Chủ đề bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay. Sau khi được học, được hướng dẫn và nghiên cứu, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của thực hiện bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý nói riêng. Sau đây, em xin được trình bày sự hiểu biết và nhận thức của mình về “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” như sau: A. PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Việt Nam đã có một khung pháp lý khá đầy đủ để bảo đảm quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính. Tuy nhiên, để hướng tới việc bình đẳng giới thực chất, đòi hỏi người đứng đầu các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải cùng nhau hành động.
Trang 1MÔN HỌC: GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Chủ đề bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng
giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay
Sau khi được học, được hướng dẫn và nghiên cứu, bản thân tôi đã nhậnthức được vai trò, tầm quan trọng của thực hiện bình đẳng giới nói chung vàbình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý nói riêng Sau đây, tôi xin được trìnhbày sự hiểu biết và nhận thức của mình về “Thực trạng và giải pháp thúc đẩybình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” như sau:
A PHẦN MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới tronglãnh đạo, quản lý ở Việt Nam nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả
hệ thống chính trị Việt Nam đã có một khung pháp lý khá đầy đủ để bảo đảmquyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính.Tuy nhiên, để hướng tới việc bình đẳng giới thực chất, đòi hỏi người đứngđầu các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải cùng nhau hành động
B PHẦN NỘI DUNG
1 Các khái niệm
1.1 Khái niệm bình đẳng giới
Bình đẳng giới là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sởgiới tính (về quyền, trách nhiệm và cơ hội) Nhờ vậy, nữ giới và nam giớiđược tôn trọng ngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụhưởng thành quả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết
Trang 2được các quyền con người của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào
sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước
Có ba kiểu quan niệm về bình đẳng giới là bình đẳng giới kiểu hìnhthức, bình đẳng giới kiểu bảo vệ và bình đẳng giới kiểu thực chất
Bình đẳng giới kiểu hình thức xuất phát từ quan niệm coi nam và nữ là
giống như nhau, không để ý đến sự khác biệt về sinh học cũng như sự khácbiệt do xã hội quy định Quan niệm bình đẳng giới kiểu hình thức cho rằng,
nữ có thể tiếp cận các cơ hội giống như cách tiếp cận của nam nên thườngchọn cách đối xử với nam và nữ giống hệt nhau Do vậy, xét về bản chất, kiểuquan niệm này tạo thêm gánh nặng cho nữ giới, buộc họ phải thể hiện mìnhtheo cách của nam giới
Bình đẳng giới kiểu bảo vệ nhận diện được sự khác biệt giữa nam và
nữ, nhưng cho rằng cần tập trung xem xét các điểm yếu của nữ để tạo ranhững sự đối xử khác biệt Quan niệm này dẫn đến việc cố gắng tạo ra những
“vỏ bọc bảo vệ nữ giới”, chẳng hạn như các chính sách, quy định, biện pháp dành riêng cho nữ, giới hạn nữ giới tham gia một số lĩnh vực hoạt động đượccoi là không phù hợp đối với nữ giới Các biện pháp tiếp cận bình đẳng giớikiểu bảo vệ có thể phát huy tác dụng “bảo vệ nữ giới” trong một số bối cảnhkhông gian và thời gian đặc thù nhất định Tuy nhiên, việc thực hiện bìnhđẳng giới theo quan niệm này thực ra là cản trở quyền tự do lựa chọn của nữgiới Nữ giới có thể bị tước đi hàng loạt cơ hội phát triển khiến tình trạng bấtbình đẳng giới ngày càng trở nên trầm trọng Nhìn chung, quan niệm nàycủng cố khuôn mẫu định kiến giới và không dẫn đến biến đổi xã hội theohướng bình đẳng hơn
Bình đang giới kiểu thực chất nhận rõ sự khác biệt giữa nam và nữ về
sinh học và sự khác biệt xã hội do lịch sử để lại Do vậy, quan niệm này chú ýđến bình đẳng trong pháp luật và bình đẳng trong thực tế, tập trung điều chỉnhcác môi trường có ảnh hưởng tiêu cực đối với cả nam giới và nữ giới, đồng
Trang 3thời chú ý tạo sự bình đẳng cho cả nam và nữ về cơ hội, tiếp cận cơ hội vàhưởng thụ cơ hội.
Khi áp dụng quan niệm bình đẳng giới kiểu thực chất, kết quả mang lại
sẽ là rất lớn, chẳng hạn: Con gái và con trai được ưa thích như nhau; nữ vànam cùng tôn trọng nhau, cùng chia sẻ, cùng bàn bạc và cùng ra quyết địnhmọi công việc trong gia đình và xã hội; nữ và nam cùng được học tập, bồidưỡng về văn hóa, khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng lực của mình; nữ giớitham gia bình đẳng với nam giới vào công việc lãnh đạo, quản lý; nữ giớiđược hưởng thụ đầy đủ các lợi ích xã hội như nam giới (thu nhập, sở hữu tàisản, quyền lợi chính trị, phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, nghỉ ngơi, vui chơigiải trí )
1.2 Khái niệm bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Bình đẳng giới trong các vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệthống chính trị được quan tâm là vì ba lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, theo cách tiếp cận lãnh đạo là sự đại diện cho những người mà
người lãnh đạo được bầu lên (người lãnh đạo là người đại diện cho nhữngngười có chung những đặc điểm, lợi ích, nhu cầu và thay mặt họ nói lên nhucầu, lợi ích, các mối quan tâm của họ trong quá trình chính sách công) thìngười lãnh đạo nữ được coi là người đại diện cho nữ giới vì họ mang nhiềuđặc điểm về sinh học - xã hội, có những nhu cầu, lợi ích, kinh nghiệm tươngđối tương đồng với những người phụ nữ khác, và sẽ thay mặt những ngườiphụ nữ trong xã hội nói lên tiếng nói, nhu cầu, lợi ích của nữ giới trong quátrình hoạch định chính sách công Cách tiếp cận đại diện này đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnhvực chính trị trên toàn thế giới
Thứ hai, hiện nay những hệ thống đánh giá công tác thực hiện bình đẳng
giới trong lĩnh vực chính trị trên toàn thế giới hàng năm vẫn lấy tỷ lệ phầntrăm nữ giới và nam giới giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ
Trang 4thống chính trị là tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bình đẳng giới của từngquốc gia1 Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các chỉ tiêu về tỷ lệcán bộ nữ trong các cấp ủy đảng, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệcán bộ nữ chủ chốt trong các tổ chức của Đảng, Nhà nước và các tổ chứcchính trị - xã hội làm mục tiêu phấn đấu và để đo tình hình thực hiện bìnhđẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam.
Thứ ba, trong hệ thống chính trị Việt Nam, việc được bổ nhiệm vào các
vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức là một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉcủa các công chức, viên chức Quá trình phấn đấu đó bắt đầu từ khi mỗi côngchức, viên chức được tuyển dụng vào làm việc trong hệ thống chính trị ViệtNam Quá trình phấn đấu cũng được thể hiện qua việc công chức, viên chứcđược cơ quan đưa vào quy hoạch ở các vị trí lãnh đạo, quản lý Dựa trên vị trílãnh đạo, quản lý được quy hoạch, tổ chức cử công chức, viên chức đi tào tạo,bồi dưỡng nâng cao năng lực phù hợp với vị trí lãnh đạo, quản lý được quyhoạch Luân chuyển, đi biệt phái và thực tế dài hạn cũng là một cách thức đàotạo, bồi dưỡng cán bộ được quy hoạch Hàng năm, cán bộ, công chức, viênchức được đánh giá dựa trên các tiêu chí cụ thể Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo,quản lý là khâu quan trọng của quy trình công tác cán bộ Như vậy, việc trởthành một người lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ thống chính trị ViệtNam là một quá trình gồm nhiều khâu
Dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới thực chất trong Công ướcCEDAW, chúng ta có thể áp dụng cách hiểu này vào các khâu của quy trìnhcông tác cán bộ và có thể đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới trong lãnh đạo,quản lý như sau:
Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có nghĩa là nam giới, nữ giới có
vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tất cả các khâu của
1 Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu (Global Gender Gap Report) do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xuất bản hàng năm.
Trang 5quy trình công tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ thống chính trị công bằng.
Phân biệt rõ bình đẳng giới hình thức và bình đẳng giới thực chất tronglãnh đạo, quản lý là rất quan trọng Bình đẳng giới hình thức trong lãnh đạo,quản lý có nghĩa là, nam giới và nữ giới được đối xử như nhau trong toàn bộcác khâu của quy trình công tác cán bộ, bởi vì cách tiếp cận này nhìn nhậnnam giới và nữ giới là giống nhau nên họ được đối xử như nhau trong côngtác cán bộ Bình đẳng giới hình thức trong lãnh đạo, quản lý không giải thíchcho sự khác biệt về đặc điểm và hoàn cảnh của những người khác nhau (ở đây
là nam giới và nữ giới) và làm thế nào mà sự khác nhau này có thể ảnh hưởngđến cơ hội làm lãnh đạo, quản lý của họ Kết quả là, bình đẳng giới hình thức
thường không tạo ra được kết quả bình đẳng do những khác biệt đáng kể về
đặc điểm và hoàn cảnh của phụ nữ, nam giới và người thuộc giới thứ ba trongcác khâu của quy trình công tác cán bộ
Bình đẳng giới thực chất được ủy ban CEDAW giải thích là bình đẳnggiới trên thực tế (bình đẳng giới trên thực tế hoặc bình đẳng giới thực chất)hay bình đẳng giới về kết quả Thực hiện bình đẳng giới thực chất trong lãnhđạo, quản lý là trạng thái ở đó nữ giới và nam giới được tạo cơ hội bình đẳng,bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và có môi trường thuận lợi để đạt đượccác kết quả bình đẳng trong các khâu của quy trình công tác cán bộ từ tuyểndụng đến bổ nhiệm cán bộ
Ủy ban CEDAW cũng khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng cácbiện pháp tích cực tạm thời ở những lĩnh vực mà khoảng cách giới còn tươngđối lớn như lĩnh vực chính trị nhằm giảm khoảng cách giới Ở Việt Nam,
khoản 6, Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 cũng đề cập “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệchlớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và
Trang 6thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhaugiữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này Biện pháp thúc đẩybình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khimục đích bình đẳng giới đã đạt được”.
Những biện pháp tích cực thúc đẩy bình đẳng giới tạm thời trong lĩnhvực chính trị được Luật Bình đẳng giới năm 2006 nêu ra bao gồm: (1) Bảođảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phùhợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; (2) Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đángtrong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêuquốc gia về bình đẳng giới Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006 khẳngđịnh: “Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử vềgiới”
1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thốngchính trị ở Việt Nam phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước
1.3.1 Đường lối, chủ trương của Đảng về việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Cam kết chính trị của Đảng về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lýđược thể hiện qua việc Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và thôngbáo về công tác cán bộ nữ như:
Đảng ta luôn coi thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giớitrong lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Namtrong mọi giai đoạn phát triển đất nước Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-
2007 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:
“Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công
Trang 7nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ
nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng ViệtNam trong thời kỳ mới”
“Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vaitrò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trongchiến lược công tác cán bộ của Đảng”
“Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xãhội và từng gia đình Trong đó, hạt nhân lãnh đạo là các cấp ủy đảng, tráchnhiệm trực tiếp và chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước các cấp, vai trò chủthể là phụ nữ mà nòng cốt là các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”2
Năm 2015, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giớinói chung và bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ của toàn bộ
hệ thống chính trị Việt Nam trong Thông báo số 196-TB/TW ngày 16-3-2015của Ban Bí thư: “Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhândân phải xác định công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ lànhiệm vụ chiến lược, lâu dài và thường xuyên ở từng cấp, từng ngành”
Gần đây nhất, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Đảng ta tiếp tục khẳng định giảm khoảng cách giới trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, trong đó có việc giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trịvừa là một nhiệm vụ đồng thời cũng là một trong các giải pháp để phát triểnkinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng caođời sống vật chất, tinh thần của nhân dân như sau: “Thực hiện đồng bộ vàtoàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới vì sự tiến bộ củaphụ nữ Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội và gia đình”3
2 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật,
Trang 8Cam kết chính trị của Đảng về thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vựcchính trị được thể hiện ở việc Đảng đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy bìnhđẳng giới tiến bộ Hệ thống chỉ tiêu về tỷ lệ nữ trong các cấp ủy đảng, Quốchội và Hội đồng nhân dân các cấp là một trong các biện pháp tích cực trongviệc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị đã được Đảng đưa ratrong nhiều văn bản Điều này thể hiện cam kết chính trị rất mạnh mẽ củaĐảng ta trong việc giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
Hệ thống chỉ tiêu tỷ lệ nữ trong lĩnh vực chính trị có thay đổi qua thờigian Cụ thể, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị đãđặt ra những chỉ tiêu cụ thể về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: “Phấnđấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trởlên; nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đén 40%.Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạochủ chốt là nữ Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước,Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới” Nghị quyết lưuý: “Cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tại các trường lý luậnchính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên”
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng độingũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ nêu rõ đến năm 2030: “Phải có cán bộ nữ trong cơ cấuban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấpđạt tù’ 20-25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đạttrên 35% Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số, phải có cán bộ lãnhđạo là người dân tộc thiểu số phù hợp với cơ cấu dân cư”
Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ XIII của Đảng đã nêu rõ
cơ cấu và tỷ lệ cấp ủy viên nữ và trách nhiệm của người đứng đầu và các cấp
H.2021, t.I, tr.271.
Trang 9ủy các cấp như sau: “Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có
cán bộ nữ trong ban thường vụ; tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 40 tuổi đối với cấp tỉnh, cấp huyện) từ 10% trở lên; tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp
với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơquan, đơn vị cấp ủy các cấp, nhất là người đứng đầu phải chủ động và cótrách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, đánh giá để đào tạo, bồi dưỡng, bốtrí, sắp xếp cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số vào các chứcdanh có cơ cấu tham gia cấp ủy khóa mới; đồng thời, có giải pháp hiệu quảchuẩn bị nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài”
Chỉ thị số 35-CT/TW nêu rõ cơ cấu cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên.Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trungương quy định về cơ cấu cấp ủy viên nữ theo Chỉ thị số 35-CT/TW và nhấnmạnh không vì cơ cấu mà hạ thấp chất lượng như sau:
Cơ cấu cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp thực hiệntheo quy định nêu tại Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị; thực hiện nghiêm cơ cấu 3
độ tuổi đối với cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện, phấn đấu: Dưới 40 tuổi từ 10% trởlên; từ 40 đến 50 tuổi khoảng 40%-50%, còn lại trên 50 tuổi Đối với cấp xã
do ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫn cụ thể cho phùhợp
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địaphương, cơ quan, đơn vị và để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đốivới những địa bàn, lĩnh vực quan trọng; ban thường vụ cấp ủy trực thuộcTrung ương xác định cơ cấu cấp ủy cụ thể của cấp mình và định hướng chocấp dưới, theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng cấp ủy, không vì cơcấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện và không nhất thiết địa phương, ban,ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy”4
Ngoài việc đưa ra hệ thống chỉ tiêu tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý, Đảng
4 Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tr.6.
Trang 1035-còn đưa ra nhiều giải pháp khác nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vựcchính trị Thông báo số 196-TB/TW ngày 16-3- 2015 của Ban Bí thư nhấnmạnh đến một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực, trong
đó có lĩnh vực chính trị: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhậnthức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới cho cán bộ, đảngviên, các tầng lớp nhân dân Lên án và đề ra biện pháp khắc phục tư tưởng coithường phụ nữ, các hành vi phân biệt đối xử, xâm hại, xúc phạm nhân phẩmphụ nữ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phụ nữ và bình đẳnggiới”
Đảng đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới tronglãnh đạo, quản lý thông qua việc đưa ra các giải pháp cụ thể về quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ:
“+ Các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán
bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở từng cấp, từng ngành,từng địa phương Đối với cán bộ nữ, đồng thài với việc xây dựng quy hoạch,phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ nhiệmcần bảo đảm tiêu chuẩn của từng chức danh, có khả năng hoàn thành tốtnhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu điểm của cán bộ nữ Thực hiện nguyêntắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và
bổ nhiệm
+ Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ theo từng lĩnhvực, gắn với quy hoạch, cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia các khóa đào tạo tạicác trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên”5
1.3.2 Pháp luật và chính sách của Nhà nước về việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
5 Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 11Nhà nước đã ban hành nhiều luật và chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp
có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Cam kết chính trịmạnh mẽ của Nhà nước về thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lýđược thể hiện trong các văn bản pháp luật cao nhất như Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006,Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 Gầnđây nhất, Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ Ban hànhChiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 Nhà nước đã banhành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới và công tácphụ nữ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quyđịnh rõ quyền bình đẳng của công dân, quyền bình đẳng giới trong việc thamgia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như sau:
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế,văn hóa, xã hội” (Điều 16)
“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảođảm quyền và cơ hội bình đẳng giới
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàndiện, phát huy vai trò của mình trong xã hội
Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26)
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươimốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thựchiện các quyền này do luật định” (Điều 27)
“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham giathảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địaphương và cả nước
Trang 12Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xãhội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị củacông dân” (Điều 28).
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước
tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 29)
Điều 11 Luật Bình đẳng giới năm 2006 khẳng định các quy định vềbình đẳng giới trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý như sau:
“Nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng
cừ vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp
Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt,
bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý phù hợp với mục tiêuđầu tiên của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 là:
“Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằmtừng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị” và tiếp tục phùhợp với mục tiêu tổng của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn2021-2030 “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ
nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đờisống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”6, trong đó cólĩnh vực chính trị hay lĩnh vực lãnh đạo, quản lý
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã cụ thểhóa mục tiêu này thành các chỉ tiêu cụ thể sau:
Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ
6 Chính phủ: Chiến lược quắc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ), tr.l.
Trang 132016-2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016-2020 trên35%.
Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên
95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cáccấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt
100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủchốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức,viên chức, người lao động
Các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong Chiến lược quốc gia vềbình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 có nhiều thay đổi so với chỉ tiêu về tỷ lệ
nữ lãnh đạo, quản lý trong Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chínhphủ ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.Nếu Mục tiêu 1 trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-
2020 bao gồm ba chỉ tiêu thành phần như trên, thì Mục tiêu 1 trong Chiếnlược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 chỉ còn một chỉ tiêuthành phần duy nhất là: “Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị Chỉ tiêu: đếnnăm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước,chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ”7
Thay đổi lớn thứ hai trong Mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về bìnhđẳng giới giai đoạn 2021-2030 là chỉ tiêu giảm xuống so với Chiến lược quốcgia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và chỉ tiêu chỉ còn áp dụng cho các
cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương các cấp Chỉ tiêu về tỷ
lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hộikhông còn được bao gồm trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giaiđoạn 2021-2030
7 Chính phủ: Chiến lược quắc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ), tr.l.
Trang 14Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới tronglĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thốngchính trị Việt Nam Trong hệ thống chính trị, Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng caonhận thức về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý của cả hệ thống chính trị, từ đó tạo ra những hiệu ứng lan tỏa,nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và các giải pháp thực hiện bình đẳnggiới trong lĩnh vực chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung cấp, cao cấpcủa hệ thống chính trị Việt Nam Khi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trongtoàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam được nâng cao nhận thức về bình đẳnggiới và bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị thì quá trình hoạch định, thựcthi, đánh giá và giám sát chính sách công sẽ có trách nhiệm giới.
1.4 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chínhtrị có tầm quan trọng to lớn vì một số lý do căn bản sau8:
Thứ nhất, bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng
vì thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý là vấn đề của quyền bìnhđẳng và công bằng về sự đại diện chính trị
Lãnh đạo còn là sự đại diện cho lợi ích và tiếng nói của mọi giai cấp,tầng lớp và giới tính Do phụ nữ chiếm 50% dân số nên đại diện của phụ nữtrong lãnh đạo cần phản ánh tỷ lệ tương đương là vấn đề của quyền đại diện
Thứ hai, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong khu vực
công đảm bảo luật pháp, chính sách công có chất lượng tốt hơn, đảm bảođược nhu cầu và lợi ích của nữ giới và nam giới Nữ giới và nam giới cónhững nhu cầu, lợi ích, sự trải nghiệm cuộc sống và cách nhìn nhận vấn đề
8 Xem Lương Thu Hiền: Tầm quan trọng của lãnh đạo nữ nhìn từ các lý luận hiện đại, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3-2018, tr.60-66 và Lương Thu Hiền, Châu Mỹ Linh: Sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, 2014, tháng 5-6, số 166 và 167, tr.30-38.
Trang 15khác nhau khi ra quyết định khác nhau Do đó, các nhu cầu, lợi ích và sự trảinghiệm cuộc sống khác nhau này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trìnhhoạch định và thực thi chính sách thông qua các đại diện lãnh đạo của từnggiới Nhờ đó, chính sách trở nên toàn diện hơn, phù hợp hơn, có chất lượngtốt hơn, đặc biệt là với những chính sách có ảnh hưởng tới phụ nữ.
Thứ ba, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý có đóng góp
cho sự phát triển bền vững của các quốc gia vì nữ lãnh đạo trong khu vựccông có xu hướng ủng hộ hơn những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến sựphát triển bền vững của một quốc gia như chính sách về giáo dục, y tế, môitrường Có một mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa bình đẳng giới và sự trao quyềncho phụ nữ với sự công bằng, bền vững, nghèo đói và suy thoái môi trường9
Thứ tư, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý là sự huy động
và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm lãnh đạo hiệu quả Một quốcgia muốn phát triển thành công cần phải có lãnh đạo giỏi Lãnh đạo cần đượclựa chọn từ tất cả những người tài trong nước - cả nam và nữ Khoảng mộtnửa dân số Việt Nam là nữ, vì vậy nếu không mở rộng các vị trí lãnh đạonhiều hơn cho nữ giới tức là chúng ta đang hạn chế nguồn lãnh đạo tiềm năngcủa chính mình Mở rộng cơ hội cho phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo sẽtăng cường được năng lực lãnh đạo phục vụ cho sự phát triển của đất nước
Thứ năm, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý góp phần
truyền cảm hứng, xây dựng hình mẫu nữ lãnh đạo cho các phụ nữ trẻ và trẻ
em gái trong xã hội Sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới còn mang ýnghĩa về biểu tượng vì việc này có ý nghĩa truyền khát vọng, hy vọng và sự tựtin cho nhiều phụ nữ và trẻ em gái vươn lên trở thành những nhà lãnh đạo,quản lý trong tương lai
Thứ sáu, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý góp phần từng
bước xóa bỏ định kiến giới về vai trò giới trong gia đình và ngoài xã hội, dần
9Astrid S.Tuminez: Vươn tới đinh cao: Báo cảo về lãnh đạo nữ ở châu A, 2012, tr 15.
Trang 16xóa bỏ định kiến về nữ giới chỉ làm tốt công việc gia đình, nội trợ và phục vụ.Nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thực tế góp phần xây dựng nhậnthức về vị trí và vai trò của phụ nữ ngoài xã hội với tư cách là những nhà lãnhđạo, quản lý Nhờ vậy, việc thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong
xã hội thực chất là góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong xãhội, cộng đồng và gia đình
Thứ bảy, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Thứ tám, việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt
Nam hiện nay có căn cứ từ thực tiễn Thực tiễn thực hiện bình đẳng giới tronglãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đạt các chỉ tiêu mà Đảng vàNhà nước đã đặt ra Do đó, thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ởViệt Nam hiện nay góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước trong tình hình mới
Cần lưu ý rằng, nhận thức và ý thức trách nhiệm thúc đẩy bình đẳnggiới của nam giới và nữ giới là điều quan trọng trong việc thúc đẩy và thựchiện bình đẳng giới Không phải nữ giới nào khi được bổ nhiệm vào những vịtrí lãnh đạo, quản lý cũng góp phần thúc đẩy bình đẳng giới nếu nữ lãnh đạo
đó không có nhận thức bình đẳng giới Nam giới làm lãnh đạo, quản lý mà cónhận thức về bình đẳng giới cũng sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới Do đó,nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thúc đẩy bình đẳng giới cho cảnam và nữ công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý là đặc biệt quantrọng Thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong
đó có lĩnh vực chính trị, là trách nhiệm của cả nam và nữ lãnh đạo, quản lý
2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý tại Việt Nam
2.1 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý
Trang 172.1.1 Các cấp ủy đảng
Nghị quyết 11/TW: “Phấn đấu đến 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên”.
- Đối với cả nước:
Kết quả đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020- 2025: Tỷ lệ nữ tham giacấp ủy đảng đạt 20,8% (tăng 1,7% so với nhiệm kỳ 2015 – 2020); Nữ thamgia thường vụ đạt 13,2%; nữ bí thư đạt 10,9% và nữ phó bí thư đạt 14%; Có8/63 nữ bí thư tỉnh, thành ủy, 14/128 nữ phó bí thư
Trang 18- Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Qua số liệu trên cho thấy:
- Thực hiện chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết 11/TW “cán bộ nữ tham gia
cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên”;
- Tỷ lệ nữ ĐB ban chấp hành đảng bộ các cấp có sự chênh lệch lớn giữacác tỉnh trong cùng khu vực ĐBSCL;
- Tỷ lệ nữ ĐB ban chấp hành đảng bộ Cấp xã giảm dần từ cấp xã đếncấp huyện và thấp nhất là cấp tỉnh
2.1.2 Các cơ quan dân cử
Nghị quyết 11/TW: “Phấn đấu đến 2020, nữ ĐBQH và HĐND các cấp từ 35% đến 40%”
Trang 19Qua số liệu trên cho thấy: