Mục đích ngiên cứu Trận Xương Giang là một trận đánh nằm trong kế hoạch “vây thành diệt viện” của nghĩa quân Lam Sơn trong chiếndịch Bắc tiến nhằm đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh xâm lược
Trang 1HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VẦ PHÁT HUY DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐIỂM CHIẾN THẮNG XƯƠNG GIANG TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG TỈNH
BẮC GIANG
1 Lí do chọn đề tài
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng văn hoá Kinh Bắc xưa, được ví như phên dậu phía Bắc của quốc giaĐại Việt, mảnh đất này không chỉ có bề dày về lịch sử văn hóa với những di tích nổi tiếng như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bồ Đà mà còn có truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất chống lại các cuộc xâm lăng của quân thù bảo
vệ đất nước Mỗi vùng đất con người Bắc Giang đều khắc ghi dấu ấn lịch sử của cha ông trong quá trình đấu tranh xây dựng, bảo vệ đất nước Một trong những địa danh ghi dấu ấn sâu đậm là chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh của dân tộc Việt Nam
2 Mục đích ngiên cứu
Trận Xương Giang là một trận đánh nằm trong kế hoạch
“vây thành diệt viện” của nghĩa quân Lam Sơn trong chiếndịch Bắc tiến nhằm đánh đuổi hoàn toàn giặc Minh xâm lược giành lại toàn bộ chủ quyền giang sơn Đại Việt Chiếnthắng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cùng với các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Hố Cát nghĩa quân đã tiêu diệt toàn bộ đạo quân chi viện cho thành Đông Quan do Liễu Thăng Cầm đầu, giết và bắt sống toàn bộ tướng chỉ huy địch Chiến thắng Xương Giang là chiến thắng cuối cùng quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam sơn kết thúc 20 năm nước ta chịu sự cai trị của nhà Minh Từ những ý
nghĩa trên việc nghiên cứu , bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của di tích chiến thắng thành cổ Xương Giang không chỉ góp phần giới thiệu, quảng bá đến công chúng
về một di tích tiêu biểu góp phần phát triển kinh tế du lịchcủa địa phương mà trên hết là giáo dục thế hệ trẻ hiểu về một di tích hào hùng gắn với chiến thắng vang dội của cha ông trong cuộc đấu tranh giành lại non sông đất nước
Trang 2Qua đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc ý thức về tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước cũng như ý thức trong việc giữ gìn và bảo
vệ phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Đây chính là sự tri ân ro lớn đối với công lao của cha ông
đã xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
3 Đối tượng , phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý nghĩa lịch sừ hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị
Phạm vi nghiên cứu : Quần thể di tích thành cổ Xương Giang
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã dựa vào những phương pháp nghiêncứu sau đây:
Phương pháp thu thập tài liệu
Trang 3CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN
LÍ DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ BẮC GIANG
1 Một số khái niệm cơ bản
1.1 Văn hóa
Theo Wikipedia, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức
tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất
và tinh thần mà do con người tạo ra
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phongtục,lối sống
Trong “Trung Quốc văn hóa sử”:“Văn” là những cái tốt đẹp của cuộc
sống đã được đúc kết lại “Hóa” là đem cái đã được đúc kết ấy hóa thân trở lại, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
Năm 1871, Edward Burnett Tylor, Primitive Culture (Văn hóa nguyên thủy), London, 1871, Vol 1 p.1: Văn hóa là tổng thể phức tạp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và cả những khả năng và thói quen khác mà con người đạt được với tư cách là một thành viên
xã hội”
Trang 4Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO
(Thông tin UNESCO, 1, 1988): “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại… hình thành một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – văn hóa giúp xác định tính riêng của từng dân tộc”
Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con
người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên
1.2 Di sản văn hóa
Theo Wikipedia, Di sản văn hóa được hiểu là di sản của các hiện vật vật lý
và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, khái niệm Di sản văn hóa Việt Nam được hiểu là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một
bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản săc dân tộc
và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới Để tăng cương hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trang 5Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể
và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3 Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
1.4 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trong vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay, Bảo tồn được hiểu là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn kết chặt chẽ biện chứng Đó
là hai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hóa Bảo tồn di sản văn hóa thành công thì mới pháthuy được các giá trị văn hóa Phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản văn hóa tốt nhất (lưu giữ giá trị di sản trong ý thức cộng đồng xã hội)
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể)
cần thỏa mãn hai điều kiện: Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá
trị đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn
cãi Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài) trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất
Trang 6là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn
Tên gọi khác: Không
2.2 Địa điểm và đường đi đến di tích
2.2.1 Địa điểm
Địa điểm Chiến thắng Xương Giang xưa thuộc bộ VũNinh Đến thời Lý, Trần, Địa điểm Chiến thắng Xương Giangthuộc phủ Lạng Giang (Phủ Lạng Giang từ thời Trần về trước
là đất lộ Bắc Giang1) Trong lịch sử đã từng ghi nhận BắcGiang thời Lý là trung tâm của đất Châu Lạng-mảnh đất có vaitrò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ kinh thành Thăng Long
và quốc gia Đại Việt nên được nhà Lý đặc biệt coi trọng2
Sang thời kỳ nhà Minh thống trị nước ta, năm Vĩnh Lạc thứ 5(1407) chia phủ Lạng Giang gồm 2 châu: Lạng Giang và ThượngHồng, cai quản 10 huyện Sau khi xâm lược nước ta, nhà Minh đãchọn phủ Lạng Giang là trị sở và xây dựng hệ thống thành lũytrong đó có thành Xương Giang Lúc này, thành Xương Giangthuộc xã Đông Nham (hay còn gọi là làng Thành), huyện Bảo Lộc,tổng Thọ Xương, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc
Đến thời Lê và thời Nguyễn, Địa điểm Chiến thắng XươngGiang thuộc tổng Thọ Xương, phủ Lạng Giang
Sau năm 1945, Địa điểm Chiến thắng Xương Giang thuộc xãThọ Xương, thị xã Bắc Giang Năm 1999, thuộc xã Xương Giang,thị xã Bắc Giang Từ năm 2014 đến nay, Địa điểm Chiến thắngXương Giang thuộc phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang,tỉnh Bắc Giang
1 Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1971, tr 60.
2 Hội thảo khoa học " Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa chiến thắng Xương Giang năm 1427" do Sở VHTTDL- Viện Sử học- UBND thành phố Bắc Giang tổ chức - năm 2009, tr 169.
Trang 72.2 2 Đường đi đến di tích
Từ trung tâm thành phố Bắc Giang đi theo hướng đườngHùng Vương - Xương Giang (quốc lộ 1A cũ) chừng 1km về phíaĐông Bắc là tới di tích Địa điểm Chiến thắng Xương Giang
Từ thủ đô Hà Nội, đi theo hướng đường quốc lộ 1A cũkhoảng 55km, đến thành phố Bắc Giang, qua cầu Sông Thương
đi thẳng theo đường Xương Giang khoảng 2km là tới di tích
Từ thủ đô Hà Nội, đi theo hướng đường quốc lộ 1A mới (caotốc) khoảng 55km qua cầu Xương Giang, rẽ trái vào trung tâmthành phố Bắc Giang đi thẳng đường Hùng Vương, rẽ phải đitheo đường Xương Giang khoảng 1km là tới di tích Địa điểmChiến thắng Xương Giang
2.3 phân loại di tích
Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích; Căn cứĐiểm a, Khoản 3, Điều 29 của Luật Di sản văn hóa năm 2001,được sửa đổi, bổ sung năm 2009; căn cứ Điều 11 Nghị định số98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001 vàLuật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa năm
2009, di tích Địa điểm chiến thắng Xương Giang tại thành
Xương Giang thuộc loại hình Di tích lịch sử.
2.4 Đặc điểm di tích Địa điểm Chiến thắng Xương Giang
Đầu thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta Suốt 20 năm đô
hộ đầy sự hà khắc khiến đời sống nhân dân ta vô cùng khổ cực.Thời kỳ này chúng đã áp dụng chính sách chia làng, xã, lậpthành Lí, Giáp, cùng hệ thống bộ máy như cơ cấu hành chínhcủa nông thôn Trung Quốc Đặc biệt, nhà Minh rất quan tâmviệc thiết lập các sở, vệ, xây dựng hệ thống thành lũy ở nhữngnơi xung yếu để phòng thủ trong đó có thành Xương Giang
Theo các thư tịch cổ của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên; Bình Ngô Đại Cáo; Phú Núi Chí Linh, Quân
Trung Từ mệnh tập của Nguyễn Trãi, Phú Xương Giang của Lý
Tử Tấn, Kiến Văn tiểu lục của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú… thì thành Xương Giang vốn
Trang 8là một toà thành được xây dựng trong hệ thống thành luỹ củaquân Minh (giai đoạn 1407-1427) Lúc đó, thành Xương Giangcòn là trị sở của phủ Lạng Giang (bao gồm các huyện: LạngGiang, Yên Thế, Yên Dũng, Lục Ngạn và Hữu Lũng) và là thànhlũy kiên cố của giặc Minh án ngữ trên con đường dịch trạm, làcầu nối giữa 2 tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với Đông Quan (HàNội) Với vị trí chiến lược này, thành Xương Giang có thể phongtoả các vùng xung quanh, liên lạc, ứng cứu, tiếp viện khi cầnthiết, ra công vào thủ rất lợi hại Toà thành này lại ở vào vị trícửa ngõ, phên dậu của Đông Quan, nên được giặc Minh xâydựng rất kiên cố Như vậy, thành Xương Giang đã có ý nghĩađặc biệt quan trọng về mặt quân sự đối với quân Minh ở Đại
Việt Sách Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn viết:“Thời thuộc Minh, thành Xương Giang là thành lớn
nhất của phủ Lạng Giang, đương thời vẫn gọi là thành LạngGiang Xương Giang là trị sở của phủ Lạng Giang Sau khi xâmlược nước ta, nhà Minh cho xây dựng các sở vệ, đắp thành lũy ởnhững nơi xung yếu để phòng thủ Thành Xương Giang khi đó trởthành thành lũy kiên cố của giặc Minh án ngữ trên con đườngdịch trạm từ Quảng Tây (Trung Quốc) nối với Đông Quan (HàNội)” 3
Theo sách Di tích Bắc Giang, tái bản năm 2016, trang 444:
Thành Xương Giang xưa nằm trên một gò đồi thấp, được đắpbằng đất, có sông nhỏ và các thửa ruộng trũng bao quanh, cáchsông Thương chừng vài ba km Thành có hình chữ nhật, chiềudài theo hướng Đông Tây là 600m, chiều rộng theo hướng BắcNam là 450m, tổng diện tích là 27ha Bốn góc thành có 4 vọnglâu lớn, đặt các loại súng thần cơ lớn nhỏ Có bốn cửa nhìn rabốn hướng và cửa chính thành trông về phía Tây Trong thànhđược phân chia các khu vực rõ ràng: Dinh thự, doanh trại, kholương, kho đạn, giếng nước
Thành Xương Giang hiện nay không còn nhưng dấu vếttường thành xưa cùng các hiện vật dưới lòng đất mà khảo cổhọc đã tìm được là minh chứng rõ ràng về sự tồn tại và vai trò ýnghĩa của toà thành này trong lịch sử chống quân Minh của dântộc Khu di tích Chiến thắng Xương Giang hiện có 12 địa điểm
3 Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb Khoa học xã hội-HN 1997.Tr
403 ,
Trang 9đã được cắm mốc địa giới hành chính và khoanh vùng khu vựcbảo vệ Tại địa điểm trung tâm thành Xương Giang xưa đã cóngôi đền thờ Lê Lợi cùng các tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn, nhàTrưng bày và biểu diễn nghệ thuật giới thiệu về Chiến thắngXương Giang phục vụ khách tham quan.
2.5 Sự kiện nhân vật lịch sử liên quan
2.5.1 Sự kiện lịch sử liên quan đến di tích
Thế kỷ XV quân Minh xâm lược nước ta, cả nước dấy lênphong trào khởi nghĩa chông quân Minh xâm lược Giai đoạnnày có nhiều cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh bảo vệ đất nước.Trong các cuộc khởi nghĩa ấy, chỉ có khởi nghĩa Lam Sơn do LêLợi lãnh đạo là thành công Từ một cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đãphát triển thành phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi cảnước Vùng đất Bắc Giang là nơi ghi dấu nhiều trận đánh ác liệttrong cuộc khởi nghĩa này tiêu biểu là Chiến thắng Xương Giang
để kết thúc ách đô hộ của nhà Minh giải phóng dân tộc Cùngvới nhiều địa danh khác như: Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát thành Xương Giang đã trở thành trung tâm diễn ra nhiều sựkiện lịch sử quan trọng trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minhxâm lược Đặc biệt, nơi đây diễn ra 2 chiến thắng lớn củanghĩa quân Lam Sơn: Trận công thành Xương Giang tháng 9năm 1427 và chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang trong trậnquyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang tháng 11 năm
1427 do Lê Lợi và Nguyễn Trãi chỉ huy đã đi vào lịch sử dântộc
2.5.1.1 Trận công thành Xương Giang tháng 9 năm 1427
Vào giữa năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy
đã mở rộng, củng cố vùng giải phóng, thừa thắng kéo quân raBắc bao vây thành Đông Quan Tướng nhà Minh- bọn VươngThông xin viện binh cứu viện và cố thủ tại đây Biết trước tìnhhình đó, Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ tham mưu nghĩa quân LamSơn gấp rút chuẩn bị hạ gấp thành Xương Giang nhằm chặt đứtmột cầu nối quan trọng giữa vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) vớiĐông Quan (Hà Nội) và tính kế dồn địch lại ở vùng Xương Giang.Mặt khác để nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi, Nguyễn Trãi chỉ huy
Trang 10mở trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt viện binh địch, đập tan
ý đồ trong ngoài giáp công, phá thế bao vây của nghĩa quânLam Sơn giành thế chủ động trên chiến trường của giặc Minh
Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi đích thân chỉhuy, bao vây giặc Minh ở Đông Quan (Hà Nội) Hai tướng BùiQuốc Hưng, Nguyễn Chích bao vây thành Điêu Diêu (Gia Lâm)
và thành Thị Cầu (Bắc Ninh) Hai tướng Lê Sát, Lê Thụ chỉ huylực lượng bao vây, tấn công đánh hạ thành Xương Giang TrầnLựu, Lê Bối đánh Khâu Ôn (Lạng Sơn)
Đến cuối năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã tiến hành vâyhãm thành Xương Giang Các tướng Lê Sát, Lê Triện, NguyễnĐình Lý, Lê Thụ, Lê Lãnh công thành đều không có kết quả Vìđây là một toà thành lớn, có kiến trúc phòng vệ chắc chắn,nguồn lương thực dự trữ bên trong đầy đủ và tập trung lực lượngbinh lực lớn Số lượng quân giữ thành này từ vài nghìn cho đếnmột vạn quân Nhận thấy vai trò quan trọng cũng như thuận lợi
về nhiều mặt nếu giữ được thành nên quân Minh đã quyết thủ ởđây Các tướng Lê Sát, Lê Triện và Lê Thụ phối hợp với quân dânLạng Giang bao vây, tiến đánh nhiều trận Cuộc tiến công vàothành Xương Giang diễn ra hết sức gay go, ác liệt, vì phía địchthì quyết tâm cố thủ, quân ta lại quyết tâm hạ thành Hai bên đãđem hết tài sức và mưu trí, vận dụng linh hoạt mọi chiến thuật,
sử dụng nhiều phương tiện vũ khí trong chiến đấu Quân ta vâychặt bốn mặt thành rồi đắp thành những điểm cao, đặt pháo bắnvào, nhưng ban đêm quân Minh lại tổ chức liều chết ra chiếm cácđiểm cao ấy rồi tập kích vào doanh trại nghĩa quân Quân ta lạidùng phép “độn thổ” đào những đường hầm ngầm đột nhập vàotrong thành Quân địch dò biết, đào hào chắn ngang và dùngsúng bắn làm cho nghĩa quân thiệt hại Ta đem hàng tướng TháiPhúc đến tận thành dụ giặc, nhưng địch vẫn ngoan cố không chịuđầu hàng, liều chết cố thủ
Trong suốt 6 tháng ròng rã bao vây, công thành kết hợp với
dụ hàng quân giặc nhưng thành vẫn chưa bị hạ Tới tháng 9 năm
1427, các đợt vây hãm thành Xương Giang của Lê Sát, NguyễnĐình Lý… càng trở nên dồn dập, quân Minh trong thành tuy đã bịtiêu hao nhiều, nhưng sức kháng cự vẫn mãnh liệt Việc côngthành của nghĩa quân Lam Sơn vẫn không mang lại kết quả Hạ
Trang 11gấp thành Xương Giang, tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch ở đây,biến Xương Giang thành căn cứ vững chắc và điểm cuối cùngchặn đứng bước tiến của viện binh địch về Đông Quan (ThăngLong) rồi bao vây tiêu diệt chúng trở thành một nhiệm vụ trọngtâm của nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi đã tăng cường lực lượng vàquan trọng hơn là đã cử Trần Nguyên Hãn tham gia vào kếhoạch đánh thành này Trần Nguyên Hãn được bổ sung, trởthành tướng chỉ huy các đợt công thành Khi được giao nhiệm vụ
hạ thành Xương Giang, Trần Nguyên Hãn cho đào công sự từ cáckhu rừng lân cận, đào hầm ngầm từ ngoài vào trong thành, dùngcâu liêm, giáo, nỏ cứng, hỏa tiễn, hỏa pháo bốn mặt cùng đánh,rồi tiến hành nội công ngoại kích với sự phối hợp của lực lượngnghĩa quân đã lọt được vào nội thành và huy động dân chúngcủa các làng xung quanh tham chiến cùng nghĩa quân Lam Sơn.Đến ngày 9 tháng 8 năm Đinh Mùi (28/9/1427), sau khi dùnghoả pháo và tên lửa bắn vào thành, quân ta đồng loạt dùngthang trèo lên thành, rồi ồ ạt đột nhập vào trong Nhân dân vùngXương Giang, các làng Hà Vị, Hoà Yên, Đông Nham, Nam Xương,làng Thành, làng Vẽ cũng hăng hái phối hợp với nghĩa quânchiếm thành Toàn bộ giặc trong thành đều bị tiêu diệt Chỉ huy
Lý Nhậm và các tướng quân Minh cùng đường đã tự vẫn Quân ta
làm chủ thành Xương Giang Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép
về việc hạ thành Xương Giang như sau: “Tháng 9 ngày 8, bọnThái úy Trần Hãn (tức Trần Nguyên Hãn), Tư mã Lê Sát, Lê Triện,
Lê Lý đánh lấy được thành Xương Giang Khi ấy viên chỉ huy nhàMinh là Kim Dận cho là thành này nằm trên đường về của quânMinh, nên cùng với tên quan mới bổ đến là Lý Nhậm liều chết cốthủ Trải qua hơn 6 tháng trời cầm cự với quân Khoái Châu, LạngGiang, chúng vừa đánh vừa giữ, khiến quan quân không thể lênđược thành Vua sai Hãn đắp đất, mở đường đánh nhau với giặc,dùng câu liêm giáo dài, nỏ cứng, tên lửa, súng lửa, bốn mặtđánh vào, thành cuối cùng bị hạ Bọn Dận, Nhậm đều tự sát”4
Sách Việt sử Thông giám cương mục cũng chép về chiến thắng
này: “Tháng 9 Các tướng Trần Hãn và Lê Sát đánh thành XươngGiang: hạ được Xương Giang là đường quân Minh tất phải qualại Bọn chỉ huy Minh là Kim Dận và Lý Nhâm (Nhậm) bị vây hànghơn sáu tháng, liều chết cố giữ để đợi viện binh; quan quân
4 Đại Việt sử ký toàn thư tập 1, Nxb KHXH, H, 1993, tr.276
Trang 12không hạ được Đến đây, các tướng Trần Hãn khoét đất thànhđường hầm đi xuyên vào thành, đánh kẹp lại, mới phá đượcthành này Bọn Kim, Dận, Nhậm đều tự sát”5… Sách Minh Thực
Lục (tập V), bản dịch của Viện Nghiên cứu Trung ương, Viện Lịch
sử Ngữ ngôn xuất bản, Đài Bắc, 1962, tr 0701 đã đề cập về trậnchiến thành Xương Giang và được dịch ra như sau: " Ngày 2tháng 4 năm Tuyên Đức thứ 2 (28/4/1427), ngày hôm đó, giặcGiao Chỉ Lê Lợi công hãm thành Xương Giang Lợi cho rằngXương Giang là nơi quan trọng, trên đường đại quân ra vào; bèndùng 8 vạn quân đánh Quan giữ thành Đô Chỉ huy Lý Nhậm, Chỉhuy Cố Phúc ra lệnh già, trẻ đều lên mặt thành giương cờ hò hét,ngày đêm chống cự Bốn phía giặc đều đắp núi đất, dùng phi
minh (mũi tên sắt) bắn vào thành " Đó là những tài liệu, chính
sử ghi chép về trận đánh thành Xương Giang; là căn cứ khoa họckhẳng định giá trị lịch sử chiến thắng Xương Giang
Thành Xương Giang bị hạ trước khi Liễu Thăng kéo quân tớibiên giới Việt Trung 10 ngày (Liễu Thăng tới ải Pha Luỹ vào ngày8/11/1427) Với chiến thắng này, nghĩa quân Lam Sơn không chỉtiêu diệt một bộ phận sinh lực địch mà còn chiếm giữ được một
cứ điểm quan trọng và lớn nhất trên đường tiến quân của việnbinh địch đến Đông Quan, tạo thành bức tường vững chắc ngănđịch và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt toàn bộ viện binhđịch, giải phóng đất nước Thắng lợi này đánh dấu một bướctrưởng thành vượt bậc của nghĩa quân Lam Sơn về tài thao lượcquân sự, vận dụng cách đánh mai phục, bao vây, công thành,kết hợp dụ hàng đạt hiệu quả để từng bước tiến tới tổng phảncông, đập tan âm mưu chờ viện binh của giặc Minh đến để chiviện cứu nguy cho thành Xương Giang Thắng lợi trong trận đánhnày còn cho thấy vai trò của Trần Nguyên Hãn trong bộ máy chỉhuy của nghĩa quân Lam Sơn
Chiến thắng lớn trong trận công thành Xương Giang đã có
tác dụng và bài học ý nghĩa về tài nghệ thuật quân sự của chaông từ xa xưa Đó là thế chủ động tiến công, liên tục tiến côngkết hợp với công tác địch vận bằng mọi cách theo đường lối tácchiến mà bộ tham mưu và Lê Lợi đã vạch định: “Đánh thành là
hạ sách, ta đánh vào thành vững hàng tháng, hàng năm không
5 Việt sử Thông giám cương mục tập I, Nxb Giáo dục, H.1998, Tr 817
Trang 13hạ nổi Quân ta sức mòn khí nhụt, nếu viện binh của giặc tới thìtrước mặt sau lưng đều bị địch đánh Đó là thế nguy Sao bằngnuôi oai, chứa sức, đợi quân cứu viện, viện binh dứt thì thành tấtphải hàng Làm một việc mà được cả hai Đó mới là kế vẹn toàn”
tự vẫn và hàng vạn quân giặc bị ta tiêu diệt
Sau khi bị chặn đánh quyết liệt ở Chi Lăng, Cần Trạm, PhốCát, tuy bị thất bại nặng nề, nhưng số lượng quân lính vẫn cònnhiều nên các tướng nhà Minh như Đô đốc Thôi Tụ, Thượng thưHoàng Phúc vẫn cố liều chết tiến về thành Xương Giang, hyvọng có quân trong thành ra ứng cứu để từ đây liên hệ với ĐôngQuan cứu vãn tình thế Nhưng khi quân giặc kéo xuống XươngGiang thì thành Xương Giang đã bị quân ta đánh chiếm, quân tađóng giữ hình thành một thế trận bao vây trùng điệp, lớp trong,lớp ngoài Bốn mặt thành Xương Giang đều có nghĩa quân Lê Lợivây hãm Quân giặc phải cố thủ ở ngoài thành, chúng bèn đắpluỹ ngoài đồng để tự vệ chờ đạo quân thứ hai do Mộc Thạch cầmđầu đến ứng cứu Nhưng mưu mô của chúng đều bị thất bại Saukhi chiếm được thành Xương Giang, lực lượng nghĩa quân Lam
Sơn đã được tăng cường ở mặt trận này Sách Đại Việt sử ký
toàn thư chép: “Mùa đông tháng 10, vua sai Lê Lý, Lê Văn An,
đem 3 vạn quân bao vây bốn mặt, lại dựng rào luỹ ở tả ngạnsông Xương Giang để ngăn địch, đồng thời sai Trần Nguyên Hãnchặn đứng đường vận chuyển lương thực của giặc” “ Lê Vấn,
Lê Khôi đem 3 nghìn quân thiết đột, 4 thớt voi cùng với lực lượng
6 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr.277
Trang 14của Lê Sát, Lê Lý, Nhân Chú, Lê Văn An tấn công quân giặc” 7.Quân giặc đóng ở Xương Giang trong tình thế “Lương thực hếttất cả, quân nhân chết đói, xác chất thành núi”.
Ngày 3 tháng 11 năm 1427 (15 tháng 10 năm Đinh Mùi)nghĩa quân Lam Sơn tổng công kích quân Minh ở Xương Giang
Từ 4 mặt, quân dân ta nhất tề tổng công kích, mở những mũitiến công quyết liệt vào các khu vực phòng ngự của địch Bộbinh, tượng binh, kỵ binh của ta cùng phối hợp đột phá vàotrung tâm doanh trại của địch Toàn bộ tướng lĩnh chỉ huy từThôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung cùng hàng vạn quânlính bị giết và bị bắt, được tin này Vương Thông vô cùng hoảnghốt và phải chịu chấp nhận “giảng hoà” xin rút quân về nước Sửnhà Minh chép: “Toàn quân (quân Minh) tan vỡ hết Quân Minhđại bại hoàn toàn Các tướng chỉ huy: Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử
An, Trần Dung cùng hơn 300 tướng chỉ huy khác cùng hơn 5vạn quân lính bị ta tiêu diệt và bắt sống Quân ta thu được rấtnhiều ngựa, các loại vũ khí cùng vàng bạc, vải lụa ”
Mô tả chiến thắng này, Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô
đại cáo:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng
Lạng Giang, Lạng Sơn thây ngả đầy đường
Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước” 8
Hàng loạt các địa danh vùng Xương Giang, cánh đồngXương Giang, các địa danh xung quanh như: đồi Phục, đồi Cút,bãi Bêu, bãi Thiều, bãi Cháy còn ghi lại chiến công oanh liệtcủa quân dân ta
7 Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tr 278, 279
8 Nguyễn Trãi toàn tập, Nxb KHXH, H 1976, tr 81
Trang 15Chiến thắng Xương Giang vang dội, điểm kết huy hoàngcủa trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng- Xương Giang củanghĩa quân Lam Sơn đã đưa đến kết thúc cuộc kháng chiếnchống quân Minh ròng rã hơn 10 năm trời Ngày 16 tháng 12năm 1427, Vương Thông cùng các tướng giặc cúi đầu xin hàngkéo quân về nước kết thúc 20 năm đô hộ của giặc Minh
Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang là thắng lợi của chínhnghĩa, của tinh thần yêu nước và của ý chí căm thù quân xâmlăng, là thắng lợi của nghệ thuật quân sự tài tình của cha ông ta
từ xa xưa mà vai trò quan trọng là Lê Lợi, Nguyễn Trãi và bộ
tham mưu nghĩa quân Trong bài Phú Xương Giang, Lý Tử Tấn đã
so sánh những trận đánh kinh điển của Trung Quốc không bằng
chiến thắng vẻ vang ở trận Chi Lăng- Xương Giang: “ Kìa trận
“Non sông vốn thiêng
Nơi đây vũ công lừng lẫy
Giúp nên đất nước bình yên
Lạch thiên nhiên của trời Nam sẵn có
Mở thái bình cho đất Việt khắp miền
Ấy Xương Giang một sông hình đẹp
Mà dấu thơm muôn thuở còn truyền ”
Toàn bộ chiến cục từ Chi Lăng đến Xương Giang với cáctrận đánh xảy ra theo bố trí chiến dịch của quân ta, đã liên tiếpđẩy địch vào thế bị động Nghĩa quân với một lực lượng khoảng
5 vạn, đã tiêu diệt và đánh tan trên 10 vạn quân địch trong thờigian không đầy một tháng Nghĩa quân vận dụng cách đánh
“mưu phạt tâm công”, dựa vào địa hình hiểm trở, chọn trận địaquyết chiến chính xác nên nhanh chóng giành thắng lợi ở cácmặt trận
9 Hợp Phì: Tên một huyện thuộc tỉnh An Huy (Trung Quốc) nơi sông Hoài hợp lưu với sông
Phì Tạ Huyền đời Tấn từng đánh phá 100 vạn quân của Bồ Kiên nước Tần trên sông Phì
10 Xích Bích: Dãy núi trên bờ sông Dương Tử Thời Tam quốc, thuỷ quân Tào Tháo bị quân
Chu Du đốt cháy tan tành ở đấy.
Trang 162.5.2 Nhân vật lịch sử
Địa điểm Chiến thắng Xương Giang là nơi diễn ra nhiều sựkiện đặc biệt quan trọng của lịch sử quân sự Việt Nam Nơi đâytừng gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của chủ tướng Lê Lợi vàquân sư Nguyễn Trãi cùng các vị tướng lĩnh trực tiếp chỉ huytham gia trận đánh Xương Giang, các anh hùng nghĩa sỹ nghĩaquân Lam Sơn như: Trần Nguyên Hãn, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,Phạm Vấn, Lê Lý, Lê Văn An đều được sử sách ghi nhận họluôn sống mãi trong lòng dân và xứng đáng được ghi nhớ tônthờ Ở đây xin tóm tắt sơ lược về cuộc đời sự nghiệp những nhânvật lịch sử tiêu biểu có công lớn trong chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang hiện đang được thờ tại đền Xương Giang
● Lê Lợi (Lê Thái Tổ) sinh ngày 10 tháng 9 năm 1385 mất
ngày 22 tháng 8 năm 1433 Là con trai thứ 3 của ông LêKhoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyệnLương Giang, trấn Thanh Hoá nay thuộc tỉnh Thanh Hoá Ôngtrưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt Là mộtnhà lãnh đạo quân sự, người đã quy tụ một đội quân chiến đấuchống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từnăm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏiĐại Việt vào năm 1428 Lê Lợi là Vua của nước Đại Việt từ năm
1428 cho tới năm 1433 Ông có vai trò đặc biệt quan trọng vớiĐại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1418 tới năm 1433 khilãnh đạo người dân Đại Việt đánh bại quân đội xâm lược nhàMinh, sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước Ông được coi là
vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năngcai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù Ông được các sử giađánh giá cao ở tài năng chính trị, quân sự, kinh tế, Lê Lợi vàkhởi nghĩa Lam Sơn như là hình mẫu, niềm cảm hứng và biểutượng của sự đoàn kết quốc gia
● Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai (1380–1442), quê gốc ở
làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc ChíLinh, Hải Dương) Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bàTrần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán Thi đỗ Tháihọc sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ.Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, ông thamgia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại
Trang 17giặc Minh Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn Năm
1442, toàn gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án LệChi Viên Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oancho ông Ông là một nhà văn hóa lớn nổi tiếng với bài " BìnhNgô Đại Cáo " được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 củadân tộc Việt Nam
●Trần Nguyên Hãn (1390-1429) Theo sách Đại Việt
thông sử, Trần Nguyên Hãn người huyện Lập Thạch, dòng dõi
Tư đồ Trần Nguyên Đán, có học thức, giỏi binh pháp, là nhàquân sự Đại Việt thời Lê sơ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
do Lê Lợi lãnh đạo chống sự đô hộ của đế quốc Minh Ông từnggiữ chức Tư đồ (1424-1425), Thái úy (1427), chỉ huy các trậnđánh giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425-1426), bao vâyĐông Quan, công phá thành Xương Giang và chặn đường tiếp tếcủa quân Minh trong chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang (1427).Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, tức Lê Thái
Tổ (1428) Trần Nguyên Hãn được phong làm Tả tướng quốc
● Lê Sát người làng Bỉ Ngũ ở Lam Sơn, trí dũng hơn
người Năm Canh Tý (1420) ông cùng Lê Triện lập công lớn ởtrại Quan Du (sau là châu Quan Hóa - Thanh Hóa) Năm GiápThìn (1424) ông tham gia chiến đấu ở ải Khả Lưu, lập công lớn.Mùa thu năm Bính Ngọ (1426) khi Lê Lợi đem quân bao vâyĐông Đô, ông và Lưu Nhân Chú được cử mang quân lên phíaBắc đánh Xương Giang, được tiến phong Thiếu úy Mùa xuânnăm Đinh Mùi, ông được gọi về đóng giữ ở cửa Nam thành Đông
Đô Đến tháng 6 thăng là Tư mã, được vua sai cùng Thái úyTrần Nguyên Hãn đánh gấp thành Xương Giang Tháng 9 hạđược thành ấy Khi đại tướng nhà Minh là An Viễn hầu LiễuThăng đem viện quân sắp tới, ông đem 2 vạn quân và 5 thớtvoi cùng Lưu Nhân Chú, Lê Linh đến mai phục ở Chi Lăng, chỉ
mở cho địch lối ra Xương Giang mà chặn hết đường về Tháng
10, ông cùng các tướng khác lại lập công lớn ở Xương Giang
● Lưu Nhân Chú, người xã An Thuận, huyện Đại Từ (Thái
Nguyên), tham gia phong trào Lam Sơn từ đầu trong đội quânThiết đột, lập được nhiều công lớn trong các trận đánh ở ải KhảLưu (1424), Tây Đô (1425) và Trường Yên, Thiên Trường, TânHưng, Kiến Xương, Khoái Châu, Lạng Giang, Bắc Giang (1426)
Trang 18Tại Chi Lăng ông cùng Lê Sát hợp mưu chung sức, sai Lê Lưu giảthua nhử giặc rồi tung quân ra đánh úp, chém được Liễu Thăng ởnúi Mã Yên, sau đó lại chém được Bảo Định bá Lương Minh tạitrận, lập công lớn ở Xương Giang.
● Phạm Vấn, người thôn Nguyên Xá, huyện Lương Giang
(Thanh Hóa), từng lập nhiều công lớn ở Bồ Mộng (1420), SáchKhôi (1422), Trà Lân (1424) Khi quân của Lê Sát đã giết đượcLiễu Thăng, hội tướng vây Thôi Tụ, Hoàng Phúc ở Xương Giang.Tháng 10 năm Đinh mùi - 1427 vua sai ông cùng Lê Khôi đem
3000 tinh binh trợ chiến, phá được giặc, chém 5 vạn tên, bắtsống Thôi Tụ, Hoàng Phúc
● Lê Lý, người thôn Đạo Xá thuộc Lam Sơn (Thanh Hóa), từ
đầu đã tham gia vào đội quân Thiết đột, lập được công lớn ởLạc Thủy (1418), Mường Thôi (1420) Từ đó về sau, giữ LamSơn, đánh Trà Lân, tấn công cửa ải Khả Lưu, bao vây Nghệ An,trải qua mấy chục trận, ông đều có công lớn, lần lượt thăng đếnThiếu úy Năm 1426, vua Lê Lợi tiến quân ra vây Đông Đô, saiông cùng Lê Sát đánh thành Xương Giang Sau vua lại sai ôngcùng Lê Văn An đem 3 vạn quân đến tiếp ứng đánh địch ở CầnTrạm, Phố Cát, Xương Giang bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúccùng 3 vạn quân địch làm nên chiến thắng Xương Giang
● Lê Văn An, người sách Mục Sơn, tham gia phong trào Lam
Sơn từ đầu, có mặt trong đội quân Thiết đột Trải qua hơn 100 trậnđánh lớn nhỏ, ông đều lập nhiều công tích Khi nhà vua tiến vềTây Đô, lưu ông lại bao vây chỉ huy của địch là Thái Phúc ở Nghệ
An Khi Phúc đã hàng, ông bèn dẫn quân ra Đông Đô Ra tới nơi,vua lại sai ông cùng Lê Lý đem 3 vạn quân lên hỗ trợ Lê Sát làmthế ỷ dốc Ông liên tục đánh phá quân của Thôi Tụ, Hoàng Phúc vàvây chúng ở Xương Giang rồi cùng các tướng hợp lực lượng pháđịch, bắt sống được Thôi Tụ, Hoàng Phúc và 3 vạn quân địch làmnên chiến thắng Xương Giang
● Lê Văn Linh, sinh năm Đinh Tỵ (1377), ở làng Hải Lịch,
huyện Lôi Dương, nay là xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnhThanh Hóa Xuất thân từ một gia đình có truyền thống hiếu học,
từ nhỏ Lê Văn Linh học rộng biết nhiều, am tường tinh thông, cótài làm văn thơ Lê Văn Linh lớn lên trong hoàn cảnh đất nước
Trang 19Đại Việt chịu ách độ hộ của nhà Minh Trước tình cảnh nhân dânchịu sự áp bức, khổ cực nên Lê Văn Linh đã tìm đến với cuộckhởi nghĩa Lam Sơn Ông là người đứng đầu trong ba văn thần
có mặt trong hội thề Lũng Nhai, được Bộ chỉ huy Lam Sơn vàBình Định Vương Lê Lợi trọng dụng
● Trần Lựu, quê xã Lỗ Tự, huyện Thụy Nguyên (nay thuộc
huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá) được theo họ vua Lê, nêncũng gọi là Lê Lựu Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từbuổi đầu hội thề ở Lũng Nhai Ông chỉ huy đội quán thiết, độihoạt động ở Nghệ An, nổi tiếng trong nhiều trận đánh lớn Cuốinăm 1426, ông cùng Lê Bôi, Trịnh Khả, giải phóng các vùngHồng Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Lạng Sơn, rồi được phonglàm Tổng tri Hồng Châu kiêm tri An Bang (1427) Sau đó, ôngnhận lệnh điều động quân sĩ chặn viện binh của Liễu Thăng nơiLạng Giang Khởi nghĩa thành công, ông được dự vào bậc côngthần đệ nhất, phong làm Trấn viễn đại tướng quân, tước ThượngTrí Tự
● Phạm Văn Liêu, thôn Nguyễn Xá, hương Lam Sơn,
huyện Thuỷ Nguyên, phủ Thiên Trường, xứ Thanh Hoa PhạmVăn Liêu theo Lê Lợi khởi nghĩa từ những năm đầu (1418) cónhiều chiến công ở Thanh Hoá, Nghệ An nên được phong Đô ĐốcKhang Vũ Bá Trong chiến dịch chặn viện binh quân nhà Minh, LêLợi cử tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Đinh Liệt, Lê Thụ, LêLỗng, Phạm Văn Liêu đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 100 ngựa và 5voi chiến tiến lên bố trí mai phục sẵn ở ải Chi Lăng, phối hợp vớiquân của Trần Lựu, Lê Bôi đánh giặc, chém Liễu Thăng, tiếp tụcđánh quân Minh ở Cần Trạm, Phố Cát, Xương Giang
Sau ngày đại thắng, Phạm Văn Liêu được phong tặng BìnhNgô khai quốc công thần Khang Thái uý và được ở lại xứ KinhBắc, thuộc khu vực xóm Chùa, xã Xuân Hương, huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang
● Nguyễn Công Chuẩn, quê ở Bồng Trung, Vĩnh Lộc,
Thanh Hoá Ông được vua Lê Thái Tổ ban quốc tính nên còn gọi
là Lê Công Chuẩn Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh,ông là người lo liệu đảm bảo việc cung cấp hàng vạn tấn gạomuối và binh khí cho nghĩa quân Đặc biệt trong chiến thắng
Trang 20Chi Lăng- Xương Giang, ông cũng là người lo việc lương thựccho quân ta để đại thắng quân Minh.
● Lê Lĩnh, Theo sổ hội đồng ở nhà thờ họ Phạm, xã Xuân
Hương ghi về ông như sau: Niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất làm
Tả lang hổ, Thượng tướng quân, Tổng quản Đến năm thứ 5được phong danh hiệu Bảo Chính công thần, chức Nhập nội.Niên hiệu Thiệu Bình thứ 6 đi qua Ai Lao (nước Lào) đánh trận bịchết Khi còn sống làm quan đến chức Thiếu uý
● Đinh Liệt, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh
Hóa, em ruột của danh tướng Đinh Lễ Ông theo vua Lê Lợiđánh quân Minh từ những ngày đầu khởi nghĩa Ông được Lê Lợicoi như tâm phúc luôn luôn theo hầu ở bên cạnh Khi LiễuThăng kéo quân sang, Lê Lợi sai ông theo Tư Mã Lê Sát đemquân lên Chi Lăng chống cự Ông cùng các tướng góp sức tiêudiệt địch, chém được Liễu Thăng Năm 1428, vua Lê Lợi xếpông vào chức Thủ quân thiết đột
● Lê Thụ được danh hiệu Bình Ngô khai quốc công Thần.
Ông theo Lê Lợi đánh giặc từ ngày đầu khởi nghĩa Trong chiếndịch Chi Lăng- Xương Giang, Lê Lợi sai tướng Lê Sát, Lưu NhânChú, Đinh Liệt, Lê Thụ…đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 100 ngựa
và 5 voi chiến tiến lên bố trí mai phục sẵn ở Chi Lăng Khi TrầnLựu nhử quân Liễu Thăng lọt vào ải Chi Lăng, Lê Thụ cùng cáctướng hô quân ra đánh, chém đầu Liễu Thăng, bẻ gãy quân tiênphong của quân Minh Sau đó Lê Thụ lại cùng nghĩa quân bámsát quân Minh tiếp tục vây đánh ở Cần Trạm, Phố Cát, XươngGiang, góp phần làm nên chiến thắng Xương Giang lẫy lừng
● Lê Khôi, hương Lam Sơn, năm Thuận Thiên nguyên niên
phong Bảo chính công thần, Nhập nội thiếu uý, niên hiệu TháiHoà năm thứ 4 Làm quan tới chức Tham chính Năm Hồng Đứcthứ 15 (1484) được gia tặng Thái truyền tán quốc công Trongchiến thắng Chi Lăng -Xương Giang cánh quân của Lê Lý, LêVăn An, Lê Khôi đánh, phá địch ở Xương Giang bắt sống đượcHoàng Phúc, diệt toàn bộ cánh quân của địch
● Phạm Bôi, có tài liệu gọi là Lê Bôi vì ông được mang họ
vua Trong chiến dịch chặn viện đánh quân Minh do Liễu Thăngchỉ huy Lê Lợi đã phái Trần Lựu và Lê Bôi lên trấn giữ vùng
Trang 21biên giới Lạng Sơn, giải phóng Khâu Ôn, phá tan đạo viện binhcủa Trần Viễn Hầu kéo sang, chém 3000 tên giặc, bắt 500ngựa Sau khi Lê Sát kéo quân lên chặn quân Liễu Thăng ở ChiLăng, quân của Lê Bôi cùng quân của Trần Lựu nhử quân Minhtiến sâu vào Chi Lăng, cho phục binh của ta ra đánh, chémđược Liễu Thăng Sau đó, Trần Lựu, Lê Bôi tiếp tục lui về đánhquân Minh ở Xương Giang.
● Lê Thiệt, theo sổ Hội đồng ở nhà thờ họ Phạm, xã Xuân
Hương ghi về ông như sau: Người Nguyệt Sơn Khúc, niên hiệuThuận Thiên thứ nhất làm Đồng quân tổng quản phủ ThiênTrường trông nom các việc quân sự Niên hiệu Đại Bảo thứ 3mất Khi còn sống làm quan tới chức Tổng quản Niên hiệuHồng Đức thứ 15 tặng phong Thái truyền Quách quận công
2.5.3 Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích
Đại thắng Xương Giang đã góp phần chấm dứt 20 năm đô
hộ của nhà Minh đối với nước ta, đất nước Đại Việt thái bình,thịnh trị gần 04 thế kỷ, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc
Để ăn mừng chiến thắng quân Minh, Vua Lê Lợi đã mở hội đểkhao quân, úy lạo tướng sỹ, tuyên đọc "Đại cáo Bình Ngô".Trong niềm vui chung đó, ở Kinh Bắc (Bắc Đạo) có trụ sở làthành Xương Giang cũng được hưởng lộc và tổ chức lễ hội lớn
để cáo tế trời đất
Quanh thành Xương Giang có các làng: Thành (ĐôngNham), Vẽ (Nam Xương), Thọ Xương (làng Thương), Hòa Yên,Cung Nhượng là những địa danh lịch sử gắn liền với chiếnthắng Xương Giang lừng lẫy cũng hân hoan cùng nhau tổ chức
ăn mừng chiến thắng Tại đây, nhân dân còn bảo lưu nhữngtruyền tích dân gian về sự chiến dấu hy sinh của danh tướngLều Văn Minh và nhân dân các làng đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ
và phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn bao vây công thành diệtviện… góp phần làm nên chiến công oanh liệt trong cuộc khángchiến chống giặc Minh Đó cũng chính là những giá trị văn hóatruyền thống đặc sắc được hội tụ và kết tinh gắn với phong tục,tập quán, tín ngưỡng của vùng đất này Từ đó, vào những dịp
Trang 22hội lệ, nhân dân nơi đây lại mở hội để tri ân, tưởng nhớ công ơncủa các bậc tiền bối với các nghi thức, nghi lễ truyền thống Đến thời Lê Trung Hưng, thành Xương Giang không còn là trị
sở của Kinh Bắc nữa mà chuyển về thành Thị Cầu Do nhu cầucanh tác, sản xuất mà đất thành Xương Giang đã được chia chocác làng: Thành, Vẽ, Hòa Yên, Thương, Châu Xuyên, do vậy hội
lệ cũng chuyển đổi nhập vào hội của các làng này Chính vì vậy,đến nay, lễ hội tại các địa danh này luôn mang màu sắc, hào khícủa chiến thắng Xương Giang năm xưa
Nhằm gìn giữ, kế thừa và phát huy giá trị của các sinh hoạtvăn hóa truyền thống xưa, năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 571năm chiến thắng Xương Giang (1427-1998), lễ hội Xương Giangđược tổ chức, để kỷ niệm sự kiện lịch sử, khẳng định tầm vóc, ýnghĩa, giá trị lịch sử to lớn của chiến thắng Xương Giang tronglịch sử dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm
tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau Dựa trên cácyếu tố sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân quanh thànhXương Giang còn lưu giữ, hằng năm vào hai ngày 6, 7 thángGiêng, nhân dân thành phố Bắc Giang lại long trọng tổ chức lễhội Xương Giang với các nghi thức, nghi lễ truyền thống đượcdiễn ra trong không khí trang nghiêm cùng nhiều hoạt động vănhóa, thể thao bổ ích, hấp dẫn
Lễ hội Xương Giang là một trong những lễ hội có qui môrộng, có sức ảnh hưởng lớn đến các làng, xã xung quanh thànhXương Giang xưa Không gian lễ hội không những được diễn rakhắp các khu vực quanh thành Xương Giang như làng Thành,làng Vẽ, làng Hòa Yên, phường Dĩnh Kế, mà còn trải dài ở khắpcác phường khác trong thành phố Bắc Giang như: Lê Lợi,Hoàng Văn Thụ, Trần Nguyễn Hãn… Đặc biệt hơn, lễ hội còn có
sự phối hợp tham gia của các địa phương ở huyện Lạng Giang(Bắc Giang), huyện Hữu Lũng-Chi Lăng (Lạng Sơn), Thị Cầu(Bắc Ninh) Khu trung tâm thành Xương Giang, phường XươngGiang, thành phố Bắc Giang là địa điểm chính diễn ra các hoạtđộng của lễ hội Xương Giang
Lễ hội Xương Giang được tổ chức bao gồm 2 phần: Phần lễ
và phần hội, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập