TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC HỌC PHẦN THỰC TẾ XÃ HỘI HỌC XN341 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LÀNG GỐM LÁI THIÊU BÌNH DƯƠNG THÔNG QUA
NHẬT KÝ THU THẬP DỮ LIỆU
Hình thức, nguồn thu thập dữ liệu
Quan sát, trao đổi với nghệ nhân gốm, thu thập hình ảnh
Tham gian thực tế tại Vườn Nhà Gốm, phường Lái thiêu, thành phố Thuận An 11/3/2024
2 Đọc tham khảo tài liệu Tổng quan về làng gốm Lái Thiêu 20/3/2024
3 Đọc tham khảo tài liệu
Thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm
4 Đọc tham khảo tài liệu
Công tác bảo tồn và giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu 20/3/2024
6 Hoàn thành và chỉnh sửa Word 29/3/2024
GIỚI THIỆU
Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, tài nguyên du lịch dồi dào, ngành du lịch nhanh chóng trở thành một trong những mũi nhọn về kinh tế và là điểm đến hấp dẫn của du khách Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Việt Nam còn rất giàu tiềm năng về du lịch văn hóa, trong đó các làng nghề truyền thống của Việt Nam chính là những thế mạnh thu hút du khách Mỗi làng nghề có những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và tinh tế mang bản sắc riêng của vùng miền đó Việc khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương Đồng thời giữ gìn những nét bản sắc văn hóa của các địa phương đã đi vào tiềm thức của quốc gia, của dân tộc Trong thời đại ngày nay, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống có tầm đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực từ kinh tế - văn hóa – xã hội của cộng đồng Do đó, việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống đang là vấn đề cấp thiết được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát xao (Lê Thị Thu Nga, 2020) Đối với nghề làm gốm đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam, không chỉ đơn thuần là một nghề thương mại tạo ra sinh kế cho người dân, mà còn được coi là một nét đẹp mang đầy bản sắc văn hóa dân tộc Được xem như một trong những ngành nghề truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam, đã lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng vẫn giữ được những đặc trưng riêng biệt và đã trở thành một nét độc đáo trong tinh hoa văn hóa dân tộc Các sản phẩm gốm thủ công và những tác phẩm nghệ thuật gốm, thường mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc, phản ánh nền văn hóa và truyền thống lâu đời của Việt Nam Đặc trưng phải kể đến làng gốm Lái Thiêu, là nơi nổi tiếng tạo ra các sản phẩm gốm với mẫu mã độc đáo, tính thẩm mỹ cao và đạt chất lượng trong thị trường cả nước và quốc tế
Trải qua hơn 150 năm phát triển, gốm Lái Thiêu đã nổi tiếng khắp nơi và trở thành một trong những trung tâm gốm sứ vùng Nam bộ Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng và các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt Vừa đẹp lại vừa dễ sử dụng, gốm Lái Thiêu đã nhanh chóng được người dùng ưa thích Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phong phú về hình dáng, bố cục, nội dung trang trí gốm Lái Thiếu vừa mang đậm chất hội họa vừa mang tính dân gian đã tạo nên nét đặc thù của dòng gốm thôn quê hào nhoáng này (Thông Hải, 2022)
Trong những nơi trở lại đây, quá trình đô thị hóa đã đẩy nghệ nhân làng gốm phải đi làm thuê trong các nhà máy gốm sứ mọc lên ở đây hoặc chuyển sang buôn bán Gốm Lái Thiêu cũng từ đó mai một nhiều Nghề gốm nơi đây cũng phải đối mặt nguy cơ mai một bởi nhiều các yếu tố tác động như: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; thiếu sự sáng tạo trong cải tiến mẫu mã; trang thiết bị kỹ thuật lỗi thời; cạnh tranh khốc liệt giữa thị trường trong khu vực và thế giới Đây chính là những khó khăn thử thách không nhỏ trong phát triển ngành gốm vốn được xem là nghề truyền thống của Bình Dương từ trước
3 tới nay Chính vì vậy, đề tài “ Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu thông qua phát triển du lịch” với mong muốn có thể giới thiệu thêm về làng gốm cổ Việt Nam và đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng để phát triển du lịch nơi đây Từ đó góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và những giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu thông qua phát triển du lịch Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống gốm Lái Thiêu và phát triển kinh tế địa phương Để thực hiện mục tiêu chung được tiến hành qua các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Lái Thiêu
Mục tiêu 2: Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa thông qua phát triển du lịch tại làng gốm Lái Thiêu.
TỔNG QUAN VỀ LÀNG GỐM LÁI THIÊU BÌNH DƯƠNG
Một số khái niệm liên quan
3.1.1 Khái niệm về làng, làng nghề truyền thống
Làng, tên được dùng để gọi một cộng đồng dân cư ở nông thôn nước ta và được coi là một đơn vị hành chính từ thời phong kiến Ở đó có nhiều tộc họ cùng chung sống, nhiều người cùng chung sống với một số nghề nhất định (làng nghề) như làm nông, làm gốm, hoặc hát quan họ: làng quan họ,… Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và đã hình thành từ rất sớm (trước khi có Nhà nước) Đầu tiên, làng là điểm tụ cư của những người cùng huyết thống, sau đó để phù hợp với sự phát triển của xã hội và lịch sử, làng còn là điểm tụ cư của nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều dòng họ khác nhau Khi Nhà nước ra đời, làng là một đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước và là một tổ chức tự quản, quân sự và văn hóa khá hoàn chỉnh
Làng nghề truyền thống được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP thì làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời
3.1.2 Khái niệm về bảo tồn
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” [22, tr.39]
Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng
Khái niệm phát huy Theo Từ điển tiếng Việt, Phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [22, tr.768]
Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển xã hội Phát huy văn hóa là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực
3.1.4 Khái niệm về giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa là những gì còn lại theo thời gian, là chuẩn mực về nhận thức, tư tưởng về cuộc sống của một cộng đồng Giá trị văn hóa có thể bị biến đổi theo sự phát triển xã hội của cộng đồng đó nhưng theo hướng phù hợp và tích cực, mang lại lợi ích lớn
3.1.5 Khái niệm về du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyến du lịch gắn với làng nghề còn mang tính tự phát, chưa được chú trọng…để trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng (Theo Bộ văn hóa, thể thao và du lịch).
Khái quát về làng gốm Lái Thiêu Bình Dương
Làng gốm Lái Thiêu xưa nay thuộc phố Bình Đức, Bình Hòa, Long Thới, Hòa Long thuộc phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương Cách thành phố Thủ Dầu Một 10km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 15km về phía Nam Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy, nên ngay từ xa xưa vùng đất Lái Thiêu rất thuận lợi cho việc thông thương buôn bán với các nơi khác trong khu vực
Hình 1: Bản đồ vị trí phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An
Ngược dòng lịch sử, làng gốm Lái Thiêu xuất hiện vào thế kỷ XVII – XVIII, người Việt khi di cư vào Nam đã đem theo nghề gốm từ phía Bắc, vùng Thuận – Quảng vào Họ đã thành lập các làng gốm nhỏ dọc các con đường, con sông nơi đông đúc người qua lại để sản xuất, buôn bán
Năm 1867, ngay sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh, Lái Thiêu trực thuộc quyền quản lý của chủ tỉnh Biên Hòa Philastre Năm 1876, dưới thời De Labarthete, Biên Hòa bị chia thành 3 hạt tham biện Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bà Rịa Lái Thiêu lúc này trực thuộc hạt tham biện Thủ Dầu Một, với tham biện đầu tiên là Tirant Năm 1900, Thủ Dầu Một được đổi thành tỉnh, với chủ tỉnh đầu tiên là Couzineau Sự thay đổi đột ngột về hành chính ở Lái Thiêu kéo theo sự thay đổi nhiều lĩnh vực khác, trong đó có nghề gốm ở Lái Thiêu Lúc đó, nghề gốm Lái Thiêu đã phát triển rất mạnh Đến năm 1867, với sự xuất hiện của lưu dân người Hoa thì nghề gốm Lái Thiêu mới trở thành nghề gốm chính thức, được vua Tự Đức chấp nhận và cho phép hoạt động.
Sau khi thành lập, làng gốm Lái Thiêu đã phát triển vượt bậc và có có nhiều đổi mới trong việc phát triển nghề gốm của mình Trong một nghiên cứu của Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2015), đã chia lịch sử phát triển của làng gốm Lái Thiêu thành 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Làng gốm Lái Thiêu hình thành, phát triển (1867 – 1945).
Năm 1867 được đánh dấu là năm ra đời làng gốm Lái Thiêu, trên cơ sở nghề gốm đã được công nhận như một nghề thủ công mang tính quốc gia dưới triều Nguyễn Trên cơ sở đó, nghề gốm đã tiếp thu kỹ thuật làm gốm của người Hoa, kết hợp với kỹ thuật của người Việt để tạo thành một loại kỹ thuật làm gốm mang đậm truyền thống Nam
* Giai đoạn 2: Làng gốm Lái Thiêu phát triển (1945 – 1975).
Thời kỳ này đánh dấu sự phát triển cực thịnh của làng gốm Lái Thiêu Số lượng các lò gốm tăng mạnh Theo thống kê năm 1975, Lái Thiêu đã tăng tới 49/117 lò của toàn tỉnh Bình Dương Chất lượng lò cũng tăng nhanh từ 7 – 10 bầu lò, mỗi bầu lò chứa hơn vài ngàn sản phẩm các loại, trong đó chiếm đa số là chén, bát, đĩa… loại còn lại rất ít Ngoài ra, người ta cũng sáng tạo ra “lò Tàu” hoạt động hiệu quả hơn lò bầu khi xưa
* Giai đoạn 3: Làng gốm Lái Thiêu từ 1975 – 1986
Trong thời gian này, các lò gốm Lái Thiêu có 1 sự “chững” lại để xem xét tình hình đất nước, rồi đề ra chiến lược phát triển Theo thống kê năm 1985, số lò gốm tăng lên tới 117 lò Trong các khâu làm đồ gốm, một số khâu sẽ giữ nguyên và số khác sẽ có sự thay đổi, cải tiến phù hợp như làm khuôn, làm men và in hoa vãn lên sản phẩm Từ việc làm từ gỗ - đất sét, giờ đây khuôn được làm từ cao lanh Loại khuôn này dễ làm, dễ thay đổi kiểu dáng so với các loại khuôn trước đó.
Giai đoạn 4: Làng gốm Lái Thiêu phát triển mạnh (1986 – nay).
Sau sự kiện Đổi mới 1986 diễn ra, nghề gốm Lái Thiêu đã bắt đầu có chiến lược mới để phát triển Theo chiến lược phát triển chung của đất nước, gốm Lái Thiêu phát triển theo xu hướng đa dạng hóa cơ sở sản xuất, lao động (đào tạo có chuyên môn, nghiệp vụ), phát triển mạnh và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đạt nhiều thành tựu nổi bật Hàng hóa, mẫu mã và chất lượng hàng hóa thời kỳ này tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự đổi mới về chính quyền, quan hệ chính quyền (chủ thợ) với người thợ Để phát triển nghề gốm, làng gốm Lái Thiêu quan tâm nhiều đến thị trường Họ cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách trong nước và nước ngoài.
Đôi nét về gốm Lái Thiêu
3.3.1 Các trường phái của gốm Lái Thiêu
Theo sử sách, chủ các lò gốm ở Lái Thiêu đến từ các địa phương khác nhau, mỗi địa phương có một nét văn hóa riêng nên các sản phẩm gốm cũng thể hiện nhiều bản sắc khác nhau Gốm Lái Thiêu có sự tổng hợp hài hòa của ba trường phái gốm Nam Trung Hoa, đó là ba trường phái sau:
* Trường phái Quảng Đông (đa số chủ lò gốc ở Quảng Đông): nét nổi bật của trường phái này là sử dụng men có nhiều màu sắc, hoa văn trang trí trên sản phẩm đẹp, cách điệu và trang nhã Sản phẩm làm ra gồm có các loại tượng trang trí, các loại chậu hoa, đôn voi…
Hình 2: Chậu gốm Lái Thiêu - trường phái Quảng Đông
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Hình 3: Tượng trang trí Lái Thiêu - trường phái Quảng Đông
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Hình 4: Tượng đôn voi - trường phái Quảng Đông
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
*Trường phái Triều Châu (chủ lò gốc Triều Châu đa số là người Hẹ): trường phái này thường sử dụng men màu xanh trắng, có nét vẽ đa dạng phong phú, hoa văn bình dị, các cảnh sơn thủy hữu tình, hình ảnh các con vật như: rồng, gà, cá hoặc cây tre, tùng, bách có tính nghệ thuật gợi cảm Sản phẩm làm ra đa số là đồ gia dụng phục vụ cho nhu cầu trong đời sống con người hàng ngày như: chén, dĩa, tô, tộ, các loại bình cắm hoa…
Hình 5: Gốm gia dụng - trường phái Triều Châu
(Nguồn: Sinh viên thực hiện)
*Trường phái Phúc Kiến (chủ nhân có gốc Phước Kiến): sản phẩm đa số sử dụng men màu nâu đen, da lươn, hoa văn trang trí đơn giản, cách tạo hình sản phẩm đa dạng, dáng đẹp, sinh động Các sản phẩm tiêu biểu cho trường phái này như: Ché đựng rượu, lu, vại chứa nước, các đồ dùng nhỏ như hủ, chậu,…
Hình 6: Lu, vại chứa nước – trường phái Phúc Kiến
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
3.3.2 Sơ lược về quy trình làm gốm Lái Thiêu
Quy trình làm gốm có bốn khâu quan trọng: “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” Quan trọng nhất trong sản xuất gốm sứ là chuẩn bị nguyên liệu, phối liệu đất sét cao lanh Khâu quan trọng thứ hai là nung sản phẩm, tiếp đó thứ ba tạo hình, tạo dáng cho sản phẩm và thứ tư là trang trí, men màu, vẽ hoa văn trên sản phẩm Dưới đây là một tóm tắt về quy trình làm gốm tại làng gốm Bình Dương Lái Thiêu:
Chuẩn bị nguyên liệu: Quy trình sản xuất bắt đầu bằng việc chuẩn bị nguyên liệu gốm sứ Đất sét, thạch cao và nước là những nguyên liệu chính được sử dụng Đất sét được xử lý và lọc để loại bỏ các tạp chất và tạo thành một chất liệu đồng nhất
Trộn và định hình: Đất sét được trộn cùng nước để tạo thành một hỗn hợp dẻo
Sau đó, người thợ sẽ tạo hình cho gốm bằng cách dùng tay hoặc các công cụ như vòi, đĩa và bánh xe gốm Quá trình này gồm việc nặn, đánh bóng và tạo hình các sản phẩm gốm sứ khác nhau
Hình 7: Nghệ nhân thực hiện tạo hình cho sản phẩm gốm
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Sấy khô: Sau khi gốm được định hình, chúng được để khô trong một phòng sấy khô hoặc ngoài trời Điều này giúp loại bỏ nước dư thừa và chuẩn bị cho giai đoạn nung gốm tiếp theo
Nung gốm: Gốm đã khô sau đó được nung trong lò gốm Quá trình nung gốm diễn ra ở nhiệt độ cao để chất liệu trở nên cứng cáp và bền vững Quá trình nung gốm cũng là giai đoạn để sáng chế màu sắc và họa tiết trên bề mặt sản phẩm
Trang trí và hoàn thiện: Đây là bước quan trọng quyết định đến tính thẩm mỹ
“cái hồn” của sản phẩm Thông thường có 03 phương pháp trang trí đồ gốm sứ: vẽ trực tiếp trên gốm, chuốt và khắc vạch trực tiếp, in khuôn Sau khi gốm được nung chín, các nghệ nhân ở làng gốm Bình Dương Lái Thiêu sẽ tiến hành gia công và hoàn thiện sản phẩm
Hình 8: Nghệ nhân thực hiện trang trí cho sản phẩm gốm
(Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Sản phẩm hoàn thiện: Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm gốm sẽ được kiểm tra chất lượng và phân loại Các sản phẩm gốm sẽ được phân loại theo loại, kích thước, mẫu mã và mục đích sử dụng Các sản phẩm gốm sứ từ làng gốm Lái Thiêu bao gồm các loại chén, bát, đĩa, ấm chén, bình hoa, đèn trang trí, tượng điêu khắc và nhiều sản phẩm trang trí nghệ thuật khác.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Lái Thiêu
Trong những năm gần đây, du lịch làng gốm Lái Thiêu đã phát triển mạnh mẽ, với việc tổ chức các chuyến du lịch tham quan, trải nghiệm làm gốm, thăm các xưởng sản xuất gốm truyền thống và mua sắm các sản phẩm gốm sứ độc đáo Du khách đến làng gốm Lái Thiêu không chỉ được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm sứ tinh xảo mà còn được tìm hiểu về quy trình sản xuất, nét văn hóa truyền thống và tinh thần sáng tạo của những nghệ nhân làng gốm
4.1.1 Các hoạt động du lịch tại làng gốm Lái Thiêu
Làng gốm Lái Thiêu ở Bình Dương, Việt Nam là một điểm đến thú vị cho du khách muốn tìm hiểu về nghề gốm truyền thống của đất nước Dưới đây là một số hoạt động du lịch khi đến làng gốm Lái Thiêu:
Thăm các xưởng gốm: Bạn có thể thăm các xưởng gốm để tìm hiểu quy trình sản xuất gốm truyền thống, từ việc trải đất, tạo hình, nung gốm đến sơn và trang trí sản phẩm
Hình 9: Xưởng gốm – Vườn Nhà Gốm (Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Hình 10: Du khách chụp ảnh lưu niệm tại xưởng gốm Lái Thiêu
Tham gia các lớp học làm gốm: Trải nghiệm trực tiếp quá trình làm gốm, tham gia các lớp học làm gốm tại làng gốm Lái Thiêu
Hình 11: Lớp học làm gốm (Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Hình 12: Du khách tham gia trải nghiệm làm gốm
Hình 13: Sản phẩm gốm của học viên (Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Mua sắm gốm sứ: Làng gốm Lái Thiêu nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao Bạn có thể mua sắm các sản phẩm gốm sứ độc đáo làm quà lưu niệm
Hình 14: Sản phẩm gốm Lái Thiêu (Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Tham quan di tích lịch sử và lễ hội truyền thống: Ngoài hoạt động liên quan đến nghề gốm, bạn cũng có thể thăm các di tích lịch sử, như chùa, đình, hoặc nhà cổ tại phường Lái Thiêu như là: Miếu Mộc Tổ, đình Phú Long, chùa Bình Long, chùa Ông Bổn (Huyền Thiên Thượng Đế),…Các lễ hội truyền thống như Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, lễ hội Kỳ Yên,
Thưởng thức ẩm thực địa phương: Khám phá văn hóa ẩm thực địa phương bằng cách thưởng thức các món ăn truyền thống tại các quán ăn, nhà hàng tại làng gốm Một số đặc sản nổi tiếng như: Hoa quả Lái Thiêu, bánh bèo bì, bún tôm, gà quay xôi phồng Bình Dương,…
Ngoài ra, làng gốm Lái Thiêu cũng tổ chức các sự kiện, triển lãm gốm sứ để giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến công chúng Điều này giúp nâng cao nhận thức về di sản văn hóa và giữ gìn, phát triển nghề làm gốm truyền thống ở địa phương
4.2.2 Một số vấn đề trong phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Lái Thiêu
Theo báo Bình Dương, du lịch làng nghề tại Bình Dương có tiềm năng phát triển lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh trong thời gian tới Tuy nhiên, trên thực tế trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch vẫn chưa cao, do còn nhiều bất cập chưa được tháo gỡ
Trước tiên, do du lịch làng nghề hiện nay theo kiểu tự phát, thường là do một địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp Nhiều mặt hàng truyền thống độc đáo sản xuất thủ công tại các làng nghề chưa được chú ý, đầu tư thích đáng Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các làng nghề thiếu một đội ngũ sáng tác, thiết kế mẫu mã chuyên nghiệp nhằm làm cho truyền thống luôn hòa quyện với tiên tiến và hiện đại để sản phẩm truyền thống mang hơi thở của thời đại, mẫu mã sản phẩm sẽ đa dạng, phong phú, hấp dẫn khách du lịch hơn
Kế đến là công tác tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, du lịch vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng Rất nhiều tài nguyên du lịch vẫn còn lãng phí, chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hấp dẫn trong chuyến du lịch, tuyến, chương trình du lịch Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa được quan tâm, hỗ trợ đầu tư đúng mức nên hầu hết cơ sở hạ tầng của các làng nghề còn yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh du lịch Hầu hết làng nghề đều chưa xây dựng được các khu ăn uống, vui chơi giải trí, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm do đó khó lòng giữ chân du khách Ngoài ra, thời gian khách du lịch đi thăm các làng nghề là rất ngắn, thường thì chỉ trong phạm vi một ngày Nếu như các công ty du lịch, đại lý lữ hành và các làng nghề biết khai thác và kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của khách du lịch tại địa phương thì chắc chắn du lịch làng nghề có khả năng phát triển mạnh trong tương lai
Nếu gắn việc phát triển làng nghề với du lịch sẽ nâng cao hình ảnh, uy tín của làng nghề; sản phẩm được tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, giải
16 quyết được việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; góp phần phát triển ổn định làng nghề, nghề thủ công Do vậy, cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp trong việc khảo sát củng cố, nâng cấp các làng nghề hiện có trên địa bàn các huyện, thị để xây dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trưng bày, bán sản phẩm chất lượng cao của các làng nghề, nghề thủ công như: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm sứ, điêu khắc gỗ và đặc sản địa phương
4.1.3 Những định hướng trong phát triển du lịch làng nghề tại làng gốm Lái
Bên cạnh các hình thức du lịch như: văn hóa - lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch mạo hiểm thì du lịch làng nghề cũng đã và đang được nhiều quan tâm từ khách du lịch trong và ngoài nước Sự kết hợp du lịch với làng nghề truyền thống đã làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch bởi vì với những sản phẩm mang tính đơn lẻ, độc đáo cùng sự kết tinh của văn hóa Việt nhiều làng nghề đã thực sự hấp dẫn du khách, qua đó sẽ giúp các làng nghề được khôi phục và phát triển Các hoạt động văn hóa dân gian, cùng môi trường du lịch văn hóa sẽ được cải thiện, tạo điều kiện dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc
Nhận thức được tầm quan trọng của việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề đối với phát triển du lịch; trong thời gian qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Dương đã có những định hướng đúng đắn trong việc gìn giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời nói chung và làng gốm Lái Thiêu nói riêng Các làng nghề truyền thống cũng đã có ý thức trong việc khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm làng nghề nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm Các làng nghề cũng đã quan tâm việc xúc tiến, quảng bá thương hiệu, chào bán các sản phẩm, nhằm thu hút khách du lịch Bước đầu, họ cũng đã có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch như đầu tư hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, mua sắm Để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, bên cạnh việc triển khai các nội dung của Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương, định hướng đến năm 2030, ngành du lịch Bình Dương sẽ phối hợp với các địa phương, cơ sở sản xuất tại các làng nghề xây dựng du lịch làng nghề mang đặc trưng của Bình Dương Theo đó, ngành sẽ triển khai các chuyến kết hợp tham quan di tích - danh thắng với tham quan làng nghề; đầu tư phát triển các sản phẩm thủ công độc đáo, mẫu mã đa dạng và phong phú; xây dựng chuyến du lịch trải nghiệm cho du khách tham gia vào quy trình sản xuất các sản phẩm truyền thống (Tạp chí điện tử, 2019)
Do ngày càng cạnh tranh các mặt hàng sản phẩm có chất lượng cao trong khu vực và trên thế giới, do đó thu hút lực lượng lao động là yếu tố đầu tiên được chú trọng, trong đó số lượng các nghệ nhân có chuyên môn cao đạt từ 70% trở lên
Đánh giá hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu
4.2.1 Công tác bảo tồn tại làng gốm Lái Thiêu
Về cơ sở vật chất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, các nhà xưởng, trang thiết bị, nguyên liệu, chất liệu từng bược được đầu tư kỹ lưỡng, việc cải tiết cơ sở vật chất sẽ giúp đảm bảo toàn bộ hoạt động của các xưởng gốm luôn được nâng cao năng suất, giá trị nghệ thuật không ngừng được nâng cao
Về tổ chức sản xuất hiện nay ở làng gốm đang phát triển, đa dạng với các công đoạn được thực hiện liên hoàn theo trật tự xác định từ trước Để theo kịp sự phát triển của đất nước, nghệ nhân đưa máy móc vào thực hiện Máy móc làm giảm nhẹ lao động chân tay của con người và đạt hiệu quả cao Sản phẩm gốm ra lò có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và bắt mắt; đáp ứng được nhu cầu của người xem Theo số liệu thống kê năm
2009, toàn tỉnh Bỡnh Dương cú 230 cụng ty làm gốm (Lỏi Thiờu chiếm gần ẵ) 80% sản phẩm gốm Lái Thiêu hầu hết được xuất khẩu sang Mỹ, EU, Úc… Tổng kim ngạch xuất khẩu gốm Lái Thiêu – Bình Dương đạt 151,5 triệu USD, tăng 4% so với năm 2008 Bà Nguyễn Thị Điền – Giám đốc Sở Công thương Bình Dương cho rằng, có được kết quả này là do doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị, khảo sát thị trường đúng đắn
Về yếu tố kỹ thuật của nghề gốm thì có thể nói, yếu tố này đang dần suy sụp và gặp nhiều khó khăn Nhiều nghệ nhân làng nghề cho biết, do sự truyền vào quá nhiều của công nghệ, máy móc đã làm mất đi tính thủ công Ông Trương Văn Bình, một nghề nhân gốm Lái Thiêu lâu năm đã nói: “Phương cách sản xuất hiện tại, gốm sứ Lái Thiêu sẽ cho ra chất lượng sản phẩm tốt và đều tay hơn nếu như xét về mặt công nghiệp Nhưng xét về yếu tố sáng tạo, vẻ đẹp tâm hồn và tính nhân văn trong sản phẩm thì hoàn toàn thiếu vắng” Giải thích lý do này, ông cho rằng yếu tố sáng tạo đã bị mất dấu bởi tính thủ công bị triệt tiêu để thay vào đó là mọi công đoạn công nghiệp, máy móc Tính khác biệt giữa các sản phẩm cùng chủng loại không còn nữa Ví dụ như một chiếc bình gốm sứ trong lò này, đem so với chiếc bình gốm sứ trong lò khác, có khi na ná nhau và khó phân biệt là của lò nào nếu không nhìn vào nhãn mác khắc trên bình
Các quy trình thủ công, tính sáng tạo trên sản phẩm theo tâm trạng của nghệ nhân cũng mất đi Một chủ lò gốm khác nhận định: “Mình và các đồng nghiệp của anh đang rất trăn trở về vấn đề tính nhân văn trong ngành nghề Vì hiện tại, nếu không nhập các dây chuyền sản xuất theo hướng công nghiệp, số lượng sản phẩm sẽ không đuổi kịp đơn đặt hàng cũng như không đuổi kịp các làng gốm sứ khác trong nước” Mặc khác, với sự
18 thay đổi của thị trường và luôn bị thương lái nước ngoài ép giá (sản phẩm gốm không được tốt) nên giá cả của sản phẩm ngày càng thấp Chủ lò gốm gốc Hoa Lý Chén Dụng nói: Do nhu cầu có chén đựng mủ cao su ở đồn điền, ông phải làm ra chén Giá một thiên chén là 10 triệu đồng, năm nay giá mủ cao su tăng nên thương buôn chấp nhận mua 15-16 triệu Mỗi cái chén giá 400 đồng, cao hơn năm ngoái Đất để nặn ra chén chủ yếu lấy từ Tân Lập, Hòa Thạnh, Chánh Lưu
Về cạnh tranh thị trường quốc tế, “Hiện nay sản phẩm gốm sứ ngoài chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp gốm sứ các nước Trung Quốc, Thái Lan…” Điều này đòi hỏi ngành gốm Bình Dương cần phải biết “làm mới mình” cạnh tranh thị trường thế giới bằng việc nâng cao giá trị nghệ thuật qua từng sản phẩn, đầu tư đổi mới chất lượng sản phẩm qua các thiết bị công nghệ hiện đại, điều chỉnh giá thành sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Thực tế trên thị trường xuất khẩu, các mặt hàng xây dựng như gạch ngói, vật liệu xây dựng cũng được các doanh nghiệp gốm tại Bình Dương quan tâm Tiềm năng của các sản phẩm gốm xây dựng rất lớn, bởi ngày nay các vật liệu mới khá tốn kém Đầu năm 2022, sản xuất của ngành gốm sứ đã và đang có bước phục hồi và tăng trưởng khá sau đại dịch COVID19 Tính đến nay, đa số các doanh nghiệp đều có đơn hàng sản xuất Rất nhiều doanh nghiệp trong ngành có mức tăng từ 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết đã tạo ra những cơ hội lớn cho động xuất khẩu nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng [4]
“Sản lượng xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt 63,77 triệu USD, tăng 4,5% so với tháng 05/2022 Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt 375,59 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021 Tháng 6/2022 xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU đạt 6,97 triệu USD, tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU đạt 45,65 triệu USD Việt Nam đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Thái Lan) trong số các thị trường cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho EU, với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016 - 2021 đạt 7,6%/năm”
Về nguồn nhân lực, với đặc thù ngành gốm, một số khâu quan trọng chỉ thực hiện được bởi bàn tay con người, nhưng hiện nay ngành gốm lại đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao bởi hiện nay Bình Dương phát triển công nghiệp với nhiều ngành nghề nên nghề làm gốm không còn là sự lựa chọn hàng đầu của lực lượng lao động trẻ để lập thân, lập nghiệp Trước đây, trường Mỹ thuật Bình Dương có đào tạo nghề làm gốm nhưng hiện nay đã không còn Hiện nguồn nhân lực nghề gốm chủ yếu do doanh nghiệp tự đào tạo Giới trẻ Bình Dương không còn tha thiết với các ngành nghề truyền thống của tỉnh, do vậy cần tìm ra hướng đi đúng đắn giúp ngành gốm Bình Dương phát triển bền vững trong tương lai
4.2.2 Giá trị văn hóa của làng gốm Lái Thiêu
“Ai về Chợ Thủ bán hủ bán ve, Bán bộ đồ chè, bán cối đâm tiêu…” Đây là những câu thơ mộc mạc nói về những đứa con của đất và lửa trên quê hương Bình Dương Sự gắn kết giữa gốm và con người là một mối quan hệ lịch sử và văn hóa đặc biệt Gốm là một loại vật liệu được sử dụng từ rất lâu trong nghệ thuật và đời sống hàng ngày của con người Những sản phẩm gốm không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, truyền thống và lịch sử của dân tộc Việt Nam
Theo ông Nguyễn Hữu Phúc (Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ cổ vật thành phố Thuận An) đánh giá về gốm Lái Thiêu : “Đây là một dòng gốm gia dụng, không cần đánh giá cao về mỹ thuật nhưng nó độc đáo bởi sự ngẫu hứng Những nét vẽ từ con gà, cây chuối, bươm bướm, phong cảnh Sơn Thủy, chim chỉ, Phú Quý bạc đầu,… cho ra được các sản phẩm đơn giản, giá thành phù hợp phục vụ cho người dân.”(Nguồn: Phóng sự Chuyện kể đất phương Nam)
Hình 15: Nét đẹp mộc mạc của gốm Lái Thiêu (Nguồn: Sinh viên thực hiện, 2024)
Việc tạo ra các sản phẩm gốm đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn và tinh tế từ người nghệ nhân Qua việc làm việc với đất sét, nung chảy và tạo hình, họ đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và đẹp mắt Những sản phẩm gốm còn giữ lại dấu vết của người tạo ra nó, từ cách trang trí, kỹ thuật chế tác đến cảm xúc mà họ đổ vào từng đường nét Ngoài ra, gốm còn được xem như một phương tiện để thể hiện và bảo tồn văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc Các sản phẩm gốm thường mang trong mình những biểu
20 tượng, hình ảnh và câu chuyện về lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống và đời sống của cộng đồng Sự gắn kết giữa gốm và con người không chỉ đơn thuần là mối quan hệ vật chất mà còn là một mối liên kết sâu sắc về mặt văn hóa, nghệ thuật và tinh thần
Làng gốm Lái Thiêu mang đậm giá trị văn hóa, dưới đây là một số giá trị văn hóa quan trọng của làng gốm Lái Thiêu:
Di sản văn hóa: Làng gốm Lái Thiêu có hơn 150 năm lịch sử phát triển, là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người nghề nhân Việt Nam Các kỹ thuật làm gốm truyền thống, các mẫu mã gốm sứ cổ điển, và nghệ thuật truyền thống đã được bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ
Nghệ thuật và sáng tạo: Làng gốm Lái Thiêu là nơi thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển trong nghệ thuật gốm sứ Các nghệ nhân tại đây không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tạo ra những sản phẩm gốm sứ độc đáo, đẹp mắt và có giá trị văn hóa cao