1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật công nghiệp: Giải pháp Lean cải thiện chất lượng và đáp ứng tiến độ sản phẩm đúc từ nhà cung cấp

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐOÀN VĂN SAN

GIẢI PHÁP LEAN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁP ỨNG TIẾN ĐỘ SẢN PHẨM ĐÚC TỪ

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS TS ĐỖ NGỌC HIỀN

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS Nguyễn Hữu Thọ

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS Lê Đức Đạo

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 09 tháng 12 năm 2022

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1.Chủ tịch: TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên

2.Thư ký: TS Dương Quốc Bửu3.Phản biện 1: TS Nguyễn Hữu Thọ4.Phản biện 2: TS Lê Đức Đạo5.Ủy viên: PGS TS Đỗ Ngọc Hiền

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

TS Nguyễn Vạng Phúc Nguyên

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Đoàn Văn San MSHV: 2070329

Ngày, tháng, năm sinh: 11/01/1985 Nơi sinh: Bắc Ninh Chuyên ngành: Kỹ Thuật Công Nghiệp Mã số : 8520117

- Nghiên cứu tìm hiểu tài liệu, lý thuyết về Lean và các công cụ Lean

- Các bài báo, các nghiên cứu ứng dụng giải pháp Lean để nâng cao chất lượng

- Các tài liệu và các bài báo về kỹ thuật Đúc và các nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm gang Đúc

2) Xác định thực trạng, nguyên nhân, hành động cải tiến của doanh nghiệpvà nhà cung cấp của doanh nghiệp

- Khảo sát, đánh giá thực trạng lỗi sản phẩm gang đúc từ nhà cung cấp - Liệt kê các nguyên nhân tiềm ẩn, đánh giá mức tác động của các nguyên

nhân tiềm ẩn để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của lỗi sản phẩm và thời gian phát triển mẫu gang đúc lâu

- Đề xuất hành động cải thiện tương ứng với nguyên nhân gốc rễ

3) Thực hiện và đánh giá giải pháp cải tiến

Trang 4

- Thực hiện các giải pháp cải tiến được đề xuất - Đánh giá hiệu lực của hành động thực hiện

4) Kết luận và đề xuất

- Nhận xét tính khả thi của giải pháp Lean áp dụng tại doanh nghiệp và nhà cung cấp Từ đó xem xét tiếp tục mở rộng mô hình với các nhà cung cấp khác

- Rút kinh nghiệm sau khi áp dụng giải pháp Lean làm tiền đề mở rộng nghiên cứu

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 6/9/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/12/2022

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký)

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ, trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức nền tảng, những kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích trong suốt những năm học tập tại trường

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS TS Đỗ Ngọc Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giải đáp các thắc mắc trong suốt quá trình tác giả thực hiện luận văn Thầy đã đưa ra những nhận xét, góp ý, động viên giúp tác giả hoàn thành đề tài một cách tốt nhất

Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty cơ khí chính xác cao SVC, công ty DSC và công ty máy phụ tùng FT1 đã tạo cơ hội, điều kiện cho tác giả thực hiện và hoàn thành mục tiêu đề tài luận văn tại công ty trong thời gian qua

Sau cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, thầy/cô, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ và đồng hành cùng tác giả trong suốt thời gian qua Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2022 Người thực hiện luận văn

Đoàn Văn San

Trang 6

TÓM TẮT

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, để doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển thì doanh nghiệp phải thực hiện đáp ứng nhanh trong giao hàng, đảm bảo chất lượng, giảm chi phí trong sản xuất để tăng lợi nhuận Với xu hướng này và để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, công ty SVC đang tập trung cải thiện chất lượng và đẩy nhanh tốc độ phát triển các mẫu sản phẩm Đúc từ các nhà cung cấp nội địa Việc này sẽ góp phần hạ giá thành, tăng tốc đáp ứng các sản phẩm Đúc tới khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh Với thực trạng tại SVC là thời gian phát triển mẫu gang Đúc lâu, tỷ lệ phế phẩm còn cao so với mục tiêu, nên việc cải thiện chất lượng và thời gian phát triển mẫu mới là yêu cầu cấp bách để duy trì hiệu quả hoạt động và giữ chân khách hàng Với đặc thù là ngành công nghiệp nặng với trình độ kỹ thuật không quá cao như ngành đúc Gang thì việc áp dụng giải pháp Lean là có tính khả thi Các công cụ Lean dễ áp dụng, đã có nhiều ví dụ thành công khi áp dụng Lean để cải thiện chất lượng và giải quyết bài toán giảm thời gian trong sản xuất, tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng Vì vậy, tác giả chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp Lean để cải thiện chất lượng và tăng tốc đáp ứng sản phẩm gang đúc từ nhà cung cấp ”

Bằng cách tìm hiểu các lý thuyết về Lean, phối hợp các công cụ khác nhau, phân tích tình hình chất lượng và thời gian phát triển mẫu thực tế tại SVC và hai nhà cung cấp gang Đúc DSC và FT1, nghiên cứu đã xác định được các vấn đề cần giải quyết là: Lỗi sản phẩm mẫu Đúc đệ trình từ nhà cung cấp rất cao, chiếm 30%, Thời gian phát triển mẫu sản phẩm Đúc mới lâu, tới 6.4 tháng, Sản phẩm lỗi từ nhà cung cấp trong Sản xuất hàng loạt còn cao, 1.67%, ảnh hưởng tới chi phí và giá thành sản phẩm Từ đó, nghiên cứu đưa ra mục tiêu là giảm 30% thời gian phát triển mẫu, giảm 50% lỗi chất lượng mẫu phát triển, giảm 30% lỗi các sản phẩm gang đúc trong sản xuất hàng loạt

Nghiên cứu đã nhận diện được các nguyên nhân cốt lõi dựa trên mức tác động và thực hiện các giải pháp để giải quyết các vấn đề gồm: cải tiến và chuẩn hóa công việc liên

Trang 7

quan đến khuôn, điều chỉnh điều kiện đúc, xây dựng bộ phiếu đánh giá việc áp dụng các công cụ Lean vào quá trình Đúc và phát triển mẫu Kết quả của nghiên cứu đạt được là Lỗi sản phẩm mẫu Đúc đệ trình từ nhà cung cấp giảm 23%, Thời gian phát triển mẫu sản phẩm Đúc mới giảm 38%, Sản phẩm lỗi từ nhà cung cấp trong sản xuất hàng loạt giảm 35% Nghiên cứu là nền tảng ban đầu để tiếp tục thực hiện các cải tiến trong quá trình phát triển mẫu mới, cải tiến chất lượng dây chuyền đúc gang tại nhà cung cấp được nghiên cứu và các nhà cung cấp khác

Trang 8

ABSTRACT

With today's increasingly fierce competition, in order to survive and develop, businesses must respond quickly in delivery, ensure quality, reduce costs in production to increase profit With this trend and to improve the efficiency of its operations, SVC is focusing on improving the quality and speeding up the development of Casting products from local suppliers This will contribute to reducing costs, speeding up the delivery of iron casting products to customers, and improving competitiveness Given the fact that at SVC, the time to develop new Cast iron samples is long, the defect rate is still high compared to the target, so improving the quality and developing time for new samples is an urgent requirement to maintain efficiency and customer retention Iron casting is heavy industry with not too high technical level, the application of Lean solution is feasible Lean tools are easy to apply, there have been many successful examples when applying Lean to improve quality and solve the problem of reducing production time and speeding up delivery to customers Therefore, the author chose to carry out the topic "Research on Lean solutions to improve quality and speed up the delivery of cast iron products from suppliers "

By learning Lean theories, combining different tools, analyzing the quality situation and actual sample development time at SVC and two suppliers DSC and FT1, the study identified the problems that need to be solved are: Defective first casting samples submitted from suppliers is very high, accounting for 30%, Prototype development time for new castings is long, up to 6.4 months, Defective products from suppliers within Mass production is still high, 1.67%, affecting costs and product prices Since then, the research has set the goal of reducing the sample development time by 30%, reducing the quality defect of development samples by 50%, and reducing the defect of cast iron products by 30% in mass production

The study identified the root causes based on the level of impact and implemented solutions to solve the problems including: improving and standardizing work related

Trang 9

to molds, adjusting casting conditions, set up a set of evaluation sheets for the application of Lean tools to the Molding and sample development process As a result of the study, Defects from the first sample submitted from suppliers were reduced by 23%, Development time of the first submitted sample was reduced by 38%, Defective products from suppliers in Mass Production were reduced by 35 % Research is the initial foundation to continue to make improvements in new sample development, quality improvement of the cast iron at the studied supplier and other suppliers

Trang 10

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “ GIẢI PHÁP LEAN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁP ỨNG TIẾN ĐỘ SẢN PHẨM ĐÚC TỪ NHÀ CUNG CẤP ” là công trình nghiên cứu riêng của tôi và không có sự sao chép của người khác Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tôi thu thập từ các nguồn khác nhau, được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo

Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình

TP HCM, ngày 22 tháng 12 năm 2022

Đoàn Văn San

Trang 11

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 5

1.5.1 Nguồn cơ sở dữ liệu 5

1.5.2 Bố cục luận văn 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7

2.1 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 7

2.1.1 Giới thiệu quy trình đúc gang 7

2.1.2 Các rào cản trong nội địa hóa sản phẩm gang Đúc 9

2.1.3 Trình tự quá trình phát triển mẫu 10

2.1.4 Tổng quan Lean và các công cụ Lean 12

2.1.4.1 Khái niệm về sản xuất theo Lean 12

2.1.4.2 Mục tiêu của sản xuất theo Lean 12

Trang 12

2.1.4.3 Các công cụ sử dụng trong Lean 13

2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 19

2.2.1 Chu trình DEFINE- Xác định vấn đề: 20

2.2.2 Chu trình MEASURE- Đo lường vấn đề 20

2.2.3 Chu trình ANALYSE- Phân tích 20

2.2.4 Chu trình IMPROVE- Cải tiến 21

2.2.5 Chu trình CONTROL- Kiểm soát 21

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 21

2.3.1 Nghiên cứu về kỹ thuật Đúc 21

2.3.2 Nghiên cứu về giải pháp dự án khi làm việc với nhà cung cấp 23

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG 25

3.1 GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 25

3.2.2 Tuyên bố vấn đề và thành lập nhóm cải tiến 33

3.3 CHU TRÌNH MEASURE- ĐO LƯỜNG VẤN ĐỀ 34

3.3.1 Cơ sở đo lường vấn đề 34

3.3.2 Kết quả khảo sát đo lường 35

3.4 CHU TRÌNH ANALYSIS- PHÂN TÍCH 43

3.4.1 Phân tích nguyên nhân lỗi chất lượng sản phẩm Đúc gang 43

3.4.2 Phân tích nguyên nhân vấn đề tiến độ Phát triển mẫu 46

Trang 13

CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI CẢI TIẾN 64

4.1 CHU TRÌNH IMPROVE- THỰC HIỆN CẢI TIẾN 64

4.1.1 Hành động cải tiến cho lỗi phế phẩm hàng gang Đúc 64

4.1.2 Hành động cải tiến cho lỗi trễ giao mẫu 83

4.2 DUY TRÌ CÁC CẢI TIẾN 86

4.2.1 Duy trì cải tiến tại nhà cung cấp 86

4.2.2 Duy trì cải tiến tại SVC 87

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96

5.1 KẾT LUẬN 96

5.2 KIẾN NGHỊ 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 14

DANH SÁCH HÌNH

Hình Trang

Hình 2.1 Quy trình đúc Gang cơ bản………8

Hình 2.2 Lưu đồ phát triển mẫu………10

Hình 2.3 Phương pháp luận đề tài nghiên cứu………19

Hình 2.4 Chu trình DMAIC……… 20

Hình 3.1 Sản phẩm gối đỡ SVC……….25

Hình 3.2 Cắt lớp lỗi rỗ khí……… 36

Hình 3.3 Kết quả đông đặc mô phỏng rót vành ngoài….……… 38

Hình 3.4 Kết quả đông đặc mô phỏng rót vành trong………38

Hình 3.5 Hình ảnh đo và đồ thị phân bố kích thước đo mẫu……… 40

Hình 3.6 Tổ chức tế vi gang xám………40

Hình 3.7 Tổ chức tế vi gang cầu………41

Hình 3.8 Tổ chức tế vi gang xám bị lỗi……… 41

Hình 3.9 Sơ đồ xương cá cho lỗi vết đen sau mạ………44

Hình 3.10 Sơ đồ xương cá cho lỗi rỗ khí………44

Hình 3.11 Sơ đồ xương cá cho lỗi kích thước……….45

Hình 3.12 Sơ đồ xương cá cho lỗi tổ chức tế vi không đạt……… 45

Hình 3.13 Sơ đồ xương cá lỗi chậm trễ giao mẫu……… 46

Hình 4.1 Mẫu ngoại quan chấp nhận và không chấp nhận……… 64

Hình 4.2 Hướng dẫn kiểm tra kích thước……….71

Hình 4.3 Biểu mẫu đánh giá độ khả thi cho phát triển mẫu……… 73

Trang 15

Bảng 3.5 Phân loại phế phẩm theo loại gang Đúc……… 31

Bảng 3.6 Bảng thống kê số lô mẫu đệ trình không đạt trong 4 năm 2019-2022……32

Bảng 3.7 Thống kê theo dạng lỗi………32

Bảng 3.8 Bảng cơ sở đo lường vấn đề………34

Bảng 3.9 Khảo sát đo lường lỗi vết đen sau mạ theo thời gian bắn cát……….35

Bảng 3.10 Khảo sát đo lường lỗi vết đen sau mạ theo mức độ rỗ cát….……….36

Bảng 3.11 Rỗ khí theo thời gian rót………37

Bảng 3.12 Khảo sát lỗi kích thước………39

Bảng 3.13 Khảo sát thời gian cho các bước phát triển mẫu………42

Bảng 3.14 Tiêu chí đánh giá mức rủi ro………46

Bảng 3.15 Bảng đánh giá rủi ro nguyên nhân cho lỗi vết đen sau mạ………48

Bảng 3.16 Bảng đánh giá rủi ro nguyên nhân cho lỗi rỗ khí……… 51

Bảng 3.17 Bảng đánh giá rủi ro nguyên nhân cho lỗi kích thước………53

Bảng 3.18 Bảng đánh giá rủi ro nguyên nhân cho lỗi tổ chức tế vi………55

Bảng 3.19 Bảng đánh giá rủi ro nguyên nhân cho lỗi trễ giao mẫu………56

Bảng 3.20 Hành động được đề xuất cho lỗi vết đen sau mạ………58

Bảng 3.21 Hành động được đề xuất cho lỗi rỗ khí, tế vi, kích thước……… 59

Bảng 3.22 Hành động được đề xuất cho lỗi trễ giao mẫu……… 61

Bảng 4.1 5S khuôn mẫu……….65

Trang 16

Bảng 4.2 Chuẩn ngoại quan và cách kiểm soát khuôn mẫu……… 65

Bảng 4.3 Cải tiến rãnh dẫn giảm rỗ khí……… 66

Bảng 4.4 Cải tiến rãnh dẫn giảm rỗ cát……… 67

Bảng 4.5 Cải tiến đậu bù và rãnh dẫn giảm rỗ khí sau gia công………68

Bảng 4.6 Thay đổi cung góc để giảm lỗi vết đen sau mạ………69

Bảng 4.7 Thay đổi vị trí chữ giảm lỗi vết đen sau mạ……… 70

Bảng 4.8 Nội dung đào tạo nhà cung cấp……….72

Bảng 4.9 Tỷ lệ số lô lỗi trong sản xuất hàng loạt……… 73

Bảng 4.10 Tỷ lệ số lô đệ trình không đạt sau cải tiến………74

Bảng 4.11 Thời gian đệ trình mẫu sau cải tiến……… 75

Bảng 4.12 Checklist phát triển mẫu Đúc gang nhà cung cấp……….77

Bảng 4.13 Lean Checklist cho công đoạn gang Đúc………81

Bảng 5.1 Tổng kết kết quả sau cải tiến……… 85

Trang 17

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

Control Plan Kế hoạch kiểm soát chất lượng

P-FMEA Phân tích rủi ro và phòng ngừa sai lỗi công đoạn

-Cải tiến-Kiểm soát

Trang 18

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Tập đoàn công ty mẹ của SVC đã hoạt động gần một thế kỷ trên thị trường quốc tế và đặc biệt tại Châu Âu và Mỹ trong lĩnh vực cơ khí chính xác, cung cấp các sản phẩm vòng bi, ổ bạc đạn cho các máy công cụ công nghiệp và ngành Ô tô Công ty SVC với tư cách là công ty con chỉ mới chính thức xây dựng nhà máy tại Việt Nam 10 năm trước, ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ, tới năm 2019 SVC đã bắt đầu xây dựng một nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Châu Á

Một trong những nhóm hàng chính của nhà máy SVC là gối đỡ vòng bi bạc đạn Sản phẩm gối đỡ của SVC có ưu điểm về tính năng độ bền cơ tính cao hơn các đối thủ cạnh tranh do những yêu cầu khắt khe hơn về cấu trúc, độ cứng trong ngoài, dung sai kích thước Những yếu tố này làm nên thương hiệu của SVC và được nhiều khách hàng lớn trong các ngành công nghiệp tin dùng

Việc nội hóa nhà cung cấp gang Đúc gối đỡ cũng được bắt đầu triển khai từ năm 2019 Lý do thúc đẩy và bắt buộc cho quá trình này từ cuối năm 2021 tới nay có thể thấy ở các điểm bên dưới đây:

Thứ nhất, áp lực cạnh tranh tại các thị trường, đặc biệt thị trường Châu Á cả về giá, giao hàng và các yêu cầu cao hơn từ khách hàng Châu Á

Thứ hai, thị trường tiêu thụ Châu Á nơi nhu cầu sản phẩm gối đỡ không ngừng gia tăng như Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác, trong đó có Việt Nam, Indonesia

Thứ ba, cuộc xung đột tại Ucraina đầu năm 2022 gây đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu cho các nhà cung cấp sản phẩm Đúc tại Châu Âu, kết hợp giá điện tăng khiến giá sản phẩm này từ các nhà cung cấp Châu Âu tăng 10-20%, thời gian giao hàng tăng trên 20%

Trang 19

Thứ tư, tình trạng siết chặt kiểm soát Covid 19 tại Trung Quốc làm gián đoạn mạnh nguồn cung nguyên vật liệu, giao hàng và phát triển các sản phẩm Đúc mới từ một số nhà cung cấp Trung Quốc

Tuy nhiên, quá trình nội địa hóa từ năm 2019 tới giữa năm 2022 gặp nhiều thách thức và chưa đáp ứng được thực tế Số liệu bên dưới là ba hạng mục thực tế liên quan tới chất lượng, thời gian phát triển mẫu gang Đúc với nhà cung cấp nội địa của ba năm gần đây

 Thời gian phát triển sản phẩm mới còn chậm, trung bình 6.4 tháng cho một mã hàng

 Số mẫu đệ trình cho phát triển đầu tiên còn lỗi nhiều, tỷ lệ này là 30%

 Tỷ lệ hàng lỗi đưa vào dây chuyền sản xuất còn nhiều, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khuôn mẫu ban đầu với số phàn nàn gồm cả phàn nàn khách hàng và nhà cung cấp là 1.67% trên tổng số lô hàng nhập về, vượt mục tiêu chỉ 0.5% Từ các vấn đề trên, yêu cầu cải thiện và tăng tốc quá trình phát triển mẫu và giảm lỗi hàng gối đỡ gang Đúc là thực tế phải thực hiện và cấp bách để duy trì thế cạnh tranh, đáp ứng kịp các yêu cầu từ khách hàng

1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI:

 Giải quyết bài toán tốc độ và chất lượng hàng gối đỡ gang Đúc

 Duy trì thế cạnh tranh cả về giá và giao hàng, giữ và phát triển thêm khách hàng tại thị trường Châu Á cho sản phẩm gối đỡ

 Xây dựng cơ sở nền tảng cho phát triển các nhà cung cấp gang Đúc cho sản phẩm gối đỡ và các sản phẩm Đúc tương tự

Có nhiều lý thuyết trong cải thiện chất lượng quá trình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hai trong số đó là mô hình tiếp cận Lean và Sixsigma

Trang 20

Đúc là ngành đặc thù sử dụng lao động trực tiếp nhiều, đặc biệt công đoạn sau đúc Sản phẩm về mặt kích thước cũng không quá gắt gao, chủ yếu đòi hỏi các yêu cầu cơ tính như độ cứng, cấu trúc tế vi và phòng ngừa rỗ khí

Trong quá trình tìm hiểu mô hình tiếp cận Lean với các công cụ thực tế, dễ áp dụng ngay và không cần đòi hỏi sâu về kỹ thuật thống kê, phù hợp với các công ty Đúc Tác giả cũng tìm hiểu một số công trình nghiên cứu Lean áp dụng cho lĩnh vực Đúc để giảm thiểu lỗi và tăng tốc quá trình phát triển mẫu, một số nghiên cứu điển hình tham khảo bên dưới được tham khảo trong đề tài này:

Nghiên cứu thành công ở một công ty sản xuất chi tiết gang Đúc áp dụng Lean sixsigma với mô hình DMAIC đã cải thiện lỗi phát sinh trong công đoạn Đúc từ

15.9% xuống 6.4%, R.S Barot, Lean six sigma feasibility and implementation aspect

Một nghiên cứu khác tương tự cũng áp dụng chu trình DMAIC có sử dụng công cụ QC, Phân tích phương sai ANOVA và thiết kế thử nghiệm điều kiện Đúc DOE để đánh giá các lỗi chủ yếu rỗ khí, sai lệch phân khuôn, rỗ cát do các thông số đúc Gang

tác động lên P.B Ranade, Implementation of DMAIC methodology in green

Các nghiên cứu về các lỗi Đúc cũng được sử dụng trong đề tài này

Từ những nghiên cứu trên, việc áp dụng giải pháp Lean với mô hình DMAIC có thể giải quyết được thách thức hiện tại của công ty với hai nhà cung cấp gang Đúc nội địa để tăng tốc thời gian phát triển mẫu, đồng thời cải thiện chất lượng mẫu và hàng sản xuất loạt

Qua những phân tích ở trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài: “GIẢI PHÁP LEAN CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐÁP ỨNG TIẾN ĐỘ SẢN PHẨM ĐÚC TỪ NHÀ CUNG CẤP” nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty

Trang 21

3- Giảm 30% sản phẩm lỗi từ nhà cung cấp trong Sản xuất hàng loạt

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Với tổ chức nơi làm việc và nhà cung cấp

Đề tài nhằm giúp công ty giảm được thời gian phát triển dự án và lãng phí do hàng hư, cải thiện tốc độ cung cấp hàng tới khách hàng

Trang 22

Các yếu tố liên quan tới kinh doanh, chiến lược phát triển ảnh hưởng tới quá trình phát triển mẫu, chất lượng và công nghệ đặc thù, chiến lược phát triển bền vững như hạn chế ảnh hưởng môi trường sẽ không được đề cập trong đề tài nghiên cứu này

1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1.5.1 Nguồn cơ sở dữ liệu

Thông tin dữ liệu sẽ được thu thập qua hai nguồn cơ bản

 Nguồn thực nghiệm: các số liệu có được từ việc tác giả thực hiện khảo sát, đánh giá thực tế thông qua kiểm tra, đánh giá sản phẩm, quy trình, dữ liệu lịch sử, làm việc nhóm tại công ty SVC và hai nhà cung cấp sản phẩm

 Nguồn cơ sở lý thuyết: các bài báo, nghiên cứu liên quan đến đề tài sản phẩm, công nghệ Đúc và cải tiến theo Lean

1.5.2 Bố cục luận văn

Luận văn sẽ được thực hiện theo 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Chương này nêu ra lý do hình thành đề tài và tính cấp thiết của đề tài đối với công ty ở thời điểm hiện tại Dựa vào tình hình thực tế doanh nghiệp và chỉ đạo của ban giám đốc công ty để triển khai đề tài Do vậy, mục tiêu nghiên cứu sẽ đáp ứng nhu cầu của công ty Tác giả cũng giới thiệu đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu cũng như nội dung chính trong luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận

Chương này dùng để nêu tóm tắt các lý thuyết, nghiên cứu liên quan mà tác giả đã tham khảo được nhằm củng cố cơ sở lý thuyết cho quá trình thực hiện đề tài

Chương 3: Phân tích hiện trạng

Trang 23

Chương này sẽ giới thiệu về đối tượng nghiên cứu cũng như hiện trạng chất lượng hàng và các vấn đề trong quá trình Đúc tại hai nhà cung cấp sản phẩm Đúc của công ty SVC Cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về đối tượng nghiên cứu

Chương 4: Triển khai cải tiến

Dựa theo kết quả của chương 3, tiến hành cải tiến quá trình Đúc và quy trình phát triển mẫu, chuẩn hóa và đo lường kết quả cải tiến

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương này tổng hợp kết quả đạt được và so sánh với mục tiêu đề ra nhằm đánh giá tính hiệu quả của chương trình cải tiến Sau đó đưa ra hướng cải tiến trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty SVC và hai đối tác nhà cung cấp

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Chương 2 này sẽ giới thiệu các cơ sở lý thuyết và phương pháp luận được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài

Từ mục tiêu được đưa ra, hướng nghiên cứu sẽ gồm hai phần: Nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

2.1 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

Gồm 4 phần chính:

Phần 1: Giới thiệu sơ lược công nghệ Đúc gang

Phần 2: Các rào cản trong quá trình phát triển sản phẩm Đúc tại các nhà cung cấp nội địa

Phần 3: Sơ lược trình tự phát triển mẫu sản phẩm Đúc gang

Mục đích: Nhận diện các bước và các khó khăn trong từng bước của quá trình phát triển mẫu, là cơ sở đánh giá ban đầu cho phân tích nguyên nhân và hành động cải thiện để tăng tốc thời gian phát triển mẫu

Phần 4: Sơ lược lý thuyết Lean và các công cụ có thể áp dụng

Mục đích: Tìm hiểu các công cụ Lean và khả năng các công cụ này đối với từng bước trong quá trình phát triển mẫu và trong quá trình Đúc gang hàng loạt

2.1.1 Giới thiệu quy trình đúc gang

Đúc gang là phương pháp chế tạo phôi bằng phương pháp nấu chảy kim loại gang, rót kim loại lỏng vào lòng khuôn đúc có hình dáng và kích thước của vật đúc, sau khi kim loại đông đặc trong khuôn ta thu được vật đúc có hình dáng giống như lòng khuôn đúc Trong khuôn khổ của luận văn này và thực tế tại hai nhà cung cấp gang Đúc thì tác giả chỉ đề cập tới gang Đúc trong khuôn cát

Trang 25

Đúc gang trong khuôn cát là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, khuôn cát có thể tạo các sản phẩm từ trăm gram cho tới vài tấn, các kết cấu từ đơn giản tới phức tạp với giá thành rẻ

Hình bên dưới cho ta thấy quy trình đúc Gang đơn giản:

Hình 2.1 Quy trình đúc Gang cơ bản

Nguồn: Toshin Vietnam engineering (2021) Giới thiệu các kỹ thuật đúc gang phổ

Bước 1: Tạo mẫu đúc, hòm chứa khuôn, thao (lõi), cát đúc

Khi nhận được bản vẽ kỹ thuật của sản phẩm cần đúc, các kỹ sư sẽ tiến hành chế tạo mẫu, thao và hòm đúc theo đúng tiêu chuẩn về thông số

Mẫu đúc thường được chế tạo bằng xốp, gỗ và nhôm Hòm chứa khuôn bằng nhôm hoặc gang đúc

Bước 2: Tạo khuôn đúc,tạo hệ thống rót gang, đậu ngót đậu hơi, khi lấy mẫu ra lắp

thao vào khuôn (với vật đúc cần rỗng ruột)

Bước 3: Nấu luyện gang xám ở nhiệt độ 1250-1450°C,biến tính gang (điều chỉnh

thành phần, điều chỉnh cơ tính, cầu hóa), rót gang nóng chảy vào khuôn

Bước 4: Dỡ khuôn lấy vật đúc, tháo thao ra khỏi vật đúc

Tiến hành mài sửa chi tiết tại các vị trí rãnh dẫn, vị trí phân khuôn

Trang 26

Bước 5: Làm sạch vật đúc bằng bắn cát, bắn bi Bước 6: Kiểm tra vật đúc

Bước 7: Gia công hoàn thiện, sơn, giao hàng

2.1.2 Các rào cản trong nội địa hóa sản phẩm gang Đúc

Việc nội địa các nhà cung cấp gang Đúc là cần thiết nhưng mọi doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi tìm kiếm nhà cung cấp nội địa, đặc biệt khi sản phẩm gối đỡ gang Đúc của SVC đòi hỏi các yêu cầu khắt khe hơn về mặt công nghệ Đúc liên quan tới kiểm soát cấu trúc tế vi, độ cứng và xử lý bề mặt

Tuy nhiên, với đặc thù là ngành công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều năng lượng, vốn và mức độ gây ô nhiễm cao nên thực sự không thu hút nhiều nhà đầu tư với ngành đúc Với các sản phẩm đúc có yêu cầu cao, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng từ khách hàng nước ngoài, các khách hàng lớn trong nước thì hầu hết là các công ty đúc lớn, lâu đời, công ty nhà nước và đặt tại các nhà máy xa trung tâm Thành phố Các sản phẩm đúc không yêu cầu quá cao về ngoại quan bên ngoài, kích thước, nhưng cơ tính, hóa tính và tính đặc hữu về lỗi trong quá trình đúc khiến việc phát triển nhà cung cấp cho các sản phẩm đúc có yêu cầu cao về cơ-hóa tính là bài toán mất nhiều thời gian, đòi hỏi các nhà cung cấp đúc có đủ năng lực kỹ thuật đội ngũ kinh nghiệm, máy móc ổn định và có đủ năng lực trong duy trì quá trình đúc, kiểm tra

Bên dưới là tổng hợp những yếu tố khó khăn khi khảo sát để phát triển các mẫu hàng tại các nhà cung cấp gang Đúc cho sản phẩm SVC tại Việt Nam:

Yếu tố nội địa:

 Cơ sở đúc thường xa các trung tâm Thành phố lớn, lao động lành nghề và theo ngành Đúc không nhiều

 Số lượng các nhà cung cấp Đúc gang có thể tích hợp các hệ thống quản lý (Chất lượng, Môi trường, Trách nhiệm xã hội, ) chỉ đếm trên đầu ngón tay  Số nhà cung cấp đúc gang cho các khách hàng FDI, xuất khẩu rất thấp

Vì vậy kinh nghiệm làm việc quốc tế và hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật của các

Trang 27

 Nhà cung cấp với hệ thống dây chuyền tự động (với đầu tư ban đầu hàng trăm tỷ đồng (200 tỷ với chuyền Sento) , dây chuyền kiểm soát gắt gao chất lượng (hóa-lý) rất ít Các nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu này thì đa số hoặc là các nhà đầu tư nước ngoài nhưng bị giới hạn về giá thành sản phẩm cao hoặc là các công ty lớn của Việt Nam như các nhà máy Đúc vốn đầu tư nhà nước Các nhà cung cấp gang Đúc tư nhân tại Việt Nam bên ngoài hầu như không đáp ứng được các yêu cầu này khi khảo sát thực tế

 Đa số các sản phẩm đúc gang từ các nhà cung cấp với trình độ kỹ thuật thấp, độ chính xác không cao, mức độ tự động hóa thấp

Yếu tố bên ngoài:

 Các nhà cung cấp từ Ấn Độ và Trung Quốc với giá rất cạnh tranh, cộng thêm kinh nghiệm lâu năm phát triển trước, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đa dạng, nhân lực giá rẻ tại hai quốc gia này

 Năm 2022 đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh, khiến các nhà cung cấp Trung Quốc báo giá giá thành của các mẫu gang Đúc gối đỡ trở nên đặc biệt cạnh tranh, đặc biệt với các nhóm hàng đã từng phát triển trước đó và số lượng nhu cầu hàng năm lớn

2.1.3 Trình tự quá trình phát triển mẫu

Hình 2.2 Lưu đồ phát triển mẫu

Trang 28

Bước 1: Họp khởi động dự án được tổ chức bởi Trưởng nhóm dự án, có các bên kỹ

thuật, mua hàng, chất lượng nhà cung cấp, chất lượng nhà máy, kế hoạch để phác thảo ban đầu dự án

Bước 2: Các nhóm đánh giá yêu cầu kỹ thuật, tiến độ, kế hoạch, chi phí dự án

Riêng với nhóm mua hàng, chất lượng nhà cung cấp cùng xem tính khả thi và khả năng nhà cung cấp sẽ được xem xét

Bước 3: Nhóm mua hàng, chất lượng nhà cung cấp sẽ tổ chức họp với nhà cung cấp

để xác định phù hợp công nghệ nhà cung cấp hoặc khả năng nhà cung cấp có thể đầu tư, cải thiện để đáp ứng nhu cầu dự án

Bước 4: Nhà cung cấp sẽ đánh giá toàn diện các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm và điều

kiện giao hàng, công nghệ gia công có thể triển khai dự án, tính toán chi phí và chuẩn bị báo giá cho khách hàng

Bước 5: Nhà cung cấp gửi báo giá

Bước 6: SVC (khách hàng) xem xét báo giá và phê duyệt hoặc xem xét họp thêm với

nhà cung cấp để điều chỉnh báo giá theo giá trị mục tiêu

Bước 7: SVC phê duyệt báo giá và tiến hành các thủ tục mua hàng bao gồm đơn hàng

khuôn và đơn hàng mẫu PPAP

Bước 8: Nhà cung cấp chuẩn bị nguyên vật liệu và vật tư liên quan

Bước 9: Nhà cung cấp thiết kế chế độ đúc, thiết kế khuôn mẫu, thao và cho gia công

khuôn mẫu, thao và đồ gá liên quan

Bước 10: Nhà cung cấp chạy thử Đúc, tiến hành kiểm tra và cập nhật hồ sơ PPAP

Nhà cung cấp đệ trình mẫu PPAP cùng hồ sơ PPAP cho khách hàng

Bước 11: SVC tiến hành nhận mẫu, kiểm tra đánh giá và phê duyệt

Nếu mẫu không đạt sẽ phản hồi nhà cung cấp cải thiện

Bước 12: Hoàn tất phát triển mẫu, họp tổng kết dự án mẫu

Trang 29

2.1.4 Tổng quan Lean và các công cụ Lean 2.1.4.1 Khái niệm về sản xuất theo Lean

Theo định nghĩa của Lean Manufacturing (hệ thống sản xuất tinh gọn) là một hệ thống các công cụ giúp giảm thiểu thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm bằng cách loại bỏ các hoạt động dư thừa (non – value added) và lãng phí trong sản xuất [15]

Theo Lean Enterprise Institute thì triết lý cốt lõi của Lean là tối đa hóa giá trị cho khách hàng trong khi tối thiểu hóa lãng phí Lean có nghĩa là tạo giá trị nhiều hơn cho khách hàng bằng nguồn lực ít hơn

Như vậy có thể hiểu rằng, Lean là một hệ thống các công cụ mà khi áp dụng vào hệ thống sản xuất hay dịch vụ sẽ nâng cao lợi nhuận thông qua giảm thiểu và loại bỏ lãng phí trong quá trình

2.1.4.2 Mục tiêu của sản xuất theo Lean

Mục tiêu cốt lõi của Lean là tăng năng suất và hiệu quả của quá trình, với các mục tiêu chính như sau:

 Giảm sai lỗi và lãng phí: Giảm thiểu sai lỗi và các lãng phí vật chất trong quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm giảm mức sử dụng nguyên liệu, các sai lỗi có thể phòng ngừa được, chi phí xử lý sản phẩm lỗi, hình thành các đặc tính của sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu

 Rút ngắn chu kỳ sản xuất: giảm thời gian chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, thời gian chuẩn bị và thời gian chuyển đổi trong quy trình

 Giảm mức tồn kho: giảm thiểu mức tồn kho tại mọi công đoạn sản xuất, giảm mức tồn kho đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động

Trang 30

 Nâng cao năng suất lao động: nâng cao năng suất lao động thông qua giảm thiểu thời gian chờ đợi, tối ưu hóa thao tác qua đó nâng cao giá trị sức lao động và nâng cao thu nhập của người lao động

 Sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng: Sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thiết bị và không gian nhà xưởng thông qua việc loại bỏ các điểm “thắt cổ chai” về năng lực, tối ưu hóa hiệu suất sử dụng của các thiết bị hiện tại và giảm thời gian dừng máy

 Nâng cao sự linh hoạt: sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau một cách linh hoạt với chi phí và thời gian cho chuyển đổi thấp nhất Kết quả này cho phép doanh nghiệp có khả năng đáp ứng một cách tốt hơn xu hướng đa dạng chủng loại sản phẩm và quy mô đơn hàng ngày càng nhỏ của khách hàng

 Tăng năng suất chung: với việc đạt được các mục tiêu trên, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất một cách đáng kể bằng nguồn lực hiện có

2.1.4.3 Các công cụ sử dụng trong Lean

Hiện tại có rất nhiều công cụ được sử dụng trong Lean, dưới đây sẽ giới thiệu một vài công cụ thường được sử dụng và có thể áp dụng trong đề tài này

Công việc tiêu chuẩn (Standardised work):

Tiêu chuẩn hóa công việc là công cụ cải tiến bắt buộc thực hiện khi áp dụng Lean Manufacturing Tiêu chuẩn hóa công việc tức là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định và truyền đạt rõ ràng Nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện Đây là phương pháp làm việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tập trung chủ yếu vào thao tác của người làm việc

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Áp dụng triệt để tại tất cả các công đoạn Đúc tại nhà cung cấp Các thông số, trình tự Đúc phải được kiểm soát

Andon:

Trang 31

Trong lĩnh vực quản lý sản xuất hiện đại, Thuật ngữ hệ thống cảnh báo sản xuất Andon System là một thuật ngữ rất quen thuộc trong Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System)

Andon System là một hệ thống được thiết kế để quản lý quá trình vận hành và các sự kiện phát sinh trong quy trình sản xuất Từ đó cảnh báo cho nhà quản lý, nhân viên vận hành, kỹ thuật viên khi có bất kỳ vấn đề về chất lượng hoặc quy trình phát sinh Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Áp dụng cho dây chuyền tự động để cảnh báo quá nhiệt và bất thường khi Đúc

 Áp dụng triệt để tại tất cả các công đoạn Đúc tại nhà cung cấp

Đúng ngay từ đầu:

Đảm bảo kết quả đầu ra đáp ứng từ lần đầu tiên

Là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật, sai lỗi không có điều kiện phát sinh Một khi lỗi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Đảm bảo nhận diện các lỗi, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình Đúc và hành động, thông số kiểm soát quá trình được văn bản hóa thông qua P-FMEA, Control Plan, áp dụng cho từng mã hàng, tránh lẫn lộn cho các mã khác nhau

Trang 32

Giải quyết vấn đề:

Giải quyết vấn đề đòi hỏi phải tìm giải pháp cho các vấn đề, sự cố hoặc thách thức Nó có thể bao gồm thu thập thông tin bổ sung, tư duy phê phán (critical thinking), phương pháp tiếp cận sáng tạo, định lượng và/hoặc logic

Giải quyết vấn đề hiệu quả và có hệ thống là một yếu tố cơ bản trong đảm bảo chất lượng (quality assurance) và cải tiến chất lượng Các vấn đề có thể phát sinh do kết quả của quy trình Kiểm soát chất lượng (Control Quality) hoặc từ kiểm toán chất lượng (quality audit) và có thể được liên kết với một quy trình hoặc giao phẩm Sử dụng một phương pháp giải quyết vấn đề một cách cấu trúc sẽ giúp loại bỏ vấn đề và phát triển một giải pháp lâu dài

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Sử dụng 5W1H, sơ đồ xương cá và phân tích cây sự cố trong phân tích nguyên nhân lỗi

SMED:

SMED là thuật ngữ được sử dụng để đại diện cho sự Chuyển Đổi Nhanh ChangeOver) hay thời gian cài đặt mà có thể được tính đến từng phút một SMED thường được sử dụng tương đương với “Chuyển đổi nhanh” SMED và chuyển đổi nhanh là phương pháp thực hành việc giảm thời gian thay đổi một dây chuyền sản xuất hay máy móc từ sản phẩm này sang sản phẩm khác

(Quick-Thực hiện thành công SMED và chuyển đổi nhanh là chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh cho bất kỳ nhà sản xuất nào trong sản xuất, chuẩn bị, xử lý hay đóng gói nhiều sản phẩm khác nhau trên một máy, dây chuyền hay đơn vị làm việc SMED và chuyển đổi nhanh cho phép các nhà sản xuất giữ ít tồn kho hơn trong lúc đáp ứng nhu cầu khách hàng với những sản phẩm thậm chí ít dao động hơn SMED có nhiều lợi ích tiềm ẩn như việc giảm WIP (Work In Process – bán thành phẩm) để gia tăng ROI (Return On Investment – lợi nhuận trên vốn) của thiết bị đầu tư thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn

Trang 33

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Sắp xếp các mã cùng vật liệu để giảm tối đa đổi vật liệu, tránh lộn vật liệu gang cầu- gang xám các mã hàng

Poka Yoke:

Công cụ để ngăn ngừa sai lỗi

Phương pháp đơn giản để kiểm tra chất lượng trên chuyền sản xuất (không chỉ kiểm tra bằng mắt) Được áp dụng để ngăn chặn các sản phẩm lỗi không cho đi tiếp sang công đoạn sau Với Poka Yoke, 100% sản phẩm được kiểm tra như một phần công việc của quy trình sản xuất Biện pháp này được thực hiện tự động trên chuyền hay bởi các công nhân (không phải nhóm kiểm soát chất lượng)

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Công đoạn tạo khuôn cát: Chốt để chặn đặt ngược khuôn

 Công đoạn gia công: Áp dụng bộ đồ gá cho các mã với các điểm khác biệt  Công đoạn sơn: Bộ đồ khuấy sơn và bình phun sơn khác màu (màu theo màu

sơn để dễ nhận dạng)

Quản lý trực quan:

Là sử dụng cách thức để nhìn vào là có thể nhận ra tiêu chuẩn hoặc sự sai lệch Đồng thời cho phép các công nhân có được thông tin đầy đủ về các quy trình sản xuất tiến độ Các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất

Có thể sử dụng hệ thống các thiết bị, thông tin, mã màu, sơ đồ và các bảng tín hiệu Tất cả được tiêu chuẩn hoá làm cho mọi tình trạng bất bình thường và lãng phí dễ nhận ra

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Áp dụng bảng theo dõi tại các công đoạn Đúc, đặc biệt chế độ bảo trì của dây chuyền tự động

TPM:

Trang 34

Tối đa hóa hiệu suất thiết bị, nâng cao năng suất với một hệ thống bảo trì được thực hiện trong suốt vòng đời của thiết bị Nâng cao ý thức và sự hài lòng với công việc của người lao động Các công cụ cải tiến

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Tập trung hoạt động TPM tại dây chuyền máy Đúc tự động, đặc biệt máy tạo khuôn cát và hệ thống băng chuyền khuôn để đảm bảo độ ổn định, tránh lệch khuôn trên dưới

Kaizen:

Kaizen là một thuật ngữ trong tiếng Nhật, có nghĩa là liên tục cải tiến, trọng tâm là hướng đến các cải tiến nhỏ diễn ra từ từ Kaizen là một quy trình làm việc mà ở trong đó, tất cả các thành viên phải gắn kết việc cải tiến liên tục vào ngay chính công việc hàng ngày của mình

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

Áp dụng cho mọi công đoạn, bất cứ hoạt động cải tiến nào đều được ghi nhận TRƯỚC-SAU và ghi nhận kết quả

JIT- Sản xuất kịp thời:

Sản xuất kịp thời JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tinh gọn hay sản xuất không tồn kho Yếu tố then chốt của JIT là tập trung vào loại trừ những hao phí trong sản xuất bằng việc chỉ sản xuất đúng số lượng và kết hợp các thành phần tại đúng chỗ vào đúng thời điểm Nói một cách khác, một công đoạn chỉ nhận vào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Áp dụng cho kế hoạch sản xuất giữa SVC và nhà cung cấp

7 lãng phí:

7 loại lãng phí trong sản xuất, và có thể áp dụng ở mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 35

Có nhiều phương pháp tiếp cận và loại bỏ 7 lãng phí trong sản xuất Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận loại bỏ lãng phí theo sản xuất tinh gọn Lean là tương đối đơn giản và dễ hiểu 7 loại lãng phí trong sản xuất bao gồm:

Vận chuyển - Tồn kho - Thao tác - Chờ đợi - Sản xuất dư thừa - Gia công/ xử lý thừa - Sai lỗi/ Khuyết tật

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp: Áp dụng mọi công đoạn Đúc

 Áp dụng cho tất cả công đoạn trong điều tra, phân tích nguyên nhân các lỗi

Phân tích công đoạn ứ đọng:

Phân tích công đoạn đang là Bottleneck, công đoạn đang ở trạng thái thắt cổ chai Nút thắt cổ chai (Bottleneck) một điểm tắc nghẽn trong hệ thống sản xuất (chẳng hạn như dây chuyền lắp ráp hoặc mạng máy tính) xảy ra khi khối lượng công việc đến quá nhanh khiến quy trình sản xuất không thể xử lý Sự kém hiệu quả do nút thắt cổ chai mang lại thường tạo ra sự chậm trễ và chi phí sản xuất cao hơn

Nên việc phân tích công đoạn ứ đọng này sẽ hữu ích để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí quá trình sản xuất

Khả năng áp dụng trong phát triển nhà cung cấp:

 Tập trung cho phân tích quá trình bắn bi, bắn cát và mài sửa để giảm thời gian ra hàng

Trang 36

2.2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Từ mục tiêu được đưa ra, hướng nghiên cứu sẽ gồm hai phần như được mô tả ở hình dưới: Nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

Hình 2.3 Phương pháp luận đề tài nghiên cứu

Về Cơ sở lý thuyết như đã được đề cập ở phần 2.1

Về Nghiên cứu thực nghiệm, tác giả sử dụng chu trình DMAIC [2]

Xác định mục tiêu cứu

Công nghệ kỹ thuật Đúc và các rào cản trong phát triển sản phẩm Đúc

Sơ lược Trình tự phát triển mẫu gang Đúc

Lý thuyết Lean và tác động của công cụ Lean lên các bước phát triển nhà cung cấp

Thu thập dữ liệu bài toán Leadtime Phát triển sản phẩm và phế phẩm Đúc

Phân tích và giải pháp theo công cụ Lean

Thực thi và đánh giá hiệu quả

Tổng kết

Trang 37

Hình 2.4 Chu trình DMAIC

2.2.1 Chu trình DEFINE- Xác định vấn đề:

Gồm hai bước thực hiện:

Bước 1: Tổng hợp dữ liệu lỗi theo dạng, nhóm sản phẩm, thời gian phát triển mẫu Bước 2: Tuyên bố vấn đề và thực trạng các vấn đề cần cải tiến Thành lập nhóm cải tiến với đầy đủ các thông tin để hỗ trợ dự án cải tiến

2.2.2 Chu trình MEASURE- Đo lường vấn đề

Để đánh giá được vấn đề cần đo lường được vấn đề, nhóm cải tiến sẽ tiến hành Khảo sát thực nghiệm bằng việc thử nghiệm các nguyên nhân tiềm năng thông qua điều chỉnh các thông số quá trình Đúc, mô phỏng quá trình Đúc để đánh giá ban đầu các nguyên nhân và cơ sở để đo lường vấn đề hiện tại.

2.2.3 Chu trình ANALYSE- Phân tích

2- Tuyên bố vấn đề và thực trạng

1- Đo mẫu đại diện nhóm hàng, nhà cung cấp: phân tích năng lực 2- Tổng hợp các vấn đề

1- Sử dụng biểu đồ xương cá

2- Phân tích đánh giá các nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân gốc rễ

3- Đề xuất giải pháp

1- Thực hiện giải pháp 2- Đánh giá hiệu lực giải pháp

1- Cập nhật

vào tài liệu liên quan 2- Control

P-FMEA cập nhật

Trang 38

Bước 2 : Phân tích đánh giá các nguyên nhân dựa trên mức tác động để tìm ra nguyên nhân gốc rễ

Bước 3 : Từ nguyên nhân gốc rễ sẽ liệt kê các giải pháp đề xuất tương ứng

2.2.4 Chu trình IMPROVE- Cải tiến

Gồm hai bước thực hiện:

Bước 1: Tiến hành các hoạt động cải tiến Bước 2: Đánh giá kết quả thực hiện cải tiến

2.2.5 Chu trình CONTROL- Kiểm soát

Đây là bước cuối cùng để đảm bảo các giải pháp thực thi được duy trì hiệu lực

2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo thêm các bài nghiên cứu liên quan tới hai chủ đề chính

Thứ nhất, đó là các nghiên cứu kỹ thuật Đúc gang và các cải tiến chất lượng hàng Đúc gang Đây là nguồn tham khảo quý về các dạng lỗi và cách cải tiến hàng gang Đúc, các thông số quá trình đúc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đúc

Thứ hai, đó là các nghiên cứu về phát triển nhà cung cấp, giúp tác giả có thêm nguồn để hiểu và áp dụng cách thức làm việc với nhà cung cấp trong quá trình phát triển mẫu mới và cùng cải tiến chất lượng tại nhà cung cấp hiệu quả hơn

2.3.1 Nghiên cứu về kỹ thuật Đúc

1 Nirav Mehta, Development of casting defect analysis module through integrated approach for small and medium scale industries Materials Today: Proceedings 38 (2021) 2935–2942

Một nghiên cứu phát triển Module phân tích lỗi của sản phẩm Đúc trong quá trình Đúc Nghiên cứu này là một tham khảo quan trọng trong đánh giá các lỗi tiềm ẩn, nền tảng giúp nhận diện các lỗi và rủi ro khi phát triển sản phẩm ngay từ ban đầu Nó giúp các nhà thiết kế, đội ngũ kỹ thuật, bộ phận quản lý chất lượng đưa ra các giải

Trang 39

pháp ngay từ đầu cho việc xây dựng khuôn, thông số kỹ thuật đúc, kiểm tra và kiểm soát chất lượng công đoạn và sản phẩm trong và sau Đúc

2 P.B Ranade, Implementation of DMAIC methodology in green sand-casting process Materials Today: Proceedings 42 (2021) 500–507

Đây là một nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận DMAIC để cải thiện chất lượng tại công đoạn Đúc Nghiên cứu đã sử dụng khá nhiều công cụ kỹ thuật khác nhau tại các phase khác nhau như DOE (thiết kế thử nghiệm), 7 QC tool, phân tích ANOVA,…để giải quyết bài toán Các thực nghiệm và case study thực tế này là cơ sở tham khảo cho nghiên cứu ứng dụng Lean trong quá trình làm việc với nhà cung cấp để nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm Đúc mới

3 R.S Barot, Lean six sigma feasibility and implementation aspect in cast iron foundry Materials Today: Proceedings 28 (2020) 1084–1091

Đây cũng là một nghiên cứu tương tự áp dụng Lean 6 sigma cho cải thiện chất lượng sản phẩm Đúc và cả những yếu tố khác trong quá trình Đúc Cách tiếp cận này liệt kê các cơ hội cải tiến và thực hiện các cải tiến sau khi phân tích các nguyên nhân và giải pháp

4 Jun Zheng, Low carbon, high efficiency and sustainable production of traditional manufacturing methods through process design strategy: Improvement process for sand casting defects.Journal of Cleaner Production 253 (2020) 119917

Đây là nghiên cứu kỹ thuật cải tiến cho công đoạn đúc để giảm thiểu lỗi Nghiên cứu này hữu ích cho giai đoạn phát triển sản phẩm mới và cải thiện chất lượng Đúc

5 Sachin L Nimbulkar, Design optimization of Gating and feeding system through simulation technique for sand casting Perspectives In Science (2016) 8, 39-42

Một nghiên cứu kỹ thuật mô phỏng để tối ưu hóa thiết kế cổng rót cho đúc khuôn cát

Trang 40

Đây là một ví dụ hay về tối ưu hóa khi thiết kế cổng rót để đảm bảo chất lượng và năng suất đầu ra cho một khuôn mẫu

6 Charnnarong Saikaew, Optinization of Molding sand composition for quality improvement of iron casting Applied Clay Science 67-68 (2012) 26-31

Một nghiên cứu và tối ưu hóa khi thiết kế phối liệu thành phần cát khuôn để cải thiện chất lượng hàng gang Đúc

2.3.2 Nghiên cứu về giải pháp dự án khi làm việc với nhà cung cấp

McIvor Modi, S.B., Mabert V.A., Supplier Development: Improving Supplier Performance through Knowledge Transfer, Journal of Operations Management, 25(1), 2007, 42-64

Bài nghiên cứu này cũng khá hữu dụng khi việc phát triển nhà cung cấp gắn liền với chuyển giao yêu cầu kỹ thuật, kiến thức nền cho nhà cung cấp giúp nâng cao hiệu năng (cả năng suất và chất lượng) nhà cung cấp Hoạt động benmark giữa các nhà cung cấp cũng là nguồn kiến thức hữu ích để làm việc với nhà cung cấp mới trong quá trình sản phẩm mới được phát triển

Krause D R., & Ellram, L M., Success factors in supplier development", International Journal of Physical Distribution & Logistics Management, 27(1), 1997, 39-52

Bài nghiên cứu đề cập các yếu tố thành công trong phát triển nhà cung cấp

Wagner S.M., Supplier Development Practices: An Exploratory Study, European Journal of Marketing, 40(5), 2006, 554-571

Một nghiên cứu ví dụ thực tế khi phát triển nhà cung cấp, các bài học và nền tảng chung

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w