1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đông sài gòn

58 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,77 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (13)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển (13)
      • 1.1.2 Sơ đồ tổ chức (15)
      • 1.1.3. Những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng (16)
      • 1.1.4. Tình hình hoạt động của ngân hàng Vietinbank (19)
    • 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (20)
      • 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển (21)
      • 1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức (22)
      • 1.2.3. Các sản phầm dịch vụ của chi nhánh (23)
      • 1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh (26)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (30)
    • 2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH (30)
    • 2.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP (30)
      • 2.2.1. Quy định pháp lý về cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp (30)
      • 2.2.2. Quy trình của hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng (32)
      • 2.2.3. Hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của (40)
      • 2.3.1. So sánh quy trình nghiệp vụ thực tế tại đơn vị với lý thuyết được học trên trường (45)
      • 2.3.3. Đánh giá về hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng (46)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN (50)
    • 3.1. Định hướng phát triển (50)
    • 3.2. Kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn (50)
      • 3.2.1. Chuyên môn hóa trong rà soát thông tin và quy trình tín dụng (50)
      • 3.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực (51)
      • 3.2.3. Giải pháp về nâng cao tính chuyên nghiệp, nhanh chóng trong quy trình (52)
      • 3.2.4. Giải pháp vào marketing (52)
      • 3.2.5. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và công nghệ tại chi nhánh (52)
      • 3.2.6. Đầu tư các công nghệ thanh toán qua hệ thống Ngân hàng (52)
  • KẾT LUẬN (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Hình 1.1 Logo Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

(Nguồn: Web site Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam)

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam với tên tiếng anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, viết tắt là VietinBank Được thành lập từ năm 1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị đinh số 53/1988/NĐ-HĐBT cũng như chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/07/1988 Tên giao dịch ban đầu là IncomBank Năm 2008,

IncomBank đổi tên thành Vietinbank và là một cái tên rất đỗi quen thuộc và đáng tin cậy trên thị trường Việt Nam.

Ra đời từ năm 1988, Vietinbank hiện đang đóng vai trò chủ đạo của một ngân hàng hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam Vietinbank hiện có hệ thống mạng lưới mạnh mẽ trải dài từ Nam raBắc với trụ sở chính nằm ở số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hệ thống bao gồm 150 chi nhánh và với hơn 1000 phòng giao dịch trải dài khắp 63 tỉnh thành, có 02 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 01 Trung tâm tài trợ thương mại, 07 Trung tâm Quản lý tiền mặt, 03 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm thẻ, Trung tâm công nghệ thông tin, Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank).

Không dừng lại ở đó Vietinbank còn chủ động mở rộng hệ thống kinh doanh của mình ra nước ngoài và là ngân hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại Châu Âu với 02 chi nhánh tại Frankfurt và CHLB Đức 01 Văn phòng Đại diện tại Myanmar và 01 Ngân hàng con tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (với 01 Trụ sở chính, 01 Chi nhánh Champasak, 01 Phòng Giao dịch Viêng Chăn)

VietinBank có quan hệ với hơn 1.000 ngân hàng đại lý tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được sở giao dịch Chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh chấp thuận niêm yết từ ngày

16/07/2009 chính thức niêm yết trên HOSE với mã CTG, VietinBank Securities cổ phần hóa, chính thức niêm yết và giao dịch trên HNX với mã CTS (và chuyển sang HOSE năm 2017)

Về tầm nhìn: Trở thành ngân hàng đa năng, hiện đại và hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 thuộc Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Đến năm

2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.

Về sứ mệnh: Là ngân hàng tiên phong trong quá trình phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

Lấy khách hàng làm trung tâm: Lấy nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phục vụ của Ngân hàng Đồng thời lắng nghe tiếng nói của khách hàng và chia sẻ với các bên liên quan để đưa ra giải pháp/tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đảm bảo an toàn bảo mật cho khách hàng và doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo: Luôn thể hiện sự sáng tạo trong mọi hoạt động; liên tục đổi mới và có sự kế thừa để tạo ra những giá trị tốt nhất cho hệ thống, khách hàng

Chính trực: Luôn nhất quán trong suy nghĩ và hành động đảm bảo sự tuân thủ, kỷ luật, kỷ cương, trung thực, minh bạch và giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

Tôn trọng: Thể hiện thái độ và hành động lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, ghi nhận đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và tôn trọng bản thân.

Trách nhiệm: Thể hiện tinh thần, thái độ và hành động của toàn hệ thống, của từng bộ phận, từng cán bộ VietinBank có trách nhiệm cao đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và cho chính thương hiệu của VietinBank, thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là trách nhiệm, vai trò, vinh dự, và tự hào của VietinBank.

Hệ thống tổ chức của Vietinbank đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, tiếp sau đó là Hội đồng quản trị được kiểm soát bởi Ban kiểm soát, phía dưới sẽ là Ban điều hành tại đây sẽ điều hành các phòng ban, các khối và các chi nhánh và cũng như là các công ty con

Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng Vietinbank (Nguồn: Web site Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam)

1.1.3 Những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ cơ bản như: huy động vốn, cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản, cấp tín dụng Với vai trò là NHTM thì Vietinbank cũng không ngoại lệ, Vietinbank sẽ thực hiện các hoạt động huy động nguồn vốn và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn từ các tổ chức cá nhân, phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn của các tổ chức trong và ngoài nước; các nghiệp cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của mình; thực hiện các thanh toán giao dịch ngoại tệ, thương mại quốc tế Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ thực hiện các chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá, và các dịch vụ ngân hàng khác trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Với bản thân là một trong những mũi nhọn của ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, Vietinbank liên tục triển khai và phát huy những sản phẩm của mình, không ngừng phát triển sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng, dịch vụ đa dạng, nổi trội về công nghệ luôn thu hút khách hàng và cũng như hướng đến sự tiện nghi cho khách hàng nơi mà khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu, tiết kiệm chi phí và trải nghiệm hiệu quả các sản phẩm của Vietinbank.

Các sản phẩm, dịch vụ Vietinbank:

 Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: Chia thành nhiều gói tiết kiệm khác nhau, đa dạng về các loại tiền gửi như: Tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm đa kỳ hạn, tiền gửi ưu đãi tỷ giá, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm trực tiếp.

 Sản phẩm thẻ ngân hàng Vietinbank: Bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ đồng thương hiệu.

 Sản phẩm cho vay Vietinbank: Cho vay tiêu dùng (Cho vay mua và sửa chữa nhà , mua nhà dự án, vay mua ô tô, cho vay tín chấp, cho vay phát hành thẻ tài chính cá nhân,…) và cho vay sản xuất kinh doanh ( sản xuất, kinh doanh siêu nhỏ, nhỏ lẻ, cho vay phát triển Nông nghiệp – Nông thôn, kinh doanh tại chợ,… )

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒNHình 1.3: Hình ảnh thực tế tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Vào ngày 31/03/2010 tại TP Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn đã tổ chức hội nghị khách hàng vào năm 2010 và cũng như chính thức tuyên bố tên giao dịch mới Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Đông Sài Gòn thay cho tên giao dịch cũ là Chi nhánh 14 TP Hồ Chí Minh theo quyết định số 180/QĐ-HĐQT của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam Đây cũng là cột mốc đầu đánh dấu sự bứt phá của đơn vị này, trong những chặng đường vừa qua, VietinBank Đông Sài Gòn cũng đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thử thách, kiên định vun đắp những nền tảng và sự bứt phá tạo lập thành công Với mạng lưới 4 phòng giao dịch cùng 114 nhân sự có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, và

VietinBank Đông Sài Gòn đã triển khai có hiệu quả chiến lược kinh doanh của Ban Lãnh đạo VietinBank giao.

Vietinbank – Đông Sài Gòn hiện nằm tại số 35 Nguyễn Văn Bá, Phường Bình Thọ, thành phố Thủ Đức với vị trí thuận lợi giao giữa

Xa lộ Hà Nội và ngã Tư Thủ Đức vị trí vô cùng đắc địa Chi nhánh hiện đang có 4 phòng giao dịch: PGD Lê Văn Việt, PGD Đỗ Xuân Hợp, PGD Nguyễn Duy Trinh và cuối cùng PGD ở Tô Ngọc Vân Như đã nói thì các vị trí của PGD này cũng đắc địa không kém nằm trên những con đường chính và rất quen thuộc đối với người dân Thủ Đức, xung quanh có rất nhiều trường học và trường đại học, các cơ quan công ty, cũng như các trung tâm thương mại, vincom, các khu dân cư an ninh,… Với vị trí thuận lợi và đa dạng như vậy góp phần không nhỏ đến sự phát triển của Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn, do đó Vietinbank – Đông Sài Gòn cũng rất nỗ lực hỗ trợ và là cầu nối đồng hành của khách hàng và doanh nghiệp, các hộ gia đình,… Góp sự nỗ lực khai thông nguồn vốn tín dụng để góp phần hỗ trợ xây dựng phát triển các dự án, các công trình đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của thành phố Thủ Đức nói riêng và nền kinh tế của TP Hồ Chí Minh nói chung.

1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Bộ máy điều hành của Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn bao gồm: Ban giám đốc, khối Nghiệp vụ và khối Hỗ trợ Cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietinbank Đông Sài Gòn có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động

Hình 1.4 Cơ cấu bộ mấy tổ chức Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn)

Bộ máy điều hành của Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn đứng đầu là ban giám đốc chi nhánh: gồm 01 Giám đốc và 04 Phó giám đốc, trực tiếp lãnh đạo các hoạt động của chi nhánh Sau đó là khối nghiệp vụ và khối hỗ trợ thường các khối này được những trưởng phòng trực tiếp lãnh đạo, phê duyệt hồ sơ do những cán bộ trong những khối này nộp lên Các phòng ban khác nhau sẽ thực hiện những chức năng nhiệm vụ khác nhau: như tìm kiếm khách hàng, phân tích tài chính, hỗ trợ khách hàng và tư vấn khách hàng,

… Song, mặc dù có rất nhiều phòng ban nhưng mỗi phòng ban đều được liên kết chặt chẽ trong việc luân chuyển hồ sơ, phối hợp với nhau rất tốt.

1.2.3 Các sản phầm dịch vụ của chi nhánh

Hiện tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn được thực hiện tất cả những sản phẩm mà Ngân Hàng Vietinbank hiện có, được chia thành 4 nhóm sản phẩm như sau:

1.2.3.1 Các sản phẩm tiền gửi

Sản phẩm này được sử dụng để tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng cũng như là một kênh tiết kiệm an toàn và mang lại lợi nhuận doanh thu khá dành cho khách hàng Sản phẩm tiền gửi tại

Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn bao gồm các loại sản phẩm sau đây: Tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi không có kỳ hạn; tiền gửi đa kỳ hạn; tiền gửi ưu đãi tỷ giá; tiền gửi tích lũy; tiền gửi ký quỹ; tiền gửi đầu tư đa năng; đầu tư tiền gửi có kỳ hạn tự động Đây là các sản phầm rất phù hợp với khách hàng sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi và có như cầu tiết kiệm tiền hoặc có nhu cầu gửi tiền nhằm mục đích thanh toán cho bên khác.

1.2.3.2 Các sản phẩm kinh doanh ngoại hối

Sản phẩm kinh doanh ngoại hối của Vietinbank được đánh giá phát triển rất mạnh mẽ, với đa dạng các loại sản phẩm chất lượng hàng đầu Việt Nam, những sản phẩm này được phục vụ cho mục đích kinh doanh, du lịch, công tác hay du học sang nước ngoài,… Những sản phẩm này là giao dịch ngoại hối giao ngay, hoán đổi, quyền chọn, hoán đổi tiền tệ chéo, kỳ hạn,… Vietinbank Đông Sài Gòn cũng đa dạng các danh mục sản phẩm dịch vụ của mình với những sản phẩm sau như: cấu trúc ngoại hối; phái sinh lãi suất nhằm giảm thiếu rủi ro và mang lại lợi ích cho khách hàng

1.2.3.3 Các sản phẩm tín dụng

Cũng giống như các chi nhánh Vietinbank khác, Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn hiện tại thực hiện các sản phẩm tín dụng dành cho các khách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước với nhiều dịch vụ sản phẩm đa dạng như: Cho vay tiêu dùng; cho vay sản xuất kinh doanh; bảo lãnh ngân hàng; bao thanh toán; chiết khấu – tái chiết khấu; phát hành thẻ tín dụng; cho vay ngắn hạn; cho vay trung và dài hạn; cho vay chuyên biệt và cho vay theo chương trình tín dụng quốc tế Với các sản phẩm đa dạng như vậy, Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn tự tin là có thể phục vụ và hỗ trợ khách hàng của mình một cách tốt nhất.

1.2.3.4 Các sản phẩm thanh toán và quản lý dòng tiền

Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn cũng cung cấp các loại sản phẩm thanh toán và quản lý dòng tiền như quản lý các khoản phải chi bao gồm: thanh toán bảo hiểm, thanh toán hóa đơn, nộp ngân sách nhà nước, chi hộ Công ty tài chính, quản lý khoản phải thu như: thu hộ học phí, thu hộ nhà cung cấp, dịch vụ ủy nhiệm thu, thu hộ xổ số, thu hộ hàng không, dịch vụ thu hộ, thu hộ viện phí, thu hộ công ty tài chính Sản phẩm như quản lý dòng tiền: quản lý vốn tập trung, điều tiền tự động Các sản phẩm như chuyển tiền bao gồm Thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước và quản lý tài khoản Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 thì Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn cũng đã đẩy mạnh và triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử ví dụ như Vietinbank iPay với đa dạng dịch vụ phù hợp với mọi lứa tuổi, nơi mọi người có thể giao dịch ở mọi lúc mọi nơi mà không cần ra ngân hàng.

1.2.3.5 Tổng kết các sản phẩm của Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn

Tóm lại, hầu như Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn đều giữ được cho mình các sản phẩm đa dạng giống như các chi nhánh Vietinbank khác, sản phẩm tiền gửi sẽ giúp cho khách hàng của Vietinbank có thể gửi tiết kiệm tiền nhàn rỗi của mình Nhóm các sản phẩm cho vay cũng tương tự, nếu khách hàng có gặp khó khăn gì về tài chính của mình thì Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn cũng nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu vay vốn của khách hàng đó, với lãi suất ưu đãi Bằng việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số,

VietinBank gia tăng trải nghiệm của khách hàng và cung cấp các sản phẩm tài chính mang tính cá nhân hóa cao đến người dùng Theo đó, khách hàng giao dịch trên ngân hàng số VietinBank iPay Mobile một cách dễ dàng nhanh chóng mà không cần đến quầy giao dịch Nhằm đáp ứng tối ưu nhu cầu và tiết kiệm chi phí cho người dùng, đến nay, VietinBank iPay Mobile đã liên kết với hơn 2.000 nhà cung cấp và đưa hơn 150 tính năng, dịch vụ lên ứng dụng

1.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Bảng 1.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Đông Sài Gòn giai đoạn 2020 – 2022 ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Biến động Biến động

% (Nguồn: Số liệu từ báo cáo tài chính Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn 2020 – 2022)

Thông qua bảng số liệu, Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn cũng đã xuất sắc những nhiệm vụ được giao của mình, phát huy tốt những lợi thế sẵn có và hiệu quả Doanh thu thuần của chi nhánh tăng đều qua các năm với mức tăng từ 268 tỷ đồng vào năm 2020 lên 397 tỷ đồng năm 2022, đây được coi là mức tăng khá so với mặt bằng chung của các chi nhánh khác Chi phí của Vietinbank Đông Sài Gòn cũng tăng nhưng rất ít, điều này cũng cho thấy rằng Vietinbank Đông Sài Gòn cũng đã nổ lực trong việc mở rộng quy mô, cải tiến trang thiết bị cũng như những hoạt động Marketing hợp lí, sử dụng hiệu quả nguồn tiền của mình Lợi nhuận sau thuế tăng lên từ 83 tỷ đồng vào năm 2020 đến 135 tỷ đồng vào năm 2022, mức tăng này gần như gấp đôi, cho thấy độ hiệu quả và nổ lực không ngừng nghỉ của Vietinbank Đông Sài Gòn Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng trưởng không đều, từ 30.97% vào năm 2020 và đạt mức 39.88% vào năm 2021 tuy nhiên lại giảm xuống còn 34.01% vào năm 2022, song ta vẫn thấy rõ được độ hiệu quả cũng như mức tăng của chi nhánh cũng như chi nhánh cũng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay, các hoạt động dịch vụ và đem lại nguồn thu cao cho ngân hàng.

Nhìn chung, ta thấy được Vietinbank – Đông Sài Gòn cũng đã rất nổ lực để tạo ra doanh thu cho mình, từ những hoạt động cho vay hay là các hoạt động kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ khác Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn đã làm rất tốt dù trong giai đoạn này thì nền kinh tế cũng bị trì trệ, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 song với nổ lực của mình, Vietinbank – Đông Sài Gòn cũng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo dựng được thành công đối với niềm tin của khách hàng, cũng như đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao để phục vụ khách hàng của mình, từ đó thu hút đươc nhiều khách hàng mới có thể tạo ra nguồn thu duy trì ổn định và phát triển hơn nhiều trong tương lai của Vietinbank –Chi nhánh Đông Sài Gòn nói chung và bản thân Vietinbank nói riêng.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH

Hệ thống tổ chức của phòng khách hàng doanh nghiệp tại

Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn bao gồm 22 cán bộ, bao gồm cả 1 trưởng phòng và 4 phó phòng, những cán bộ này sẽ luân phiên hỗ trợ lẫn nhau trong công việc

Phòng khách hàng doanh nghiệp chủ yếu hoạt động về mảng quan hệ khách hàng và tài trợ thương mại Nhiệm vụ của các cán bộ này chủ yếu nẳm ở việc tìm kiếm và lập mối quan hệ với khách hàng, chăm sóc đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, quản lý chất lượng KHDN, cấp tín dụng cho KHDN, cũng như theo dõi tình hình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng sau khi cấp tín dụng Thực hiện các hoạt động tín dụng như phân tích tài chính doanh nghiệp, theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay, và thúc đẩy khách hàng trả nợ đúng hạn theo quy trình nghiệp vụ.

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

2.2.1 Quy định pháp lý về cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp

2.2.1.1 Quy định pháp lý của Ngân hàng nhà nước

Các hoạt động cấp tín dụng và cũng như cho vay trung và dài hạn được quy định trong các văn bản pháp luật như:

Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, theo thông tư số

39/2016/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15-03-2017

Quyết định của Thông đốc về Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng số: 1627/2001/QĐ-NHNN

Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thông tư số: 36/2014/TT-NHNN vào ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/02/2015

2.2.1.2 Quy định pháp lý cùa Ngân hàng TMCP Công

Thương – chi nhánh Đông Sài Gòn về hoạt động cho vay trung và dài hạn

Căn cứ theo Luật theo Thông Tư 39 và các luật tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật, Vietinbank – Chi nhánh Đông Sài Gòn về nghiệp vụ Các quy định được áp dụng ở từng thời kỳ là khác nhau, nên các quy định này sẽ phải được điều chỉnh với từng giai đoạn kinh doanh, tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như sự biến động của nền kinh tế.

Về áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay:

Hoạt động cho vay tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ và NHNN, thì việc cho vay được thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN.

Thứ ba, trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN có quy định dẫn chiếu áp dụng Thông tư

39/2016/TT-NHNN hoặc các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng, thì thực hiện theo quy định có liên quan tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Về mục đích cho vay:

Theo Quyết định 1627, mục đích vay vốn là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống Chi nhánh chỉ tài trợ cho các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề mục đích được NHCT thông báo trong giai đoạn cụ thể, tùy vào tình hình kinh tế vĩ mô, danh mục cho vay, điều này sẽ giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay đối với các dự án cho vay trung và dài hạn.

Về thời hạn cho vay:

Các khoản vay trung hạn thường có thời hạn dao động từ 1 năm và tối đa sẽ là 5 năm

Các khoản vay dài hạn sẽ là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm

Về tài sản đảm bảo:

Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng đối với những khoản vay có đảm bảo bằng toàn bộ tài sản Việc áp dụng biện pháp bảo đảm có thể được thực hiện linh hoạt trong từng giai đoạn thực hiện của dự án

Về tỷ lệ tài trợ:

Căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay, tối đa không vượt qua 70% tổng mức đầu tư dự án.

2.2.2 Quy trình của hoạt động cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn

Hình 2.1 Quy trình cấp tín dụng đối với KHDN tại

Vietinbank – CN Đông Sài Gòn

(Nguồn: Thông tin lấy từ Ngân hàng TMCP Công Thương – CN Đông Sài Gòn)

Ta phân tích về quy trình cấp tín dụng:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng

Cán bộ tại phòng KHDN sẽ tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh được lưu hành nội bộ của phòng KHDN và ban giám đốc chi nhánh Sau khi tiếp cận được khách hàng, cán bộ đó sẽ hỏi những nhu cầu của khách hàng đó, giải đáp những thắc mắc của khách hàng, sau đó sẽ gợi ý một vài sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng đó: những sản phẩm khiến khách hàng hứng thú sẽ bao gồm lãi suất hấp dẫn, thời hạn của sản phẩm đó hay là những ưu đãi đi kèm hấp dẫn Qua đó khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan về sản phẩm của chi nhánh và sẽ lựa chọn sử dụng hay không Đây là coi bước quan trọng hàng đầu, việc tìm kiếm khách hàng phải được diễn ra thường xuyên và liên tục để tìm ra cho mình những khách hàng trung thành và những khách hàng tiềm năng khác.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Đây là bước thứ hai sau khi khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm của chi nhánh thì cán bộ sẽ phải thu thập và đối chiếu thông tin mà khách hàng cung cấp theo những quy định của chi nhánh, trường hợp khách hàng cung cấp không đủ hoặc không đúng thì cán bộ đó sẽ phải tư vấn hỗ trợ khách hàng của mình trong việc tìm ra hướng giải quyết chung

Dựa trên cơ sở thông tin mà khách hàng cung cấp, cán bộ QHKH của chi nhánh kiểm tra thông tin thực tế, thu thập nguồn thông tin khác từ những người liên quan (nếu có) để thực hiện thẩm định hồ sơ Sau đó xếp hạng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm hiện hành, hoặc theo những tiêu chí như: Đánh giá khách hàng; đánh giá năng lực tài chính; khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ của khách hàng; đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng; đánh giá phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng; đánh giá tác động đến môi trường xã hội phương án/dự án và các biện pháp bảo đảm.

Lãnh đạo phòng KHDN của chi nhánh và BGĐ chi nhánh sẽ kiểm soát hồ sơ, đánh giá, phê duyệt, quyết định, đề xuất cấp tín dụng của cán bộ QHKH chi nhánh, ký tờ trình.

Người thẩm định tín dụng hoặc ban giám đốc chi nhánh sẽ tiến hành kiểm soát hồ sơ trình của phòng KHDN chi nhánh và đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng, đánh giá các biện pháp đảm bảo, ước lượng và kiểm soát rủi ro.

Cán bộ phê duyệt tín dụng tại trụ sở chính, cán bộ QHKD và lãnh đạo phòng khách hàng trụ sở chính sẽ tính hành rà soát lại tờ trình của chi nhánh, bổ sung và làm rõ những nội dung còn thiếu chưa được cán bộ ở chi nhánh trình bày Nếu đã bổ sung và không có lỗi gì khác, cán bộ sẽ phê duyệt tín dụng, cán bộ phòng KHDN và lãnh đạo phòng tại trụ sở chính sẽ ghi rõ phê duyệt hoặc không phê duyệt và sẽ có nhận xét cũng như ý kiến bổ sung với chi nhánh Việc tái thẩm định này cũng rất quan trọng, nó sẽ rà soát lại những sai sót và kiểm soát tốt hơn quy trình cho vay đầu tư dự án đối với KHDN, nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Bước 5: Phê duyệt/Quyết định

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN

Định hướng phát triển

Định hướng chiến lược của Vietinbank – chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng và Ngân hàng Vietinbank nói chung trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ nhất quán phát triển VietinBank là Ngân hàng lớn mạnh của Quốc gia, đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành phục vụ cho sự phát triển của đất nước, phát huy lợi thế tiềm năng của ngân hàng, khai thác tối đa nguồn lực nội tại, gắn tăng trưởng của ngân hàng với các ngành kinh tế chủ lực, các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập Nâng cao chất lượng tăng trưởng, thu hẹp khoảng cách với các ngân hàng hàng đầu khu vực, hướng tới phát triển bền vững.

Ngày đăng: 03/04/2024, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w