Trong những năm gần đây dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp ô tô cũng có những thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các hãng ô tô vần không ngừng đưa ra các mẫu xe mớ
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Giới thiệu về doanh nghiệp
- Công ty TNHH SXTMDV Ô TÔ BÌNH ĐAN PHÁT
- Giám đốc: Nguyễn văn Bình
- Kinh doanh, bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô, sửa chữa, đồng sơn ô tô các loại
- Địa chỉ: 55A, đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH SX-TM-DV Ô TÔ BÌNH ĐAN PHÁT chính thức thành lập vào đi vào hoạt động từ tháng 9/2008, địa chỉ hoạt động tại: 108 đường Phan Văn Trị, Phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM Người sáng lập ra công ty là ông Nguyễn Thanh Tùng kim Giám đốc
Hoạt động ở 2 lĩnh vực: dịch vụ sữa chữa và mua bán ô tô, là một tổ chức kinh tế tự chủ, có con dấu riêng của doanh nghiệp
Năm 2014, Xưởng sửa chữa do ông Nguyễn Văn Bình làm phó giám đốc và chuyển sang địa chỉ: 55A, đường Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, quận 12, TP.HCM và đi vào hoạt động đến nay
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
Trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, Công ty đã thiết lập nên mạng lưới đối tác rộng khắp với nhiều doanh nghiệp, công ty và cửa hàng phụ tùng ô tô uy tín trong như:
- Cửa hàng phụ tùng: Công ty phụ tùng ô tô Đắc Yến, Cửa hàng phụ tùng ô tô Kaizen, Cửa hàng phụ tùng ô tô Xuyến, Cửa hàng phụ tùng ô tô Thanh Tùng, …
- Công ty sửa chữa: SMS TOWER, CO.OP MART,VISSAN,…
- Doanh nghiệp hỗ trợ sửa chửa: Cơ sở sửa chữa bác điện tử Đồng Chí, cơ sở phục hồi chi tiết máy Thanh Bình,…
Định hướng phát triển của đơn vị trong tương lai
- Luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và các kế hoạch kinh doanh trong tương lai
- Cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
- Về bộ máy tổ chức: từng bước thực hiện, sắp xếp và củng cố bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình thực tế nhằm đạt hiệu quả quản lí cao nhất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Luôn chú trọng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nâng cao đời sống cho nhân viên
KTV Điên KTV Gầm KTV Máy KTV Sơn KTV Đồng
NHẬT KÝ THỰC TẬP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG MIỀN NAM KHOA KỸ THUẬT Ô TÔ
THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ
- Rửa, lau xe và vệ sinh bên trong xe theo đúng quy trình
- Tháo và lắp các bánh xe trên ô tô
- Kiểm tra và thay thế phuộc xe mới
- Kiểm tra bình xăng và cảm biến mức xăng của xe
- Tháo két nước làm mát
- Sửa chữa và lắp bộ ly hợp, hộp số và trục các đăng vào xe
- Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết
- Trong các bước tháo lắp cần phải kĩ và chính xác
- Nên kiểm tra xe kĩ để chẩn đoán đúng tình trạng hư của xe
- Phụ giúp các anh kỹ thuật viên thay bơm nước và châm nước làm mát vào két
- Kiểm tra và sửa chữa máy phát
- Tháo và thay thế phuộc xe mới
- Kiểm tra và vệ sinh phanh
- Kiểm tra các đường dây điện và thay thế cầu chì bị đứt
- Cần phải có biện pháp an toàn lao động trước khi tiến hành sữa chữa
- Có giám sát của những người có kinh nghiệm
- Phải nắm vững những kiến thức cơ bản về các cấu tạo,
- Thay thế cảm biến oxy
- Kiểm tra, sửa chữa và châm nước két nước làm mát
- Bảo dưỡng xe nguyên lí hoạt động của ô tô
- Kiểm tra và vệ sinh bình xăng lọc xăng và cảm biến mức xăng của xe
- Kiểm tra và thay thế lò xo hồi vị của phanh tang trống
- Kiểm tra và sửa chữa bộ nâng cốp tự động
- Kiểm tra dộ vênh của phanh đĩa
- Cần có kỹ năng chuẩn đoán và khắc phục sự cố chính xác
- Nên chuẩn bị các trang phục bảo hộ vì môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và bụi
- Cập nhật thường xuyên các kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực sửa chửa ô tô
- Nạp ga cho máy lạnh trên xe
- Làm láng bề mặt phanh đĩa
- Thay thế thiết bị tăng chỉnh và dây curoa
- Kiểm tra và thay thế bơm xăng
- Vệ sinh và sửa chữa hệ thống lạnh trên xe
- Kiểm tra và sửa chữa dây đai an toàn
- Tháo dở khung táp lô
- Cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ và thiết bị nạp ga, vì khí ga rất độc hại ảnh hưởng đến
- Mọi công việc phải hỏi ý kiến của KTV
- Khi vệ sinh cần phải đứng trước gió vì
- Thay thế giắc nối và đàn xi nhan sau của xe bụi có thể gây ảnh hướng đến phổi
- Khi làm những gì liên quan đến điện cần phải kiểm tra kỹ lại để tránh các rủi ro xảy ra Tuần 5
- Thay buly mới cho máy phát
- Lắp ghép động cơ vào khung xe
- Kiểm tra các cầu chì và lắp hộp cầu chì vào xe
- Thay thế cảm biến va chạm mới
- Lắp ghép trục lái vào xe
- Thay thế thước lái mới
- Kiểm tra và thay thế phuộc mới
- Kiểm tra và canh chỉnh trục cam
- Khi vệ sinh bất cứ thứ gì cần phải thổi gió và lau thật sạch
- Xác định được các vị trí khi tháo lắp các bộ phận của ô tô
- Phải nắm các kiến thức về ô tô
- Rèn luyện tính kĩ càng trong công việc
- Thay cảm biến tốc độ mới
- Tháo các thiết bị trên tap lô và tap lô để kiểm tra hệ thống lạnh
- Thay dầu động cơ mới
- Thay motor quạt két nước mới
- Thay cao su cần gạt mưa mới
- Thay các phụ tùng mới phải đến phòng kỹ thuật
- Tìm hiểu về các thông số về dung dịch
- Xác định được các vị trí của các bộ phận trong
- Các công việc nào chưa rỏ có thể hỏi KTV hướng dẫn
- Các công việc chưa thành thạo cần phải rèn luyện nhiều
- Làm việc môi trường hiệu quả và đúng giờ
- Đảm bảo xe đã được khắc phục lỗi hoàn toàn trước khi giao cho khách
PHẦN KIẾN THỨC CÓ ĐƢỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Quy trình bảo dưỡng nhanh
- Khi xe được vào khu vực, KTV sẽ tiến hành kiểm tra sửa chữa dựa trên những nội dùng có trên phiếu dự toán
- KTV sẽ tiến hành làm theo thứ tự trên phiếu dự đoán:
Hình 3.1: Phiếu báo cáo sửa chữa
Thay nhớt động cơ
Bước 1: KTV tiến hành đưa xe vào cầu nâng
Hình 3.1.1: Cho xe lên cầu nâng
- Bạn cần đỗ xe trên một nền cứng bằng phẳng, nâng đầu xe lên và sử dụng đội kê hai bên để đủ độ cao cho mình chui vào gầm xe xả nhớt
- Cần chú ý không nên xả nhớt khi động cơ còn nóng vì phạm vi làm việc trong gầm xe chật hẹp gây khó khăn hơn và bạn có thể bị nhớt bắn vào người gây bỏng
Bước 2: Xả nhớt động cơ
- Trước khi tháo bu lông xả nhớt, hãy đảm bảo thùng đựng nhớt xả của bạn nằm đúng vị trí để đường nhớt xả vào Nếu đặt không đúng vị trí, nhớt xả có thể chảy ra ngoài và làm dơ sàn nhà
- Khi tháo bu lông xả nhớt, bạn có thể nhanh tay rút ra và giữ lấy nó hoặc bạn cũng có thể để nắp lưới trên miệng thùng hứng dầu để bulong khỏi rơi vào trong thùng Hãy để nhớt xả chảy hết vào thùng sau đó bắt lại bulong xả nhớt và xiết vừa đủ lực
Hình 3.1.2: Xả nhớt động cơ
Bước 3: Sau đó tiến hành tháo lọc nhớt cũ và thay lọc nhớt mới
- Sử dụng dụng cụ mở lọc nhớt đúng kích cỡ lọc nhớt xe bạn và tháo nó Sau khi tháo, bạn hãy đổ hết nhớt trong lọc vô thùng nhớt xả sau đó bỏ lọc nhớt vào thùng rác đúng phân loại
- Trước khi lắp lọc nhớt mới, bạn cần bôi một lớp dầu quanh các miếng đệm cao su trên lọc để tăng khả năng làm kín và bắt vào dễ dàng hơn Tiếp đó, đổ một lượng dầu bằng 2/3 bộ lọc và gắn lọc vào vị trí
- Lưu ý, bạn cần giữ chiếc lọc thẳng đứng khi lắp để không bị chảy dầu ra ngoài, vặn vừa đủ lực Bộ lọc nhớt không cần xiết chặt quá vì có thể làm đứt vòng đệm cao su và gây khó khăn hơn khi thay thế sau này
Bước 4: Châm nhớt mới cho động cơ
- Mở nắp nhớt máy và châm nhớt Lưu ý không nên châm đúng số lượng dầu trong sách hướng dẫn quy định mà nên châm ít hơn một chút
- Ví dụ, xe bạn là 4 lít, hãy châm 3,5 lít vì trong động cơ vẫn còn một lượng nhớt ở các chi tiết máy và không chảy hết ra ngoài khi xả Sau khi châm nhớt xong, hãy rút que thăm và kiểm tra, nếu mực nhớt chưa đủ, hãy châm thêm cho đến khi bạn cảm thấy ổn
Bước 5: Khởi động xe và set lại thời gian báo thay nhớt
- Sau khi châm đủ lượng nhớt mới, chúng ta cần khởi động xe để các chi tiết máy trong động cơ và toàn hệ thống được bôi trơn Sau đó tiếp tục cài đặt lại thời gian báo thay nhớt của chiếc xe (tùy vào dòng xe của bạn có hoặc không).
Vệ sinh lọc gió
Bước 1: Tháo và đưa lọc gió ra ngoài
- Hộp bảo vệ lọc gió thường được cố định bằng ngàm Do đó để tháo lọc gió chỉ cần bật ngàm là có thể mở nắp và lấy lọc gió ra ngoài
Bước 2: Dùng vòi xịt hơi để vệ sinh lọc gió
- Dùng xịt hơi thổi sạch các bụi bẩn bám trên màng lọc, xịt theo hướng từ trên xuống dưới theo các rãnh và từ trong ra ngoài
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng nước hay bất kỳ dung dịch gì để làm sạch lọc gió vì hầu hết lọc gió xe ô tô làm bằng giấy dầu nên rất kỵ nước
Bước 3: Lắp lại lọc gió vào vị trí ban đầu:
- Sau khi vệ sinh sạch bụi bẩn bám trên màng lọc thì tiến hành lắp lại lọc gió vào vị trí cũ theo đúng như lúc ban đầu, không được gắn sai hoặc không khít vào vị trí cũ.
Kiểm tra nước, dung dịch, đèn
Bước 1: Tắt máy xe, mở nắp capo, chờ động cơ nguội hoàn toàn
Bước 2: Vặn nhẹ nắp bình nước làm mát theo chiều ngược với kim đồng hồ để xả áp suất dƣ và mở nắp
Hình 3.3.2: Mở nắp nước làm mát
Bước 3: Nếu nhận thấy mức dung dịch làm mát nằm giữa vạch Min và Max chứng tỏ ô tô vẫn đảm bảo đủ nước làm mát
Bước 4: Nếu nhận thấy nước làm mát động cơ nằm dưới vạch Min thì cần đổ thêm dung dịch làm mát để xe hoạt động ổn định
- Trong quá trình kiểm tra nước làm mát, người dùng không mở nắp bình nước làm mát khi động cơ đang nóng, bởi khi đó dung dịch thoát ra ngoài có nhiệt độ cao tăng nguy cơ gây bỏng
- Không phải tất cả các sản phẩm nước làm mát đều phù hợp với xe Đặc biệt, chỉ nên dùng chất phụ gia phù hợp cho từng loại xe nhằm hạn chế việc gây hại cho động cơ Người dùng cần cẩn thận trong quá trình thay nước làm mát bởi chất phụ gia trong nước làm mát có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Bổ sung dung dịch làm mát
- Sau khi kiểm tra nước làm mát xe ôtô và nhận thấy cần phải bổ sung dung dịch thì cần tham khảo hướng dẫn sau để thực hiện đúng cách
- Dựa vào điều kiện xe chạy, số km di chuyển, điều kiện thời tiết… khách hàng có thể lựa chọn thời điểm thay dung dịch làm mát động cơ ôtô phù hợp Cách bổ sung dung dịch nước làm mát như sau:
Bước 1: Vặn nhẹ nắp bình đựng nước làm mát xe ngược chiều kim đồng hồ, sau đó mở nắp
Bước 2: Nếu dung dịch làm mát ở vị trí thấp dưới mức Min, từ từ đổ thêm dung dịch tới mức quy định, lưu ý cẩn thận không được đổ tràn nước làm mát
Bước 3: Vặn nắp bình dự trữ nước làm mát tới khi nghe thấy tiếng cách Cần lưu ý vặn nắp bình sao cho mũi tên nằm trên bình nước và nắp phải hướng vào nhau
Lưu ý: Trường hợp dung dịch nước làm mát trong bình bị rò rỉ cần khắc phục nhanh nhất có thể Ngoài ra, người lái có thể đưa xe đến hệ thống trung tâm bảo dưỡng ôtô để đảm bảo động cơ được việc thay nước làm mát đúng loại, đạt yêu cầu
Người điều khiển xe cần tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường khi tiến hành xả thải dung dịch nước làm mát và chất phụ gia Bởi theo như khuyến cáo của nhà sản xuất thì chất phụ gia trong nước làm mát có hại cho sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Thay thế lọc nhiên liệu
Bước 1: Đặt cờ lê vặn bộ lọc nhiên liệu ngược chiều đồng hồ, giữ cho cờ lê không bị nổi lên tránh làm lệch tâm vặn:
Bước 2: Mở nắp xăng để thông hơi:
Bước 3: Ngắt ống thông hơi nhiên liệu và ống tuần hoàn bình nhiên liệu bằng cách quay nhẹ bộ bình nhiên liệu theo hướng chiều kim đồng hồ Không uốn cong quá mức ống thông hơi và ống tuần hoàn nhiên liệu
Hình 3.5.2: Tháo các ổng dẫn nhiên liệu
Bước 4: Tháo vòng cam khóa bộ lọc nhiên liệu
Bước 5: Lấy bộ lọc nhiên liệu khỏi thùng xăng, cẩn thận không làm xoắn dây cảm biến nhiên liệu và tiến hành thay thế các phụ kiện
Hình 3.5.3: Lấy bộ lọc ra khỏi thùng nhiên liệu
Phụ tùng thay thế mới
Bước 6: Lắp lại và kiểm tra rò rỉ
Hình 3.5.4: Lắp hoàn chỉnh bộ lọc nhiên liệu
Bước 7: Lắp lại vào thùng nhiên liệu và kiểm tra rò rỉ, khóa chặt ốc bảo vệ
Hình 3.5.5: Lắp lại vị trí cũ
Thay thế dầu phanh
Bước 1: KTV A sẽ lên xe để chỉnh hướng bánh xe qua lại và ngồi phanh cho dầu phanh đƣợc đẩy ra ngoài
Bước 2: KTV B lúc này sẽ tới từng bánh xe để mở ốc dầu phanh để bắt đầu xả và lần lƣợt từng bánh cho đến khi hết dầu dơ
Hình 3.6.1: Xã dầu phanh dơ ra
Bước 3: Lúc này KTV B sẽ vừa xả dầu và châm dầu phanh mới vào để không bị hụt dầu phanh tránh tình trạng không khí luồng vào trong đường dây dẫn dầu phanh
Bước 4: Sau khi xả dầu phanh cũ ra hết và thây thế bằng dầu phanh mới thì KTV B sẽ siết chặc hết ốc xả dầu phanh lại và châm đủ mức dầu phanh đƣợc kí hiệu chỗ châm dầu phanh
Hình 3.6.2: Châm dầu phanh mới
Thay thế bugi
Bugi được thay thế sau khi đã hoạt động sau nhiều năm dẫn đến phần đánh lửa của bugi yếu đi dẫn đến không thể đốt cháy hoàn toàn hết nhiên liệu dẫn đến tình trạng xe yếu đi một phần
Bước 1: Dùng T10 tháo 2 bulong của dây phin bugi
Bước 2: Sử dụng cần siết lực và tuýp 16 hoặc 21 ( tùy dòng xe) để có thể tháo bugi ra
Bước 3: Sau khi tháo hết bugi ta tiến hành thay thế chúng
Bước 3: Lắp lại bugi và dây phin vào vị trí cũ.
Bước 4: Tiến hành nổ máy và kiểm tra tình trạng động cơ.
Vệ sinh họng ga, bướm ga
Công việc này cần 2 KTV thực hiện
Bước 1: Tháo nắp của hộp đựng lọc gió động cơ, cảm biến lưu lượng không khí và ống nạp nhiên ra
Bước 2: Tháo ống hút khí ra khỏi thân bướm ga
Bước 3: Sử dụng dung dịch chuyên vệ sinh họng ga xịt vào họng và bướm ga
Hình 3.8.1: Dung dịch vệ sinh họng ga
Bước 4: Lúc này KTV A sẽ lên xe nổ máy và giữ chân ga để cho KTV B có thể vệ sinh được bướm ga và họng ga sâu bên phía trong kĩ hơn KTV B Xịt dung dịch và vệ sinh nhiều lần cho đến khi bướm ga và họng ga sạch
Hình 3.8.2: Vệ sinh họng ga và bướm ga
Bước 5: Tiến hành ráp lại vị trí ban đầu và nổ máy kiểm tra 3.9 Vệ sinh phanh đĩa
Bước 1: Dùng súng hơi bắn ốc và lấy bánh xe ra
Hình 3.9.1: Bắn ốc bánh xe
Bước 2: Tiến hành mở ốc giữ dây dầu phanh ra
Hình 3.9.2: Tháo ốc giữ dây dầu phanh
Bước 3: Dùng khóa 14 và 19 mở ốc ngàm phanh ra
Hình 3.9.3: Tháo ốc ngàm phanh
Bước 4: Tháo cùm phanh ra, sau đó tháo má phanh, kiểm tra và đo má phanh còn đạt yêu cầu hay không, nếu không tiến hành thay mới má phanh
Hình 3.9.4: Kiểm tra độ mòn má phanh
Bước 5: Dùng dung dịch vệ sinh má phanh.
Hình 3.9.5: Dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Bước 6: Bôi mỡ lên các bề mặt của má phanh để giúp tăng khả năng chịu nhiệt khi chúng ta phanh
Hình 3.9.6: Bôi mỡ lên má phanh
Bước 7: Dùng cùm C ép piston để lắp cùm phanh vào
Bước 8: Tiến hành lắp má phanh, cùm phanh và dùng cần siết lực bu long ngàm phanh trước
Hình 3.9.8: Lắp má phanh vào
Bước 9: Sau khi hoàn tất giai đoạn trên ta tiến hành lắp ốc cố định dây dầu phanh và ốc, bánh xe vào.
Nạp gas lạnh trên ô tô
Bước 1: Vệ sinh dàn nóng
- Dùng nước xịt rửa dàn nóng cho khô
- Dùng cò gió xịt gió dàn nóng cho khô
Hình 3.10.1: Xịt khô dàn nóng bằng cò gió
Bước 2: Kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh
- Dùng đồng hồ đo áp để kiểm tra
- Đề máy đạp gas lên vòng tua tầm 1500-2000 v/p sau đó kiểm tra áp suất trên đồng hồ
Hình 3.10.2: Đồng hồ áp suất
- Ta thấy áp suất ở áp suất đang gần 1kg/ cm 2 , và áp suất ở áp suất cao đang gần 8kg/cm 2 , do đó chúng ta cần nạp gas lạnh bổ sung
Bước 3: Nối dây màu vàng vào bình gas
Hình 3.10.3: Nối dây vào bình gas
Bước 4: Vặn mở bình gas và xả gió.
- Vặn mở ống màu vàng để gió ra và siết chặt lại
Bước 5: Nạp gas vào hệ thống
- Mở van áp suất thấp từ từ sao cho kim đồng hồ áp thấp chỉ ở vị trí gần 4kg/cm 2 và giữ nguyên vị trí van áp thấp
- Tiếp tục quan sát ở đồng hồ áp cao cho đến khi kim đồng hồ lên tới gần 15kg/cm 2 thì ta khóa van áp thấp lại
Lưu ý: Bật quat ở mức cao nhất, và hạ hết cửa kính
Hình 3.10.5: Mở van áp thấp gần 4kg/cm 2
- Sau khi khóa van áp thấp thì áp suất ở áp thấp 2-3kg/cm 2 và áp cao là 15kg/cm 2 là đủ gas trong hệ thống lạnh
Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ trong xe
- Nâng hết các cửa kính lên, quạt bật lên mức cao nhất, chế độ lấy gió trong
Hình 3.10.6.1: Chỉnh các chế độ
- Dùng cảm biến đo nhiệt độ đặt vào trong quạt điều hòa
Hình 3.10.6.2: Đặt cảm biến đo nhiệt độ
- Đợi 15-20p cho xe chạy tại chổ sau đó quan sát cảm biến đo nhiệt độ 4-5 độ là được
Bước 7: Quan sát kính xem gas và sự đóng ngắt của máy nén
- Ta quan sát kính xem gas nếu trong suốt thì xe đã đủ gas, nếu có bọt thì xe vẫn còn thiếu gas cần nạp thêm
- Ngoài ra ta cần quan sát sự đóng ngắt của máy nén: lắng nghe tiếng đóng ngắt lạch cạch của máy nén.
PHẦN KĨ NĂNG CÓ ĐƢỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Cách kiểm tra và nạp gas ô tô
Cách kiểm tra điều hòa ô tô
- Trong trường hợp không có đồng hồ đo gas lạnh, chủ xe có thể kiểm tra bằng cách xem mắt ga trong hệ thống lạnh, nếu mắt ga trong suốt, không sủi bọt là điều hòa có thể gần hết gas hoặc quá nhiều ga
- Nếu mắt ga có hiện tượng sủi đục là điều hòa đang bị thiếu gas, còn nếu mắt gas trong suốt nhưng quá trình di chuyển xuất hiện bọt khí là điều hòa đang đủ gas
- Tuy nhiên, cách đơn giản và chính xác hơn là kiểm tra gas bằng đồng hồ đo ga lạnh Nếu đồng hồ có chỉ số thấp áp thấp hơn và cao áp thấp hơn mức chỉ tiêu thì điều hòa xe đang hết gas
Quy trình nạp gas ô tô
Hút chân không hệ thống
- Trước khi tiến hành nạp gas điều hòa ô tô, cần sử dụng bơm chân không để loại bỏ hết không khí, gas cũ Nếu bạn bỏ qua bước này, khi nạp gas mới sẽ bị trộn lẫn cùng gas cũ, điều này rất có hại cho hệ thống điều hòa
- Khi lắp máy bơm chân không, bạn cần mở cả 2 van cao áp và thấp áp, rồi mở bơm Đồng hồ thấp áp phải đạt ở mức 750mmHg, nếu đồng hồ thấp áp không đạt được mức đó, rất có thể xe bạn đang bị rò rỉ gas, cần kiểm tra và xử lý trước khi hút tiếp
Nạp gas điều hòa ô tô
- Lắp van vào bình nạp gas để tiến hành bơm gas Sau khi lắp, hãy đóng cả 2 van, đục lỗ nắp bình gas và xả khí trong đường ống Khi ống nạp gas kết nối với bình chứa, cần phải mở van hoàn toàn để tránh tình trạng bình chứa bị thủng
- Mở van thấp áp cho đến khi nghe tiếng xì, sau đó mở khớp nối, để nối bộ van thấp áp với ống nạp Khi gas được nạp cần siết chặt khớp để tránh khí gas bị rò rỉ ra ngoài
Nạp gas cao áp, thấp áp
- Trong quá trình nạp gas cao áp, động cơ không được hoạt động, van thấp áp phải được đóng, lựa chọn bình gas phù hợp với dung tích nhà sản xuất công bố
- Khi nạp gas thấp áp, cần đóng van cao áp, công tắc gió ở vị trí HI, bật công tắc A/C, mở hết công suất máy lạnh, mở toàn bộ cửa xe Bạn nên theo dõi đồng hồ để biết lượng gas nạp vào đủ hay chưa, khi thấp áp đạt mức 1.5 - 2.5kgf/cm2 và cao áp ở mức 14 – 15kgf/cm2 là đã đủ
Tháo dụng cụ nạp gas, kiểm tra lại điều hòa
- Sau khi đã hoàn thành quá trình nạp gas điều hoà ô tô, bạn hãy khóa van lại và tháo các khớp nối thiết bị nạp Đồng thời kiểm tra lại xem có sự rò rỉ ở các van thấp áp hay cao áp không
- Bật điều hòa xe, để kiểm tra khả năng làm lạnh, nếu nạp thiếu ga thì điều hòa sẽ không đủ lạnh Điều hòa hoạt động bình thường, làm lạnh nhanh thì lúc đó việc nạp gas đã hoàn thành
Một số lưu ý khi thay nhớt máy ô tô
- Lựa chọn loại nhớt phù hợp: Lựa chọn loại nhớt phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất xe Cần lưu ý đến cấp nhớt (SAE) và cấp chất lượng (API) của nhớt
- Thay nhớt định kỳ: Thay nhớt định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe Thông thường, nên thay nhớt sau mỗi 5.000 - 10.000 km hoặc sau 6 tháng sử dụng
- Kiểm tra mức nhớt thường xuyên: Kiểm tra mức nhớt thường xuyên sau mỗi 1.000 km hoặc 1 tuần sử dụng để đảm bảo động cơ luôn có đủ nhớt bôi trơn Dựa vào màu sắc dầu nhớt bám trên que với hai vạch min và max, chủ xe có thể nhận biết dầu còn hay hết hay có quá dư hay không Chẳng hạn nếu màu sắc dầu nhớt nằm dưới mức min, có nghĩa là động cơ xe ô tô đang thiếu dầu bôi trơn Còn nếu màu sắc dầu nhớt nằm trên mức max là dư dầu Cả hai trường hợp đều không tốt đối với xe
Các thông số về nhớt cho ô tô
Chỉ số dầu nhớt là tiêu chuẩn về chất lượng được quy định bởi viện nghiên cứu dầu mỏ tại Mỹ Trong đó, chuẩn SJ đang được sử dụng phổ biến hiện nay với "S" là chỉ động cơ xăng và "J" biểu thị cho chất lượng Cụ thể:
- 0W-40: Chỉ số dầu nhớt 0W-40 là ký hiệu dầu nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc Khi ở nhiệt đồ thường thì khá lỏng, tương đương dầu Sae Tuy nhiên, khi tiếp xúc các chi tiết có nhiệt độ cao thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt cao hơn
Thay nhớt và châm nhớt máy
nhờn nhập về hoặc sản xuất tại Việt Nam Tuy nhiên, các sản phẩm có chỉ số 15W-
40 vẫn đảm bảo tiêu chí chất lượng cực kỳ tốt
Chú ý đến các dấu hiệu bất thường: Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như: nhớt bị đen, nhớt bị hao hụt quá nhanh, động cơ có tiếng ồn lớn,…cần mang xe đến gara để kiểm tra và sửa chữa
- Bằng cách lựa chọn loại nhớt phù hợp, thay nhớt định kỳ và bảo dưỡng động cơ đúng cách, bạn có thể giúp kéo dài tuổi thọ động cơ xe và đảm bảo an toàn khi lái xe
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau khi thay nhớt máy ô tô:
Khởi động động cơ và để động cơ hoạt động trong vài phút: Việc này sẽ giúp nhớt mới lưu thông khắp động cơ và bôi trơn các bộ phận
Kiểm tra lại mức nhớt: Sau khi khởi động động cơ, hãy tắt máy và đợi vài phút cho nhớt lắng xuống, sau đó kiểm tra lại mức nhớt để đảm bảo đã đạt đúng mức quy định
Theo dõi hoạt động của động cơ: Sau khi thay nhớt, hãy theo dõi hoạt động của động cơ để xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hay không.
TỔNG KẾT
Trước tiên em xin cảm ơn Công ty TNHH ô tô Bình Đan Phát đã cho em một môi trường thực tập nhiều kiến thức, giúp em được nâng cao tay nghề và cũng như được hiểu biết thêm các dụng cụ của cơ sở Trong quá trình thực tập em được trao dồi những kiến thức và bài học kinh nghiệm sau:
Những điều học được sau khi thực tập
Trong thời gian hai tháng thực tập tại Công ty TNHH ô tô Bình Đan Phát :
- Khắc phục được một số lỗi nhỏ của xe
- Nắm được nhiều quy trình như quy trình tiếp nhận xe của các kỹ thuật viên, quy