Tên bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Huyện A…. hiện nay. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, bình đẳng giới được hiểu là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ các quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội. Trong đó, Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam đã quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Như vậy, bình đẳng giới trong chính trị được hiểu là sự bảo đảm cho nam, nữ được bình đẳng, ngang nhau khi tham gia vào các hoạt động của đời sống chính trị, từ việc ứng cử, bầu cử vào các cơ quan đại diện của nhân dân, đến việc được bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới, trong thời gian qua, Huyện ủy và các cấp ủy trong toàn đảng bộ Huyện A..... đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị; qua đó, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới có nhiều chuyển biến tích cực. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới và khắc phục những hạn chế trong công tác bình đẳng giới, nhất là những hạn chế, bất cập trong công tác bình đẳng giới; bằng những kiến thức được các Thầy Cô truyền đạt từ môn học “Giới trong lãnh đạo quản lý”, bản thân viết thu hoạch với nội dung “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở hiện nay” để đánh giá những thực trạng và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở hiện nay.
Trang 1Tên bài thu hoạch: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Huyện A… hiện nay.
BÀI LÀM
A PHẦN MỞ ĐẦU
Trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, bình đẳng giới được hiểu
là phụ nữ và nam giới được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy
đủ các quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội Trong đó, Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam đã quy định: Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó Như vậy, bình đẳng giới trong chính trị được hiểu là sự bảo đảm cho nam, nữ được bình đẳng, ngang nhau khi tham gia vào các hoạt động của đời sống chính trị, từ việc ứng cử, bầu
cử vào các cơ quan đại diện của nhân dân, đến việc được bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước
Cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới, trong thời gian qua, Huyện ủy và các cấp ủy trong toàn đảng bộ Huyện A đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp nhằm xây dựng, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị; qua đó, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bình đẳng giới có nhiều chuyển biến tích cực
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới và khắc phục những hạn chế trong công tác bình đẳng giới, nhất là những hạn chế, bất cập trong công tác bình đẳng giới; bằng những kiến thức được các Thầy Cô truyền đạt từ môn học
“Giới trong lãnh đạo quản lý”, bản thân viết thu hoạch với nội dung “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở hiện nay”
để đánh giá những thực trạng và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở hiện nay
B PHẦN NỘI DUNG
Trang 2I Khái niệm bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý.
Dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới thực chất trong Công ước CEDAW được giải thích là bình đẳng giới trên thực tế Thực hiện bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo, quản lý là trạng trạng thái ở đó nữ giới và nam giới được tạo cơ hội bình đẳng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và có môi trường thuận lợi để đạt được kết quả bình đẳng trong các khâu của quy trình công tác cán bộ từ tuyển dụng đến bổ nhiệm cán bộ; chúng ta có thể áp dụng cách hiểu này vào các khâu của quy trình công tác cán bộ và có thể đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý như sau:
Bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý có nghĩa là nam giới, nữ giới có vị trí, vai trò ngang nhau trong công tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tất cả các khâu của quy trình công tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trí lãnh đạo, quản
lý chính thức trong hệ thống chính trị công bằng
II Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo quản lý.
1 Đường lối, chủ trương của Đảng về thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.
Cam kết chính trị của Đảng về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý được thể hiện qua việc Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và thông báo về công tác cán bộ nữ như:
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Thông báo số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 về kết luận của Ban Bí thư
về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và
vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”
- Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Trang 3- Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý , nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
- Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới
- Nghị quyết số 26-NQTW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng
bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18-10-2014 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
- Nghị định 70/2008/NĐ/CP: quy định chi tiết thi hành một số điều luật bình đẳng giới
- Quyết định 2351/QĐ-TTg: Phê duyệt chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
2 Một số chỉ tiêu cụ thể Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về thực hiện bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020 và Nghị quyết
số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị là những chương trình, chủ trương thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực tham chính đã chỉ rõ rằng: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên;
nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40% Các cơ quan, đơn vị
có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”; phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ
Trang 4Tinh thần bình đẳng giới trong chính trị cũng được khẳng định tại các kỳ đại hội Đảng gần đây Tại Đại hội XII, Đảng ta đã nhấn mạnh, phải “tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào cấp ủy và bộ máy quản lý nhà nước” Tiếp theo đó, Chỉ thị
số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030: “Phải
có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp Tỷ lệ
nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20-25%
Đối với cán bộ lãnh đạo nữ trong bộ máy chính quyền nhà nước, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020 đạt 95% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ’ Gần đây nhất, Chương trình “Tăng cường
sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030” đề ra mục tiêu “Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75%, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ” Có thể nói, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
3 Tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới.
- Thực hiện quyền đại diện của phụ nữ (50% dân số)
- Đảm bảo luật pháp, chính sách có chất lượng toàn diện, phản ánh được nhu cầu, lợi ích của nữ giới
- Sự đảm bảo cho thúc đẩy, thực hiện các chính sách quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia
- Huy động sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào vị trí lãnh đạo quản lý
- Truyền cảm hứng cho phụ nữ và trẻ em gái
- Góp phần xóa bỏ định kiến giới trong gia đình và xã hội
Trang 5- Phù hợp với chủ trương, đường lối của đảng, luật pháp, chính sách của nhà nước
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn (chưa đạt được mục tiêu bình đẳng giới do đảng, nhà nước đặt ra)
III Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Tỉnh Hậu Giang.
- Trình độ chuyên môn: Tổng số cán bộ nữ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên 5.615 người, chiếm tỷ lệ 77,61%, trong đó, sau đại học 514 người, chiếm tỷ lệ 7,1%; cao đẳng, trung cấp 1.620 người, chiếm tỷ lệ 22,39%
- Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 321 người, chiếm tỷ lệ 4,44%; trung cấp 699 người, chiếm tỷ lệ 9,66%
- Tổng số cán bộ là nữ lãnh đạo, quản lý các cấp, giữ chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên là 345 người, chiếm tỷ lệ 20,42%
- Tổng số cán bộ nữ được quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2015 - 2020 là 993 người, tỷ lệ 27,62%
- Tổng số cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm giai đoạn 2016 - 2020 là 137 người, chiếm tỷ lệ 22,91%
- Tổng số cán bộ nữ được quy hoạch giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2020 - 2025 là 1.034 người, chiếm tỷ lệ 29,35%
- Tổng số cán bộ nữ được luân chuyển giai đoạn 2015 - 2020 là 12 người, chiếm tỷ lệ 9,6%
- Kết quả đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025: + Cấp cơ sở: Nữ
có 580 người, chiếm tỷ lệ 20,46%; + Cấp trên cơ sở: Nữ 59 người, chiếm tỷ lệ 14,71%; + Cấp tỉnh: Nữ 10 người, chiếm tỷ lệ 20%
IV Thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Huyện A hiện nay.
1 Thực trạng bình đẳng giới trong các cấp ủy đảng.
Trong những năm qua Ban Thường vụ Huyện ủy huyện A nhận thấy bình đẳng giới là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt và là một trong những mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước chú trọng đặt ra trong thời kỳ đổi mới; ngay sau khi tiếp thu các văn bản của Đảng cụ thể như: Nghị quyết số
Trang 611-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 26-NQTW ngày
19-5-2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Ban Thường vụ xây dựng Kế hoạch về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015 -2020” và Đề án Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo”
Sau khi thực hiện các Kế hoạch, Đề án của Huyện ủy , có 100% cán bộ trẻ, nữ trong diện quy hoạch có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định; cán bộ trẻ, nữ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; từ đầu nhiệm kỳ tới nay hằng năm đều cử cán bộ, đảng viên
dự học trung cấp lý luận chính trị; 100% cán bộ, công chức, viên chức là cấp trưởng các phòng, ban ngành và Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, phường đều đạt trình độ lý luận chính trị là cao cấp
Bên cạnh đó, công tác điều động, luân chuyển cán bộ được các cấp ủy đảng quan tâm thực hiện, nhất là đối với cán bộ nữ, Huyện ủy đã luân chuyển
và điều động 02 cán bộ nữ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy của phường Hiệp Lợi và
xã Đại Thành; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ tăng (0,33%); công tác luân chuyển nhiệm kỳ 2015-2020 được 05 đồng chí, đạt 100% kế hoạch
Công tác quy hoạch: số cán bộ nữ được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo đảm bảo đạt chuẩn trước khi bổ nhiệm đạt 100% Công tác quy hoạch cán bộ sau khi ban hành kế hoạch, nhất là cán bộ nữ được quan tâm:
- Kết quả bầu cử tại đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện A , lần thứ XI Nhiệm kỳ 2015 - 2020: tỷ lệ nữ đạt 17,86%
- Kết quả bầu cử tại đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện A , lần thứ XII, Nhiệm kỳ 2020 - 2025: tỷ lệ nữ đạt 20,73% (tăng so với nhiệm kỳ 2015-2020); trong đó:
Trang 7+ Nữ tham gia Ban Chấp hành đạt tỷ lệ 20,73%.
+ Nữ tham gia Ban Thường vụ đạt tỷ lệ 23,08%
+ Nữ giữ chức vụ bí thư đảng ủy các xã phường đạt tỷ lệ 33.33%
+ Nữ được quy hoạch giữ chức vụ trưởng, phó ban ngành Huyện A đạt
tỷ lệ 30%
- Kết quả về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ theo tiêu chuẩn chức danh quy hoạch, giai đoạn 2015-2020:
+ Nữ tham dự lớp cao cấp chính trị đạt tỷ lệ 22,2%
+ Nữ tham dự lớp trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ 37,6%
+ Nữ qua đào tạo bổ nhiệm đạt tỷ lệ 3,8%
2 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan dân cử.
- Kết quả thực hiện quy hoạch Đại biểu HĐND cấp Huyện A , nhiệm
kỳ 2016 - 2021:
+ Nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Huyện A đạt tỷ lệ 23,33%
+ Nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường đạt tỷ lệ 17,31%
+ Nữ trúng cử đang giữ chức vụ Trưởng, phó ban, ngành, đoàn thể Huyện A đạt tỷ lệ nữ 7,57%
- Kết quả thực hiện quy hoạch Đại biểu HĐND cấp Huyện A , nhiệm
kỳ 2021 - 2026:
+ Nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp Huyện A đạt tỷ lệ 33,33%
+ Nữ trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường đạt tỷ lệ 19,85%
+ Nữ trúng cử đang giữ chức vụ Trưởng, phó ban, ngành, đoàn thể Huyện A đạt tỷ lệ nữ 11,65%
3 Thực trạng bình đẳng giới trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Tính đến tháng 7/2021:
Trang 8- 12 phòng ban cơ quan hành chính trực thuộc Ủy ban nhân dân Huyện A có nữ lãnh đạo chủ chốt đạt tỷ lệ 33,33%
- 1/6 Ủy ban nhân dân xã, phường có nữ lãnh đạo chủ chốt đạt tỷ lệ 16,66%
- 01 nữ giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân Huyện A ; 01 nữ giữ chức vụ phó Ban pháp chế và 01 nữ giữ chức vụ phó Ban kinh tế, văn hóa,
xã hội Hội đồng nhân dân Huyện A
V Đánh giá chung về thực trạng bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản
lý ở Huyện A
1 Ưu điểm
Nhìn chung có thể thấy những điểm nổi bật trong công tác thực hiện bình đẳng giới lãnh đạo, quản lý ở Huyện A , cụ thể là giai đoạn sau có những chuyển biến tích cực hơn so với giai đoạn trước
Hầu hết cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có năng lực công tác, có sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc; cán bộ nữ đã nỗ lực phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn để tham gia công tác một cách tích cực
và chủ động; đội ngũ cán bộ nữ không ngừng được phát triển, đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, sâu sát cơ sở; trình độ chuyên môn,
lý luận chính trị, phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt nữ từng bước được nâng lên.Về cơ bản, những cán bộ cán bộ nữ được đề bạt, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đã phát huy tốt năng lực, vai trò, vị trí của mình trong công tác, góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện A
Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ, được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, coi đó như một chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý
Việc luân chuyển cán bộ được chú trọng, tạo điều kiện cho cản bộ nữ được rèn luyện trong thực tiễn và trưởng thành Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ nữ tiếp tục được các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị dành sự quan tâm
Trang 9nhiều hơn, từ đó qua kết quả đại hội đảng bộ các cấp, về các tiêu chí này đều cơ bản đạt và vượt theo quy định
2 Hạn chế
Vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chưa quan tâm thực sự đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn cán bộ cán
bộ nữ Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo trong cấp ủy, chính quyền ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị tuy cơ bản đạt nhưng chưa thật sự đồng đều Tỷ lệ cán
bộ nữ giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý còn thấp
Nhiều cán bộ nữ tuy được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; phương pháp giải quyết công việc còn lúng túng, thiếu quyết đoán; một số cán bộ nữ còn chưa chủ động phấn đấu vươn lên để đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý Việc quan tâm đào tạo về trình độ
lý luận chính trị tuy được tập trung đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trình độ cao cấp lý luận chính trị
Công tác quy hoạch cán bộ nữ ở một số cơ quan, đơn vị được quan tâm chưa đúng mức; tỷ lệ cán bộ nữ thuộc đội ngũ này được quy hoạch vào vị trí kế cận để giữ các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thiếu tính khả thi Do đó, khi cần bố trí cán bộ thường bị động do thiếu nguồn hoặc có nguồn trong quy hoạch nhưng chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh nên không thể bổ nhiệm hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử theo chức danh quy hoạch
3 Nguyên nhân của hạn chế
Việc quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp
về công tác bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành còn thiếu quyết liệt, chưa được thường xuyên,
Việc tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý từ đội ngũ cán bộ nữ chưa được cấp ủy, chính quyền các cấp thực sự quan tâm; công tác quy hoạch ở các cơ quan, đơn vị cơ cấu chưa đảm bảo, còn mang tính cục bộ, khép kín Một số cấp
ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa thực sự tin tưởng vào năng lực của đội ngũ cán bộ nữ để mạnh dạn bố trí, giao việc và tạo môi trường, điều kiện để đội ngũ này được thử thách, rèn luyện
Trang 10Nhận thức về bình đẳng giới của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương chưa sâu sắc, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ, ngại tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ nữ, đánh giá cán bộ nữ còn thiếu công tâm, khách quan Cơ chế, chính sách tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
VI Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
ở Huyện A hiện nay.
Một số giải pháp hướng đến tháo gỡ các khó khăn và đang kìm hãm sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay nói chung, phụ nữ Huyện A nói riêng, cụ thể:
1 Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp trong việc kịp thời quán triệt các văn bản của đảng về Bình đẳng giới trong toàn bộ hệ thống chính trị Cấp ủy, người đứng đầu cần quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng Chỉ đạo việc cụ thể hóa thành các quy định cụ thể tại cơ quan, đơn vị mình Đặc biệt, cần có quyết tâm chính trị cao để bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giới thực chất trong lãnh đạo, quản lý Cần phải công tâm, khách quan, chủ động rà soát, phát hiện nguồn cán bộ nữ, tham mưu cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị bố trí, sử dụng, phát huy năng lực, sở trường, tạo điều kiện để cán bộ nữ khẳng định bản thân, từ đó tập thể ghi nhận
2 Chú trọng khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý trong toàn hệ thống chính trị; đề ra hệ thống các chỉ tiêu cụ thể đối với từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực và trong các khâu của công tác cán bộ, bảo đảm thống nhất, khoa học, phù hợp với thực tiễn và bối cảnh tình hình mới Các
cơ quan, đơn vị nhất là người đứng đầu phải nêu gương trong việc triển khai thực hiện; phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, kịp thời đánh giá, khen thưởng những nơi làm tốt và có chế tài cụ thể đối với những nơi chưa nghiêm túc thực hiện gắn với trách nhiệm người đứng đầu