Trạm xử lý nước thải xây dựng điều chỉnh đúng theo nội dung tại Văn bản số 4012/TCMT-TĐ ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc hướng dẫn thủ tục môi trường đối với việc điều chỉnh phương án x
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 3
DANH MỤC HÌNH 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 8
1.1 Tên chủ dự án đầu tư 8
1.2 Tên dự án đầu tư 8
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 9
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư 9
1.3.2 Công nghệ vận hành của dự án đầu tư 15
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 17
1.4 Nguyên nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 17
1.4.1 Nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ dự án 17
1.4.2 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu 18
1.4.3 Nhu cầu sử dụng điện 18
1.4.4 Nhu cầu sử dụng nước 18
1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 20
CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 21
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 21
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường 21
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 22
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP 24
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 24
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 26
3.1.1 Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa 26
3.1.2 Mạng lưới thu gom, thoát nước thải 28
3.1.3 Xử lý nước thải 30
3.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (nếu có) 43
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 45
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại (CTNH) 47
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 51
Trang 43.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử
nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 52
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 56
3.8 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) 56
3.9 Kế hoạch, tiến độ, kế hoạch thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 56
3.10 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 56
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 60
4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 62
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 63
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 63
4.4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) 63
4.5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 63
CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 64 5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 64
5.1.1 Thời gian vận hành thử nghiệm 64
5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 64
5.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 66
5.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 66
5.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 66
5.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án………… 66
5.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 66
CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 67
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Quy mô khai thác của Dự án 9
Bảng 1.2 Quy mô và tiến độ xây dựng các hạng mục công trình của dự án 10
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị của Dự án 17
Bảng 1.4 Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trung bình 1 năm 18
Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 05 tháng đầu năm 2022 19
Bảng 1.6 Bảng cân bằng nước tính toán tối đa trong quá trình vận hành 19
Bảng 3.1 Thống kê các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện 24
Bảng 3.2 Tọa độ vị trí các điểm thoát nước mưa 27
Bảng 3.3 Tọa độ vị trí điểm thoát nước thải 29
Bảng 3.4 Tọa độ vị trí khu nhà vệ sinh di động của Cảng 30
Bảng 3.5 Các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m3/ngày.đêm 36
Bảng 3.6 Giới hạn nguồn tiếp nhận nước thải đầu vào 36
Bảng 3.7 Hiệu quả xử lý theo tính toán của công trình xử lý nước thải 37
Bảng 3.8 Các hóa chất sử dụng trong quá trình vận hành HTXL nước thải 38
Bảng 3.9 Nguyên tắc hoạt động của các thiết bị trong hệ thống 41
Bảng 3.10 Tọa độ vị trí các công trình xử lý nước thải 43
Bảng 3.11 Thống kê chất thải nguy hại trong năm 2021 48
Bảng 3.12 Tổng hợp hông số kỹ thuật công trình lưu giữ chất thải của dự án 49
Bảng 3.13 Tọa độ vị trí kho chứa chất thải 49
Bảng 3.14 Bảng tổng hợp các nội dung thay đổi so với ĐTM đã được duyệt 57
Bảng 4.1 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 62
Bảng 5.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm và công suất của công trình 64
Bảng 5.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 65
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình hoạt động bốc xếp hàng của Cảng 15
Hình 1.2 Bốc xếp container tại bến tàu bằng cẩu STS 16
Hình 1.3 Các thiết bị băng tải, gầu cạp, máng rót dỡ hàng rời tại Cảng 16
Hình 1.4 Xe chuyên dụng sắp xếp container tại bãi 17
Hình 2.1 - Vị trí Cảng SSIT tại khu cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải 22
Hình 3.1 - Sơ đồ khối về hệ thống thoát nước mưa tại Dự án 26
Hình 3.2 Cống thoát nước mưa của Cảng 27
Hình 3.3 Sơ đồ khối về thoát nước thải của Dự án 28
Hình 3.4 Hình ảnh vị trí xả nước thải của Dự án 29
Hình 3.5 Nhà vệ sinh di động trong khuôn viên dự án 30
Hình 3.6 Cấu tạo của bồn cầu di động 30
Hình 3.7 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 31
Hình 3.8 Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu mỡ từ bếp ăn 32
Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải dạng hợp khối 33
Hình 3.10 Sơ đồ công nghệ HTXL nước thải của Dự án đã được lắp đặt 34
Hình 3.11 Hệ thống xử lý nước thải hợp khối của Dự án 38
Hình 3.12 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải nhìn từ trên cao 39
Hình 3.13 Hình ảnh thực tế đồng hồ điện của hệ thống XLNT 39
Hình 3.14 Thùng chứa chất thải sinh hoạt tại dự án 46
Hình 3.15 Container kín làm kho chứa chất thải nguy hại 50
Hình 3.16 Hình ảnh dán nhãn cảnh báo đối với từng khu vực chứa 50
Hình 3.17 Thùng chứa chất thải nguy hại có dán nhãn 50
Hình 3.18 Container kín làm kho chứa chất thải thông thường 51
Hình 3.19 Vị trí bố trí các thùng chứa rác và hướng xe vận chuyển thu gom rác trong khu vực Dự án 51
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
(trọng tải hàng hóa, thiết bị rời mà tàu chở được)
(đơn vị tương đương container 6 mét)
Trang 8MỞ ĐẦU
Công ty TNHH Liên doanh dịch vụ container quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA là chủ
dự án “Cảng container quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA” có địa chỉ tại phường Phước Hòa,
thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Dự án hoạt động theo các văn bản pháp lý đã được cấp như sau:
- Văn bản số 1313/TTg-QHQT của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/08/2006 về việc
Chấp thuận chủ trương phê duyệt đầu tư dự án thành lập Công ty Liên doanh dịch vụ
container quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 3201193893 cấp lần đầu ngày 03/10/2006,
cấp thay đổi lần 6 ngày 07/12/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
cấp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên mã số doanh nghiệp 0304763927 đăng ký lần đầu ngày 03/10/2006, đăng
ký thay đổi lần thứ 9 ngày 15/02/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
Pháp lý về môi trường đã được cấp của Dự án như sau:
- Năm 2007, Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1899/QĐ-BTNMT ngày
23 tháng 11 năm 2007 cho việc đánh giá tác động môi trường cho dự án xây dựng cảng;
- Năm 2017, Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 271/QĐ-BTNMT ngày
28 tháng 02 năm 2017 cho việc nâng cấp khai thác tàu lên đến 175.000 DWT;
- Năm 2020, Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19 tháng 11 năm 2020, cho việc điều chỉnh đầu tư dự án (vẫn giữ nguyên khai thác cỡ
tàu trọng tải lên đến 175.000 DWT)
- Năm 2022, Dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của dự án Cảng Container Quốc tế Cảng Sài Gòn –
SSA có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 200.000 DWT tại Quyết định số
1824/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2022
Sau khi được cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số
2608/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 11 năm 2020, Công ty đã triển khai:
- Các hạng mục đã xây dựng: Một phần bãi container với diện tích 4,1ha; nạo vét
duy tu phần nước trước bến tàu, khu vực lai dắt và khu bến xà lan với tổng khối lượng
Trang 9m3/ngày.đêm và các hạng mục khác đúng theo tiến độ đã nêu trong báo cáo ĐTM năm
2020 đã được cấp Trạm xử lý nước thải xây dựng điều chỉnh đúng theo nội dung tại
Văn bản số 4012/TCMT-TĐ ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc hướng dẫn thủ tục môi
trường đối với việc điều chỉnh phương án xử lý nước thải so với báo cáo ĐTM đã được
phê duyệt của Dự án “Cảng container quốc tế Sài Gòn – SSA”
- Các hạng mục sẽ tiếp tục xây dựng: nhà văn phòng điều hành; nhà xưởng duy
tu, bảo dưỡng; mở rộng bãi container diện tích 11 ha sẽ được triển khai xây dựng và
hoàn thiện đến năm 2025 như đã cam kết trong ĐTM
Như vậy, các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được đầu tư đúng theo
nội dung tại Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng
11 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và những thay đổi điều chỉnh nội dung
về hệ thống xử lý nước thải so với báo cáo ĐTM của Dự án đã được Bộ Tài nguyên và
Môi trường có ý kiến tại văn bản số 4012/TCMT-TĐ ngày 31 tháng 12 năm 2021 và
Văn bản số 2814/TCMT-TĐ ngày 22 tháng 8 năm 2022 về việc hướng dẫn thủ tục môi
trường đối với nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự
án “Cảng container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (điều chỉnh)”
Căn cứ theo Luật Bảo vệ môi trường Số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày
10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thông tư 02/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì dự án Cảng container quốc tế Cảng
Sài Gòn – SSA thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, báo cáo thực hiện theo
mẫu tại Phụ lục VIII của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 - Mẫu báo cáo
đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường tiến hành thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động liên
quan đến công tác bảo vệ môi trường của Dự án Đồng thời, báo cáo đề xuất cấp giấy
phép môi trường còn là cơ sở để Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container quốc tế
Cảng Sài Gòn - SSA triển khai các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường
trong quá trình hoạt động
Trang 10CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1 Tên chủ dự án đầu tư
CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH DỊCH VỤ CONTAINER QUỐC TẾ
CẢNG SÀI GÒN – SSA
- Địa chỉ văn phòng: Khu phố Phước Lộc, phường Phước Hòa, Thị xã Phú Mỹ,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam
- Người đại diện: ROBERT LLOYD HILDEBRAND, Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Điện thoại: 0254.3938.888
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 3201193893 cấp lần đầu ngày 03/10/2006,
cấp thay đổi lần 6 ngày 07/12/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư – UBND tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu cấp;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên mã số doanh nghiệp 0304763927 đăng ký lần đầu ngày 03/10/2006, đăng
ký thay đổi lần thứ 9 ngày 15/02/2022 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
1.2 Tên dự án đầu tư
“CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ CẢNG SÀI GÒN – SSA”
- Địa điểm thực hiện dự án: Phường Phước Hòa, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, Việt Nam
- Cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư: Bộ
Tài nguyên và Môi trường
- Quyết định phê duyệt số 2608/QĐ-BTNMT ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
dự án “Cảng Container Quốc tế Sài Gòn – SSA (điều chỉnh)”
- Văn bản số 4012/TCMT-TĐ ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Tổng Cục Môi
trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thủ tục môi trường đối với
việc điều chỉnh phương án xử lý nước thải so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của
Dự án “Cảng container quốc tế Sài Gòn – SSA (điều chỉnh)” của Công ty TNHH LDDV
container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA
- Văn bản số 2814/TCMT-TĐ ngày 22 tháng 8 năm 2022 về việc hướng dẫn thủ
tục môi trường đối với nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường
của Dự án “Cảng container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (điều chỉnh)”
- Quy mô của dự án đầu tư: 238.220.981 US$ (Hai trăm ba mươi tám triệu hai
trăm hai mươi ngàn chín trăm tám mươi mốt) đô la Mỹ tương đương 5.572 tỷ đồng
Trang 11(Năm ngàn năm trăm bảy mươi hai tỷ đồng) là dự án nhóm A có cấu phần xây dựng
được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng (thuộc
điểm a khoản 2, Điều 8 của Luật đầu tư công có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở
lên)
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
Quy mô khai thác của Dự án đến 1,57 triệu TEU/năm (theo văn bản
6474/BGTVT-KHĐT ngày 10/10/2007 của Bộ Giao thông Vận tải), và có năng lực tiếp nhận tàu trọng
tải đến 200.000 DWT (Đã xin điều chỉnh tăng năng lực tiếp nhận tàu từ 175.000 DWT
lên 200.000 DWT và có Văn bản số 2814/TCMT-TĐ ngày 22 tháng 8 năm 2022 về việc
hướng dẫn thủ tục môi trường đối với nội dung thay đổi so với báo cáo đánh giá tác
động môi trường của Dự án “Cảng container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA (điều chỉnh))
Bảng 1.1 Quy mô khai thác của Dự án
Nguồn: Công Ty TNHH LDDV container quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA
Số lượng công nhân viên cảng, nhà thầu và khách hàng làm việc tại Dự án dao
động từ 300-500 người, trong đó 300 nhân sự là người của Dự án:
+ 50 nhân viên khối văn phòng làm việc 8h/ngày
+ 250 công nhân viên khai thác làm việc theo ca 10h/ca, với thời gian 2 ca/ngày
làm việc luân phiên
Quy mô về các hạng mục công trình của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Trang 12Bảng 1.2 Quy mô và tiến độ xây dựng các hạng mục công trình của dự án
TT Hạng mục
Quy mô phê duyệt theo
QĐ 1899/QĐ-BTNMT ngày 23/11/2007
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 271/QĐ- BTNMT ngày 28/2/2017
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19/11/2020
Tiến độ xây dựng thời điểm đề xuất cấp giấy phép môi trường
Cầu dẫn D - 120 x 18m Không thay đổi
Đã hoàn thành một phần giàn cắm điện Tiếp tục hoàn thành đến 2024
bến tàu
Nạo vét duy tu định kỳ để duy trì độ sâu vùng nước bến theo quy định hàng hải
Đã thực hiện nạo vét duy tu xong tháng 08/2021
Kế hoạch kế tiếp dự kiến trong năm 2023
Trang 13TT Hạng mục
Quy mô phê duyệt theo
QĐ 1899/QĐ-BTNMT ngày 23/11/2007
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 271/QĐ- BTNMT ngày 28/2/2017
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19/11/2020
Tiến độ xây dựng thời điểm đề xuất cấp giấy phép môi trường
Nạo vét duy tu định kỳ để duy trì độ sâu vùng nước bến theo quy định hàng hải
Đã thực hiện nạo vét duy tu xong tháng 05/2021
Kế hoạch kế tiếp dự kiến trong năm 2023
Đến năm 2020, đã xây dựng và đi vào hoạt động với diện tích 17,2 ha;
Năm 2021 đã mở rộng 4,1 ha;
Trang 14TT Hạng mục
Quy mô phê duyệt theo
QĐ 1899/QĐ-BTNMT ngày 23/11/2007
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 271/QĐ- BTNMT ngày 28/2/2017
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19/11/2020
Tiến độ xây dựng thời điểm đề xuất cấp giấy phép môi trường
2018
Dự kiến đến 2025 sẽ tiến hành xây dựng nhà văn phòng 02 tầng trên diện tích đất
m2
Dự kiến đến 2025 sẽ tiến hành xây dựng
Mở rộng khu đậu xe container
ra, diện tích nhà để xe 2 bánh
và xe ô tô giữ nguyên
Dự kiến đến 2025 tiến hành
Trang 15TT Hạng mục
Quy mô phê duyệt theo
QĐ 1899/QĐ-BTNMT ngày 23/11/2007
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 271/QĐ- BTNMT ngày 28/2/2017
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19/11/2020
Tiến độ xây dựng thời điểm đề xuất cấp giấy phép môi trường
vào cổng cảng
4 làn (200m dài x 31m rộng)
Nâng cấp xây dựng thành 08 làn đường + 2 làn quá khổ (200m x 62m rộng)
Dự kiến đến 2025 tiến hành
Kho chứa chất thải nguy hại của cảng là 02 container, trong đó chất thải lỏng được chứa trong thùng phi sắt có
Di chuyển khu vực kho chất thải nguy hại hiện tại đang đặt phía Nam dự án về khu vực nhà điều hành mới
Đang sử dụng tạm bằng container kín loại 6 mét và 12 mét
Trang 16TT Hạng mục
Quy mô phê duyệt theo
QĐ 1899/QĐ-BTNMT ngày 23/11/2007
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 271/QĐ- BTNMT ngày 28/2/2017
Theo QĐ phê duyệt ĐTM số 2608/QĐ-BTNMT ngày
19/11/2020
Tiến độ xây dựng thời điểm đề xuất cấp giấy phép môi trường
nắp đậy, dán nhãn và đánh mã chất thải Chất thải rắn được chứa trong các thùng nhựa có thể tích từ 60 ÷ 200 L,
có bánh xe, nắp đậy được dán nhãn và đánh
mã chất thải
Sẽ di dời về vị trí cố định, dự kiến đến năm 2025 tiến hành
2
Hiện, đang sử dụng container kín có diện
Nguồn: Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA
Trang 171.3.2 Công nghệ vận hành của dự án đầu tư
Trên thục tế Cảng chủ yếu diễn ra các hoạt động bốc xếp container trên bến tàu và
trên bãi chưa container Quá trình bốc xếp hàng được thể hiện như sau:
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình hoạt động bốc xếp hàng của Cảng
Thuyết minh quy trình hoạt động
Công nghệ bốc xếp trên bến:
- Đối với loại hàng chứa trong container:
Trên toàn bến tàu được lắp đặt các cần trục container chuyên dụng chạy bằng điện
(cẩu STS) Cần trục này có khả năng phục vụ cho các loại tàu lớn nhất hiện nay
Trong khi bốc đỡ container, xe kéo rơ mooc sẽ đứng dưới cần trục container, tiếp
nhận container vận chuyển vào khu bãi chứa Công tác xếp dỡ container sẽ có hệ thống
truyền số liệu, hệ thống thông tin liên lạc cho các tài xế xe kéo (TOS)
Bến xà lan sẽ do các cần trục phục vụ bốc xếp container Các cần trục này có khả
năng làm hàng container được xếp 3 tầng trên xà lan
Cả bến tàu và bến xà lan đều có thể bố trí các cần cẩu di động để phục vụ cho việc
bốc xếp container
Nhân viên giám sát cảng thông báo kế hoạch làm hàng cho Nhân viên điều độ
Nhân viên điều độ thảo luận với Nhân viên sắp xếp bãi về vị trí container hạ bãi
Nhân viên điều độ báo số lượng phương tiện cơ giới
Nhân viên điều độ thảo luận với Nhân viên giám sát cầu bến về thứ tự và cách
thức gắp container
Nhân viên điều độ lệnh để lái cẩu và tài xế xe biết vị trí thực hiện
Tiến hành bốc xếp hàng hóa (Phát sinh bụi, khí thải)
Theo dõi các hoạt động và xử lý kịp thời các tình huống
Trang 18Hình 1.2 Bốc xếp container tại bến tàu bằng cẩu STS
- Đối với loại hàng rời:
Đối với hàng nông sản (không được đóng trong kiện) việc vận chuyển hàng từ tàu lên
bến và ngược lại được tiến hành như sau: gầu xúc => đổ vào các máng rót chảy xuống
thùng xe tải đang đậu ở bên dưới => vận chuyển hoặc xe tải => băng tải => tàu
Hình 1.3 Các thiết bị băng tải, gầu cạp, máng rót dỡ hàng rời tại Cảng
Công nghệ bốc xếp trên bãi container:
Có nhiều loại thiết bị bốc xếp container được sử dụng trong bãi container, cổng trục
bánh lốp (cẩu RTG) có thể bốc xếp cùng lúc 2 container loại 6 mét
Mặt bằng bãi được sắp xếp sao cho việc vận chuyển các container từ một cổng trục
bánh lốp hoặc 1 xe nâng container đến/từ xe đầu kéo được thuận tiện nhất
Bãi container được bố trí đường thoát nước, trụ đèn chiếu sáng, họng cứu hỏa sao
cho việc vận hành các thiết bị trên diễn ra thuận lợi Bãi container bố trí hợp lý cho việc
khai thác các nhóm hàng gồm container rỗng được vận chuyển sắp xếp bằng xe nâng
chuyên dụng (Top-pick/Side-pick), container xuất khẩu và container nhập khẩu được
vận chuyển sắp xếp bằng cổng trục bánh lốp RTG
Trang 19Hình 1.4 Xe chuyên dụng sắp xếp container tại bãi
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư
Dự án Cảng Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA hoạt động bốc xếp hàng
container, hàng rời, có thể đón tàu trọng tải lên đến 200.000 DWT, sản lượng khai thác
đến 1,57 triệu TEU/năm
1.4 Nguyên nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung
cấp điện, nước của dự án đầu tư
1.4.1 Nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ dự án
Các máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn hoạt động của dự án đã đầu tư và
theo thiết kế năng lực khai thác Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng trong giai
đoạn hoạt động của Dự án được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.3 Danh mục máy móc, thiết bị của Dự án
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng
hoạt động
Trang 20STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Tình trạng
Nguồn: Công ty TNHH LDDV Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA, 2022
1.4.2 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu
Trong quá trình hoạt động, dự án không sử dụng nguyên liệu đầu vào cho quá
trình khai thác cảng, nhiên liệu sử dụng là dầu diezel vận hành xe cơ giới, thể hiện tại
bảng sau:
Bảng 1.4 Nhu cầu nhiên liệu sử dụng trung bình 1 năm
TT Nguyên, nhiên liệu Đơn vị Khối lượng
Nguồn: Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA
1.4.3 Nhu cầu sử dụng điện
-Mục đích sử dụng: Điện là nguồn năng lượng chính được sử dụng cho các tòa nhà,
cẩu bờ, cổng trục phục vụ cho hoạt động của dự án
-Nguồn cung cấp: Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua Công
ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Chi nhánh Điện lực Thị xã Phú Mỹ
-Nhu cầu sử dụng: Hiện nay sử dụng điện khoảng 800.000 KWh/tháng, nhu cầu sử
dụng ổn định dự kiến vào khoảng 1.000.000 KWh/tháng
1.4.4 Nhu cầu sử dụng nước
-Mục đích sử dụng: Nước được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân viên,
nước rửa xe container, nước tưới cây, tưới đường để giảm bụi Ngoài ra còn sử dụng
nước cho hoạt động bảo dưỡng đường ống nước PCCC
-Nguồn cung cấp: Toàn bộ lượng nước tiêu thụ cho các hoạt động tại Dự án được
cung cấp trực tiếp từ nhà máy nước Tóc Tiên, không khai thác sử dụng nước ngầm
trong suốt quá trình hoạt động Trong đó:
+ Hệ thống bơm cấp nước sinh hoạt là bơm điện, khu vực văn phòng bố trí các bồn
+ Nguồn cấp nước cho cứu hỏa được bơm trực tiếp từ sông Thị Vải và bổ sung
nước ngọt cho đường ống này nhằm bảo vệ ống khỏi bị oxy hóa bởi nước biển
- Nhu cầu sử dụng nước hiện tại như sau:
Trang 21Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 05 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Hóa đơn tiền nước trong 5 tháng đầu năm 2022
Dựa vào nhu cầu sử dụng nước hiện nay có thể dự tính được tổng lưu lượng cần
thiết cho toàn bộ hoạt động của dự án và lưu lượng nước thải phát sinh như sau:
Bảng 1.6 Bảng cân bằng nước tính toán tối đa trong quá trình vận hành
TT Mục đích sử dụng
Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày)
Nhu cầu xả nước thải (m 3 /ngày)
Ghi chú
1
Nước sinh hoạt của cán bộ
nhân viên và khu vực bếp ăn
(cảng hoạt động 24/7)
Lượng nước thải tính bằng 100% nước cấp (Căn cứ theo điểm a, khoản 1, điều
39 Nghị định 80/2014/NĐ-
CP của Chính phủ ngày 6/8/2014 về thoát nước và
xử lý nước thải)
3
Nước cấp cho tuyến ống chữa
cháy, phục vụ kiểm tra hằng
tháng theo quy định, điền nước
Trang 22TT Mục đích sử dụng
Nhu cầu sử dụng (m 3 /ngày)
Nhu cầu xả nước thải (m 3 /ngày)
Ghi chú
ngọt vào nhằm bảo vệ ống khỏi
bị oxy hóa bởi nước biển
Nguồn: Công ty TNHH LDDV container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA, 2022
1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
Do đặc thù hoạt động của dịch vụ cảng biển thì sau một thời gian vận hành cảng,
phần mặt nước trước bến sẽ có khả năng bị sa bồi và cần thiết phải tiến hành nạo vét
đảm bảo chiều sâu mực nước cho các tàu thuyền ra vào cảng Do đó căn cứ Điểm d,
Khoản 5, Điều 23, Nghị định 58/2017/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày
10/05/2017 Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về quản lý
hoạt động hàng hải, theo đó thì hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải để đảm bảo độ
sâu của luồng theo chuẩn tắc thiết kế tại vùng nước trước cầu cảng, khu nước liên quan
đến kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bởi doanh nghiệp phải được định kỳ khảo sát
và công bố thông báo hàng hải theo quy định
Như vậy, hoạt động nạo vét duy tu định kỳ khu nước trước bến khu vực cầu cảng
của Dự án là một hoạt động bắt buộc, định kỳ để đảm bảo an toàn hàng hải của khu vực
Cái Mép-Thị Vải nói chung và của Dự án nói riêng Trong những năm qua, Dự án đã
thực hiện các lần nạo vét để đảm bảo độ sâu theo thiết kế gồm năm 2016 (lần đầu), năm
2019 (duy tu) và năm 2021 (duy tu), dự kiến trong năm 2023 sẽ nạo vét duy tu và thực
hiện định kỳ với tần suất đều đặn mỗi hai năm một lần từ năm 2023 trở đi để đảm bảo
an toàn hàng hải và theo quy định nói trên
Công ty cam kết tuân thủ pháp luật về môi trường trong hoạt động nạo vét duy
tu định kỳ, tiến hành lập hồ sơ và các thủ tục liên quan để triển khai công tác nạo vét
duy tu khu nước trước bến cảng; ký kết hợp đồng với đơn vị dịch vụ nạo vét được cấp
phép, có năng lực chuyên môn; chỉ đổ vật chất nạo vét tại khu vực được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; trong trường hợp hoạt động nạo vét duy tu định kỳ có thay đổi
so với nội dung đã được phê duyệt thì Chủ dự án phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền
trước khi tiến hành nạo vét duy tu theo quy định
Trang 23CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch tỉnh và phân vùng môi trường
Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Hiện nay Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt
Nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định số 274/QĐ-TTg về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập
Quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 18/02/2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa
được lập, thẩm định và phê duyệt nên dự án chưa có căn cứ để đánh giá
Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Dự án phù hợp với Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2021 của
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành quy chế phối hợp trong công tác bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Nước thải phát sinh từ dự án thải vào nguồn tiếp nhận là sông Thị Vải, cột áp dụng
là cột B, hệ số Kq=1,0 là phù hợp với Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng
4 năm 2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định phân vùng tiếp nhận
nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngoài ra, căn cứ theo bản đồ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, diện tích Vũng Tàu trong tương lai mở rộng
hơn 1.000 ha so với quy hoạch cũ 7 khu vực bao gồm khu đảo Long Sơn, Gò Găng,
Bắc Phước Thắng, khu vực công nghiệp – cảng, khu đô thị hiện hữu, khu Bắc Vũng
Tàu và khu phát triển du lịch ven biển Chí Linh – Cửa Lấp Điểm nhấn trong quy hoạch
hệ thống giao thông tại Bà Rịa – Vũng Tàu chính là mục tiêu hình thành 3 cụm cảng
chính để đẩy mạnh khai thác và tăng cường các hoạt động phát triển xuất nhập khẩu
cho khu vực 3 cụm cảng được quy hoạch là Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai
và Bà Rịa – Vũng Tàu, bên cạnh đó khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải được phát triển
để trở thành cửa ngõ quốc tế cho khu vực Kinh tế trọng điểm Phía Nam
Như vậy, dự án “Cảng container quốc tế Sài Gòn – SSA” phù hợp với quy hoạch
xây dựng vùng và quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Sự phù hợp của dự án với quy hoạch phân vùng môi trường
Dự án “Cảng Container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA” thực hiện tại Phường Phước
Hòa, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phù hợp với quy hoạch phát triển của
địa phương và Nhà nước cụ thể như sau:
Trang 24- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, Cảng SSIT thuộc cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu,
nhóm cảng biển số 4, được phân loại nhóm cảng biển đặc biệt, tọa lạc tại khu bến Cái
Mép được tiếp nhận cỡ tàu container trọng tải 80.000 đến 250.000 DWT (6.000 đến
24.000 TEU) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện, tàu tổng hợp trọng tải đến 150.000 DWT
hoặc lớn hơn giảm tải phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải
- Giấy chứng nhận phù hợp của cảng biển số ISPS/SoCPF/245/VN ngày
29/09/2020 của Cục Hàng hải Việt Nam
Hình 2.1 - Vị trí Cảng SSIT tại khu cụm cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Để đảm bảo sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi
trường, chủ dự án đã đầu tư xây dựng các công trình biện pháp bảo vệ môi trường như
sau:
thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động rửa xe, rửa container tại
nhận là Sông Thị Vải phù hợp với Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4
Trang 25năm 2022 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định phân vùng tiếp nhận
nước thải trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đối với chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại được quản lý và xử lý
như sau:
+ Rác thải sinh hoạt: được thu gom về điểm tập kết rác và đã ký hợp đồng về việc
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo đúng quy định Lượng chất
thải rắn sinh hoạt của dự án được thu gom hoàn toàn, đảm bảo không phát sinh gây
ô nhiễm môi trường khu vực cảng cũng như khu vực xung quanh
+ Chất thải rắn công nghiệp: được thu gom về container kín lưu chứa chất thải rắn
rắn thông thường của Dự án tại khu vực phía Nam Đồng thời hợp đồng với đơn vị
có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp phát sinh theo
đúng quy định
+ Chất thải nguy hại: Kho chứa chất thải nguy hại của Dự án đã được xây dựng
bằng các container kín có kích thước dài từ 6 mét đến 12 mét, chất thải lỏng được
chứa trong thùng phi sắt có nắp đậy, dán nhãn và đánh mã chất thải trước khi lưu
chứa trong container kín Đồng thời chủ dự án đã ký hợp đồng với với đơn vị có
chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định
Dự án nằm trong khu vực cụm cảng Cái Mép, xung quanh là khu công nghiệp
Cái Mép và các khu công nghiệp Phú Mỹ 1-2-3, cách xa khu dân cư nên khả năng gây
tác động đến môi trường và con người là không đáng kể Đồng thời Chủ dự án đưa ra
và thực hiện các phương án bảo vệ môi trường dài hạn cho quá trình hoạt động nhằm
giảm thiểu tối đa các chất thải gây tác động tiêu cực đến môi trường khu vực, đảm bảo
thực hiện nghiêm chỉnh công tác bảo vệ môi trường theo yêu cầu của các cơ quan ban
ngành liên quan Các công trình bảo vệ môi trường đã được thẩm duyệt và Chủ dự án
đã thực hiện đầy đủ và đảm bảo đúng theo Quyết định phê duyệt số 2608/QĐ-BTNMT
ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Cảng Container Quốc tế Sài Gòn – SSA
(điều chỉnh) Chính vì vậy, Cảng Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA phù hợp với
khả năng chịu tải của môi trường
Trang 26CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được đầu tư theo đúng theo nội dung
tại Quyết định số 2608/QĐ-BTNMT ngày 19/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường và những thay đổi điều chỉnh nội dung về hệ thống xử lý nước thải so với báo
cáo ĐTM của Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến tại Văn bản số
4012/TCMT-TĐ ngày 31/12/2021, cụ thể như sau:
Bảng 3.1 Thống kê các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
- Nước mưa chảy tràn tại khu vực bãi container, khu vực đường
ra vào cảng và khu vực nhà điều hành thu gom vào hệ thống cống dọc theo các tuyến đường nội bộ, bãi container chảy về phía bến sà lan và bến tàu của cảng thoát ra Sông Thị Vải
Không thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt
(Có bản vẽ vị trí đấu nối nước mưa đính kèm tại Phụ lục 2)
Đã hoàn thành đúng theo tiến độ
đã được cấp phép
gom và xử lý
nước thải
a Nước thải sinh hoạt được thu
HTXLNT tập trung công suất
Vải
b Nước thải công nghiệp (nước rửa xe, rửa container) HTXLNT tập trung công suất
Không thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt
(Có bản vẽ vị trí đấu nối nước thải đính kèm tại Phụ lục 2)
Đã hoàn thành đúng theo tiến độ
đã được cấp phép
Trang 27 Bể lọc Bể khử trùng xả
ra sông Thị Vải; đạt QCVN 40:2011/BTNMT, (Cột B)
01 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất
Công nghệ điều chỉnh:
(Nước thải sinh hoạt bể tự hoại) + (nước thải rửa xe, rửa
container) Bể gom Bể tách dầu Bể yếm khí Bể sinh học hiếu khí 1
Bể sinh học hiếu khí 2 Bể sinh học hiếu khí 3 Ngăn lắng và bể khử trùng xả ra sông Thị Vải; đạt QCVN
40:2011/BTNMT, (Cột B)
Đã hoàn thành tháng 06/2021
Đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường có văn bản ý kiến Hướng dẫn về việc điều chỉnh phương án
xử lý nước thải so với báo cáo ĐTM số 4012/TCMT-
TĐ ngày 31/12/2021
III Kho chứa chất thải rắn
Dự kiến đến năm 2025, sẽ thực hiện di dời khu chứa chất thải về phía sau nhà điều hành và
xưởng bảo dưỡng xây mới (Chi tiết tại báo cáo ĐTM – Trang 52)
Đã hoàn thành
Trang 28Chất thải rắn được chứa trong các thùng nhựa có thể tích từ 60
÷ 200 lít, có bánh xe, nắp đậy được dán nhãn và đánh mã chất thải
Đang sử dụng các container kín;
Không thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt
Đã hoàn thành
Nguồn: Công ty TNHH LDDV container quốc tế cảng Sài Gòn – SSA
Sau đây là mô tả chi tiết các công trình bảo vệ môi trường của Dự án:
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
Mạng lưới tuyến thu gom và thoát nước tại Dự án đã được đầu tư xây dựng đúng
với tiến độ đầu tư của Dự án phục vụ cho giai đoạn hoạt động ổn định, tuân thủ đúng
quy định bảo vệ môi trường Hệ thống thu gom và thoát nước mưa, xử lý nước thải được
xây dựng riêng biệt được mô tả cụ thể như sau:
3.1.1 Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa
Mạng lưới thu gom và thoát nước mưa của toàn bộ Dự án được mô tả cụ thể như sau:
Hình 3.1 - Sơ đồ khối về hệ thống thoát nước mưa tại Dự án
Thuyết minh quy trình thoát nước mưa tại Dự án:
Nước mưa chảy tràn bãi
container, đường nội bộ
04 mương BTCT kín, cụ thể:
+ Mương số 1 (250mx2,35mx2m) + Mương số 2 và 3 (247mx3,35mx2m) + Mương số 4 (620mx1,6mx2m)
Theo độ dốc 0,08 %
Nước mưa chảy tràn tại
bến cập tàu, bến sà lan
Lỗ thoát nước (D=5mm)
Trang 29- Nước mưa trên mái tại khu vực văn phòng, khu cổng cảng được thu gom bằng
các ống xối PVC DN80 dẫn xuống các hố ga BTCT có kích thước LxRxH = 1m x 1m
x 1m và 1,3m x 1,3m x 1,2m; đường ống thoát nước vật liệu uPVC DN200 mm, độ đốc
i=0,5%, 400mm đi ngầm dưới mặt đất sâu 1m, tổng chiều dài 333m chảy về mương
thoát nước ngầm số 4 làm bằng bê tông có kích thước RxHxL= 1,6m x 2m x 620m về
phía bến tàu của cảng thoát ra Sông Thị Vải
- Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực bãi container, khu vực đường giao thông
được thu gom vào hệ thống tuyến mương ngầm số 1 chiều dài 250m, mương ngầm 2 và
3 chiều dài 247m dọc theo các tuyến đường, có kết cấu BTCT, kích thước RxH = 3,35m
x 2m, sau đó chảy về phía bến tàu của Cảng
- Đối với nước mưa chảy trực tiếp trên bến tàu, bến sà lan và khu vực cầu dẫn sẽ
được thoát qua các lỗ thoát D=50mm trên bề mặt để thoát trực tiếp ra Sông Thị Vải
- Có 04 điểm thoát nước mưa vào Sông Thị Vải tại khu vực bờ kè ở bến tàu, vị trí
các điểm thoát nước mưa như bảng sau:
Bảng 3.2 Tọa độ vị trí các điểm thoát nước mưa
Nguồn: Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA
- Hiện tại hệ thống thoát nước mưa vẫn đảm bảo thu gom toàn bộ nước mưa chảy
tràn trên bề mặt Cảng
Hình 3.2 Cống thoát nước mưa của Cảng
Trang 303.1.2 Mạng lưới thu gom, thoát nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại cảng, nhà thầu và khách hàng; nước
thải từ bếp nấu ăn
+ Nước thải công nghiệp phát sinh từ khu vực bảo trì, rửa xe, rửa container
- Biện pháp thu gom, thoát nước thải:
Công ty đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải
công nghiệp riêng biệt theo quy trình như sau:
Hình 3.3 Sơ đồ khối về thoát nước thải của Dự án Thuyết minh quy trình thu gom và thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt: nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn rửa tay )
được thu gom theo ống uPVC DN100, độ dốc i = 2%, chiều dài đường ống 8m, dẫn vào
NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI 50 m 3 /ngày đêm
NƯỚC THẢI SINH HOẠT
BỂ TỰ HOẠI 3 NGĂN
Ống dẫn DN100
Bể tách mỡ
Trang 31Nước thải từ bếp ăn: nước thải phát sinh từ nhà bếp được thu gom theo ống uPVC
thống ngầm) Nước thải từ nhà bếp sau khi được xử lý sơ bộ tại bể tách mỡ tiếp tục
Nước thải công nghiệp: được thu gom, lắng lọc tại hố thu trước khi bơm theo
đường ống uPVC D42 mm, chiều dài 850m chạy nổi cách mặt đất 30cm dọc tường rào
Tọa độ vị trí điểm thoát nước thải của Dự án như sau:
Bảng 3.3 Tọa độ vị trí điểm thoát nước thải
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT, cột B với hệ số Kq=1, Kf=1,2 được xả ra sông Thị Vải
- Có 01 điểm thoát nước thải sau xử lý vào Sông Thị Vải tại bến tàu của cảng
Hình 3.4 Hình ảnh vị trí xả nước thải của Dự án
Nước la canh (nước thải từ các tàu neo đậu)
Nước thải từ các tàu neo đậu tại cảng: Các tàu biển ra vào cảng đều có trang thiết
bị xử lí nước thải sinh hoạt, phân ly dầu nước theo đúng quy định của Công ước quốc
tế hoặc tiêu chuẩn Việt Nam liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường như: Công ước
quốc tế và ngăn ngừa ô nhiễm trên biển do tàu gây ra (Marpol 73/78), Bộ Luật vận
chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code), Công ước về an toàn sinh
mạng con người trên biển (SOLAS) Theo quy định của Dự án và Cảng vụ Hàng Hải
Vũng Tàu, tất cả các tàu trên trong thời gian neo đậu tại cảng, tuyệt đối không được
phép xả nước thải tại khu vực cảng
Trang 32Khi các tàu có nhu cầu thu gom, xử lý nước thải từ tàu thì phải kê khai theo mẫu
của ngành hàng hải trình Cảng vụ Hàng hải trước khi vào neo đậu và phải liên hệ với
đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý thuê cho tàu theo đúng quy định của pháp luật
Doanh nghiệp cảng giữ vài trò phối hợp, giám sát quá trình thu gom này
3.1.3 Xử lý nước thải
3.1.3.1 Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh di động kín
Hiện tại Dự án đang sử dụng 03 nhà vệ sinh di động kín được đặt tại khu cầu bến
chính, khu bảo dưỡng container và tại cổng cảng (bản vẽ đính kèm phụ lục) Nước thải
từ toilet di động được thu gom vào bồn chứa đặt ngay bên cạnh Định kỳ thuê dịch vụ
hút hầm cầu đến thu gom chất thải phát sinh, không thu gom về hệ thống xử lý nước
Nguồn: Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn – SSA
Hình 3.5 Nhà vệ sinh di động trong khuôn viên dự án
Cấu tạo của bồn cầu di động như sau:
Hình 3.6 Cấu tạo của bồn cầu di động
Trang 33* Thuyết minh cấu tạo của nhà vệ sinh di động:
Nhà vệ sinh di động có 4 phần chính gồm buồng vệ sinh, bồn nước sạch, bồn chứa chất
thải, hệ thống chiếu sáng/thông gió
- Buồng vệ sinh: Bồn vệ sinh có cấu tạo giống như một nhà vệ sinh thông thường,
bao gồm: bệ xí, bồn rửa tay, vòi xịt, gương… Được chọn lọc và thiết kế nhỏ gọn để phù
hợp với nhà vệ sinh di động
- Bồn chứa chất thải: Chất thải là nước thải và phân được dẫn vào các bồn chứa
- Hộc chứa nước: Nguồn nước sạch được cung cấp vào một hộc chứa nước của
từng bệ xí thông qua đường ống nhựa cấp áp lực trực tiếp Nó được điều tiết bằng hệ
thống phao cơ khí, khi gần đầy bình thì tự động ngắt nguồn nước, còn khi xả xong mỗi
lần vệ sinh thì van lại mở ra cho nước vào như nhà vệ sinh ta hay sử dụng
- Hệ thống điện chiếu sáng/thông gió: Hệ thống điện bên trong nhà vệ sinh di động
được kết nối an toàn cho người dùng Hệ thống cung cấp điện cho bóng đèn, quạt thông
gió… cho nhà vệ sinh
Nguyên lý hoạt động của hầm phân hủy nước thải tương tự như bể tự hoại 3 ngăn
được trình bày như mục dưới
3.1.3.2 Công trình bể tự hoại:
x2m) xây ngầm dành cho tòa nhà văn phòng hành chính
1- Ống dẫn nước thải vào bể 2- Ống thông hơi 3- Nắp thăm (để hút cặn)
4- Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo
Hình 3.7 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại 3 ngăn là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn và ngăn lọc kỵ khí
dòng hướng từ trên xuống Bể tự hoại 3 ngăn là công trình đồng thời làm hai chức năng
là lắng và phân hủy cặn lắng Tại ngăn phản ứng, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và các khí
Trang 34Nước thải khi qua bể lắng 1 tiếp tục qua bể lắng 2 và 3, đảm bảo hiệu quả xử lý cao
Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn trong đó mỗi ngăn chiếm tỷ lệ thể tích như sau: Ngăn thứ
nhất chiếm 50%, ngăn thứ 2 và ngăn thứ 3 lấy bằng nhau và chiếm 25% tổng thể tích
bể Để duy trì hiệu suất của bể tự hoại thì định kỳ hút bể phốt với tần suất 3-6 tháng/lần
Bể tự hoại có lắp đặt thêm ống thông hơi để giải phóng lượng khí phát sinh trong quá
trình lên men yếm khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt Nước thải sau
khi qua ngăn lắng được thoát ra ngoài theo ống dẫn để dẫn về công trình hệ thống xử lý
3.1.3.3 Bể tách dầu mỡ khu nhà ăn:
2,4m x 1m x 1m) xây ngầm
Hình 3.8 Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu mỡ từ bếp ăn
* Thuyết minh:
Nước thải từ quá trình vệ sinh nguyên liệu, dụng cụ chế biến thức ăn được thu gom
về bể tách dầu mỡ Tại đây, ngăn đầu tiên có song chắn để giữ lại những rác thải rắn cỡ
lớn còn sót chảy vào đường ống tránh gây tắc ống thoát Sau đó nước thải tiếp tục chảy
về ngăn tách dầu mỡ được thiết kế để thích ứng với lượng nước để lọc được hiệu quả
tốt nhất Nước thải lẫn mỡ thừa chảy qua các ngăn, lượng dầu mỡ nhẹ hơn nước nên nổi
lên trên, nước đã được lọc bớt sẽ chảy ra ngoài Bể tách mỡ có nắp đậy và các vách
ngăn tháo rời rất tiện lợi Mỡ và chất bẩn lúc tách ra được giữ lại bên trong, định kỳ có
thể tách mỡ từ thùng lọc và thu gom riêng để xử lý
Nước thải phát sinh từ bếp ăn sau xử lý sơ bộ tiếp tục được xử lý bằng hệ thống xử
lý nước thải tập trung
3.1.3.4 Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Theo bảng tính toán cân bằng nước tại Chương 1 cho thấy, nước thải phát sinh tối
Trang 35nên lượng nước thải cần xử lý lớn nhất là 49,8 m3/ngày.đêm, do vậy Dự án đã đầu tư
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được phê duyệt, Công ty
triển khai thực hiện các hạng mục công trình của Dự án Tuy nhiên, qua tham khảo thực
tế và kinh nghiệm từ các Dự án tương tự, Công ty nhận thấy công nghệ xử lý nước thải
mà đề xuất trong báo cáo ĐTM có một số nhược điểm là vận hành phức tạp, dễ xảy ra
sự cố tắc ở cột lọc, sử dụng nhiều thiết bị điện (máy bơm, máy thổi khí), phát sinh nhiều
bùn thải, tốn kém chi phí xử lý bùn thải,… Vì vậy nhằm đảm bảo trạm luôn vận hành
dễ dàng, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải và có phương án phòng ngừa ứng phó sự cố
tốt hơn, đồng thời tiết kiệm chi phí, Công ty đề xuất việc thay đổi quy trình xử lý nước
thải so với báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án, và đã được Bộ Tài nguyên
và Môi trường có ý kiến hướng dẫn phương án điều chỉnh thay đổi tại văn bản số
4012/TCMT-TĐ ngày 31/12/2021 (nội dung điều chỉnh được thể hiện cụ thể tại mục
3.10) Quy trình công nghệ của HTXL được trình bày cụ thể như sau:
thuật Công nghệ Green Eden thiết kế, thi công Hệ thống xử lý này là hệ thống
nguyên khối làm bằng vật liệu composite, gồm 02 bể xử lý:
+ Bể số 1 – Bể lọc dầu: bể 1 có cấu tạo gồm 2 lớp lọc dầu và 1 song chắn rác bằng
Trang 36Hình 3.10 Sơ đồ công nghệ HTXL nước thải của Dự án đã được lắp đặt
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ và nước thải công nghiệp từ quá trình rửa
xe và container của Dự án được thu gom vào bể điều hoà và bơm liên tục đến bể lọc
dầu trước khi vào bể XLNT
Nước sau khi được lọc dầu sẽ được chảy sang ngăn yếm khí của bể xử lý nước thải
(tại ngăn yếm khí có các giá thể cố định để vi sinh yếm khí phát triển)
Cơ chế vận động của nước thải xuyên suốt trong hệ thống xử lý nước thải là lấy từ
đáy ngăn trước sang bề mặt ngăn tiếp theo nhằm tạo môi trường tiếp xúc tốt nhất cho
vi sinh phát triển Cơ chế nước trong bể là tự chảy không dùng bơm cưỡng bức
Nước sau xử lý yếm khí sẽ được xử lý hiếu khí bậc 1, bậc 2 và bậc 3 tại ngăn 2,
ngăn 3 và ngăn 4 Tại các ngăn này có bố trí các vật mang vi sinh di động để vi sinh
hiếu khí và một phần nhỏ vi sinh yếm khí phát triển Đồng thời nhờ hệ thống máy thổi
khí cưỡng bức cung cấp nguồn không khí đầy đủ để vi sinh hiếu khí phát triển tốt, nhằm
xử lý hết các thành phần chất tahir còn lại như nito, phosphor Nước sau xử lý được
lắng tự nhiên tại ngăn 5 Tại đây nước trong và luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT cột B với hệ số Kq=1, Kf=1,2 trước khi thoát ra hố chứa để bơm đẩy
ra xả tại điểm xả quy định
Chức năng của từng công trình được mô tả như sau:
01 Ngăn 2
Hố ga thoát nước
Ngăn XL hiếu khí,
02 Ngăn 3
Ngăn XL hiếu khí,
03 Ngăn 4
Ngăn lắng
và khử trùng Ngăn 5
Hồi lưu nước
Ngăn XL yếm khí, kị khí Ngăn 1 Nước thải
Trang 37Bể lọc dầu có chức năng lọc dầu (giai đoạn tiền xử lý sinh học) và điều hòa lưu
lượng nước thải như sau:
- Điều chỉnh sự biến thiên lưu lượng nước thải theo từng giờ trong ngày
- Tránh sự biến động hàm lựng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi
khuẩn trong bể xử lý sinh học
Ngăn yếm khí – Ngăn 1, bể số 2
Mục đích: Trong bể yếm khí, phản ứng sinh học chính là quá trình khử Nito Bể
trong môi trường thiếu khí (Nitrate được tuần hoàn từ cuối ngăn hiếu khí) Trong phản
cơ là chất cho năng lượng (cho electron)
trong bể yếm khí quá trình phản ứng khử sẽ làm giảm COD trong nước thải Vì nồng
độ COD trong nước thải thấp (trung bình 400 mg/l), lớn hơn nhu cầu cho phản ứng khử
nitrate (trung bình 150 mg/l) nên ta không cần phải cung cấp chất dinh dưỡng cho bể
yếm khí
Yêu cầu: nồng độ oxy trong bể yếm khí cần nhỏ hơn 0.5 mg/l
Ngăn hiếu khí – Ngăn 2, 3, 4, bể số 2
Mục đích: Ôxy hoá chất hữu cơ Trong phản ứng ôxy hoá chất hữu cơ thì O2 đóng
vai trò chất nhận năng lượng cuối cùng (nhận electron) và chất hữu cơ là chất cho năng
lượng (cho electron)
Trên bề mặt của giá thể vi sinh di động có 3 lớp vi sinh vật Lớp ngoài cùng là vi
sinh hiếu khí, lớp trong cùng là vi sinh yếm khí và ở giữa là lớp vi sinh tuỳ nghi (lớp
hỗn hợp) Hệ vi sinh vật dính bám được hình thành trên bề mặt của giá thể Trong đó,
chất polymer màng (extracellular polymer) giúp cho vi sinh vật bám vào nhau và bám
vào thành giá thể Chất hữu cơ sẽ thẩm thấu qua màng biofilm và được chuyển hoá bởi
ba lớp vi sinh Do vậy, nồng độ chất hữu cơ ở bề ngoài cao nhất và giảm dần tới lớp
trong cùng
Ôxy được cung cấp vào bể nhằm tạo điều kiện cho quá trình phân hủy qua các hệ
thống sục khí được bố trí tại các vị trí thích hợp trong bể Tương tự với sự phân bố chất
hữu cơ trong màng vi sinh, nồng độ ôxy cũng cao nhất ở lớp ngoài và giảm dần ở lớp
trong Sau khi tiến hành quá trình xử lý sinh học, phần lớn các chất hữu cơ có trong
nước thải được loại bỏ
Trang 38Bể hiếu khí cũng có thể oxy hoá ammonia (NH4+) Trong phản ứng oxy hoá chất
ammonia thì oxy đóng vai trò chất nhận năng lượng và ammonia là chất cho năng lượng
Trong phản ứng ammonia hoá, vi sinh vật không sử dụng chất hữu cơ Nước thải
sau khi được ammonia hoá sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể yếm khí để cung cấp
NO3- Nồng độ oxy hòa tan trong bể hiếu khí lớn hơn 2NO3-.0 mg/l để đảm bảo việc cung cấp đầy
đủ oxy cho phản ứng oxy hóa
Ngăn lắng và khử trùng – Ngăn 5, bể số 2
Mục đích: Tách nước và bùn Hỗn hợp bùn và nước thải rời khỏi bể hiếu khí chảy
vào bể lắng nhằm tiến hành quá trình tách nước và bùn Bùn sinh học lắng dưới đáy bể
sẽ được bơm tuần hoàn lại bể yếm khí nhằm duy trì lượng bùn thích hợp trong bể này
Các hạng mục công trình của HTXL nước thải đã xây dụng được mô tả như sau:
Bảng 3.5 Các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải công suất 50 m 3 /ngày.đêm
Nguồn: Công ty TNHH Liên doanh Dịch vụ Container Quốc tế Cảng Sài Gòn - SSA
Thiết bị xử lý nước thải hợp khối của dự án có xuất xứ từ Việt Nam, không phải thiết
bị được nhập khẩu nguyên khối/nguyên chiếc
Bảng 3.6 Giới hạn nguồn tiếp nhận nước thải đầu vào STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn đầu vào