Nhà tù Hỏa Lò được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, bởi lẽ nơi đây đã chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình Thực dân Pháp đô hộ, giam giữ biết bao thế hệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
-
BÀI TẬP THỰC TẾ HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kì 2 – năm học 2021 – 2022
Đề tài: Tìm hiểu chung về di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò
1 21040451 Trần Quỳnh Anh 068
2 21041572 Phan Thị Bích Diệp 117
3 21040037 Nguyễn Thị Thùy Dương 143
4 21041760 Lê Anh Đức 153
5 21041092 Bùi Thu Huyền 233
6 21040392 Trần Đức Phong 476 0975733136
7 21040299 Cao Minh Quyết 500
8 21041621 Bùi Thị Hiền Thục 563
9 19042067 Trần Nguyên Trường 650
10 21040296 Nguyễn Hoàng Lan Vy 676
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
Trang 21
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Nhà tù Hỏa Lò là một địa điểm du lịch Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng và không thể bỏ qua khi đến với Thủ Đô Nhà tù Hỏa Lò được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, bởi lẽ nơi đây đã chứa đựng một phần nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình Thực dân Pháp đô hộ, giam giữ biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam
Với thiết kế xây dựng cho phép Hỏa Lò chứa khoảng 500 tù nhân cùng chế độ giam giữ, ép cung hà khắc và cực kỳ dã man, tàn bạo, nhiều nhà cách mạng đã phải
hy sinh, nhưng ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước không hề bị khuất phục Như đồng chí Xuân Thủy, người bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò nhưng với tinh thần lạc quan, một lòng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng đã sáng tác nên bài thơ “Không giam được trí óc”:
“Đế quốc tù ta, ta chẳng tù
Ta còn bộ óc, ta không lo
Giam người, khóa cả chân tay lại Chẳng thể ngăn ta nghĩ tự do…”
Nhà tù Hỏa Lò đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử từ năm 1997 Hiện nay, Nhà tù Hỏa Lò nơi lưu giữ, là nguồn cảm hứng về lòng yêu nước nước, truyền thống cách mạng cụ Hồ cho mọi người dân, đặc biệt thế
hệ trẻ thủ đô Chính điều này là điểm thu hút khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu hàng năm
2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử ra đời, lối kiến trúc độc đáo và những hiện vật còn sót lại cho tới nay của nhà tù Hỏa Lò
Trang 32
Đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ và gìn giữ một di tích lịch sử, minh chứng cho sự đau thương, mất mát của một thời kỳ hào hùng
Góp phần thúc đẩy nhận thức của thế hệ trẻ ngày nay luôn biết ơn và kính trọng những thế hệ cha ông không tiếc sức lực, xương máu của mình, để đổi lấy một đất nước bình yên, no ấm như ngày hôm nay
3 Phương pháp nghiên cứu:
Quan sát thực tế, ghi chép quá trình nghiên cứu, kết hợp với thu thập, phân tích, chọn lọc thông tin từ các nguồn khác nhau như báo điện tử, sách lịch sử, mạng
xã hội…
4 Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Nhà tù Hỏa Lò
Phạm vi:
Khu A, B là nơi dành cho các phạm nhân đang được điều tra, phạm nhân không quan trọng hoặc những phạm nhân vi phạm kỷ cương của nhà tù
Khu C là nơi dành cho tù nhân người Pháp ngoại quốc
Khu D dành cho các phạm nhân tội nặng nhất và đang chờ án tử hình
Trang 43
II PHẦN NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung về nhà tù Hỏa Lò
Chiến tranh đã qua đi hơn nửa thế kỷ nhưng những bằng chứng tố cáo sự tàn nhẫn của nó lại vẫn còn đó Cuối thế kỷ XIX, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp: bổ sung lực lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống tòa án và xây dựng mạng lưới nhà tù Năm
1896, trên đất làng Phụ Khánh - tổng Vĩnh Xương - huyện Thọ Xương - Hà Nội, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Hỏa Lò Được mệnh danh là chốn “địa ngục trần gian”,
là nhà tù đáng sợ nhất Đông Nam Á, trong suốt thời gian hoạt động của mình, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành nơi giam giữ của biết bao thế hệ chiến sĩ, nhà hoạt động cách mạng, họ dùng những thiết bị tra tấn, ép cung hết sức tàn nhẫn, dã man, mà điển hình nhất là cỗ máy chém, một công cụ tra tấn đã đưa nhà tù ghi danh vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới,top 5 Đông Nam Á
Nhà tù Hỏa Lò hiện nay còn trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật phản ánh thủ đoạn tra tấn dã man và cuộc sống gian khổ của tù chính trị Việt Nam khi bị giam giữ tại đây Có thể nói nhà tù Hỏa Lò là một di tích lịch sử, vừa là một minh chứng
rõ nét cho cả một thời kỳ lịch sử khổ cực mà gian lao của người dân Việt Nam những năm bị Pháp đô hộ Hiện nay, di tích nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “Địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế
hệ trẻ của Thủ đô; nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu và học tập
1.1 Vị trí địa lí:
Như tên gọi, nhà tù Hỏa Lò tọa lạc tại làng Hỏa Lò vốn có truyền thống làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất Khi xưa từng nằm cạnh Chùa Lưu Ly, chùa Bích Thư và chùa Bích Hoạ nhưng đã bị dỡ bỏ để lấy đất xây tòa án và nhà tù.Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, vừa
Trang 54
là bản án tố cáo chế độ nhà tù man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ
ở Việt Nam Hiện nay nhà tù nằm ở số 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.2 Lịch sử nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896 và lấy tên là “Nhà tù Trung ương” Tên tiếng Pháp của nhà tù này lúc bấy giờ là Maison Centrale, có nghĩa
là Đề lao Trung ương hay Ngục thất Hà Nội Đây là ngục thất trung ương của cả hai
xứ Trung và Bắc Kỳ, giam giữ nhiều hạng người, trong đó có những tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp từ 1896 đến 1954 Tại Hỏa Lò, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc, dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn, đánh đập dã man, nhiều nhà cách mạng đã phải hy sinh, nhưng ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước không hề khuất phục Họ đã biến nhà
tù thành trường học, nơi giác ngộ tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng
Từ sau ngày hoà bình lập lại (10/10/1954), nhà tù được đổi tên là “Trại tạm giam phạm nhân Hà Nội” và giao cho Ủy ban Quân quản Hà Nội, trực thuộc quyền quản lý của Công an thành phố Trong những năm 1964 đến năm 1979, nhà tù Hỏa
Lò còn là nơi giam giữ những phi công Mỹ và tù binh trong chiến tranh biên giới năm
1979 Năm 1993, chính quyền thành phố đã quyết định sử dụng một phần của nhà tù Hỏa Lò để xây dựng “Tháp trung tâm” cho tổ hợp khách sạn, văn phòng cho thuê; một phần tiếp giáp đường phố Hỏa Lò được bảo tồn, tôn tạo thành Khu Lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò Tại khu di tích này có đài tưởng niệm nhà tù Hỏa Lò, mô hình tái tạo hình ảnh các chiến sĩ cách mạng trong lao tù, chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ cách mạng và hệ thống trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu quý Từ ngày 18/6/1997 ,nhà tù Hỏa Lò đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử
2 Kiến trúc nhà tù Hỏa Lò
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896 và lấy tên là “Nhà tù Trung ương” Vị trí mặt bằng của nhà tù nằm trọn trên mảnh đất hình thang thuộc thôn Phụ Khánh Đối diện với nhà tù về phía đông là toà án, phía tây nam giáp phố
Trang 65
Thợ Nhuộm, phía tây giáp phố Richaud (ngày nay là phố Quán Sứ), phía bắc giáp với đường Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng) “Tổng diện tích Nhà tù Trung ương và những đường lân cận dẫn đến nhà tù là 12.908m2 Ước tính chi phí xây dựng toàn bộ công trình là 1.212.434 đồng Đông Dương”
Tại bản hồ sơ số 6692 hiện đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia, có ghi lại như sau: “Bản dự án và điều kiện đấu thầu gồm 41 điều khoản, do kiến trúc sư - Giám đốc
Sở Xây dựng nhà cửa dân sự dự thảo, hoàn thành ngày 24/1/1896 Kỹ sư trưởng cầu đường - Giám đốc Nha Công chính đã kiểm tra và Toàn quyền Đông Dương duyệt ngày 27/2/1896 Do tính chất đặc biệt khẩn cấp, công trình xây dựng nhà tù Hỏa Lò được tiến hành ngay trong năm 1896”
Nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp đặt vào vị trí quan trọng nhất trong mưu đồ trấn áp những người đối kháng chế độ thuộc địa Vì vậy, chúng đã cho xây dựng nhà
tù này với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương
Có rất nhiều nhà lãnh đạo yêu nước và cách mạng Việt Nam bị thực dân Pháp giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng… và năm đồng chí Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười
Ảnh 1: Toàn cảnh Nhà tù Hỏa Lò (Nguồn: hoalo.vn, truy cập ngày 16/05/2022)
Trang 76
2.1 Tổng quan về kiến trúc nhà tù Hỏa Lò:
2.1.1 Thiết kế ban đầu:
Nhà tù Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng năm 1896, trên đất làng Phụ Khánh vốn thuộc tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương, Hà Nội Phụ Khánh nguyên là hai thôn Nguyên Khánh và Nam Phụ hợp nhất và đến thế kỷ XIX, làng Phụ Khánh là nơi duy nhất ở kinh thành Thăng Long có nghề thủ công truyền thống, chuyên làm các loại đồ gia dụng như: siêu, ấm, bếp lò bằng đất nung nên còn có tên Nôm là làng Hỏa
Lò
Những sản phẩm thủ công của làng Phụ Khánh không chỉ được người dân ở kinh thành Thăng Long ưa chuộng, mà nhiều tỉnh, thành cũng biết đến Nhờ có nghề thủ công truyền thống “Hỏa Lò” mà đời sống của nhân dân nơi đây cũng sung túc
Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, chúng đã cho di chuyển toàn bộ dân làng cùng những ngôi đình, chùa cổ kính của làng Phụ Khánh đi nơi khác, như chùa Chân Tiên, đình Phụ Khánh dời xuống cuối phố Bà Triệu ngày nay, còn các chùa Bích Thư, Bích Họa thì bị phá hủy hoàn toàn Thực dân Pháp đã lấy toàn bộ đất làng xây dựng nhà tù, Tòa án và Sở Mật thám, tạo thành một hệ thống chuyên chế liên hoàn phục vụ đắc lực cho việc cai trị và đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam
Nhà tù Hỏa Lò có tổng diện tích 12.908m2, là một trong những nhà tù lớn và kiên cố vào bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ Như vậy, kể từ năm 1896, người dân
Hà Nội nói riêng, người dân Việt Nam nói chung đã vĩnh viễn mất đi một ngôi làng
cổ có nghề thủ công truyền thống lâu đời
Theo bản thiết kế đã được Toàn quyền Đông Dương phê duyệt ngày 27/4/1896, Nhà tù Hỏa Lò gồm các hạng mục: Một nhà dùng cho việc canh gác; Hai nhà dùng làm bệnh xá; Một nhà dùng làm nhà thương bố thí; Hai nhà dùng để giam bị can; Một nhà dùng để làm phân xưởng; Năm nhà dùng để giam tù nhân Bao quanh nhà tù là một bức tường đá kiên cố, cao 5m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây kẽm gai Dưới chân tường phía bên trong là đường tuần tra rộng hơn 2m Bốn góc nhà tù
Trang 87
là 4 tháp canh, từ đây có thể quan sát được toàn bộ phía trong và xung quanh phía ngoài nhà tù
Ảnh 2: Bản thiết kế nhà tù Hỏa Lò (Ảnh nhóm chụp)
Ảnh 3: Chòi canh (Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-the-he-tu-chinh-tri-hoa-lo-voi-thu-do-ha-noi-1413496369.html, truy cập lúc 18:00 ngày 20/5/2022)
Nguyên vật liệu được thực dân Pháp lựa chọn để đưa vào xây dựng có những yêu cầu rất cao về chất lượng với mục đích biến nơi đây thành một nơi giam giữ rất kiên cố, tù nhân không thể trốn thoát bằng bất cứ hình thức nào Điều 17 trong các
Trang 98
điều kiện đấu thầu ghi rõ: “Tất cả kim loại được dùng phải nhập từ Pháp và có chất lượng hàng đầu Các ổ khoá bản lề, ke cửa, đinh móc và các góc cửa phải là những loại có chất lượng hàng đầu và được kiến trúc sư chấp nhận Tất cả các khoá và đồ kim loại phải được đặt cẩn thận và phải khớp trong các khe và rãnh soi để sẵn” Điều
19 quy định “Kính tấm được sử dụng phải là kính được chuyển từ Pháp sang, kính phải rất rõ và không có bọt” Điều 30 quy định “Kiểm tra thổ nhưỡng móng: ngay sau khi đào đất xong, người thầu khoán phải mời kiến trúc sư đến để kiểm nghiệm đất móng và nếu được, kiến trúc sư sẽ cấp giấy phép bắt đầu xây dựng” Điều 8 quy định
“Vật liệu xây bằng gạch: gạch phải được thấm nước trước khi xây để dễ bám vữa Những chỗ xây nối không dày quá từ 0,007m đến 0,008m…”
Khu giam giữ phạm nhân nhà tù Hỏa Lò được ngăn cách bằng một cánh cửa lớn kiên cố, cao gần 4m, có hệ thống khóa sắt kiên cố, nơi các tù nhân bị xích thành hai sợi xích dài trên bục bê tông Ánh sáng của khu này chỉ có được từ những khung cửa sổ nhỏ tạo nên khung cảnh u tối Khu giam giữ phạm nhân tại Nhà tù Hỏa Lò được chia thành bốn khu A, B, C, D riêng biệt, trong đó: Khu A và B dành cho phạm nhân đang được điều tra, tội nhẹ, hoặc vi phạm kỷ cương của nhà tù; Khu C dành cho phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc; Khu D dành cho các phạm nhân tội nặng và đang chờ tử hình
Khu hành chính dành cho việc canh gác, gồm hai ngôi nhà Tầng một có hành lang ở giữa, bên phải có trạm hiến binh, lối đi ra đường tuần tra, phòng lục sự, phòng tạm giam và phòng gác đêm, bên trái là trạm gác, lối đi ra đường tuần tra, phòng của giám thị trưởng Tầng hai dùng làm nhà ở của lính gác với hai mái hiên, một phòng
ăn, một phòng khách và bốn phòng ngủ Một bên là bệnh xá, phía bên phải cầu thang
là bếp, kho đồ và xưởng giặt, phía trái cầu thang là bệnh xá của người tù bản xứ, phòng khách, phòng bác sĩ, phòng thuốc và cửa hàng Tầng hai của ngôi nhà này còn dành cho bị can và tù nhân người Âu Bên phải có bốn phòng và một bệnh xá của nữ Bên trái cũng có bốn phòng và một bệnh xá của nam giới
Các nhà khác chỉ có một tầng và tạo thành ba cụm: cụm bên phải gồm có bốn phòng tạm giam và nhà phụ của giám thị, một phân xưởng, một nhà thương bố thí, một nhà nội trú dùng cho khoảng 30 nữ, một phòng của giám thị cùng với phòng
Trang 109
tắm và nhà tiêm, 12 phòng nhỏ (xà lim) dành cho tù nhân nguy hiểm, một trạm hiến binh, một nhà giam chung chứa được 100 bị can Phía bên trái có 4 phòng giam và nhà phụ của giám thị trưởng, một nhà giam chung cho 40 bị can, một phòng giám thị
Ở phía cuối dãy có một phòng dành cho khoảng 20 bị can nữ, nhà tiêm, phân xưởng, một phòng giam chung cho 80 bị can, một phòng giám thị Nước tắm và nước rửa do nhà máy nước của thành phố Hà Nội cấp
Nhà tù Hỏa Lò xây dựng chưa hoàn thiện, nhưng từ năm 1899 đã phải đưa vào sử dụng ngay vì việc thực dân Pháp bắt hàng loạt người đấu tranh chống lại chúng Những năm sau đó, nhà tù thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, tăng thêm diện tích các phòng giam, tăng cường bố phòng, chống vượt ngục, nhất là khu xà lim cho “Bọc tôn hai lần các cửa, thay khoá bằng các xà bảo hiểm” (hồ sơ 114, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) Năm 1912, sửa chữa nhà kho thành nơi giam tù nhân là trẻ em Năm
1917, làm lại các công trình vệ sinh và hố lọc Năm 1945, cho nâng cao bức tường bao quanh nhà tù ở mặt phố Hỏa Lò xây cao thêm 1,5m; còn lại ba mặt phố Hai Bà Trưng, Quán Sứ, Thợ Nhuộm xây cao thêm 2m… Thiết kế ban đầu, thực dân Pháp định nhốt 450 tù nhân, nhưng trên thực tế đã giam đến 2.000 người Thậm chí trong kháng chiến, họ giành 1/4 nhà tù làm Trại tù binh số 1
2.1.2 Di tích còn lại ngày nay:
Năm 1993, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô, Nhà nước Việt Nam quyết định: một phần của nhà tù Hỏa Lò được sử dụng để xây dựng “Tháp trung tâm” dùng làm khách sạn, văn phòng cho thuê; một phần tiếp giáp đường phố Hỏa Lò được bảo tồn, tôn tạo thành Khu Lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò Tại khu di tích này có đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại nhà tù Hỏa Lò, mô hình tái tạo hình ảnh các chiến sĩ cách mạng trong lao tù, chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng và hệ thống trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu quý
Ngày nay, Hỏa Lò chỉ rộng hơn 2.400 m vuông, được giữ lại và bảo tồn nhằm phục vụ tham quan du lịch hay những ai muốn tìm hiểu và tận mắt chứng kiến nhà tù thực dân như thế nào Nhà tù Hỏa Lò vừa là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng