Là một sinhviên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Trường Đại học Văn Lang, được đàotạo những cơ sở lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao về ô tô giúp bản thân tích góp đượcnhiều kiến thứ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN
Hình 1.1.Khu vực tiếp nhận xe
1.2 Khu vực đỗ xe chờ Cố vấn dịch vụ
Hình 1.3 Khoan bảo dưỡng nhanh
Hình 1.4 Khoan sửa chữa chung
Hình 1.5 Khoan kiểm tra kỹ thuật
Hình 1.6 Khoan chuẩn bị bề mặt
Hình 1.7 Khoan sửa chữa thân vỏ
Hình 1.12 Phòng dụng cụ SCC
CƠ CẤU NHÂN SỰ
CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN –
Với quy mô vừa , công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh và trình độ chuyên môn để tạo nên giá trị thương hiệu khởi sắc và uy tín mang lại cho khách hàng
• Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của công ty đúng pháp luật của Nhà nước, đại diện Công ty ký hợp đồng với khách hàng Lập kế hoạch và nghiên cứu mọi lĩnh vực của Công ty, đồng thời theo dõi, quản lý toàn bộ Công ty Thu thập thông tin và xử lý tình hình hoạt động trong bộ máy Xây dựng cơ cấu tổ chức đảm bảo điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên.
• Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty theo sự uỷ quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về thực hiện các Quyền và nghĩa vụ của mình Phó giám đốc là người trực tiếp xây dựng kế hoạch làm việc, tổ chức thực hiện, quản lý giám sát với các bộ phận.
• Phòng nhân sự: Tiếp nhận hồ sơ tuyển nhân viên, lên kế hoạch công việc cho từng tháng, quý, năm, trình giám đốc duyệt.
• Phòng tài chính – kế toán: Kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công tác Quản lý ở Công ty Với chức năng thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính Do vậy chất lượng của công tác Kế toán phụ thuộc vào trình độ, khả năng thành thạo, đạo đức nghề nghiệp kế toán.
• Phòng kinh doanh: Phòng có chức năng tiềm kiếm, tiếp cận khách hàng mục tiêu, khai thác thông tin khách hàng, sàn lọc thông tin khách hàng Từ đó, phòng xác định khách hàng tiềm năng có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Mặt khác, phòng kinh doanh xuất kết hợp với các phòng khác hỗ trợ kháchhàng các nghiệp vụ quá trình xuất khẩu hàng hóa.
• Phòng vật tư/kho: Quản lý, mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho sản xuất Phối hợp các phòng ban, xưởng xây dựng kế hoạch và dự đoán các loại trang thiết bị, vật tư Thực hiện cấp phát, quản lý máy móc, trang thiết bị vật tư phục vụ cho các bộ phận. Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty Kết hợp với phòng kế hoạch vật tư theo dõi, kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa, vật tư khi mua vào hoặc xuất ra Kiểm tra, bảo hàng, sửa chữa, giám sát, nghiệm thu chất lượng Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị theo định kì Quản lí lưu trữ các dụng cụ sửa chữa
• Phòng kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả của Công Ty.Với quy mô lớn và chuyên nghiệp ,công ty đã thể hiện đầy đủ bản lĩnh và trình độ chuyên môn để tạo nên giá trị thương hiệu khởi sắc và uy tín mang lại cho khách hàng
CÁC BỘ PHẬN VĂN PHÒNG ( 5 PHÒNG)
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng quản đốc – đồng sơn và sữa chữa chung
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TỪNG BỘ PHẬN
- Chức năng: Là vai trò then chốt trong sự phát triển của doanh nghiêp, đưa ra những quyết định chính thức cho công ty.
- Nhiệm vụ: Kiểm soát cơ cấu tổ chức, tạo động lực định hướng nhân viên, hoạch định chính sách,…
+ Đào tạo và phát triển nhân lực
+ Quản lí hợp đồng , thủ tục , hồ sơ
+ Quản lí hệ thống lương thưởng , phúc lợi
- Nhiệm vụ: Phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo nhân viên và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên
- Chức năng: Tổ chức ghi nhận , tổng hợp ý kiến khiếu nại của khách hàng, tổ chức việc phân tích nguyên nhân, hành động khắc phục phòng ngừa và theo dõi quá trình thực hiện Hàng năng tổng kết hoạt động khiếu nại của khách hàng, phân tích chỉ số khiếu nại Tổ chức xây dựng các kênh thông tin để khách hàng có thể tiếp can dễ dàng các thông tin về công ty, tính năng sản phẩm, giá cả , phương thức thanh toán…
- Nhiệm vụ: Trả lời điện thoại, hỗ trợ thư tín, sự kiện,giúp giải đáp những thắc mắc,khó khăn của khách hàng gặp phải khi sử dụng dịch vụ của công ty một cách nhanh nhất,chuyên ngiệp nhất.
Phòng Tài Chính Kế Toán:
-Chức năng: Tham mưu và giúp Giám đốc về công tác tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng vốn, tài sản của công ty, đảm bảo cân đối nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, đầu tư phát triển cho hoạt động của công ty.
+ Thực hiện, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc cấp phát vốn cho các đơn vị trực thuộc.
+ Theo dõi, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn vốn, quỹ.
+ Giải trình số liệu tài chính kế toán với các cơ quan chức năngcủa nhà nước (thanh tra, kiểm toán, cơ quan thuế ) khi có sự chỉ đạo. + Thực hiện thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động; Theo dõi tiền lương, thu nhập và thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Phòng Quản Đốc – đồng sơn và sữa chữa chung:
+ Chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các kỹ thuật viên
+ Họp và đánh giá tình trạng xe
+ Phân công xe cho các kỹ thuật viên
+ Thực hiện công tác xác nhận hiện tượng và tình trạng
+ Lên chiến lược và đưa ra giải pháp xử lý tình trạng xe của khách+ Giám sát tiến độ quá trình xử lý của kỹ thuật viên
QUY TRÌNH DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY TNHH TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xe, hồ sơ khách hàng
- Cố Vấn Dịch Vụ (CVDV) là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng; Chào hỏi khách hàng, khai thác thông tin về xe của khách hàng về thông tin bảo dưỡng, các triệu chứng hư hỏng, các tiếng kêu lạ xung quanh xe, các vết trầy xước khách hàng yêu cầu làm đồng sơn… Điền đầy đủ thông tin về xe của khách hàng, thông tin liên lạc, quan sát kiểm tra các vết trầy xước, nứt vỡ xung quanh xe, vật dụng trên xe để hoàn tất phiếu PYCSC theo mẫu của công ty; Trong trường hợp khách hàng để xe lại xưởng CVDV phải đưa liên màu xanh và name card của mình cho khách hàng tiện liên lạc và thu hồi lại liên xanh khi khách hàng đến nhận xe
Bước 2: Kiểm tra, nhận định tình trạng xe dựa trên yêu cầu của khách hàng
Dựa vào yêu cầu và thông tin khác hàng cung cấp CVDV trực tiếp kiểm tra nhận định tình trạng xe hoặc phân công KTV SCC, KTV Đồng Sơn kiểm tra hoặc thử xe nếu cần thiết, trong một số trường hợp KTV SCC có thể mời khách hàng cùng thử xe để khách xác định chính xác mong muốn của khách hàng và kiểm tra chính xác tình trạng hiện tại của xe; Trước khi lên xe khách hàng KTV phải trùm áo ghế, bọc vô lăng, trước khi lên cầu nâng và tháo rã kiểm tra KTV phải che vè, che cản cho xe khách hàng theo quy định công ty; Trong trường hợp cần thiết KTV SCC có thể tháo rã các chi tiết liên quan để kiểm tra chi tiết hư hỏng nhưng không được phép tự ý thực hiện việc sửa chữa khi chưa nhận lệnh sửa chữa; Sau khi kiểm tra chi tiết KTV phải ghi chép nội dung cần sửa chữa lên giấy trình Tổ Trưởng kí tên và nộp cho CVDV đồng thời giải thích nguyên nhân và hiện tượng hư hỏng cụ thể nhất cho CVDV tư vấn khách hàng và giải đáp mọi thắc mắc của CVDV khi có yêu cầu
Bước 3: Tư vấn dịch vụ, báo giá
CVDV tiến hành lập bảng báo giá chi tiết dựa vào yêu cầu của Tổ tư vấn, giải thích cho khách hàng về nguyên nhân hư hỏng, biện pháp khắc phục, dự trù kinh phí và thời gian cho khách hàng; CVDV xin sự xác nhận đồng ý sửa chữa của khách hàng theo báo giá bằng chữ kí trực tiếp hoặc xác nhận qua email, tin nhắn SMS trong trường hợp xe khách hàng đang còn tại xưởng Trường hợp cần đặt hàng và xe khách hàng không còn tại xưởng CVDV đề nghị khách hàng đặt cọc tối thiểu 30% giá trị báo giá; Nếu khách hàng có thẻ Membership do công ty phát hành và còn hạng sử dụng CVDV phải giảm giá trực tiếp theo danh mục đã liệt kê trên thẻ
Bước 4: Phân bổ công việc, lệnh sửa chữa
CVDV hoàn tất lệnh sửa chữa (liên vàng) theo báo giá khách hàng duyệt chuyển đến Tổ Trưởng chuyên môn
Bước 5: Thực hiện dịch vụ
Tổ Trưởng chuyên môn phân công nhiệm vụ cho từng KTV để thực hiện theo lệnh sửa chữa phòng dịch vụ chuyển xuống một cách đầy đủ và chính xác; CVDV, Tổ Trưởng chuyên môn phải thường xuyên theo dõi tiến độ và kiểm tra kĩ thuật để đảm bảo KTV thực hiện đúng theo lệnh sửa chữa, đúng tiến độ hoàn tất công việc
Bước 6: Kiểm tra chất lượng dịch vụ
Sau khi hoàn tất lệnh sửa chữa KTV phải trực tiếp kiểm tra các công việc đã thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu và đúng kĩ thuật, vệ sinh sạch sẽ xe khách hàng đồng thời quan sát kiểm tra các hệ thống liên quan, kiểm tra tổng quát xe khách hàng trước khi kí tên hoàn tất lệnh sửa chữa; KTV báo cáo đến Tổ Trưởng chuyên môn và kiểm tra chất lượng dịch vụ, nếu chất lượng chưa đạt yêu cầu Tổ Trưởng phải chỉ định kĩ thuật viên khắc phục ngay lập tức, nếu đạt yêu cầu Tổ Trưởng phải kí tên xác nhận, cho KTV dời xe sang khu vực vệ sinh, tháo bỏ trùm ghế, bọc vô lăng
KTV tiến hành vệ sinh khu sửa chữa và rửa xe, hút bụi bên trong xe cho khách hàng; Sau khi việc vệ sinh hoàn tất KTV dời xe đến
CVDV và báo cáo công việc đã hoàn tất
Bước 8: Kiểm tra trước khi giao xe
CVDV kiểm tra xe trước khi giao xe cho khách hàng đảm bảo yêu cầu của khách hàng theo báo giá đã được thực hiện đúng, đủ và các tính năng, tình trạng nội, ngoại thất xe khách hàng hoàn toàn bình thường như khi khách hàng bàn giao xe; Sau khi kiểm tra hoàn tất và chất lượng đạt yêu cầu CVDV thông báo cho khách hàng đến nhận xe, nếu chất lượng dịch vụ chưa đạt CVDV có quyền yêu cầu
Tổ Trưởng chỉ định KTV thực hiện lại dịch vụ đến khi đạt yêu cầu Bước 9: Thanh toán
Kế toán dịch vụ thu tiền khách hàng theo báo giá của CVDV và viết hóa đơn VAT nếu khách hàng có yêu cầu; Trường hợp cá biệt khách hàng nhận xe nhưng chưa thanh toán thì phải có bảo lãnh từ Giám Đốc,Trưởng Phòng Dịch Vụ hoặc xe của các công ty có hợp đồng liên kết hoặc công ty bảo hiểm có hợp đồng liên kết; Với các công ty có hợp đồng liên kết, các công ty bảo hiểm trước khi khách hàng lấy xe phải kí giấy xác nhận đã sửa chữa đúng theo nội dung báo giá và ký biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao phụ tùng cũ và các giấy tờ cần thiết khác nếu có.
CVDV là người trực tiếp giao xe cho khách hàng xác nhận nội dung đã được làm đúng, đủ theo báo giá khách hàng phê duyệt và lưu ý với khách hàng những điều cần thiết về việc sử dụng xe, hoặc cảnh báo các hư hỏng cần giải quyết trong tương lai nếu có; Thu hồi liên xanh đã đưa khách hàng khi nhận xe và yêu cầu khách hàng kiểm tra xe, đồ dung trong xe, giấy tờ xe…; Nếu là khách hàng mới CVDV gửi khách hàng thẻ Membership do công ty phát hành để giảm giá cho khách hàng trong những lần phục vụ kế tiếp.
Bước 11: Tìm hiểu thông tin sau dịch vụ
CVDV xin ý kiến khách hàng khi dịch vụ đã hoàn tất để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng; Nếu quy trình có sai sót làm phiền hàng
Nhân viên kinh doanh phải gọi thăm hỏi khách hàng và kiểm tra thông tin về chất lượng dịch vụ để khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng khi đã vận hành xe trong vòng 7 ngày sau khi giao xe khách hàng; Nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng và gọi nhắc bảo dưỡng trong chu kì 3 tháng và 6 tháng Nhân viên kinh doanh nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng khi công ty có đợt giảm giá hoặc chương trình hậu mãi áp dụng cho khách hàng.
NHẬT KÍ THỰC TẬP
THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC TẬP ĐÁNH GIÁ
21/1/2024) - Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
-Quan sát xưởng, ghi nhớ vị trí của các dụng cụ và thiết bị.
- Làm quen với các dụng cụ: bộ tuýt lục giác, bộ kiềm mỏ lết có điều chỉnh, cần siết lực , súng bắn bánh xe ,…
- Tập sử dụng cầu nâng.
- Sử dụng máy đo áp suất lốp xe
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về
-Sử dụng các loại dụng cụ này tùy theo các loại ốc, tán hay bu long mà ta chọn chác loại dụng cụ thích hợp để tháo một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Lưu ý khi sử dụng cầu nâng phải đặt chân cầu nâng vào vị trí gầm xe Khi nâng cầu để ý xem cầu có bị lệch hay không nếu lệch ta phải tiến hành đặt lại chân cầu nâng Khi cầu nâng được đưa lên độ cao yêu cầu để làm việc ta chú ý khóa cầu lại.
–Tùy thuộc vào thông số lốp xe và kiến nghị của nhà sản xuất mà ta bơm áp suất vào lốp cho phù hợp với xe và lốp cho xe hoạt động ở trạng thái.
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Vệ sinh xưởng vào buổi sáng đầu mỗi tuần - Thay dầu bôi trơn động cơ.
- Thay lọc dầu bôi trơn
- Vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về
- Vệ sinh xưởng mỗi ngày trước khi làm việc để đảm bảo quy chuẩn 3S - Thay nhớt là tuỳ vào từng loại động cơ mà châm lượng dầu bôi trơn đúng định lượng không được thay ít quá nếu thay ít quá sẽ không đảm bảo được lượng nhớt tới các chi tiết Nếu nặng máy.
- Lọc dầu bôi được thay sau hai lần thay nhớt động cơ
- Lọc gió là nếu lọc gió vẫn còn sạch thì chúng ta tiến hành vệ sinh bằng cách dung vòi hơi xịt các bụi bẩn trên lọc, nếu lọc gió quá dơ hoặc đến kì hạn phải thay thì chúng ta tiến hành thay lọc gió mới.
- Rửa xe thì phải sử dụng đúng loại hoá chất chuyên dụng và dụng cụ chuyên dụng để tránh làm trầy sơn và tổn hại đến màu sơn xe của khách hàng
Nghỉ Tết Nguyên Đán Nghỉ Tết Nguyên Đán
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
-Bảo dưỡng hệ thống phanh + Thay bố thắng trước, sau + Thay phốt cupen dầu thắng sau
+ Kiểm tra, vệ sinh bố thắng, đĩa thắng.
- Bảo dưỡng hệ thống treo:
+ Thay chụp bụi giảm sóc.
- Bảo dưỡng, thay nhớt máy, lọc nhớt, rửa xe.
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
- Tiến hành kiểm tra bố thắng bằng mắt nếu bố thắng quá mòn chúng ta sẽ thay bố thắng mới để xe đảm bảo về thắng.
- Nếu phát hiện cupen dầu thắng sau bị chảy dầu thắng chúng ta tiến hành thay phốt cupen.
- Để biết thắng có cần phải điều chỉnh hay không ta thử bằng cách kéo thắng tay nếu thắng tay nằm dưới 5-7 nấc thì ta tiến hành tăng thắng. treo bằng cách lắc mạnh các thanh giằng và thước lái nếu độ rơ nằm ngoài mức cho phép thì ta tiến hành thay mới.
- Chụp bụi của giảm sóc sẽ được thay ở thời điểm nhất định từ khi xe xuất xưởng.
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Bảo dưỡng, thay nhớt máy, lọc nhớt - Thay nước làm mát, vệ sinh két nước - Thay nhớt hộp số, nhớt cầu.
- Sử dụng máy chẩn đoán
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
-Nước làm mát sẽ được khi xe đạt 20000km Khi thay nước ta quan sát xem nước có đóng phèn hay không Nếu có ta tiến hành xúc két nước làm mát, khuyên khách hàng không nên tự ý đổ nước ở ngoài vào vì làm vậy sẽ làm giảm khả năng làm việc của hệ thống làm mát Còn nếu không có hiện tượng gì lạ thì sau khi xả hết nước làm mát cũ thì ta châm nước làm mát mới Sau khi châm nước làm mát ta để cho xe hoạt động ở tốc độ cầm chừng khoảng 15p rồi tiến hành kiểm tra lại.
- Nhớt hộp số, nhớt cầu được tiến hành thay khi xe đạt 100000km.
- Thông qua sử dụng máy chẩn đoán em được biết thêm về các lỗi hay gặp trên xe được học cách xử lý, khắc phục lỗi và
- Nếu bình ắc quy quá yếu sẽ dẫn đến hiện tượng khó nổ máy Trong trường hợp điện áp hiển thị trên đồng hồ VOM thấp hơn 12,4V thì ắc quy ô tô cần được sạc điện.
Hoặc nếu chỉ số điện áp của ắc quy thấp hơn 9,6V thì ắc quy có thể đã bị yếu, sắp hỏng cần thay mới.
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Bảo dưỡng, thay nhớt máy, lọc nhớt,
- Thay lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh.
- Thay bơm xăng, lọc xăng.
- Sử dụng máy canh chỉnh góc lái.
- Tăng chỉnh và thay dây cáp ambraya.
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
- Đối với những trường hợp khác như đổ phải xăng có quá nhiều tạp chất , nước lã , cặn bẩn lúc đó lõi lọc xăng sẽ phải lọc nhiều hơn do vậy sẽ phải thay thế sớm hơn và có thể ta sẽ gặp phải hiện tượng giật khục khi tăng tốc hoặc đang chạy ở tốc độ 60-80 - Khi thay hoặc tăng dây ambraya phải lưu ý độ căng của dây và khoảng cách đạp của bàn đạp ly hợp không được tăng quá căng vì nếu tăng quá căng có thể dẫn đến việc đứt dây ambraya Tuần 9
-Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
-Bảo dưỡng xe sau 5000km + Thay dầu bôi trơn động cơ.
+ Vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
+ Kiểm tra mực dầu thắng, nước làm mát
- Sau 5000 km đầu tiên thì nên thay dầu bôi trơn vì nó có thể lẫn những vụn kim loại, ngoài ra ta phải tiến hành kiểm tra các chi tiết khác.
- Để đảm bảo xe có
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về. hoạt động ổn định, và giúp chủ xe luôn an tâm mỗi khi sử dụng.
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Bảo dưỡng xe sau 20000km
+ Thay dầu bôi trơn động cơ.
+ Thay nước làm mát + Thay gạt nước.
+ Vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
+ Kiểm tra các đai dẫn.
+ Kiểm tra mực nước ắc quy và các đầu điện cực.
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
- Để đảm bảo xe được vận hành với độ tin cậy cao chúng ta nên tiến hành thay thế, kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết.
- Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Bảo dưỡng xe sau 40000km:
+ Thay lọc dầu động cơ.
+ Thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
+ Kiểm tra và thay thế bugi.
+ Kiểm tra và châm thêm dầu phanh, vệ sinh tăng thắng.
-Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
- Đây được coi là sửa chửa lớn sau khi xe đã hoạt động được một thời gian dài. Chúng ta nên kiểm tra hoạt động và tiến hành thay thế các chi tiết cần thiết để xe được vận hành êm ái và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng Tránh các hư hỏng không đáng có.
7/4/2024) Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Kiểm tra rò rỉ hệ thống làm mát và bôi trơn
- Phụ lắp khối ĐC-LH-HS
- Kiểm tra rò rỉ nhớt
- Xem KTV nạp gas lạnh
- Biết quy trình kiểm tra HTLM và HTBT
- Vị trí relay của ECU
- Quy trình lắp, biết được tên gọi dân thợ
- Biết vị trí, cách tháo lắp xa đèn đầu
- Phụ mở giàn lạnh -Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về. đầu
14/4/2024) Điểm danh, họp kỹ thuật viên buổi sáng.
- Tháo hộp số, ly hợp
- Quan sát ghè khung xe
- Giúp tháo hệ thống lái
- Vệ sinh khu vực làm việc trước khi về.
- Cách tháo các đai ốc- Quy trình các bước thực hiện ghè, sơn
- Cách đo đạt về điện
CHƯƠNG 3 KIẾN THỨC CÓ ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Qua đợt thực tập vừa qua, em nhận thấy rằng môi trường làm việc hoàn toàn khác xa với môi trường đại học mà chúng ta đang học Chính vì vậy, em càng phải chủ động trong mọi tình huống, không cho mình bị động bởi nhiều yếu tố khác
Qua đợt thực tập, em nhận thấy, không chỉ ngoài kiến thức mà đã được học tại trường mà còn phải có những kỹ năng trong môi trường làm việc mới này Quan sát là một kỹ năng quan trọng, để em ứng dụng vào công việc
Quan sát các anh kỹ thuật viên làm việc, cách mà các anh sắp xếp công việc theo một trình tự logic, cách các anh giao tiếp với các lãnh đạo cấp trên Qua đó, hoàn toàn có thể giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra những mối hệ, những cách thức giao tiếp với mọi người.
KỸ NĂNG CÓ ĐƯỢC KHI ĐI THỰC TẬP
KỸ NĂNG THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG Ô TÔ ĐỊNH KỲ MỖI 5000KM
• Sử dụng tấm phủ của Toyota phủ lên dè xe để tránh làm bẩn xe khách hàng
Phủ dè xe Cho xe lên cầu nâng an toàn
• Sử dụng các gối cao su kê đúng chỗ nhà sản xuất quy định dưới gầm xe.
Hình 4.2 Kê gối cao su dưới gầm xe
• Bấm nút cho cầu nâng xe lên
• Trước khi nâng hay hạ cầu phải hô to “Nâng, hạ cầu” để mọi người chú ý an toàn.
Hình 4.3 Vận hành cầu nâng
Kiểm tra hoạt động của hệ thống đèn, còi, gạt mưa, rửa kính, gương chiếu hậu trên xe
• Các hệ thống phải còn hoạt động tốt, đầy đủ
Hình 4.4 Kiểm tra hệ thống đèn Kiểm tra các cánh cửa
• Kiểm tra chức năng khóa cửa, nâng hạ kính phải còn hoạt động tốt.
• Kiểm tra các ron, tapi cửa không bị hư hỏng hay rơ lỏng.
Kiểm tra dụng cụ con đội
• Các dụng cụ, con đội phải đầy đủ, không hư hỏng
Kiểm tra tổng quát khoang động cơ Kiểm tra khoang động cơ là một phần quan trọng trong quy trình bảo dưỡng ô tô để đảm bảo rằng động cơ hoạt động ổn định và hiệu quả Quá trình này bao gồm một loạt các bước chính để đảm bảo tình trạng tổng thể của động cơ và các hệ thống liên quan như:
• Kiểm tra chất lượng và mức dầu bôi trơn động cơ
Hình 4.5 Thăm mức dầu bôi trơn động cơ
• Kiểm tra mức dầu phanh/ly hợp
• Kiểm tra mức nước làm mát động cơ
• Kiểm tra hư hỏng dây dẫn của hệ thống điện
Hình 4.6 Châm nước rửa kính
Hình 4.7 Tháo lọc gió động cơ
Hình 4.8 Vệ sinh lọc gió động cơ Kiểm tra bình ắc quy bằng máy test chuyên dụng
Hình 4.9 Kiểm tra bình ắc quy bằng máy Kiểm tra tổng quát hệ thống khung gầm
• Kiểm tra các chi tiết của hệ thống treo như lò xo, giảm chấn, thanh cân bằng, tay đòn, các khớp nối để phát hiện hư hỏng, rò rỉ dầu giảm chấn.
• Kiểm tra các chi tiết của hệ thống phanh như độ dày má phanh vẫn còn trong mức cho phép, các dây dẫn dầu phanh có bị hư hỏng hay không.
• Kiểm tra các chi tiết của hệ thống lái như các rotuyn, khớp cầu, cao su chụp bụi để phát hiện hư hỏng
Hình 4.10 Kiểm tra hệ thống khung gầm Siết lại các bu lông chi tiết gầm xe
• Dùng cần siết lực điều chỉnh theo đúng moment của nhà sản xuất và siết lại bu lông các chi tiết gầm xe.
• Quay các bánh xe để kiểm tra tiếng kêu bất thường từ ổ bi bánh xe
• Dùng 2 tay lắc bánh xe theo phương ngang và dọc để kiểm tra độ rơ bánh xe nhằm xác định tình trạng hoạt động của thước lái, rotuyn
• Kiểm tra áp suất lốp phải đúng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất
• Kiểm tra hư hỏng, bất thường bề mặt lốp như cán đinh hay phù lốp.
Thay dầu bôi trơn và lọc dầu bôi trơn động cơ
Hình 4.11 Tháo bulong xả nhớt
• Tháo bu lông để xả dầu bôi trơn động cơ
• Thay gioăng mới cho bu lông xả nhớt
• Tháo lọc dầu bôi trơn động cơ để thay mới
Châm dầu bôi trơn động cơ mới
• Sau khi châm phải nổ máy khoảng 10 giây, sau đó rút que thăm dầu để kiểm tra xem châm có đủ hay không
Hình 4.12 Châm dầu bôi trơn động cơ mới Siết lực lại các bu lông bánh xe
• Dùng cần siết lực điều chỉnh theo đúng moment của nhà sản xuất và siết lại bu lông các bánh xe
Hình 4.13 Siết lực lại các bu lông bánh xe
CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO DƯỠNG, BẢO TRÌ VÀ THAY THẾ KHÁC
4.2.1 Làm sạch buồng đốt bằng khí HYDRO.
Các muội than này được tạo thành trong quá trình cháy ở nhiệt độ rất cao nên có độ cứng rất cao, bám chặt vào các xuppap, thành buồng đốt, bề mặt kim phun Việc bám dính này có thể khiến hoạt động của xuppap không trơn tru ảnh hưởng đến quá trình phối khí của động cơ, trong một số trường hợp có thể gây ra kẹt xuppap gây ra hậu quả nặng nề cho động cơ Đầu phun của kim phun bị muội than bám dính có thể khiến cho nhiên liệu phun không tơi, trong một số trường hợp có thể gây tắc hoàn toàn kim phun Đồng thời, việc Piston làm việc lên xuống có thể kéo theo các hạt muội than gây xước xi lanh Tổng hợp của tất cả các ảnh hưởng trên khiến cho động cơ hoạt động với hiệu suất thấp, tốn nhiên liệu, tăng tốc kém và giảm tốc không đều.
Vì vậy, việc làm sạch muội than trong xylanh động cơ xe là việc cần làm thường xuyên.
Trước kia, để làm sạch muội than, cách duy nhất là tháo rã máy và dùng các dụng cụ làm sạch thủ công (đại tu máy) Công việc này tốn nhiều chi phí và thời gian, cũng như làm cho động cơ của bạn mất “zin” giảm giá thành nếu bạn muốn bán xe.
Hình 4.14 Máy vệ sinh buồng đốt bằng khí Hydro tại Toyota và hiện đại hơn Nếu thực hiện giải pháp này định kỳ mỗi 20,000 km, bạn sẽ giảm tối đa được lượng muội than bám dính trong buồng đốt Đó là dịch vụ vệ sinh buồng đốt bằng khí Hidro sử dụng máy vệ sinh buồng đốt E-386 Carbon cleaning system Máy sử dụng một lượng điện nhỏ để điện phân nước thành khí Hydro (H2) và Oxy (O2) Lượng khí H2 Khí H2 và O2 thu được từ quá trình điện phân được đưa vào buồng đốt của động cơ và lại được đốt cháy tạo thành nước Quá trình cháy tạo ra nhiệt lượng cao 2700 C ( lớn hơn nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu thông thường ( xăng, dầu) Đó là xúc tác giúp đốt cháy triệt để các muội than trong động cơ và được đẩy dần ra ngoại cùng với khí xả Như vậy, muội than trong buồng đốt sẽ được đốt cháy và thải ra ngoài qua đường khí xả. Một giải pháp rất an toàn cho động cơ của bạn với chi phí hợp lý.
Theo như những hạng mục bảo dưỡng cấp Lớn Hãng Toyota khuyến nghị các chủ xe nên thực hiện thay dầu cầu cho xe sau mỗi40.000 km Tuy nhiên, tùy thuộc vào thực trạng xe, thói quen và tình hình sử dụng của mỗi tài xế để có được con số cụ thể và thời gian cụ thể nên thực hiện thay dầu cầu ô tô.
Hình 4.15 Bơm và dụng cụ xả dầu visai 4.2.3 Thay dầu Phanh.
Hình 4.16 Bình hút dầu phanh Việc kiểm tra và thay dầu phanh ô tô định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn khi lái xe Bạn nên thay dầu phanh ô tô sau khoảng 2 năm hoặc sau 30.000 - 40.000 km sử dụng Nếu xe thường phanh liên tục, bạn có thể thay dầu phanh sớm hơn Ngoài ra, bạn nên sử dụng loại dầu phanh ô tô phù hợp với tiêu chuẩn DOT của xe và không nên trộn lẫn các loại dầu phanh khác nhau vì có thể gây hại cho hệ thống phanh.
Hình 4.17 Thực hiện hút dầu phanh cũ 4.2.4 Cân bằng động bánh xe.
Như chúng ta đã biết, bánh xe có cấu tạo chính gồm hai phần: lốp cao su và mâm (lazang/vành) Bánh xe được coi là ở trạng thái cân bằng khi trọng lượng của lốp cao su và mâm xe phân bố đều xung quanh trục
Tuy nhiên, quá trình sản xuất lốp xe có thể không đảm bảo được tính cân bằng này ở mức hoàn hảo Hoặc sau một thời gian dài sử dụng, đặc biệt là thường xuyên di chuyển trên các địa hình xấu, các bánh xe sẽ sớm xuất hiện tình trạng thiếu cân bằng Các nguyên nhân này khiến cho bánh xe và vô lăng rung lắc, mang tới cảm giác lái không ổn định, mất an toàn
Vì vậy, phương pháp cân bằng động bánh xe đã được ra đời để khắc phục tình trạng này Cân bằng động là phương pháp cân chỉnh lazang và lốp, được thực hiện bằng cách bổ sung một phần trọng lượng lên lazang để phân phối trọng lượng bánh xe đều về các hướng Điều này giúp hạn chế tình trạng rung lắc vô lăng ảnh hưởng đến thao tác điều khiển xe của người lái.
Hình 4.18 Thực hiện quá trình kiểm tra và cân bằng động bánh xe
4.2.5 Đảo vỏ bánh xe Đảo lốp là việc mà bạn sẽ thay đổi vị trí của lốp ô-tô từ vị trí này sang vị trí khác, nhằm đảm bảo việc mòn đều giữa các lốp xe khác nhau của chiếc xe Một bộ lốp xe bị mài mòn đều sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn so với một bộ lốp xe mòn "lệch" Những chiếc lốp quá mòn sẽ phải thay, trong khi các lốp chưa quá mòn sẽ lại có chênh lệch về độ mòn so với một lốp mới lắp.
Với các xe có dẫn động cầu trước, 2 bánh xe trước vừa làm nhiệm bánh xe trước thường sẽ nhanh mòn hơn 2 bánh sau.
Hình 4.19 Đảo vỏ bánh xe Thêm một lý do nữa, ở các nước có mạng lưới giao thông đi về phía tay phải như Việt Nam, những lần đánh lái, vào cua bên tay phải thường sẽ gắt hơn vào cua trái Đồng thời, khi họ đánh lái phải, bánh xe bên trái sẽ trải qua một hành trình dài hơn bánh xe bên phải nên bánh xe bên tay trái cũng thường mòn nhanh hơn bánh xe phải.
Với bánh xe bên phải, sự mài mòn lại thường xuyên diễn ra thêm ở mặt bên của lốp do sự va chạm với vỉa hè khi đỗ xe, trong khi mặt bên của lốp trái lại hầu như không có hao mòn này.
4.2.6 Vệ sinh dàn lạnh bằng máy Air Care của Toyota.
Dàn lạnh ô tô là một trong những bộ phận rất quan trọng vừa giúp làm mát không gian xe, vừa giúp không gian bên trong được lọc sạch Điều này rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người ngồi trên xe, đặt biệt là người thường xuyên trên xe ô tô như tài xế xe.
Chính vì sự quan trọng đó, chúng ta cần kiếm tra định kỳ để đảm bảo dàn lạnh ô tô luôn hoạt động tốt nhất Từ đó đảm bảo an toàn cho chuyến đi của bạn
Toyota khuyến nghị cần định kỳ vệ sinh giàn lạnh kể từ 30.000km và sau mỗi 20.000 Km (1 lần/năm) để duy trì không khí trong lành cho xe.
Hình 4.20 Máy và dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô 4.2.7 Thay bố phanh và phay đĩa phanh lấy lại mặt phẳng.
Tiếng phanh gắt và kêu ken két
Nhìn chung, dấu hiệu đầu tiên mà người lái xe nào cũng sẽ nhận thấy là tiếng kêu ken két mỗi khi phanh Sở dĩ có âm thanh này là do trên bố phánh có trang bị một phần kim loại nhỏ để cảnh báo Khi nghe âm thanh bất thường này mỗi lần phanh, đó chính là lúc bạn cần gặp các kỹ thuật viên để kiểm tra phanh.
Nếu phanh bị ẩm ướt, ví dụ sau khi đi dưới trời mưa, bố phanh thường bị bám bẩn và khi phanh, bạn sẽ nghe âm thanh tương tự. Nếu âm thanh này sau đó biến mất sau một vài lần phanh, đó là dấu hiệu cho thấy bố phanh bị rỉ sét nhưng chưa cần thay.
Bố phanh mỏng hơn 3mm