1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp thúc Đẩy bình Đẳng giới trong lãnh Đạo, quản lý Ở cơ quan quản lý nhà nước hiện nay

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước hiện nay. BÀI LÀM A. MỞ ĐẦU Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại, trong đó có Việt Nam. Dù đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực bình đẳng giới, Việt Nam vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường vai trò của cả hệ thống chính trị; tranh thủ nguồn lực để bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, lồng ghép bình đẳng giới trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội là trọng tâm mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, khoảng cách giới còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống. Trước hết là sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ. Định kiến giới truyền thống về vai trò của phụ nữ, gắn phụ nữ với công việc chăm sóc gia đình và nam giới với việc kiếm tiền giúp gia đình vẫn còn tồn tại. Chính sách, cơ chế công tác cán bộ nữ chưa triển khai đồng bộ, thiếu một lộ trình tạo nguồn cán bộ cụ thể. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước hiện nay” là hết sức cần thiết nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Trang 1

- Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý 3

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý 3

2 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở việt nam hiện nay 6

2.1 Thực trạng bình đẳng giới trong các cấp ủy đảng 6

2.2 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử 7

2.3 Thực trạng bình đẳng giới trong bộ máy hành chính cấp Trung ương và địaphương 7

2.4 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội 8

3 Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 8

3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung luật pháp, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ nữ ở Việt Nam hiện nay 8

3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các bên liên quan trong thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 10

3.3 Nhóm giải pháp về tăng cường giám sát thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 11

3.4 Nhóm giải pháp liên quan đến văn hóa, nhận thức về bình đẳng giới trong chính trị 11

3.5 Nhóm giải pháp về tăng cường tiếp cận các nguồn lực trong thực hiện bìnhđẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay 12

C KẾT LUẬN 13

Trang 2

Tên bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới tronglãnh đạo, quản lý ở cơ quan quản lý nhà nước hiện nay.

BÀI LÀMA MỞ ĐẦU

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là mục tiêu phấn đấu củatoàn nhân loại, trong đó có Việt Nam Dù đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực bìnhđẳng giới, Việt Nam vẫn tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường vaitrò của cả hệ thống chính trị; tranh thủ nguồn lực để bảo đảm bình đẳng giới và traoquyền cho phụ nữ.

Xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, lồngghép bình đẳng giới trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội là trọng tâm màĐảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hộitiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, khoảng cách giới còn tồn tại khá lớn trong một số lĩnh vực của cuộcsống Trước hết là sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị còn hạn chế, đặcbiệt là ở cấp cơ sở Tỷ lệ cán bộ nữ làm công tác quản lý, lãnh đạo còn thấp so vớicác vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung và so với sự gia tăng của lực lượng lao độngnữ Định kiến giới truyền thống về vai trò của phụ nữ, gắn phụ nữ với công việcchăm sóc gia đình và nam giới với việc kiếm tiền giúp gia đình vẫn còn tồn tại.Chính sách, cơ chế công tác cán bộ nữ chưa triển khai đồng bộ, thiếu một lộ trình

tạo nguồn cán bộ cụ thể Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu “Thực trạng vàgiải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở cơ quan quản lý nhànước hiện nay” là hết sức cần thiết nhằm từng bước tăng cường hơn nữa vị thế

chính trị cho phụ nữ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộnghiện nay.

`1

Trang 3

B NỘI DUNG1 Cơ sở lý luận

1.1 Một số khái niệm cơ bản- Giới và giới tính

Giới và giới tính là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau Sự phân biệtkhái niệm “giới” và “giới tính” được quy định tại Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm2006 như sau:

“1 Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quanhệ xã hội.

2 Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ”.

Như vậy, khái niệm “giới” và “giới tính” giúp phân biệt đặc điểm của nữ giớivà nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó Sự khácnhau giữa “giới” và “giới tính” được thể hiện cụ thể qua các nội dung sau:

- “Giới tính” là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinhhọc, có sẵn từ khi sinh ra Còn “giới” đề cập đến vị trí, vai trò của nam và nữ mà xãhội mong muốn, kỳ vọng.

- “Giới tính” mang tính ổn định cao và bị quy định bởi quy luật sinh học Còn“giới” được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏđến lúc trưởng thành.

- Đặc điểm giới tính mang tính đồng nhất (ở mọi nơi trên thế giới đều giốngnhau) và khó thay đổi thì các đặc điểm giới lại rất đa dạng, phong phú và có thể thayđổi ở từng quốc gia, dân tộc dưới sự tác động của các yếu tố xã hội.

- Định kiến giới

Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 ghi rõ: “Định kiến giới là nhận thức,thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực củanam hoặc nữ” Nói cách khác, đây là những suy nghĩ phổ biến của cộng đồng xã hội

về khả năng và công việc của nữ giới và nam giới, tức là những gì nữ giới và namgiới có thể làm, cần làm và nên làm.

- Vai trò giới

Vai trò giới là tập hợp những hoạt động và hành vi ứng xử mà nam giới và nữgiới học được và thể hiện trong thực tế, dựa trên mong đợi từ phía xã hội đối với họ

Trang 4

Các vai trò giới là đa dạng (tùy thuộc vào vị trí và bối cảnh), thay đổi theo thờigian (tương ứng với sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh) và thay đổi theo sựthay đổi của quan niệm xã hội (tương ứng với việc chấp nhận hoặc không chấp nhậnmột hành vi ứng xử vai trò nào đó).

- Phân biệt đối xử theo giới

Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006 của Việt Nam ghi rõ: Phân biệt đối xửvề giới là việc hạn chê, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vịtrí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đờisống xã hội và gia đình.

- Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là tình trạng không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính(về quyền, trách nhiệm và cơ hội) Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được tôn trọngngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng thành quả nhưnhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các quyền con người củamình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trịvà xã hội của đất nước.

- Bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về lãnh đạo, quản lý, tuy nhiên, trongphạm vi nghiên cứu này, lãnh đạo và quản lý được hiểu theo nghĩa những vị trí lãnhđạo, những vị trí quản lý chính thức hay chức vụ chính thức trong hệ thống chính trịViệt Nam Như vậy, bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở đây được giới hạn ởviệc xem xét bình đẳng giới trong các vị trí, chức vụ lãnh đạo, quản lý chính thức

trong hệ thống chính trị Theo phạm vi này, bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lýcó nghĩa là nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo,quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tấtcả các khâu của quy trình công tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vàonhững vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức trong hệ thống chính trị công bằng.

1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo,quản lý

Thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới trong hệ thống chính trị ởViệt Nam phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ đối với công tác thúc

`3

Trang 5

đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc phê duyệtcác Công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới như Công ước CEDAW Camkết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý cũngđược thể hiện trong các văn bản pháp luật cao nhất như Hiến pháp nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Bầu cửđại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 Đảng và Nhà nước đãban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới và công tác phụnữ như:

- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụnữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 4-6-2008 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới.

- Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19-5-2009 của Chính phủ quy định về cácbiện pháp đảm bảo bình đẳng giới.

- Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24-12-2010 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

- Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 56/2011/QĐ-TTg ngày 14-10-2011 của Thủ tướng Chính phủvề việc ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới của quốc gia.

- Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 2-10-2015 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020.

- Thông báo Kết luận số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 của Ban Bí thư về Đề án“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộcủa phụ nữ trong tình hình mới”.

- Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 28-1-2016 của thủ tướng Chính phủ banhành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 củaBan Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳnggiới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”.

- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ươngvề một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trịtinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Trang 6

- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ươngvề tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quảhoạt động của cảc đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnhcông tác phụ nữ trong tình hình mới.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cácbộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệmvụ.

- Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ cáccấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Hướng dẫn số 26-HĐ/BTCTW ngày 18-10-2019 của Ban Tổ chức Trungương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộcác cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ Ban hành chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn năm 2021-2030

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định rõquyền bình đẳng của công dân, quyền bình đẳng giới trong việc tham gia vào mọilĩnh vực của đời sống xã hội Quy định rõ tại Điều 16, Điều 26, Điều 27, Điều 28 vàĐiều 29 của Hiến pháp 2013.

Luật Bình đẳng giới năm 2006 khẳng định các quy định về bình đẳng giớitrong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý tại điều 11 như sau:

“Nam nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơquan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xãhội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Nam nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổnhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý phù hợp với mục tiêu đầu tiêncủa Chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 là: “Tăng cường sự thamgia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảngcách giới trong lĩnh vực chính trị” và tiếp tục phù hợp với mục tiêu tổng Chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới,

`5

Trang 7

tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong cáclĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”,trong đó có lĩnh vực chính trị hay lĩnh vực lãnh đạo, quản lý.

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã cụ thể hóa mụctiêu này thành các chỉ tiêu cụ thể sau

Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy đảng nhiệm kỳ 2016 –

2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấpnhiệm kỳ 2011 – 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 – 2020 trên 35%.

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% và đến năm 2020 đạt trên 95% bộ,

cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạochủ chốt là nữ.

Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan

của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơquan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong Chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới giai đoạn 2011-2020 có nhiều thay đổi so với chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lýtrong Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ ban hành Chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 Nếu Mục tiêu trong Chiến lược quốcgia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 bao gồm ba chỉ tiêu thành phần như trên, thìMục tiêu 1 trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 chỉ cònmột chi tiêu thành phần duy nhất là: “Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị Chỉ tiêu:đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chínhquyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ”.

Thay đổi lớn thứ hai trong Mục tiêu 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giớigiai đoạn 2021-2030 là chỉ tiêu giảm xuống so với Chiến lược quốc gia về bình đẳnggiới giai đoạn 2011-2020 và chỉ tiêu chỉ còn áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nướcvà chính quyền địa phương các cấp Chỉ tiêu về tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan củaĐảng và các tổ chức chính trị - xã hội không còn được bao gồm trong Chiến lược quốcgia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.

2 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở việt nam hiện nay

2.1 Thực trạng bình đẳng giới trong các cấp ủy đảng

Trang 8

Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọngcông tác bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý nói riêng.Cam kết chính trị của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới trong chính trị được thểhiện cụ thể qua nhiều nghị quyết, chỉ thị, luật, chính sách về bình đẳng giới và côngtác cán bộ Cụ thể, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đưa ra chỉ tiêu cán bộ nữ trongcác cấp ủy đảng: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấpđạt từ 25% trở lên”

Kết quả đại hội đảng cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020- 2025

Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng đạt 20,8% (tăng 1,7% so với nhiệm kỳ 2015 –2020).

Nữ tham gia thường vụ đạt 13,2%; nữ bí thư đạt 10,9% và nữ phó bí thư đạt14%

Có 8/63 nữ bí thư tỉnh, thành ủy, 14/128 nữ phó bí thư1.

Như vậy, tỷ lệ nữ giới tham gia cấp ủy tại các cấp cơ sở, huyện, tỉnh và Trungương mặc dù có tăng hơn nhiệm kỳ trước nhưng chưa đạt tỷ lệ 25% đề ra trongNghị quyết số 11-NQ/TW và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.

2.2 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử

Nghị quyết số 11-NQ/TW đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 “nữ đạibiểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%” Tuy nhiên, kết quảbầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cho thấy, Việt Nam vẫn chưa đạt chỉ tiêu đã đề ra Cụ thể như sau:

- Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV là 30,26% (151/499).

- Tỷ lệ nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 cấp tỉnh đạt 29%.- Tỷ lệ nữ cấp huyện đạt 29,2% và cấp xã đạt 28,98%.

- Tỷ lệ nữ chủ tịch HĐND tỉnh, thành phố khóa IV 21% tăng so với khóa XIV9.5%2

2.3 Thực trạng bình đẳng giới trong bộ máy hành chính cấp Trung ương vàđịa phương

1 Xem Chính phủ: Báo cáo số 362/ BC- CP, ngày 10 tháng 8 năm 2020 việc thực hiện mục tiêu quốc gia về BĐG năm

2019 giai đoạn 2011 – 2020.

2 Xem Báo điện tử: hdnd-cac-cap-20210715170835386.htm.

https://vtv.vn/chinh-tri/nhung-diem-dac-biet-cua-cuoc-bau-cu-dai-bieu-quoc-hoi-va-dai-bieu-`7

Trang 9

Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu:“Phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ’ Gần đây nhất, Chương trình “Tăngcường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở cáccấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” đề ra mục tiêu “Đến năm 2025 đạt60% và đến năm 2030 đạt 75%, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địaphương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ”

Tuy nhiên, Tính đến hết tháng 7-2020, tỷ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ có lãnh đạo nữ đạt 36,6% (11/30), trong đó có 11/16 nữ thứ trưởngcác bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Đến cuối nhiệm kỳ 2011-2015,tỷ lệ UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã lầnlượt là: 32,14%; 32,64%; 21,95%3.

2.4 Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan củaĐảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

Nghị quyết số 11-NQ/TW đưa ra chỉ tiêu lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyềnnhà nước: Phấn đâu đến năm 2020 “các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ 30% trở lên, nhấtthiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ” Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giaiđoạn 2011-2020 đưa ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan Đảng,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chứccó tỷ lệ 30% trở lên là nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”.

Việc thu thập số liệu chỉ tiêu này hiện đang gặp nhiều khó khăn, chưa có cơquan được giao chủ trì thực hiện thống kê số liệu này, do đó không thu thập được sốliệu này.

3 Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam

hiện nay

3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung luật pháp, chính sách thúc đẩy bìnhđẳng giới trong lãnh đạo, quản lý và công tác cán bộ nữ ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, rà soát lại những chỉ tiêu về tỷ lệ nữ làm lãnh đạo, quản lý còn chưa

thống nhất trong các văn bản của Đảng và trong luật pháp và chính sách của Nhànước Bổ sung những chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý như đưa chỉ tiêucụ thể về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính

3 Xem Báo điện tử:

Trang 10

http://www.xaydungdang.org.vn/home/nhan_quyen/2021/15278/thuc-day-binh-dang-gioi-trong-trị - xã hội, bổ sung các chỉ tiêu cho nữ giới trong toàn bộ các khâu của quy trìnhcông tác cán bộ, đảm bảo các chỉ tiêu cán bộ được cập nhật hàng năm.

Thứ hai, rà soát lại hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến sự tham gia

lãnh đạo, quản lý của nữ giới, xóa bỏ những quy định đang hạn chế sự tham gia, tiếpcận cơ hội và thụ hưởng các ca hội làm lãnh đạo, quản lý đối với nữ giới trong hệthống chính trị Đảm bảo bình đẳng về độ tuổi nghỉ hưu trong Bộ luật Lao động sẽ làmột giải pháp căn cơ để đảm bảo được bình đăng về cơ hội cũng như bình đẳng vềkết quả được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý một cách công bằng.

Thứ ba, rà soát các quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi, đào tạo, bồi

dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, nghỉ hưu, xác định những bất hợp lý và bất lợi đối với phụnữ khi thực hiện những quy định này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Bìnhđẳng giới.

Thứ tư, rà soát lại những quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn quy

hoạch, đào tạo, luân chuyển, biệt phái và bổ nhiệm cán bộ tính đến vai trò giới tronggia đình của phụ nữ để đưa ra những quy định phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụthể của nam giới và nữ giới.

Thứ năm, bổ sung những hình thức hướng dẫn các phương pháp đạt tỷ lệ chỉ

tiêu cán bộ lãnh đạo nữ trong các văn bản liên quan đến công tác cán bộ.

Thứ sáu, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách và dịch vụ xã hội

nhằm chia sẻ trách nhiệm chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người bệnh, góp phầntạo điều kiện tốt hơn cho nữ giới tham gia có hiệu quả vào công tác lãnh đạo, quảnlý đúng như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chỉ ra: “Phát triển các dịch vụ hỗtrợ thực hiện bình đẳng giới Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng caotrách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật vềbình đẳng giới”.

3.2 Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực của các bên liên quan trong thựchiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và

chính quyền các cấp trong việc kịp thời quán triệt các văn bản của Đảng về bìnhđăng giới trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Thứ hai, nâng cao chất lượng các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các luật

và chính sách của Trung ương về bình đẳng giới của các bộ, ban, ngành và các cấp`9

Ngày đăng: 28/07/2024, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w