1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo tồn di tích lịch sử đình phùng khoang

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kiến trúc của Đình Phùng KhoangCổng nghi môn Cổng đình Phùng Khoang được xây theo kiểu tứ trụ, 3 cửa ra vào có mái vòm, với kết cấu 2 tầng với quy mô lớn.. Điều đặc biệt là cổng đình lại

Trang 1

Bảo tồn di tích lịch sử Đình Phùng Khoang

Nhóm : Phạm Việt Đức - 2051080057

Trần Tiến Toàn - 2051080181

Nguyễn Văn Chất - 2051080025

Trang 2

Nội dung thuyết trìnhLịch sử hình

Giới thiệu về xếp hạng di tích, cơ quan quản lý

Biện pháp bảo tồn 05

.

Trang 3

Lịch sử hình thành

01

Trang 4

Làng Phùng Khoang còn gọi nôm là làng Khoang, thuộc xã Trung Văn, huyện Từ Luyên, Hà Nội Thời Lê gọi là Trung Quang thuộc xã Nhân Mục Môn, huyện Thanh Trì, trấn Sơn Nam Thượng Năm 1723 cho lệ vào huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Thời Nguyễn đổi là xã Ngọc Trục, tổng Đại Mỗ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông Năm 1964 nhập vào huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm), Hà Nội.

Làng Phùng Khoang

Trang 5

Đình Phùng Khoang

Đình nằm giữa làng Phùng Khoang trên khu đất có diện tích 3.038m2 Đình Phùng Khoang thờ Đoàn Thượng, một danh tướng đời Lý Ông là người Hồng Châu (Hải Dương) Khi nhà Lý mất ngôi về tay nhà Trần, Đoàn Thượng là chiếm giữ Hồng Châu đánh nhau với nhà Trần Sau khi ông mất, nhân dân nhiều địa phương thờ ông để nêu cao tinh thần trung liệt Tổng số 72 nơi thờ Trong đình còn nhiều đôi câu đối ca ngợi danh nghiệp của ông.

Đình được xây dựng khá sớm, gắn bó với cảnh sắc và con người Phùng Khoang Trong đình còn những mảng chạm khắc thời Lê, các bản sắc phong, sớm nhất vào niên hiệu Lê Chính Hoà thứ 19 (1698) Văn bia cho thấy đình được tu sửa lớn vào các năm 1721, 1758, 1805 Đình còn được sửa chữa, nâng cấp vào những năm cuối thế kỷ XX Đình có quy mô lớn, nhiều hiện vật có giá trị nghệ thuật như nhang án, kiệu, long đình, ngai, bài vị.

Trang 6

Tổng quan về Đình

Phùng Khoang

02

Trang 7

Tổng thể đình Phùng Khoang

2 Sân đình

4 Tòa Đại đình

8 Hồ nước7 Toà Tả Mạc/ Hữu

5 Tòa thiêu hương

3 Toà Phương đình1 Công nghi môn

6 Hậu cung

Trang 8

Mặt bằng

Nhìn từ phía trước mặt đình, trước tiên là một cái hồ lớn, tiếp đó là bức bình phong, rồi đến một sân gạch rộng, trên sân có nghi môn tượng trưng với kiến trúc trụ thẳng đứng ở hai bên Đi tiếp vào phía trong sân, hai bên là tả vu, hữu vu, đều có ba gian, kết cấu vì kèo đơn giản kiểu quá giang, bào trơn đóng bén; đầu hồi có cửa ngách nhỏ để vào phía bên và sau đại đình Cuối sân là phương đình rồi đến đại đình Phương đình cao hơn sân đình 20cm, có kiến trúc kiểu chồng diêm 2 tầng, 8 mái Các bộ vì dựng trên hệ thống cột gỗ lim kê trên chân tảng bằng đá xanh Phía sau phương đình, chỉ cách một khoảng rất hẹp (ống máng) là tòa đại đình.

Sơ đồ đình phùng khoang

Trang 9

Mặt cắt và mặt đứng của Đình Phùng Khoang

Trang 10

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Cổng nghi môn

Cổng đình Phùng Khoang được xây theo kiểu tứ trụ, 3 cửa ra vào có mái vòm, với kết cấu 2 tầng với quy mô lớn Điều đặc biệt là cổng đình lại nằm bên phải của toà Đại đình, chứ không nằm ở phía trước mặt toà Đại đình thường gặp ở các đình khác.

Phía trước của cổng đình có thêm kiến trúc là hai cột trụ ở hai bên, cổng đình và hai cột trụ đều có chiều cao ngang nhau là hơn 4m, đây là cột trụ mang dấu ấn nghệ thuật và biểu tượng tâm linh của các kiến trúc như nhà thờ, đình chùa…

Cột có 3 phần là: chân cột, thân cột và đầu cột, phần chân đế cột có vai trò quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột nên thường sẽ có kích thước lớn hơn phần thân để giúp cân bằng và chịu lực tốt hơn, chân cột trơn không có hoạ tiết, chia làm 2 phần, phần dưới hình vuông, phần trên tròn dẹt và có các đường gờ đắp xung quanh chân cột

Phần thân cột là hình trụ vuông có 4 mặt, mỗi mặt được khắc chữ Hán chạy dọc thân cột, chữ tô màu đen, nền màu trắng

Phần đầu cột có kiến trúc đèn lồng, là khối trụ hình vuông đặt trên phần thân cột, 4 mặt của khối vuông có khắc chữ thọ bằng chữ Hán, trên khối vuông đó được đắp hình dạng giống 4 con rồng có kích thước lớn, đầu cúi xuống, đuôi quay lên trời và quay ra 4 phía khác nhau, nhìn rất giống với hình búp sen, xung quang có trang trí đắp nổi xi măng các hoạ tiết hoa lá, rồng mây rất cầu kì.

Trang 11

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Sân đình

Qua cổng đình là vào khoảng sân rộng lát gạch Bát tràng, bên trong sân cũng được dựng hai cột trụ cao khoảng 4m, đứng trước mặt toà Phương đình và Đại đình Kiến trúc cột cũng giống cột trụ ở phía bên ngoài cổng đình

Ngoài ra sân đình còn trồng các cây hoa đại và cây cổ thụ lâu năm

Trang 12

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Toà Phương đình

Qua khoảng sân là có toà Phương đình nằm ngay chính giữa, trước mặt có để lư hương bằng đá, toà được dựng trên nền gạch cao hơn nền sân đình khoảng 30cm, nền lát gạch Bát tràng

Đây là kiến trúc của thế kỷ XIX, với cấu trúc dạng nhà vuông có kích thước khoảng (6m x 6m), được chống bằng hệ thống 8 cột gỗ lim, các cột gỗ được đặt trên chân cột là dạng chân tảng đá bồng cao 45cm, toà nhà để thoáng không xây cửa có thể đi thông nhau sang các phía, phần đỡ mái là chồng diêm 2 tầng 8 mái, mái tầng dưới rộng hơn lợp ngói, mái tầng trên có diện tích nhỏ hơn

Các đầu đao của cả 2 tầng mái được đắp hình rồng uốn cong vút, quay mặt vào trong đình, trên mái tầng 2 còn đắp rồng chầu mặt nguyệt

Trang 13

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Toà Đại đình

Nằm phía sau toà phương đình chỉ cách một khoảng rất hẹp (ống máng) là toà Đại đình, với 3 gian 2 chái, từ toà phương đình bước 2 bậc thang để lên Đại đình, hai bên đầu hồi của toà được dựng hai cột trụ hai bên, ở gian chính giữa được làm thành bậc ra vào là hai hình rồng ngậm ngọc làm bằng đá

Các gian đều được làm cửa bức bàn, cửa gian giữa chính có 6 cánh làm kiểu bức bản vẫn gỗ đơn giản, ở các gian thờ được làm các cửa võng rất lộng lẫy, trang trí hoa văn cầu kỳ, sơn son thếp vàng, mỗi gian đều có bức hoành phi ghi chữ Hán

Kết cấu các bộ vì theo kiểu giá chiêng, các kết cấu gỗ gian giữa đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, tạo sự tôn nghiêm, trang trọng

Trang 14

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Toà thiêu hương

Còn gọi là gian ống muống nối giữa toà Đại đình với Hậu cung, kết cấu theo kiểu chồng rường, nền lát gạch Bát tràng, đây là gian để sập đá dùng để chuẩn bị đồ lễ cúng trước khi vào Hậu cung

Trang 15

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Hậu cung

Hậu cung gồm 2 gian ngăn cách phần ngoài bởi một bộ cửa 4 cảnh phía trước được làm kiểu thượng song hạ bản, hai cửa nhỏ 2 bên được xây trên bầu cửa cao là lối vào lễ trong cung Các bức cốn ở cửa ra vào được chạm khắc rồng cuốn thuỷ, long mã, rùa, hoa lá cách điệu, Gian trong cùng được xây trên bệ cao trên đặt một khám thờ lớn trong có long ngai và bài vị của Đức thành hoàng Đoàn Thượng

Ở phía sau Đại đình có khoảng sân rộng, từ toà Hậu cung có thể đi ra sân phía sau, ở bên phải của khoảng sân còn có một nhà bia mới được xây dựng lại từ năm 2007

Trang 16

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Tả Mạc/Hữu Mạc

Toà Tả Mạc nằm bên trái của toà Đại đình gồm có 5 gian, đặc biệt là ở 1 bên đầu hồi được xây bịt kín 2 gian liền nhau, ở giữa trổ cửa sổ, còn 3 gian còn lại thì là để ra vào

Tòa Hữu Mạc nằm bên tay phải toà Đại đình, Tả, hữu mạc là nơi để sắp xếp lễ vật dâng lên Thành Hoàng và để cho bà con nghỉ chân trong dịp lễ hội, là nơi tiếp khách, đặt kiệu.

Toà Tả

MạcToà MạcHữu

Trang 17

Kiến trúc của Đình Phùng Khoang

Hồ nước trong đình

Hướng toà Đại đình hướng ra trước mặt là có một hồ nước rộng, có xây cây cầu nối từ sân ra giữa hồ, trên cây cầu đó có đặt bức bình phong dạng cuốn thư, hai bên cuốn thư nối liền với hai trụ cột ở hai bên Bức bình phong có chiều cao 1,50m, chiều rộng khoảng 2m

Điểm kết thúc cây cầu là có xây một khối đất hình tròn, xung quanh thành của khối đất hình tròn được đắp gạch, ở giữa khối đất có trồng cây Xung quanh hồ được dựng thành bờ ao rất an toàn

Trang 18

Cảnh quan

Trang 19

Giới thiệu

xếp hạng di tích

03

Trang 20

Xếp hạng di tích

Đình Phùng Khoan đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991 ( Di sản kiến trúc là một loại di sản văn hóa Các công trình kiến trúc được coi là di sản kiến trúc khi nó mang những giá trị tiêu biểu đặc trưng về các khía cạnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đối với dân cư địa phương, quốc gia, hoặc cộng đồng quốc tế.)

Trang 21

Cơ quan quản lý di tích

Tiểu ban quản lý di tích: Ông Nguyễn Đức Huấn làm trưởng ban và Tổ trưởng tổ dân phố

Ban khánh tiết: Gồm có 1 trưởng ban và 1 phó ban

Ban quản lý di tích: Chủ tịch phường làm trưởng ban, Mặt trận tổ

quốc, Phó chủ tịch văn hóa, Phòng văn hóa thông tin, các tổ trưởng tổ dân phố đại diện.

Trang 22

Thực trạng của Đình

Phùng Khoang

Trang 23

Vì ngôi đình đã được xây lâu đời và chủ yếu bằng gỗ nên đã có nhiều dấu hiệu mục nát.

Trang 24

Đình còn lưu giữ cuốn thần phả; 9 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, sớm nhất là đạo sắc năm Chính Hòa thứ 19 (1698), một bản còn nguyên vẹn đạo là sắc phong đời vua Lê Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) , 6 tấm bia đá lớn, sớm nhất là bia Chính Hòa 19 (1698), muộn nhất là bia thời Tự Đức 33 (1881) nhưng có nguy cơ xuống cấp

Trang 25

Đình còn vỡ mộng có nguy cơ gãy, sập, hệ thống mái bị hỏng, dột nước gây thấm hỏng các cấu kiện gỗ, các đồ thờ trong di tích

Trang 26

Tường ở cổng đình đã có dấu hiệu bong tróc xuống cấp mặc dù đã có dấu hiệu khôi phục nhưng cũng chỉ làm tạm thời chưa hoàn chỉnh

Trang 27

Biện pháp bảo tồn

05

Trang 28

Tuy nhiên, đối với các di tích kiến trúc gỗ tu sửa là giải pháp phù hợp nhất nhưng phải lưu ý

+ Hạn chế tối đa mọi sự thay thế, chỉ thay thế khi không còn khả năng cứu vãn, thay thế bằng vật liệu tương tự gốc.

+ Giữ lại và tận dụng tối đa các thành phần của cấu trúc bị hư hại từng phần, bằng phương pháp nhồi bít các

khoảng trống trong thân gỗ, chắp - vá - nối các cấu kiện bị mục nát từng phần.

+ Phải lặp lại hoàn toàn chính xác các đặc điểm cấu tạo và liên kết vốn có

Trang 29

Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:

+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.

+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất

+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,

+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,

+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản:

+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.

+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.

+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

Trang 30

CREDITS: This presentation template

was created by Slidesgo, including icons by Flaticon, infographics &

images by FreepikThank

s

Ngày đăng: 29/06/2024, 14:40

Xem thêm:

w