1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ng n hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội shb

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
Tác giả Nguyễn Phương Nam
Người hướng dẫn PGS, TS Mai Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 879,11 KB

Nội dung

Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam vẫn khá phong phú, nhưng các ngân hàng thương mại khôngdám cho vay một cách rộng rãi cho các doanh nghiệp với s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

Họ và tên học viện: Nguyễn Phương Nam

MSV: 822019 Người hướng dẫn: PGS,TS Mai Thu Hiền

Hà Nội - 2024

i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN

Tên đề tài:“HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)”

Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Nam

Người hướng dẫn: PGS TS Mai Thu Hiền

Trang 4

- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP SHB trong thời gian tới

2 Nội dung chính

Chương 1, Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại, doanh nghiệp, vàhoạt động cho vay, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vayKHDN

Chương 2, Đánh giá hiện trạng hoạt động cho vay KHDN tại SHB từ 2021 –

2023, bao gồm các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này

Chương 3, Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay KHDN, đồng thời gợi ý một số khuyến nghị cho SHB, NHNN và Chính phủ Việt Nam

sở những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại SHB, tác giả

đã đưa ra được các yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống cho vay và các quy định cóliên quan, đảm bảo nguyên tắc thống nhất cũng như đảm bảo tính minh bạch, ổn định cho các bên liên quan làm cơ sở áp dụng Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với bản thân các doanh nghiệp, nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và nghiệp vụ, phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra Từ đó, hệ thống hoá cơ sở lý luận

về cho vay KHDN ngân hàng đối với các doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng,… Thêm vào đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay KHDN, giải pháp cho ngân hàng và kiến nghị cho doanh nghiệp, cũng như các NHTM tại VN Với mục tiêu góp phần phát triển hoạt động cho vay KHDN của Ngân hàng TMCP SHB

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án tốt nghiệp “HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀNỘI (SHB)” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn

của PGS, TS Mai Thu Hiền Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình

Trang 5

nghiên cứu nào Các số liệu, nội dung được trình bày trong đề án là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trítuệ Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của đề án thạc sĩ

và Ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội Với lòng biết

ơn và sự kính trọng sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Khoa sau đại học - Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành quá trình học tập và luận văn thạc sĩ

PGS, TS Mai Thu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn và hỗ trợ tôi bằng tất cả sựtận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài "HOẠT ĐỘNG CHOVAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)"

Các thầy cô thuộc Khoa sau đại học - Trường Đại học Ngoại Thương đã trực tiếp quan tâm và hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc của tôi về các vấn đề liên quan đến thông tin khi theo học tại đây cũng như các thủ tục hành chính trong suốt quá trình hoàn thiện đề

án tốt nghiệp

Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã cung cấpthông tin tài chính và hỗ trợ tận tình, giải đáp mọi thắc mắc về đặc điểm của ngànhngân hàng trong quá trình hoàn thiện đề án của tôi

Với kiến thức và thời gian hạn chế, đề án tốt nghiệp của tôi không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi hy vọng nhận được ý kiến giúp đỡ, chỉ dẫn từ các thầy cô để làmcho đề án của tôi trở nên hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn

v

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU .ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ .ix

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA 4

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại 4

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại 4

1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại 4

1.1.3 Vai trò của Ngân hàng Thương mại 5

1.1.4 Các dịch vụ của Ngân hàng Thương mại 6

1.2 Khái quát về Doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm về Doanh nghiệp 7

1.2.2 Các loại hình Doanh nghiệp 7

1.3 Dịch vụ cho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại 10

1.3.1 Khái niệmcho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại 10

1.3.2 Đặc điểm của việc cho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại 11

1.3.3 Vai trò của cho vay KHDN 11

1.3.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp 13

1.3.5 Rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 15

1.3.6 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay KHDN 17

KẾT LUẬN CHUƠNG 1 27

vi

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI SÀI GÒN – HÀ

Trang 7

NỘI 28

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng SHB 28

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 28

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 29

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023 31

2.2 Thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 36

2.2.1 Quy trình cho vay doanh nghiệp tại SHB 36

2.2.2 Kết quả hoạt động cho vay KHDN tại SHB 2021 – 2023 43

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 50

2.3.1 Những thành tựu đạt được: 50

2.3.2 Các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 51

2.3.2.1 Các hạn chế 51

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI 55

3.1 Mục tiêu và định hướng của SHB 55

3.2.1 Xây dựng chính sách định hướng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhằm tìm kiếm nhóm khách hàng mới 57

3.2.2 Phát triển quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng SHB, tập trung cả vào các KHDN vừa và nhỏ 58

3.3 Các kiến nghị 59

3.3.1 Đối với Chính phủ 59

vii 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61 KẾT

Trang 8

LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Các chữ viết tắt Giải nghĩa

1 CASA Tiền gửi không kỳ hạn

2 CNTT Công nghệ thông tin

9 NHTM Ngân hàng thương mại

10 NIM Chênh lệch mua bán

Trang 9

Bảng 2.5 Số lượng KHDN vay vốn tại SHB giai đoạn 2021 - 2023 44Bảng 2.6 Tình hình cho vay theo kỳ hạn của SHB giai đoạn 2021 – 2023 45Bảng 2.6.1 Tình hình cho vay theo kỳ hạn của BIDV giai đoạn 2021 – 2023 46 Bảng 2.7 Tình hình cho vay KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh của SHB từ

2021 - 2023 47 Bảng 2.7.1 Tình hình cho vay KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh của BIDV năm 2023 47 Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn (QH) trong CV KHDN của SHB giai đoạn 2021 - 2023 49

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SHB 30 Sơ

đồ 2.2 Quy trình cho vay doanh nghiệp tại SHB 36

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua nhiều biến động, ngành ngân hàng - mộtphần quan trọng của nền kinh tế-xã hội, đã và đang đóng vai trò cực kỳ quan trọngtrong việc thúc đẩy phát triển của nền kinh tế-xã hội Ngân hàng đã từ lâu tham gia vàoviệc điều tiết nguồn vốn, là kênh phân phối vốn, và chuyển vốn từ những nơi có dư vốnđến những nơi cần thiếu vốn Vai trò này của ngân hàng được thực hiện thông qua hoạtđộng tín dụng

Tín dụng là một công cụ quan trọng hỗ trợ sự phát triển toàn diện của các phần tửtrong xã hội Kinh doanh tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính củacác ngân hàng, nhằm mục đích tạo ra nguồn thu lớn cho chính họ Các doanh nghiệplớn và nhỏ có những đặc thù riêng, mang nhiều lợi thế cũng như những hạn chế so vớicác doanh nghiệp lớn, hiện nay khối doanh nghiệp này có tiềm năng phát triển rất lớnnhưng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn và thách thức, trong đó khó khănlớn nhất là vấn đề thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh

Trang 10

Hiện nay trong lĩnh vực tín dụng, đa số là hoạt động cho vay, các ngân hàng tỏ rarất năng động trong việc tiếp cận, cung cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp Đây

là thị trường mục tiêu mà nhiều ngân hàng đang nhắm đến Trong xã hội ngày càngxuất hiện lên nhiều ngân hàng dẫn đến các cuộc cạnh tranh của các ngân hàng Thươngmại Cổ phần về việc đã phát triển các sản phẩm cho vay khá đa dạng và phong phúdành cho khách hàng doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế vàhình thành cột sống của hệ thống kinh tế-xã hội của đất nước Trong những năm gầnđây, mặc dù đã có nhiều nỗ lực tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại,nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp phải nhiều rào cản: bao gồm môi trường kinh doanhkhông ổn định, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, và sự đánh giá không chính xác từphía công chúng và các ngân hàng thương mại về vai trò của doanh nghiệp trong sựphát triển kinh tế-xã hội Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại hệ thống ngân hàngthương mại Việt Nam vẫn khá phong phú, nhưng các ngân hàng thương mại khôngdám cho vay một cách rộng rãi cho các doanh nghiệp với số lượng lớn do lo ngại về rủiro

2

Đối với Ngân hàng TMCP SHB, hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng vẫncòn đang tồn tại một số vấn đề như chỉ số nợ xấu, nợ quá hạn hay hiện nay cho vayKHDN tại SHB vẫn chỉ tập trung vào nhóm khách hàng lớn cũng như công tác tìmkiếm khách hàng mới vẫn còn hạn chế… làm giảm đi sự phát triển cũng như tiềm lựccủa Ngân hàng, do đó mục đích nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩyhoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần SàiGòn – Hà Nội

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài :“ HOẠT ĐỘNG CHO VAYKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNSÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

2.2 Mục đích nghiên cứu chung

Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt độngcho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP SHB, mục đích nghiên cứu là đề xuất một số giảipháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

2.3 Mục đích nghiên cứu cụ thể

Trang 11

Tổng hợp cơ sở lý luận về cho vay KHDN tại NHTM

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội trong thời gian vừa qua

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàngThương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Hoạt động cho vay KHDN tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội giai đoạn từ 2021 – 2923

Phạm vi nghiên cứu không gian của luận văn: Hội sợ chính Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

3

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Thực hiện việc thu thập tài liệu liên quan đến hoạtđộng cho vay của Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) tại ngân hàng SHB, bao gồmcác báo cáo thường niên của SHB từ năm 2020 đến 2023, báo cáo tài chính hợp nhất,báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như các tài liệu có liên quan đến đề tàinghiên cứu

Phương pháp so sánh và phân tích: Tiến hành so sánh và phân tích dữ liệu trongquá khứ để nhìn nhận được thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại,

từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại SHB Phương pháp tổng hợp: tiến hành tổng hợp các tài liệu, văn bản và số liệu tìm được

Phuơng pháp xử lý và phân tích số liệu: tiến hành xử lý, chọn lọc, so sánh và phân tích các thông tin, số liệu, tài liệu tìm được

Trang 12

mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.

4

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHDN CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Theo Nguyễn (2009), trong bối cảnh kinh tế hóa, có nhiều DN và tổ chức kinh tếhoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Có các ngành sản xuất hàng hóa cho

xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng; có ngành chỉ làm nhiệm vụ lưu thôngphân phối; lại có ngành cung cấp dịch vụ thuần túy như vận tải, bưu chính viễn thông,ngân hàng Trong số này, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động trong lĩnhvực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, tất cả đều góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội

Theo điều 4, khoản 3, Luật Các TCTD 2010: NHTM là loại ngân hàng được thựchiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy địnhcủa Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận

Như vậy, có thể nói rằng NHTM là một cơ cấu tài chính trung gian quan trọngnhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống cơ cấu tài chính trung gian này mà cácnguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời

sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển xã hội

1.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại

Ngân hàng thương mại có những đặc điểm nổi bật sau:

- Ngân hàng thương mại là một cơ quan tài chính trung gian

- Ngân hàng thương mại hoạt động đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ và dịch

vụ

- Ngân hàng thương mại thu hút nguồn vốn chủ yếu thông qua huy động tiền gửi,phát hành kỳ phiếu và trái phiếu Sau đó, nguồn vốn này được sử dụng để cung cấp chovay trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng Ngoài ra,

5

Trang 13

ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh và ủy thác

- Hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra lượng tiền tệ thông qua hoạt độngcho vay và thanh toán Điều này làm cho ngân hàng thương mại trở thành một phầnquan trọng của khối cung tiền tệ trong nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến chính sáchtiền tệ của ngân hàng trung ương

1.1.3 Vai trò của Ngân hàng Thương mại

Theo Nguyễn (2009), việc thành lập Ngân hàng Thương mại được thúc đẩy bởinhu cầu phát triển của nền kinh tế: cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hóa, và với sự pháttriển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động của các Ngân hàng Thương mạitrở nên càng quan trọng Bằng cách thực hiện các chức năng của mình, vai trò chínhcủa họ là chức năng trung gian tín dụng đã trở thành một phần quan trọng động viên sựphát triển của nền kinh tế Sự đóng góp này được thể hiện như sau:

Với chức năng trung gian tín dụng, hệ thống Ngân hàng Thương mại huy động vàtập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời của xã hội, biến tiền tệ từ chỗ làphương tiện tiêu thụ trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế Bên cạnh đó, cũng nhờchức năng này mà hệ thống Ngân hàng Thương mại cung ứng một khối lượng vốn tíndụng rất lớn cho nền kinh tế Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không chỉ lớn về sốtiền tuyệt đối mà còn vì tính chất luân chuyển không ngừng của nó

Với vai trò trung gian thanh toán, Ngân hàng Thương mại trở thành tổ chức thuquỹ và trung tâm thanh toán của xã hội, giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông và tănglượng thanh toán bằng chuyển khoản Điều này giúp giảm đi nhiều chi phí cho xã hộiliên quan đến in ấn tiền, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, cũng như tiết kiệm chi phígiao dịch thanh toán Đối với Ngân hàng Thương mại, chức năng này đóng góp vàoviệc tăng thêm lợi nhuận thông qua việc thu phí thanh toán Hơn nữa, nó cũng tăngnguồn vốn cho việc cho vay của ngân hàng, thể hiện qua số dư có trong tài khoản tiềngửi của khách hàng Mặt khác, chức năng này cũng đóng góp vào việc thúc đẩy quátrình lưu thông Tiền – Hàng Hầu hết các giao dịch thanh toán giữa các ngân hàng lànhững giao dịch có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ hạn chế trong từng khuvực, địa phương mà còn lan rộng trên phạm vi cả nước và phát triển ra phạm vi quốc

Trang 14

quan hệ kinh tế thương mại và tài chính quốc tế

Với chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng, NHTM bên cạnh tạo ra lợi nhuậncho mình còn có tác dụng hỗ trợ to lớn các mặt hoạt động chính của NHTM như hoạtđộng tín dụng

1.1.4 Các dịch vụ của Ngân hàng Thương mại

Theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010, các hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm:

Hoạt động huy động vốn (HĐV) bao gồm:

- Tiếp nhận tiền gửi từ cá nhân, tổ chức hay các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửikhác;

- Phát hành các tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ

có giá khác để huy động vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;

- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Hoạt động cấp TD:

NHTM cung cấp tín dụng theo hạn mức cho các cá nhân, tổ chức dưới hình thứcchiết khấu thương phiếu, cho vay thấu chi, giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tàichính và các hình thức khác theo quy định của NHNN như bảo thanh toán tài trợ nhậpkhẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tíndụng dự phòng,

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM:

- Cung cấp các phương tiện nhằm phục vụ thanh toán

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

7

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN -

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép -

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước

Trang 15

- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

Các hoạt động khác bao gồm việc góp vốn, mua cổ phiếu, tham gia thị trườngtiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanhtrong lĩnh vực bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung cấp dịch vụ tư vấn và cácdịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1.2 Khái quát về Doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm về Doanh nghiệp

Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

1.2.2 Các loại hình Doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay theo quy định của Luật Doanhnghiệp 2020, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanhnghiệp tư nhân, Công ty hợp danh Dưới đây là những phân tích về từng loại hìnhdoanh nghiệp giúp tổ chức, cá nhân lựa chọn khi làm thủ tục thành lập

1.2.2.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn baogồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên

Công ty trách nhihiệm hữu hạn bao gồm công

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu

Trang 16

phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanhnghiệp 2020

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trở lên có các đặc điểm sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa

vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ

trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật

129 Luật Doanh nghiệp 2020

9

1.2.2.2 Công ty Cổ phần

Các đặc điểm chung về công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh

nghiệp 2020 như sau:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ

trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp

Trang 17

∙Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thìcác quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tươngứng

- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoánkhác của công ty

1.2.2.3 Doanh nghiệp tư nhân

Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là loại hình được nhiều người lựa chọn cho quy mô kinh doanh nhỏ Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

10

được nêu tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ doanhnghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh củacông ty hợp danh

- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần,phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổphần

1.2.2.4 Công ty hợp danh

Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, các đặc điểm của công ty hợp doanh

Trang 18

được quy định như sau:

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

∙Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinhdoanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viênhợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh phải là cánhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

∙Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợcủa công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

1.3 Dịch vụ cho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại

1.3.1 Khái niệmcho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại

Khái niệm về việc cho vay

Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam (2010), việc cho vay là hình thức

11

cung cấp tín dụng trong đó bên cho vay chuyển hoặc cam kết chuyển cho khách hàng

một khoản tiền để sử dụng cho mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định theo

thỏa thuận, với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi

1.3.2 Đặc điểm của việc cho vay KHDN của Ngân hàng Thương mại

Cho vay KHDN thường mang những đặc điểm cơ bản sau:

Số lượng KHDN tại ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn số lượng KHCN nhưng dư

nợ KHDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ toàn ngân hàng đó

Do đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưlĩnh vực xây lắp, lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông nghiệp, nên đối tượng cho vayKHDN cũng rất đa dạng

Nhu cầu cho vay của doanh nghiệp thường rất lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tái sản xuất, mua sắm tài sản cố định, mở rộng quy mô, đổi mới công nghiệp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà xưởng,máy móc thiết bị, nhưng TSĐB và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp không phải

Trang 19

lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng

Thủ tục, quy trình cho vay KHDN phức tạp hơn nhiều so với cho vay cá nhân vìngân hàng phải thẩm định rất nhiều thứ của doanh nghiệp như: báo cáo tài chính, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, thẩm định cơ sở kinh doanh máy móc thiết bị,… Thông tin của doanh nghiệp thường tốt hơn so với KHCN vì doanh nghiệp có hệ thống thông tin từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế,

Nguồn trả nợ của doanh nghiệp chủ yếu từ dòng tiền tạo ra trong tương lai như tiền bán hàng

Rủi ro trong cho vay KHDN thường lớn hơn rất nhiều so với cho vay cá nhân vì

số tiền doanh nghiệp vay thường lớn hơn rất nhiều so với số tiền cá nhân vay

1.3.3 Vai trò của cho vay KHDN

Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hoạt động của Ngân hàng, với doanh thu từ nó thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu của các tổ

Dưới đây là một số vai trò cụ thể của hoạt động cho vay:

Đối với Ngân hàng Thương mại:

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay không chỉ đến từ việc thu lãi suất, mà còn từ việc bù đắp các chi phí như chi phí trung gian, chi phí quản lý và chi phí dự trữ

- Hoạt động cho vay giúp Ngân hàng Thương mại mở rộng các dịch vụ khác, tăngcường quy mô và nâng cao trang thiết bị sản xuất, từ đó tạo ra lợi nhuận không chỉ từviệc trả nợ mà còn từ dòng tiền gửi vào Ngân hàng, tăng cường hoạt động huy độngvốn Đồng thời, sự phát triển của doanh nghiệp cũng mở ra cơ hội kinh doanh với đốitác nước ngoài, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng như thanh toán nội địa,thanh toán quốc tế, bảo lãnh và chiết khấu thương mại

Trang 20

- Hoạt động cho vay giúp Ngân hàng Thương mại cải thiện chính sách tín dụng,

mở rộng quy mô cho vay và thu hút thêm khách hàng mới

Đối với Doanh nghiệp:

Bảo đảm sự liên tục của hoạt động doanh nghiệp: Thực tế cho thấy, hầu hết cácdoanh nghiệp không có đủ khả năng tài chính để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanhmột cách liên tục Hơn nữa, trong môi trường kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phảiluôn cải tiến, áp dụng công nghệ và phương pháp tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm vàmẫu mã, cùng với việc tăng cường quảng bá thương hiệu và tiếp thị sản phẩm Trongtình hình này, Ngân hàng có thể cung cấp vốn kịp thời để đảm bảo hoạt động sản xuấtkinh doanh được duy trì liên tục

Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Trước khi cấp vốn, Ngân hàng thẩm định kỹ lưỡng về khoản vay của doanh nghiệp, đảm bảo có tài sản đảm

13

bảo phù hợp và phương án sản xuất kinh doanh khả thi Sau khi cấp vốn, Ngân hàngtiếp tục kiểm tra và giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, đảm bảo rằng vốnđược sử dụng đúng mục đích và phương án sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng

kế hoạch Doanh nghiệp cũng phải tìm cách sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả

để tạo ra lợi nhuận lớn hơn số tiền lãi phải trả

- Đóng góp vào việc xây dựng thiếp lập vốn tối ưu cho DN: Hiện nay, ít có DNnào sử dụng toàn bộ vốn tự có để sản xuất kinh doanh vì điều này sẽ làm tăng giá thànhsản phẩm

1.3.4 Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, HĐCV của Ngân hàng Thương mại là một lĩnhvực phát triển, bao gồm nhiều cách thức khác nhau Việc áp dụng từng loại hình chovay phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế cũng như mục đích trong việc sử dụng vốn tín dụngđối với từng Khách hàng Doanh nghiệp (KHDN) Điều này cho phép KHDN sử dụng

và quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả và phù hợp với hoạt động cũng như mụctiêu sử dụng vốn cho vay khác nhau Thông thường, cho vay cho KHDN được phânloại dựa trên các tiêu chí sau (Phan, 2008):

Thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: đây là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, thường được

sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàngDoanh nghiệp (KHDN), trong đó nguồn để trả nợ cho ngân hàng chính là thu nhập

Trang 21

được từ việc sử dụng vốn vay Điều này đòi hỏi ngân hàng phải đánh giá khả năng kinhdoanh, tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn vay của KHDN Loại cho vay nàythường chiếm tỷ trọng cao nhất đối với các Ngân hàng Thương mại

- Cho vay trung hạn: đây là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng (ởViệt Nam), hoặc từ 12 tháng đến hơn 60 tháng (ở các quốc gia khác), được sử dụng đểtài trợ cho các doanh nghiệp đầu tư mua sắm tài sản dài hạn, nâng cấp hoặc đổi mớithiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh

- Cho vay dài hạn: đây là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng ở Việt Nam, được sử dụng để tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thiết bị, xây dựng các

14

xí nghiệp mới

Mục đích cho vay (Theo Phan (2008) ):

- Ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động công thương nghiệp

- Ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản

- Ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

- Ngân hàng thương mại cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuấtnhập khẩu.Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, nhưng thường là cho vay với mụcđích đầu tư bất động sản hoặc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Phương thức cho vay (Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN)

- Cho vay từng lần: Mỗi khi cho vay, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thực hiện quy trình cho vay và kí kết thoả thuận vay

- Cho vay hợp vốn: Là khi hai tổ chức tín dụng trở lên cùng cho vay đối với doanh nghiệp để thực hiện một kế hoạch, dự án vay vốn

- Cho vay lưu vụ: Là khi tổ chức tín dụng cho vay doanh nghiệp để trồng trọt,chăm sóc cây trồng, vật nuôi theo chu kỳ sản xuất liên tục trong năm hoặc các loại câylâu năm, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm Trong trường hợp này, tổ chức tíndụng và doanh nghiệp thỏa thuận việc sử dụng dư nợ gốc từ chu kỳ trước cho chu kỳsản xuất tiếp theo nhưng không quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tục

- Cho vay theo hạn mức: Là khi tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thỏa thuận một

Trang 22

mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Trongkhoảng thời gian này, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần Ít nhất một lần mỗinăm, tổ chức tín dụng xem xét và xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gianduy trì mức dư nợ này Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: TCTD cam kết đảmbảo sẵn sàng cho KHDN vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận.TCTD và KHDN thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưngkhông vượt quá 01 (một) năm

15

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Trong việc cho vaytheo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán, tổ chức tín dụng đồng ý cho phépdoanh nghiệp chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản thanh toán của mình, với mộtmức thấu chi tối đa để thực hiện các dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán Mứcthấu chi tối đa này được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa là một năm

- Cho vay quay vòng: Trong việc cho vay quay vòng, tổ chức tín dụng và doanhnghiệp đồng ý áp dụng cho vay cho nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanhkhông quá một tháng Doanh nghiệp được phép sử dụng dư nợ gốc từ chu kỳ hoạt độngkinh doanh trước đó cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, nhưng thời hạn cho vay khôngvượt quá ba tháng

- Cho vay tuần hoàn: Trong việc cho vay tuần hoàn, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn với điều kiện:

∙Khi đến thời hạn trả nợ, doanh nghiệp có quyền thanh toán hoặc kéo dài thêmmột khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoảnvay;

∙Tổng thời hạn vay vốn không được vượt quá 12 tháng tính từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

∙Trong thời điểm xem xét cho vay, doanh nghiệp không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng

∙Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu doanh nghiệp có nợ xấu tại các tổ

chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thêm thời hạn trả nợ theo thoả thuận

1.3.5 Rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Trang 23

Theo Nguyễn (2009), rủi ro trong việc cho vay đối với doanh nghiệp là tình trạngxảy ra khi KH vay không tuân thủ theo đúng các điều lệ của HĐTD hoặc sử dụngnguồn vốn vay không đúng mục đích so với hợp đồng ban đầu, điều này có thể đượcnhận diện thông qua việc trễ hạn trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không đúng kỳ hạngốc và lãi vay, dẫn đến các tổn thất tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanhcủa Ngân hàng Thương mại Rủi ro này có thể xuất phát từ cả nguyên nhân

16 khách quan và chủ quan từ cả hai bên, cụ thể là khách hàng và ngân hàng

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong việc cho vay KHDN có thể được phân loại như sau:

Nhóm nguyên nhân từ môi trường

Các hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại phải đối mặt với nhiềunguyên nhân khách quan từ môi trường KT, CT, VH -XH, pháp lý và các tác độngchung của khu vực do sự hoạt động của các thực thể kinh tế khác Ví dụ, khi xảy ra hoảhoạn, thiên tai, bão lũ , sự ảnh hưởng đến khả năng SXKD có thể khiến cho các DNphải tạm ngưng hoặc mất khả năng sản xuất Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến dòngtiền tương lai từ việc bán hàng của các DN Do đó, một số DN có thể không đảm bảoviệc thanh toán lãi hoặc trả nợ vay cho NH theo đúng kỳ hạn, hoặc thậm chí mất hoàntoàn khả năng trả nợ vay

Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Rủi ro trong việc cho vay có thể đến từ nguyên nhân chủ quan như việc thực hiệnquá trình xem xét và đánh giá về khoản vay không đủ kĩ lưỡng, dẫn đến các nhầm lẫntrong quá trình đưa ra quyết định về việc cho vay Ngược lại, có thể xảy ra trường hợpđưa ra quyết định cho vay đúng đắn, nhưng do sự đội ngũ cán bộ và nhân viên ngânhàng còn chưa tốt trong việc thực hiện kiểm tra và giám sát sau khi cho vay, dẫn đếntình trạng KH sử dụng vốn vay chưa hoặc không đúng mục đích mà NH không nhận rakịp thời để ngăn chặn

Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng:

Rủi ro cho vay có thể phát sinh từ cả những yếu tố chủ quan và khách quan Vềphía chủ quan, điều này có thể xuất phát từ khả năng quản lý kém cỏi của khách hàng,dẫn đến việc sử dụng vốn vay không hiệu quả hoặc thất thoát, ảnh hưởng đến khả năngthanh toán nợ Hoặc có thể do khách hàng không có ý định trả nợ đầy đủ, trong khi cácbiện pháp thu hồi nợ của ngân hàng không phát huy hiệu quả Về mặt khách quan, có

Trang 24

thể do khách hàng phải đối mặt với những biến động trong môi trường kinh doanh màkhông thể dự đoán trước, như sự thay đổi về giá cả hoặc nhu cầu thị trường, hoặc thậmchí là sự thay đổi về môi trường pháp lý hoặc chính sách của chính phủ

17

Tất cả những yếu tố này có thể khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính không thể vượt qua, dù có ý định trả nợ

1.3.6 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay KHDN 1.3.6.1

Nhóm tiêu chí phản ánh quy mô của hoạt động cho vay KHDN Dư nợ

cho vay KHDN

Dư nợ cho vay KHDN của ngân hàng là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trựctiếp hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp Sự tăng trưởng liên tục và ổnđịnh của dư nợ này không chỉ thể hiện uy tín mà còn là minh chứng cho năng lực tàichính mạnh mẽ của ngân hàng Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năngđáp ứng linh hoạt và kịp thời nhu cầu cho vay của các doanh nghiệp, bao gồm cả cáckhoản vay ngắn hạn để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày và các khoản vay trung,dài hạn để hỗ trợ các dự án đầu tư lớn Việc mở rộng và phát triển quy mô cho vay giúpngân hàng thu hút được nhiều khách hàng mới và tăng cơ hội tiếp cận thị trường Tráilại, khi dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực trung, dài hạn, thấp,điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của ngân hàng, vì các doanh nghiệpthường có nhu cầu vay vốn lớn với thời gian trả nợ kéo dài

Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN

Việc đánh giá cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng được coi là hợp

lý khi các phần tử của nó phản ánh đúng kế hoạch vay của doanh nghiệp và đem lại lợinhuận cao nhất có thể Cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp hợp lý không chỉ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng mà còn giúp mở rộng quy mô cho vay,đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng trong việc định hình chiến lược phát triển vàtăng cường uy tín cũng như sức cạnh tranh của ngân hàng Bằng cách xác định cơ cấu

dư nợ cho vay doanh nghiệp, ngân hàng có thể phân tích được điểm mạnh và điểm yếucủa mình trong hoạt động kinh doanh

Để đánh giá cơ cấu dư nợ cho vay doanh nghiệp, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu như tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo đối tượng và theo kỳ hạn Điều này giúp

họ hiểu rõ hơn về cách tổ chức và phân bổ vốn vay cho các đối tượng khác nhau, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro

Trang 25

18 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo đối tượng

Cơ cấu dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn

Tỷ trọng dư nợ cho vay KHDN theo kỳ hạn

Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn với Ngân hàng

Số lượng doanh nghiệp liên kết với Ngân hàng để vay vốn là một chỉ số quantrọng giúp đánh giá quy mô của hoạt động cho vay doanh nghiệp Một Ngân hàng có sốlượng doanh nghiệp vay vốn ổn định và tăng dần qua các năm thể hiện sự thành côngtrong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới.Điều này không chỉ giúp củng cố uy tín và thương hiệu của Ngân hàng trên thị trường

và trong mắt của doanh nghiệp, mà còn giúp Ngân hàng khẳng định năng lực tài chính

và mở rộng quy mô trong hoạt động cho vay doanh nghiệp

Ngược lại, nếu số lượng doanh nghiệp liên kết với Ngân hàng là ít và không ổnđịnh, thì Ngân hàng cần phải xem xét lại chính sách cho vay, lãi suất, và đội ngũ cán bộtín dụng của mình Việc này giúp Ngân hàng hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp

để duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp hiện có và thu hút thêm doanh nghiệp mới đếnvay vốn tại Ngân hàng

Trang 26

19

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN (DNCV KHDN)

Tốc độ tăng trưởng Dư nợ cho vay (DNCV) của Khách hàng Doanh nghiệp Nhỏ

và Vừa (KHDN) phản ánh khả năng của ngân hàng mở rộng quy mô cho vay qua các năm, và chỉ số này càng cao thể hiện được khả năng của ngân hàng trong việc mở rộnghoạt động cho vay cho khách hàng Đồng thời, tỷ lệ tăng trưởng DNCV cao cũng cho thấy chất lượng của việc cho vay ngày càng được cải thiện để đáp ứng với sự gia tăng của DNCV, đồng thời giúp ngân hàng tự chủ động hơn trong việc xây dựng chiến lượcphát triển dài hạn Ngoài ra, chỉ số này cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng so với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần khác trong lĩnh vực cho vay

1.3.6.2 Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Nim)

Để phát triển kinh doanh và đạt được lợi nhuận, ngân hàng cần sở hữu các tài sản.Trong danh sách tài sản của ngân hàng, việc cho vay cho các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quan trọng Thu nhập từ việc cho vay cho các doanh nghiệp được ghi nhận dưới dạng thu nhập lãi thuần từ cho vay doanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả và lợi nhuận từ các khoản cho vay này, một phương pháp được sử dụng là tính chỉ số NIM (Net InterestMargin) cho vay doanh nghiệp

Trang 27

mô hình và kỳ hạn cho vay.

20

1.3.6.3 Nhóm tiêu chí về rủi ro

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay KHDN

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, quy định về phân loại tài sản, mức tríchlập dự phòng rủi ro (DPRR), và cách sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt độngcủa Tổ chức Tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro tín dụngtrong ngân hàng là tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết

Các Ngân hàng thương mại thường sử dụng hai chỉ số sau để đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp:

4 và 5, đồng thời là nhóm nợ quá hạn trên 90 ngày và có nghi ngờ về khả năng trả nợ vay

Tỷ lệ nợ xấu được tính là tỷ lệ giữa tổng giá trị nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5)

so với tổng giá trị nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệuquả quản lý rủi ro của ngân hàng trong hoạt động cho vay Nếu tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, điều này cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động cho vay một cách hiệu quả

Trang 28

dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các Tổ chức Tín dụng và chi nhánh ngânhàng nước ngoài, DPRR được định nghĩa là số tiền được trích lập và hạch toán vào chiphí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của các Tổ chứcTín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dựphòng chung

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho tổn thất có thể xảy rađối với từng khoản nợ cụ thể Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhưsau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100% Tỷ lệ tríchlập dự phòng này tăng theo mức độ rủi ro của danh mục cho vay

Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thểxảy ra nhưng chưa được xác định cụ thể khi trích lập dự phòng cụ thể Thường thì dựphòng chung được xác định bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm

4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng

Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập DPRR x (Số dư khoản vay – Giá trị khấu trừ của Tài sản bảo đảm)

1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTM

1.3.7.1 Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng

Nguồn vốn ngân hàng

Đối với mọi doanh nghiệp, sự tiếp tục hoạt động kinh doanh không thể thiếunguồn vốn, vì vốn là biểu hiện của khả năng kinh doanh Nguồn vốn này có thể baogồm vốn tự có, vốn huy động và vốn vay từ các tổ chức tài chính Trong trường hợpvốn tự có đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp, thì nguồn vốnhuy động thông qua các khoản nợ cần trả sẽ ảnh hưởng đến quy mô đầu tư và hoạtđộng tài chính của doanh nghiệp Do đó, vốn là điều kiện tiên quyết để thực hiện hoạtđộng kinh doanh của bất kỳ tổ chức kinh doanh nào

Những ngân hàng sở hữu khối lượng vốn lớn hơn sẽ có lợi thế trong lĩnh vực kinhdoanh khi cạnh tranh, từ đó tạo ra LN cao cho họ Để phát triển HĐ cho vay nhằm mụcđích kinh doanh, ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động phong phú về số lượng vàthời hạn để đáp ứng được nhu cầu trong chi trả và vốn của các thành

22

phần trong nền kinh tế Thông thường, so với các NN nhỏ, các NH lớn sẽ có khả năngđầu tư và cho vay trung-dài hạn lớn hơn, phong phú hơn và với quy mô rộng lớn Trongkhi đó, các NH nhỏ, do hạn chế về nguồn vốn tự có và vốn huy động, sẽ có phạm vi và

Trang 29

khối lượng cho vay hạn chế đối với các chủ thể kinh tế Vì vậy, nếu có khả năng vốndồi dào, các ngân hàng có thể dễ dàng phát triển HĐCV bằng cách đa dạng hóa các sảnphẩm cho vay và mở rộng quy mô và khối lượng cho vay để thoả mãn nhu cầu vốnngày càng tăng của các thành phần kinh tế

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Quản trị DN và khả năng huy động vốn của NH đóng vai trò cực kỳ cần thiếttrong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp Trong việc xác định chiếnlược kinh doanh, chính sách cho vay là yếu tố quan trọng điều tiết các hoạt động củangân hàng, ảnh hưởng đến việc huy động vốn, quản lý LS cho vay, cung cấp các sảnphẩm vay, QLRR cho vay và hấp dẫn khách hàng,

Chiến lược kinh doanh của NH chịu trách nhiệm liên quan đến hiệu suất hoạtđộng, dựa trên tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng phát triển chiếnlược cho vay phù hợp

Chính sách cho vay (CSCV) của ngân hàng

Chính sách cho vay (CSCV) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lượckinh doanh của ngân hàng, là yếu tố quyết định ảnh hưởng đầu tiên đến việc cung cấpvốn cho nền kinh tế CSCV và hệ thống các biện pháp liên quan đến việc hạn chế hoặc

mở rộng quy mô cho vay được thiết lập nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra và giảm thiểurủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng CSCV đóng vai tròcốt lõi điều hành các hoạt động như: huy động vốn và cho vay, quản lý lãi suất, sảnphẩm vay, kỹ thuật QLRR cho vay Một CSCV tốt, chính xác và đầy đủ sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho NH sử dụng tối ưu nguồn vốn khi cho vay, hấp dẫn nhiều KH, vàbảo đảm cho Cán bộ Thanh tra Điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ của mình dựa trên cơ sởgiảm thiểu rủi ro, chấp hành pháp luật và đạt được sự bình đẳng xã hội, từ đó đem lạilợi nhuận như mong đợi Ngược lại, một CSCV không tốt và không tương đồng có thểdẫn đến các quyết định không chính xác của Cán bộ Thanh tra Điều tra, tăng rủi ro dokhông đối xử công bằng Thường xuyên thay đổi để thích

23

hợp với biến động của nền kinh tế, CSCV của mỗi NH được điều chỉnh để đáp ứng nhucầu thị trường

Mạng lưới của ngân hàng

Mạng lưới ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn và phát triển chovay cho các KH có nhu cầu vay vốn Sự phân bố của các chi nhánh, phòng giao dịch

Trang 30

(PGD), và các đơn vị trực thuộc (ĐVTT) của NH, cũng như việc điều phối chúng theolãnh thổ địa lý, tạo thành hệ thống kênh phân phối quan trọng Ngân hàng có mạng lướihoạt động rộng khắp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn, nâng cao sự nhận biết

và uy tín trong cộng đồng Điều này giúp ngân hàng dễ dàng triển khai các chiến lượctiếp thị và bán hàng, tăng cường thị phần cho mình cũng như cho hệ thống NH nóichung

Quy trình, thủ tục cho vay KHDN

Quy trình nghiệp vụ tín dụng là sự kết hợp các hướng dẫn kỹ thuật về cách tổchức và thực hiện các giao dịch vay từ ngân hàng, bắt đầu từ khi yêu cầu được tạo racho đến khi khoản vay được hoàn tất Đây là một chuỗi công việc phức tạp, bao gồmnhiều giai đoạn phụ thuộc lẫn nhau theo một trình tự cụ thể, song cũng cần linh hoạt đểđáp ứng các tình huống đặc biệt Dựa trên quy trình tín dụng, NH xác định và thiết lậpcác thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp và an toàn cho cảhai bên mà không gây ra trở ngại cho khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian Điềunày giúp xây dựng niềm tin từ phía khách hàng, giảm thiểu việc bỏ lỡ cơ hội với kháchhàng tiềm năng và hạn chế rủi ro từ việc cho vay cho các khách hàng không đáng tincậy Nhờ đó, ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quy mô cho vay

và cải thiện chất lượng dịch vụ cho vay

Chất lượng CBTD của ngân hàng

Số lượng và chất lượng của nhân viên đóng vai trò vô cùng cần thiết trong lĩnhvực hoạt động của NH Việc cho vay có thành công hay không phụ thuộc vào tráchnhiệm và năng lực của các bộ phận tổ chức Chất lượng của các bộ phận tổ chức baogồm một loạt các yếu tố liên quan đến con người như trình độ chuyên môn, đạo đứcnghề nghiệp, khả năng giao tiếp với khách hàng, và nhiều yếu tố khác Các bộ phận

24

tổ chức liên quan đến HĐCV không chỉ là những nhân viên, mà còn là các lãnh đạo củacác ngân hàng thương mại, chịu trách nhiệm trong việc đánh giá, phê chuẩn và giảingân các khoản vay

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và thúc đẩy sự hội nhập và phát triểncủa các quốc gia trên toàn cầu, cạnh tranh trở thành một yếu tố không thể thiếu Đây làmột động lực tích cực thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển của các ngân hàng, đảm bảorằng họ không bị tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh Để vượt qua đối thủ, cácngân hàng cần nâng cao hiệu suất hoạt động của mình và thu hút nhiều khách hàng hơn

Trang 31

Điều này có thể thay đổi sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH mà họ từng giaodịch Các NH thường cạnh tranh bằng cách thiết lập lãi suất và dịch vụ cho vay hấpdẫn Do đó, việc xây dựng lãi suất thích hợp và hấp dẫn phải kết hợp cùng với sự tínnhiệm và uy tín của ngân hàng để nâng cao thị phần cả trong việc huy động vốn và cấptín dụng Vì vậy, nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bao gồm việc tìm kiếm và đánh giáphân tích thông tin, nhận xét tình hình hoạt động hiện tại và dự đoán trước chiến lượctrong tương lai, trở thành một yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất của hoạt độngcho vay

1.3.7.2 Nhóm nhân tố thuộc về KHDN

Tình hình tài chính của DN

Ngân hàng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến tình hình tài chính của doanhnghiệp khi xem xét việc cấp tín dụng, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọngảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ vay trong tương lai của doanh nghiệp Việc phêduyệt một khoản vay chỉ diễn ra sau khi ngân hàng đã thực hiện một quá trình nghiêncứu cẩn thận về tình hình tài chính nội tại của doanh nghiệp, đảm bảo rằng các chỉ sốtài chính đều nằm trong ranh giới chấp nhận được, và đánh giá được tính khả thi của kếhoạch kinh doanh Đồng thời, ngân hàng cũng đánh giá khả năng của doanh nghiệp tạo

ra dòng tiền đủ để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng

Năng lực quản trị của DN

Quản trị DN đó là quá trình chiến lược hóa, kiểm soát, tổ chức và lãnh các hoạt

25

động của mọi thành viên trong tổ chức, nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn đểđạt được các mục tiêu đã đề ra Điều này bao gồm việc tạo ra và duy trì một môi trườnglàm việc tích cực, khuyến khích sáng tạo và hiệu suất lao động cao từ các nhân viên.Quản trị DN là quá trình liên tục, có cơ cấu, được định hình bởi sự lãnh đạo của cácnhà quản lý, nhằm định hướng và động viên nhân viên để tận dụng tối đa tiềm năng và

cơ hội trong việc sản xuất và kinh doanh, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định vàchuẩn mực xã hội

Một quản trị DN hiệu quả có thể tối ưu hóa sử dụng nguồn nhân lực hiện có, tăngcường hiệu quả lao động và xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý để đảm bảo sự bềnvững và phát triển của doanh nghiệp Ngược lại, một quản trị kém hiệu quả và khôngminh bạch có thể dẫn đến sự suy giảm và thậm chí là sụp đổ của doanh nghiệp

Đạo đức và uy tín của DN

Trang 32

Mối quan hệ cho vay là một sự tương tác quan trọng giữa ngân hàng và kháchhàng, dựa trên sự tín nhiệm và uy tín Do đó, đạo đức và uy tín của doanh nghiệp đóngvai trò then chốt khi ngân hàng xem xét việc cấp tín dụng Đạo đức và uy tín thườngđược thể hiện qua hai khía cạnh: đối với cộng đồng và đối tác Một ngân hàng với mức

độ tin cậy cao và uy tín trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến quyết định của khách hàngkhi chọn lựa đối tác giao dịch Ngược lại, một khách hàng có uy tín và đạo đức trongmối quan hệ với ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn, có thể được xử

lý nhanh chóng và thậm chí nhận lãi suất ưu đãi so với các khách hàng khác

Bảo đảm tiền vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng mang theo nhiều rủi ro không thể tránh khỏi.Mặc dù ngân hàng đã tiến hành thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng khảnăng thanh toán của KH trước khi quyết định cho vay, nhưng vẫn không thể loại bỏhoàn toàn rủi ro Do đó, việc sử dụng tài sản đảm bảo có thể được áp dụng như mộtbiện pháp để tăng cường khả năng thu hồi nợ của DN và giảm thiểu rủi ro cho ngânhàng Hiện nay, có nhiều hình thức bảo đảm cho khoản vay như tài sản thế chấp (nhưbất động sản, quyền sử dụng đất), tài sản cầm cố (bao gồm cả tài sản không cần đăng

ký quyền sở hữu và tài sản cần đăng ký), tài sản hình thành từ vốn vay, và bảo lãnh

26

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tài sản để đảm bảo cho khoản vaycủa mình Do đó, nếu ngân hàng chỉ tập trung vào tài sản đảm bảo khi xét duyệt vay,điều này có thể tạo ra một hạn chế lớn đối với các doanh nghiệp vay vốn

1.3.7.3 Nhóm nhân tố khách quan

Chính sách của Cơ quan quản lý NN

Các biện pháp và chính sách của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt ảnh hưởng đếnhoạt động của ngân hàng thương mại, tạo ra một tác động lớn nhất trong hệ thống tàichính Rủi ro trong KD của NH có tính chất lan truyền và hệ thống, vượt xa so vớinhiều lĩnh vực khác Do đó, các cơ quan quản lý NN cần thực hiện các biện pháp quản

lý chặt chẽ để đảm bảo rằng chính sách tiền tệ quốc gia được thực thi hiệu quả, hệthống tài chính và ngân hàng được bảo đảm an toàn, đồng thời thúc đẩy các mục tiêuphát triển kinh tế của Nhà nước theo kế hoạch đã đề ra Bằng cách ban hành các mụctiêu, quy định pháp lý hoặc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, cả Nhà nước vàNgân hàng Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp để mở rộng hoặc hạn chế tín dụngcủa ngân hàng đối với nền kinh tế

Tình hình KT - CT - XH của đất nước

Trang 33

Tình hình kinh tế trong khu vực mà NH hoạt động có tác động đáng kể đến việc

mở rộng và tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay Một nền kinh tế ổn định sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các khoản vay chất lượng cao và mở rộng phạm

vi hoạt động cho vay Ngược lại, khi nền kinh tế không ổn định, khả năng cho vay vàkhả năng trả nợ có thể biến động mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thu hồivốn cho vay của Ngân hàng Thương mại

27

KẾT LUẬN CHUƠNG 1

Phần một của luận văn đã trình bày những điểm cơ bản như khái niệm, chứcnăng, các hoạt động cơ bản và vai trò đối với nền kinh tế của Ngân hàng Thương mại,những lý luận chung về hoạt động cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngânhàng Thương mại, đặc điểm cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, rủi ro trong việccho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vaycho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại Hiểu rõ những đặc trưng đócủa hoạt động cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ giúp Ngân hàng Thương mạicải thiện những khuyết điểm còn tồn đọng, ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở pháp lý,quy trình cho vay, và chất lượng sản phẩm dịch vụ để từ đó, Ngân hàng Thương mại cóthể hạn chế được những rủi ro trong quá trình cho vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng SHB

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ra đời vào ngày13/11/1993 và chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm

2009 Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, SHB đã ghi nhận nhiều thành tựu, cùngvới dấu ấn mạnh mẽ trong thị trường tài chính Việt Nam và quốc tế, góp phần vào sựphát triển vững mạnh của nền kinh tế đất nước

Hiện nay, SHB có hơn 9,500 nhân viên, 532 điểm giao dịch trong và ngoài nước,

Ngày đăng: 31/07/2024, 15:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2022, 2023, 2024) Báo cáo thường niên. Dr. Nguyễn Thị Hồng Yên. “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận án tiến sỹ. Học viện Ngân hàng. Hà Nội.64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
21. Website SHB: https://www.shb.com.vn/wp content/uploads/2023/04/BCTN-2021_VN_Web-2.pdf Link
22. Website SHB: https://www.shb.com.vn/wp content/uploads/2022/04/BCTN-2021_VN_Web-2.pdf Link
23. Website SHB: https://www.shb.com.vn/wp- 65content/uploads/2021/07/BCTN-2020_SHB_view_Final.pdf Link
24. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-kiem-toan 2021/ Link
25. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-kiem-toan 2022/ Link
26. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-quy-i-nam 2023/ Link
27. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-quy-ii-nam 2023/ Link
28. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-quy-iii-nam 2023/ Link
29. Website SHB: https://www.shb.com.vn/bao-cao-tai-chinh-quy-iv-nam 2023/ Link
1. Bùi, Diệu Anh (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. NXB Thống kê Khác
2. Dương, Tuấn Anh(2015), Các yếu tố gây ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam được phân tích trong luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Ngân hàng Khác
3. Lê, Phước Tấn (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tín dụng trong ngân hàng thương mại Việt Nam được đề cập trong bài báo của Tạp chí Tài chính số II tháng 12/2016 Khác
4. Nguyễn, Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Khác
5. Nguyễn, Minh Kiều (2012), Quản trị rủi ro tài chính. Đại học mở TP. Hồ Chí Minh và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, NXB Tài chính Khác
6. Nhật, Phương Lưu (2013), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Phương Đông, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐH Kinh tế TPHCM Khác
7. Nguyễn, Thu Thủy (2010), Pháp luật về hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, ĐH Quốc Gia Hà Nội Khác
8. Nguyễn, Vũ Hoàng Vũ (2015), Cách tiếp cận để tăng cường chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Khác
9. Nguyễn, Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017), Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của NHTM Khác
10. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (2021, 2022, 2023) Báo cáo Tài chính Kiểm toàn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w