Nội dung đề tài bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan dân cử hiện nay. BÀI LÀM 1. Mở đầu Việc ban hành và thực thi chính sách bình đẳng giới là quá trình đưa các chủ trương, chính sách bình đẳng giới vào trong cuộc sống nhằm đảm bảo công bằng và cơ hội cho sự phát triển của phụ nữ và nam giới. Trong thực tiễn đời sống cho thấy bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở giới tính đều dẫn đến sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, hạn chế khả năng cũng như sự đóng góp của mỗi giới vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển bền vững của đất nước… Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực đời sống xã hội được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo. Bình đẳng về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa của mỗi công dân đã xuyên suốt trong quá trình lập pháp của nước ta. Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý cho sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào mọi hoạt động chính trị - xã hội, trong đó có sự tham gia vào cơ quan dân cử. Trong đó một số quy định quan trọng như là Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”; “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”; Luật Bình đẳng giới 2006 quy định nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND). Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị gồm: Bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 là những văn bản mới nhất quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND. Các quy định chung liên quan đến bầu cử như nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử và tuổi ứng cử, tiêu chuẩn của người ứng cử… đảm bảo nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử về giới.
Trang 1Nội dung đề tài bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan dân cử hiện nay.
BÀI LÀM
1 Mở đầu
Việc ban hành và thực thi chính sách bình đẳng giới là quá trình đưa các chủ trương, chính sách bình đẳng giới vào trong cuộc sống nhằm đảm bảo công bằng
và cơ hội cho sự phát triển của phụ nữ và nam giới Trong thực tiễn đời sống cho thấy bất kỳ sự phân biệt đối xử nào dựa trên cơ sở giới tính đều dẫn đến sự bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, hạn chế khả năng cũng như sự đóng góp của mỗi giới vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng sự phát triển bền vững của đất nước…
Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực đời sống xã hội được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo Bình đẳng về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa của mỗi công dân đã xuyên suốt trong quá trình lập pháp của nước ta Nguyên tắc này là cơ sở pháp lý cho sự tham gia của phụ nữ và nam giới vào mọi hoạt động chính trị - xã hội, trong đó có sự tham gia vào cơ quan dân cử Trong đó một số quy định quan trọng như là Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”; “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; nhà nước,
xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”; Luật Bình đẳng giới 2006 quy định nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng
cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị gồm: Bảo đảm tỉ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bảo đảm tỷ
Trang 2với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 là những văn bản mới nhất quy định về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND Các quy định chung liên quan đến bầu cử như nguyên tắc bầu cử, tuổi bầu cử và tuổi ứng cử, tiêu chuẩn của người ứng cử… đảm bảo nguyên tắc không có sự phân biệt đối xử về giới
Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006 như sau: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội; Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ; Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử
mà nam giới và nữ giới học được và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã hội đối với họ Trong cuộc sống, nam giới và nữ giới đều tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội
Bình đẳng giới là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính
(về quyền, trách nhiệm và cơ hội) Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được tôn trọng ngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng thành quả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các quyền con người của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước
Về lãnh đạo, quản lý là hai khái niệm khá gần nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau Lãnh đạo là “dẫn lối, chỉ đường” cho một nhóm, một cộng đồng hoạt động để đi đến mục tiêu đề ra Lãnh đạo có chức năng vạch ra đường hướng, chiến lược tổng thể cho hoạt động của cộng đồng, xã hội Còn Quản lý là hoạch định, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát công việc, khai thác các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra Quản lý có chức năng xây dựng cách thức, biện pháp hoạt động cụ thể để thực hiện đúng hướng mà lãnh đạo đã vạch ra
Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có nghĩa là nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội
Trang 3phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tất cả các khâu của quy trình công tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ thống chính trị công bằng
Lãnh đạo, quản lý là công việc quan trọng rất cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ một cộng đồng, một xã hội nào Đây là một công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi những người thực hiện nó phải có phẩm chất, đạo đức, năng lực, trí tuệ và nghệ thuật cao mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ Phụ nữ
là một nguồn lực quan trọng, là một nửa nhân loại, có đầy đủ những yêu cầu của một người làm công việc lãnh đạo, quản lý do vậy họ là một lực lượng rất cần thiết phải đưa vào tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội Trên thực tế, sự tham gia lãnh đạo, quản lý công có
sự thiên lệch và bất bình đẳng giới đang là một quan ngại đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
2 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan dân cử:
Để bảo đảm cho nữ giới có đại diện trong cơ quan quyền lực, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND 2015 quy định, phải bảo đảm ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ và ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là phụ nữ
Luật Bình đẳng giới 2006, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, trong đó có lĩnh vực chính trị Luật đã nhấn mạnh đến các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị bao gồm: Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 và Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị là những chương trình, chủ trương
Trang 4thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính đã chỉ rõ rằng: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40% Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”; phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới 2011-2020 (Chiến lược 2011-2020), trong đó xác định 3 chỉ tiêu cụ thể, về cơ bản, bám sát yêu cầu đề ra trong Nghị quyết 11, nhằm mục tiêu
“Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”
Việc lồng ghép giới (LGG) trong xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án đã được các cấp, ngành quan tâm Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng số lượng ứng cử viên nữ nhằm bảo đảm tỷ lệ đại biểu nữ được bầu, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đã quy định bảo đảm ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND là nữ
Trên tất cả các lĩnh vực đều có sự cống hiến của nữ giới Tuy hầu hết các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước ở các cấp đều có tỷ lệ nam giới cao hơn, song chất lượng, hiệu quả, uy tín của cán bộ nữ đã ngày càng chứng tỏ nỗ lực
cá nhân của mình cũng như nỗ lực của cả xã hội trong quá trình thực hiện bình đẳng giới
Về chính trị, nữ giới nước ta có tổ chức chính trị riêng, đó là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của ta luôn thuộc nhóm có thứ hạng cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung và
tỷ lệ này ngày càng tăng Điển hình, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn duy trì ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng lên Cụ thể: từ 3% ở Quốc hội khóa I tăng lên
Trang 524,4% ở khóa XIII (2011-2016) và tỷ lệ này là 26,72% ở khóa XIV (2016-2021), Đây là tỷ lệ tương đối cao qua các kỳ bầu cử quốc hội và đã đưa nước ta thuộc nhóm các nước có tỷ lệ nữ đại biểu trong cơ quan lập pháp cao nhất ở châu Á cũng như trên thế giới (trên 25%) Đặc biệt, Quốc hội khóa XIV đã có nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên Ở cấp địa phương, tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã
ở các giai đoạn đều tăng, đặc biệt là ở cấp xã
Đại biểu quốc hội khóa XIV có 339 ứng cử là nữ, tỷ lệ 39% cao hơn quy định của Luật bầu cử, điều đó thể hiện những nỗ lực của các cơ quan, tổ chức trong việc giới thiệu người ứng cử chú trọng nguồn cán bộ nữ và kết quả bầu cử
có 132 nữ đại biểu Quốc hội đạt tỷ lệ 26,72% nhiệm kỳ 2016-2021 có sự tăng trở lại nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra 35% Tỷ lệ 39% nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV là tỷ lệ nữ ứng cử cao trong các nhiệm kỳ gần đây Còn kết quả bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cho thấy tỷ lệ nữ đại biểu HĐND ở
cả 03 cấp đều tăng dần
Về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa qua đạt được những dấu hiệu tích cực, cụ thể: tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa
XV ứng cử 393 người (tỷ lệ 45,38%) trúng cử 151 người (tỷ lệ 30,26%), cao nhất
từ trước đến nay, tỷ lệ đại biểu Quốc hội trúng cử là phụ nữ cũng đạt trên 30% cao nhất từ Quốc hội khóa VI trở lại đây, trước đó Quốc hội khóa V có 137/424 đại biểu Quốc hội là nữ, đạt tỷ lệ 32,31% Tuy nhiên, nếu tính số lượng đại biểu quốc hội là phụ nữ trong tổng số đại biểu Quốc hội thì nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV có
số lượng lớn nhất từ trước đến nay, với 151 đại biểu là nữ Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 là 29%; cấp huyện là 29,08%; cấp xã là 28,98% (Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND,
“bảo đảm có ít nhất là 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ; phấn đấu tỷ lệ phụ nữ trúng cử là khoảng 30% tổng số đại biểu HĐND”)
Trang 6Riêng đối với địa phương tỉnh Trà Vinh kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: Đối với đại biểu Quốc hội tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV ứng cử 03 người (tỷ lệ 30%) và trúng cử 02 người (tỷ lệ 33,33%); Tỷ lệ nữ đại biểu ứng cử HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 là 28 (tỷ
lệ 33,73%) trúng cử 15 (tỷ lệ 30,61%) giảm so với nhiệm kỳ 2016 - 2021; Cấp huyện đại biểu nữ ứng cử 205 (tỷ lệ 42,53%) trúng cử 93 (tỷ lệ 32,4%); cấp xã đại biểu nữ ứng cử 1729 (tỷ lệ 37,81%) trúng cử 693 (tỷ lệ 25,48%)
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, công tác cán bộ nữ trong các cơ quan dân cử dù
có những chuyển biến tích cực hơn so với giai đoạn trước, nhưng nhìn chung vẫn còn khoảng cách giới khá lớn so với tiềm năng và nguồn lực cán bộ nữ trong hệ thống chính trị thì tỷ lệ cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ còn hết sức khiêm tốn Tỷ lệ
nữ đại biểu Quốc hội có xu hướng tăng không bền vững và có dấu hiệu giảm trong
2 nhiệm kỳ liên tục (khóa X 26,22%, khóa XI 27,31%, khóa XII 25,76% và khóa XIII còn 24,4%, khoá XIV tăng trở lại đạt 26,72%) Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội
và HĐND bốn khóa gần đây đều tăng ở các cấp, song chưa đạt mục tiêu đề ra theo
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020 (35% cho nhiệm kỳ khóa XIV);
một số chức danh tăng nhưng không phải ở cấp quyết định, chủ yếu là các chức danh cấp phó
3 Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân:
* Kết quả:
Sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, bên cạnh đó là quyết tâm chính trị cao, tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc của cấp ủy đảng trong việc thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn vượt qua rào cản, định kiến giới của đội ngũ cán bộ nữ Phụ nữ tham gia cơ quan dân cử có chuyển biến tích cực
Trang 7Lần đầu tiên, phụ nữ tham gia một số vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các cơ quan lập pháp; Phụ
nữ nước ta chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động
xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi hoạt động trong cộng đồng Tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
đã tăng lên khá cao so với các nhiệm kỳ trước, điều này đã góp phần vào nâng cao tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp,
có thể thấy hiệu ứng tích cực từ quy định trên 35% nữ trong danh sách chính thức ứng cử Tỷ lệ nữ ĐBQH khóa XV đạt 30,26% Đây
là lần thứ hai tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đạt trên 30% (lần đầu tiên là Quốc hội khoá V, đạt 32,31%) Lần đầu tiên từ nhiệm kỳ Quốc hội khoá VI trở lại đây, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là phụ nữ đạt trên 30%; Ở cấp địa phương, tỷ lệ nữ là đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã ở các giai đoạn đều tăng, đặc biệt là ở cấp xã đưa nước ta nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới
Ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ;
Nhận thức của bản thân phụ nữ về vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội có nhiều tiến bộ, nhất là nữ cán bộ, công chức, viên chức, nữ doanh nhân, nữ trí thức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ Ngày càng có nhiều phụ nữ nỗ lực, tự tin vươn lên, khẳng định mình trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội; trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên
* Hạn chế:
Trang 8Mặc dù sự tham gia của phụ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý đã có xu hướng tăng lên, tuy nhiên, so với các mục tiêu mà Nghị quyết 11 cũng như Chiến lược 2011-2020 nêu ra, hầu như chưa có chỉ tiêu nào về bình đẳng giới trong chính trị đạt được Tỷ lệ tăng Đại biểu Quốc hội không ổn định, ở khóa XIII thậm chí tỷ lệ này còn đạt thấp hơn khóa XII, phải sau các biện pháp tích cực ở nhiệm
kỳ khóa XIV thì tỷ lệ đã tăng lên;
Việc triển khai công tác bình đẳng giới tại một số đơn vị, địa phương hiện nay vẫn còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm lồng ghép vào trong các hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội tại các bộ, ngành, địa phương còn ở mức độ hạn chế, thực hiện còn mang tính thủ tục và chưa đi vào thực chất
Tỷ lệ nữ trúng cử không cao là việc nữ ứng cử viên bị gắn nhiều cơ cấu như: trẻ tuổi, ngoài đảng, dân tộc, tôn giáo, nên khó giới thiệu đươc những đại diện nữ tiêu biểu Nhiều nữ ứng cử viên chỉ là lãnh đạo phòng, ban của tổ chức đảng, chính quyền, bệnh viện, lãnh đạo, giáo viên trường trung học phổ thông, lãnh đạo
tổ chức, đoàn thể (ở cấp tỉnh và huyện, xã) Mặc dù có phẩm chất tốt, song trình
độ và vị trí công việc thấp không đủ tiêu chuẩn đại biểu là nguyên nhân nhiều phụ
nữ không trúng cử
Xuất phát ở vị trí công việc thấp, đại biểu nữ cơ cấu ít có cơ hội và điều kiện tiếp cận thông tin tầm vĩ mô, kinh nghiệm hoạt động chưa nhiều, nên tiếng nói ảnh hưởng của nhiều nữ đại biểu trẻ tuổi bị hạn chế Nhiều đơn vị bầu cử sắp xếp danh sách nam, nữ ứng cử không ngang nhau về trình độ, vị thế công tác nên nữ không trúng cử Tình trạng nêu trên cũng xảy ra tại bầu cử HĐND các cấp; Phụ nữ tham gia vào các vị trí chủ chốt trong Quốc hội cũng như các cơ quan dân cử ở 3 cấp còn khiêm tốn cả về số lượng và vị trí đảm nhận;
Về nguồn lực thực hiện ngân sách phân bổ chưa kịp thời nên việc triển khai công tác tại các bộ, ngành, địa phương còn khó khăn; ngân sách địa phương bố trí
Trang 9hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới tại các bộ, ngành, địa phương còn mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm do vậy hạn chế về kinh nghiệm trong triển khai thực hiện và tham mưu công tác bình đẳng giới Một số địa phương chưa bố trí được cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới, còn cho rằng đây chỉ là công tác kiêm nhiệm
Công tác thống kê, báo cáo còn gặp nhiều khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức, số liệu thống kê giới chưa được công bố định kỳ Một số bộ, ngành chưa có hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê cấp cơ sở, hoặc đã ban hành nhưng chưa cập nhật, điều chỉnh, bổ sung nên không đáp ứng được yêu cầu về phân tổ theo giới tính; chưa bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thống kê số liệu liên quan đến công tác nữ, bình đẳng giới, chủ yếu là kiêm nhiệm
Trách nhiệm của cấp ủy và người đứng đầu chưa quy định rõ Bên cạnh đó, việc sử dụng những cụm từ mềm như “phấn đấu” đã làm giảm tính “bắt buộc” trong các quy định; đồng thời, khó có cơ sở để xử lý trách nhiệm
* Nguyên nhân của những hạn chế như sau:
Nhận thức về vấn đề bình đẳng giới của một bộ phận tầng lớp nhân dân còn hạn chế Tư tưởng xem nhẹ nữ giới vẫn tồn tại trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo
đã tạo ra những rào cản hạn chế phụ nữ khẳng định bản thân trong công việc và cuộc sống Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số địa phương, bộ, ngành (nhất là người đứng đầu) còn chưa thật sự sát sao, chưa thực chất nên chưa dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác bình đẳng giới tại cơ quan, đơn vị, địa phương; Chưa có chế tài xử lý việc không hoàn thành các chỉ tiêu của Chiến lược đối với các địa phương hoặc các bộ, ngành phụ trách thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới;
Sự bảo lưu định kiến giới về vai trò của phụ nữ; Định kiến giới truyền thống cho rằng phụ nữ cần phải tập trung vào hoạt động chăm sóc gia đình, để các công
Trang 10việc cộng đồng và xã hội cho nam giới thực hiện cũng như phụ nữ không thích hợp với công tác lãnh đạo, quản lý, không nhìn xa trông rộng bằng nam giới; Định kiến giới đó trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã khiến cho nhiều người thiếu những hành động cụ thể, quyết liệt để thúc đẩy việc đào tạo và sử dụng cán
bộ nữ Trong thực tế một số lãnh đạo vẫn có cách nhìn định kiến về giới hoặc ủng
hộ trên lời nói nhưng không quyết liệt trong hành động
4 Giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý ở các cơ quan dân cử hiện nay.
- Để nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ nữ trong cơ quan dân cử cần giảm tình trạng gắn nhiều cơ cấu cho ứng cử viên là nữ ngay từ các vòng hiệp thương Tăng
tỷ lệ nữ ứng cử tới 40% hoặc cao hơn để phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu trúng cử đạt từ 30% trở lên
- Nâng cao vai trò, nhận thức của cấp ủy đảng và người đứng đầu trong giới thiệu người ứng cử Giữ vai trò quyết định nhân sự, cấp ủy đảng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát huy dân chủ, phối hợp với hội phụ nữ, công đoàn sẽ giới thiệu được những phụ nữ tiêu biểu, ứng cử đại biểu dân cử; do đó, tránh được bình đẳng cơ cấu hình thức, bảo đảm công bằng trong lập danh sách liên danh bầu cử Hội đồng Bầu cử quốc gia và ủy ban bầu cử các cấp bảo đảm lập danh sách nam, nữ ứng cử ở các đơn vị bầu cử trên cơ sở tương đương về trình độ,
vị trí chức danh, tạo sự cạnh tranh công bằng trong bầu cử, điều này sẽ giúp tăng
tỷ lệ nữ trúng cử
- Cấp ủy, người đứng đầu cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng Chỉ đạo việc cụ thể hóa thành các quy định cụ thể tại
cơ quan, đơn vị mình Đặc biệt, cần có quyết tâm chính trị cao để bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo, quản lý Cần phải công tâm, khách quan