Người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau và áp dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu như ô tô, đường sắt, đường biển, nội thuỷ, hàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa Kinh Tế
TIỂU LUẬN
TÌM HIỂU, PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN CONTAINER (FCL) BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CẢNG SÀI GÒN
Giảng viên: Hồ Thị Hồng Tuyết
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9
Lớp: 63KDTM-1
Khánh Hòa - 2024
Trang 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa:
1.1.1 Khái niệm về giao nhận hàng hóa:
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích sử dụng của con người nhằm làm thay đổi vị trí của con người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác Lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người
Người ta có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau và áp dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu như ô tô, đường sắt, đường biển, nội thuỷ, hàng không, đường ống, bưu điện, container, vận tải liên hợp… Trong đó phải kể đến phương thức vận tải đường biển (khoảng trên 85% tổng khối lượng hàng hoá buôn bán trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển)
*Theo quy tắc của FIATA về dịch vụ giao nhận:
Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa
*Theo Luật Thương mại Việt Nam:
Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding) là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa
1.1.2 Đặc điểm của giao nhận hàng hóa:
Vì giao nhận hang hóa là sản phẩm dịch vụ nên các đặc điểm nổi bật của vận chuyển hàng hoá khiến nó khác với các sản phẩm vật chất khác, chẳng hạn như tính vô hình, tính không ổn định, tính không đồng nhất và tính không thể dự trữ
- Tính vô hình (Intangibility): không thể thấy vì nó không hiện hữu trước khi mua nó và người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ không thể biết trước được là lô hàng đó có được vận chuyển đúng theo lịch trình, có
Trang 3đảm bảo được an toàn và đúng nơi nhận hay không mãi cho tới khi nhận được hàng
- Tính không ổn định (Instability): có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, những yếu tố không kiểm soát được như yếu tố giao thông, tình hình thời tiết, chất lượng phương tiện, kho bãi,… sẽ gây tác động không nhỏ đến chất lượng dịch vụ giao nhận
- Tính không đồng nhất (Heterogeneity): khó có thể có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá được chất lượng của dịch vụ
- Tính không thể dự trữ (Perishability): Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian
mà nó được cung cấp Do vậy, dịch vụ không thể dự trữ trong các kho hàng, đồng thời không thể hoàn trả, thu hồi hay bán lại
1.1.3 Vai trò của giao nhận hàng hóa:
- Nền kinh tế phát triển, sự mở rôngj hợp tác giữa các nước trên thế giới đã chứng minh vai trò của dịch vụ giao nhận trở nên quan trọng hơn bao giờ Bởi dịch vụ này giúp cho hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa của các chủ hàng được thuận tiện hơn
- Các dịch vụ giao nhận hàng hóa hoạt động một cách chuyên nghiệp và
có nhiều mối quan hệ với các hãng tàu vận chuyển, công ty bảo hiểm và giám định, thủ tục hải quan Từ đó, hỗ trợ các chủ hàng vận chuyển hàng hóa với cước phí tốt, làm thủ tục nhanh chóng hơn
- Làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa mất rất nhiều thời gian hoặc nếu không đủ giấy tờ sẽ phải làm đi làm lại nhiều lần Các dịch vụ giao nhận với nhiều năm làm thủ tục hành chính, hải quan cùng nhiều loại chứng từ sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục nhanh và chính xác hơn
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa kết nối với nhiều chủ hàng, có thể gom đơn hàng của doanh nghiệp bạn chung vào một container để vận chuyển Điều này sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí giao hàng
- Các công ty gioa nhận hàng nhanh hiện nay có thể làm thay các công việc của hàng hóa như quản lý tồn kho, kết nối đại lý, người cung cấp nguyên vật liệu Không những vậy, một số công ty dịch vụ giao nhận còn
có dịch vụ tư vấn
- Những công ty dịch vụ giao nhận giúp cho chủ hàng hóa tiết kiệm được lượng lớn nhận lực thực hiện công việc giao nhận
Trang 41.1.4 Các chứng từ liên quan trong giao nhận hàng hóa
- Chứng từ giao nhận hàng hóa đầy đủ gồm:
- Hóa đơn thương mại là chứng từ quan trọng trong công tác thanh yoasn hàng hóa Sẽ thể hiện rõ đầy đủ đơn giá và tổng giá trị hàng hóa, cũng như các khoản tiền mà người nhận bắt buộc phải thanh toán cho người giao
- Phiếu đóng gói kiện hàng (packing list): có vai trò quan trọng trong quá trình kiểm đếm khi nhập cảng Gồm: ngày lập phiếu, thông tin bên mua
và bên bán, địa điểm giao nhận, xếp dỡ, hình thức vận chuyển, mô tả đầy
đủ thông tin hàng hóa bên trong ( tên, đặc điểm, khối lượng, thể tích, số lượng, số kiện,…)
1.2 Hàng nguyên container: (FCL)
a Khái niệm hàng FCL
- FCL (viết tắt của Full Container Load) là xếp hàng nguyên container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và
dỡ hàng khỏi container Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng
- Thuật ngữ này thường được dùng nhằm mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft) Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt và/ hoặc đường bộ đến nơi cuối
b Nghĩa vụ các bên trong giao nhận hàng FCL:
● Đối với người gửi hàng FCL
- Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng
- Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn
- Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng
- Đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
- Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng
Trang 5- Niêm chì (seal) cho container.
- Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng
- Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí Terminal Handling Charge, phí DEM/DET nếu có
● Đối với người chở hàng FCL
- Cấp container rỗng và chì vận chuyển cho người gửi hàng
- Nhận nguyên container hàng và đã niêm phong, cặp chì từ cảng người gửi hàng tại container yard của cảng xếp
- Bảo quản, vận chuyển đến giao cầu cảng, bốc lên tàu, cấp Master bill of lading dưới dạng FCL cho phong người gửi
- Chở container tới cảng đích, dỡ container ra khỏi tàu và đưa về container yard cảng đích
- Cấp D/O cho người nhận hợp pháp và giao container nguyên niêm phong kẹp chì cho người nhận tại container yard của cảng đích
-● Đối với người nhận hàng FCL
- Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng
- Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu
- Vận chuyển container về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột
- Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cược container
- Nhận container nguyên niêm phong kẹp chì tại Container Yard cảng đích
1.2.3 Quy trình giao nhận hàng hoá FCL
Quy trình giao hàng FCL thường bao gồm CáC bước sau:
B1 Ðặt chỗ vận chuyển: Người xuất khẩu đặt chỗ với hãng tàu hoặc đại
lý vận tải
B2 Ðóng hàng vào container: Hàng hóa được đóng gói và chất vào container tại kho của người xuất khẩu hoặc tại cảng
B3 Giao container cho hãng tàu: Container được vận chuyển đến cảng
và giao cho hãng tàu theo lịch trình
Trang 6B4 Làm thủ tụC xuất khẩu:Hoàn tất CáC thủ tụC hải quan và xuất khẩu tại Cảng
B5 Vận Chuyển đường biển: Container đượC Vận Chuyển đến Cảng đíCh theo lịCh trình Của hãng tàu
Quy trình nhận hàng FCL thường bao gồm C á C bướ sau C :
B1 Nhận thông báo: Người nhập khẩu nhận đượC thông báo về thời gian
và địa điểm hàng đến B2 Làm thủ tụC nhập khẩu:Chuẩn bị CáC giấy tờ Cần thiết để làm thủ tụC hải quan tại Cảng đíCh B3.Nhận Container:Sau khi hoàn tất thủ tụC hải quan, người nhập khẩu nhận Container tại Cảng B4.Vận Chuyển đến kho:Container đượC Vận Chuyển từ Cảng đến kho Của người nhập khẩu
B5.Dỡ hàng:Hàng hóa đượC dỡ ra khỏi Container và kiểm tra số lượng,
Chất lượng
1.2.4 Vai trò quan trọng C ủa C ảng biển trong giao nhận hàng hóa FCL
1 Cung C ấp C ơ sở hạ tầng:
Bến tàu, Cầu Cảng hiện đại tiếp nhận và xếp dỡ Container an toàn, hiệu quả
Kho bãi rộng rãi lưu trữ Container, bảo quản hàng hóa trướC/Sau khi xếp dỡ
Cổng ra vào kiểm soát an ninh Chặt Chẽ, đảm bảo an toàn Cho hàng hóa và tài sản
Hệ thống giao thông kết nối đường bộ, đường sắt, đường hàng không thuận tiện vận Chuyển hàng hóa
2 Cung C ấp dị C h vụ đa dạng:
DịCh vụ khai báo hải quan Cho hàng hóa xuất/nhập khẩu
DịCh vụ vận Chuyển Container bằng đường biển kết nối với CáC Cảng biển toàn Cầu
DịCh vụ lưu kho, bốC xếp Container hiện đại, an toàn
DịCh vụ đại lý tàu biển Cung Cấp đặt Chỗ, mua bảo hiểm, thanh toán
CướC phí
3 Giám sát và điều phối hoạt động:
Giám sát hoạt động xếp dỡ Container đảm bảo an toàn Cho hàng hóa
và tài sản
Trang 7Ðiều phối hoạt động giao thông, tránh ùn tắ trong C Cảng.
Cung Cấp thông tin về tình trạng hàng hóa, lịCh trình tàu biển, CướC phí vận Chuyển
4 Thu thuế và phí:
Thu thuế và phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng biển
2.1 Tổng quan về cảng Sài Gòn
2.1.1 Vị trí địa lý, vai trò của cảng Sài gòn
Cảng Sài Gòn là một hệ thống cảng biển tổng hợp cấp quốc gia bao gồm các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống cảng biển lớn nhất ở Việt Nam
có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế và hệ thống giao nhận vận tải của Việt Nam Cảng Sài Gòn nằm ở TP.HCM cách biển Đông khoảng 70km về hướng Đông Nam Điều này làm cho cảng trở thành một trung tâm giao thông biển quan trọng, kết nối với các cảng ở nước trong khu vực và trên toàn thế giới Cảng Sài Gòn là một trong những cửa ngõ chính cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam Nó đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ các khu vực sản xuất đến các thị trường tiêu thụ, cũng như nhập khẩu hàng hóa
từ nước ngoài vào Việt Nam
Cảng Sài Gòn còn giúp phát triển kinh tế địa phương tạo ra một lượng lớn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương thông qua các hoạt động như vận tải, logistics và các dịch vụ hậu cần khác
Với lợi thế về vị trí địa lý của cảng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực xung quanh, bởi vì nó thu hút vốn đầu tư và tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp ở địa phương
Cảng Sài Gòn là một trong những trung tâm giao thông vận tải quan trọng của Việt Nam, kết nối với các cảng khác, đường sắt và đường bộ, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao thương trong nước và quốc tế
2.1.2 Khối lượng hàng hóa, cơ sở hạ tầng của cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn, với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông kết nối mạnh
mẽ, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một cửa ngõ thuận tiện cho hàng hóa xuất và nhập khẩu Kết nối thông qua nhiều tuyến đường như trục Bắc – Nam và các đường vành đai 2, 3, 4, cùng với các tuyến cao tốc như Bến Lức – Long Thành và Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, thông qua bến Cảng Sài Gòn kết nối với cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải để xuất ra nước ngoài Nhờ vào sự tiện lợi của hệ thống giao thông này, cảng có thể tiếp nhận tàu hàng lớn tới 165
Trang 8nghìn DWT và tàu container lên đến 18 nghìn TEUs, với tổng công suất mỗi năm là hơn 3,7 triệu TEUs
Với sự áp dụng công nghệ hiện đại và vị trí địa lý thuận lợi, cảng biển này được đánh giá là một trung tâm trung chuyển quốc tế có tiềm năng lớn của Việt Nam Cảng Sài Gòn có tổng chiều dài hơn 3,2 km bao gồm 21 cầu và 27 bến phao dọc theo tuyến sông Sài Gòn Với tổng sản lượng bốc xếp hàng hóa hơn 10 triệu tấn mỗi năm, cảng này chiếm tới 50% tổng sản lượng hàng tổng hợp trong khu vực Riêng ngành sản xuất sắt thép, cảng chiếm đến 65% thị phần, và với ngành phân bón, cảng chiếm đến 93% thị phần trong khu vực TP Hồ Chí Minh Về năng suất xếp và dỡ hàng, Cảng Sài Gòn là một trong những cảng hàng đầu tại Việt Nam
Ngoài việc cung cấp dịch vụ vận tải biển chất lượng cao, cảng Sài Gòn còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thông qua các dịch vụ khai thác cảng và logistics, bao gồm xuất nhập khẩu, cứu hộ, sửa chữa cơ khí, giao nhận kho vận
và cho thuê kho ngoại quan Điều này đảm bảo cảng Sài Gòn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực
2.2 Phân tích hoạt động giao nhận hàng FCL tại cảng SÀI GÒN
2.2.1 Khối lượng hàng FCL qua những năm gần đây
Khi các nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu gửi và nhận số lượng lớn hàng hóa bằng đường biển, họ có thể sử dụng phương thức vận chuyển gọi là FCL hoặc nguyên container FCL là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải đường biển Theo nghiên cứu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến tháng 3/2022, có đến hơn 90% lượng hàng hóa xuất,nhập khẩu tại Việt Nam được vận chuyển và giao nhận bằng FCL
Khối lượng hàng hóa phù hợp với hình thức FCL:
15 – 28CBM: 20’ FCL
28+ CBM: 40’ hoặc 40’HC FCL
Quy trình vận chuyển hàng FCL xuất qua đường biển.Hàng hóa được bốc xếp lên một container rỗng(thường là 20ft hoặc 40ft) và sau đó được vận chuyển kết hợp đường bộ và đường biển đến nơi cuối cùng
Các mặt hàng phù hợp với phương thức vận chuyển FCL FCL thường được sử dụng với hàng hóa đi thường xuyên, và có thể tích trên 15 mét khối, khối lượng hàng đồng nhất đủ để có thể chứa đầy một container hoặc nhiều container như: trang thiết bị máy móc, đồ nội thất, gỗ, điện tử, hàng dệt may, trang thiết bị điện
2.2.2 Công tác tiếp nhận và xếp dỡ hàng FCL
Trang 9Công tác tiếp nhận và xếp dỡ hàng Full Container Load (FCL) là một quá trình quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa Quy trình này thường bao gồm các bước sau:
1 Tiếp nhận hàng: Khi container đến cảng hoặc cơ sở lưu trữ, nhân viên tiếp nhận sẽ kiểm tra tình trạng của container và xác nhận thông tin về lô hàng Họ sẽ ghi lại thông tin về container, hàng hóa và thông tin vận chuyển
2 Kiểm tra an ninh và hải quan: Trước khi xếp dỡ, container có thể được kiểm tra an ninh để đảm bảo rằng không có vật liệu nguy hiểm hoặc cấm được ẩn trong đó Hàng hóa cũng có thể phải thông quan qua cơ quan hải quan
3 Xếp dỡ hàng: Các nhân viên hoạt động cần phải sắp xếp hàng hóa trong container sao cho hiệu quả và an toàn Hàng hóa có thể được di chuyển bằng xe nâng hoặc các thiết bị xếp dỡ khác để đảm bảo việc xếp dỡ an toàn và nhanh chóng
4 Kiểm tra chất lượng: Trong quá trình xếp dỡ, hàng hóa có thể được kiểm tra
để đảm bảo rằng không có hư hỏng hoặc mất mát nào xảy ra trong quá trình vận chuyển
5 Lưu trữ hoặc vận chuyển hàng hóa: Sau khi hàng hóa được xếp dỡ từ container, chúng có thể được lưu trữ trong kho hoặc tiếp tục vận chuyển đến đích cuối cùng
2.2.3 Khu vực bãi container và năng lực lưu của container bằng đường biển tại cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn có hệ thống bãi container rộng lớn với tổng diện tích hơn 100 ha, được chia thành nhiều khu vực riêng biệt để phục vụ cho các hoạt động xếp dỡ, lưu trữ và bảo quản container
- Năng lực lưu của container tại cảng Sài Gòn:
Tổng năng lực lưu: Cảng Sài Gòn có thể lưu trữ tối đa khoảng 300.000 TEU (đơn vị tương đương 20 feet container) container tại một thời điểm
- Năng lực lưu theo khu vực:
● Cát Lái: Khu vực Cát Lái là khu vực bãi container lớn nhất tại cảng Sài Gòn, có năng lực lưu trữ hơn 200.000 TEU container
● Hiệp Phước: Khu vực Hiệp Phước là khu vực bãi container mới nhất tại cảng Sài Gòn, có năng lực lưu trữ hơn 50.000 TEU container
● Tân Cảng: Khu vực Tân Cảng là khu vực bãi container lâu đời nhất tại cảng Sài Gòn, có năng lực lưu trữ hơn 40.000 TEU container
- Năng lực lưu của container tại cảng Sài Gòn đã được nâng cao đáng kể trong những năm gần đây nhờ vào một số yếu tố:
Trang 10● Mở rộng diện tích bãi container: Cảng Sài Gòn đã mở rộng diện tích bãi container Cát Lái và Hiệp Phước, góp phần tăng năng lực lưu trữ container
● Sử dụng thiết bị xếp dỡ container hiện đại: Cảng Sài Gòn đã đầu tư vào các thiết bị xếp dỡ container hiện đại như cầu trục RTG, xe nâng container, giúp tăng tốc độ xếp dỡ container và nâng cao hiệu quả hoạt động
● Áp dụng hệ thống quản lý bãi container thông minh: Cảng Sài Gòn đã áp dụng hệ thống quản lý bãi container thông minh giúp theo dõi vị trí, tình trạng của container và tối ưu hóa việc xếp dỡ container
2.2.4 Phương thức vận chuyển hàng FCL ra/vào cảng Sài Gòn
Tại cảng Sài Gòn, có hai phương thức chính để vận chuyển hàng FCL ra/vào:
1 Vận chuyển bằng đường bộ:
Ưu điểm:
Chi phí vận chuyển tương đối rẻ
Linh hoạt về thời gian và địa điểm giao nhận hàng
Thích hợp cho các lô hàng cần vận chuyển nhanh chóng
Nhược điểm:
Tốc độ vận chuyển chậm hơn so với vận chuyển bằng đường biển
Khả năng vận chuyển bị hạn chế bởi trọng tải và kích thước xe
Nguy cơ hư hỏng hàng hóa cao hơn do phải trải qua nhiều khâu trung chuyển
2 Vận chuyển bằng đường biển:
Ưu điểm:
Chi phí vận chuyển rẻ nhất cho các lô hàng đường dài
Khả năng vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn
An toàn và ít xảy ra hư hỏng hàng hóa
Nhược điểm:
Tốc độ vận chuyển chậm
Thời gian giao nhận hàng hóa lâu hơn
Phụ thuộc vào lịch trình tàu
Phí lưu kho container tại cảng cao