1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công nghệ dệt may: Xây dựng mô hình đánh giá năng lực của nhà cung cấp theo định hướng phát triển bền vững trong dệt may

161 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS Lê Song Thanh Quỳnh

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Nguyễn Vũ Anh Duy

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

PGS.TS BÙI MAI HƯƠNG PGS.TS NGUYỄN HỮU LỘC

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: VŨ NGỌC THẢO VY MSHV: 2170034

Ngày, tháng, năm sinh: 04/03/1994 Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Công nghệ Dệt, May

Mã số: 8540204

I TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng mô hình đánh giá năng lực của nhà cung cấp theo

định hướng phát triển bền vững trong dệt may (Building a sustainability-oriented model to evaluate suppliers in textiles)

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Nghiên cứu, phân tích thực trạng và xây dựng

một mô hình bao gồm các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong Dệt may đảm bảo tính bền vững trên cả ba khía cạnh Môi trường, Kinh tế và Xã hội tại công ty Dệt may

Thành Công

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/09/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/06/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Lê Song Thanh Quỳnh

TS Lê Song Thanh Quỳnh

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

(Họ tên và chữ ký)

Trang 4

Song Thanh Quỳnh, là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này Cô đã đưa ra ý tưởng hình thành đề tài cho tôi, cũng như cho tôi những góp ý chuyên môn, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Cơ khí, quý Thầy Cô Bộ Môn Công nghệ Dệt, May đã truyền dạy cho tôi những kiến thức chuyên môn quý giá, là bước đệm quan trọng giúp tôi thực hiện nghiên cứu này, cũng là những kinh nghiệm quý giá trong con đường sự nghiệp hiện tại và tương lai của tôi

Tôi cũng muốn tỏ lòng biết ơn đến các đồng nghiệp của tôi tại bộ phận R&D, các anh chị đồng nghiệp tại các bộ phận trong công ty đã hỗ trợ, cung cấp các thông tin cần thiết, giúp tôi hoàn thiện luận văn của mình

Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót Kính mong quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn

Xin trân trọng cảm ơn

Tp HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2023

Trang 5

Ngành dệt may đã và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người Sự tăng trưởng của thị trường dệt may phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thời trang của người tiêu dùng, vốn luôn thay đổi từng ngày dẫn đến sự ra đời của thời trang nhanh, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường Cùng với sự bành trướng của xu thế bền vững trên toàn cầu, các doanh nghiệp may mặc đang tìm cách đạt được tính bền vững trong hoạt động kinh doanh và sản xuất Do vậy, việc kiểm soát từ nguồn nguyên liệu đầu vào đóng một vai trò quan trọng, hoặc có thể nói rằng, tính bền vững cần được đảm bảo từ việc lựa chọn nhà cung cấp

Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp có thể gây ra những khó khăn do không xác định được đâu là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá nhà cung cấp, cũng như có nhiều hơn một nhà cung cấp để lựa chọn Trong trường hợp này, phương pháp ra quyết định đa tiêu chí, đặc biệt là phương pháp phân tích thứ bậc nhóm (AHP nhóm) là phù hợp hơn cả vì tính đơn giản nhưng hiệu quả của nó, thông qua khả năng phân tách vấn đề ban đầu thành các cấp nhỏ hơn và chuyển đổi các đánh giá định tính của người tham gia thành các giá trị định lượng cụ thể để tính toán Ngoài ra, quy tắc Pareto 80/20 cũng được áp dụng để xây dựng một bộ các tiêu chí cơ sở mang tính khách quan để dựa theo đó đánh giá các nhà cung cấp Theo đó, xác định được 35 tiêu chí dựa theo mô hình TBL gồm 8 tiêu chí theo khía cạnh Kinh tế, 15 tiêu chí theo khía cạnh Môi trường và 12 tiêu chí theo khía cạnh Xã hội Mô hình này được áp dụng cho quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp xơ Polyester tái chế tại công ty Dệt may Thành Công với ba nhà cung cấp chính là Unifi, Toray và Benma Quá trình đánh giá nhà cung cấp được thực hiện thông qua việc khảo sát ý kiến của 5 trưởng bộ phận đã và đang làm việc cùng các nhà cung cấp trên và kết quả xếp hạng theo AHP nhóm được xác định Kết quả là xếp hạng lần lượt của các nhà cung cấp là Toray, Unifi và Benma

Trang 6

growth of the textile and garment market depends greatly on the needs of consumers, which are always change day by day leading to the release of fast fashion, which is one of the greatest causes leading to environmental pollution With the expansion of the global sustainability trend, textile enterprises are looking for ways to achieve sustainability in their business and production Therefore, the control from the material sourcing stage plays an important role, or it can be said, the sustainability should be ensured from the selection of suppliers

However, the selection of suppliers can cause difficulties due to the inability to identify the important criteria in supplier evaluation, as well as having more than one supplier to choose from In this case, multi-criteria decision-making methods, especially Group Analytic Hierarchy Process (Group AHP) is the most suitable method because of its simplicity but effective, through its ability to separate the initial problem into smaller levels and convert the qualitative assessments of participants into specific quantitative values for calculation In addition, the Pareto 80/20 rule is also applied to develop a set of objective basic criteria to evaluate suppliers Accordingly, 35 criterias were identified based on the TBL frame work, including 8 criterias from Economic aspect, 15 criterias from Environmental aspect and 12 criterias from Social aspect This model is applied to the process of evaluating and selecting Recycled Polyester fiber suppliers at Thanh Cong Textile and Garment Company with three main suppliers: Unifi, Toray and Benma The supplier evaluation process is carried out through a survey of 5 heads of department who have been working with the above suppliers and the results of the ranking according to the group AHP are determined The ranked suppliers respectively are Toray, Unifi and Benma

Trang 7

Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng mô hình đánh giá năng lực của nhà cung cấp theo định hướng phát triển bền vững trong dệt may” là nghiên cứu của bản thân tôi Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã tự thu thập các số liệu trong thực tế sản xuất tại công ty Dệt may Thành Công, cũng như các kết quả khảo sát từ các cán bộ trong công ty Đồng thời, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp thuộc các phòng ban khác nhau trong công ty Quá trình phân tích và thực hiện nghiên cứu này là những nội dung được thực hiện tại công ty dựa trên tham khảo, phân tích và đánh giá từ cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế tại công ty Dệt may Thành Công

Các số liệu được đề cập và sử dụng trong nghiên cứu này được khảo sát từ các số liệu thực tế trong hoạt động sản xuất và đã được sự cho phép của công ty mà chưa được sử dụng ở nghiên cứu nào khác

Tài liệu thực hiện trong luận văn này rõ ràng và các tài liệu tham khảo được liệt kê danh sách đầy đủ

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 06 năm 2023 Học viên

Vũ Ngọc Thảo Vy

Trang 8

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ I LỜI CẢM ƠN II TÓM TẮT III ABSTRACT IV LỜI CAM ĐOAN V MỤC LỤC VI DANH MỤC HÌNH ẢNH IX DANH MỤC BẢNG X MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT XI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP TRONG

NGÀNH DỆT MAY 1

1.1 Giới thiệu tổng quan về xu hướng bền vững trong ngành Dệt May 1

1.2 Hệ thống Triple Bottom Line (TBL) 2

1.2.1 Bền vững về môi trường 3

1.2.2 Bền vững về kinh tế 4

1.2.3 Bền vững về xã hội 4

1.3 Tình hình nghiên cứu 4

1.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước 4

1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 7

1.4 Lý do hình thành đề tài 9

1.5 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

Trang 9

1.6 Cấu trúc Luận văn 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 13

2.1 Quy tắc Pareto 80/20 14

2.2 Cơ sở lý thuyết quá trình phân tích thứ bậc (AHP) 17

2.3 Phương pháp luận 22

2.4 Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 25

2.4.1 Xác định các tiêu chí quan trọng bằng phân tích Pareto 25

2.4.2 Mô hình cấu trúc phân cấp AHP theo khung TBL 36

3.2 Thực trạng lựa chọn nhà cung cấp tại công ty Dệt may Thành Công 44

3.2.1 Quy trình mua xơ tại công ty Dệt may Thành Công 45

3.2.2 Các tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp xơ tại công ty Dệt may Thành Công 47

3.3 Giới thiệu các nhà cung cấp xơ Polyester tái chế cho công ty Dệt May Thành Công 49

3.3.1 Nhà cung cấp Unifi – Mỹ 50

Trang 10

CHƯƠNG 4: TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

5.1 Kết luận về khả năng ứng dụng của quy tắc Pareto 80/20 trong việc xác định các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp 69

5.2 Kết luận về khả năng ứng dụng của quá trình phân tích thứ bậc AHP trong việc lựa chọn nhà cung cấp xơ Polyester tái chế cho nhà máy sợi tại công ty Dệt may Thành Công 70

5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu đối với quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp xơ cho công ty Dệt may Thành Công 72

5.4 Hạn chế và kiến nghị hướng phát triển 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Cấu trúc phân cấp chung [36] 18

Hình 2.2 Định dạng để so sánh theo cặp [36] 18

Hình 2.3 Sơ đồ phương pháp luận 23

Hình 2.4 Phân tích Pareto cho các tiêu chí theo khía cạnh Kinh tế 29

Hình 2.5 Phân tích Pareto cho các tiêu chí theo khía cạnh Môi trường 33

Hình 2.6 Phân tích Pareto cho các tiêu chí theo khía cạnh Xã hội 36

Hình 2.7 Mô hình cấu trúc phân cấp AHP để lựa chọn nhà cung cấp theo định hướng bền vững 37

Hình 3.1 Quy trình mua xơ tại công ty Dệt may Thành Công 46

Hình 3.2 Tỷ lệ mua xơ Polyester tái chế so với các loại xơ đang phát triển khác tại Thành Công trong 5 tháng đầu năm 2023 50

Hình 3.3 Logo nhà cung cấp Unifi 50

Hình 3.4 Logo nhà cung cấp Toray 51

Hình 3.5 Logo nhà cung cấp Benma 52

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thang chia độ để so sánh định lượng các phương án lựa chọn [36], [37]

19

Bảng 2.2 Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (RI) [39] 21

Bảng 2.3 Các tiêu chí tham khảo theo khía cạnh Kinh tế 26

Bảng 2.4 Các tiêu chí tham khảo theo khía cạnh Môi trường 29

Bảng 2.5 Các tiêu chí tham khảo theo khía cạnh Xã hội 33

Bảng 3.1 Số lượng mua vào hàng tháng của xơ Polyester tái chế và các loại xơ đặc biệt khác đang được phát triển tại công ty Dệt may Thành Công 49

Bảng 4.1 Kết quả khảo sát so sánh cặp các tiêu chí chính theo TBL 56

Bảng 4.2 Ma trận chuẩn hóa và trọng số các tiêu chí chính theo TBL 57

Trang 13

ANP Quá trình mạng phân tích (Analytic Network Process)

TOPSIS Kỹ thuật xác định thứ tự ưa thích theo sự tương đồng với giải pháp lý tưởng (Technique for order of Preference by Similarity to Ideal Solution)

DEA Phân tích vỏ bọc dữ liệu (Data Envelopment Analysis)

SWOT Phương pháp phân tích Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Nguy cơ (Threats) MADM Phương pháp ra quyết định đa thuộc tính (Multi - Attribute

Decision making)

DEMATEL Phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (Decision making trial and eveluation laboratory)

IF Mô trường mờ trực giác (Intuitionistic Fuzzy)

BWM Phương pháp tốt nhất – tệ nhất (Best – Worst method)

FBWM Phương pháp tốt nhất – tệ nhất mờ (Fuzzy Best – Worst method)

Trang 14

IT2F – BWM Phương pháp tốt nhất – tệ nhất – Khoảng mờ loại 2 (Interval Type-2 Fuzzy – Best Worst method)

IT2F – TODIM Phương pháp ra quyết định đa tiêu chí tương tác – Khoảng mờ loại 2

VIKOR Giải pháp thỏa hiệp và tối ưu hóa đa tiêu chí (Tiếng Serbian – VIekriterijumsko KOmpromisno Rangiranje)

CSF Lý thuyết yếu tố thành công quan trọng (Critical Success Factors)

ISM Mô hình cấu trúc diễn giải (Interpretive Structural Modeling) COPRAS – G Phương pháp đánh giá theo tỷ lệ phức hợp các phương án có

quan hệ xám (Complex Proportional Assessment of Alternatives with Grey relations)

QR Phản ứng nhanh (Quick Response)

PROMETHEE Phương pháp tổ chức xếp hạng ưu tiên để đánh giá (Preference Ranking Organiztion method for Enrichment Evaluation)

Ký hiệu

A Ma trận phán đoán

 Giá trị riêng lớn nhất của ma trận A

w Véc tơ riêng tương ứng với max

CI Chỉ số nhất quán

RI Chỉ số nhất quán của ma trận ngẫu nhiên

Trang 15

R Xếp hạng

WG Trọng số tổng quát theo nhóm RG Xếp hạng tổng quát theo nhóm

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC LỰA CHỌN NHÀ CUNG

CẤP TRONG NGÀNH DỆT MAY

1.1 Giới thiệu tổng quan về xu hướng bền vững trong ngành Dệt May

Ngành công nghiệp dệt may là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, cũng như là một phần rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu Dệt may rõ ràng là một ngành công nghiệp trọng yếu, vì thật khó để có thể tưởng tượng một xã hội không có sự tồn tại của các trang phục Trên thực tế, trang phục đã đóng vai trò như một công cụ để loài người có thể bảo vệ bản thân ngay từ thuở sơ khai và luôn không ngừng được phát triển và cải tiến đến ngày nay Trong quá trình cải tiến không ngừng của mình, trang phục đã được phát triển từ chức năng đơn giản là để sinh tồn trở thành một phần không thể thiếu của xã hội với ngày càng nhiều chức năng được phát minh

Đến hiện tại, ngành công nghiệp dệt may đã phát triển thành một ngành công nghiệp quan trọng trong kinh tế toàn cầu qua nhiều thập kỷ, biến nó trở thành một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển lớn mạnh của mình, ngành công nghiệp dệt may ngày càng đa dạng hóa những quy trình xử lý và bành trướng mạng lưới sản xuất của mình [1], nó đồng thời cũng là ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành công nghiệp dầu mỏ [2] Chỉ trong năm 2015, số liệu thống kê đã cho thấy ngành công nghiệp dệt may đã gây hao phí đến 79 tỷ mét khối nước, tạo ra 1715 triệu tấn khí thải CO2, và 92 triệu tấn chất thải Những con số này được dự đoán rằng sẽ tăng ít nhất 50% vào năm 2030 Bên cạnh đó, những tác động của ngành công nghiệp dệt may đến xã hội cũng đang là một vấn đề được quan tâm song song với vấn đề ô nhiễm môi trường do nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà nó tạo ra như: điều kiện làm việc kém, nợ lương và bóc lột người lao động, đặc biệt là tại những quốc gia có chi phí nhân

Trang 17

công rẻ, nơi tập trung những xưởng gia công cho phần lớn những nhà bán lẻ thời trang trên toàn thế giới [1] Các quốc gia có chi phí nhân công rẻ chủ yếu là các quốc gia thuộc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan [3]

Việc những nhà bán lẻ thời trang tìm đến những nguồn nhân công giá rẻ tại các nước châu Á cũng là để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp thời trang theo xu hướng hiện tại – Thời trang nhanh Theo Chan [3], đặc điểm của thời trang nhanh là có vòng đời sản phẩm ngắn nên thời gian đưa ra thị trường là một yếu tố rất quan trọng Điều này yêu cầu các nhà sản xuất ở các nước châu Á phải nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của mình để tăng năng lực cạnh tranh Tuy vậy, cùng với sự ảnh hưởng lớn của ngành công nghiệp dệt may đến môi trường và xã hội, nhận thức của con người trên toàn cầu về định nghĩa “Bền vững” cũng được nâng cao Khái niệm “Bền vững” này không mới và đã được biết đến trên toàn thế giới từ năm 1962 sau khi cuốn sách Silent Spring của Rachel Carson được xuất bản Và một định nghĩa phổ biến nhất về bền vững là “Sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của chính họ” (Được phát biểu tại Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới năm 1987) [4] Vậy thật ra “Bền vững” nghĩa là gì? – Theo Muthu (2017), đây là một câu hỏi đáng giá triệu đô và sẽ không thể nào tìm được một câu trả lời thống nhất cho nhiều người Điều này có nghĩa là, với mỗi cá nhân khác nhau, định nghĩa của họ về bền vững cũng khác nhau Các nhà môi trường học sẽ định nghĩa bền vững theo hướng sinh thái, trong khi đó đối với các doanh nhân, bền vững lại được định nghĩa theo hướng kinh tế Tuy nhiên, tính bền vững có ba khía cạnh – Sinh thái, Xã hội và Kinh tế Rankin (2014) đã cho rằng chúng ta không thể đạt được bền vững nếu chỉ cố đạt được bền vững ở một khía cạnh một cách độc lập, nghĩa là, cả ba khía cạnh Sinh thái, Xã hội và Kinh tế buộc phải ít nhất và đồng thời đạt được sự bền vững ở mức cơ bản [5]

1.2 Hệ thống Triple Bottom Line (TBL)

Như vậy, để đánh giá xem liệu một tổ chức, một nhà sản xuất trong ngành công

Trang 18

xét trên cả ba khía cạnh – Sinh thái, Xã hội và Kinh tế Hệ thống này còn được gọi là Triple Bottom Line (TBL), được giới thiệu lần đầu bởi John Elkington vào năm 1997 TBL cung cấp một khung ba khía cạnh về môi trường, kinh tế và xã hội, để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, và liệu doanh nghiệp đó có đạt được sự bền vững trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình hay không, thông qua việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đến ba khía cạnh của TBL [6]

1.2.1 Bền vững về môi trường

Tính bền vững về môi trường có thể được định nghĩa một cách đơn giản là “khả năng duy trì những thứ hoặc phẩm chất có giá trị trong môi trường vật chất”, trong đó môi trường vật chất bao gồm môi trường tự nhiên và sinh học Tính bền vững về môi trường đòi hỏi phải duy trì nguồn vốn tự nhiên, vừa được coi là nguồn đầu vào và là đầu ra của chất thải của kinh tế

Tính bền vững về môi trường đề cập đến tính toàn vẹn của hệ sinh thái, khả năng mang và đa dạng sinh học Nó đòi hỏi nguồn vốn tự nhiên phải được bảo toàn để làm nền tảng đầu vào kinh tế và như một bể chứa chất thải Tốc độ khai thác tài nguyên tự nhiên không được nhanh hơn khả năng tái sinh của các nguồn tài nguyên đó Chất thải không được thải ra môi trường nhanh hơn mức chúng có thể được hấp thụ Khi nói đến việc gắn tính bền vững về môi trường vào một hệ thống bền vững, hệ thống đó phải có khả năng:

• Duy trì một cơ sở tài nguyên ổn định;

• Tránh khai thác quá mức các hệ thống tài nguyên tái tạo;

• Tránh sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên không thể tái tạo ở mức độ khả thi;

• Đầu tư vào các nguyền tài nguyên thay thế một cách thích hợp và trong phạm vi cho phép khi khai thác các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (nhất thiết phải bao gồm duy trì đa dạng sinh học, ổn định khí quyển và các chức năng khác của hệ sinh thái thường không được xếp vào loại tài nguyên kinh tế) [6]

Trang 19

1.2.2 Bền vững về kinh tế

“Bền vững về kinh tế” đề cập đến một hệ thống sản xuất đáp ứng mức tiêu dùng hiện tại mà không ảnh hưởng đến nhu cầu trong tương lai Ở cấp độ hệ thống, một hệ thống bền vững về kinh tế phải có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở liên tục, duy trì mức độ có thể quản lý của chính phủ và nợ nước ngoài và tránh sự mất cân đối giữa các ngành gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp hoặc công nghiệp [6]

1.2.3 Bền vững về xã hội

Nhìn theo nghĩa cơ bản, “Bền vững về xã hội” bao hàm một hệ thống tổ chức xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, theo một nghĩa cơ bản sâu sắc hơn, Bền vững về xã hội thiết lập mối liên hệ giữa các điều kiện xã hội như nghèo đói và suy thoái môi trường Khi nói đến cấp độ hệ thống, một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân chia và cơ hội, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế và giáo dục, bình đẳng giới, trách nhiệm chính trị và sự tham gia [6]

1.3 Tình hình nghiên cứu

Việc lựa chọn nhà cung cấp thích hợp đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu để đề xuất các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

1.3.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Có một số phương pháp quyết định đa tiêu chí có sẵn như quy trình phân tích thứ bậc (AHP), quy trình mạng phân tích (ANP), TOPSIS, phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) và ra quyết định mờ (fuzzy), [7]

Trước đây, khi đánh giá và ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực dệt may, phần lớn các nghiên cứu chỉ đều tập trung vào đánh giá những tiêu chí truyền thống và quan trọng như: giá sản phẩm/ chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả

Trang 20

đến tài chính, cấu trúc, chiến lược của nhà cung cấp mà không xét đến các yếu tố môi trường hay xã hội Chen [8] sử dụng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa (SWOT) để xác định chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp, dùng TOPSIS và phương pháp ra quyết định đa thuộc tính (MADM) để đánh giá và xếp hạng các nhà cung cấp Các tiêu chí được xác định trong nghiên cứu chủ yếu gồm các yếu tố thiên về khía cạnh kinh tế như: Giá, vận chuyển, tình hình tài chính, dịch vụ,… Mızrak Özfirat, Tuna Taşoglu và Tunçel Memiş [9] sử dụng phương pháp AHP mờ để lựa chọn nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí: Chất lượng, thời gian, vận chuyển và năng lực sản xuất Yücenur, Vayvay và Demirel [10] sử dụng kết hợp hai phương pháp ANP mờ và AHP mờ để đánh giá các tiêu chí quyết định khác nhau như chất lượng dịch vụ, chi phí, các yếu tố rủi ro và đặc điểm của nhà cung cấp Gary Teng và Jaramillo [11] phát triển của một mô hình đánh giá đơn giản, linh hoạt và dễ sử dụng bằng phương pháp AHP, bao gồm việc xem xét năm yếu tố chính: Giao hàng, tính linh hoạt, chi phí, chất lượng và độ tin cậy của nhà cung cấp

Tuy nhiên, trong những năm gần đây tính bền vững, đặc biệt về môi trường và xã hội đã trở thành một vấn đề trọng yếu trong việc quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thời trang Các vụ bê bối về tính bền vững trong giới thời trang là một thách thức nhạy cảm đối với các công ty dệt may Để đảm bảo được tính bền vững của công ty, việc kiểm soát và quản lý chuỗi cung ứng là điều quan trọng, do đó, các công ty dệt may không nên chỉ tập trung vào các hoạt động nội bộ của mình, mà còn phải tập trung vào các nhà cung cấp [12]

Li, Diabat và Lu [13] đã tiến hành nghiên cứu tại một công ty dệt may ở Trung Quốc, họ đề xuất một mô hình bao gồm các tiêu chí mang tính truyền thống như: Chi phí và giá cả, chất lượng, vận tải, kho bãi, thời gian,… đồng thời áp dụng phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL) để xếp hạng các tiêu chí này dựa trên việc xem xét lựa chọn nhà cung cấp với hai quan điểm chiến lược khác nhau, bao gồm tinh gọn và linh hoạt Nakiboglu và Bulgurcu [14] thực hiện nghiên cứu về vấn đề lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu thô cho nhà máy dệt ở Thổ Nhĩ Kỳ Nhóm nghiên cứu đã đề xuất sử dụng phương pháp TOPSIS mở rộng để giải

Trang 21

quyết vấn đề ra quyết định nhóm trong môi trường mờ trực giác (IF) trong đó tất cả các ý tưởng của người ra quyết định được trình bày dưới dạng giá trị IF

Một số nghiên cứu ứng dụng phương pháp Tốt nhất – tệ nhất (BWM) để đánh giá các nhà cung cấp Fallahpour và cộng sự [15] đề xuất một mô hình tích hợp mới để xem xét tính bền vững, cũng như các tiêu chí của nền công nghiệp 4.0 đối với việc lựa chọn nhà cung cấp tại một công ty dệt may ở Iran, bằng cách áp dụng phương pháp Tốt nhất – tệ nhất mờ (FBWM) và hệ thống suy luận mờ hai giai đoạn (FIS) Với mục đích xem xét tính bền vững của nhà cung cấp, nghiên cứu đã xét đến các tiêu chí theo khía cạnh môi trường (lượng khí thải, nguyên liệu thân thiện với môi trường, công nghệ,…) và xã hội (bảo hiểm sức khỏe, hợp đồng lao động và văn hóa của tổ chức) Nasr và cộng sự [16] sử dụng phương pháp Tốt nhất – tệ nhất mờ (BWM) để chọn nhà cung cấp phù hợp nhất theo các tiêu chí kinh tế, môi trường, xã hội và tuần hoàn (sử dụng nguyên liệu thô tái chế được trong sản phẩm cũng như bao bì, thiết kế sản phẩm để tái sử dụng) Celik, Yucesan và Gul [17] sử dụng tích hợp phương pháp BWM-TODIM trong khoảng mờ loại 2: IT2F-BWM được dùng để xác định các tiêu chí đánh giá và IT2F-TODIM để lựa chọn nhà cung cấp Nghiên cứu đưa ra bộ các tiêu chí gồm: Môi trường, xã hội, chất lượng, rủi ro, giá, năng lực của nhà cung cấp và cấu trúc kinh doanh của nhà cung cấp Kusi-Sarpong và cộng sự [18] đã dùng kết hợp hai phương pháp là Tốt nhất – tệ nhất (BWM) và giải pháp thỏa hiệp và tối ưu hóa đa tiêu chí VIKOR để xây dựng một mô hình các tiêu chí nhằm đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp bền vững dựa trên các sáng kiến của nền công nghiệp 4.0 trong quá trình triển khai nền kinh tế tuần hoàn

Kannan [19] đưa ra phương pháp tiếp cận hệ thống TBL và lý thuyết yếu tố thành công quan trọng (CSF), kết hợp với việc áp dụng nhiều phương pháp tích hợp khác nhau như Delphi mờ, mô hình cấu trúc diễn giải (ISM), ANP và phương pháp đánh giá theo tỷ lệ phức hợp các phương án có quan hệ xám COPRAS-G nhằm cung cấp một hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho vấn đề lựa chọn nhà cung cấp bền vững trong ngành dệt may thực tế ở nền kinh tế mới nổi của Ấn Độ Với việc tiếp cận hệ

Trang 22

thống TBL, nghiên cứu đã xây dựng được một hệ thống bao gồm các tiêu chí bền vững được xem xét đồng thời trên cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội

Chan [3] đã đưa ra một ví dụ về giải quyết vấn đề lựa chọn nhà cung cấp bền vững bằng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) đối với ngành dệt may từ góc độ phản ứng nhanh (QR) Awasthi, Govindan và Gold [20] sử dụng phương pháp tiếp cận AHP mờ - VIKOR để đưa ra một mô hình lựa chọn bao gồm cả tiêu chí về “Chất lượng của quan hệ” và “Rủi ro toàn cầu” bên cạnh ba tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội Roy và cộng sự [21] đề xuất một mô hình để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bền vững để tối ưu hóa chi phí trong việc quyết định chuỗi cung ứng hiện đại, bằng cách sử dụng quy trình phân tích phân cấp mờ (FAHP) và phương pháp tổ chức xếp hạng ưu tiên để đánh giá (PROMETHEE) Với nghiên cứu này, ngoài các tiêu chí thuộc kinh tế, môi trường và xã hội, thì các tiêu chí thuộc yếu tố vận chuyển cũng được xem xét Guarnieri và Trojan [22] đã đề xuất một mô hình đánh giá áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn nhà cung cấp dựa trên sự cân bằng các tiêu chí xã hội, môi trường và kinh tế, đồng thời với các vấn đề đạo đức

1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã được thực hiện để xác định các tiêu chí cần thiết để đánh giá các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Mai và Phong [23] sử dụng phương pháp tích hợp định tính và định lượng để xác định các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cho lĩnh vực dệt may Việt Nam Các tiêu chí được xác định bao gồm chi phí, chất lượng, giao hàng, dịch vụ, năng lực, quan hệ, trách nhiệm xã hội (CSR) và quốc gia cung ứng Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc xác định các bộ tiêu chí chính và phụ mà chưa xác định được trọng số ưu tiên của các tiêu chí này để phục vụ cho việc đánh giá và xếp hạng các nhà cung cấp

Chia-Nan và cộng sự trong nghiên cứu năm 2017 [24] đã xác định các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bao gồm tổng tài sản, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí chung và quản lý, doanh thu bán hàng và lợi nhuận sau thuế Trong nghiên cứu năm 2020 [25] đã sử dụng các phương pháp ANP, AHP mờ và

Trang 23

PROMETHEE để xác định rằng chi phí, độ tin cậy, tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và tài sản là các tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu dệt may thô tại Việt Nam Đến nghiên cứu vào năm 2022, Chia-Nan và cộng sự [26] đã kết hợp phương pháp AHP mờ và TOPSIS để đánh giá và xếp hạng nhà cung cấp nguyên liệu thô theo các tiêu chí về chất lượng, công nghệ và các yếu tố liên quan đến môi trường Nghiên cứu này được đặt vào bối cảnh thị trường dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong và sau đại dịch COVID, tuy yếu tố liên quan đến môi trường đã được xem xét nhưng vẫn thiếu sự quan tâm đến yếu tố về xã hội

Nguyên và cộng sự [27] đã thông qua phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành và đúc kết được rằng tính linh hoạt là yếu tố quan trọng và sẽ giúp thúc đẩy hiệu quả của các doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam Có sáu khía cạnh của tính linh hoạt: tính linh hoạt phát triển sản phẩm, tính linh hoạt của nhà cung cấp, tính linh hoạt nguồn cung ứng, tính linh hoạt sản xuất, tính linh hoạt phân phối và tính linh hoạt hệ thống thông tin

Theo Chang và cộng sự [28], Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu hàng may mặc nhiều nhất thế giới, tuy nhiên ngành may mặc Việt Nam lại đang phải đối mặt với vấn đề nguồn cung nguyên liệu bị thắt nút cổ chai Do vậy, việc tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, cung ứng được nguồn nguyên liệu chất lượng tốt là một thách thức Nghiên cứu đã đề xuất một bộ gồm các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, gồm chất lượng dịch vụ (độ tin cậy, tính linh hoạt,…), sản phẩm (giá cả, chất lượng, giao hàng đúng hạn,…), các yếu tố rủi ro (trễ đơn hàng, khiếu nại từ khách hàng,…) và các đặc tính của nhà cung cấp (danh tiếng, tình hình tài chính)

Các nghiên cứu về việc lựa chọn nhà cung cấp trong ngành dệt may tại Việt nam vẫn còn khá hạn chế so với các nghiên cứu tương tự ngoài nước Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước hầu hết đều tập trung vào khía cạnh kinh tế như chi phí sản xuất, giá sản phẩm, tính linh hoạt,… nhiều hơn Một số nghiên cứu có xét đến yếu tố môi trường, có nghiên cứu cũng xét đến yếu tố xã hội của nhà cung cấp Tuy nhiên trong số những nghiên cứu trong vòng năm năm trở lại đây, vẫn chưa có nghiên cứu

Trang 24

nào xem xét đồng thời cả ba khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội để lựa chọn được các nhà cung cấp bền vững

1.4 Lý do hình thành đề tài

Trong những năm gần đây, xu hướng bền vững ngày càng được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau Ngành dệt may cũng không nằm ngoài xu thế này, là một ngành công nghiệp lớn và đóng vai trò quan trọng, các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong ngành có rất nhiều ảnh hưởng đến các mặt về môi trường, kinh tế và cả xã hội Không thể phủ nhận rằng dệt may là một ngành công nghiệp đem lại giá trị kinh tế lớn, giúp cải thiện đời sống xã hội Tuy nhiên, đây đồng thời cũng là một trong những ngành tạo ra nhiều chất thải gây ảnh hưởng lớn đến môi trường

Sự tăng trưởng của thị trường dệt may phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thời trang của người tiêu dùng, vốn luôn thay đổi từng ngày dẫn đến sự ra đời của thời trang nhanh Chính thời trang nhanh đã dẫn đến mức độ tiêu thụ nguyên liệu và phát sinh chất thải rất cao, là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường [29] Trong đó có thể kể đến việc tiêu tốn nguồn tài nguyên nước vô cùng lớn nhằm phục vụ cho quá trình nhuộm sợi, vải,…và những nguồn nguyên liệu hóa thạch để tạo ra những loại sợi phổ biến (Polyester, Nylon,…), từ đó đã tạo ra lượng nước thải lớn cũng như những loại trang phục sử dụng nguyên liệu tổng hợp khó phân hủy

Nhờ vào sự nhận thức ngày càng cao về bền vững của người tiêu dùng đã thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may quan tâm đến các yếu tố bền vững trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất của mình Nhiều nhà bán lẻ trong lĩnh vực thời trang cũng đặt yếu tố bền vững lên hàng đầu khi lựa chọn các đối tác gia công sản phẩm thông qua các tiêu chí đáp ứng được tính bền vững do họ đặt ra Do vậy, để lựa chọn được một đối tác, một nhà cung cấp bền vững, thì những doanh nghiệp đóng vai trò là người mua cần xác định rõ những tiêu chí lựa chọn đáp ứng được tính bền vững theo cả ba khía cạnh của TBL Đến hiện tại, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nói chung, và Việt Nam nói riêng về vấn đề lựa chọn nhà cung cấp trong ngành Dệt may Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu trong đó lại chỉ tập trung vào yếu tố kinh tế Và trong khi

Trang 25

yếu tố môi trường cũng dần được chú ý hơn ở những nghiên cứu gần đây, thì yếu tố xã hội lại vẫn còn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng, kể cả trong các nghiên cứu tại thị trường Việt Nam Ngoài ra, thông qua việc tham khảo các tài liệu nhằm phục vụ cho luận văn, một điều có thể nhận ra được là trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu đặt việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp theo định hướng bền vững tăng cao Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trên thế giới cho đây là một vấn đề nóng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của các công ty, nhà bán lẻ trong lĩnh vực dệt may

Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn trong ngành Dệt may, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG CẤP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DỆT MAY” để đưa ra được bộ các tiêu chí đáp ứng được tính bền vững theo cả ba khía cạnh của khung TBL là hết sức cần thiết Luận văn thạc sĩ này được dựa trên tình hình của các nghiên cứu trước đó để tổng hợp các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong ngành dệt may, đồng thời thông qua các ý kiến đánh giá của những bộ phận liên quan tại công ty Dệt May Thành Công để đưa ra được một mô hình xác định bao gồm các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp theo định hướng bền vững mà phù hợp với quá trình lựa chọn nhà cung cấp tại công ty

1.5 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Mục tiêu

Mục tiêu chính của Luận văn nhằm xây dựng mô hình đánh giá năng lực của nhà cung cấp theo định hướng phát triển bền vững trong Dệt may trong quá trình đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp tại công ty Dệt may Thành Công Qua đó khắc phục những hạn chế trong việc lựa chọn nhà cung cấp của công ty, để công ty tiến tới đạt được mục tiêu bền vững, không chỉ trong hoạt động sản xuất mà từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào

Trang 26

1.5.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu xơ Polyester tái chế tại công ty Dệt may Thành Công

Phạm vi nghiên cứu: Các tài liệu, bài báo nghiên cứu khoa học về lựa chọn nhà cung cấp; Các cán bộ quản lý có thẩm quyền trong việc lựa chọn nhà cung cấp thuộc các bộ phận, ban ngành sau thuộc công ty Dệt may Thành Công

• Bộ phận Cung ứng xơ: Chịu trách nhiệm tìm kiếm, đàm phán và thực hiện giao dịch mua nguyên liệu với các nhà cung cấp

• Bộ phận Kinh doanh: Làm việc trực tiếp với khách hàng, từ đó nắm bắt những mong muốn, yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, từ đó lên nhu cầu lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng • Bộ phận R&D: Có nhiệm vụ nghiên cứu các xu hướng mới về nguyên liệu và

sản phẩm dệt may và phát triển các sản phẩm mới dựa trên những xu hướng hiện có và sắp tới trong ngành Vì vậy, bộ phận R&D sẽ đưa ra những yêu cầu, tiêu chí về các loại nguyên liệu mới mà qua đó sẽ đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp với năng lực sản xuất của công ty

• Bộ phận sản xuất: Nắm rõ các tiêu chí về chất lượng của từng loại nguyên liệu phù hợp với dây chuyền sản xuất tại công ty, quản lý lượng nguyên liệu nhập/xuất kho cũng như lượng nguyên liệu sử dụng hàng tháng

• Bộ phận ESG: Kiểm soát các vấn đề về môi trường và xã hội của công ty, nắm rõ các xu hướng và yêu cầu trong việc đánh giá tính bền vững của công ty đối tác và nhà cung cấp

1.6 Cấu trúc Luận văn

Nội dung trong Luận văn được trình bày như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về lý do hình thành đề tài - Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết về phương pháp để xây dựng khung các tiêu chí đánh giá năng lực của nhà cung cấp và Phương pháp luận

Trang 27

Chương 3: Phân tích hiện trạng lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu xơ, sợi ở Công ty Dệt may Thành Công;

Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đưa ra một số kết luận quan trọng đạt được trong Luận văn và kiến nghị hướng phát triển của đề tài trong tương lai

Tài liệu tham khảo: trích dẫn các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài

Trang 28

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Ngành công nghiệp dệt may với tốc độ phát triển nhanh, đã trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng yếu và có nhiều đóng góp to lớn cho nền kinh tế trên toàn thế giới Do đó, việc lựa chọn nhà cung cấp trong ngành công nghiệp này được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất [30] Theo Amindoust và Saghafinia, trong vấn đề lựa chọn nhà cung cấp trước đây trong chuỗi cung ứng dệt may, đa số đều được dựa trên những tiêu chí mang tính kinh tế nhiều hơn, như: Năng lực sản xuất, chất lượng, giá cả, vấn đề giao hàng,…Tuy nhiên, ngày nay, mức độ quan tâm và nhận thức về tính bền vững có sự gia tăng, trở thành một tiêu chí mà các nhà bán lẻ đặt ra đối với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của mình [31] Theo đó, để các nhà cung cấp đáp ứng được yêu cầu về bền vững, các tiêu chí được đặt ra không chỉ lấy các chỉ tiêu về mặt kinh tế làm nguyên tắc duy nhất, mà còn xét đến khía cạnh xã hội và môi trường Điều này được giải thích là do người tiêu dùng ngày nay đã có cái nhìn đa chiều hơn khi lựa chọn một sản phẩm dệt may, họ không chỉ xem xét dựa trên giá cả sản phẩm, mà còn xem xét liệu sản phẩm đó có thân thiện với môi trường hay không, có đảm bảo tính đạo đức trong hoạt động sản xuất hay không Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn nhà cung cấp cần kết hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và cần xây dựng các chỉ số đánh giá từ các cấp độ khác nhau [32]

Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, nhiều nhà bán lẻ hàng may mặc đang xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ để giành lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh bằng cách cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng của họ [33] Bên cạnh đó, các mặt hàng thời trang nhanh đang tăng dần thị phần trên thị trường may mặc khi người tiêu dùng mong đợi sự đa dạng hơn trong việc đổi mới trong thiết kế và thời gian cập nhật xu hướng liên tục hơn, có thể chỉ mất sáu tuần để những sản phẩm xuất hiện trong đợt quảng bá đến tay khách hàng Vì lý do đó mà các công ty trong thị trường thời trang đang sử dụng thời gian hoặc tốc độ như một yếu tố để nâng cao khả năng cạnh tranh

Trang 29

Hơn nữa, việc dự báo dựa trên những dữ liệu được thu thập trong một thời gian dài thông qua các đợt bán hàng (có thể lên đến một năm) dẫn đến vấn đề dự báo xu hướng có thể sai do dự báo được đưa ra không còn phù hợp tại thời điểm hiện tại [3] Vì vậy, Khả năng phản ứng nhanh (Quick Response – QR) hiện là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn nhà cung cấp, bên cạnh việc xem xét đến các tiêu chí đảm bảo tính bền vững dựa trên TBL

Đã có nhiều nghiên cứu về việc đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp, tuy nhiên chủ yếu đánh giá trên khía cạnh kinh tế Các tiêu chí được xét như: Giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tốc độ và độ tin cậy trong việc giao hàng [34], đúng số lượng sản phẩm, giảm lượng phế thải (chỉ nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm mà không xét đến khía cạnh môi trường), đúng thời gian [33],…là những tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp Các nghiên cứu tương tự như vậy tuy đảm bảo được mặt kinh tế cho doanh nghiệp nhưng lại không đề cập đến những tiêu chí về môi trường, những tiêu chí về chính sách, đãi ngộ cho người lao động trong doanh nghiệp dựa trên khía cạnh xã hội Cùng với nhận thức của thế giới ngày càng tăng về môi trường và con người, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nằm đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp với việc xây dựng một hệ thống đánh giá dựa trên ba khía cạnh của TBL: Môi trường, Kinh tế và Xã hội, và triển khai các tiêu chí phụ để cụ thể hóa hơn các yêu cầu của những nhà bán lẻ trong quá trình đánh giá và lựa chọn

2.1 Quy tắc Pareto 80/20

Wilfred Pareto, một nhà kinh tế học, đã xuất bản cuốn Cours d’economie politique (1896 – 1897), trong đó có luật phân phối thu nhập nổi tiếng của ông Đó là một công thức toán học phức tạp, trong đó ông cố gắng chứng minh rằng sự phân phối thu nhập và của cải trong xã hội không phải là ngẫu nhiên và rằng một mô hình nhất quán xuất hiện trong suốt lịch sử, ở mọi nơi trên thế giới và trong mọi xã hội Khi ông phát hiện ra nguyên tắc, nó đã xác định rằng 80% đất đai ở Ý thuộc sở hữu của 20% dân số Sau đó, ông phát hiện ra rằng nguyên tắc Pareto có giá trị trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc đời mình, chẳng hạn như làm vườn: 80% số hạt

Trang 30

các phép tính gần đúng và thừa nhận rằng nỗ lực và sự tưởng thưởng không có quan hệ tuyến tính [41]

Trên thực tế, quy tắc Pareto 80/20 thường thấy được áp dụng trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh [41] như:

• Khoảng 80% lỗi quy trình phát sinh từ không quá 20% vấn đề quy trình • Khoảng 20% lực lượng bán hàng có khả năng tạo ra 80% doanh thu của công

Nghiên cứu của Craft và Leake cho rằng tất cả các tổ chức đều phải đối mặt với việc quyết định ưu tiên các nguồn lực để đem lại giá trị lớn nhất cho tổ chức Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là một công ty ở Mỹ lại phải đối mặt với vấn đề chi phí cho các dự án vượt quá lượng ngân sách Do đó, Craft và Leake đã áp dụng quy tắc Pareto 80/20 trong nghiên cứu của mình để đem lại 80% giá trị của tất cả các dự án với việc tập trung vào số 20% dự án hàng đầu [43] Naoum và cộng sự [44] áp dụng quy tắc Pareto 80/20 vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Hy Lạp, qua đó cho thấy rằng 80% lượt tư vấn chăm sóc sức khỏe ban đầu về khám phòng ngừa, bệnh tạm thời, bệnh mãn tính, kê đơn và xét nghiệm chiếm 45%, 31,6%, 26,8% 37,3% và 41,3% của tất cả người dùng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sơ cấp tương ứng, trong khi 80% số ca nhập viện chiếm 18,7% tổng số người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trang 31

phần mềm Phát triển ứng dụng nhanh (RAD) để cải tiến mô hình RAD bằng cách tập trung vào ít hoạt động hơn mà có thể mang lại 80% năng suất tổng thể của quy trình phần mềm tại nơi làm việc Qua đó tạo sự thuận lợi cho các kỹ sư phần mềm bằng cách chỉ tập trung vào các hoạt động quan trọng và không lãng phí thời gian và năng lượng của họ vào các hoạt động chỉ tạo ra một phần nhỏ trong kết quả tổng thể Mesbahi, Rahmani và Hosseinzadeh [46] sử dụng quy tắc Pareto 80/20 để xây dựng một mô hình xác định các máy vật lý dễ bị lỗi trong trung tâm dữ liệu đám mây – nơi lưu trữ hàng trăm nghìn máy chủ vật lý cung cấp tài nguyên điện toán để thực hiện công việc của khách hàng, bằng cách chia mỗi cụm thành các cụm phụ đáng tin cậy và rủi ro (80% lỗi cụm đến từ 20% máy vật lý)

Theo Morgan Swink đã đề cập trong cuốn sách của mình [47], phân tích Pareto đặt ra các ưu tiên cho hành động dựa trên giả định rằng khoảng 80% vấn đề thường xuất phát từ 20% nguyên nhân có thể Vì vậy, không phải tất cả các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề đều quan trọng như nhau Phân tích Pareto xác định các nguyên nhân quan trọng nhất (thường gặp nhất) của các vấn đề để các nỗ lực cải tiến có thể được tập trung vào nơi đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất Phân tích Pareto bao gồm một quy trình bốn bước:

Bước 1: Xác định danh mục cần thu thập thông tin Ví dụ: chỉ định các danh

mục mô tả các nguyên nhân hoặc loại lỗi có thể xảy ra Các danh mục như vậy có thể đến từ phân tích nguyên nhân và kết quả

Bước 2: Thu thập dữ liệu và tính toán tần suất quan sát của mỗi loại trong một

khoảng thời gian thích hợp Một bảng kiểm tra có thể được sử dụng để hướng dẫn thu thập dữ liệu

Bước 3: Sắp xếp các danh mục theo thứ tự giảm dần dựa trên tỷ lệ phần trăm

của chúng

Bước 4: Trình bày dữ liệu bằng đồ thị và xác định một số danh mục quan trọng

chiếm phần lớn sự thay đổi

Trang 32

Việc áp dụng quy tắc Pareto 80/20 vào bài luận văn này nhằm mục đích xác định các tiêu chí quan trọng thông qua tần suất mà chúng được đề cập đến trong các tài liệu tham khảo Quy trình phân tích Pareto được thể hiện trong phần 2.4 – Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

2.2 Cơ sở lý thuyết quá trình phân tích thứ bậc (AHP)

AHP là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí phổ biến Nó được Saaty phát triển để hỗ trợ giải quyết các vấn đề quyết định phức tạp bằng cách nắm bắt cả các biện pháp đánh giá chủ quan và khách quan Nó chia một vấn đề phức tạp thành các thứ bậc hoặc mức độ khác nhau [35] Phương pháp của AHP có thể được giải thích theo các bước sau:

Bước 1: Vấn đề được phân tách thành một hệ thống phân cấp gồm mục tiêu,

tiêu chí, các tiêu chí phụ và các phương án lựa chọn Cấu trúc vấn đề quyết định như một hệ thống phân cấp là nền tảng cho quy trình của AHP Thứ bậc chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố của một cấp độ với các yếu tố của cấp độ ngay bên dưới Mối quan hệ này thấm xuống các cấp thấp nhất của hệ thống phân cấp và theo cách này, mọi yếu tố được kết nối với mọi yếu tố khác, ít nhất là theo cách gián tiếp Hệ thống phân cấp là một dạng mạng lưới có trật tự hơn Saaty gợi ý rằng một cách hữu ích để cấu trúc hệ thống cấp bậc là đi xuống từ mục tiêu càng xa càng tốt và sau đó tiến lên từ các phương án lựa chọn cho đến khi các cấp độ của hai quy trình được liên kết theo cách sao cho có thể so sánh được Hình 2.1 cho thấy một cấu trúc phân cấp chung Gốc của cấu trúc phân cấp là mục tiêu của vấn đề đang được nghiên cứu và phân tích Cấp cuối cùng là các phương án lựa chọn được so sánh Giữa hai cấp độ này là các tiêu chí và các tiêu chí phụ khác nhau Điều quan trọng cần lưu ý là khi so sánh các yếu tố ở mỗi cấp, người ra quyết định chỉ cần so sánh về sự đóng góp của các yếu tố cấp thấp hơn với cấp trên Sự tập trung cục bộ này của người ra quyết định chỉ vào một phần của toàn bộ vấn đề là một tính năng mạnh mẽ của AHP

Bước 2: Dữ liệu được thu thập từ các chuyên gia hoặc người ra quyết định tương

ứng với cấu trúc thứ bậc, trong quá trình so sánh từng cặp các phương án trên thang đo định tính Các chuyên gia có thể đánh giá so sánh là đều nhau, hơi mạnh, mạnh,

Trang 33

rất mạnh và cực kỳ mạnh như trong Hình 2.2 “X” trong cột được đánh dấu “Rất mạnh” cho biết B rất mạnh so với A xét về tiêu chí mà việc so sánh đang được thực hiện Việc so sánh được thực hiện đối với từng tiêu chí và quy đổi về những con số định lượng như Bảng 2.1

Hình 2.1 Cấu trúc phân cấp chung [36]

Hình 2.2 Định dạng để so sánh theo cặp [36]

Bước 3: So sánh theo cặp của các tiêu chí khác nhau được tạo ở bước 2 được

sắp xếp thành một ma trận vuông A = [aij] [38] Các phần tử thuộc đường chéo của ma trận là 1 Tiêu chí ở hàng thứ i tốt hơn tiêu chí ở cột thứ j nếu giá trị của phần tử (i, j) lớn hơn 1; trái lại thì tiêu chí ở cột thứ j tốt hơn tiêu chí ở hàng thứ i Phần tử (j,

Trang 34

Bước 4: Việc chuẩn hóa ma trận so sánh cặp được thực hiện bằng cách chia mỗi

phần tử trong mỗi cột của ma trận với giá trị tổng của cột tương ứng:

Bước 5: Các phần tử của véc tơ độ ưu tiên được xác định bằng cách xác định

giá trị trung bình theo hàng của ma trận đã được chuẩn hóa theo công thức:

Trang 35

   =

   

(1.5)

Bước 6: Tính nhất quán của ma trận cấp n được đánh giá Các so sánh được

thực hiện bằng phương pháp này là chủ quan và AHP chấp nhận sự không nhất quán thông qua mức độ dư thừa trong phương pháp Nếu chỉ số nhất quán này không đạt được mức yêu cầu thì có thể kiểm tra lại câu trả lời cho các so sánh Chỉ số nhất quán,

CI, được tính như sau:

Chỉ số nhất quán CI này có thể được so sánh với chỉ số nhất quán CI của một

ma trận ngẫu nhiên, RI Tỷ lệ thu được, được gọi là tỷ lệ nhất quán, được xác định bằng công thức:

Saaty đề xuất giá trị của CR phải nhỏ hơn 0,1

Trang 36

Theo đó, tham số RI phụ thuộc vào số phần tử ma trận và tương ứng với các giá trị theo Bảng 2.2, là các giá trị RI đã được Saaty thể hiện trong cuốn sách vào năm 1980, bằng cách tính toán dựa trên cỡ mẫu 500 [39]

Bảng 2.2 Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên (RI) [39]

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

RI 0.00 0.00 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 1.51 1.54 1.56 1.57 1.59

Bước 7: Xếp hạng của từng phương án được nhân với trọng số của các tiêu chí

phụ và được tổng hợp để có được xếp hạng cục bộ đối với từng tiêu chí Xếp hạng cục bộ sau đó được nhân với trọng số của tiêu chí và được tổng hợp để có được xếp hạng tổng quát [36]

Đối với trường hợp có nhiều người ra quyết định tham gia vào việc đánh giá nhà cung cấp, một vấn đề thường thấy đó là ý kiến của mỗi cá nhân sẽ không giống nhau, nên theo Saaty [40], quá trình phân tích thứ bậc nhóm khi đó sẽ cho phép mỗi cá nhân tham gia đánh giá đưa ra ý kiến của riêng mình, và sau cùng, phương pháp trung bình nhân được áp dụng để tổng hợp lại những đánh giá cuối cùng của mỗi cá nhân Như vậy, sau khi xác định được trọng số tổng quát của các phương án lựa chọn theo từng cá nhân, xếp hạng cuối cùng của các phương án được xác định bằng phương pháp trung bình nhân như sau:

ii

Trang 37

2.3 Phương pháp luận

Mục tiêu của luận văn này là để xây dựng một mô hình theo AHP gồm những tiêu chí theo định hướng bền vững, giúp đối tượng là các công ty, doanh nghiệp đóng vai trò là người mua hàng, xác định được đâu là nhà cung cấp đáp ứng được tính bền vững và đồng thời cũng đáp ứng được các yêu cầu của người mua Để xây dựng được mô hình này, nghiên cứu sẽ thực hiện những bước được thể hiện trong Hình 2.3

Nội dung cụ thể của các bước ở sơ đồ (Hình 2.3) như sau:

Thu thập dữ liệu về các tiêu chí: Bước đầu tiên của nghiên cứu này là xác định

mô hình AHP để lựa chọn nhà cung cấp đối với công ty dệt may Thành Công Điều này bao gồm việc lựa chọn và lọc một số tiêu chí khả thi Dữ liệu và thông tin về các tiêu chí lựa chọn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các tạp chí quốc tế, sách tham khảo,… Các tiêu chí được tham khảo từ các tài liệu được tổng hợp theo từng khía cạnh TBL, gồm Kinh tế – Môi trường – Xã hội

Trang 38

Hình 2.3 Sơ đồ phương pháp luận

Xác định các tiêu chí: Dựa vào các tiêu chí đã được tham khảo và tổng hợp từ

nhiều nguồn tài liệu khác nhau, các tiêu chí được chọn lựa cho bài luận văn được xác định bằng cách sử dụng quy tắc Perato 80/20, qua đó các tiêu chí được xác định là các tiêu chí có tần suất được đề cập cao, chiếm 80% tổng số tần suất của các tiêu chí được đề cập

Trang 39

Lập mô hình cấu trúc phân cấp AHP: Việc phân tích được tiến hành để xây

dựng một mô hình AHP mà trong đó, vấn đề đã được phân tách thành một cấu trúc phân cấp có hệ thống Mục tiêu của mô hình là xác định nhà cung cấp nào là tốt nhất trong số các phương án lựa chọn Mục tiêu được đặt ở đầu hệ thống phân cấp Hệ thống phân cấp giảm dần từ các tiêu chí chính mang tính tổng quát, đến các tiêu chí phụ thuộc các tiêu chí chính ở cấp trên, được cụ thể hóa hơn Các phương án lựa chọn được cân nhắc nằm ở cấp cuối cùng của hệ thống phân cấp

Xác định trọng số từng tiêu chí: Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên, phương

pháp thực hiện so sánh từng cặp của tất cả các phần tử thuộc một cấp nhất định đối với phần tử mẹ ở cấp trên So sánh theo cặp được thực hiện một cách có hệ thống để bao gồm tất cả các kết hợp của các tiêu chí và các mối quan hệ của tiêu chí phụ Một ma trận được hình thành trong mỗi nhóm trên hệ thống phân cấp Ví dụ, nếu nhóm có bốn phần tử, nó tạo thành ma trận 4 × 4 Theo dữ liệu và thông tin thu thập được, các tiêu chí và tiêu chí phụ được so sánh theo mức độ quan trọng tương đối của chúng đối với yếu tố mẹ ở cấp trên liền kề bằng cách sử dụng thang điểm trong Bảng 2.1 Cuối cùng, các phương án lựa chọn được so sánh bằng cách ấn định các giá trị số tương ứng dựa trên tầm quan trọng tương đối của chúng theo từng tiêu chí phụ trong hệ thống phân cấp quyết định [3]

Đánh giá các nhà cung cấp: Việc tính toán và kiểm tra chỉ số nhất quán CI , tỷ

lệ nhất quán CR được thực hiện cho từng nhà cung cấp để đánh giá và lựa chọn nhà

cung cấp phù hợp

Xếp hạng và lựa chọn nhà cung cấp: Sau khi xác định được xếp hạng cục bộ

của từng nhà cung cấp đối với các tiêu chí, ta đưa ra được xếp hạng tổng quát Từ đó xác định được nhà cung cấp nào có khả năng đáp ứng bộ tiêu chí cao nhất Nhà cung cấp phù hợp được lựa chọn là nhà cung cấp có khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định, mục tiêu của người mua cao nhất

Trang 40

2.4 Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

2.4.1 Xác định các tiêu chí quan trọng bằng phân tích Pareto

Các tiêu chí được tổng hợp từ các tài liệu tham khảo được liệt kê trong Bảng 2.3 – 5 Đồng thời, quy tắc Pareto 80/20 cũng được áp dụng để xác định đâu là những tiêu chí quan trọng nhất thông qua tần suất lặp lại của chúng trong các tài liệu được tham khảo theo các bước sau:

Bước 1: Thu thập các tiêu chí từ 28 tài liệu tham khảo, bao gồm các bài báo

khoa học được công bố trong vòng 5 năm trở lại đây Trong đó, có 18 bài báo nghiên cứu về lựa chọn nhà cung cấp trong lĩnh vực dệt may, 9 bài báo nghiên cứu về lựa chọn nhà cung cấp trong các lĩnh vực khác (ngành công nghiệp giấy, bán lẻ, ô tô, viễn thông, dây cáp,…) và quản lý chuỗi cung ứng, 1 bài báo theo hình thức đánh giá Tất cả các bài báo khoa học trên đều được tham khảo từ các nguồn xuất bản uy tín như Springer, Taylor & Francis, Elsevier và Emerald Các bài báo được tham khảo chủ yếu từ các tạp chí thuộc các lĩnh vực như: Khoa học môi trường, Khoa học quyết định, Kinh doanh và Quản trị, Kinh tế, Khoa học xã hội, Khoa học máy tính, Năng lượng, Kỹ thuật, v.v Quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo được tiến hành với việc tìm theo các từ khóa như: Chọn lựa nhà cung cấp bền vững, quản lý chuỗi cung ứng bền vững, nhà cung cấp xanh, tính bền vững trong dệt may và tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp bền vững

Bước 2: Phân loại các tiêu chí đã thu thập ở Bước 1 theo ba tiêu chí chính dựa

trên khung ba khía cạnh TBL, gồm Kinh tế, Môi trường và Xã hội

Bước 3: Xác định tần suất xuất hiện của từng tiêu chí đã liệt kê trong tổng số 28

tài liệu tham khảo

Bước 4: Xác định tỷ lệ xuất hiện bằng cách chia tần suất xuất hiện của tiêu chí

đang xét cho tổng tần suất của tất cả các tiêu chí thuộc cùng một tiêu chí chính Ví dụ, tỷ lệ xuất hiện của tiêu chí giá cả là 16.56%, được tính bằng cách lấy tần suất xuất hiện của ‘Giá cả’ là 26 lần, chia cho tổng tần suất của các tiêu chí phụ thuộc tiêu chí Kinh tế là 157

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w