1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn

93 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Quy Trình Giao Nhận Container Ở Tuyến Hậu Phương Tại Cảng Cát Lái Trực Thuộc Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn
Tác giả Hoàng Ngô Ánh Dương
Người hướng dẫn THS. Hà Minh Hiếu
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,82 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUY Ế T V Ề QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N CONTAINER HÀNG NH Ậ P KH Ẩ U T Ạ I C Ả NG BI Ể N (17)
    • 1.1. Khái quát chung v ề giao nh ậ n (17)
      • 1.1.1. Khái niệm (17)
      • 1.1.2. Đặc điể m (17)
      • 1.1.3. Phân lo ạ i (18)
        • 1.1.3.1. Căn cứ vào phạm vi hoạt động (18)
        • 1.1.3.2. Căn cứ vào nghi ệ p v ụ kinh doanh (18)
        • 1.1.3.3. Căn cứ vào phương thức vận tải (18)
        • 1.1.3.4. Căn cứ vào tính ch ấ t giao nh ậ n (21)
        • 1.1.3.5. Căn cứ vi ệ c t ổ ch ứ c d ỡ và nh ậ n hàng t ừ ngườ i v ậ n t ả i (21)
      • 1.1.4. Vai trò (21)
    • 1.2. Khái quát chung v ề c ả ng bi ể n (22)
      • 1.2.1. Khái ni ệ m c ả ng bi ể n (23)
      • 1.2.2. Chức năng của cảng biển (23)
      • 1.2.3. Phân lo ạ i c ả ng bi ể n (24)
      • 1.2.4. Trang thi ế t b ị c ủ a c ả ng bi ể n (24)
      • 1.2.5. Ý nghĩa kinh tế của cảng biển (25)
    • 1.3. Khái quát chung v ề container (25)
      • 1.3.1. Khái ni ệ m v ề container (25)
      • 1.3.2. Kích thước container (26)
      • 1.3.3. Phân lo ạ i container (26)
      • 1.3.4. Lợi ích của vận chuyển container đường biển (27)
    • 1.4. Khái quát v ề tuy ế n h ậu pương củ a c ả ng (28)
      • 1.4.1. Khái ni ệ m h ậu phương cả ng (28)
      • 1.4.2. Phân loại hậu phương cảng (29)
    • 1.5. Quy trình giao nh ậ n container hàng hóa nh ậ p kh ẩ u t ạ i c ả ng bi ể n (29)
      • 1.5.1. Sơ đồ quy trình giao nh ậ n container hàng hóa nh ậ p kh ẩ u t ạ i c ả ng bi ể n (29)
      • 1.5.2. Diễn giải tóm tắt nghiệp vụ cụ thể của quy trình (30)
        • 1.5.2.1. Chu ẩ n b ị trướ c khi nh ậ n hàng nh ậ p kh ẩ u (30)
        • 1.5.2.2. Nh ậ n hàng t ừ c ả ng ho ặ c tàu (30)
        • 1.5.2.3. Làm th ủ t ụ c H ả i quan (31)
        • 1.5.2.4. Thanh toán các chi phí cho c ả ng (31)
    • 1.6. Các ch ỉ tiêu đánh giá quy trình giao nh ậ n container t ạ i c ả ng bi ể n (32)
      • 1.6.1. Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn (32)
      • 1.6.2. Giao nh ậ n chính xác an toàn (32)
      • 1.6.3. B ảo đả m chi phí th ấ p nh ấ t (32)
      • 1.6.4. Các chỉ tiêu khác (33)
    • 1.7. Các nhân t ố ảnh hưởng đế n quy trình giao nh ậ n container t ạ i c ả ng bi ể n (33)
      • 1.7.1. Nhân tố khách quan (33)
        • 1.7.1.1. Chính sách nhà nướ c (33)
        • 1.7.1.2. S ự bi ến độ ng c ủ a th ờ i ti ế t (33)
        • 1.7.1.3. Cơ sở hạ tầng trong nước (33)
        • 1.7.1.4. Tính th ờ i v ụ c ủ a ho ạt độ ng giao nh ậ n (33)
        • 1.7.1.5. Đặc điể m c ủ a hàng hóa (34)
      • 1.7.2. Nhân tố chủ quan (34)
        • 1.7.2.1. Đội ngũ nhân viên (34)
        • 1.7.2.2. Cơ sở h ạ t ầ ng, máy móc (34)
        • 1.7.2.3. Chính sách của doanh nghiệp (34)
  • CHƯƠNG 2: TH Ự C TR Ạ NG VI Ệ C TH Ự C HI Ệ N QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N (36)
    • 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (36)
      • 2.1.1. L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n (36)
        • 2.1.1.1. L ị ch s ử hình thành (36)
        • 2.1.1.2. Quá trình phát triển (37)
      • 2.1.2. Ngành ngh ề s ả n xu ấ t kinh doanh chính (40)
      • 2.1.3. Gi ớ i thi ệ u khái quát v ề cơ cấ u qu ả n lý và t ổ ch ứ c kinh doanh c ủ a T ổ ng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (41)
        • 2.1.3.1. Sơ đồ b ộ máy qu ả n lý (41)
        • 2.1.3.2. Ch ức năng, nhiệ m v ụ các phòng ban (42)
    • 2.2. K ế t qu ả ho ạt độ ng kinh doanh c ủ a T ổ ng Công ty Tân c ảng Sài Gòn giai đoạ n (46)
    • 2.3. Th ự c tr ạ ng vi ệ c th ự c hi ệ n quy trình giao nh ậ n container ở tuy ế n h ậ u p hương tạ i Cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (49)
      • 2.3.1. Sơ đồ quy trình giao nh ậ n container hàng nh ậ p kh ẩ u t ạ i C ả ng Cát Lái (49)
      • 2.3.2. Phân tích quy trình giao nh ậ n nguyên container hàng nh ậ p kh ẩ u t ạ i C ả ng Cát Lái . 39 1. Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng đườ ng b ộ (51)
        • 2.3.2.2. Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng sà lan (56)
    • 2.4. Th ự c tr ạ ng các y ế u t ố bên trong c ủ a T ổ ng Công ty Tân C ả ng Sài Gòn (60)
      • 2.4.1. Tình hình nhân sự của công ty (60)
      • 2.4.2. Cơ sở v ậ t ch ất kĩ thuậ t (64)
      • 2.4.3. Công ngh ệ (67)
      • 2.4.4. Sản phẩm, dịch vụ (68)
      • 2.4.5. Th ị trườ ng, th ị ph ần, thương hiệ u và uy tín (68)
  • CHƯƠNG 3: GIẢ I PHÁP NÂNG CAO VI Ệ C T Ổ CH Ứ C TH Ự C HI Ệ N QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N CONTAINER Ở TUY Ế N H ẬU PHƯƠN G T Ạ I C Ả NG CÁT LÁI TR Ự C THU Ộ C T Ổ NG CÔNG TY TÂN C Ả NG SÀI GÒN (71)
    • 3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao việc tổ chức thực hiện quy trình giao nhận (71)
      • 3.1.1. Định hướ ng (71)
        • 3.1.1.1. T ầ m nhìn, s ứ m ệnh, đạo đứ c kinh doanh, giá tr ị c ố t lõi (71)
        • 3.1.1.2. Định hướng phát triển (71)
      • 3.1.2. M ụ c tiêu c ụ th ể (71)
    • 3.2. M ộ t s ố gi ả i pháp nâng cao vi ệ c t ổ ch ứ c th ự c hi ệ n quy trình giao nh ậ n container ở tuyến hậu phương tại cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (72)
      • 3.2.1. Gi ả i pháp nâng cao ki ế n th ứ c chuyên môn nghi ệ p v ụ cho nhân viên (72)
      • 3.2.2. Gi ả i pháp nâng cao ch ất lượ ng ho ạt động phương tiệ n chuyên ch ở và v ậ n t ả i (74)
      • 3.2.3. Gi ải pháp đẩ y m ạ nh ứ ng d ụ ng công ngh ệ thông tin trong ho ạt độ ng khai thác (75)
      • 3.2.4. Gi ả i pháp nâng s ản lượ ng giao nh ậ n và x ế p d ỡ t ạ i các h ệ th ố ng c ả ng nh ằ m phát triển thị trường (76)
    • 3.3. Ki ế n ngh ị (78)
      • 3.3.1. Đố i v ớ i Chính ph ủ (78)
      • 3.3.2. Đối với các Bộ, ngành (78)
      • 3.3.3. Đố i v ới địa phương (79)

Nội dung

Điều này cho thấy cảng container là cửa ngõ quan trọng trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và là đầu mối chuyển đổi các phương thức vận tải từ vận tải biển sang vận tải 1 h

CƠ SỞ LÝ THUY Ế T V Ề QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N CONTAINER HÀNG NH Ậ P KH Ẩ U T Ạ I C Ả NG BI Ể N

Khái quát chung v ề giao nh ậ n

Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, “Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụtư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”

Theo luật thương mại Việt Nam thì “Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác”

Nói chung, vềcơ bản giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình vân tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từnơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng)

Giao nhận vận tải nói chung và giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển cũng mang những đặc điểm của dịch vụ, là dạng hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất lưu kho, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người được phục vụ Mặc dù vậy, giao nhận là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểm riêng:

- Giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian, chứ không tác động về mặt kĩ thuật, làm thay đổi các đối tượng đó Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân

- Mang tính thụ động: đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)

- Mang tính thời vụ: giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Mà thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụnên hoat động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ

1.1.3.1 Căn cứ vào phạm vi hoạt động

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận tổ chức vận tải quốc tế

- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhân chuyên chởhàng hóa trong nước

1.1.3.2 Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi hoặc nhận hàng đến

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận mà ngoài việc giao nhận thuần tuý còn bao gồm tất cả các hoạt động như: xếp, dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho bãi, …

1.1.3.3 Căn cứvào phương thức vận tải

Giao nhận hàng bằng đường biển:

Giao nhận hàng hóa theo phương thức vận tải bằng đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế Ưu điểm:

- Ưu điểm nổi bật của vận tải biển là chi phí thấp

- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên

- Năng lực chuyên chở của vận tải bằng đường biển lớn hơn so với nhiều hình thức vận tải khác và việc tổ chức chuyên chở không bị hạn chế (trên cùng một tuyến đường hàng hải, người ta có thể chở chuyến trong cùng một lúc cho cả lượt đi lẫn lượt về, chính vì ưu thếnày mà năng suất vận tải cao)

- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

- Tốc độ của tàu biển chậm so với tàu hỏa và không thể so sánh với máy bay Vì vậy trong nhiều trường hợp vận tải bằng đường biển không thểđáp ứng được nhu cầu vận chuyển nhanh

Từ những đặc điểm trên, ta thấy vận tải bằng đường biển thích hợp trong các trường hợp sau:

- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa ngoại thương vì ưu thế tuyệt đối là cước phí vận tải thấp so với các hình thức vận tải khác

- Vận tải đường biển thích hợp với việc chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng

Giao nhận bằng đường hàng không:

Vận tải hàng không là một ngành giao nhận còn non trẻ Trước đây ngành hàng chủ yếu phục vụ cho chuyên chở hành khách nhưng ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế Ưu điểm:

- Tốc độ nhanh (đặc biệt đối với các hàng hóa có giá trị cao, có yêu cầu vận chuyển nhanh), an toàn hơn các phương thức khác

- Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyển giữa hai địa điểm gần như một đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyến đường (trừ việc xây dựng sân bay)

- Cung cấp dịch vụ chất lượng cao

Khái quát chung v ề c ả ng bi ể n

Vận tải biển (hàng hải) là một bộ phận của ngành sản xuất vận tải Mặc dù có những đặc trưng khác biệt với các phương thức vận tải khác nhưng nó không thể không gắn liền một cách thống nhất với các phương thức đó Vận tải biển đóng vai trò rất quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2019 sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 654,6 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 14% so với năm 2018; khối lượng hàng container ước đạt 19,35 triệu TEU, tăng 6% Đóng góp vào sự tăng trưởng đó là vai trò không nhỏ của cảng biển

Theo Điều 57 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam (1990) thì cảng biển là cảng được mở ra để tàu biển ra, vào hoạt động

Theo định nghĩa của Quy chếGionevo (09/12/1923) thì “Những cảng biển thường có tàu biển ra vào và dùng cho ngoại thương được gọi là cảng biển”

Theo Triệu Hồng Cẩm (Vận tải quốc tế - Bảo hiểm quốc tế, 2009) thì “cảng biển được định nghĩa là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ cho tàu và hàng hóa chuyên chởtrên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng.” (tr.76)

Như vậy, chỉ những cảng nào có tàu biển ra vào và dùng cho buôn cán đối ngoại mới được gọi là cảng biển Cảng biển là một phận của một quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven biển, có quy chếpháp lý như nội thủy Cảng biển cũng được hiểu là tổng hợp những công trình và thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo thuận lợi cho tàu tiến hành công tác xếp hàng hóa và các quá trình khác, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước

1.2.2 Chức năng của cảng biển

Hoạt động của cảng biển nhằm thực hiện chức năng phục vụnhư sau:

- Chức năng thứ nhất là phục vụ tàu biển Cảng có nhiệm vụ phục vụ tàu về nhiều mặt như đưa đón ra vào cảng an toàn, làm vệ sinh, sửa chữa, cung ứng cho tàu, … Bởi vậy hoạt động của cảng thường vượt ra ngoài địa giới của nó

- Chức năng thứ hai là phục vụ hàng hóa tại cảng biển, quá trình chuyên chở hàng hóa có thể được bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục (chức năng này tập trung ở nhiệm vụ chuyển tải hàng hóa) Ngoài ra cảng còn tiến hành thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như bảo quản, phân loại, sửa chữa, bao bì, kiểm tra số lượng, chất lượng, giao nhận, …

Tùy theo tiêu chuẩn, cảng biển được phân thành nhiều loại, có thể khái quát một số cảng chính theo tiêu chuẩn phân loại như sau.

Căn cứ theo mục đích sử dụng, cảng biển được phân thành bốn loại:

- Cảng thương mại (Commercial Port): là những cảng dành cho các tàu hoạt động vù mục đích thương mại trong hàng hải Cảng thương mại lại được chia thành các loại:

✓ Cảng nội địa (Inland/ Domestic Port)

✓ Cảng quốc tế (International Port)

✓ Cảng tự do (Free Port)

- Cảng quân sự (Military Port): là những cảng dành cho tàu hoạt động vì mục đích quân sự

- Cảng đánh cá (Fishing Port): là những cảng dành cho các tàu hoạt động đánh cá.

- Cảng trú ẩn (Port of Refuge): là những cảng được xây dựng đểlàm nơi trú ẩn cho tàu thuyền

1.2.4 Trang thiết bị của cảng biển

- Trang thiết bị phục vụ tàu ra vào, neo đậu gồm: cầu tàu, luồng lạch, kè, đập chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu, …

- Trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa gồm: cần cẩu các loại (dàn, cổng trên ray hoặc cầu di động trên bánh lốp, bánh xích); xe nâng hàng; máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng; băng chuyền; toa xe tự đổ; ô tô; đầu máy kéo; Chassis; Container; Pallet; …

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản, lưu kho hàng hóa bao gồm: hệ thống kho (kho có mái che cho hàng bách hóa tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp, silô cho hàng hatj0, bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, bãi container (CY), trạm đóng hàng lẻ (CFS), …

- Trang thiết bị phục vụ việc điều hành, quản lý tàu bè và công tác hành chính của cảng: các công trình nhà làm việc và sinh hoạt, mạng lưới hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, phòng chống cháy nổ, …

- Ngoài ra, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận bảo dưỡng duy tu công trình cảng; có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch vụ của cảng

1.2.5 Ý nghĩa kinh tế của cảng biển

Hệ thống vận tải là một tập hợp các phương tiện và các hoạt động của tất cả các mắt xích của vận tải, chúng hình thành đồng bộ với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thành phần chính của hệ thống vận tải là mạng đường vận tải và khối lượng hàng hóa được dịch chuyển trên mạng đường đó Trong hệ thống vận tải, cảng biển được coi là điểm nút của vận tải bởi vì luôn có ít nhất là hai tuyến vận tải hoạt động ở hai loại hình vận tải khác nhau chạy qua đây, ví dụđiển hình nhất là đường biển với đường bộvà đường sắt Cảng biển không phải là điểm đầu hoặc kết thúc của quá trình vận tải mà là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách từ các phương tiện vận tải đường biển sang các phương tiện vận tải khác và ngược lại Do đó cảng là những điểm nối các ngành kinh tế và là cửa ngõ của một vùng, một quốc gia Thông qua cảng, quốc gia đó có khả năng buôn bán và giao dịch với các quốc gia khác

Xuất phát từ việc cảng biển là một mắt xích trong dây chuyền hệ thống vận tải quốc gia và quốc tế mà cảng có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng thể hiện trên một số các mặt sau:

- Nó góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế của miền hậu phương, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa

- Nó có ý nghĩa trong việc phát triển đội tàu biển quốc gia

- Là một trong những nguồn lợi khá quan trọng thông qua việc xuất khẩu các dịch vụ tại chỗ đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán

- Cảng biển còn là nhân tố tăng cường hoạt động của nhiều cơ quan kinh doanh và dịch khác như các cơ quan đại lý môi giới, cung ứng giám định, cơ quan du lịch và dịch vụ khác

- Cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng thành phố cảng, tạo ra những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân thành phố cảng Ý nghĩa kinh tế của cảng biển tùy thuộc vào vị trí xây dựng cảng, vị trí quốc gia có cảng cũng như sự phát triển mọi mặt về kinh tế văn hóa của quốc gia đó.

Khái quát chung v ề container

Tháng 6 năm 1964, ủy ban kỹ thuật tổ chức ISO (International Standarzing Organization) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container Cho đến nay, các nước trên thế giới đề áp dụng định nghĩa này của ISO Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có đặc điểm:

- Có hình dạng cốđịnh, bền chắc, để được sử dụng nhiều lần

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡở cảng dọc đường

- Có thiết bị riêng biệt để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công vận tải khác

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng vào và dỡ hàng ra

- Có dung tích không ít hơn 1 m 3

Hình 1 1: Thông số container theo tiêu chuẩn ISO

( Nguồn: https://logistics-institute.vn/container-kich-thuoc-container-phan-loai-container/)

Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1995), container đường biển bao gồm 7 loại chính như sau:

- Container bách hóa (General purpose container): thường được sử dụng để chở hàng khô, nên còn được gọi là container khô (dry container, viết tắt là 20’DC hay 40’DC) Loại container này được sử dụng phổ biến nhất trong vận tải biển

- Container hàng rời (Bulk container): Là loại container cho phép xếp hàng rời khô (xi măng, ngũ cốc, quặng…) bằng cách rót từ trên xuống qua miệng xếp hàng (loading hatch), và dỡ hàng dưới đáy hoặc bên cạnh (discharge hatch) Loại container hàng rời bình thường có hình dáng bên ngoài gần giống với container bách hóa, trừ miệng xếp hàng và cửa dỡ hàng

- Container chuyên dụng (Named cargo containers): Là loại thiết kế đặc thù chuyên để chở một loại hàng nào đó như ô tô, súc vật sống

- Container bảo ôn (Thermal container): Được thiết kế để chuyên chở các loại hàng đòi hỏi khống chế nhiệt độ bên trong container ở mức nhất định Vách và mái loại này thường bọc phủ lớp cách nhiệt Sàn làm bằng nhôm dạng cấu trúc chữ T (T-shaped) cho phép không khí lưu thông dọc theo sàn và đến những khoảng trống không có hàng trên sàn Container bảo ôn thường có thể duy trì nhiệt độ nóng hoặc lạnh Thực tếthường gặp container lạnh (refer container)

- Container hở mái (Open-top container): được thiết kế thuận tiện cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra qua mái container Sau khi đóng hàng, mái sẽđược phủ kín bằng vải dầu Loại container này dùng để chuyên chở hàng máy móc thiết bị hoặc gỗ có thân dài

- Container mặt bằng (Platform container): Được thiết kế không vách, không mái mà chỉ có sàn là mặt bằng vững chắc, chuyên dùng để vận chuyển hàng nặng như máy móc thiết bị, sắt thép… Container mặt bằng có loại có vách hai đầu (mặt trước và mặt sau), vách này có thể cốđịnh, gập xuống, hoặc có thể tháo rời

- Container bồn (Tank container): gồm một khung chuẩn ISO trong đó gắn một bồn chứa, dùng để chở hàng lỏng như rượu, hóa chất, thực phẩm… Hàng được rót vào qua miệng bồn (manhole) phía trên mái container, và được rút ra qua van xả (Outlet valve) nhờ tác dụng của trọng lực hoặc rút ra qua miệng bồn bằng bơm

1.3.4 Lợi ích của vận chuyển container đường biển

Lợi ích của container hóa: tạo ra một đơn vị vận chuyển đồng nhất bảo vệ hàng hóa tốt hơn, giảm thiểu việc hàng hóa bị mất; khuyến khích cho hoạt động “door to door”, tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí vận tải Đối với chủ hàng: bảo quản tốt hàng hóa một cách hữu hiệu tình trạng mất cắp chủ hàng có thể không phải đóng kiện như thế sẽ tiết kiệm được chi phí Bên cạnh đó việc bốc hàng nhanh gọn sẽ rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa Chủ hàng còn có thể nhận được ưu đãi từ chủtàu “Free time”. Đối với hãng tàu: tiết kiệm được thời gian để tăng số chuyến đi trong năm (chi phí xếp dỡ giảm 30%); tận dụng tối đa dung tích của tàu, ít bị khiếu nại hơn Đối với người giao nhận: tập trung được hàng hóa và giao nhận thuận lợi hơn, khi vận tải đa phương thức cũng thuận tiện hơn, ngoài ra cũng giảm thiểu được các khiếu nại từ chủ hàng.

Khái quát v ề tuy ế n h ậu pương củ a c ả ng

1.4.1 Khái niệm hậu phương cảng

Hậu phương cảng là một trong những khái niệm quan trọng nhất của địa lý vận tải, tuy nhiên khái niệm về hậu phương cảng còn chưa thống nhất và vẫn tồn tại song song một số khái niệm Trong đó có một số khái niệm khá đồng nhất là:

- Hậu phương cảng là khu vực bắt đầu và kết thúc của một cảng biển, là khu vực tiếp nối sau cảng

- Hậu phương cảng là khu vực đất liền mà cảng bán các dịch vụ của mình và là nơi cảng tương tác với khách hàng

- Hậu phương cảng là khu vực thị trường mà cảng phục vụ, là nơi cảng tạo ra nguồn hàng

- Hậu phương cảng là khu vực thị trường từđó hàng hóa xuất phát, cũng như là nơi hàng hóa chuyển qua cảng tới điểm đích Một vài cảng lớn sẽ có hậu phương kéo dài qua một vài bang/quốc gia trong khi các cảng khác có vùng hậu phương nhỏhơn.

- Hậu phương của cảng là khu vực được tổ chức và phát triển về mặt kinh tế liên quan với cảng nhờ các tuyến vận tải lấy hoặc cấp hàng qua cảng đó

- Hậu phương của cảng là một khu vực địa lý xác định gắn liền với cảng bằng hệ thống vận tải (đường sông, đường sắt, ô tô và đường ống) Nó là nơi trung chuyển hàng hóa đưa đến hoặc lấy đi khỏi cảng trong một thời gian nhất định Năng lực miền hậu phương quyết định việc thiết lập cảng và khảnăng thông qua của cảng đó.

1.4.2 Phân loại hậu phương cảng

Hậu phương cảng được tạo nên bởi 2 loại hậu phương là hậu phương chính và hậu phương tranh chấp Hậu phương chính là khu vực độc quyền nơi cảng có vị trí độc quyền trong việc rút hàng Khu vực ngoài của nó là khu vực tranh chấp nơi có 2 cảng cùng cạnh tranh về hàng hóa

Cảng địa phương (còn gọi là cảng gom hàng hay Spoke) thường được đặt ở vị trí trong hậu phương của cảng chính (còn gọi là cảng trung chuyển hay Hub), cảng này hoạt động như một đầu mối vận tải hoặc trung tâm gom hàng

Tuy nhiên, sự phát triển của vận tải liên phương thức (Intermodality) làm cho khu hậu phương độc quyền trở thành khu hậu phương thông thường nơi các cảng khác nhau có thể chia sẻ trang thiết bị Biên giới của một hậu phương cảng giữa các cảng khác nhau sẽ phụ thuộc vào mức độ phát triển của các hành lang vận tải đa phương thức chứ không phụ thuộc vào khu vực thị trường độc quyền của mỗi cảng Lý thuyết này có tác động trực tiếp lên các hoạt động cạnh tranh của một cảng khác tương đối riêng rẽ với cảng nghiên cứu Để nâng cao hiệu quả hoạt dộng kinh tế của cảng, rút ngắn thời gian đậu bến của tàu cần tiến hành các công việc sau đây:

- Về kỹ thuật: hiện đại hóa việc sử dụng phương tiện vận tải, phương pháp xếp dỡvà phương thức vận chuyển

- Về mặt tổ chức quản lý: tập trung hóa công việc vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản

- Về quy mô trình độ: phương tiện cân đối và kết hợp hài hòa các hình thức vận tải (đường sông, sắt và ô tô).

Quy trình giao nh ậ n container hàng hóa nh ậ p kh ẩ u t ạ i c ả ng bi ể n

Gồm các bước nghiệp vụ sau: Chuẩn bị trước khi nhận hàng; Nhận hàng từ cảng hoặc từ tàu; Làm thủ tục Hải quan; Thanh toán các chi phí cho cảng (Nguyễn Hồng Đàm – Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, 2003, tr 357)

1.5.1 Sơ đồ quy trình giao nhận container hàng hóa nhập khẩu tại cảng biển

Sơ đồ 1 1: Quy trình giao nhận container hàng hóa nhập khẩu tại cảng biển

1.5.2 Diễn giải tóm tắt nghiệp vụ cụ thể của quy trình

1.5.2.1 Chuẩn bị trước khi nhận hàng nhập khẩu

- Kiểm tra trả tiền hay việc mở L/C

- Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục Hải quan, …

- Nhận các giấy tờ như: NOR, Thông báo tàu đến (Notice of Arrival), B/L và các chứng từ khác về hàng hóa

1.5.2.2 Nhận hàng từ cảng hoặc tàu

✓ Đối với hàng nguyên (FCL/FCL)

- Khi nhận được Thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, chủ hàng mang B/L gốc và Giấy giới thiệu của Cơ quan đến hãng tàu để lấy Lệnh giao hàng (D/O) và đóng lệ phí

- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng bộ chứng từ nhận hàng đến văn phòng quản lý tàu biển của cảng để xác nhận D/O, đồng thời mang 1 bản D/O đến Hải quan giám sát cảng để đối chiếu Manifest

- Cán bộ giao nhận đến bãi tìm vị trí Container

- Cán bộ giao nhận của chủ hàng ngoại thương mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu trên đó có ghi rõ phương thức nhận hàng (nhận nguyên Container hoặc “rút ruột”) đến bộ phận kho vận làm phiếu xuất kho

- Sau khi đóng các lệ phí, cán bộ giao nhận mang D/O đã xác nhận đến Thương vụ cảng lấy phiếu vận chuyển để chuẩn bị nhận hàng

- Nếu nhận nguyên Container thì phải xuất trình giấy mượn Container của hãng tàu và đến bãi yêu cầu xếp Container lên phương tiện vận tải Nếu nhận theo phương thức

“rút ruột” thì phải có lệnh điều động công nhân để dỡ hàng ra khỏi Container và xếp lên phương tiện vận tải

✓ Đối với hàng lẻ (LCL/LCL)

Chuẩn bị trước khi nhận hàng

Nhận hàng từ cảng hoặc từ tàu

Làm thủ tục Hải quan

Thanh toán các chi phí cho cảng

- Chủ hàng mang B/L gốc hoặc Vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O

- Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến kho thủ tục để nhận phiếu xuất kho

- Sau đó mang chứng từđến kho CFS để nhận hàng

1.5.2.3 Làm thủ tục Hải quan

Sau khi có B/L và D/O có thể tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu thủ tục Hải quan thường qua các bước sau:

- Chuẩn bị hồ sơ Hải quan, bộ hồ sơ Hải quan đối với hàng mậu dịch gồm có: Tờ khai Hải quan nhập khẩu, Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Giấy giới thiệu của cơ quan, Giấy phép kinh doanh, Vận đơn, Điện giao hàng (nếu là B/L Surrendered), Lệnh giao hàng, Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận phẩm chất, Hóa đơn thương mại, …

- Khai và tính thuế nhập khẩu: chủ hàng tự khai và áp mã tính thuế

- Đăng kí tờ khai: Hải quan nhận hồ sơ, kiểm tra hồsơ, kiểm tra doanh nghiệp còn nợ thuế quá 90 ngày không? Nếu hồ sơ đầy đủ và không nọ thuế, nhân viên Hải quan sẽ ký xác nhận và chuyển hồsơ qua Đội trưởng Hải quan để phúc tập tờ khai Sau đó booh phận thu thuế sẽ kiểm tra, vào sổ sách máy tính và ra thông báo thuế Chủ hàng nhận thông báo thuế cùng với Phiếu tiếp nhận hồ sơ, còn bộ hồ sơ chuyển qua bộ phận kiểm hóa

- Đăng kí kiểm hóa: đối với hàng nguyên Container, có thể kiểm hóa tại cảng hay đưa về ICD ngoài cảng Đối với hàng lẻ hay hàng rời khác phải kiểm hóa ại kho cảng Trước khi kiểm hóa, cán bộ Hải quan thường đối chiếu D/O với Manifest

- Tiến hành kiểm hóa: các nhân viên Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho cảng, tại bãi Container, ICD hay kho riêng, tùy từng loại hàng

- Kiểm tra thuế: sau khi kiểm hóa, hồ sơ sẽ chuyển sang bộ phận theo dõi và thu thuế để kiểm tra việc áp mã tính thuế, … Sau khi kiểm tra thuế xong, lãnh đạo Hải quan sẽký và đóng dấu “đã hoàn thành thủ tục Hải quan”

- Nhận thông báo thuế, đóng thuế và lệ phí Hải quan

1.5.2.4 Thanh toán các chi phí cho cảng

Thanh toán các chi phí cho cảng như tiền thưởng phạt xếp dỡ, tiền lưu Container, tiền lưu kho bãi, …

Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng biển bao gồm nhiều bước Mỗi bước có những yêu cầu và nội dung nghiệp vụriêng Song các bước nghiệp vụ lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau Để nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng biển đạt kết quả tốt nhất cần nắm vững tất cả các khâu nghiệp vụ có liên quan.

Các ch ỉ tiêu đánh giá quy trình giao nh ậ n container t ạ i c ả ng bi ể n

Cũng như bất kỳ loại dịch vụ nào, giao nhận vận tải hàng hóa tuy không có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có những yêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng Bao gồm:

1.6.1 Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn Điều này thể hiện ở thời gian hàng đi từ nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận Giảm thời gian giao nhận, góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng, muốn vậy người làm giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển Thời gian giao hàng sẽ được tính từ khi xếp hàng lên phương tiện chuyên chở cho đến khi kết thúc việc dỡ hàng và giao cho người nhập khẩu, bao gồm:

- Thời gian xếp hàng lên tàu

- Thời gian chuyên chở hàng hóa

- Thời gian dỡ hàng khỏi tàu

- Thời gian tài dừng lại ở các điểm, không tính thời gian xếp dỡ

Việc rút ngắn thời gian giao nhận sẽ có lợi cho chủ hàng, góp phần làm giảm hao hụt, đưa hàng vào tiêu dùng kịp thời, thu tiền nhanh, quay vòng vốn nhanh, giảm lãi suất ngân hàng, tạo điều kiện giành thị trường tiêu thụ.Yếu tố thời gian phụ thuộc vào đặc điểm của phương thức vận tải được sử dụng và trình độ tổ chức giao hàng của chủ hàng

1.6.2 Giao nhận chính xác an toàn Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất về hàng hóa

1.6.3 Bảo đảm chi phí thấp nhất

Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ

Bên cạnh các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển còn căn cứ vào: sự phối hợp giữa bộ phận trong doanh nghiệp, khả năng ứng phó với các tình hình huống, khả năng chăm sóc duy trì mối quan hệ với khách hàng,

Các nhân t ố ảnh hưởng đế n quy trình giao nh ậ n container t ạ i c ả ng bi ể n

Nhà nước có những chính sách ưu đãi về thuế, chính sách lãi suất thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động giao nhận như những đổi mới trong luật Hải quan… Ví dụ như trước đây Hải quan sẽ khai báo hải quan thì bây giờ chủ hàng sẽ tựkhai báo và chính điều này sẽ giúp cho dịch vụ khai thuê hải quan phát triển mạnh mẽ và nâng cao vị trí của người giao nhận Thêm vào đó là những quy định về chống tiêu cực trong hoạt động hải quan cũng giúp việc làm thủ tục trở nên dễ dàng

1.7.1.2 Sự biến động của thời tiết

Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên quan để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhận nên nó chịu ảnh hưởng rất rõ rệt của các biến động điều kiện thời tiết Không chỉ là thiên tai, đôi khi sự thay đổi nhiệt độ giữa hai khu vực địa lý khác nhau cũng có thể ảnh hưởng, chẳng hạn làm cho hàng bị hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp Điều đó làm tăng chi phí vận chuyển lên khá nhiều

1.7.1.3 Cơ sở hạ tầng trong nước

Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam chưa phát triển Trong khi sản lượng hàng hóa thông quan thì càng ngày càng tăng nhưng tình trạng kẹt xe, cầu cảng xảy ra thường xuyên làm mất thời gian của nhân viên giao nhận

1.7.1.4 Tính thời vụ của hoạt động giao nhận

Hoạt động giao nhận thường không ổn định do khối lượng công việc thay đổi theo thời gian Thời điểm hàng nhiều, có nhiều hợp đồng thì nhân viên phải làm việc liên tục nhưng cũng có khi khối lượng công việc giảm, hợp đồng ít đi Điều này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh

1.7.1.5 Đặc điểm của hàng hóa

Mỗi loại hàng hóa lại có những đặc điểm riêng của nó Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng, hàng máy móc thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn… Vì thế mỗi loại hàng hóa sẽquy định cách đóng gói, xếp dỡ theo quy cách riêng, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hóa

Với sự phát triển không ngừng nghỉ của hoạt động giao nhận, nó đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có chuyên môn tốt cũng như khả năng ứng biến khéo léo với những tình huống bất thường xảy ra

1.7.2.2 Cơ sở hạ tầng, máy móc

Bao gồm như văn phòng, kho hàng, phương tiện bốc dỡ, chuyên chở,… Để đáp ứng nhu cầu khách hàng với những yêu cầu ngày càng cao thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc đủ vềquy mô cũng như phù hợp về chủng loại góp phần đáp ứng được tiến độ giao nhận

1.7.2.3 Chính sách của doanh nghiệp Đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của doanh nghiệp Doanh nghiệp với những ưu đãi tốt sẽ thu hút được những đối tác lớn, những khách hàng tiềm năng Bên cạnh đó, nhân viên sẽ hoàn thành tốt công việc được giao khi được lao động trong một doanh nghiệp với những chính sách tốt

Tổng quát cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận container tại cảng biển Bao gồm các lý thuyết về cảng biển, container, giao nhận container tại cảng biển và các chỉ tiêu đánh giá nghiệp vụ giao nhận, các nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận

Các lý thuyết này dùng làm cơ sở để phân tích quy trình giao nhận container tại cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn được trình bày ở chương 2.

TH Ự C TR Ạ NG VI Ệ C TH Ự C HI Ệ N QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N

Tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Tên thường gọi: Tân Cảng Sài Gòn

Tên tiếng anh: Saigon Newport Corporation

Ngày thành lập: 15/03/1989 Địa chỉ trụ sở: 722 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thanh, TP.HCM, Việt Nam

Vốn điều lệ: 4.125 tỷđồng Điện thoại: +84 8 3742 2578 – 3742.5469

Với hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã trở thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ Logistics, dịch vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phòng, xây dựng công trình dân sự, quân sự và vận tải đa phương thức Là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt ớ ị ầ ấ ậ ẩ ế ực phía Nam và hơn

60% thị phần cả nước, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) đang cung cấp các dịch vụ cảng, logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng Trong đó, Cảng Tân Cảng- Cát Lái có tổng diện tích 160ha, chiều dài cầu tàu 2.040 m (10 bến), được trang bị 30 cẩu bờ hiện đại Panamax, hệ thống quản lý, khai thác container hiện đại TOP-X của RBS (Australia) và TOPOVN cùng hệ thống phần cứng đồng bộ cho phép quản lý container theo thời gian thực, tối ưu hóa năng lực khai thác cảng, giảm thời gian giao nhận hàng, tạo nhiều tiện ích cho khách hàng… Cảng Tân Cảng- Cát Lái luôn là chọn lựa số 1 của các khách hàng trong giao nhận hàng hóa tại khu vực Các tỉnh phía Nam

Ngày 15/03/1989, Công ty Tân Cảng Sài Gòn thành lập theo quyết định số 352 TTG của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Quân chủng Hải quân – Bộ Quốc phòng Tháng 10/1989, TCSG bắt đầu nhận những hợp đồng đầu tiên, là điềm báo hiệu sự khởi đầu cho giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh mới

Ngày 12/02/1992, Công ty Tân cảng Sài Gòn bắt đầu nhận làm hàng cont (cont), ươm mầm cho nhận thức khai thác hàng cont tại Cảng và là năm đánh dấu sự chuyển hương thành công của Quân chủng từ khai thác hàng rời sang hàng cont

Tại thời điểm năm 1999, sản lượng cont qua Tân Cảng chiếm 505 sản lượng toàn quốc, tạo tiền đề cho năm 2000 với sự thành lập Xí nghiệp Xây dựng Công trình Tân

Cảng vào ngày 02/02 và Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần vào ngày 21/12

Tháng 12/2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nhằm chuẩn bị tốt quá trình tư tưởng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu kinh doanh trong việc tạo điều kiện cho TCSG phát huy thế mạnh, nội lực, nâng cao vị thế, thương hiệu, tiềm lực và hiệu quả kinh doanh, phát triển ổn định và lâu dài

Năm 2007: khẳng định được việc chuyển đổi là đúng và bắt kịp cơ hội, sản xuất kinh doanh duy trì tăng trưởng cao Đồng thời, TCSG đã cho ra đời hàng loạt công ty con sau:

- Ngày 02/02: chuyển đổi Xí nghiệp Xây dựng Công trình TC thành Công ty TNHH MTV Xây dựng Công trình TC

- Ngày 14/03: thành lập Công ty CP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ TC (TCL)

- Ngày 07/08: thành lập Công ty ICD TC – Long Bình

- Ngày 27/08: thành lập Công ty CP cảng Cát Lái

- Ngày 14/10: thành lập Công ty CP Cảng Cont TC – CM (TCCT)

- Ngày 19/11: thành lập Công ty cổ phần DV và Đại lý TC Số Một

Năm 2008: Khởi đầu với nhiều khó khăn và biến chuyển, lạm phát trong nước tăng cao, khủng hoảng kinh tế tàn cầu ảnh huongr sâu sắc đến thị trường vận tải và khai thác cảng biển tại Việt Nam Là nhà khai thác cảng hàng đầu tại Việt Nam, TCSG phải chịu tác động sâu sắc Mặc dù vậy, TCSG vẫn là nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực hải cảng bằng việc thành lập nhiều công ty con:

- Ngày 06/05: thành lập Công ty CP Tân Cảng – 128 (Hải Phòng)

- Ngày 22/03: thành lập Công ty CP DV Kỹ thuật TC

- Ngày 02/05: thành lập Công ty CP Địa osc TC, mở rộng ngành nghề kinh doanh sang một trang mới của quá trình phát triển

- Ngày 22/06: triển khai chương trình Quản lý Khai thác cảng theo thời gian thực hiện TOPX tại cảng TC – CL

- Ngày 15/10: thành lập Công ty CP Xây dựng TC Số Một

- Ngày 01/11: thành lập Công ty TNHH MTV Hoa tiêu TC

Năm 2009: tiếp tục thanh lập nhiều công ty con với sự trang bị nhiều trang thiết bị kỹ thuật hiện đại

- Ngày 04/09: thành lập Công ty CP Cảng Quốc tế TC – CM (TCIT)

- Ngày 19/01: thành lập Công ty CP TC – 128 (Hải Phòng)

- Ngày 04/10: thành lập Công ty CP Vận tải TC Số Hai

- Ngày 13/12: thành lập Công ty CP Kho vận Tân Cảng (trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Kho bãi Tân Cảng và Xí nghiệp Kho bãi Cát Lái)

- Ngày 24/12: Công ty CP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ TC chính thức niêm yết

17 triệu cổ phiếu (mã chứng khoán “TCL”) trên sàn HOSE

Năm 2010: ngày 09/02, Bộ Quốc Phòng ra quyết định chuyể Công ty TCSG thành TCT TCSG, khởi đầu giai đoạn phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng, vươn ra biển lớn; mở rộng thị trường trong cả nước, chủ động hội nhập khu vực và thế giới Thực hiện tiến trình đổi mới, TCT tiếp tục thành lập:

- Ngày 16/03: thành lập Công ty CP TC – Miền Trung (Quy Nhơn).

- Ngày 01/04: thành lập Công ty CP TC – Cypress

- Ngày 06/04: thành lâp Công ty CP TC – Hiệp Phước

- Ngày 21/04: thành lập Công ty TNHH DV Lai dắt TC – CM

- Ngày 29/11: thành lập Công ty CP Giải pháp Công nghệ Thông tin TC

Năm 2011: Trước những khó khăn, thuận lợi và yêu cầu nhiệm vụđặt ra trong năm

2011, TCSG thực hiện “đa ngành nghề”, “đa sở hữu” trên cơ sở lấy kinh doanh khai thác cảng và logistics làm trung tâm Kết quả của định hướng chiến lược và mục tiêu đó đã giúp các cơ sở mới của TCSG đi vào hoạt động:

- Ngày 24/06: thành lập Công ty CP TC – 189 (Hải Phòng)

- Ngày 16/09: thành lập Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân Cảng - STC

- Ngày 01/11: thành lập Công ty CP DV Hàng hải TC

Năm 2012: đánh dấu sự chuyển mình chiến lược khi logistics chính thức trở thành trụ cột thứ 2 trên bản đồ chiến lược phát triển của TCSG Tuy nhiên, trong năm cả nước có ít nhất 30% - khoảng 500.000 doanh nghiệp rời thị trường và 705 còn lại cũng hết sức khó khăn Trong bối cảnh đó, TCSG đã vững vàng vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục là điểm sáng tự hào của quân đội trong lĩnh vực làm kinh tế Chứng minh cho điều đó, vào ngày 17/03/2012, Công ty CP DV biển TC chính thức được đưa vào hoạt động

Năm 2013: trước tình hình “nóng” lên của vấn đề phát triển logistics cùng với tình hình khó khăn chung của nền kinh tếtrong nước và thế giới Thấy được những thuận lợi và khó khăn trong năm, TCSG quyết định thành lập các cơ sở sau nhằm phục vụ và tăng vị thế khi công ty đang vận dụng được những thuận lợi và hạn chếđược khó khăn:

- Ngày 16/07: thành lập SNP Logistics và Công ty CP Vận Tải Bộ TC

- Ngày 24/09: thành lập Công ty Tiếp vận SITC TC

- Ngày 30/12: ký hợp đồng khai thác Cảng Container Quốc tế Cái Mép

Năm 2014: TCSG quyết định lấy năm 2014 là năm an toàn, phát triển bền vững trụ cột khai thác cảng, đảy mạnh logistics, từng bước thử nghiệm vận tải nội địa, triển khai đúng tiến độ các dự án cảng Hiệp Phước, Lạch Huyện Ngày 15/12/2014, công ty CP Cảng TC – Hiệp Phước đón chuyến tàu đầu tiên cập cảng, đánh dấu bước đầu khai thác thuận lợi của cảng Hiệp Phước Đặc biệt, đến ngày 13/11/2015 TCT TCSG chính thức đánh dấu mốc khai trương cảng TC Thốt Nốt tại Cần Thơ Tiếp tục nâng số công ty con có trụ sở tại Bà Rịa – Vũng

Tàu, vào ngày 24/02/2016 tổ chức lễ ra mắt Công ty TNHH MTV Cảng TC – Cái Mép

Và trong tháng 09/2016, TCSG quyết định đưa cảng TC Cái Cui vào triển khai hoạt động, đồng thời là cảng thứ 3 đưa vào khai thác tại vùng đất Tây Đô có nền kinh tế phát triển nhất của cùng đất chín Rồng này

2.1.2 Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính

Tính đến thời điểm hiện tại, TCSG đang và đã triển khai kinh doanh các ngành nghề sau:

- Dịch vụ kho bãi, cảng biển, cảng mở, cảng trung chuyển

- Dịch vụ ICD, xếp dỡ, kiểm đếm, giao nhận hàng hóa

- Dịch vụ logistics và khai thuê hải quan

- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, vận tải đa phương thức quốc tế

- Dịch vụ hoa tiêu, lai dắt tàu biển

- Dịch vụ cung ứng, vệ sinh, sửa chữa container và tàu biển

- Dịch vụ hàng hải, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển, và đại lý vận tải tàu biển

- Các hoạt động giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến việc làm, tư vấn về lĩnh vực cảng biển, hàng hải và logistics

- Dịch vụ nạo vét cứu hộ trên biển, trên sông

- Dịch vụ kỹ thuật cơ khí

- Cung cấp các giải pháp, ứng dụng, trang thiết bị, nguồn lao động, tư vấn, huấn luyện luyện đạo tạo về công nghệ thông tin

- Xây dựng sửa chữa công trình thủy, công nghiệp, dân dụng

- Kinh doanh bất động sản

- Trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Vận tải và đại lý kinh doanh xăng dầu

Mặc dù có 16 phân ngành được các công ty triển khai hoạt động, nhưng với chỉ thị của TCSG là phải dựa trên 3 trụ cột “Khai thác cảng – DỊch vụ Logistics – Vận tải biển”

K ế t qu ả ho ạt độ ng kinh doanh c ủ a T ổ ng Công ty Tân c ảng Sài Gòn giai đoạ n

Kể từ thời điểm thành lập (năm 1989), đặc biệt từ khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (năm 2006) và nâng cấp thành Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (năm 2010), Tân cảng Sài Gòn không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 21%/năm, trở thành doanh nghiệp tiêu biểu của ngành và của cơ quan nhà nước chủ quản; với 51 đầu mối cơ quan đơn vị, công ty thành viên, có cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh trên 16 tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với tổng giá trị tài sản ước tính trên 30.000 tỷ đồng (giá rị vốn hóa trên thị trường trên 40.0000 tỷ đồng).

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững trên 03 trụ cột kinh doanh: khai thác cảng, dịch vụ Logistics, vận tải và dịch vụ biển; xây dựng, củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế với hàng nghìn doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trên 100 hãng tàu, khách hàng lớn trên toàn thế giới, nhiều năm qua Tân cảng Sài Gòn luôn giữ vị trí số 01 Việt Nam về khai thác cảng biển và cung ứng dịch vụ logistics; TOP 20 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới; giữ 50% thị phần container xuất nhập khẩu của cả nước, trên 90% thị phần khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; đứng trong TOP 10 doanh nghiệp logistics hàng đầu Việt Nam (từ năm 2014 đến nay); giữ 25% thị phần vận tải biển nội địa; không ngừng phát triển nâng cao uy tín thương hiệu “Tân Cảng Sài Gòn” trong nước và quốc tế.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn giai đoạn 2018 – 2020 như sau:

Bảng 2 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT TCSG giai đoạn năm 2018-2020 Đơn vị tính: tỷđồng

(Nguồn: Báo kết quả hoạt động kinh doanh - Phòng Tài chính kế toán của Tổng Công ty

Có thể thấy, giai đoạn từ năm 2018 – 2020 Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có mức tăng trưởng mạnh cả về quy mô và tính hiệu quả Điều này cho thấy TCT đang hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, thể hiện qua các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận Cụ thể là:

Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2019 đạt 9.167 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng

898 tỷ đồng, tức là tăng 10,86% Nguyên nhân là do trong năm 2019, nhiều hiệp định, quy định xuất nhập khẩu được nới lỏng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất và nhập hàng hóa qua biên giới hải quan cũng trở nên dễ dàng hơn, cũng trong năm 2019, “Cảng Tân Cảng – Cát Lái – cửa ngõ quan trọng và năng động nhất khu vực phía Nam – đón TEUs thứ 5 triệu thông qua cảng, dẫn đến sản lượng container qua các cảng của Tân Cảng đạt 8,75 triệu TEU, tăng 15,5% Thị phần giữ gần 50% cả nước, trên 93% thị phần khu vực

TP Hồ Chí Minh, 68% khu vực Cát Mép Thị Vải” Từ đó kéo theo hoạt động logistics và vận tải biểncũng nhưkhai thác cảng của công ty cũng thuận lợi dẫn đến doanh thu tăng.

Về chi phí: Tổng chi phí năm 2019 là 6.050 tỷ đồng, so với năm 2018 giảm 1.086,5 tỷ đồng, tức là giảm 15,22% Nguyên nhân do TCT TCSG đang vận hành các chương trình quản lý, điều hành sản xuất tiên tiến như TOPX, TOPOVN, OTM…giúp giảm 55% thời gian tàu nằm bến cho các hãng tàu; giảm 3/4 thời gian giao nhận hàng hóa cho khách hàng Ngoài ra, năm 2019 cũng là năm dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện trên thế giới nên TCT quyết định triển khai bắt buộc"Cảng điện tử ePort" đối với các khách hàng của mình, "lệnh giao hàng điện tử (eDO) với các hãng tàu" cung cấp công cụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến qua thẻ ATM và tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn điện tử…, giúp khách hàng của Tân Cảng và hãng tàu tiết giảm các công đoạn di chuyển, nhận lệnh, quản lý giấy tờ thủ công, điện tử hóa quy trình làm việc, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ giao nhận cũng như thanh toán, giảm ách tắc giao thông khi sản lượng hàng hóa giao nhận tăng cao, đồng thời giảm 2/3 số lượng nhân viên tại khu thủ tục

Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận năm 2019 là 3.117 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 1.984,5 tỷ đồng, tức là tăng 175,23% Đây là kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến, cải cách thủ tục chính làm tăng tiện ích, giảm thời gian khách hàng, hãng tàu làm việc tại cảng cũng như góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc, cắt giảm lao động cho Tổng công ty

Về doanh thu: Tổng doanh thu năm 2020 đạt 9.700 tỷ đồng,so với năm 2019, tăng

533 tỷ đồng, tức là tăng 5,81% Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh do virus COVID 19 lan rộng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn không ngừng áp dụng các giải pháp đổi mới trong sản xuất kinh doanh đi đôi với việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các hãng tàu, đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong cán bộ, công nhân viên và khách hàng Với những biện pháp quyết liệt trong điều hành sản xuất kinh doanh, điều này làm cho doanh thu của công ty tăng

Về chi phí: Tổng chi phí năm 2020 là 6.790 tỷ đồng, so với năm 2019 tăng 740 tỷ đồng, tức là tăng 12,23% Dịch bệnh lan rộng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và dịch vụ của Cảng, khiến cho việc xếp dỡ hàng hóa sẽ tốn thêm thời gian cũng như làm các thủ tục do phải kiểm soát tình hình dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy, chi phí đã có phần tăng lên

Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận năm 2020 là 2.910 tỷ đồng, so với năm 2019 giảm

207 tỷ đồng, tức là giảm 6,64%.Kết quả của con số trên chính là sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Hiện công ty đã và đang có những giải pháp và chính sách cụ thể để đối diện với tình hình dịch bệnh kéo dài như: chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu như giảm phí cắm điện và vận hành hàng lạnh cho những container hàng lạnh nhập tại cảng Tân Cảng Cát Lái và Tân Cảng Hiệp Phước, miễn phí lưu bãi và phí đổi tàu xuất/đổi cảng chuyển tải đối với container hàng gạo tại cảng Tân Cảng - Cát Lái

Biểu đồ 2 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT TCSG giai đoạn 2018 – 2020

Th ự c tr ạ ng vi ệ c th ự c hi ệ n quy trình giao nh ậ n container ở tuy ế n h ậ u p hương tạ i Cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn

2.3.1 Sơ đồ quy trình giao nhận container hàng nhập khẩu tại Cảng Cát Lái

Tổng Doanh thu Tổng Chi phí Tổng Lợi nhuận

Sơ đồ 2 2: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng đường bộ

(Nguồn: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn)

Sơ đồ 2 3: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng sà lan

(Nguồn: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn)

2.3.2 Phân tích quy trình giao nhận nguyên container hàng nhập khẩu tại

2.3.2.1 Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng đường bộ

Do tình hình dịch COVID, năm 2019 Cảng đã quy định tất cả khách hàng sau khi làm việc với hãng tàu phải đăng kí các thủ tục và thông tin về hàng hóa, số cont, … trên hệ thống EPORT của Cảng theo địa chỉ: https://eport.saigonnewport.com.vn

- SNP Eport là công thông tin của Tân Cảng Sài Gòn (SNP) được phát triển bởi Công ty Cổ phần Giải pháp CNTT Tân Cảng (TCIS)

- Eport cung cấp thông tin conatiner, tàu chuyến, danh sách container nhập/xuất,

- Eport hỗ trợ khách hàng đăng kí làm thủ tục giao nhận conatier qua mạng Internet và thanh toán qua thẻ thanh toán nội tóa (ATM) ngân hàng tại Việt Nam

- Eport hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử - là sản phẩm cung cấp bởi VNPT – được cơ quan Thuế chấp nhận

Bước 1: Khách hàng làm thủ tục đăng ký nhận container

- Khách hàng đăng ký lấy container hàng nhập qua hệ thống E-port của Cảng

- Khách hàng sau khi hoàn tất các thủ tục với Hãng tàu, sẽ nhận lệnh giao hàng bằng giấy (D/O) hoặc lệnh giao hàng điện tử (eD/O), đăng nhập vào hệ thống Eport và tiến hành thực hiện:

(1) Khai báo thông tin lô hàng/container;

(2) Khai báo thông tin: “Số tờ khai hải quan”;

(3) Đăng ký phương tiện vận chuyển nhận container: đội xe hoặc số xe;

(4) Xác thực (đối với eD/O);

(5) Thanh toán lô hàng và nhận hóa đơn điện tử

Hình 2 2: Đăng k í nh ậ n container hàng t ừ c ả ng b ằ ng đườ ng b ộ trên Eport

➢ Trường hợp khách hàng sử dụng eD/O: Cung cấp số đăng ký cho tài xế và thực hiện bước 2;

➢ Trường hợp khách hàng sử dụng D/O giấy: Ghi số đăng ký lên lệnh giao hàng, đến khu thủ tục cảng và giao D/O cho Nhân viên Phát hành chứng từ

- Nhân viên Phát hành chứng từ kiểm tra số đăng ký và tính hợp lệ của lệnh giao hàng; cập nhật thông tin vào hệ thống; phát hành phiếu xuất/nhập bãi Trường hợp khách hàng được đóng bổ sung phí phát sinh tại quầy thì in biên nhận, thu tiền từ khách hàng Yêu cầu khách hàng kiểm tra thông tin và sốlượng trên phiếu xuất/nhập bãi trước khi rời quầy;

- Khách hàng sử dụng các bộ phiếu xuất/nhập bãi và số đăng ký, để vào bãi lấy container

Lưu ý: Trường hợp thay đổi phương án giao nhận container, khách hàng phải trình phiếu xuất/nhập bãi và hóa đơn (liên 2) tại khu thủ tục để thay đổi phương án giao nhận và in lại phiếu xuất/nhập bãi

Mặc dù đăng kí làm hàng trên Eport có nhiều lợi ích cho khách hàng như: tiết kiệm thời gian, cắt giảm chi phí (chỉ cần 2 phút để hoàn tất thủ tục đăng ký nâng hạ 01 lô hàng/container); hỗ trợ thay đổi thông tin lô hàng/ số container ngay cả khi giao dịch đã hoàn tất; kiểm soát chặt chẽ, giảm rủi ro thất thoát, mất mát tiền mặt do mọi giao dịch đều được lưu trữ trong tài khoản Eport và phát hành Hóa đơn điện tử Tuy nhiên, hệ thống vẫn phát sinh một số lỗi như: trong quá trình giao dịch trực tuyến khách hàng đã hoàn tất thanh toán tiền, tài khoản của khách hàng xác nhận đã trừ tiền giao dịch nhưng trong Eport vẫn chưa cập nhật trạng thái “Đã thanh toán”; hệ thống đôi lúc vẫn chưa cập nhật kịp tình trạng thông quan của lô hàng Ngoài ra, việc đăng kí làm hàng trên Eport hiện nay chỉ thực hiện được trên máy tính do phiên bản trên điện thoại thông minh chưa được cập nhật

Bước 2: Tại cổng vào của Cảng

- Khách hàng điều khiển xe vào cổng Gate-in theo đúng luồng quy định

- Khách hàng cung cấp sốđăng ký khi sử dụng eDO, hoặc phiếu xuất/nhập bãi khi sử dụng DO, cho nhân viên giao nhận cổng (Nv GNC), Nv GNC thực hiện:

(1) Tiếp nhận thông tin sốđăng ký hoặc phiếu xuất/nhập bãi từ khách hàng;

(2) Dùng máy handheld để truy xuất thông tin về container và phương tiện mà khách hàng đã đăng ký dựa trên số đăng ký hoặc phiếu xuất/nhập bãi;

(3) Cập nhật số xe, số rơ moóc của phương tiện nhận container và xác nhận đã kiểm tra trên máy handheld

- Khách hàng cung cấp sốđăng ký khi sử dụng eDO, hoặc phiếu xuất/nhập bãi khi sử dụng DO, cho nhân viên Vi tính cổng (Nv VTC), Nv VTC thực hiện:

(1) Cập nhập thông tin số đăng ký hoặc số phiếu, số BAT; kiểm tra thông tin hợp lệ của container, phương tiện vào nhận container giữa chứng từ và thông tin trên hệ thống; nếu hợp lệ thực hiện gate in, nếu không hợp lệ yêu cầu khách hàng hoàn tất thủ tục còn thiếu;

(2) Giao BAT, nếu khách hàng không dùng BAT cốđịnh;

(3) In và cấp phiếu hướng dẫn làm hàng, phiếu xuất/nhập bãi (trường hợp dùng phiếu) cho khách hàng;

(4) Mở barie cho xe vào lấy container Ở bước này, khách hàng có thể dễ làm mất phiếu xuất/nhập bãi khi sử dụng lệnh D/O giấy Điều này sẽ làm tốn thời gian của các phòng ban của Cảng và khách hàng khi làm thủ tục xin lại phiếu xuất/nhập bãi

- Lái xe điều khiển xe đến vị trí chỉ định nhận container in trên hướng dẫn làm hàng, liên lạc với nhân viên lái cẩu khung/xe nâng bằng BAT

- Nhân viên lái cẩu khung/xe nâng: Căn cứ vào số BAT thực tế của xe, lựa chọn số container, số BAT trong danh sách chỉ dẫn công việc trên màn hình MDT - là thiết bị điện tử lắp trên cabin phương tiện cẩu khung/xe nâng để nhận hướng dẫn làm hàng:

➢ Nếu thấy số container, số BAT trùng với chỉ dẫn trên màn hình MDT thì giao container cho khách hàng

➢ Nếu không thấy container theo chỉ dẫn trên màn hình MDT hoặc không thấy container ngoài thực tế tại vị trí hướng dẫn: Thông báo cho nhân viên control để kiểm tra, nếu không phải lỗi hệ thống, thông báo qua hệ thống loa cho khách hàng để khách hàng vào văn phòng điều độ hiện trường để giải quyết

- Xác nhận và cập nhật lên hệ thống các thao tác vừa thực hiện Ở bước này thời gian diễn ra khá lâu so với kế hoạch do nhiều khách hàng không chịu lấy container hàng về khi hàng vừa vào bãi mà đợi đến ngày cuối cùng được ưu đãi về chính sách đực lưu bãi mới lấy hàng đi dẫn đến tình trạng bãi container quá tải

- Khách hàng điều khiển xe ra cổng Gate-out theo luồng giao thông quy định, dừng tại vạch STOP

- Khách hàng cung cấp sốđăng ký khi sử dụng eDO, hoặc phiếu xuất/nhập bãi khi sử dụng DO, cho nhân viên giao nhận cổng, nhân viên giao nhận cổng thực hiện:

Th ự c tr ạ ng các y ế u t ố bên trong c ủ a T ổ ng Công ty Tân C ả ng Sài Gòn

2.4.1 Tình hình nhân sự của công ty

Tính đến hết năm 2020, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn có khoảng 5000 nhân viên với cơ cấu về giới tính, độ tuổi và trình độ nhân sự của Công ty giai đoạn 2018 –

2020 được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2 2: Cơ cấu nhân sự của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn giai đoạn 2018-2020

Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ %

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn)

Về giới tính: năm 2018, tỷ lệ nhân viên nam và nữ của công ty gần như đồng đề nhau, chênh lệch không lớn (50,4% và 49,6%), tuy nhiên, tính đến hết năm 2020, tỷ lệ nhân viên nam lại tăng lên tương đối so với nhân viên nữ Tỷ lệ nhân viên nam chiếm 57,8% tổng số nhân viên của công ty Vì công ty hoạt động trong các mảng chính là giao nhận, vận tải biển, kho bãi, … đây lànhững hoạt động chủ yếu phải đi lại nhiều, tính chịu cực cần có trong công việc cao Nhân viên nữ thường làm việc trong văn phòng, hoạt động hải quan và liên hệ với các bên đối tác trong việc đối chiếu, kiểm ta hàng hóa, …

Biểu đồ 2 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giới tính của nhân viên của TCT TCSG giai đoạn 2018 – 2020

Về độ tuổi: nhìn chung, nhân viên từ 30 – 45 tuổi của công ty tương đối tăng trong

3 năm gần đây Từ năm 2018 đến 2020, nhân viên có độ tuổi từ 30 – 45 tuổi tăng 3,9% Đây là độ tuổi trung niên, nhân viên có số năm kinh nghiệm hoạt động tương đối, phù hợp với tính chất công việc đòi hỏi kinh nghiệm, tính chính xác cao Tỷ lệ nhân viên trên

45 tuổi tương đối thấp và đang giảm dần Năm 2018, 2019, và 2020 của tỷ lệđộ tuổi này lần lượt là 20,3%; 16,6% và 14,3% Nhân viên trong độ tuổi này thường nắm giữ những vai trò trọng yếu của công ty, gắn bó với công ty từ những ngày đầu như người đứng đầu các phòng ban, ban cố vấn, ban đào tạo, … Trong khi tỷ lệ nhân viên từ 22 – 30 tuổi tăng nhẹ(34,5% năm2020), công ty cũng muốn mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, vì thế, nhu cầu tuyển dụng cũng tăng theo.

Biểu đồ 2 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ độ tuổi của nhân viên của TCT TCSG giai đoạn 2018 – 2020

Về trình độ: năm 2020, tỷ lệ nhân viên tốt nghiệp Đại học rất cao (45,8%), tăng 2,2% so với năm 2018 Điều này thể hiện công ty ngày càng muốn nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, nhân viên có trình độ cao sẽ dễ tiếp thu và xử lý công việc

Tỷ lệnhân viên có trình độ trung cấp và sau đại học chiếm tỷ lệ không cao Nhân viên có trình độ trung cấp chỉ đảm nhận những công việc không đòi hỏi trình độ cao như: tài xế, bảo vệ, … tỷ lệ nhân viên có trình độ cũng giảm tương đối trong 3 năm 2018 – 2020, giảm 2,5% Về trình độ sau đại học, tỷ lệ đang dần tăng lên, năm 2018 là 10,1%; năm

2019 là 10,9% và năm 2020 là 11,1% Công ty muốn mở rộng và tiếp cận nhiều xu hướng mới của thị trường, cần nhiều nhân viên có trình độ cao để tiếp cận những thay đổi và áp dụng vào công ty Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng thì không có biến động gì nhiều

Biểu đồ 2 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về trình độ của nhân viên của TCT TCSG giai đoạn 2018 – 2020

V ề công tác tuy ể n d ụ ng, đ ào t ạ o và phát tri ể n ngu ồ n nhân l ự c:

Về công tác tuyển dụng: Đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Tổng công ty có chính sách thu hút lao động có năng lực làm việc thông qua quy trình trình tiếp nhận lao động một cách chặt chẽ, chính sách lương thưởng, điều kiện làm việc Tổng công ty luôn xem xét đồng thời từ nguồn ứng viên từ nội bộ bà từ bên ngoài

Về công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Hàng năm bộ phận nhân sựđều có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao trình độ lành nghề cho cán bộ công nhân viên Các lớp nghiệp vụ đực gưi qua Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Logistics của Tổng công ty hợp tác với Hà Lan, các lớp an toàn lao động được tổ chức định kì, các cuộc thi tay nghềđực tổ chức Tân Cảng luôn đầu tư ngân sách khoản Kinh phí huấn luyện đào tạo hàng năm cùng với sự hỗ trợ tích cực của Tổng công ty

Tuy nhiên vẫn còn một số tình trạng chưa cân bằng trong thu nhập vì hầu hết mức lương được tính theo hệ số chứ không theo khả năng kiếm đơn hàng của nhân viên đó làm được trong tháng, quý Thu nhập bình quân của năm 2019 là 18 triệu đồng/tháng/người Đặc biệt có hơn 6 tháng lương thưởng, điều này làm đời sống cá nhân của mỗi người đều đạt được sự thỏa mãn nhất định Các hoạt động đoàn thể, công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp được chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên

Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học

Tuy nhiên, theo báo cáo Thực trạng nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam đăng trên báo điện tử Vietnam Lgistics Review:

Hình 2 4: Kết quả khảo sát về hạn chế nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam

(Nguồn: http://vlr.vn/logistics/news-3464.vlr)

Khó khăn chủ yếu về nguồn nhân lực: số lượng chưa đủ nhu cầu phát triển của ngành Logistics nói chung Các trường đại học chưa có nhiều chuyên ngành về đào tao Logistics Để khắc phục những hạn chế này, Tân cảng đã nỗ lực tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài về huấn huyện, và cử nhân viên tham gia các lớp tập huấn tại Hà Lan để đảm bảo nguồn nhân lực cho hiện tại và trung tâm huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics là những người trẻ, năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, có kinh nghiệm trong hoạt động logistics tuy nhiên nhiều về số lượng nhưng vẫn hạn chế về chất lượng

2.4.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Bảng 2 3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT TCSG

TÂN CẢNG CÁI MÉP (TCCT VÀ TCIT)

TÂN CẢNG CÁI MÉP ODA(TCTT)

Xe đầu kéo 255 22 71 38 Ổ cắm điện lạnh 2645 260 1080 486

(Nguồn: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn)

Về hệ thống cảng: Với lợi thế là Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, trung tâm dịch vụ logistics được khai thác cảng Cát Lái – cảng container lớn và hiện đại nhất Việt Nam và các cơ sở hạ tầng kết nối của Tổng công ty như cảng Tân Cảng, cảng Tân Cảng – Cái Mép, cảng Tân Cảng – Nhơn Trạch, cảng Tân Cảng miền Trung, cảng Tân Cảng – Hải Phòng, cảng Nhơn Trạch – Đồng Nai, ICD Tân Cảng Sóng Thần – Bình Dương; ICD Tân Cảng Long Bình – Đồng Nai Với vị trí quan trọng của cảng Cát Lái trong đề án phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam và sự thuận lợi về cơ sở hạ tầng kết nối nhiều cảng, nhiều ICD là điều kiện tốt để TCL phát triển dịch vụ logistics trọn khâu

Hiện tại, Tân Cảng có các ICD tại các vị trí trung tâm, các khu công nghiệp lớn như ICD Tân Cảng– Sóng Thần (Bình Dương), ICD Tân Cảng – Long Bình (Đồng Nai), ICD Tân Cảng – Nhơn Trạch, ICD Tân Cảng – Tây Ninh, ICD Tân Cảng – Hải Phòng, Depot Tân Cảng – Đà Nẵng Hệ thống ICD với tổng diện tích kho hàng gần 500.000 m 2 bao gồm kho CFS, kho ngoại quan, kho mát, kho IMDG theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng tại chỗ mọi nhu cầu của khách hàng TCT TCSG cũng đã triển khai tuyến vận tải thủy bằng sà lan kết nối Campuchia, khu vực đồng bằng sông Cửu Long tới Cát Lái, các ICD và các cảng tại Cái Mép, các tuyến vận tải thủy nội địa kết nối các vùng Bắc – Trung –Nam Ngoài ra, TCT TCSG hiện đang cung cấp dịch vụ vận tải bộ với trên 700 xe tải và xe đầu kéo hoạt động trên khắp cả nước cũng như thị trường Lào và Campuchia

Về kho bãi: Khẳng định vị trí số một về cung cấp dịch vụ Depot, trung tâm Tân

Cảng Logistics đầu tư và khai thác tổng diện tích Depot lên tới 28100 m 2

Hình 2 5: B ản đồ v ị trí các cơ sở c ả ng bi ể n, logistics c ủ a Tân C ả ng Sài Gòn

Nguồn: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Về trang thiết bị vận chuyển, nâng hạ, xếp dỡ: TCT là một nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ chuyên nghiệp, có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ về vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa số lượng lớn tại thị trường Việt Nam với các thiết bị hiện đại của châu Âu và Nhật Bản như cầu bờ hiệu Liebherr; cẩu khung Mijack MJ50; các loại xe nâng container nhãn hiệu Kalmar, Fantuzi; xe đầu kéo hiệu Rennault, Maz; băng chuyền, … Công ty đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng lực vận chuyển giải phóng hàng nhanh rút ngắn thời gian làm hàng

GIẢ I PHÁP NÂNG CAO VI Ệ C T Ổ CH Ứ C TH Ự C HI Ệ N QUY TRÌNH GIAO NH Ậ N CONTAINER Ở TUY Ế N H ẬU PHƯƠN G T Ạ I C Ả NG CÁT LÁI TR Ự C THU Ộ C T Ổ NG CÔNG TY TÂN C Ả NG SÀI GÒN

Định hướng và mục tiêu nâng cao việc tổ chức thực hiện quy trình giao nhận

3.1.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh, đạo đức kinh doanh, giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn kinh tế - quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và dịch vụlogistics; thương hiệu uy tín, chất lượng toàn cầu

Sứ mệnh: Phát triển kinh tế biển và dịch vụ logistics, góp phần xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Đạo đức kinh doanh: Thượng tôn pháp luật, hợp tác phát triển, trách nhiệm với cộng đồng

Giá trị cốt lõi: Đoàn kết, kỷcương, nghĩa tình, chuyên nghiệp, quyết thắng

3.1.1.2 Định hướng phát triển Định hướng chiến lược phát triển quốc gia của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 xác định “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” là nhiệm vụ trọng tâm Với định hướng này, vai trò của cảng biển, logistics là rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia

Trên cơ sở đó, với vai trò, nhiệm vụ của đơn vị, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh bền vững trên 03 trụ cột: Khai thác Cảng; Dịch vụ Logistics; Vận tải và dịch vụ biển, dựa trên 03 nền tảng quản trị: “Chất lượng dịch vụ hàng đầu, hướng tới khách hàng; Quản trị tiên tiến,nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; Kỷ luật quân đội, văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm với cộng đồng”

- Giữ vững vai trò là nhà khai thác cảng số 1 Việt Nam, đứng trong Top 20 cảng có sản lượng container lớn và hiện đại nhất thế giới, xây dựng các cảng biển thành “cảng xanh”, “cảng thông minh”ứng dụng các thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 Mở rộng đầu tư, khai thác các cảng nước sâu tại các vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế

(khu vực Cái Mép – Thị Vải; Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Nam Đồ Sơn, …) với định hướng phát triển, cạnh tranh ngang tầm các cảng biển lớn trong khu vực; nghiên cứu đầu tư phát triển các cảng biển chuyên dụng để khai thác các hàng như: than; khí hóa lỏng …

- Mở rộng dịch vụ cho nhóm khách hàng hiện hữu; phát triển dịch vụ cho khách hàng xuất nhập khẩu tại các cụm khu công nghiệp, khu vực kinh tế trọng điểm Kết nối với các chi nhánh miền Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển đồng đều, hài hòa thị trường các khu vực; tập trung các gói thầu, dự án điện năng lượng mặt trời và các dự án lớn …

- Tập trug phát triển các dịch vụ Giá trị gia tăng trong hoạt động kho, trung tâm phân phối, thay dần cho dịch vụ cho thuê kho trần; phát triển đội xe tải nhẹ để hỗ trợ dịch vụ phân phối, contract logistics Mở rộng dịch vụ đại lý hải quan, kết nối tối đa các nguồn lực toàn hệ thống để tận dựng cơ chếđại lý hải quan ưu tiên; phối hợp với Cục Hải quan TP.HCM triển khai đề án tăng khả năng thông quan, giảm ùn ứ hàng hóa tại cảng Tân Cảng Cát Lái, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp Rà soát, chấn chỉnh hoạt động dịch vụ logistics đường sắt.

M ộ t s ố gi ả i pháp nâng cao vi ệ c t ổ ch ứ c th ự c hi ệ n quy trình giao nh ậ n container ở tuyến hậu phương tại cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Trong gia đoạn hội nhập hiện nay, ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, công ty cần nâng cao chất lượng dịch vụ của mình hơn nữa và từng bước khắc phục những hạn chếđể phát triển Do đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao ghiệp vụ từ các thực trạng của công ty đã nêu:

3.2.1 Giải pháp nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành năng động có kỹ năng quản trị giỏi, công nhân lao động tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển của TCT và các nhiệm vụ chính 100% cán bộ quản lý điều hành (cấp phòng, xí nghiệp, công ty và tương đương) có trình độ từđại học trở lên và biết ít nhất một ngoại ngữ, từ 70% - 80% đủ khả năng làm việc trong mooi trường quốc tế 100% cán bộ quản lý điều hành (cấp ban, đội, Terminal và tương đương) có trình độ từ Trung cấp, cao đẳng trở lên, có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác tốt, từ 40% - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế Tiếp tục khuyến khích hỗ trợ người lao động tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, nhận thức; sử dụng nguồn lực lao động hợp lý tránh lãng phí

- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực làm nòng cốt cho sự phát triển cuẩ TCT dựa trên 3 trụ cột kinh doanh chính: Khai thác cảng, Dịch vụ logistics, Vận tải và dịch vụ biển đảo; có kế hoạch chiến lược đào tạo lâu dài, bền vững và chính sách đãi ngộ tốt thu hút lao động có tay nghề, trình độ

- Cần coi trọng bồi dưỡng năng lực nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng, năng lực phân tích đánh giá đối thủ cạnh tranh, khách hàng và đối tác; năng lực điều phối công việc và sử dụng các công cụ quản lý bằng các phần mềm hiện đại Đặc biệt cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu và khả năng ứng dụng triển khai quản lý chuỗi logistics Đội ngũ chuyên viên logistics đang thực sự thiếu trong công ty, trên thị trường lao động cũng thiếu nguồn nhân sự chất lượng này vì vậy cần có chính sách nhân sự tốt để thu hút tuyển dụng đối tường này đồng thời trong kế hoạch phát triển nhân sự, công ty cần đầu tư ngân sách cho cán bộ chủ chốt đi học ở nước có ngành công nghiệp logistics hay các hiệp hội tổ chức hoặc có thể thuê chuyên gia nước ngoài về làm việc

- Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo định kỳ và lâu dài để người lao động có động lực trau dồi trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc của bản thân để trở nên chuyên nghiệp hơn.

- Xây dựng những chính sách khuyến khích, động viên và chế độ đãi ngộ hợp lý, trong đó trọng tâm là cơ chế trả lương đánh giá theo hiệu quả, chất lượng công việc, tương xứng với khả năng và sự cống hiến đóng góp để giữ và thu hút lao động có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi Xây dựng nhiều thức khoán lương, trả lương phù hợp với đặc thù lao động tại các đơn vị, bộ phận; nhằm thúc đẩy người lao động có trách nhiệm với công việc, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công viêc;

- Tiếp tục lựa chọn và tăng cường hợp tác đào tạo có hiệu quả với các trường đại học, trung tâm đào tạo trong nước và nước ngoài Tập trung đẩy mạnh huấn luyện đào tạo ngành công nghệ thông tin, tựđộng hóa và ứng dụng cuộc cách mạng công nghệ 4.0;

- Hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân công quản lý, các nội quy quy chế quản lý điều hành của TCT; xây dựng và hoàn thiện Bộ tiêu chuẩn chức vụ cán bộ và Bộ tiêu chuẩn bậc ngành, nghề, quy định các tiêu chí đánh giá nội bộ; xây dựng lộ trình huấn luyện đào tạo theo chức danh, công việc và nhu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển của TCT;

- Ứng dụng tốt phần mềm quản lý nhân sự, có hệ thống phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng các kế hoạch đào tạo, kế hoạch tuyern dụng nhân sự chất lượng cao, thu hút phát triển nguồn nhân lực

- Tuyển chọn đưa đi đào tạo dài hạn ại nước ngoài những cán bộ trẻ, có kiến thức quản trị khai thác cảng, quản trị logistics, giỏi ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi TCT được giao triển khai các dự án cảng nước sâu trong thời gian tới

Trong thời gian 6 tháng kể từ lúc áp dụng giải pháp trên, thao tác, độ chính xác và trình độ chuyên môn của nhân viên trong công việc cũng cải thiện Trong vòng 3 năm, cơ cấu nhân sự của công ty sẽ tương đối thay đổi với đội ngũ nhân viên có trình độđại học, có kinh nghiệm tiếp tục tăng

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động phương tiện chuyên chở và vận tải

- Tập trung giữ vững và gia tăng thị phần, hiệu quả khai thác các cảng hiện hữu bằng các dự án mở rộng, nâng cấp hiện đại hóa năng lực thiết bị

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường

- Đầu tư các dự án kho bãi tại các vị trí chiến lược đóng vai trò là hậu cần gom hàng cho các cảng trong hệ thống

- Đầu tư các Trung tâm phân phối quy mô lớn và hiện đại

- Có chính sách ưu đãi về phí lưu bãi cho khách hàng để khuyến khích khách hàng lấy cont sớm nhằm giải phóng bãi một cách nhanh chóng trong những mùa cao điểm

- Từng bước đầu tư và thay thế thiết bị xếp dỡ, phương tiện lạc hâu, xuống cấp bằng các trang bị, phương tiện tiên tiến hiện đại, chủ động cải tiến, nâng cấp các trang bị phương tiện cũđể phục vụ khai thác phù hợp, tiết kiệm chi phí đầu tư.

- Đầu tư thay thế toàn bộ xe nâng sang sử dụng cẩu RTG 6+1 tiết kiệm diện tích bãi (theo dự án Nâng cấp hiện đại hóa Cảng Cát Lái)

- Đầu tư thay thế hệ thống cẩu bờ tại cảng Cát Lái bằng những cẩu bờ có tầm với, chiều cao, công nghệ tiên tiến hơn, phù hợp cới các size tàu theo xu hướng của các hãng tàu trên thế giới

- Đầu tư đội tàu hỗ trợ giàn khoan và cứu hộđa năng, hiện đại

- Các giải pháp tích hợp công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành phương tiện, thiết bị

Ki ế n ngh ị

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu thực hiện cải cách thể chế, xây dựng các cơ chế, chính sách hiệu quả trong đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh logistics

- Bố trí ngân sách hợp lý ưu tiên các dự án nhằm cải thiện năng lực các dịch vụ Logistics, tập trung vào cơ sở hạ tầng giao thông kết nối đến các cụm cảng biển lớn, đặc biệt chú trọng hạ tầng giao thông vận tải hàng hóa

- Nghiên cứu các chính sách ưu tiên trong đầu tư xây dựng hạ tầng cảng biển và logistics cho các doanh nghiệp trong nước (trong đó ưu tiên giao đất phát triển dự án)

Tiếp tục ban hành các chủ trương chính sách đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào hạ tầng cảng biển và hạ tầng giao thông kết nối cảng biển

- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Logistics miền Bắc, miền Nam với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa, phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu, phục vụ vận tải container quốc tế và cảng hàng không quốc tế

- Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối tại các thành phố đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm Logistics gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu

- Thành lập Ủy ban quốc gia Logistics để gắn kết, thống nhất quản lý, tổ chức thực hiện những chương trình trọng điểm và phối hợp các ngành có liên quan

3.3.2 Đối với các Bộ, ngành Đối với Bộ Giao thông Vận tải:

- Sớm triển khai mở rộng luồng nhằm đáp ứng cho tàu hành trình hai chiều an toàn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các cảng biển, giảm thời gian chờ tàu do luồng chỉ có hành trình một chiều và hẹp, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh cảng biển và ô nhiễm môi trường

- Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững và đồng bộ

- Phê duyệt các kế hoạch mở rộng các đường giao thông đường bộ đường thủy tại các vị trí then chốt, trọng điểm để giảm thòi gian ùn tắc, tiết kiệm chi phí xăng dầu Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương xây dựng quy hoạch các vùng tập trung đồ vật chất nạo vét khu nước, luồng hàng hải, đường thủy nội địa; xây dựng các phương án tổng thể và cụ thể về xử lý chất nạo vét và luồng đảm bảo các điều kiện về môi trường mang tính khả thi cao để làm cơ sở cho các doanh nghiệp cảng biển và cơ quan quản lý hàng hải, đường thủy triển khai các hoạt động nạo vét kịp thời đáp ứng yêu cầu hoạt động

- Lập quy hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, nâng cấp các khu hậu cần, dịch vụ sau cảng và các vùng sản xuất lân cận

- Tập trung nguồn lực xây dựng, cải tạo, nâng cấp và phát triển đồng bô hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt trong việc quy hoạch xây dựng, nâng cấp hệ thống đường sắt gắn kết với cảng biển, với trung tâm logistics và mạng lưới đừng bộ nhằm kết nối các loại hình, phương tiện vận tải để phát huy tiefm năng và lợi thế của TP.HCM, giảm chi phí Logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của các vùng kinh tế trọng điểm và cả nước

Dựa vào các phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ở chương 2 để đưa ra các định hướng và mục tiêu về việc nâng cao nghiệp vụ giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn Từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao quy trình giao nhận container hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo từng nội dung và các bước thực hiện cụ thể và kỳ vọng kết quả đạt được

Hòa cùng xu thế phát triển chung nền kinh tế thế giới, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đã được ký kết cùng sự xuất hiện thêm nhiều tổ chức, hiệp định khác liên quan đến thuận lợi hóa thương mại trong khu vực và toàn cầu tạo điều kiện không nhỏ cho Việt Nam hòa mình vào dòng chảy phát triển của thế giới

Cùng với dòng chảy phát triển ngoại thương ấy, các hoạt động trung gian như giao nhận cũng ngày càng được đẩy mạnh để thúc đẩy tạo điều kiện tốt nhất cho giao thương quốc tế Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực khai thác cảng biển và dịch vụ logistics, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã có chỗđứng vững chắc trong ngành này tại Việt Nam Sự dẫn dắt đúng hướng của Ban lãnh đạo công ty cũng như sự nhịp nhàng, liên kết của các bộ phận, nhân viên trong công ty chính là chìa khóa then chốt tạo nên thành công của công ty như ngày hôm nay Tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng Cát Lái trực thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nói riêng và của toàn ngành nói chung là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ chỗi các nghiệp vụ về ngoại thương Việc thực hiện nghiệp vụ này cần tận dụng tốt những thuận lợi ngay từ bản thân doanh nghiệp, từ thị trường cũng như từ các chính sách của nhà nước Bên cạnh đó, công ty cũng cần khắc phục những khó khăn, hạn chế còn mắc phải để tiếp tục phát triển lớn mạnh hơn nữa

Ngày đăng: 05/07/2024, 19:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thị H ồ ng Vân (2010). Logistics – Nh ữ ng v ấn đề căn bả n, Nxb Lao Độ ng – Xã H ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics – Những vấn đề căn bản
Tác giả: Đoàn Thị H ồ ng Vân
Nhà XB: Nxb Lao Động –Xã Hội
Năm: 2010
2. Vũ Cao Đàm (2007 Phương pháp lu ậ n nghiên c ứ u khoa h ọ c. Nxb Khoa H ọ c và K ỹ Thu ậ t, Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Nhà XB: Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật
3. Nguyễn Hồng Đàm (2003). V ậ n t ả i và giao nh ậ n trong ngo ại thương, Nxb Giao thông V ậ n t ả i, Hà N ộ i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
Tác giả: Nguyễn Hồng Đàm
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
Năm: 2003
4. Tri ệ u H ồ ng C ẩ m (2009). V ậ n t ả i qu ố c t ế - B ả o hi ể m qu ố c t ế, Nx b Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận tải quốc tế - Bảo hiểm quốc tế
Tác giả: Tri ệ u H ồ ng C ẩ m
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2009
9. Tài li ệ u n ộ i b ộ c ủ a T ổ ng Công ty Tân C ả ng Sài Gòn 10. Website: https://saigonnewport.com.vn/ Link
5. Quy t ắ c m ẫ u c ủ a Hi ệ p H ộ i Giao Nh ậ n Qu ố c T ế - FIATA (Federation Internationale de Associations de Transitaries et Assimilaimes) Khác
6. Lu ậ t Th ương Mạ i Vi ệ t Nam (2005) 7. B ộ Lu ậ t Hàng H ả i Vi ệ t Nam (1990) Khác
8. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (1964) - ISO (International Organization for Standarlization) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1: Thông số container theo tiêu chuẩn ISO - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 1. 1: Thông số container theo tiêu chuẩn ISO (Trang 26)
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Trang 42)
Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT TCSG giai đoạn năm 2018-2020 - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của TCT TCSG giai đoạn năm 2018-2020 (Trang 47)
2.3.1. Sơ đồ quy trì nh giao  nhận container hàng nhập khẩu tại Cảng  Cát Lái - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
2.3.1. Sơ đồ quy trì nh giao nhận container hàng nhập khẩu tại Cảng Cát Lái (Trang 49)
Sơ đồ 2. 2: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng đường bộ - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Sơ đồ 2. 2: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng đường bộ (Trang 50)
Sơ đồ 2. 3: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng sà lan - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Sơ đồ 2. 3: Quy trình Cảng giao nguyên container hàng nhập khẩu cho khách hàng bằng sà lan (Trang 51)
Hình 2. 2:  Đăng k í nh ậ n container hàng t ừ  c ả ng b ằ ng  đườ ng b ộ  trên Eport - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2. 2: Đăng k í nh ậ n container hàng t ừ c ả ng b ằ ng đườ ng b ộ trên Eport (Trang 52)
Hình 2. 3: Đăng kí nhận container hàng từ cảng bằng sà lan trên Eport - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2. 3: Đăng kí nhận container hàng từ cảng bằng sà lan trên Eport (Trang 57)
Bảng 2. 2: Cơ cấu nhân sự của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn giai đoạn 2018-2020 - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Bảng 2. 2: Cơ cấu nhân sự của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn giai đoạn 2018-2020 (Trang 60)
Hình 2. 4: K ế t qu ả  kh ả o sát v ề  h ạ n ch ế  ngu ồ n nhân l ự c ngành logistics Vi ệ t Nam - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2. 4: K ế t qu ả kh ả o sát v ề h ạ n ch ế ngu ồ n nhân l ự c ngành logistics Vi ệ t Nam (Trang 64)
Bảng 2. 3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT TCSG - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Bảng 2. 3: Cơ sở vật chất kỹ thuật của TCT TCSG (Trang 65)
Hình 2. 5: B ản đồ  v ị trí các cơ sở  c ả ng bi ể n, logistics c ủ a Tân C ả ng Sài Gòn - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2. 5: B ản đồ v ị trí các cơ sở c ả ng bi ể n, logistics c ủ a Tân C ả ng Sài Gòn (Trang 66)
Hình 2.6: Hình ch ụ p c ổ ng Eport thu th ậ p thông tin khách hàng - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2.6 Hình ch ụ p c ổ ng Eport thu th ậ p thông tin khách hàng (Trang 68)
Hình 2. 6: Thị phần container năm 2020 - phân tích quy trình giao nhận container ở tuyến hậu phương tại cảng cát lái trực thuộc tổng công ty tân cảng sài gòn
Hình 2. 6: Thị phần container năm 2020 (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN