Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sửdụng trong việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thống kê của Ngân hàngTMCP Tiên Pho
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 4 1.2 Tác động của rủi ro tín dụng .6 1.3 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng 7 1.4 Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 11 1.5
Khái niệm rủi ro tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hóa trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường
Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng Theo Thomas P Fitch (1997), rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng Ủy ban Giám sát Basel, Basel II (2004) cho rằng, rủi ro tín dụng là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận Rủi ro tín dụng có thể đo lường theo hai cách: Khả năng vỡ nợ của đối tác trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; số tiền mà ngân hàng mất đi khi vỡ nợ xảy ra Rủi ro tín dụng cũng có thể bắt nguồn từ sự suy giảm giá trị tài sản, sự suy thoái trong danh mục đầu tư hoặc chất lượng tín dụng cá nhân bị suy giảm
Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Từ các quan điểm nêu trên, trong nghiên cứu này tác giả cho rằng, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và khi khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng Đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do vậy, mọi hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng đều có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Đặc biệt là trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi rủi ro tín dụng có thể gây nên các rủi ro khác như rủi ro thanh toán (Markus Hertrich, 2015), gây nên
5 hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững của ngân hàng
Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro khác nhau tùy thuộc vào mục đích yêu cầu nghiên cứu theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro thành các loại khác nhau
Rủi ro tác nghiệp Rủi ro danh mục
Khả năng trả nợ Rủi ro đọng vốn
Rủi ro lựa chọn Rủi ro đảm bảo Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại Rủi ro tập chung
Rủi ro mất khả năng chi trả
Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay
Hình 1.1: Phân loại rủi ro tín dụng
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2021, 2022)
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được chia thành: Rủi ro giao dịch: phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
- Rủi ro nghiệp vụ: liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và xử lý các khoản cho vay có vấn đề
- Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo
Rủi ro danh mục: phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng được phân chia thành 2 loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:
- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm mang tính riêng biệt bên trong quá trình hoạt động hoặc sử dụng vốn của các chủ thể đi vay tùy theo ngành nghề
- Rủi ro tập trung: Là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động, hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động của Ngân hàng
Căn cứ vào khả năng trả nợ, có thể chia rủi ro tín dụng ra làm 3 loại : - Rủi ro mất vốn: là rủi ro khi người vay không có khả năng trả được nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc hoặc lãi vay, ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản của doanh nghiệp
- Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện: (i) ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng, (ii) gặp khókhăn cho việc thanh toán cho khách hàng
- RRTD không giới hạn ở hoạt động cho vay: là rủi do đối với bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thi trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.2 Tác động của rủi ro tín dụng
Tác động đến hoạt động của ngân hàng
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Tổng quan về ngân hàng TMCP Tiên Phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập tại Việt Nam vào ngày 05 tháng 05 năm 2008 theo Giấy phép thành lập số 123/GP- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Hoạt động chính của TPBank là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân; cho vay với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của TPBank; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; đầu tư trái phiếu; cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; thực hiện chiết khấu trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; kinh doanh vàng và các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng nhà nước cho phép
Trụ sở chính của TPBank đặt tại tòa nhà TPBank, số 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội Thời điểm cuối năm 2022, TPBank có một hội sở chính và một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 53 chi nhánh, 125 phòng giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nước Tổng số cán bộ nhân viên của TPBank tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 8.686 người, tăng 15,7% so với cuối năm 2021 (7.505 người)
Các cột mốc phát triển nổi bật của TPBank:
Thành lập năm 2008, TPBank kế thừa sức mạnh từ các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước gồm Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare), Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Ltd (Singapore), Công ty Tài chính Quốc tế IFC (thuộc Ngân hàng thế giới World Bank) và Quỹ đầu tư PYN Elite Fund với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng
Năm 2012, TPBank bước vào giai đoạn tái cơ cấu với định hướng số hóa ngân hàng Liên tiếp các năm 2014, 2015, 2016, TPBank nhận danh hiệu “Ngân hàng Số sáng tạo nhất Việt Nam” do tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) trao tặng
Năm 2016, TPBank được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Việt
Nam Report) xếp hạng trong danh sách “10 ngân hàng uy tín nhất Việt Nam” Đây cũng là năm TPBank ra mắt ngân hàng tự động (Livebank 24/7) đầu tiên của Việt Nam. Năm 2018, TPBank chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) với mã cổ phiếu TPB
Năm 2021, TPBank được xếp hạng “50 công ty đại chúng uy tín” trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và nhận giải thưởng Sao Khuê cho Ngân hàng tự động – TPBank Livebank 24/7 bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam Trở thành ngân hàng đi đầu về công nghệ số với nhiều sản phẩm tài chính đột phá, năm 2022, TPBank được Bộ Công thương trao tặng danh hiệu “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”
Trong suốt hơn 15 năm, với khẩu hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn – A deeper Understanding”, TPBank lấy “sự thấu hiểu khách hàng” để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ, lấy công nghệ làm nền tảng tạo đà phát triển, TPBank đã cho thấy tầm nhìn dài hạn và lộ trình phát triển bền vững khi từng bước kiện toàn hệ thống mạng lưới trên toàn quốc và gia tăng năng lực phục vụ khách hàng
Năm 2022, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VNR) công bố TPBank là một trong 10 ngân hàng thương mại Việt Nam Uy tín, đồng thời là một trong số 4 ngân hàng tư nhân Uy tín nhất của năm 2022 TPBank đã liên tiếp giữ vững vị trí trong bảng xếp hạng này 4 năm liên tiếp TPBank cũng được tổ chức uy tín Moody’s đánh giá xếp hạng tín nhiệm cao tới 2 lần và thuộc top đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Xếp hạng tín nhiệm của TPBank được Moody's nâng lên mức Ba3, triển vọng ổn định, thể hiện sự ghi nhận của Moody’s về các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực, cùng việc cải thiện chất lượng tài sản, khả năng kiểm soát tốt rủi ro và năng lực sinh lời của TPBank trong thời gian qua, khẳng định hành trình tiến bước vững vàng của ngân hàng trong năm 2023 và nhiều năm tiếp theo
Tính đến hết 2022, TPBank sở hữu hơn 300 điểm giao dịch (gồm cả mạng lưới ngân hàng tự động Livebank 24/7) trên toàn quốc, phục vụ khoảng 8,5 triệu khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập tại Việt Nam vào ngày 05 tháng 05 năm 2008 theo Giấy phép thành lập số 123/GP- NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của TPBank
Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank 2022 Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TPBank, bên dưới là Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị, dưới Hội đồng quản trị là các Ủy ban và Ban điều hành Ban điều hành trực tiếp quản lý các Khối/ Trung tâm Hội sở phía Bắc và phía Nam, các Đơn vị kinh doanh gồm Chi nhánh và Trung tâm kinh doanh
- Nhận tiền gửi; Phát hành giấy tờ có giá; Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài; Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới hình thức tái cấp vốn
- Cho vay; Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh; - Cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN Việt nam, tại các tổ chức tín dụng khác; -
Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước;
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế;
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do NHNN Việt Nam quy định; -
Thực hiện các dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
- Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức; - Trực tiếp thực hiện kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế theo quy định của pháp luật; - Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
Thực trạng hoạt động cho vay tại TPBank
2.2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn giai đoạn 2019-2023 Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank 2019 – 2023)
Nhìn chung tỷ trọng của ba loại kỳ hạn trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tín dụng của TPBank giai đoạn 2019-2023 không đồng đều Cơ cấu lệch hẳn về phía tín dụng ngắn hạn, qua các năm vẫn duy trì tỷ trọng cao trong cơ cấu ở mức 60%
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2019-2023 Tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30%, còn tín dụng trung hạn thì chiếm mức nhỏ là 10% Trong thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do nhiều yếu tố, định hướng cơ cấu thời gian cho vay của TPBank tập trung vào cho vay ngắn hạn đã giúp ngân hàng hạn chế được 2.2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm nợ Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ; Đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm Đặc biệt nhất năm 2022 đã xử lý hết nợ xấu tại VAMC, năm 2023 tiếp nối công tác quản lý nợ xấu với những chính sách đúng đắn đã đạt được những kết quả ngoài mong đợi Dư nợ nhóm 2 tại 31/12/2023 ở mức 4.783 tỷ đồng, giảm 2.637 tỷ đồng so với cuối 2022 (giảm ~35,54%) Tỷ lệ nợ nhóm 2: 0,86%, giảm 0,7 điểm % so với 2022
Tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm từ ~2,4% cuối năm 2019 xuống còn 1,1% tại cuối năm
2023 Dư nợ xấu nội bảng tại 31/12/2023 ở mức 6.208 tỷ đồng, giảm 714,4 tỷ đồng so với 2022 (giảm ~10,32%) Tỷ lệ nợ xấu: 1,46%, giảm 0,34 điểm % so với cuối 2022, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (1,5%)
Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.180 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra Năm 2020 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NHTM Việt Nam đều tăng trong đó TPBank có tỷ lệ nợ xấu 2,73% cao nhất trong các năm Tuy nhiên, đến 2023 tỷ lệ nợ xấu của TPBank ở mức thấp 1,46% đạt tiêu chuẩn kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông là