1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược toàn cầu hóa của uniqlo

40 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Chiến lược Toàn cầu hóa của Uniqlo
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 5,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (3)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (4)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • 5. Cấu trúc nghiên cứu (4)
  • PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. .5 1.1. Cơ sở lý thuyết (5)
    • 1.1.1 Môi trường đầu tư quốc tế (5)
    • 1.1.2. Toàn cầu hóa (7)
    • 1.1.3. Công ty xuyên quốc gia (TNCs) (9)
  • PHẦN 2: CASE STUDY VỀ UNIQLO (17)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Uniqlo (17)
    • 2.2. Chiến lược kinh doanh của hãng (18)
      • 2.2.1. Xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu (18)
      • 2.2.2. Chiến lược nội địa hóa (21)
      • 2.2.3. Các chiến lược về sản phẩm (22)
    • 2.3. Quá trình vươn mình để trở thành một công ty toàn cầu (26)
      • 2.3.1. Với thị trường trong nước (26)
      • 2.3.2. Với thị trường quốc tế (29)
  • PHẦN 3: BÀI HỌC TỪ UNIQLO CHO CÁC DOANH NGHIỆP (34)
    • 3.1. Tập trung vào Giá trị Cốt lõi và Phong cách Độc đáo (34)
    • 3.2. Chất Lượng và Bền vững (35)
    • 3.3. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (35)
    • 3.4. Kỹ năng tiếp thị và xây dựng thương hiệu (35)
    • 3.5. Lắng nghe khách hàng và phản hồi linh hoạt (36)
    • 3.6. Mở rộng quốc tế một cách cẩn thận (36)
    • 3.7. Tìm kiếm cơ hội trong các thị trường phụ cận (36)
    • 3.8. Tự tin và Kiên nhẫn (37)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (39)

Nội dung

Sự phát triển của các công nghệ thông tinvà viễn thông, sự giảm bớt các rào cản thương mại và quy định địnhchế, cùng với sự gia tăng của quan hệ liên kết kinh tế và văn hóa giữacác quốc

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Nghiên cứu tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến đầu tư Quốc tế

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu các yếu tố chính mà toàn cầu hóa đã tác động đến đầu tư quốc tế qua case study cụ thể là hãng thời trang nổi tiếng Uniqlo Qua đó hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của toàn cầu hóa trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư quốc tế và tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy diễn và quy nạp, phương pháp thống kê số liệu,

Cấu trúc nghiên cứu

Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương như sau, không bao gồm lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Case study về Uniqlo

Chương 3: Bài học từ Uniqlo cho các doanh nghiệp

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .5 1.1 Cơ sở lý thuyết

Môi trường đầu tư quốc tế

“Môi trường” là những yếu tố hoặc trạng thái bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng Môi trường đầu tư là những nhân tố bên ngoài (khách quan) của quốc gia đó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động đầu tư. Định nghĩa “môi trường đầu tư” (theo nghĩa chung nhất) là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của quốc gia có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư

Các yếu tố của của môi trường đầu tư có tác động tới cả chu kỳ dự án, bao gồm các hoạt động từ khi tìm hiểu về môi trường đầu tư, chuẩn bị đầu tư cho đến khi tiến hành hoạt động kinh doanh và kết thúc dự án.

1.1.1.2 Đặc điểm của môi trường đầu tư

Tính tổng hợp: Các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ tương tác lẫn nhau và gây tác động đến toàn bộ nền kinh tế.

Tính hai chiều: Môi trường đầu tư, chính phủ và nhà đầu tư tương tác với nhau Môi trường đầu tư gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định đầu tư, giá trị và cơ cấu vốn đầu tư Nhà đầu tư tác động lên môi trường đầu tư tích cực và tiêu cực, ví dụ nâng cao tay nghề người lao động hoặc làm ô nhiễm môi trường Chính phủ tác động tới các yếu tố của môi trường đầu tư như chính trị, pháp luật, cơ sở hạ tầng.

Tính động: Môi trường đầu tư luôn vận động do các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư luôn vận động.

Tính mở: Các yếu tố của môi trường đầu tư cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư quốc gia, môi trường đầu tư quốc gia lại chịu ảnh hưởng của môi trường đầu tư quốc tế.

Tính hệ thống: Vì môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, các yếu tố này luôn tự biến đổi, tương tác lẫn nhau qua các mối liên hệ, dẫn đến bản thân hệ thống môi trường đầu tư biến đổi liên tục.

1.1.1.3 Vai trò của môi trường đầu tư a Đối với doanh nghiệp

Mọi hoạt động đầu tư dù ở đâu (trong nước hay ngoài nước) suy cho cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường mà ở đó các hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro Điều đó lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, chính sách và luật pháp Các yếu tố xã hội, như truyền thống, văn hoá, tập quán và tôn giáo cũng tác động rất lớn tới hoạt động đầu tư và khả năng sinh lời của dự án đầu tư Như vậy, việc nghiên cứu môi trường đầu tư sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư quyết định có đầu tư hay không, đầu tư cái gì, lĩnh vực nào, ở đâu, quy mô dự án ra sao. b Đối với chính phủ

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nên rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn Việc nghiên cứu môi trường đầu tư để các chính phủ thấy điểm mạnh, điểm yếu của quốc gia mình trong việc tạo lập môi trường kinh doanh tốt và trên cơ sở đó sẽ có chính sách, biện pháp thích hợp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Đặc biệt có thể kể đến các quốc gia khu vực Đông Nam Á trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ năm 1997, rất ít chú ý tới việc cải thiện môi trường đầu tư vì nguồn vốn đầu tư chủ yếu là đầu tư gián tiếp vào bất động sản và thị trường chứng khoán Sau cuộc khủng hoảng, các quốc gia đã rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn Vì họ nhận thấy nguồn vốn từ đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng phát triển và không là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính như nguồn vốn khác ví dụ như FPI (đầu tư chứng khoán quốc tế),

1.1.1.4 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư

Môi trường tự nhiên: Gồm những yếu tố như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên… Các yếu yếu này có ảnh hưởng tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinh lời của dự án.

Môi trường chính trị: Môi trường chính trị ổn định tạo ra nền kinh tế ổn định, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Môi trường pháp luật: Là yếu tố quan trọng do ảnh hưởng tới việc quản lý và thực hiện đầu tư hiệu quả.

Môi trường kinh tế: Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư Được thể hiện qua các chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng…

Môi trường văn hoá, xã hội: Có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá… dẫn tới thói quen tiêu dùng, thiết kế sản phẩm ở các thị trường là khác nhau.

Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ,thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia Về mặt kinh tế, hiện tượng này mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.

Về mặt tích cực, toàn cầu hóa có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ Mặt khác, nó có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có mức lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác. Động cơ toàn cầu hóa là lí tưởng và chủ nghĩa cơ hội, nhưng sự phát triển của một thị trường tự do toàn cầu đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn ở phương Tây Tác động của toàn cầu hóa có cả xấu lẫn tốt đối với công nhân, văn hóa và các doanh nghiệp nhỏ, trong cả các quốc gia phát triển và mới nổi.

1.1.2.2 Các đặc điểm của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lý.

Về mặt kinh tế: Cho phép các tập đoàn tận dụng lợi thế so sánh, giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, có thêm nhiều khách hàng

Về mặt xã hội: Dẫn đến sự tương tác lớn hơn giữa dân cư ở các vùng khác nhau

Về mặt văn hóa: Đại diện cho sự trao đổi ý tưởng, giá trị và biểu hiện nghệ thuật giữa các nền văn hóa và cũng đại diện cho một xu hướng phát triển văn hóa thế giới duy nhất.

Về mặt chính trị: Tạo sự chú ý cho các tổ chức liên chính phủ như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới

Về mặt pháp lý: Thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi

Công ty xuyên quốc gia (TNCs)

Công ty xuyên quốc gia là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ kiểm soát tài sản của công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần.

Cơ sở ra đời của công ty xuyên quốc gia nói chung là do tác động của nhiều yếu tố: trình độ phát triển kinh tế, sự tiến bộ của cách mạng kĩ thuật, sức sản xuất tăng, cạnh tranh gay gắt, phân công lao động xã hội phát triển

Tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất quyết định sự ra đời của TNCs là tích tụ và tập trung hóa sản xuất (production concentration & centralization) cả về vốn và công nghệ vào một số công ty độc quyền. Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của những công ty này, thị trường tiêu thụ nội địa trở nên chật hẹp Việc mở rộng quốc tế để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là một tất yếu khách quan.

1.1.3.2 Chiến lược thâm nhập a Chiến lược về sản phẩm Để có được vị trí trong thị trường cạnh tranh hiện nay thì các hãng phải có một chiến lược rõ ràng về sản phẩm Sản phẩm của họ phải khác biệt đối với các hãng cạnh tranh và ngày càng cải tiến về chất lượng Một điều thấy rõ là các sản phẩm đề có một đặc trưng riêng rõ ràng về hương vị, màu sắc, nhãn hiệu và ngay cả cách đóng gói, khâu chế biến Các sản phẩm dù ở các chi nhánh dù ở các nước khác nhau nhưng vẫn phải có chung một tiêu chuẩn về chất lượng và không thay đổi Ví dụ như khi ta nhắc đến KFC là nghĩ ngay đến hình ảnh ông già đầu bếp, khi nhắc đến McDonald thì nghĩ ngay đến chữ M lộn ngược. b Chiến lược xúc tiến

Muốn đứng vững và vươn xa trên thị trường, các công ty luôn tìm mọi cách đưa sản phẩm của mình gần gũi với người tiêu dùng và mở rộng thị trường tiêu thụ Nhờ có những lợi thế về kinh nghiệm, tài chính và thương hiệu có sẵn mà các công ty có thể tiếp cận với người dùng qua các sự kiện, truyền hình Các hãng luôn tìm cách gần gũi và phù hợp với phong tục và cách sống của từng địa phương.

Hầu hết các công ty đều có thông điệp quảng cáo để gần gũi với người tiêu dùng Ví dụ như việc so sánh cách sống giữa hai thế hệ ông và cháu, Coca-cola đưa ra các lời khuyên sức khỏe tới khách hàng Qua đó, chất lượng sản phẩm của hãng càng được khẳng định.

Công ty cũng đẩy mạnh các phương tiện truyền thông, không chỉ trên truyền hình, phim ảnh hay báo trí mà hiện nay mạng xã hội là một môi trường rộng lớn để có thể tương tác với người tiêu dùng. c Chiến lược giá

Chiến lược định giá là yếu tố quyết định trong chiến lược thâm nhập thị trường và liên quan tới các quyết định quản lý như xác định giá bán sản phẩm (đặt ra mức giá), tính giá thành các sản phẩm (chi phí) và thay đổi giá theo đòi hỏi của thị trường.

Cách tốt nhất là doanh nghiệp hiểu xem điều gì khiến cho khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của mình Đó là động cơ mua hàng quan trọng bởi vì nó thể hiện sự hy sinh (trả tiền) mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra để nhận được sự thoả mãn (tính năng của sản phẩm). d Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện là quá trình biến kế hoạch thành thực tế Thông qua việc xác lập các kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện các kế hoạch cho việc thâm nhập thị trường mới của doanh nghiệp và thực hiện theo giai đoạn hay lộ trình được ghi trong kế hoạch.

Theo Lall và Streeten (1977), các doanh nghiệp tiến hành thâm nhập thị trường quốc tế theo 3 hình thức chính (theo thứ tự tăng dần của mức độ kiểm soát mà mức độ rủi ro): Xuất khẩu, nhượng quyền kinh doanh và đầu tư trực tiếp FDI. a Xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức thâm nhập trong đó hàng hóa được sản xuất trong nước chủ đầu tư, được kiểm soát chặt chẽ bởi chủ đầu tư, sau đó xuất sang nước khác.

Các TNC sẽ chọn hình thức này để thâm nhập thị trường nếu như có các điều kiện sau:

 Quy mô thị trường nước nhận đầu tư nhỏ

 Nước nhận đầu tư có kỹ thuật lạc hậu, chưa đáp ứng được các điều kiện về công nghệ để có thể tiến hành nhượng quyền hay đầu tư trực tiếp.

 Nước nhận đầu tư có độ rủi ro chính trị lớn, kinh tế bất ổn, chính sách thường xuyên thay đổi Khi đó xuất khẩu là phương án an toàn hơn cả.

 Tiềm lực của chủ đầu tư nhỏ. b Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền thương mại là hình thức thâm nhập trong đó:

 Chủ đầu tư cho bên nhận đầu tư nằm ở quốc gia khác các bí quyết thương mại, quyền kinh doanh dựa trên thương hiệu của chủ đầu tư

 Hàng hóa được sản xuất tại nước nhận đầu tư

 Bên nước chủ đầu tư nắm quyền kiểm soát việc sản xuất kinh doanh

 Bên nước nhận đầu tư thông qua hợp đồng nhượng quyền ghi rõ quyền lợi, trách nhiệm của các bên có liên quan

Các TNC sẽ chọn hình thức này để thâm nhập thị trường nếu như có các điều kiện sau:

 Công nghệ đã được phổ biến rộng rãi

 Nước nhận đầu tư là nước nhỏ

 Chủ đầu tư không thích rủi ro và không có nhiều kinh nghiệm trên thị trường nước nhận đầu tư

 Lợi ích do nhượng quyền lớn

 Công nghệ đơn giản, không quá phức tạp, không có rủi ro cao về việc mất bản quyền

 Ví dụ cho hình thức thâm nhập này có thể kể đến các tập đoàn đồ ăn nhanh trên thế giới như KFC, McDonald’s với công nghệ cách thức chế biến không quá phức tạp. c Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức thâm nhập trong đó:

CASE STUDY VỀ UNIQLO

Giới thiệu chung về Uniqlo

Năm 1984, Tadashi Yanai- tỉ phú người Nhật, lúc đó đang điều hành một cửa hàng thời trang nam là Men's Shop Ogori Shoji ở Ube, Yamaguchi, đã mở thêm một cửa hàng mới là Unique Clothing Warehouse ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hiroshima, tiền thân của Uniqlo. Cái tên "Uniqlo" ra đời từ đây, là cách viết rút gọn của "unique clothing".

Tháng 9 năm 1991, Men's Shop Ogori Shoji đổi tên thành Fast Retailing, và cho đến tháng 4 năm 1994, đã có hơn 100 cửa hàng Uniqlo hoạt động trên khắp nước Nhật Tính đến tháng 11/2021, Fast Retailing- công ty mẹ của Uniqlo vận hành 2358 cửa hàng Uniqlo trên khắp thế giới 60% các cửa hàng nằm ở châu Á, đã trừ Nhật Bản Với

791 cửa hàng, Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai sau Nhật Bản Uniqlo là một thương hiệu thời trang hàng đầu đã tạo dựng nên một sự đổi mới trong suy nghĩ, nhận thức về thời trang của người Nhật, khẳng định giá trị thời trang và chất lượng trong lòng khách hàng Nhờ sự phát triển của thương hiệu, Tadashi Yanai trở thành người giàu nhất Nhật Bản và đứng ở vị trí 40 những người giàu nhất thế giới tính đến t10/2021

Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2020, biên lợi nhuận của Fast Retailing ở Trung Quốc, bao gồm cả Hong Kong và Đài Loan, đạt 14,4%, cao hơn mức 13% tại Nhật Bản Trong khi đó, 70% cửa hàng của Zara lại nằm ở Mỹ và châu Âu - những thị trường đã bị phong tỏa nhiều lần vì đại dịch Zara có khoảng 20% cửa hàng ở châu Á Đưa công ty Uniqlo vượt Zara thành hãng thời trang giá trị nhất thế giới.

Uniqlo thực sự thành công trong việc xác định mục đích thương hiệu rõ ràng để cung cấp sản phẩm chất lượng cao, hiệu suất tăng cường, phổ quát, đơn giản với giá cả phải chăng Mặt khác, nó cũng đã tạo ra một hệ thống phân phối mạnh mẽ để cung cấp tinh thần của thương hiệu.Uniqlo bán quần áo thời trang, tiện dụng và đột phá về mặt công nghệ – những sản phẩm mà họ gọi là LifeWear – dành cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em Nhưng quan trọng hơn, Uniqlo được xây dựng dựa trên “tinh thần dân chủ”.

“Câu khẩu hiệu “Made for all” là triết lý của chúng tôi Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm quần áo bền, dễ mặc và giá cả phù hợp cho mọi người” Tinh thần dân chủ này đi xa hơn chuyện giá cả sản phẩm mà còn thể hiện trong triết lý quản trị của nhà sáng lập ÔngTadashi Yanai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành củaTập đoàn Fast Retailing tin rằng “công việc như nhau thì xứng đáng nhận lương thưởng ngang bằng nhau”.

Chiến lược kinh doanh của hãng

2.2.1 Xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu:

Theo Gitman và cộng sự (2015), môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố bên ngoài trong một thị trường kinh doanh và nền kinh tế rộng lớn hơn có thể ảnh hưởng đến một doanh nghiệp UNIQLO của người sáng lập và giám đốc điều hành, Tadashi Yanai, có một cơ sở vững chắc ở quê nhà để từ đó mở rộng sang các thị trường chính của các đối thủ phương Tây là Châu Âu và Châu Mỹ Anh ấy muốn biến UNIQLO thành nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới bằng cách trở thành “SPA” đầu tiên ở Châu Á hoặc cửa hàng bán lẻ quần áo nhãn hiệu riêng đặc biệt thay vì ưu tiên của anh ấy vẫn là Châu Á Anh ta chỉ ra hàng triệu người tiêu dùng trên toàn khu vực đang tiếp cận tầng lớp trung lưu Theo Segura(2017), UNIQLO đã định vị việc phát triển hơn nữa mạng lưới cửa hàng của mình, theo cả vị trí và hình thức, là yếu tố chính trong quá trình

“chuyển đổi cơ cấu kinh doanh” UNIQLO đã mở cửa hàng của mình ở nhiều địa điểm và hình thức đa dạng để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, cùng với các cửa hàng ven đường ở ngoại ô được tiêu chuẩn hóa.

Nỗ lực quốc tế hóa đầu tiên của Uniqlo là vào năm 2002 khi họ thâm nhập thị trường Trung Quốc, ngay sau đó là Hàn Quốc vào năm

2004 và Hồng Kông vào năm 2005 Điều này khớp với lý thuyết quốc tế hóa của mô hình Uppsala (Mô hình giai đoạn), giả định rằng một công ty bắt đầu đầu tư vào một số quốc gia lân cận, sau đó mở rộng phân phối sang các thị trường mới với khoảng cách vật lý ngày càng lớn hơn sau khi tìm hiểu về thị trường nước ngoài (Forsgren 2002; Johanson & Vahlne 1990) Uniqlo vào các thị trường Mỹ (2005), Pháp (2007), Nga (2009) sau khi đã khẳng định được vị thế tại các nước châu Á Chiến lược chính của Uniqlo đối với thị trường toàn cầu là mở các cửa hàng hàng đầu với nhiều sự kiện tại các thành phố thời trang mang tính biểu tượng ở các nước lớn Việc mở các cửa hàng hàng đầu toàn cầu ở New York (2006), London (2007), Paris (2009) và Thượng Hải (2010) là một phần quan trọng trong chiến lược của công ty nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu Uniqlo trên thị trường toàn cầu Đối với Uniqlo, các cửa hàng hàng đầu toàn cầu đóng vai trò là trung tâm truyền bá thông điệp tiếp thị của công ty như phòng trưng bày, đồng thời là thông báo rằng họ sẽ tham gia vào thị trường mới đó Ngoài ra, họ còn là cầu nối để mở rộng kinh doanh sang các thị trường xa xôi bằng cách nâng cao danh tiếng toàn cầu của công ty Sau đó, Uniqlo xuất hiện ở các thị trường nước đang phát triển châu Á như Malaysia (2010), Thái Lan(2011), Philippines (2011) với Uniqlo International kiếm được khoảng70% tổng doanh số bán hàng của họ là ở châu Á (Báo cáo thường niênUniqlo 2010) Là công ty đến từ nước châu Á phát triển sớm nhất, NhậtBản, họ có thể hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu dùng và môi trường thị trường ở các nước đang phát triển châu Á so với các nước phươngTây không có chung nền văn hóa hoặc kinh nghiệm Nói cách khác, trở thành nhà bán lẻ châu Á mang lại cho họ nhiều lợi thế hơn trong việc sử dụng kiến thức kinh nghiệm của mình.

Uniqlo, cũng như các công ty Nhật Bản khác, họ đã phải đối mặt với những thay đổi về môi trường, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trận động đất lớn và thảm họa hạt nhân ở miền đông Nhật Bản năm 2011, xung đột chính trị nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2012, cùng nhiều vấn đề khác Trong giai đoạn này, nhu cầu về các sản phẩm của Nhật Bản nói chung đã giảm đáng kể Khi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây dẫn đến doanh số bán hàng thấp hơn, điểm hòa vốn cao như vậy đã chứng tỏ là một thảm họa đối với lợi nhuận của nhiều công ty đa quốc gia Nhật Bản Ngoài ra, trong những năm gần đây, các đối thủ cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu thách thức các công ty đa quốc gia từ các quốc gia tiên tiến bằng cách sản xuất và phân phối các sản phẩm giá rẻ với chất lượng phải chăng ra thị trường toàn cầu Mặc dù điều quan trọng là phải theo đuổi quy mô sản xuất toàn cầu trong tương lai cho các công ty mới quốc tế hóa, nhưng việc sở hữu tài sản cố định lớn trong một thị trường toàn cầu bất ổn là rất rủi ro Để đáp ứng thử thách này, các công ty mới của Nhật Bản đã bắt đầu chuyển đổi mạng lưới chuỗi cung ứng chặt chẽ của họ thành một hệ điều hành linh hoạt hơn và chi phí thấp hơn bằng cách thuê ngoài các hoạt động sản xuất của họ cho các nhà cung cấp địa phương ở các nền kinh tế mới nổi

Các nghiên cứu trước đây (ví dụ, Bhardwaj và cộng sự, 2011;Lopez & Fan 2009) đã phát hiện ra rằng chuỗi cung ứng tích hợp của các công ty góp phần vào quá trình quốc tế hóa nhanh chóng Trường hợp của Zara trước đây cho thấy rằng việc kiểm soát toàn bộ dây chuyền sản xuất cho phép công ty có được tốc độ nhanh hơn quay vòng cũng như thâm nhập thị trường nước ngoài với hình thức cửa hàng nhượng quyền, sử dụng các yếu tố tiếp thị hỗn hợp được tiêu chuẩn hóa trên khắp các cửa hàng (Lopez & Fan 2009) Bằng cách tự mình quản lý các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng, họ có thể cung cấp các sản phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn với giá cả hợp lý (Kim 2010).

Với lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp, UNIQLO đã mở hầu hết các cửa hàng được điều hành trực tiếp tại khu thương mại sầm uất của thành phố để nâng cao nhận thức về thương hiệu của mình Chi phí nguyên vật liệu quyết định chặt chẽ đến giá thành của sản phẩm. Uniqlo đã mua nguyên liệu thô cần thiết trên quy mô toàn cầu và thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp để có thể có được giá mua nguyên liệu thô có lợi hơn Với sự gia tăng liên tục của chi phí lao động ở Trung Quốc trong những năm gần đây, Uniqlo đã mở rộng hoạt động sản xuất sang các nước như Việt Nam, Philippines và Bangladesh, bởi vì những nước này có lực lượng lao động rẻ hơn và nguồn nguyên liệu dồi dào hơn Trung Quốc.

Hiện nay, có 1029 cửa hàng Uniqlo điều hành trực tiếp trên toàn cầu, có mặt tại các thị trường lớn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khoảng 70% trang phục của Uniqlo là kiểu dáng cơ bản, có thể dễ dàng sản xuất tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu, do đó có thể dễ dàng đạt được tính kinh tế theo quy mô.

2.2.2 Chiến lược nội địa hóa

Theo chiến lược nội địa hóa của Uniqlo, công ty con của mỗi nước sở tại có quyền ra quyết định hoạt động lớn hơn Các công ty con có thể sản xuất các sản phẩm khác nhau và xây dựng các chiến lược tiếp thị đa dạng theo nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng địa phương để đáp ứng nhu cầu cá nhân của các thị trường khác nhau Chiến lược nội địa hóa có khả năng thích ứng mạnh mẽ hơn với thị trường mục tiêu và nó cũng có phản ứng thị trường nhanh hơn Đồng thời, chiến lược nội địa hóa cũng có những nhược điểm, chẳng hạn như chi phí sản xuất và tiếp thị tương đối cao cũng như tính độc lập quá mức của từng công ty con Vì vậy, sự hợp tác giữa các công ty con có phần kém hơn (Wang &

2.2.2.1 Nội địa hóa sản phẩm

Ngoài 70% mặt hàng bán ra thị trường là kiểu dáng cơ bản, UNIQLO còn phát triển và thiết kế các sản phẩm khác biệt để thích ứng với văn hóa, phong tục địa phương của nước sở tại Ví dụ: các sản phẩm “vừa vặn 3-D” được cung cấp ở Châu Âu và Hoa Kỳ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu quần áo của người béo phì tại địa phương.

2.2.2.2 Nội địa hóa giá cả

Nhiệm vụ chính trong quá trình quốc tế hóa của UNIQLO là giúp người tiêu dùng toàn cầu có thể mua được sản phẩm của mình Ngoài các mẫu mã cơ bản, các sản phẩm cá nhân hóa của hãng về cơ bản đều có mức giá khác biệt, ví dụ UNIQLO cung cấp sản phẩm chất lượng tốt hơn và giá cao hơn ở Mỹ, nhưng ở các nước châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á, UNIQLO có thể lược bỏ một số thiết kế không cần thiết để cung cấp giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình.

2.2.2.3 Nội địa hóa Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

Hiện tại, Uniqlo có các trung tâm R&D tại Nhật Bản, New York và Paris để đáp ứng nhu cầu khác biệt hóa của địa phương Trung tâm R&D ở Nhật Bản chủ yếu phục vụ một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á; trung tâm R&D ở New York phục vụ các quốc gia Bắc Mỹ có nền văn hóa tương tự, chẳng hạn như Hoa

Kỳ và Canada; và trung tâm R&D Paris chủ yếu cung cấp dịch vụ cho thị trường châu Âu.

2.2.3 Các chiến lược về sản phẩm

Không giống như H&M, GAP và các thương hiệu thời trang khác,Uniqlo chú ý nhiều hơn đến những mẫu dáng cơ bản chiếm 70% tổng sản phẩm quần áo của hãng Đồng thời, kết hợp một số yếu tố thời trang và phổ biến của mùa để làm cho sản phẩm cơ bản và rẻ nhất đấy trở nên tiên phong và thời trang hơn.

2.2.3.1 Hợp xu hướng thời đại và sở thích người tiêu dùng Để làm cho những mặt hàng của mình thích hợp với nhiều loại áo quần và hầu hết sở thích mọi người, Uniqlo thiết kế 70% hàng may mặc của mình theo kiểu cơ bản và cũng kết hợp một số yếu tố thời trang và phổ biến của mùa, khiến sản phẩm của họ trở nên sành điệu và hợp với xu hướng Điều này kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thời trang của khách hàng khi người tiêu dùng có thể sử dụng chúng trong mọi điều kiện môi trường và mục đích sử dụng

Ngoài ra, Uniqlo còn nhận ra rằng việc sản xuất quần áo có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên Thêm vào đó, tại thời điểm hiện tại, người tiêu dùng trên thế giới dành một phần lớn sự quan tâm đến chất liệu của sản phẩm có thể tác động như thế nào tới môi trường Do đó, Uniqlo đã lựa chọn và sản xuất ra hàng loạt bộ sưu tập mới với tiêu chí “thời trang xanh”, chú trọng vào sử dụng chất liệu vải bền và đặc biệt có thể tái sử dụng Thêm vào đó, họ tôn trọng và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường bằng cách quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất hóa học, chất độc hại, giám sát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính, lượng nước tiêu thụ và xả thải để từ đó lôi kéo được một phần lớn tệp khách quan tâm đến vấn đề môi trường.

2.2.3.2 Chất lượng cao với giả cả phải chăng

Một đặc điểm nổi bật của Uniqlo là chất lượng cao và giá thành rẻ. Để cung cấp cho người tiêu dùng toàn cầu những sản phẩm chất lượng cao và thiết thực, Uniqlo đã cử các chuyên gia đến nhà máy để hướng dẫn và giám sát kỹ thuật, đồng thời theo dõi quá trình phát triển, thiết kế và sản xuất sản phẩm, họ thực hiện nghiêm ngặt ba tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng: nhấn mạnh vào chất lượng của mối quan hệ đối tác, chất lượng quy trình kinh doanh và chất lượng xã hội (Jung

Quá trình vươn mình để trở thành một công ty toàn cầu

2.3.1 Với thị trường trong nước

Trái ngược với sự lớn mạnh của nhãn hàng UNIQLO đã chứng minh được trên thị trường tại thời điểm hiện tại, nhãn hàng này sở hữu một khởi đầu vô cùng khiêm tốn so với các nhãn hàng đang cạnh tranh trong cùng lĩnh vực Tadashi Yanai (1949) là người thành lập ra nhãn hàng Uniqlo Sinh sống trong thời kỳ Nhật Bản khó khăn hậu Thế chiến thứ 2, nhưng khi được cha nhường lại cửa hàng quần áo nam của gia đình, ông đã không hài lòng với chỉ một cửa tiềm mà ông còn muốn làm chủ của cả 1 đế chế thời trang Do đó, vào năm 1984, ông quyết định giới thiệu hàng loạt sản phẩm thêm dành riêng cho nữ giới, mở thêm cửa hàng ngoại thành và lập ra Unique Clothing Warehouse - sau này rút gọn thành Uniqlo

Những năm tiếp theo, nhãn hàng có sự phát triển nhanh chóng nhưng đi kèm với đó là sự bão hòa trên thị trường cũng gia tăng theo.

Do đó, ông đã lập tức liên hệ với The Gap để thuyết phục chủ tịch của hãng để tìm cách biến Uniqlo thành một bản sao của Gap

Thời gian sau đó, Uniqlo nhanh chóng sao chép mô hình kinh doanh của Gap khi chỉ tập trung bán những sản phẩm do chính hãng sản xuất và tập trung sản xuất những mẫu thời trang đơn giản với mục đích nhắm tới sự tiện lợi cũng như gia tăng thêm những tệp khách hàng mới. Kết quả là chỉ sau một giai đoạn ngắn, Uniqlo đã nhanh chóng bứt phá và lấy lại đà phát triển của mình

Nắm bắt thời cơ khi thế giới dần mở cửa tự do hơn, Tadashi đã chuyển toàn bộ hoạt động sản xuất sang Trung Quốc vào năm 1993.Bước đi này vừa có thể củng cố lợi thế giá thành rẻ mà còn đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ để thương hiệu này nhanh chóng mở rộng thị phần trước các đối thủ khác Do đó vào 1994, chỉ sau 10 năm tiếp quản, Uniqlo đã trở thành chuỗi thời trang danh tiếng với 100 cửa hàng tham gia hoạt động và đến năm 2001, con số này đã nhanh chóng tăng lên tới 500 cửa hàng

Từ giai đoạn đầu những năm 2006 cho đến tận năm 2015, Uniqlo vẫn luôn lấy thị trường nội địa Nhật Bản là chỗ dựa vững chắc để có thể phát triển và mở rộng thị trường của thương hiệu này Chúng ta có thể thấy trong 10 năm phát triển của thương hiệu trong thời kỳ Uniqlo bắt đầu dấn thân ra thị trường quốc tế, dù doanh thu của nhãn hàng thu được từ các cửa hàng trên thế giới tăng đi cùng với sự gia tăng trong số lượng cửa hàng ở nước ngoài, Uniqlo luôn giữ vững vị trí thương hiệu của mình trong thị trường nội địa với bằng chứng luôn luôn duy trì số lượng cửa hàng kinh doanh trong Nhật Bản ở con số giao động xung quanh 800 chi nhánh Điều này đã cho thấy tầm quan trọng của thị trường nội địa có thể có tác động vững vàng như thế nào tới nội bộ phát triển của nhãn hàng Việc chú trọng đến thị trường nội địa vừa giúp tạo bước đà cho ước mơ biến thành một thương hiệu toàn cầu của hãng mà còn phần nào khiến nhãn hàng khẳng định sự tôn trọng của công ty với người tiêu dùng, đặc biệt là trong nước bởi họ luôn đề cao tệp khách hàng tiêu dùng lớn trong Nhật Bản

Tính đến năm 2019, uniqlo đạt doanh thu cao nhất từ trước đến nay với 873 tỉ yên nhưng bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid mà doanh thu đã giảm xuống và đến 2022 vẫn chưa phục hồi Đến năm 2023, khi nền kinh tế đã cải thiện hơn sau đại nạn toàn cầu, uniqlo đã bắt đầu gặt hái thành công khi nhu cầu thời trang bắt đầu trở lại với khách hàng nội địa Nhật Bản

2.3.2 Với thị trường quốc tế

Uniqlo vẫn luôn lấy Nhật Bản là thị trường trọng yếu kể cả sau khi đã mở rộng ra nước ngoài Thế nhưng số liệu trên cũng cho thấy được rằng Uniqlo là 1 hãng thời trang rất phù hợp với thị hiếu của thế giới, với những mẫu đồ vừa giản dị vừa phong cách, làm nên một con số bứt phá chỉ trong 10 năm của Uniqlo từ dưới 50 tỉ yên năm 2008 đến 708.1 tỉ yên năm 2017.

Mặc dù đã mở rộng ra trên toàn thế giới nhưng doanh thu của uniqlo vẫn có một phần không nhỏ là từ nội địa Nhưng không vì thế mà phủ nhận đi nỗ lực của hãng trên thị trường quốc tế trong biểu đồ ở trên Trên thực tế, khoảng 80% doạnh thu của công ty mẹ Fast retailing đến từ Uniqlo trong đó 50% là đến từ thị trường quốc tế Đó là thành quả của những chiến lược thông minh của uniqlo trong việc vươn ra quốc tế chiếm lĩnh thị trường thời trang.

Với mong muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài để có thể phát triển thành một đế chế thời trang, vào năm 2002, Uniqlo đã đưa thương hiệu của mình ra kinh đô thời trang London với 21 cửa hiệu cả trong thành phố lẫn vùng ngoại ô Không dừng lại ở đó, Uniqlo đã tiếp tục mở rộng vào ba đại siêu thị ở New Jersey, đánh dấu sự có mặt ở cường quốc số 1 thế giới

Tuy đã có sự vươn mình ra thị trường thế giới, nhưng kế hoạch đã thảm bại đến mức Uniqlo phải chịu lỗ hàng chục triệu USD chỉ sau một thời gian ngắn Lý do chính đến từ việc quá ham phát triển số lượng cửa hàng mà không nhắm tới thị hiếu tiêu dùng của khách hàng quốc tế tại thời điểm đó khi sản phẩm lúc ấy chỉ phù hợp với kích thước đang bán tại Nhật - trái ngược hoàn toàn với nhu cầu tiêu dùng của khách hàngPhương Tây Kết quả là Uniqlo nhanh chóng bị đè bẹp bởi các "gà nhà" như Abercrombie, The Gap, Express những lựa chọn tuy có giá cao hơn nhưng đem lại sự thoải mái cho thượng đế Chỉ trong vòng 18 tháng, Uniqlo buộc phải đóng cửa 16 trong tổng số 21 cửa hiệu tại London và "tháo chạy" ra khỏi Hoa Kỳ

Không từ bỏ, Uniqlo đã chiêu mộ Kashiwa và cho ra mắt nhiều bộ sưu tập mới phá cách, khác hẳn với phong cách mà hãng thường theo đuổi Uniqlo còn mạnh dạn sử dụng mức lương "khủng" để dụ dỗ nhà thiết kế người Đức nổi tiếng Jil Sander trở lại hợp tác sau khi bà tuyên bố nghỉ hưu Giữ vững mức giá phải chăng và chi phí sản xuất thấp, xuyên suốt đợt khủng hoảng kinh tế năm 2008 và 2009, Uniqlo mạnh dạn thu mua hàng loạt tên tuổi thời trang trên bờ vực phá sản, đặc biệt là các thương hiệu cao cấp như Theory và Helmut Lang, giúp Uniqlo nhanh chóng mở rộng được thị trường

Biểu đồ này cho biết sức cạnh tranh rất mạnh của uniqlo so với 2 hãng thời trang đình đám kacs là H&M và Zara khi 2 hãng này bị giảm giá cổ phần trong năm 2019 trong khi uniqlo đón nhận sự tăng trưởng dương.

Trong khoảng thời gian gần đây, sau khi đã có chỗ đứng của mình trong thị trường quốc tế nói chung, nhãn hàng liên tục mở rộng môi trường kinh doanh ra khắp khu vực khác với giá cả phải chăng với đa số mọi khách hàng có mong muốn sử dụng, Uniqlo đã liên tục gặt hái thành công lớn trong sự phát triển trong khu vực Có thể nói rõ hơn là vào năm 2020, nhãn hàng đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng chuyên gia với lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính tính tới tháng 8/2021 có thể đạt 245 tỷ yên (2,3 tỷ USD) Con số này cao hơn so với mức trung bình của các chuyên gia phân tích Bloomberg dự đoán là 242,4 tỷ yên Doanh thu đạt mức 2,2 nghìn tỷ yen, gần bằng so với mức dự báo của các chuyên gia phân tích là 2,28 nghìn tỷ yên bất chấp tình hình Covid 19 diễn ra đi kèm với sự suy giảm về lượng tiêu dùng của mặt hàng thời trang So sánh với các đối thủ trực tiếp có cùng phân khúc giá như Zara và H&M, Uniqlo có sự phục hồi mạnh mẽ hơn khi Cổ phiếu công ty đã phục hồi lại so với mức thấp nhất từ tháng

3, đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ 5 tuần trước trước khi báo cáo kết quả kinh doanh được công bố Trong khi đó, công ty mẹ của 2 thương hiệu h&M và Zara đều chứng kiến cổ phiếu giảm hơn 15% Mặc dù đạt được thành công khá to lớn trong thời điểm khó khăn như vậy, UNIQLO vẫn phải đối mặt với những thách thức kinh doanh quốc tế. Toàn bộ có một chiến lược thực sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh với các hãng như Zara, H&M và Gap Mọi chuyện không hề suôn sẻ đối với UNIQLO Sự bối rối lớn nhất của nó có lẽ là sự khác biệt hoàn toàn vì nó cố gắng trở thành "mọi thứ cho mọi người" – một ăn mừng toàn bộ sai lầm chiến lược Tuy nhiên, UNIQLO đã cố gắng yêu cầu chính tập trung vào sự hiện diện của sản phẩm bằng cách nhấn mạnh những đổi mới của nó trong vật liệu Mặc dù UNIQLO đã tạo được danh tiếng cho mình trong lĩnh vực thương mại nhờ vật liệu đổi mới, nó phải coi mình là đối thủ lớn nhất và thường xuyên xem xét những cách để vượt lên chính mình Theo Martin (2019), do đó, đổi mới là chìa khóa vấn đề có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến lâu dài của toàn bộ UNIQLO.

Số liệu doanh thu của 5 hãng thời trang hàng đầu trong năm 2020 cho thấy rằng việc mở rộng thị trường quốc tế của các hãng đem lại rất nhiều lợi ích đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi sau dịch bệnh Với điểm xuất phát thấp nhất trong số 5 doanh nghiệp được kể trên, Uniqlo hay FAST RETAILING đã có sự bứt phá vượt qua 2 hãng thời trang đình đám khác là GAP và L Brand để đứng thứ 3 về doanh thu trong năm

2020 Đây là một thành công vượt trội của Uniqlo trên thị trường quốc tế đánh dấu cho sự đúng đắn về mặt chiến lược và sự phát triển của hãng. Ở Việt Nam, Uniqlo đang sử hữu 11 cửa hàng tại nhiều địa điểm trung tâm của các thành phố lớn như HN hay TP HCM với hơn 1000 nhân viên và trang web trực tuyến và vẫn đang có kế hoạch mở rộng thêm thị trường và mở thêm nhiều cửa hàng tăng độ phủ sóng của sản phẩm Ngoài ra, vào năm 2020 đỉnh điểm của dịch bệnh, uniqlo tại ViệtNam là 1 thị trường hiếm hoi báo cáo lợi nhuận của hãng thay vì các con số âm ở các thị trường như Hàn Quốc hay Châu Âu Đó là biểu hiện cho thấy rằng Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nền kinh tế phát triển mạnh và chính trị ổn định cho các công ty doanh nghiệp đa quốc gia tới đầu tư và phát triển.

BÀI HỌC TỪ UNIQLO CHO CÁC DOANH NGHIỆP

Tập trung vào Giá trị Cốt lõi và Phong cách Độc đáo

Uniqlo nổi tiếng với việc tạo ra các sản phẩm thời trang mang xu hướng đơn giản, tối giản, và chất lượng cao với mức giá hợp lý Các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào việc xác định giá trị cốt lõi của họ và phát triển một phong cách riêng biệt để thu hút khách hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng lớn thời gian trong quá trình sản xuất bởi họ có thể giảm thiểu tối đa thời gian sản xuất dành cho việc phân tích và sửa lại những sản phẩm sẵn có của họ theo xu hướng thị trường, do đó việc mở rộng chuỗi kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp sẽ được đẩy nhanh và dễ dàng có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành Ngoài ra, việc này còn gián tiếp giúp cho bản thân công ty có thể dễ dàng xác định được vị trí của mình trong nghành cũng như trong công việc định vị thương hiệu của hãng.

Chất Lượng và Bền vững

Uniqlo chú trọng đến chất lượng sản phẩm và bền vững trong sản xuất Các doanh nghiệp Việt Nam nên đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao và đặc biệt quan trọng là phải có sự quan tâm đến vấn đề bền vững và tác động môi trường Ngoài ra, họ cũng nên tự đặt ra cho chính mình một hệ quy chuẩn nhất định để tuân theo nhằm phục vụ mục đích vẫn có thể tạo ra những sản phẩm đúng với chất lượng mà thị trường tiêu dùng cần mà tuân theo các quy định chung về sản xuất.

Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Uniqlo đã xây dựng và phát triển cho mình một hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả, giúp họ kiểm soát chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí sản xuất Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu và học tập cách tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng để tăng cường sự linh hoạt và tiết kiệm chi phí Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tìm cho bản thân một nguồn cung ứng nguyên vật liệu phù hợp để có thể tối đa hóa khả năng sản xuất thành phẩm có thể làm ra của công ty.

Kỹ năng tiếp thị và xây dựng thương hiệu

Uniqlo đã dành phần lớn sự quan tâm của mình cho lĩnh vực này và đã đầu tư rất nhiều để tạo ra các chiến dịch tiếp thị vô cùng sáng tạo đi kèm với việc tập trung vào việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vào kỹ năng tiếp thị và xây dựng cho bản thân mình một thương hiệu có uy tín cũng như có chỗ đứng trong thị trường để thu hút khách hàng trong và ngoài nước.

Lắng nghe khách hàng và phản hồi linh hoạt

Uniqlo chủ động luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng và điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ của họ dựa trên phản hồi này Ngoài ra, họ còn tập trung vào việc phát triển các nền tảng để khách hàng có nhu cầu phản ánh về sản phẩm có thể đưa ra nhận xét của họ một cách dễ dàng hơn Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thực hiện việc lắng nghe và tương tác với khách hàng một cách chủ động để cải thiện sản phẩm và dịch vụ, từ đó có thể tạo một sự kết nối nhất định giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp.

Mở rộng quốc tế một cách cẩn thận

Uniqlo đã tiếp cận và mở rộng nhãn hàng của mình ra thị trường quốc tế một cách từ từ và có sự cân nhắc kĩ càng từ trước Họ đã dành ra nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường cũng như các nhãn hàng phát triển đi trước cũng như đối thủ cạnh tranh trên môi trường kinh doanh đa quốc gia Vì vậy, các doanh nghiệp đang phát triển cũng nên xem xét cẩn thận về thị trường mục tiêu, nắm vững về văn hóa và quy định kinh doanh của các quốc gia mà họ muốn mở rộng để có thể phát huy hết được tiềm lực của mình trong môi trường cạnh tranh như hiện tại.

Tìm kiếm cơ hội trong các thị trường phụ cận

Uniqlo đã thành công trong việc mở rộng ở các thị trường phụ cận và khu vực châu Á Ngoài việc tập trung phát triển những công ty con ở các thị trường kinh tế lớn trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ, họ còn đưa ra những phương án phát triển thêm ở những nền kinh tế đang phát triển và có tiềm năng thúc đẩy thị trường trong tương lai Việc đầu tư ở những khu vực láng giềng cũng khiến cho doanh nghiệp có nền tảng phát triển tốt hơn vì họ có thể sở hữu những nét tương đồng về văn hóa nhất định, vì vậy khiến cho việc sản xuất thành phẩm có thể tiếp cận nhu cầu người tiêu dùng dễ dàng hơn Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm thêm những cơ hội đầu tư ở những thị trường phụ cần và các doanh nghiệp muốn phát triển bản thân mình nên tìm kiếm cơ hội tại các thị trường láng giềng và phát triển chiến lược mở rộng trong khu vực lân cận.

Tự tin và Kiên nhẫn

Uniqlo đã đặt ra mục tiêu lớn và đã tập trung vào việc thực hiện mục tiêu đó một cách kiên nhẫn và tự tin Để có thể phát triển thành một doanh nghiệp lớn như hiện tại, Uniqlo đã phải dành rất nhiều thời gian cũng như công sức Thêm vào đó, họ còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong thời kỳ mới thành lập, đặc biệt là trong công cuộc định vị được chỗ đứng của thương hiệu cũng như cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp đối thủ Điều này chỉ ra rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên có sự tự tin vào khả năng của họ và sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu dài hạn.

Tuy Uniqlo đã đạt được sự thành công đáng kể, việc áp dụng các bài học này vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải phụ thuộc thêm nhiều vào các yếu tố khác có thể kể đến như sự phát triển của ngành công nghiệp, mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng kinh tế hiện tại, và điều kiện thị trường cụ thể.

Ngày đăng: 03/08/2024, 13:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w