, đời sống ngày cảng được nâng cao thì văn minh và

thôi quen tiêu đồng, yêu cầu chất lượng cùng dai hỏi ở múc cao hơn,

1.1.2.2 Nhóm nhân tổ chủ quan

Trong nội bộ hệ thống sin xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị quản lý

Trang 16

sắc nhân tổ cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng có thể được iu thi bằng quy tắc SM,

đó là

+ Con người (Men): con người lực lượng lao động trong doanh nghiêp

+ Phương pháp sin xuất (Methods): phương pháp quản tr, công nghệ, trình độ tổ

chức quân lý và quả trình sản xuất cia doanh nghiệp

+ Máy móc (Machines): khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh

nghiệp.

+ Vật liệu (Materials): vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo.

vat tư, nguyên nhiên vật liệu.

+ Môi trường (Medium): nhiệt độ, độ dm, biện pháp an toàn.

Trong các nhân tổ rên, con người được xem là nhân tổ số một có tinh chất

quyết định.

1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng

1.24 Định nghĩa

Chất lượng không tự sinh ra hay ngẫu nhiên có được, chất lượng hình thành từ

kết quả tác động lâu dải của nhiễu nhân tổ liên quan chặt chẽ với nhau Muốn có

chit lượng mong muốn ein phải quản lý đúng din các nhân tổ này Hoạt động nàydue gọi là Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là một khoa học, ó là một phần

của khoa học quân lý đồi hỏi phái hiểu biết và kinh nghiệm đúng din về quản lý

chit lượng mới đạt được chất lượng mong muỗn đặt ra Trãi qua qué tình phát triểncủa nên kính kế - xã hội, host động quân lý chất lượng cũng có sự vận động pháttriển không ngimg dip ứng được yêu cầu chất lượng theo từng thời kỷ lch sử

Trước chiến tranh thể giới lần thir: quả lý chit lượng được quan niệm là quả

trình kiểm tra sản phẩm, nhằm phân loại hing tốt khỏi hing xấu (kiể vái đã

Trang 17

còn sản phẩm hồng

Thực chất của quản tị chất lượng là một tập hợp cic hot động chức năng

«qn t như hoạch định, tổ chức, kiém soát và điều chính Đó a một hoạt động tổng

hợp về kinh tế - kỹ thuật và xã hội Chỉ khi nào toàn bộ các nhân tổ vẻ kinh tế - xãsông nghệ và tổ chức được xem xét đầy đủ trong méi quan hệ thông nhất rằngbuộc với nhau trong hệ théng chất lượng mới có cơ sở để nói ting chit lượng sản

phẩm sẽ được đảm bảo,

Quan tr chất lượng phải được thực hiện thông qua một số cơ chế nhất định

bao gồm những chỉ tiêu, tiêu chuẩn đặc trưng về kinh biểu thị mức độ.

thoả mãn nhu cầu thị trường, một hệ thống tổ chức điều khiển về hệ thống chínhsách khuyến khích phát triển chất lượng Chất lượng được duy trì, đánh giá thông

«qua việc sử dụng các phương pháp thông kể trong quản tị chất lượng

Hogt động quản trị chất lượng không chỉ là hoạt động quan trị chung mà còn là

sắc hoạt động kiểm tra, kiểm soát trực tgp từ khâu thiết kể triển khai đến sẵn xuấtsin phim, mua sắm nguyên vật liệu, kho bai, vận chuyển, bán hing và các dịch vụbảo hành, sửa chữa khi sử dụng.

1.22 Nội dung của quản lý chất lượng

Quan lý chất lượng bao gồm nhiều hoạt động thinh phần, là Thiết lập chính

sich chit lượng; K hoạch chất lượng: Đảm bảo chit lượng: Kiễm soát chất lượng

và Cải tiến chit lượng

1.2.2.1 Chính sich chất lượng

Chính sich chất lượng là tải iệu do ban lãnh đạo của đơn vị lập ra, trong đồchỉ rõ:

` đồ và định hướng chất lượng: Xác định có phái chất lượng là vẫn để cốt lõi

để doanh nghiệp tồn tại hay không, từ đó xây dựng định hướng phát tiễn

Mut tiêu chất lượng: Sẽ được th trường, xã hội chấp nhận và đánh giá như thể nào?

Trang 18

Sản phim của doanh nghiệp sẽ đạt tỷ lệ sản phẩm không hỏng, không lim lại bao nhiều?

Cấp độ chất lượng chấp nhân trong đơn vị: Tùng khâu sin xuất, từng bộ phận,

phòng ban trong bộ máy quản lý phẩn đầu dat mục tiêu chất lượng đề ra ở mức độ

bao nhiều

Trách nhiệm của từng thảnh viên: nêu rõ trích nhiệm của từng thành viên

trong doanh nghiệp dé đạt chất lượng dé ra, tạo thảnh văn hóa doanh nghiệp, layđịnh hướng chất lượng của doanh nghiệp mà n lực, phần đầu

1.2.2.2 Ké hoạch chất lương

Định nghĩa: KẾ hoạch chit lượng là định dang những tiêu chuẩn chit lượng

nổi bật và tìm cách dip ứng những tiêu chudn đó Ké hoạch chit lượng tập trung

vào việc lập mục tiêu chất lượng và quy định các quy trình tác nghiệp, các nguồn lực liên quan để thực hiện được chính sách chất lượng.

Mục đích: Kế hoạch chất lượng được thiết lập nên là để xác định hệ thống quản

lý chất lượng va tinh toán các chỉ tiêu chất lượng mã sản phẩm của đơn vị sản xuất

hay doanh nghiệp phải đạt được.

Nội dung ké hoạch chất lượng có những điểm sau:

+ Xác dịnh mục tiêu, định hưởng và eo sở hạ ting cằn thiết dé thực hiện;

+ Định danh khách hàng;

+ Khám phá như cầu của khách hing:

+ Xây dựng kế hoạch hoàn thiện sản phẩm, cải thiện quy trình

1.2.2.3 Bim bảo chất lượng

im bảo chit lượng là toàn bộ các hoạt động có ké hoạch và có hệ thống được

thi

tiến hành trong hệ thông chất lượng và được chứng mình là đủ mức để two

ra sự tin tưởng dap ứng được các yêu cầu về chit lượng Cúc hoạt động đảm bảochất lượng được quy định thành văn bản có tính chất kế hoạch, làm cơ sở để thực

hiện và kiểm soát

1.2.24 Kiễn soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng là theo đối quả tnh sản xuất theo kế hoạch hoạt động

Trang 19

đảm bảo chit lượng, theo dồi sản phẩm, xác định sự phù hợp các chỉ tiêu chit lượng

và tìm cách loại trừ các nhân tố có ảnh hướng không tốt Khảo sát chất lượng bao

zim các nội dang

+ Kiểm trụ giám sát (cân, do, đếm, thí nghiêm )

+ Xử lý số a (ding các phương pháp sơ để chất lượng)

+ Điều chỉnh quy trình hoạt động sản xuất

1.22.5 Cải én chất lương

Cải tin chất lượng là hoạt động tập trung vào việc ning cao khả năng thực

hiện các yêu cầu chất lượng, nhằm giảm độ lệch giữa giá trị thực tế với giá trị mục.

tiêu dự kiến của các tính chit chất lượng của sản phẩm, Mặt khác, cùng với sự phát

triển vé kính tế, sự nâng cao nhận thức của xã hội nói chung, các yêu cầu về chất lượng ngày càng cao dẫn để sắc đặc tính chất lượng có sự địch chuyển từ thấp lên

sao, do đỏ cải ti chất lượng trở thành quy luật và cằn được thực hiện iễn tục.

1.2.3 Quy trình của quản lý chất lượng

Quy trình hay thủ tục là cách thức cu thể để tiến hành một hoạt động hay quá

trình Các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng phải mô tả được mức độ chỉ

kiểm soát thích đảng các hoạt động có liên quan, các trách nỉ quyển hạn

và các mỗi quan hệ tương hỗ của nhân viên quản lý, thực biện kiểm tra xác nhậnhay xem xét lai các công việc ảnh hướng đến chất lượng

Vé cơ bản, quy ảnh công việc phải mô tả điều cin thực hiện dưới dạng một

tập hợp các công việc phải làm theo trình tự nhất định, giúp người thục hiện không

bị buộc phi nhớ hết mọi chỉ tết đồng thời trình được sự tùy tiện Vi vay ở đây thường sử dụng các lưu đồ nhằm cho việc phổ biển rộng rãi kinh nghiệm, kỹ năng

tới người có liên quan một cách đơn giản, dễ hiểu Hình 1.1 là một thí dụ về quytrình quản Lý chit lượng nói chung

Trang 20

"Nâng cao chất lượng

"Hình 1.1 Quy trình quản lý chất lượng

6 dang chi tết nội dụng của quy trình chủ yếu liên quan đến phân công trích

ém, quyền hạn và cách thức did hành, phối hợp Quy trình chỉ rõ ai làm vée gi, làm thé nào, và khi nảo phải hoàn tắt những công vig nêu trên trong việc quản lý chất lượng Quy trinh chất lượng cũng có thể nêu tại sao và nơi nào phải làm những

việc đó, Mỗi quy trình chất lượng được vit riêng cho từng công việc nêu trong hệthống chất lượng và sẽ được áp dung cho tit cả các sin phẩm hoặc dich vụ mà đơn

vị đảm nhận

fu trúc như sau:

Quy tình quản lý chất lượng thường c

~ Mục đích: Mô tả tôm tắt tại sao quy trình này lại edn thế và nó nhằm đạt

Pham vi: Các cơ quan vi che dự dn mà quy tình sẽ áp dụng

~ Trách nhiệm thực hiện: Tên công việc và trình độ của người ma quy trình.chất lượng đề cập

- Tài liệu tham khảo: Danh mục các tài liệu tham khảo đã dùng cho quy trình

chất lượng hoặc gh ra cần tham khảo loại ti liệu no

- Thực hiện: Chính là các quy trình cụ thể,

- Tài liệu kèm theo: Các biểu mẫu, các tài liệu cần sử dụng khi thực hiện

quy trình chất lượng.

Trang 21

Mọi quy trình chất lượng phải do người thực hiện chủ yếu các công đoạn của

cquy trình soạn thảo Ban dự thảo trước hết edn biên soạn dựa trên những tài liệu

hoặc những phương thức làm việc hiện có ở đơn vị, sau đó ý kiến gop ý của các

thành viên khác có liên quan trong đơn vi, đặc biệt là ban chi đạo chất lượng để bảo.

dim nó sẽ phản ánh đúng công việc cin làm Quy tỉnh được viết một cá rô ring,

cđễ hiểu và tha mãn các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Quy trình quan lý chất lượng được phat triển và hoàn thiện bởi nhiều phương.pháp quản lý tiên tiến mà bao trim nhất, có tất lý quản lý và hệ thống nhất đồ là

phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM) TQM cũng là linh hồn của ISO.

1.24 Quin lý chất lượng toàn diện

1.2441 Bản chất TOM

Quan lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận kiểu mới về quản ý chất lượng

‘D6 là quản trị đồng bộ các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động của một tổ chức

nhằm đảm bảo chất lượng, dich vụ và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hang

(bên trong - bên ngoài) ở mọi công đoạn.

1.2.4.2, Đặc điểm TOM

Đứng như tính từ "toàn điện” tong tên gọi quân lý chất lượng toàn dign, TOM

là bước phát triển cao nhất vỀ quản lý chất lượng với hai đặc điểm nỗi bật là: bao

“quát mọi mục tiêu và lợi ích của sản xuất

1.2.4.3 Mục tiêu TOM

Trong TOM, chất lượng được quan niệm không chỉ là chất lượng của sản phẩm

mà còn là chất lượng của toàn bộ quả tình làm ra sin phẩm Yêu cầu để ra cho sin

phẩm không những phải thoả mãn nhu cầu của khách hing mà quả trình sản xuất ra

nó còn phải hiệu nghiệm và đạt hiệu suất cao nhất Vì vậy mục tiêu của TQM bao

"quát mọi khía cạnh của sản xuất, gồm 4 nhân tổ, được gọi tắt là QCDS:

+ Chất lượng : Q (Quality)

+ Giá thành : C ( Costs)

+ Củng ứng, nghĩa là giao hàng đúng thời hạn: D (Delivery hoặc Delivery timing)

Trang 22

+ An toàn S (Safety)

1.2.4.4 Nguyên lý TQM

Theo W.Deming có 3 nội dung chính yếu của TQM như sau:

+ at trong tâm vào khách hằng;

+ chi lượng thông qua con người;

+ Tiếp cận một cách khoa học để giải quyết vẫn đề chất lượng và cải tiến

+ Bio tạo huấn luyện cho tất cả mọi người;

+ Sử dụng các công cụ đo lường.

1.25 Cải tiến chất lượng

Chất lượng là một nhu edu ở thể động vì bản chất của chất lượng là thỏa mãn

mong đợi của con người Với lẽ đó, chất lượng luôn được củi én, luôn được ning

Cải tiến chất lượng là những hoạt động nhằm giảm độ lệch giữa giá trị thực tế

‘i giá trĩ mục tiêu dự kiến của các tỉnh chất chất lượng sản phẩm

Quản trị chất lượng hiện đại là một quá tinh được tiễn triển theo một quy tinh

mã theo quan điểm DeMing, đồ là chu trình 4 giai đoạn là Kế hoạch ~ Thực hiện Kiểm tra - Hành động hay Xử lý

-bản chất | chu trình DeMing phản ánh đủ các chức năng của quản lý, song

với hình thức xoáy trôn ốc: ngày cảng cao dần Tinh chất này được mô tả bằng cái

soi là "bánh Xe DeMing” như sau (hình 1.2):

Trang 23

Hình 1.3 : Xu hướng ngày càng di lên của chất lượng.

‘Theo Deming, mục đích của quản trị chất lượng là không ngừng hoàn thiệnchất lượng thông qua 3 giai đoạn: Phin du dat mục iều chất lượng, duy tì én địnhchat lượng va sau một thời ến nâng cao chất lượng Có thểthấy rằng quả trình quản tỉ chất lượng là sự điên của chất lượng và có thể được

thể hiện như hình vẽ trên (hình 1.3)

ất định phải cải

Trang 24

1.3 Thực trạng về chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình giao

thông tại Việt Nam và trên thé giới hiện nay

Chất lượng công trình xây dựng nói chung và công trình giao thông nồi riềng

là những yêu cầu về an toàn, ben vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng

phải phủ hợp với quy chuẩn vi tiêu chun xây dụng, các quy định trong văn bản

uy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế Chit lượng công trình xây

dựng giao thông Không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninhsông cộng, hiệu quả của dự án đầu tr xây dựng công trình mà còn là yếu tổ quantrọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia Do vậy, quản lý chất lượng côngtrình sây dựng giao thông là vấn đề được nhiều quốc gia tên thé giới quan tâm.1.3.1 Công tie quản lý chất lượng công trình xây dựng gia thông tại các quốc

gia trên thế

1.3.1.1 Công hoa Pháp

‘Nude Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật trong đối nghiêm ngặt vàhoàn chỉnh về quản lý giảm sit và kiểm tra chất lượng công trinh xây dựng giao

thông Ngày nay, nước Pháp có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình

giao thông rit mạnh, đứng độc lập ngoài ác tổ chức thi công xây dựng Pháp luật

của Cộng hỏa Pháp quy định các công trình xây dựng nói chung có trên 300 người

hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng hơn 40 m, kết edu cổng sân vườn ra rên 200

m và độ sâu của móng trên 30 m đều phải iếp nhận việc kiểm tra giám sit chấtlượng có tính bắt buộc và phải thuê một công ty kiểm tra chất lượng được Chính.phủ công nhận để đảm đương phụ trách và kiểm tra chất lượng công trình

"Ngoài ra, tư tưởng quản lý chất lượng của nước Pháp là “ngăn ngừa là chính”

Do đó, để quản lý chất lượng các công trình xây dụng giao thông, Pháp yêu cầu bảo

hiểm bắt buộc đối với các công trinh nay Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm

khi công trình xây dựng giao thông không có đánh giá về chất lượng của các công

ty kiểm tra được công nhận Họ đưa ra các công việc và các giai đoạn bắt buộc phải

kiểm tra để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xây ra chất lượng kém Kinh phi chỉ cho

kiểm tra chất lượng là 2% tổng giá thành Tắt cả các chủ thể tham gia xây dựng.

Trang 25

công tinh giao thông bao gồm chủ đầu t, thiết kể, thí công, kiém tra chất lượng,sản xuất bán thành phẩm, tư van giám sát đều phải mua bảo hiểm nếu không mua sẽ.

bị cưỡng chế Chế độ bảo him bắt buộc đã buộc các bên tham gia phải nghiêm tie

thực hiện quan lý, giảm sát chất lượng v lợi ich của chính mình, li ich hợp pháp

của Nhà nước và của khách hing.

13.12 Họa Kỳ

Quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông theo quy định của pháp.luật Mỹ rất đơn giản vi My dùng mô hình 3 bên để quan lý chất lượng công trình

xây dựng giao thông Bên thứ nhất là các nhà thầu (thiết kế, thi công ) tự chứng

nhận ct lượng sản phẩm của mình Bên thứ hai là khách hàng giám sit và chấp, nhận về chất lượng sin phẩm có phủ hợp với tiêu chuẩn các yêu câu đặt hàng hay

không Bén thứ ba là một tổ chức tiến hành đảnh giá độc lập nhằm định lượng ctiêu chuẩn về chất lượng phục vụ cho việc bảo hiểm hoặc giải quyết tranh chip.Giám sát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, có bằng cấp.chuyên ngành; chứng chỉ do Chính phủ cấp: kinh nghiệm làm việc thực tẾ 03 nămtrở lên: phải trong sạch v8 mặt đạo đức và không đồng thời là công chức Chính phủ,

1.3.1.3 Liên bang Nga

Luật xây dựng đô thị của Liên bang Nga quy định khá cụ thé về quản lý chất lượng công trinh xây dung Theo đó, tại Điều $3 cia Luật này, giảm sit xây dựng được tin hành trong quả tỉnh xây dựng cải tạo, sửa chữa các công tình xây dựng

co bản nhằm kiểm tra sự phủ hợp của các công việc được hoàn thành với hồ sơ thiết

i, với các quy định trong nguyên tắc kỹ thuật, các kết qui khảo sit công tinh vàsắc quy định về sơ đồ mặt bằng xây dung của khu đất

Giám sắt xây dựng được tién hành đổi với đối tượng xây dng Chủ xây dựng

hay bên đặt hàng có thể thuê người thực hiện việc chuẩn bị hỗ sơ thiết kế để kiểm

c đã hoàn thành với hỗ sơ thié

tra sự phù hợp các công vi thực hiện xây dựng có trách nhiệm thông bio cho các cơ quan giám sắt xây dựng nhà nước về

từng tường hợp xuất hiện các sự cố trên công trình xây dựng.

Trang 26

Việc giám sit phải được tiền hành ngay trong quá trình xây dựng công trình,

căn cứ vào công nghệ kỹ thuật xây dựng và trên cơ sở đánh giá xem công trình đó.

có bảo đảm an toàn hay không Việc giám sit không thể dim ra sau khi hoàn thành công trình, Khi phát hiện thẤy những sai phạm về công việc, kết cấu, các khu vực

kỹ thuật công trình, chủ xây dụng hay bên đặt bàng có thé 1 cầu giám sắt lại sự an toàn các kết cầu và các khu vực mạng lưới bảo dam kỹ thuật công trình sau khi loại

bo những sai phạm đã có Các biên bin kiểm tra các công việc, kết cấu và các khu

vue mạng lưới bảo đâm kỹ thuật công trình được lập chi sau khi đã khắc phục được.

các sai phạm.

Việc giảm sit xây dung của cơ quan nhà nước được thực hiện khi xây dựng.

các công trình xây dựng cơ bản mà hồ sơ thiết kế của các công trình đó sẽ được các

cơ quan nhà nước thấm định hoặc là so thiết kế kiễu mẫ cải ạo, sữa chữa các công trình xây dựng nếu hồ sơ thiết kế của công trình đó được cơ quan nhà nước

thẩm định; xây dựng các công trình quốc phòng theo sắc lệnh của Tổng thống Liên

bang Nga Những người có chức trách thục hiện giám sắt xây dụng nhà nước có

quyền tự do ra vào đi lại tại các công trình xây dựng co bản trong thời gian hiệu lực.

giảm sắt xây dụng nhà nước

13.14 Trung Quốc

bitTrung Qué lu thực hiện giám sát trong lĩnh vực xây dựng công trình

giao thông từ những năm 1988 Vấn đề quản lý chất lượng công trình được quy định

trong Luật xây dựng Trung Quốc Phạm vị giám sắt xây dựng các hạng mục công.trình của Trung Quốc rit rộng, thực hiện ở các giai đoạn, như: giai đoạn nghiên cứu

tính khả th thời kỳ trước khi xây dựng, giai đoạn thiết kế công trình, thi công công

trình vi bảo hành công tinh - giám sát các công trình xây dụng, kiến trúc, Người

phụ trách đơn vị giảm sét va ky sự giám sắt đều không được kiêm nhiệm làm việc ở

cơ quan nhà nước Các đơn vị thiết kế và thi công, đơn vị chế tạo thiết bị và cung

cấp vat tu của công trình đều chịu sự giám sát

Quy định chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công công trình giao thông phải phùhợp với yêu cầu của tiêu chuẩn Nhà nước Nhà nước chứng nhận hệ thống chất

Trang 27

lượng đối với don vi hoạt động xây dựng Tổng thầu phải chịu rách nhiệm toànđiện về chất lượng trước chủ đầu tư Don vị khảo sát, thiết kế, thi công chịu trách.

nhiệm về sin phẩm do minh thực hiện; chỉ được bản giao công tỉnh đưa vào sử

<dung sau khi đã nghiêm thu, Quy định về bảo hành, duy tu công trình, thời gian bảo

ảnh do Chính phủ quy định.

Đối với hai chủ thể quan trong nhất là Chính quyền và các ổ chức cá nhân lâm

ra sin phẩm xây dựng, quan điểm của Trung Quốc thể hiện rit rõ trong các quy

định của Luật xây đụng là "Chỉnh quyền không phải cầu thủ và cũng không lã chỉ

đạo viên của cuộc chơi Chính quyền viết luật chơi, tạo sân chơi và giám sát cuộc

choi”

1.3.1.5 Singapore

Chỉnh quyền Singapore quản lý rit chặt ch iệc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Ngay từ giai đoạn lập dự án, chủ đầu tư phải thỏa

mãn các yêu cẩu về quy hoạch xây dựng, an toàn, phòng, chống cháy nổ, giao

thông, môi trường thì mới được cơ quan quản lý về xây dung phê duyệt

6 Singapore không có đơn vị giám sắt xây dựng hành nghề chuyên nghiệp

Gili sắt xây dưng công trình là do một kiến trú sư, kỹ sư chuyên ngành thực hiện

Họ nhận sự ủy quyển của Chủ đầu tư thực hiện việc quản lý giảm sát trong suốt

Theo quy định của Chính phủ thì đối với cả

“quá trình th công xây dựng công

03 trường hợp Nhà nước đầu tư hoặc cá nhân đầu tr đều bắt buộc phải thực hiện

việc giám sát Do vậy, các chủ đầu tư phải mời kỹ sư tư vấn giám sát để giám sát

sông trình xây dựng.

Đặc biệt, Singapore yêu cầu rất nghiêm khắc về tư cách của kỹ sư giám sát, Họ

nhất thiết phải là ác kiến trúc sư và kỹ sử chuyên ngành đã đăng ký hành nghề ở

các cơ quan có thắm quyền do Nhà nước xác định Chính phủ không cho phép các

kiế trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp được đăng báo quảng cáo có tính thương mại, cũng không cho phép dùng bắt cứ một phương thức mua chuộc nào dé môi giới mời

chảo giao việc Do đó, kỳ sư tư vấn giám sát thực tế chỉ nhở vào danh dự uy tín và

kinh nghiệm của các cá nhân để được cúc chủ đầu tư giao việc.

Trang 28

1.3.2 Công tác quân lý chất lượng công trình xây dựng tại Việt Nam hiện nayTrong những năm vừa qua, các nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng kết cấu

hạ ting giao thông được tang cao Mỗi năm trong ngành đưa vào khai thác hing

ngân km đường bộ, hàng trim chiếc edu đường bộ, đường sắt, cùng các cảng biển,

cảng hàng không và những tuyển đường thủy: (Ví dụ, trong năm 2014 đã xây dựng mới và cải tạo khoảng 750km đường bộ, trên 20km cầu và các công trình khác, đưa

vio sử dụng trên 30 dự án, khối lượng thực hiện khoảng 33.000 tỷ đồng; trong năm

2010 đã xây dung mới và cải tạo khoảng 1.000km đường bộ, trên 8.700m cầu, các

công trình nhà ga, sân đỗ đưa vào sử dụng trên 30 dự án, khối lượng thực hiện

khoảng 39.000 tỷ,

ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới Nhìn chung chất

1g) Các công trình xây dựng đưa vào sử dụng đã phin nào đáp

dự án lượng công trình tạ c fu tw khi đưa vào khai thác đã đáp ứng được y cầu, tuy nhiên cũng có không it dự án khi vừa mới đưa vào sử dụng đã xuất hiện

những hư hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trinh, kể cả trong quá trình

xây dựng, gây bức xúc cho xã hội

1.3.2.1 Điểm qua hur hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình trong thời

gian qua

1.8.2.1.1 Trong quá trình Wy dựng: Trong quá trình thi công xây dựng, đã xảy ra

những hư hông tại một số dự án như: Lần sụt nén đường, sạ lỡ 1a Tuy nén đường,

lún và sụt lở đường hai đầu cầu, mặt đường bị ran nứt hoặc bong bật, Mồ cầu bị

chuyển vị, dầm cầu bị nghiêng đổ trong quá trình thi công, sập đà giáo thi công,

nghiêng đổ giá búa

1-8.2.1.2 Trong quá trinh khai thác: Một số dự án mới đưa vào khai thác đã bị hư

hỏng tại một số hạng mục hoặc bộ phận công trình nhu; Quốc lộ 91 (Cin Thơ),Quốc lộ 53 (Vinh Long), Quốc lộ 48 (Nghệ An - Dự án WB), một số đoạn trênQLIA (Hợp phần bảo trì dự án WB4), Quốc lộ 27B, thảm BTN mặt

Long, tyéa tránh Phú Yên,

âu Thăng

Một số hình ảnh thực tế phản ánh tỉnh bình chất lượng đường giao thông Việt Nam

Trang 29

uc lộ 48 tại km4+400 đoạn qua địa bàn xã Diễn Dodi bị Ine hong, xuống cấp

"nghiêm trọng nhất.

Trang 30

1.8.2.2 Nguyên nhân

1.3.2Z.1 Nguyên nhân khách quan: Bao gồm công tác giải phóng mặt bằng; Donguồn vốn đầu tư hạn hep din đến hạn chế trong việc xác định quy mô đầu tư của

diy án; Sự phát triển nhanh về lưu lượng vận ti, đặc biệt là các phương tiện có tải

trong lớn; Ảnh hưởng của thiên ti, bao lt, biến đổi khi hậu

1.9.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan: Các chủ th tham gia dự án từ khâu chuẩn bị đầu

tư đến kết thúc dự ân (Chủ đầu tr, Tư vấn, Nhà thầu thi công ) cụ th lề

= Công tác khảo sit thi ta chọn giải pháp thiết kế, sử dụng vật liệu xây

„ nhất làdụng và công nghệ thi công: Công tác tr vin KSTK edn nhiều hạn c

bước lập dự án và thiết kế cơ sở chưa đảm bio chit lượng, nên đến giai đoạn khảo

sit thidt kế kỹ thuật phải điều chỉnh, bổ sung, nhiều trường hợp phải điều chỉnh qui

mô, giải pháp kỹ thuật, kéo dải thời gian thực hiện.

Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tr vấn, từ Tư vấn lập dự án, Tư vẫn KSTK

đến Tư van thẩm tra, Tư vấn giám sát, Tư vấn kiểm định chat lượng trong điều kiện.hiện nay còn mang nặng tính hình thức, kém tinh cạnh tranh, ảnh hưởng đến chit

lượng và tién độ thực hiện dự án

- Quy trình thiết kế, quy trình thi công chuyên ngành chưa phù hợp: Việc áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ chưa đảm bảo sự lựa

chọn tối wu về kinh tế - kỹ thuật và phủ hợp với điều kiện cụ thé của từng dự án

Sự tuân thủ rong qué tình thi công và năng lực của nhà thầu: Nhin chung,

hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu chưa tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện

về quan lý chất lượng theo tigu chun kỹ thuật của dự ân; Các biện pháp đảm bảo an

toàn công trình, an toàn lao động, thực hiện các quy định về môi trường còn bị coi

nhọ Các công trường xây dựng triển khai thiểu khoa học, mặt bằng th công bé ban:

Bộ máy kiểm soát chất lượng và chỉ phí cho việc đảm bảo chất lượng của nha thầu

chưa được quan tâm đúng mức Nguy cơ vi phạm chất lượng công trình xây dựng là

lớn và tiềm ẩn

Trang 31

- Đầu tư tết bị và công nghệ của các đơn v thi công han chế (trong đó có Ij

do cơ chế khoán cho đơn vị, đơn vị dưới công ty manh mún), không có điều kiện

Ai mới công nghệ và thitbị

- Quản trị tải chính doanh nghiệp yêu kém; Tí ih toán chỉ phí quản lý, phục vụ thi công chưa đúng.

= Chưa có chính sách quản trị nguồn nhân lực.

= Công tác quản lý, giám sắt trong quá tình thực hiện: Công tác quản lý, giảm

sit chất lượng công trình xây dụng của Chủ đầu tr, Ban QLDA, Giám sát xây dựng,

Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế còn nhiều điểm yếu, thiểu tính chuyên nghiệp.Đội ngũ TVGS chưa đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý chất lượng trên công

trình, chưa kiên quyết xử lý các vi phạm về chất lượn

giá thấp để thing th chất lượng trong thi

công, không đủ chỉ phí đảm bảo chất lượng công trình.

~ Kinh phí bảo trì, đuy tu, sửa chữa công trình không đủ nên công trình xuốngcắp, không đâm bảo được tuổi thọ công tinh

Trang 32

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUAN LÝ CHAT LUQNG

CONG TRINH GIÁO THONG

21 Chất lượng công trình xây dựng

ái niệm về chất lượng công trình xây dựng

CChit lượng công trình xây dựng cũng có những đặc tính chất lượng sản phimnói chung như các tổ chức và các nhả khoa học đã đẻ cập

Những định nghĩa chất lượng ở nước ngoài hay trong nước đều thể hiện rõquan niệm chung về chất lượn,

thể hiệt

(như một sản phẩm) hay sự việc (như sự phục vụ, dich vụ) thỏa mãn quy định (như.

sản phẩm, đó là sự tổng hòa của những đặc trưng ngoài và đặc tinh thé hiện tính nội tai, tinh chit bên trong của một sự vật

đồi hỏi của quy chuẩn, tiêu chuẩn ) hoặc đáp ứng *u (của xã hội, của người tiên dàng).

Từ quan niệm chung nay từng nước, từng ngành hay từng nơi lại đưa ra những

định nghĩa, hay những quy định cho từng finh vực sản xuất và từng yêu cầu cụ thé của quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp chính sách, phương châm quản

lý chất lượng từ cắp vĩ mô cho đến từng doanh nghiệp Xây dựng là ngành sin xuất

ra của cải vật chất, Sản phẩm xây đựng là các công trình xây dựng mà chất lượng,

của chúng không nằm ngoài định nghĩa trên

C6 thé thấy chit lượng sản phẩm xây dựng bao him các nội dung chính như sau:

Thứ nhất là thỏa mãn yêu cầu về phù hợp với kỹ thuật và viễn cảnh sử dụng sản.

phẩm

“Thứ hai là ip ứng được nhủ cầu của khách hang theo hợp đồng ký kết và đảm

bảo đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

Theo Luật Xây đựng số 50 do Quốc Hội khóa 13 ban hành năm 2014 và Nghị

định số 46/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành năm 2015

bảo trì công trình xây dựng thi khi niệm vé chất lượng công trinh xây dựng được

Š quản lý chất lượng và

định nghĩa như sau: “Chit lượng công tinh xây dựng là những yêu cầu về an toàn,

bên vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phủ hợp với qui chuẩn và

Trang 33

tiêu chuẩn xây dụng, các qui định trong văn bản quy phạm pháp luật cổ lin quan và

hợp đồng kinh té

2.1.2 Đặc điểm chit lượng công trì Ih xây dựng

Chất lượng công trình so với chất lượng sản phẩm công nghiệp có sự khác

nhau rất lớn: Công tinh xây dựng thường có quy mô lớn, thiết bị công nghệ thi

sông di động, yêu cầu chất lượng không đồng đều, phương pháp thi công và phương

pháp thao tác không thông nhất,

kiện Ú

n xuất ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều.nhiên, chu ky xây đựng thưởng kéo dhỉ Do vậy dẫn đến việc quản lýchất lượng các công trình xây dựng gặp nhiều khó khăn cụ thể là:

- Nhân tổ rằng buộc chất lượng công trình nhiễu

= Biến động chất lượng lớn

- Biện pháp kiém tra chất lượng khó hoàn hảo

+ Sin phẩm kiểm tra khó tháo rời, tách ra, thay thể

2.1.3 Quá trình hình thành chất lượng công trình xây dựng theo các giai đoạn

đầu tr xây đựng

Nối chung thì chất lượng các công trình xây đựng được bình thành trên tắt

fe cả các giai đoạn đầu tr xây đựng: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thục hiện

cây án, gi đoạn kết thúc xây đựng tgn hành nghiệm thu bản giao và đưa công tinh của dự ấn vào khai thác sử đụng

2.1.31 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Sản phim ở giai đoạn chuẩn bị đầu t là hỗ sơ dự án Tùy thuộc quy mô và tằm

«quan tong của dự án công tình mà hỗ sơ có thé có các tên gọi khác nhau là báo co

đầu tư án đầu tư hay báo cáo kinh tế - kỹ thuật và theo đó nội dung của chúng cũng

số mức độ bao quất và chỉ it khác nhau

Nội dung đỀ xuất trong giai đoạn chuẫn bị đầu tư có tinh chất quyết định đếnnhân tổ chất lượng của công trình xây dựng

Địa điểm tốt là điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, tạo tỉnh thin phẫn khỏi

và phần nảo cũng tạo uy thé cho họ, giảm thiểu chi phí xây dựng kết quả là giảm giá

Trang 34

mua hay thuê công tinh ~ một gánh nặng mà người sử dung nào cũng không thể bỏ

qua được

Quy mô, phạm vi công tình và công nghệ mới hiện đại là cơ sở tăng năng lực

sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sử dụng Lựa chọn công

tổ tạo ra chất lượng công tình, nâng cao hiệu qu đần

nghệ cho dự ấn chính là nha

tư xây dựng,

Một cách vin tắt, các dự án đầu tư phải đảm bảo:

- Tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.

~ Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch, vị trí, quy mô xây dựng công

trình.

- Su phù hợp của việc kết nỗi hạ ting kỹ thuật ong khu vực,

Sự hợp lý của phương in công nghệ, dây chuyén công nghệ

= Việc áp dung các quy chu, iêu chun vé xây dmg, môi tường, phòng

hay, chữa chy.

Vi vậy có thé nói giai đoạn chun bị đầu tư chính là giai đoạn nghiên cứu dé

ra mục tiêu chấ lượng đổi với dự ấn.

3.1.3.2 Giai đoạn thực hiện dự dn

Như ta đã biết công việc chính ở giai đoạn thực hiện đầu tư là khảo sắt côngtrình, thiết kế và thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị công nghệ

Nhiệm vụ của khảo sit là xác định các đặc điểm về điều kiện tự nhiên ở khu

vực xây dựng công trình như: địa chất, khí tượng, thủy văn Các kết qua này của

công tác khảo sit là thông số đầu vào cho các quyết định và giải pháp kiến trúc, kết

cấu công tình ở bước tiếp theo Sự chính xác hiệu quả của công tác khảo sắt góp

giải pháp thi

phần vào sự hợp lý và ánh tế rong các quyết định ông trình

vào độ bin, độ én định và tuổi thọ công trnh và đó chính à chất lượng

Thiết kế xây dựng là việc hình thành công trình trên giấy thể hiện quy mô,

công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tễ kỹ thuật của công trình.

inh an” của chat lượng công trình đồng thời thiết lập co

Giai đoạn thiết kế tạo nên

sử để kiểm tra “tinh tường” của chất lượng công tình Thiết kế quy định về không

Trang 35

gian, bổ cục hình khối thẩm mỹ của các kết cấu bộ phân của công tinh, sự phốihợp của công trình với môi trường, cảnh quan, đảm bảo mức độ ưa chuộng của.

người sử dụng Sự tiện lợi, sự thoải mái của người sử dụng, người ở mãn nguyện,

người làm khoan khoái, người di trên đường có được tằm nhìn thông thoáng và

niềm tin về độ an toàn đề

không? Nói

:ó nguồn gốc từ giải pháp thiết kế có phù hợp hay ich khác, thiết kế góp phần lớn giải quyết vẫn đề chất lượng công

trình Chất lượng thiết kế quyết định việc sir dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hop lý, kinh

tế Chit lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng công tìnhcdưng và đây chính là bước thể hiện mục tiêu chit lượng

Giai đoạn thi công là chuỗi quá trinh kiến tạo công trình theo đúng thiết kế bản

vẽ thi công được duyệt Kích thước kết cấu, bộ phận công trình, đường nét, điểm.

nhắn của cứ ig trình làm n của công trình được chỉ định trong thi

kế đều là những điểm bắt buộc với quá trinh thi công Sự đáp ứng đủ và chính xác,

các thông số yêu cầu trên đều là cơ sở của chất lượng công trình Và c

trên, các dự kiến trên đạt được hay dat được mức nào là do khâu thi công quyết

định Sự đặc chắc của tường gach, sự đồng nhất của kết cầu bê tông cốt thép, độ

mịn, phẳng của bé mặt sơn đều được hình thành trong quá tình thi công và phẩn

lớn là trình độ tay nghề của công nhân tạo nên Do đồ giai đoạn thi công tạo nên

tính tường của chất lượng công trình xây dựng

2.1.3.3 Giai đoạn kế thúc xây dựng đưa công tinh vào khai thie, sử dụng

Đây chính là giai đoạn để đánh gi ấn định đảng cấp chat lượng công trình.

xây dưng Nó thểhiện ở việc đập ứng các như cầu “tường” và “ân” Cụ thể chính là

các công tình xây dụng đảm bảo được độ bên chắc và khả năng chịu lự thỏa mãn

sắc đội hồi về sử dạng bình thường, mặt khác phải hỏa min các yêu cầu về tiện

nghị, phù hợp với cảnh quan, thân thiện với mỗi trưởng Cúc chỉ tiêu chất lượng

kiểm tra đánh giá là:

-VỀ mặt quy hoạch: tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng về

không gian, hệ số sử dụng đắt, điện tích cây xanh, bãi đỗ xe phù hợp với quy.

hoạch xây dựng.

Trang 36

có chỉ din sử dụng và phái được kiếm tra thường xuyên Hệ thống thang máy đáp

tống điện đồi hỏi phải an toàn dim bảo độ tin cây,

ứng tốt các yêu cầu sử dụng, có chế độ bảo t định ky

- Phòng chống cháy nổ, chống sét: tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về

nh bọt, hi cháy phải có thang thoát hiểm, nội quy vé phương pháp vận chuyển, bảo quản.

phòng chống cháy nỗ Ngoài các biện pháp sử dụng thống báo

va sử dung ga

& môi trường: Khi xây dựng bit ki công trình nào đều phải đảm bio về an

toàn môi trường cho toàn bộ khu vực lân cận Chú trọng đến cảnh quan môi trường xung quanh

= VỀ tiện ích sử dụng: Phải phù hợp với nhủ cầu của người sử dụng Thỏa

mãn các yêu câu về tiện ích

- Kết quả đánh giá chính xác, nhanh gọn hay không còn phụ thuộc vào

phương pháp, công cụ đánh giá mà con người thục hiện Công trình có được đánh

giá là phù hợp với yêu cầu chất lượng hay không là được quy định ở khâu đảnh gì nghiệm thu này

"Như vây mọi hoạt động trên cả ba giai đoạn này đều góp phn hình thành chitlượng công tình Vi thé quản lý chất lượng phải được bắt đầu từ những dự kiến da

tin

Trang 37

2.2 Quan lý chất lượng xây dựng công trình giao thông trong giai đoạn thực

dy in

2.2.1 Tổng quan về công trình giao thông

2.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm công trình giao thông,

Tự ân đầu tư xây đựng công trinh giao thông la tập hợp cúc đề xuất cổ liên quan đến việc bò vẫn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cãi ao những công tình giao

thông nhằm mục dich phát triển, duy tri, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản.phẩm, dich vụ trong một thỏi gian nhất định

Các đặc điểm cơ bản của công trình giao thông là:

+ C mục dich, mục tiê rõ ring, mỗi dự án là một tập hợp nhiệm vụ cin được thực

hiện để đạt tới một kết quả xác định Ví dụ như dự án cải tạo nâng cấp nhằm dap

đường quốc li ứng nhu cầu vận tải ngày cảng cao, giảm tn tắc và tai nạn giao thông, đồng thời phục vụ nhu cầu vận tải của các khu kinh tế, góp phần phát triển

kinh tế, văn hóa xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

+ Dự án xây dựng công trình giao thông có thời gian thực hiện xác định, có thời

gian bắt đầu và kết thúc, Một dự án có thể hiểu được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên mỗi giai đoạn lại có thời gian xác định cụ t

+ Sản phẩm của dự án xây dựng công trình giao thông mang tính đơn chiếc, độc đáo.

+ Dự ân bị hạn chế bởi các nguồn lực: ti chính, tht bị con người

+ Dự án xây dựng công trình giao thông ít bắt định và mức độ rủi ro được tính toán

ở mức thấp nhất

2.2.12 Phân loại công trình giao thông,

Có nh cách phân loại công trình giao thông nhưng trong phạm vi luận văn.

ác giả đề cập đến hai cách phân loại là phân theo tinh chất về công năng sử

‘dung và phân loại theo vị trí của công trình.

- Theo tính chất và ng năng: Trên cơ sở phụ lục phân loại công trình kêm theo

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chit lượng và bảo trì công trình xây dựng

phân chia công trình giao thông thành các loại sau:

Trang 38

Cầu: st đường bột cầu đường sắt cầu vượt các loi.

Hằm: Hằm đường 6 tô: him đường sắt him cho người đi bộ

Công trình đường thủy: Bến, ụ nâng tau cảng biển; cảng bến thủy cho tu, nhà mayđồng sửa chữa tâm: âu thuyỀn cho tiu; đường thủy chạy tiu (tên sông trên kênh

đo, trên thềm lục di),

Sân bay

- Phân loại theo vi tí, công trình giao thông gm có:

“Công trình giao thông liên tỉnh

Céng trình giao thông liên huyện

Céng trình giao thông 46 thị

Céng trình giao thông nông thôn.

3.3.1.3 Đặc điểm của công trình giao thông

Công trình giao thông đa dạng và phức tạp, ứng dung nhiễu công nghệ hiện

Asi, được thi công bằng co giới là chủ yếu Công trình giao thông thường có khối

lượng thi công lớn, thời gian thi công đài

Mit bằng thi công phức tạp, thường trải đãi theo địa hình biến đổi liên tues

nhiều công trình thi công trên mặt nước hoặc ven biển, qua ao hd với nén địa chất

rất yếu:

Công tình chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tr nhiên, địa chat, khí hậu

Nhiễ “Sng trình xa khu dân cư, phân tán hoặc khu vực núi, thưa thớt, thiêu cơ

sở hạ ting phục vụ thi công giám sắt thực hiện dự án:

Da số các công trình giao thông có đặc điểm là vita thi công vita sử dụng; có.thể là vừa thi công vừa sử dụng theo từng gối, từng phần hoặc diễn ra song song

trong suốt quá trình thi công đối với các dự án nâng cấp, cải tạo;

“Công trình giao thông là công trình phục vụ công cộng, chất lượng công trình

Trang 39

tác động trực tiếp đến tinh mạng của người dan tham gia iao thông và tác động đến

nhiều ngành nghề của nền kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, của

đất nước;

Công trình giao thông thưởng có quy mô lớn, thời gian xây dựng và thời gian

sử dụng lâu dai, Nhu cầu về vốn, lao động, máy móc thiết bị thi công rất cao Do đó những sai sót rong quá tỉnh xây dựng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công

trình, có tác động rt âu đến đời sống kính xã hội của đắt nước;

Công tinh gia thông cổ ảnh hưởng cũng như tác động lớn đến cảnh quan,

môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, liên quan rit nhiều đến lợi ích cộng đồng.

2.2.2 Quản lý chất lượng công trình giao thông trong gial đoạn thực hiện

Tình 3,1 Mỗi quan hệ giữ các chi thể trong công tắc

quản lý chất lượng công trình xây dựng

(Nguon : Tác giả tự tong hop)Quin ý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động chuyên nghiệp và không

chuyên nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân có tác động

gián tip hay trực tiếp vào công trình thông qua hệ thống các quy định pháp luật

Trang 40

nhằm đảm bảo chất lượng công tỉnh xây dựng trong quả tình khảo si, thết kế thicông xây dựng và khai thác sử dụng

2 Nguyên tắc quản ý chất lượng xây dng công trình

Trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình phải đám bảo các

nguyên ắc sau:

- Phải được thực hiện toàn diện, đồng bộ ở các giai đoạn, các nội dung và

trong từng qua trình.

- Vừa phải tuân theo các quy định chung, vừa phải đáp ứng được yêu cầu

riêng của Chi đầu tư có công trình xây đựng.

- Trong quả tình hình thành, chit lượng công trình vừa phải được quản lý

nội bộ, vừa chịu sự quản lý từ ngoài.

- Tính kip thời về thời gian, không gian, tỉnh cụ thể của tùng vấn đề phải

urge tôn trọng và thực thi nghiêm ngặt

~ Đồi hỏi chất lượng phụ thuộc riêng vào tinh chất của từng công trình, môi.

trường tự nhiên và điều kiện kinh phí.

= Quan điểm phòng ngừa phải được quin triệt ở mọi giai đoạn, mọi khâu

thực hiện và mọi lực lượng tham gia hình thành công trình xây dựng.

2.2.2.3 Nội dung quản lý chit lượng công trình giao thông trong giải đoạn thực

hiện dự an

2.2.2.3.1 Quản ý chất lượng khâu khảo sá xây dựng

Nội dung quản lý chất lượng khảo sát phải được thé hiện ngay từ khâu đầu chotới khi kế thúc toàn bộ quả tinh khảo sắt bao gồm:

~ Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo

sắt từng bước tất kế, bao gỗm: Mục đích; phạm vis phương pháp: khối lượng các loại

công việc; tiêu chuẩn; thời gian thực hiện khảo sát.

- Phương án kỹ thuật khảo sit xây dựng phải đáp ứng cá su cầu sau đây: Phù hợp với nhiệm vụ khảo sắt được CDT phê duyét; tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát

được áp dụng

Ngày đăng: 14/05/2024, 13:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2 + Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình theo các giai đoạn - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam
Hình 2.2 + Quá trình kiểm soát chất lượng thi công công trình theo các giai đoạn (Trang 56)
Hình 2.4 : Kiểm soát nhân tổ tác động dén chat lượng thi công công trình Vige kiểm soát nhân tổ tác động dén chất lượng công tinh được thé hiện qua việc kiểm soát 5 nhân tổ lớn nêu trên theo hình 24, bao gồm: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam
Hình 2.4 Kiểm soát nhân tổ tác động dén chat lượng thi công công trình Vige kiểm soát nhân tổ tác động dén chất lượng công tinh được thé hiện qua việc kiểm soát 5 nhân tổ lớn nêu trên theo hình 24, bao gồm: (Trang 57)
Bảng 3.8 Bảng so sảnh giá gói thầu và giá trúng thâu của một số gói thâu xây lắp. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban quản lý các dự án giao thông thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Nam
Bảng 3.8 Bảng so sảnh giá gói thầu và giá trúng thâu của một số gói thâu xây lắp (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN