1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

211 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (14)
    • 1.1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu (14)
    • 1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án (19)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (19)
      • 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu (20)
      • 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu (20)
    • 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án (20)
    • 1.4. Kết cấu của luận án (22)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH (23)
    • 2.1. Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ hợp tác (23)
      • 2.1.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành (23)
      • 2.1.2. Khái niệm và phân loại nhà cung cấp của công ty lữ hành (24)
      • 2.1.3. Khái niệm chuỗi cung ứng du lịch (25)
      • 2.1.4. Khái niệm sự hợp tác (28)
    • 2.2. Phân loại hợp tác và mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà (30)
      • 2.2.1. Phân loại hợp tác trong lĩnh vực du lịch (30)
      • 2.2.2. Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (32)
    • 2.3. Các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (34)
      • 2.3.1. Lý thuyết chi phí giao dịch (34)
      • 2.3.2. Lý thuyết vốn xã hội (37)
      • 2.3.3. Lý thuyết dựa trên nguồn lực (41)
      • 2.3.4. Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực (42)
      • 2.4.1. Sự chia sẻ thông tin (45)
      • 2.4.2. Đồng bộ hóa quyết định (47)
      • 2.4.3. Tích hợp hệ thống khuyến thưởng (48)
    • 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (49)
      • 2.5.1. Tính chuyên biệt của tài sản (50)
      • 2.5.2. Sự không chắc chắn về hành vi (51)
      • 2.5.3. Niềm tin (53)
      • 2.5.4. Sự cam kết (56)
      • 2.5.5. Mối quan hệ cá nhân (58)
      • 2.5.6. Chính sách định hướng khách hàng (61)
      • 2.5.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (62)
      • 2.5.8. Văn hóa hợp tác trong chuỗi (64)
    • 2.6. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (65)
      • 2.6.1. Mô hình nghiên cứu (65)
      • 2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu (67)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (72)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (72)
      • 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu (72)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (73)
    • 3.2. Nghiên cứu định lượng (76)
      • 3.2.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi (76)
      • 3.2.2. Mẫu nghiên cứu (77)
      • 3.2.3. Xây dựng thang đo (78)
    • 3.3. Nghiên cứu định tính (85)
      • 3.3.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu (85)
      • 3.3.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu (85)
      • 3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính (87)
      • 3.3.4. Diễn đạt và mã hóa lại thang đo (91)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (97)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát (97)
      • 4.1.1. Thực trạng các công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn HN (97)
      • 4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu (98)
    • 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha (101)
      • 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (102)
      • 4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà (103)
      • 4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (104)
      • 4.2.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (105)
      • 4.2.5. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Ứng dụng CNTT trong chuỗi (106)
      • 4.2.6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chính sách định hướng khách hàng (107)
      • 4.2.7. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Văn hóa hợp tác trong chuỗi (108)
      • 4.2.8. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính chuyên biệt của tài sản (109)
    • 4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (111)
    • 4.4. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (117)
      • 4.4.1. Kết quả kiểm định mô hình 1 bằng phân tích CFA (117)
      • 4.4.2. Kết quả kiểm định mô hình 2 bằng phân tích CFA (120)
    • 4.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (123)
      • 4.5.1. Kiểm định mô hình 1 bằng phân tích SEM (123)
      • 4.5.2. Kiểm định mô hình 2 bằng phân tích SEM (128)
  • CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT (137)
    • 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu (137)
      • 5.1.1. Tác động của niềm tin đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà (137)
      • 5.1.2. Tác động của sự cam kết đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (138)
      • 5.1.4. Tác động của ứng dụng CNTT trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (139)
      • 5.1.5. Tác động của chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (139)
      • 5.1.6. Tác động của niềm tin đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp 126 (139)
    • 5.2. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (140)
      • 5.2.1. Xây dựng niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (140)
      • 5.2.2. Tăng cường sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi (141)
      • 5.2.3. Thiết lập mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (142)
      • 5.2.4. Phát triển chính sách định hướng khách hàng nhằm mang lại giá trị vượt trội cho du khách (143)
      • 5.2.5. Ứng dụng CNTT nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (144)
    • 5.3. Các khuyến nghị (145)
      • 5.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan Quản lý Nhà nước (145)
      • 5.3.2. Khuyến nghị với các công ty lữ hành (146)
      • 5.3.3. Khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (147)
    • 5.4. Những đóng góp của luận án (147)
      • 5.4.1. Đóng góp về mặt lý luận (147)
      • 5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (148)
    • 5.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (149)
  • KẾT LUẬN (151)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (153)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu

“Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau (Theo Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2014)” Muốn cho ngành này phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác (MQHHT) của công ty lữ hành (CTLH) với các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi cung ứng du lịch (CCƯDL) CCƯDL được hiểu như một mạng lưới các tổ chức kinh doanh tham gia vào các hoạt động khác nhau, từ cung cấp các đầu vào sản phẩm/dịch vụ du lịch như dịch vụ hàng không, dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và marketing sản phẩm du lịch cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể (Zhang và cộng sự, 2009) Đây là một đòi hỏi khách quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan cũng như sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trong vài thập kỷ gần đây đã ghi nhận sự phát triển của ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hóa Điều đó mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng cơ hội hợp tác và phát triển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đồng thời đối mặt với không ít thách thức do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với số lượng lớn các doanh nghiệp tham gia vào ngành, các CTLH phải tìm kiếm những cách thức mới để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh Một số CTLH đã nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhờ áp dụng các công nghệ mới Ngoài ra, một số ít CTLH đã tăng khả năng cạnh tranh của mình nhờ cách thức tổ chức và quản lý CCƯDL một cách có hiệu quả. Đối với mỗi CTLH, để đạt hiệu quả tối ưu từ hoạt động quản lý các đầu vào, đến hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ, đến tổ chức phân phối, đến người tiêu dùng dịch vụ cuối cùng, các doanh nghiệp tham gia vào CCƯDL phải đảm bảo sự trao đổi, chia sẻ thông suốt các luồng nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ đầu vào (material input flows) cũng như các luồng thông tin (information flows) giữa các bên liên quan Với quan điểm này, những nhà cung ứng dịch vụ đầu vào không tồn tại độc lập, đơn lẻ mà là một phần không thể tách rời trong tổng thể quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng cuối cùng Do đó, các nhà cung cấp phải xây dựng và duy trì MQHHT lâu dài

14 với các doanh nghiệp khác với tư cách là đối tác của nhau trong CCƯDL Trong mối quan hệ này, các bên cần chia sẻ các thông tin về khách hàng cũng như các đối tác, cùng nhau xây dựng kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình (Whipple và cộng sự, 2010) Thông qua đó, các bên sẽ cùng chia sẻ, khai thác kiến thức chuyên môn và kỹ năng của nhau, tạo thành mạng lưới liên kết chung nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng cuối cùng Theo nghiên cứu của Fawcett và cộng sự (2008), tầm quan trọng của sự hợp tác còn được thể hiện ở mức độ ảnh hưởng giữa các bên đối tác trong quá trình xây dựng và áp dụng các cách thức hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề, mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Bên cạnh đó, các bên đối tác ngày càng hướng tới mối quan hệ mang tính dài hạn, qua đó giúp họ nhận biết được khả năng, nhu cầu của nhau; đồng thời cùng đưa ra các phương thức mới để cải thiện MQHHT này.

Theo quan điểm của Ku và cộng sự, (2013) cho thấy việc thiết lập MQHHT với các đối tác sẽ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận từ đầu tư; nâng cao lợi thế cạnh tranh, đồng thời cung cấp cho doanh nghiệp những định hướng hành động để tăng tính linh hoạt khi đối phó với những cơ hội mới trên thị trường Nếu hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, doanh nghiệp lữ hành có thể thu được nhiều lợi ích như cung ứng dịch vụ với chất lượng cao hơn, và với mức giá thấp hơn; rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm trong giai đoạn suy thoái, từ đó thúc đẩy các nhà cung cấp tìm cách đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhanh hơn Để tạo ra những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù, mang đậm bản sắc dân tộc; chất lượng sản phẩm du lịch cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của du khách, các CTLH cần xây dựng và duy trì MQHHT hiệu quả với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ chi phí thấp và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia trong CCƯDL (Lysons và Farrington, 2006) Do đó, tính bền vững củaCCƯDL và lợi ích thu được của mỗi doanh nghiệp thành viên trong chuỗi sẽ được quyết định bởi khả năng phối hợp hiệu quả giữa các đối tác (Park và cộng sự, 2001).Hơn nữa, nhờ có những tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) như internet, thương mại điện tử đã làm thay đổi môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà cung cấp liên kết hiệu quả hơn trong CCƯDL Ứng dụng CNTT mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích có thể kể ra như tăng cường sự hài lòng, thỏa mãn cho người tiêu dùng cuối cùng và giảm chi phí do loại bỏ được các hoạt động trùng lặp và lãng phí trong khai thác nguồn lực.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra MQHHT giữa các doanh nghiệp nói chung và trong CCƯDL nói riêng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố nhất định Frankel và cộng sự (2002) (trích dẫn trong Simatupang và Sridharan, 2004) đã xác định năm yếu tố chính được coi như là chìa khóa cho MQHHT thành công, bao gồm sự sẵn sàng đổi mới, thấu hiểu hoạt động kinh doanh của các đối tác khác, cùng đạt được mục tiêu chung, áp dụng hệ thống khuyến thưởng phù hợp, và chia sẻ thông tin Bên cạnh đó, mô hình đo lường sự hợp tác của Simatupang và Sridharan (2005) đưa ra ba yếu tố cấu thành, gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định, và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Trong nghiên cứu của mình, Min và cộng sự, (2005) đã nghiên cứu dựa trên phương pháp khảo sát và phỏng vấn định tính Kết quả chỉ ra sáu yếu tố tác động, đó là dự định chiến lược, tích hợp nội bộ, định hướng quan hệ, đầu tư vào các mối quan hệ cụ thể, luồng thông tin được di chuyển tự do và khả năng trao đổi thông tin giữa các đối tác, cũng như sự chính thức hóa Fawcett và cộng sự, (2008) đã hệ thống hóa các nghiên cứu trước đó và thực hiện phỏng vấn định tính và xác định được bảy nhân tố ảnh hưởng, bao gồm quản trị sự cam kết, lập bản đồ chuỗi cung ứng và xác định vai trò của chuỗi, chia sẻ thông tin và tích hợp hệ thống, quản trị nguồn nhân lực, áp dụng các biện pháp đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, quản trị mối quan hệ và xây dựng niềm tin giữa các đối tác, hợp lý hoá và đơn giản hoá Đây là những nhà nghiên cứu tiên phong trong việc sử dụng mô hình lý thuyết để giải thích MQHHT giữa các đối tác trong CCƯDL Kết quả của những nghiên cứu trên cho thấy chất lượng của MQHHT không chỉ góp phần đáng kể vào thành công của chuỗi mà còn có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp (Mohaghar và Ghasemi, 2011). Tuy nhiên các nghiên cứu đó còn phân tán và thiếu mục tiêu nghiên cứu rõ ràng Hiện nay, các nghiên cứu về MQHHT giữa các đối tác thường được phân thành ba loại lớn, đó là: (1) điều tra mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (khách sạn, khu du lịch, điểm đến du lịch, và các hãng hàng không) và các CTLH; (2) đánh giá mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và bán lẻ, và (3) xác định các vấn đề lựa chọn nhà cung cấp.

Cỏc nghiờn cứu trước đõy của Buhalis (2000); Medina-Muủoz và Garcớa-Falcún

(2000) (trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2009) chủ yếu tập trung vào các yếu tố tác động nhất định đến MQHHT giữa các khách sạn và các CTLH hoặc đại lý lữ hành và mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá MQHHT giữa các bên tham gia mà chưa nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh của CCƯDL Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến MQHHT giữa các đối tác như niềm tin, sự cam kết, công nghệ thông tin mà thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đặc biệt, thiếu những nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến MQHHT lâu dài của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Vì vậy, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đáp ứng được yêu cầu về mặt lý luận.

Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đang có những giải pháp để thúc đẩy du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030 Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ nét; đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ và mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, nhưng sức ép của việc cạnh tranh và trụ vững trên thị trường luôn thách thức các doanh nghiệp phải tạo ra những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất Hơn nữa, một trong những quy luật có tính phổ biến mà các quốc gia, các vùng và các doanh nghiệp phát triển hoạt động du lịch khó có thể tránh khỏi là tính thời vụ du lịch Butler, 2001 (trích dẫn trong Lê Dân và Dương Anh Hùng, 2014) cho rằng “Tính thời vụ du lịch không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch mà còn tác động tiêu cực đến sử dụng các nguồn lực trong hoạt động du lịch, như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất, lao động”. Trình độ sản xuất xã hội càng phát triển, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện, cầu du lịch tăng mạnh mẽ về quy mô, đa dạng phong phú về cơ cấu đã gây ra khó khăn và áp lực lớn cho các doanh nghiệp lữ hành trong quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thực hiện quy trình cung cấp chương trình du lịch Sự mất cân đối giữa cung và cầu du lịch thường dẫn đến việc giá dịch vụ tăng cao; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường cũng như bảo đảm an ninh cho du khách cũng gặp nhiều trở ngại Mặt khác, trong mùa thấp điểm, các tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động không được sử dụng hết công suất gây nên sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Để khắc phục và hạn chế tình thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nhằm tạo ra sự liên kết, hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng vận chuyển, các cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua sắm Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo dựng được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp thì họ cũng phần nào tạo được niềm tin với khách hàng bởi họ có khả năng kiểm soát chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so với việc thiết lập MQHHT với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện các chính sách kích cầu, ưu đãi giá dịch vụ cho từng đối tượng khách khác nhau vào mùa thấp điểm như khách đi theo đoàn, khách tham quan khách quốc tế, khách vãng lai, khách lưu trú dài ngày, khách công vụ, khách chữa bệnh Việc quản lý giá cả nói chung và điều tiết giá trong mùa thấp điểm nói riêng cần tuân theo quy luật giá trị, tránh hiện tượng phá giá thu hút du khách bằng mọi cách.

Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam đã có nhiều sự tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, mang lại tổng thu từ du lịch đạt hơn400.000 tỉ đồng (Vụ thị trường – Tổng cục Du lịch, 2016) Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn bộc lộ một vài hạn chế liên quan đến sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành Từ các kinh nghiệm phát triển du lịch trên thế giới cho thấy cần có sự tham gia và hợp tác của các bên trong hoạt động phát triển du lịch,như các CTLH, khách sạn, vận chuyển, vui chơi giải trí…để từ đó có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi doanh nghiệp cũng như mỗi ngành, nghề đều có liên quan đối với sự phát triển của ngành du lịch Các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với việc tìm ra các cách thức mới để đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng với chi phí quản lý cố định Hơn nữa, để tồn tại trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay,việc cải thiện khả năng cạnh tranh là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được cải thiện thông qua các cách thức khác nhau như cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đưa ra các chương trình khuyến mại, hậu mãi nhằm nâng cao sự hài lòng, thỏa mãn cho khách hàng…nhưng các phương thức này thường được tiến hành riêng lẻ ở từng doanh nghiệp nên hiệu quả mang lại chưa cao Phương thức hiệu quả nhất để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là các doanh nghiệp cần phải liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp khác trong CCƯDL Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng tầm quan trọng của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những nhận thức đúng đắn Do đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các CTLH cần phải thiết lập và củng cố MQHHT với các nhà cung cấp trong chuỗi Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu, tìm kiếm các cách thức tăng cường hợp tác với nhau để góp phần xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.Chính vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch với mục tiêu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả MQHHT trong chuỗi đồng thời đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch Đặc biệt, cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch chưa được đi sâu làm rõ đặc biệt là trong bối cảnh của ngành du lịch ở Việt Nam.

Do vậy, nghiên cứu liên quan đến việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch sẽ đáp ứng được yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch” nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp phù hợp giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa CTLH với các nhà cung ứng trong chuỗi; nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc xây dựng và tăng cường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng).

- Kiểm định sự tác động của các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch? Để góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu trước cũng như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; dựa trên MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu tập trung vào việc giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

-Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng

CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắc chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

-Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng như thế nào đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?

-Câu hỏi nghiên cứu 3: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng

CNTT trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến từng thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng)?

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là bản chất của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

- Nội dung nghiên cứu: chỉ bao gồm MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp là các tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận.

- Không gian nghiên cứu: các CTLH đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội vì đây là địa bàn tập trung hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam có các chi nhánh và các văn phòng đại diện được đóng ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước.

- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2016, thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát về MQHHT của CTLH trên địa bàn Hà Nội với các nhà cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2016 Hạn chế chung của các nghiên cứu khảo sát là kết quả điều tra chỉ đúng đắn trong một khoảng thời gian nhất định Để có thể đưa ra các kết luận về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, các nhà nghiên cứu khác có thể mở rộng quy mô mẫu nghiên cứu và tiếp tục khảo sát ở những thời điểm nghiên cứu khác trong tương lai.

Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án

Thứ nhất, Ý nghĩa về mặt lý thuyết trong luận án này sẽ minh chứng các thang đo được xây dựng và kiểm định trên thế giới có thể sử dụng cho các nghiên cứu tại Việt Nam thông qua sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Việt Nam Hơn nữa, nghiên cứu này sẽ xây dựng và phát triển các tiêu chí đo lường MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên ba thành phần cấu thành là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo này đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy.

Thứ hai, Mô hình nghiên cứu đề xuất được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Nghiên cứu này một mặt, đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; mặt khác đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Thứ ba, Luận án kết hợp giữa các lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả đo lường các nhân tố này không chỉ góp phần điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của ngành du lịch ở Việt Nam mà nó còn mở ra hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này Vì vậy, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đảm bảo cho MQHHT lâu dài và hiệu quả.

Thứ tư, Luận án sẽ kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước và những nhà quản lý của các CTLH; và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Thứ năm, Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và địa phương cần phải hiểu rõ về lợi ích củaMQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích MQHHT này như: đóng vai trò cầu nối giữa các bên, tạo ra sân chơi bình đẳng và minh bạch để các bên có thể làm việc cùng nhau; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời Đối với các CTLH,cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các đối tác, và không ngừng nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách Mỗi nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và tạo ra những trải nghiệm đồng bộ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách.

Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:

Chương 1 Giới thiệu đề tài luận án gồm có lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa nghiên cứu của đề tài luận án.

Chương 2 Tổng quan tài liệu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch trình bày cụ thể về: (1) các khái niệm cơ bản về công ty lữ hành, nhà cung cấp của công ty lữ hành, chuỗi cung ứng du lịch;

(2) sự hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (3) các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; (4) các yếu tố đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (5) đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án trình bày các nội dung: (1)

Thiết kế nghiên cứu, (2) nghiên cứu định lượng; (3) nghiên cứu định tính.

Chương 4 Kết quả nghiên cứu đề tài luận án trình bày có liên quan đến: (1) các đặc điểm liên quan đến nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu; (2) Đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; (3) Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA; (4) Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Chương 5 Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất: trình bày các kết quả nghiên cứu chính của luận án đồng thời đưa ra các đề xuất và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đồng thời chỉ ra những đóng góp cũng như các hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, thu thập cả nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp Cụ thể, tác giả đã thu thập và phân tích các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề có liên quan, được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước Về thông tin sơ cấp, tác giả thu thập qua các phương pháp sau:

Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu (in- depth interviews) nhằm thu thập thông tin từ các nhóm đối tượng khác nhau, bao gồm lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu chính sách và các nhà hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL), và lấy ý kiến từ bản thân các nhà cung cấp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, địa bàn kinh doanh khác nhau, đại diện cho các doanh nghiệp với loại hình sở hữu và quy mô hoạt động đa dạng, qua việc tổ chức phỏng vấn trực tiếp Cụ thể, phỏng vấn sâu được chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm 1 bao gồm 02 chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, và nhóm 2 bao gồm 6 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch Các cuộc phỏng vấn được thực hiện thành 04 buổi khác nhau, quá trình phỏng vấn được ghi lại bằng văn bản và file ghi âm để lưu giữ lại các thông tin mà tác giả thu thập được, mỗi cuộc phỏng vấn được diễn ra từ 1 đến 1,5 giờ Các câu hỏi phỏng vấn của nhóm 1 xoay quanh các yếu tố tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL bao gồm: tính chuyên biệt của tài sản, sự không chắc chắn về hành vi, niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, văn hóa hợp tác trong chuỗi và ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng như MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL. Các câu hỏi phỏng vấn của nhóm 2 nhằm kiểm tra và khẳng định về các yếu tố có tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia, các thang đo được điều chỉnh và diễn đạt lại cho phù hợp trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Các công cụ định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo, phân tích EFA, CFA và SEM Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua phiếu điều tra, khảo sát một cách trực tiếp.

Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu sơ bộ

Bảng hỏi chính thức Hiệu chỉnh

Nghiên cứu định lượng chính thức N = 450

Hiệu chỉnh Mô hình nghiên cứu

EFA Loại các biến có trọng số EFA nhỏ

Kiểm tra nhân tố trích được

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý của các CTLH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, bảng hỏi sơ bộ được xây dựng nhằm phục vụ nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu gồm 8 người trong đó có 2 chuyên gia (quản lý ngành du lịch) và 6 nhà quản lý từ các CTLH Sau khi tiến hành kỹ thuật phỏng vấn sâu, việc điều chỉnh thang đo nháp nhằm phục vụ nghiên cứu định lượng Cụ thể, “phân tích độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ những biến số có hệ số tương quan biến tổng nhỏ và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm loại bỏ các biến có trọng số nhân tố nhỏ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)” Phân tích CFA và SEM nhằm kiểm tra sự phù hợp của các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, (2008)

Cronbach Alpha - Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha

- Loại biến có trọng số CFA nhỏ

- Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

- Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, tính đơn hướng

- Tính hệ số tin cậy tổng hợp, phương sai trích được.

SEM Kiểm tra sự phù hợp của mô hình và giá trị liên hệ lý thuyểt

Bước 1: Tổng quan lý thuyết

Nghiên cứu lý thuyết được áp dụng nhằm hệ thống và tìm ra những khoảng trống lý thuyết có liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đồng thời phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT này Trong đó, các nhóm yếu tố được sắp xếp và lý giải một cách hợp lý và khoa học nhằm phù hợp với tính chất, đặc điểm của các CTLH nói chung cũng như các CTLH trên địa bàn Hà Nội nói riêng Việc phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng (các biến độc lập) đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (biến phụ thuộc), nhằm đánh giá tác động tổng hợp của từng yếu tố đến MQHHT này từ đó hình thành nên mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Bước 2: Xây dựng thang đo nháp

Thang đo nháp được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các MQHHT này và cách đo lường các yếu tố dựa trên các nghiên cứu tổng quan trên thế giới và ở Việt Nam Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu và có sự điều chỉnh so với thang đo nháp, bảng hỏi chính thức được hình thành.

Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như mục tiêu nghiên cứu, thang đo của các yếu tố được xác định dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước Để phù hợp hơn với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam cũng như phù hợp với tính chất, đặc điểm của các CTLH trên địa bàn Hà Nội, bảng hỏi định tính (phỏng vấn sâu) được xây dựng để tiến hành phỏng vấn 8 người, trong đó có 2 chuyên gia và 6 nhà quản lý các CTLH trên địa bàn Hà Nội Bảng hỏi phỏng vấn sâu đề cập đến 2 nội dung cơ bản: thứ nhất là thông tin cá nhân của người được hỏi, thứ hai là các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Việc yêu cầu lặp lại các yếu tố có tính ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến MQHHT này sẽ được khẳng định lại lần nữa nhằm đánh giá được mức độ quan trọng của từng yếu tố Kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) giúp bổ sung thêm những thang đo còn thiếu hoặc bỏ bớt đi những thang đo không phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Bước 4: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng Mục đích của nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã được đưa ra cũng như kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Các bước cần kiểm định sẽ được thực hiện như sau:

(1) Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lường từng tiêu chí được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Những tiêu chí có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên được coi là đánh giá tốt (đạt độ tin cậy) Nếu nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh mới thì hệ số Cronbach Alpha

≥ 0.6 vẫn được chấp nhận (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tin cậy của thang đo (CA) được qui định như sau:

- Thang đo cho các biến sẽ không thỏa mãn nếu CA < 0,6.

- Thang đo đủ độ tin cậy để tiến hành nghiên cứu nếu 0,6 < CA < 0,7.

- Thang đo đạt chuẩn cho nghiên cứu nếu 0,7 < CA < 0,8.

- Thang đo rất tốt nếu 0,8 < CA < 0,95.

- Thang đo ảo do có hiện tượng trùng biến hoặc do mẫu giả nếu CA > 0,95.

Theo Hair và cộng sự (1998), “nếu hệ số tương quan biến tổng < 0,3 thì sẽ bị loại khỏi thang đo”.

(2) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Mục tiêu đầu tiên của phân tích EFA là loại bỏ những thang đo không có ý nghĩa hoặc không có mức độ tương quan biến tổng cao Hơn nữa, phân tích này còn giúp nhóm gọn các biến quan sát có cùng xu hướng thành một tập biến (hay nhân tố) (Hair và cộng sự, 1998).

Trước khi tiến hành phân tích EFA, tác giả cần kiểm định hệ số KMO để kiểm tra xem phân tích nhân tố có thích hợp không “Nếu 0.5 = 0.5 để đảm bảo mức ý nghĩa của EFA (Hair và cộng sự, 1998)” Và tại mỗi item, chênh lệch giữa hệ số tải lớn nhất và bất kỳ phải >= 0,3 Bước này giúp xác định số lượng các nhân tố chính ảnh hưởng tới MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp theo quan điểm đánh giá của các CTLH.

(3) Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA)

Phân tích CFA nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, thông qua các chỉ tiêu: CFI, GFI và TLI ≥ 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2; và

RMSEA ≤ 0,08 “Phương pháp này được dùng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo đánh giá MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)”.

(4) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm định các giả thuyết và sự phù hợp của mô hình nghiên cứu “Phân tích SEM cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc(Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)”.

Nghiên cứu định lượng

3.2.1 Quy trình xây dựng bảng hỏi

- Dựa trên tổng quan lý thuyết, tác giả xác định nội dung các khái niệm của các yếu tố và cách thức đo lường các yếu tố đó trong mô hình nghiên cứu Đối với những biến mới đưa vào mô hình chưa có thang đo sẵn thì phải dựa trên tổng quan lý thuyết để xác định nội dung của các khái niệm, trên cơ sở đó xây dựng các biến quan sát phù hợp.

- Xây dựng bản tiếng Việt của bảng hỏi bằng cách dịch thuật các thang đo từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt Sau đó, tiến hành dịch lại bản Tiếng Việt sang Tiếng Anh để so sánh và chỉnh sửa bản Tiếng Việt để đảm bảo việc chuyển đổi ngôn ngữ là chính xác, rõ ràng, mạch lạc và không làm thay đổi đáng kể ý nghĩa của thang đo.

- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu 8 đối tượng là các chuyên gia và các nhà quản lý CTLH nhằm chuẩn hóa các thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện tại Việt Nam, cụ thể là các CTLH trên địa bàn Hà Nội Đồng thời, đối với các thang đo mới được xây dựng, trên cơ sở các biến quan sát được tập hợp từ nghiên cứu tổng quan, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch để giúp loại bỏ bớt các biến quan sát không phù hợp và lựa chọn được các biến quan sát đo lường chính xác khái niệm mới đưa vào.

- Sau khi tiến hành hiệu chỉnh các thang đo đồng thời loại bỏ các nội dung không phù hợp, và chuẩn hóa các từ ngữ sử dụng trong các thang đo, tác giả hoàn chỉnh bảng hỏi chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng Nội dung của bảng hỏi bao gồm 3 phần chính:

+ Phần giới thiệu: bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu và lời mời các đối tượng tham gia trả lời cuộc điều tra nghiên cứu.

+ Phần nội dung chính: bao gồm các câu được triển khai, thiết kế theo mô hình và các thang đo đã được nghiên cứu Người được hỏi sẽ đánh dấu vào các câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó Nội dung chính của các câu hỏi có liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

+ Phần thông tin thống kê: người được hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân để giúp cho việc thống kê, mô tả và giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu cần thiết.

Tất cả các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đều sử dụng thang đo Likert

5 bậc với lựa chọn số 1 là “hoàn toàn không đồng ý” với phát biểu và lựa chọn số 5 là

“rất đồng ý” với phát biểu.

Mẫu nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) được lựa chọn bao gồm 8 người (2 chuyên gia và 6 nhà quản lý của các CTLH trên địa bàn Hà Nội, họ có những hiểu biết nhất định về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch và họ cũng đưa ra được những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của công ty họ với các nhà cung cấp Việc lựa chọn ngẫu nhiên không thuận tiện này nhằm mục đích khám phá tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, mẫu nghiên cứu chính thức áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp chọn mẫu phân tầng và phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, cụ thể là phân theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội Theo số liệu của Tổng cục Du lịch năm 2016, các công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn Hà Nội được phân chia theo loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty Cổ phần, Công ty liên doanh, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, được xác định là 5 nhóm khi phân tầng Sau đó, ở mỗi nhóm tác giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để thực hiện điều tra khảo sát chính thức.

Việc lựa chọn 450 CTLH trên địa bàn Hà Nội làm đối tượng điều tra nghiên cứu chính thức bởi vì đây là địa bàn tập trung hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam trên toàn quốc với các chi nhánh và văn phòng đại diện ở khắp các tỉnh thành.

- Theo Hair và cộng sự (2006), “kích thước mẫu tối thiểu là 50 nếu sử dụng phân tích EFA, nếu kích thước mẫu tăng lên 100 sẽ tốt hơn nhiều và tỷ lệ số quan sát/số biến đo lường là 5/1, nói cách khác trong mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát”.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích EFA, CFA và SEM, mô hình nghiên cứu có 56 biến đo lường và 9 khái niệm nghiên cứu, bao gồm 12 chỉ báo đo lường yếu tố MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; 08 chỉ báo đo lường yếu tố niềm tin; 8 chỉ báo đo lường yếu tố sự cam kết; 6 chỉ báo đo lường yếu tố mối quan hệ cá nhân; 6 chỉ báo đo lường yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi, 5 chỉ báo đo lường yếu tố chính sách định hướng khách hàng; 5 chỉ báo đo lường yếu tố văn hóa hợp tác trong chuỗi; 3 chỉ báo đo lường yếu tố tính chuyên biệt của tài sản và 3 chỉ báo đo lường yếu tố sự không chắc chắn về hành vi Vì vậy, nếu tính theo nguyên tắc 5 mẫu/biến đo lường thì cỡ mẫu tối thiếu là 280 quan sát Để phù hợp với nghiên cứu và chọn được mẫu có tính đại diện cao nhất cho tổng thể, kích thước mẫu được xác định là 450 CTLH trên địa bàn Hà Nội.

Dựa vào kết quả tổng quan lý thuyết các công trình nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất, 09 yếu tố được xác định trong đó có 08 yếu tố hay biến độc lập, 01 biến phụ thuộc Thang đo cụ thể cho từng biến được xây dựng trên cơ sở các kết quả của các nghiên cứu cùng lĩnh vực được đăng tải trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước cũng như trên thế giới.

3.2.3.1 Thang đo mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (ký hiệu SC)

Thang đo MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL được hiểu là hai hoặc nhiều công ty độc lập làm việc cùng nhau để lập kế hoạch và liên kết các quy trình hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng cuối cùng và các đối tác liên quan với sự thành công đạt được lớn hơn nhiều so với hoạt động kinh doanh độc lập,riêng lẻ (Hovarth, (2001); Simatupang và Sridharan, (2002)) Thang đo này được cấu thành bởi 3 thành phần là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Các phát biểu về yếu tố MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1= “hoàn toàn không đồng ý” đến 5= “rất đồng ý” Thang đo này được phát triển dựa trên nghiên cứu của Simatupang và Sridharan (2005); Nyaga và cộng sự (2010); PairachPiboonrungroj (2012).

Ký hiệu Thang đo Nguồn

Sự chia sẻ thông tin

SC1 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng thông báo trước cho nhau về các nhu cầu thay đổi Simatupang

SC2 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp mong muốn các thông tin hữu ích sẽ được chia sẻ. và Sridharan (2005), Nyaga và cộng sự (2010) SC3

Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp hy vọng sẽ thông báo cho nhau về bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào. Đồng bộ hóa quyết định

SC4 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch về các sự kiện khuyến mãi Simatupang

SC5 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng triển khai các dự báo về nhu cầu và Sridharan

SC6 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng lên kế hoạch phân loại sản phẩm.

SC7 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng nhau tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp trong chuỗi cung

SC8 ứng cùng phát triển hệ thống đánh giá và công khai/công bố hiệu quả hoạt động kinh doanh (ví dụ chỉ số hiệu suất hoạt động, phân phối sản phẩm / dịch vụ ).

SC9 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp cùng nhau chia sẻ các lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra. và Sridharan

SC10 Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp chia sẻ phần tiết kiệm thu được từ việc giảm thiểu chi phí không cần thiết.

SC11 Các ưu đãi, khuyến khích dành cho công ty chúng tôi tương xứng với các khoản đầu tư và những rủi ro.

3.2.3.2 Thang đo tính chuyên biệt của tài sản (ký hiệu AS)

Nghiên cứu định tính

3.3.1 Mục tiêu phỏng vấn sâu

Bảng hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng để kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất cũng như xác định mối tương quan sơ bộ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Hơn nữa, các yếu tố được đề xuất trong mô hình đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra và có một vài yếu tố chưa được nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh của ngành du lịch Vì vậy, khi thực hiện phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả xác định được các yếu tố phù hợp với bối cảnh của ngành du lịch Việt Nam, trên cơ sở đó có thể đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Bên cạnh đó, việc thực hiện phỏng vấn sâu còn nhằm kiểm tra sự phù hợp của các thang đo Mặc dù, các thang đo này đã được công bố trong các nghiên cứu trên thế giới, nhưng trong điều kiện và bối cảnh của ngành du lịch Việt Nam, các thang đo này cần được đánh giá để đưa ra những bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu

3.3.2.1 Đối tượng phỏng vấn sâu

Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu 8 chuyên gia là các nhà quản lý trong ngành du lịch, được chia thành 2 nhóm gồm nhóm 1 (2 chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch) và nhóm 2 (6 nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành) Các đối tượng được phỏng vấn đã được tác giả lựa chọn theo một số tiêu chí như quy mô doanh nghiệp (số lượng nhân viên chính thức), trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch, chức danh (vị trí công tác).

Bảng 3.1 Đặc điểm của các đối tượng được phỏng vấn Đơn vị công tác Chức vụ

Kinh nghiệm làm việc trong ngành Du lịch

Số nhân viên chính thức

Tuổi Giới tính ĐTPV1 Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Vụ trưởng 16 năm - Thạc sĩ 52 Nam ĐTPV2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Giám đốc 20 năm - Đại học 51 Nam ĐTPV3 Công ty Lữ hành Hanoitourist GĐ phòng nội địa 12 năm 90 Đại học 35 Nữ ĐTPV4 Công ty TNHH Vietrantour Giám đốc 18 năm 60 Đại học 40 Nữ ĐTPV5 Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hòn Gai Giám đốc 16 năm 50 Thạc sĩ 44 Nam ĐTPV6 Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Châu Á Thái

Giám đốc 15 năm 286 Thạc sĩ 40 Nam ĐTPV7 Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Tam Kỳ Giám đốc 22 năm 50 Thạc sĩ 40 Nam ĐTPV8 CTLH Buffalo Tours Giám đốc 12 năm 200 Thạc sĩ 45 Nam

Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Các đối tượng tham gia phỏng vấn sâu đều là những người có kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch, trong đó người có số năm làm việc thấp nhất là 12 năm và cao nhất là 22 năm Các đối tượng được phỏng vấn đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 5 thạc sĩ Các đối tượng phỏng vấn từ các nhà quản lý doanh nghiệp lữ hành đều là những người giữ vị trí quản lý cao nhất - giám đốc Hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều có các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở phía Nam Việc lựa chọn các chuyên gia, các nhà quản lý của các CTLH trên địa bàn

Hà Nội đã đảm bảo được các tiêu chí đưa ra thông qua những đặc điểm mô tả đối tượng được phỏng vấn, tác giả cũng kỳ vọng những đối tượng này sẽ cung cấp những nhận định cũng như những thông tin về MQHHT của công ty họ với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

3.3.2.2.Thu thập và xử lý thông tin Để đảm bảo mục tiêu của phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành thiết kế bảng hỏi bao gồm các câu hỏi mở với nội dung đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL và thang đo Bảng hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế thành 3 phần:

- Phần 1: giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của phỏng vấn sâu và sàng lọc đối tượng được phỏng vấn.

- Phần 2: Các câu hỏi mở để kiểm tra và sàng lọc các yếu tố trong mô hình.

- Phần 3: Giới thiệu các thang đo của biến phụ thuộc và các biến độc lập để xin ý kiến điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Các cuộc phỏng vấn được tiến hành tại nhà hoặc tại nơi làm việc của đối tượng được phỏng vấn Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra khoảng 60-90 phút, nội dung xoay quanh các câu hỏi được đề cập trong bảng hỏi Nội dung của cuộc phỏng vấn được ghi âm, lưu trữ và mã hóa trong máy tính Các nội dung phỏng vấn sẽ được gỡ băng theo những ý kiến cá nhân của từng người được phỏng vấn Sau đó, tác giả sẽ tổng hợp lại những ý kiến này thành một tập hợp các điểm chung của đối tượng phỏng vấn có suy nghĩ và các nhìn nhận tương tự nhau Dựa trên kết quả tổng hợp, tác giả sẽ so sánh với mô hình nghiên cứu ban đầu để từ đó xác định mô hình nghiên cứu chính thức.

3.3.3.Kết quả nghiên cứu định tính

Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, trong đó:

- 7 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các yếu tố: niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng CNTT trong chuỗi, chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tác giả ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố trên tới MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

- 5 trong số 8 người được phỏng vấn cho rằng các yếu tố tính chuyên biệt của tài sản và sự không chắc chắn về hành vi không có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tác giả cân nhắc về kết quả này để tiến hành kiểm định trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

- 6 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tác giả ghi nhận kết quả này để tiếp tục kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự ảnh hưởng của hai yếu tố trên đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

- 3 trong số 8 người được phỏng vấn cho rằng có sự trùng lắp giữa hai thang đo của yếu tố sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tác giả cũng cân nhắc về kết quả này để kiểm định thêm trước khi đưa ra những kết luận về sự trùng lắp giữa các thang đo trên.

Ngoài ra, những người được phỏng vấn cũng đưa ra đề nghị điều chỉnh một số từ ngữ và nội dung trong bảng hỏi như sau:

Trong thang đo tích hợp hệ thống khuyến thưởng đề nghị tách biến quan sát SC8 thành hai biến quan sát do có sự khác nhau về nội dung giữa xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SC với công khai hiệu quả hoạt động kinh doanh của chuỗi.

Thang đo mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp đề nghị bỏ hai biến quan sát “Công ty chúng tôi và các nhà cung cấp luôn duy trì sự hài hòa” và

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát

4.1.1 Thực trạng các công ty kinh doanh lữ hành trên địa bàn HN

Theo số liệu cập nhật đến tháng 01 năm 2017 của phòng Quản lý Lữ hành –

Sở Du lịch Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội có 723 doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành Quốc tế và 147 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có giấy phép hoạt động kinh doanh Bảng 4.1 và 4.2 dưới đây liệt kê cụ thể số lượng các doanh nghiệp tương ứng với từng loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty Cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và công ty liên doanh.

Bảng 4.1 Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế theo loại hình doanh nghiệp

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 417 57,68

3 Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty

TNHH Nhà nước một thành viên)

Nguồn: Số liệu của phòng Quản lý Lữ hành – Sở Du lịch Hà Nội, tháng 1/2017

Qua bảng 4.1 cho ta thấy số lượng các công ty cổ phần là 293, chiếm 40,52% tổng số doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành Quốc tế trên địa bàn Hà Nội; số lượng công ty TNHH là 417, chiếm 57,68%; công ty liên doanh có số lượng là 10, chiếm 1,38% trong khi số lượng các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân tương ứng là

2 và 1 doanh nghiệp; chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tương ứng là 0,28 và 0,14 %.

Ngoài số liệu về năm loại hình doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành Quốc tế trên địa bàn Hà Nội, dữ liệu còn cung cấp thêm các số liệu về 12 văn phòng đại diện công ty nước ngoài; 3 văn phòng đại diện công ty trong nước có trụ sở chính ngoài Hà Nội; 17 công ty có chi nhánh tại Hà Nội (trụ sở chính đặt ở tỉnh khác ngoài Hà Nội); và 1 đại lý lữ hành.

Bảng 4.2 Số lượng các công ty kinh doanh lữ hành nội địa theo loại hình doanh nghiệp

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Công ty Trách nhiệm hữu hạn 71 48,3

3 Doanh nghiệp Nhà nước (Công ty

TNHH Nhà nước một thành viên)

Nguồn: Số liệu của phòng Quản lý Lữ hành – Sở Du lịch Hà Nội, tháng 1/2017

Theo bảng 4.2, số lượng các công ty cổ phần là 74, chiếm 50,3% tổng số doanh nghiệp kinh doanh Lữ hành Nội địa trên địa bàn Hà Nội; số lượng công ty TNHH là

71, chiếm 48,3%; trong khi số lượng các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 2 doanh nghiệp và chiếm tỷ lệ rất nhỏ tương ứng là 1,4%.

4.1.2 Mô tả mẫu nghiên cứu

Tổng số có 450 bảng hỏi được các cộng tác viên phát đến các CTLH trên địa bàn thành phố Hà Nội, phát trực tiếp cho các doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày từ1/4/2016 đến 30/4/2016 Số phiếu trả lời nhận lại là 389 phiếu đạt tỷ lệ 86,4% Sau quá trình kiểm tra, làm sạch dữ liệu còn lại 370 phiếu hợp lệ đạt 95,1% số phiếu thu về Kết quả thống kê mô tả mẫu điều tra được trình bày trong Bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (N70) Đặc điểm Tần suất/

Công ty TNHH một thành viên 72 19,46

Công ty TNHH hai thành viên trở lên 115 31,08

Phạm vi kinh doanh Lữ hành nội địa 118 31,9

Lữ hành Quốc tế 252 68,1 Đặc điểm Tần suất/

Thời gian thành lập doanh nghiệp

Số nhân viên chính thức

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Theo kết quả khảo sát về giới tính, số lượng nam là 195 người, chiếm tỷ lệ 52,7% còn số lượng nữ là 175 người, chiếm 47,3% tỷ lệ mẫu Tỷ lệ nam và nữ giữ các vị trí quản lý của các CTLH khá đồng đều nhau.

Về cơ cấu tuổi của mẫu có thể thấy số người trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 189 người, chiếm tỷ lệ 51,1%, có 99 người từ 40 tuổi trở lên, chiếm tỷ lệ 26,8% Có thể nói đây là hai nhóm tuổi có kinh nghiệm làm việc lâu dài trong ngành du lịch và thường giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp Do đó, những quyết định mà họ đưa ra sẽ ảnh hưởng lớn đến MQHHT của công ty họ với các nhà cung cấp Trong khi nhóm độ tuổi từ 25-30 và độ tuổi dưới 25 có số lượng người tương ứng là 76 và 6 người, chiếm tỷ lệ tương ứng là 20,5% và 1,6%.

Về trình độ học vấn, có 289 người có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 78,1% Số người có trình độ sau đại học là 66 người, chiếm 17,8% trong khi số người có trình độ cao đẳng là 15, chiếm 4,1% Thống kê mẫu cho thấy trình độ học vấn từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 95,9% Sở dĩ có được kết quả này là do mẫu được chọn đều là những người giữ các vị trí, vai trò quan trọng trong công ty.

Kết quả thống kê mẫu theo chức danh cho thấy, có 180 giám đốc chiếm tỷ lệ 48,6% mẫu; 112 trưởng các phòng ban theo tỷ lệ 30,3% và có 78 phó giám đốc chiếm tỷ lệ tương ứng 21,1% Nhóm chức danh giám đốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu, họ là những người lãnh đạo doanh nghiệp và có những hiểu biết sâu sắc nhất về mối quan hệ hợp tác của công ty mình với các nhà cung cấp.

Về thời gian làm việc trong công ty cho thấy, có 228 người có số năm làm việc từ 5 năm trở lên, chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,6%, số người có kinh nghiệm làm việc từ 2-5 năm là 91 người, chiếm tỷ lệ 24,6% và có 51 người có số năm làm việc < 2 năm, chiếm tỷ lệ 13,8% Sở dĩ số người có kinh nghiệm làm việc > 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất bởi vì họ đều là những người giữ các vị trí giám đốc, phó giám đốc và trưởng các phòng ban, và họ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm đủ lâu để có thể đạt được các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp.

Theo kết quả thống kê mẫu về loại hình doanh nghiệp, số lượng các công ty cổ phần là 179, chiếm 48,38% tỷ lệ mẫu; số lượng công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên tương ứng là 72 và 115, chiếm 19,46% và 31,08% tỷ lệ mẫu trong khi số lượng công ty liên doanh và Doanh nghiệp tư nhân là 3 và 1, chiếm tỷ lệ mẫu tương ứng là 0,81% và 0,27%.

Theo phạm vi kinh doanh, số lượng các công ty kinh doanh lữ hành nội địa là

118, chiếm tỷ lệ 31,9% của mẫu trong khi các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế là

252, chiếm tỷ lệ tương ứng là 68,1%.

Về cơ cấu mẫu theo số năm thành lập doanh nghiệp, có 151 công ty được thành lập trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, chiếm 40,8% tỷ lệ mẫu; số công ty được thành lập trong giai đoạn sau năm 2010 là 96, chiếm tỷ lệ 25,9% trong khi đó số lượng công ty được thành lập trong giai đoạn 2000 – 2005 và trước năm 2000 tương ứng là

87 và 36, chiếm tỷ lệ tương ứng là 23,5% và 9,7%.

Về số nhân viên chính thức, có 159 công ty có số lượng nhân viên < 15, chiếm tỷ lệ cao nhất là 43%, 127 công ty có số lượng nhân viên > 35, chiếm tỷ lệ 34,3% trong khi số lượng nhân viên từ 15 – 24 và 25 – 35 tương ứng là 63 và 21 công ty,chiếm tỷ lệ tương ứng 17% và 5,7%.

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha

Các thang đo cần đánh giá hệ số Cronhach alpha bao gồm: (1) MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL ký hiệu là SC; (2) Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp ký hiệu là TR; (3) Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp ký hiệu là CO; (4) Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp ký hiệu là PR; (5) Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi ký hiệu là IT; (6) Chính sách định hướng khách hàng ký hiệu là CUO; (7) Văn hóa hợp tác trong chuỗi ký hiệu là CC; (8) Tính đặc thù của tài sản ký hiệu là AS; (9) Sự không chắc chắn về hành vi ký hiệu là BU.

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Bảng 4.4 Kết quả đánh giá thang đo SC Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch: SC –

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Bảng 4.4 mô tả kết quả đánh giá sơ bộ thang đo của nhân tố MQHHT củaCTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC) Kết quả cho thấy rằng, hệ sốCronbach’s Alpha của nhân tố SC đạt 0,614 và chỉ có 07 biến quan sát thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hay nói cách khác, 5 thành phần(SC3, SC5, SC6, SC9, SC10) là biến rác cần được loại bỏ Sau khi rút bớt các biến rác, kết quả đánh giá lại (bảng 4.5) chứng minh thang đo nhân tố SC là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4.5 Kết quả đánh giá lại thang đo SC

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch: SC –

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Bảng 4.6 Kết quả đánh giá thang đo TR

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp – TR : Cronbach Alpha = 0,756

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Dựa vào bảng 4.6 - kết quả đánh giá sơ bộ nhân tố niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR), hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,756 và sáu trên tổng số tám biến quan sát thỏa mãn điều kiện hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Sau khi loại bỏ

02 biến rác, kết quả đánh giá lại (bảng 4.7) chứng minh thang đo nhân tố TR là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4.7 Kết quả đánh giá lại thang đo TR Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp – TR : Cronbach Alpha = 0,895

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Bảng 4.8 Kết quả đánh giá thang đo CO Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp – CO: Cronbach Alpha = 0,646

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Số liệu bảng 4.8 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO) là 0,646 và hệ số tương quan biến tổng của ba biến quan sát (CO3, CO5, CO6) không thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,3 Do đó, đây là những biến rác cần được loại bỏ khỏi thang đo Kết quả đánh giá lại (bảng 4.9) chứng minh thang đo nhân tố CO là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4.9 Kết quả đánh giá lại thang đo CO

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp – CO: Cronbach Alpha = 0,899

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Bảng 4.10 Kết quả đánh giá thang đo PR Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp – PR:

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Theo như số liệu được chỉ ra ở bảng 4.10, hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo nhân tố mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR) chỉ đạt 0,58 Mặc dù kết quả này không thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0,6 nhưng vẫn chấp nhận được ở bối cảnh nghiên cứu mới Hơn nữa, trong 06 biến quan sát, có 02 biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng không đạt yêu cầu > 0,3 (PR4 = 0,028 và PR6 = 0,099) Sau khi loại bỏ hai biến rác này, kết quả đánh giá lại (bảng 4.11) cho thấy thang đo mới của nhân tố PR gồm 04 biến quan sát là hợp lý, bởi giá trị của các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và Cronbach's Alpha đạt 0,894.

Bảng 4.11 Kết quả đánh giá lại thang đo PR Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp – PR:

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016 4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Ứng dụng CNTT trong chuỗi

Bảng 4.12 Kết quả đánh giá thang đo IT Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuỗi – IT: Cronbach Alpha = 0,637

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Theo như kết quả được thể hiện trong bảng 4.12, các biến đo lường thành phần cần được loại bỏ khỏi thang đo gồm IT4 và IT6 Sau khi loại các biến này và đánh giá lại độ tin cậy của thang đo, các hệ số đều đảm bảo điều kiện (bảng 4.13) Như vậy, thang đo nhân tố ứng dụng CNTT trong chuỗi (IT) là phù hợp

Bảng 4.13 Kết quả đánh giá lại thang đo IT Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến Ứng dụng Công nghệ thông tin trong chuỗi – IT: Cronbach Alpha = 0,895

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016 4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chính sách định hướng khách hàng

Bảng 4.14 Kết quả đánh giá thang đo CUO Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Chính sách định hướng khách hàng – CUO: Cronbach Alpha = 0,685

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Trong thang đo nhân tố chính sách định hướng khách hàng (CUO) ban đầu tác giả xây dựng gồm 5 biến đo lường thành phần Kết quả đánh giá sơ bộ (bảng 4.14) cho thấy, thang đo này đủ độ tin cậy (Cronbach’s Alpha = 0,685), tuy nhiên biến quan sátCOU2 có hệ số tương quan biến tổng chỉ đạt 0,069 Do vậy, COU2 là biến rác cần phải được loại bỏ.

Bảng 4.15 Kết quả đánh giá lại thang đo CUO

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Chính sách định hướng khách hàng – CUO: Cronbach Alpha = 0,888

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Văn hóa hợp tác trong chuỗi

Bảng 4.16 Kết quả đánh giá thang đo CC

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Văn hóa hợp tác trong chuỗi – CC: Cronbach Alpha = 0,338

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Thang đo nhân tố văn hóa hợp tác trong chuỗi (CC) ban đầu được xây dựng gồm 5 biến đo lường thành phần Theo kết quả đánh giá sơ bộ (được thể hiện ở bảng 4.16), thang đo này không đủ độ tin cậy Bởi vì hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đạt 0,338 và giá trị tương quan biến tổng của từng biến thành phần cao nhất chỉ đạt 0,258 Do đó, tác giả loại bỏ nhân tố văn hóa hợp tác (CC) khỏi mô hình nghiên cứu.

4.2.8 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Tính chuyên biệt của tài sản

Bảng 4.17 Kết quả đánh giá thang đo AS Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Tính chuyên biệt của tài sản – AS: Cronbach Alpha = 0,505

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Theo như số liệu được chỉ ra ở bảng 4.17, thang đo ban đầu của nhân tố tính chuyên biệt của tài sản (AS) không đảm bảo độ tin cậy Sau khi loại bỏ AS3 – biến có hệ số tương quan biến tổng thấp nhất (0,272), kết quả đánh giá lại (bảng 4.18) cho thấy thang đo mới của nhân tố AS gồm 02 biến quan sát là hợp lý (giá trị của các hệ số tương quan biến tổng đều đạt 0,638 và Cronbach's Alpha là 0,777).

Bảng 4.18 Kết quả đánh giá lại thang đo AS Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Tính chuyên biệt của tài sản – AS: Cronbach Alpha = 0,777

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

4.2.9 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự không chắc chắn về hành vi

Bảng 4.19 Kết quả đánh giá thang đo BU

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Sự không chắc chắn về hành vi – BU: Cronbach Alpha = 0,504

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Theo như số liệu được chỉ ra ở bảng 4.19, thang đo ban đầu của nhân tố sự không chắc chắn về hành vi (BU) không đảm bảo độ tin cậy Sau khi loại bỏ BU3 – biến có hệ số tương quan biến tổng thấp nhất (0,264), kết quả đánh giá lại (bảng 4.20) cho thấy thang đo mới của nhân tố BU gồm 02 biến quan sát là hợp lý (giá trị của các hệ số tương quan biến tổng đều đạt 0,66 và Cronbach's Alpha là 0,794).

Bảng 4.20 Kết quả đánh giá lại thang đo BU Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Sự không chắc chắn về hành vi – BU: Cronbach Alpha = 0,794

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên cứu, có 07 nhân tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung trong CCƯDL cấp đều có độ tin cậy > 0,6 Như vậy, các thang đo được thiết kế trong luận án này có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết Cụ thể:

(1) Yếu tố Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,895;

(2) Yếu tố Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,899;

(3) Yếu tố Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR) có hệ số

(4) Yếu tố Ứng dụng CNTT trong chuỗi (IT) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,895;

(5) Yếu tố Chính sách định hướng khách hàng (COU) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,888;

(6) Yếu tố Tính chuyên biệt của tài sản (AS) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,777;

(7) Yếu tố Sự không chắc chắn về hành vi (BU) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,794;

(8) Yếu tố MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,887;

Vì vậy, các thành phần của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT củaCTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL hội đủ điều kiện và được sử dụng trong phân tích EFA.

Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Để xác định những nhân tố chính (ít tiêu chí hơn) giải thích tốt hơn trong việc đo lường MQHHT của CTLH với các nhà cung trong CCƯDL cấp từ 34 tiêu chí, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Tác giả cần kiểm định sự thỏa mãn của quy mô mẫu trước khi tiến hành phân tích EFA nhằm đảm bảo đủ số đơn vị điều tra.

Bảng 4.21 Kiểm định KMO và Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,916

Nguồn: Theo kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Bảng 4.21 cho thấy hệ số KMO tính được từ mẫu điều tra là 0,916 > 0,5 Như vậy, quy mô mẫu điều tra đủ điều kiện thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố Kiểm định Barlett với giá trị P-value là 0,000 < 0,05 (hay 5%) Vì vậy, có thể kết luận rằng các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Để xác định những nhân tố chính, tác giả sử dụng phương pháp rút trích nhân tố dựa vào giá trị Eigenvalue Tiêu chuẩn Eigenvalue tác giả sử dụng là 1 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Kết quả phân tích EFA thu được trong bảng sau đây:

Bảng 4.22 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến quan sát Yếu tố

Biến quan sát Yếu tố

Eigenvalue 10,790 3,801 2,533 2,219 1,841 1,664 1,199 Phương sai trích 30,671 10,155 6,407 5,522 4,427 3,892 2,641 Tổng phương sai trích được 30,671 40,826 47,233 52,755 57,181 61,073 63,714 Cronbach alpha 0,893 0,895 0,899 0,895 0,894 0,888 0,872

Extraction Method: Principal Axis Factoring.

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả phân tích cho thấy có 07 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,199 và tổng phương sai trích là 63,714%, và độ tin cậy của các thang đo đều > 0,7 đạt yêu cầu Tuy nhiên để khẳng định giá trị của các thang đo một cách cụ thể hơn đồng thời đảm bảo tính đơn nghĩa, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo thì việc phân tích CFA là hết sức cần thiết.

Sau khi thực hiện xong phân tích EFA, các thang đo của 2 yếu tố tính chuyên biệt tài sản (AS) và sự không chắc chắn về hành vi (BU) bị gộp vào thành một nhóm và được đổi tên thành Chi phí giao dịch (TC), nên tác giả cần phải kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha.

Bảng 4.23 Kết quả đánh giá thang đo nhóm mới (TC) Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach Alpha nếu loại biến

Chi phí giao dịch – TC: Cronbach Alpha = 0,872

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 4 biến quan sát của nhân tố TC là 0,872 > 0,6, vì vậy, có thể nói rằng thang đo được sử dụng tốt để đo lường nhân tố TC Hệ số tương quan biến – tổng tính cho từng biến quan sát đều > 0,3 Các giá trị Cronbach’s Alpha tính cho từng biến quan sát nếu loại bỏ biến đó đều < 0,872, do đó, không nên loại bỏ biến nào khỏi thang đo này Như vậy, thang đo nhân tố Chi phí giao dịch (TC) là phù hợp.

Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy của các thang đo và phân tích EFA, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố (niềm tin; sự cam kết; mối quan hệ cá nhân; ứng dụng CNTT và chi phí giao dịch) đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Mô hình này sẽ kiểm định 7 giả thuyết nghiên cứu và sẽ được trình bày chi tiết trong kết quả nghiên cứu Trong mô hình này, tác giả cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa hai biến niềm tin và chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Chính sách định hướng khách hàng

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Sự chia sẻ thông tin Đồng bộ hóa quyết định Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

H5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Chi phí giao dịch Tính chuyên biệt của tài sản

Sự không chắc chắn về hành vi Tác giả tiến hành hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Nguồn: Tác giả đề xuất

Dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 (hình 4.1), tác giả đưa ra các giả thuyết sau:

H1: Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H2: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H3: Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H4: Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H5: Ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Sự cam kết của công ty lữ hànhvới các nhà cung cấp

Chính sách định hướng khách hàng

H3a - Sự chia sẻ thông tin

Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp H2b

- Đồng bộ hóa quyết định

- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

H5a H5b Ứngdụngcôngnghệ thông tin trong chuỗi H5c

Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

H6: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

H7: Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Hơn nữa, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 nhằm kiểm định mối quan hệ của các yếu tố (niềm tin; sự cam kết; mối quan hệ cá nhân; ứng dụng CNTT và chi phí giao dịch) đến từng thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (gồm sự chia sẻ thông tin ký hiệu là SC_1, đồng bộ hóa quyết định ký hiệu là SC_2 và tích hợp hệ thống khuyến thưởng ký hiệu là SC_3) Trong mô hình này, tác giả cũng kiểm định thêm mối quan hệ giữa niềm tin và chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Vì vậy, tác giả đưa ra đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 như sau:

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2

Nguồn: Tác giả đề xuất

Dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 (hình 4.2), tác giả đưa ra các giả thuyết sau:

H1a: Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H1b: Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H1c: Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H2a: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H2b: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H2c: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H3a: Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H3b: Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H3c: Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H4a: Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H4b: Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H4c: Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H5a: Ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H5b: Ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H5c: Ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

H6: Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

H7: Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

4.4.1 Kết quả kiểm định mô hình 1 bằng phân tích CFA

Bảng 4.24 Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1

Khái niệm và biến quan sát SL CCR VE

MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL

Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) 0,896 0,591

Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO) 0,901 0,647

Khái niệm và biến quan sát SL CCR VE

Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR) 0,895 0,680

PR5 0,856 Ứng dụng CNTT trong chuỗi (IT) 0,898 0,688

Chính sách định hướng khách hàng (CUO) 0,888 0,665

Chi phí giao dịch (TC) 0,877 0,642

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA đã chỉ ra “các trọng số nhân tố của các chỉ báo đối với các khái niệm đều đạt mức ý nghĩa cao (p 0,5 nên các thang đo đạt được giá trị hội tụ (HoàngTrọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)” Thêm vào đó, “các thang đo đều đạt độ tin cậy tổng hợp nằm trong phạm vi được đánh giá rất tốt CCR > 0,70 và các giá trị phương sai trích VE > 0,50 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)” Kết quả này cho thấy các thang đo sử dụng trong nghiên cứu đều đạt độ tin cậy, và đạt được giá trị hội tụ.

Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả phân tích CFA thu được ở hình 4.3 cho thấy: giá trị Chi-bình phương 729,511; bậc tự do 506 với giá trị P-value = 0,000 Ngoài ra các chỉ tiêu đo lường sự phù hợp khác của mô hình đều đạt các giá trị cao (CMIN/df = 1,442; GFI = 0,902; TLI

= 0,968; CFI = 0,971; và RMSEA = 0,035) (Bentler và Bonett, 1980) Điều này chứng tỏ rằng mô hình nghiên cứu với các thành phần giải thích cho MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL phù hợp với bộ dữ liệu.

4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình 2 bằng phân tích CFA

Bảng 4.25 Kiểm định thang đo bằng CFA mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 2

Khái niệm và biến quan sát SL CCR VE

Sự chia sẻ thông tin của CTLH với các nhà cung cấp trong

SC2 0,790 Đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC_2) 0,712 0,553

Tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC_3) 0,776 0,539

Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) 0,896 0,591

Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO) 0,901 0,647

Khái niệm và biến quan sát SL CCR VE Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR) 0,895 0,680

PR5 0,856 Ứng dụng CNTT trong chuỗi (IT) 0,898 0,688

Chính sách định hướng khách hàng (CUO) 0,888 0,665

Chi phí giao dịch (TC) 0,877 0,642

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA đã chỉ ra “các trọng số nhân tố của các chỉ báo đối với các khái niệm đều đạt mức ý nghĩa cao (p 0,5 nên các thang đo đạt được giá trị hội tụ (HoàngTrọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)” Thêm vào đó, “các thang đo đều đạt độ tin cậy tổng hợp nằm trong phạm vi được đánh giá rất tốt CCR > 0,70 và các giá trị phương sai trích VE > 0,50 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)” Kết quả này cho thấy các thang đo sử dụng trong nghiên cứu đều đạt độ tin cậy, và đạt được giá trị hội tụ.

Hình 4.4 Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn 2

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả phân tích CFA thu được ở hình 4.4 cho thấy: giá trị Chi-bình phương 704,487; bậc tự do 491 với giá trị P-value = 0,000 Ngoài ra các chỉ tiêu đo lường sự phù hợp khác của mô hình đều đạt các giá trị cao (CMIN/df = 1,435; GFI = 0,905; TLI

= 0,968; CFI = 0,972; và RMSEA = 0,034) (Bentler & Bonett, 1980) Điều này chứng tỏ rằng mô hình nghiên cứu với các thành phần giải thích cho MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL phù hợp với bộ dữ liệu.

Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

4.5.1 Kiểm định mô hình 1 bằng phân tích SEM

4.5.1.1 Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cơ bản

Sau khi thực hiện phân tích EFA và CFA, mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh có 6 khái niệm nghiên cứu, trong đó có 5 biến độc lập là: (1) Chi phí giao dịch (TC); (2) Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR); (3) Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO); (4) Mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (PR); (5) Ứng dụng CNTT (IT); và 1 biến phụ thuộc là MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (SC) Hơn nữa, trong mô hình này tác giả cũng kiểm định thêm vai trò của chính sách định hướng khách hàng (CUO) và niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (TR) đến biến phụ thuộc là Sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (CO).

Kết quả phân tích SEM (hình 4.5) cho thấy mô hình có 510 bậc tự do với giá trị thống kê Chi-bình phương là 769,250 (P-value = 0,000) Tuy nhiên khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với bộ dữ liệu (1,508 < 2,0) Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu (TLI = 0,963; CFI = 0,966; GFI = 0,897; NFI = 0,906; RMSEA = 0,037) (Browne và Cudek, 1992) Mặc dù chỉ số GFI không phù hợp nhưng các giá trị và các chỉ tiêu đo lường khác thỏa mãn so với thông số tiêu chuẩn Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.

Hình 4.5 Phân tích mô hình cấu trúc SEM 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Bảng 4.26a Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiện chỉnh 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Kết quả này cho thấy có 6/7 mối quan hệ có ý nghĩa thống kê ở mức P < 5%. Như đã đề xuất các giả thuyết H2, H3, H4, H5 trong hình 4.1, các yếu tố niềm tin, sự cam kết và mối quan hệ cá nhân; ứng dụng CNTT có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Và bốn thành phần này giải thích được 43,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tuy nhiên, giả thuyết H1 (yếu tố chi phí giao dịch) có P-value = 0,640 > 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê, điều này có nghĩa là chi phí giao dịch không tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Ngoài ra, các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp và hai thành phần này cũng giải thích được 28,1% sự thay đổi của biến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Bảng 4.26b Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Sự chia sẻ thông tin Đồng bộ hóa quyết định Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

0,187*** Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Chi phí giao dịch Tính chuyên biệt của tài sản

Sự không chắc chắn về hành vi Chính sách định hướng khách hàng

Bảng 4.26b cho thấy các trọng số đã chuẩn hóa đều mang giá trị dương, nên các biến niềm tin; sự cam kết; mối quan hệ cá nhân; và ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,382), tiếp theo là yếu tố niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,202), sau đó đến yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,188) và cuối cùng là yếu tố mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,161).

4.5.1.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Hình 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả từ tháng 4 đến tháng 8/2016

Từ kết quả thu được ở bảng 4.26a và 4.26b cho ta thấy 4/5 mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) nghĩa là các giả thuyết (từ H2 đếnH7) về mối quan hệ của các khái niệm đưa ra trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

Cụ thể là, giả thuyết H1 cho thấy chi phí giao dịch không có tác động đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này không được chấp nhận (β = 0,034, p = 0,64 > 0,05).

Giả thuyết H2 cho thấy niềm tin có tác động dương đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0,165, p = 0,000 < 0,05) Kết quả nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố niềm tin đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới như Morgan và Hunt (1994); Zaheer và cộng sự (1998); Pavlou (2002); Sheu và cộng sự (2006); Beth và cộng sự (2003); Lejeune và Yakova (2005) trong đó niềm tin được coi như một nền tảng quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của MQHHT giữa các bên tham gia.

Giả thuyết H3 cho thấy sự cam kết có ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Giả thuyết này cũng được chấp nhận do β

= 0,336 và p = 0,000 < 0,05 Kết quả kiểm định này cho rằng yếu tố sự cam kết đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trên thế giới trong đó sự cam kết giữa các nhà cung cấp là yếu tố chính để tạo ra MQHHT giữa các đối tác (Morgan và Hunt (1994); Mayer và cộng sự (1995); Beth và cộng sự (2003).

Giả thuyết H4 cũng cho rằng mối quan hệ cá nhân cũng có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,161, p = 0,01 < 0,05 Kết quả này phù hợp với kết quả trong nghiên cứu của Lovett và cộng sự (1999); Park và Luo (2001); Chen và Chen (2004); Leung và cộng sự (2005); trong đó mối quan hệ cá nhân không chỉ nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên tham gia mà còn giúp giảm thiểu những bất ổn và sự không chắc chắn về hành vi.

Giả thuyết H5 cho rằng yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi có ảnh hưởng dương đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Giả thuyết này được chấp nhận do β = 0,187, p = 0,000 < 0,05 Kết quả này phù hợp với các kết quả trong nghiên cứu của Christopher (2000); Sanders & Premus (2005); Sanders (2007);

Wu và cộng sự (2011); Nyaga và cộng sự (2010); Fawcett và cộng sự (2009), trong đó ứng dụng CNTT cho phép các công ty tăng khả năng truyền đạt thông tin, tăng tính linh hoạt và tăng khả năng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng đồng thời giảm chi phí cũng như các rủi ro trong giao dịch, để từ đó nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động hợp tác giữa các bên tham gia.

Giả thuyết H6 cho rằng có mối quan hệ dương giữa niềm tin và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,11 và p = 0,027 < 0,05 Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về niềm tin ở thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam Lấy ví dụ, nghiên cứu của Anderson & Weitz (1989); Morgan và Hunt (1994) cho thấy có mối quan hệ dương giữa niềm tin và sự cam kết giữa các bên tham gia Nghiên cứu của Sahay (2003) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa niềm tin và sự cam kết giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng Hơn nữa, Ruyter và cộng sự (2001) cũng cho rằng niềm tin giúp cải thiện sự cam kết đồng thời thúc đẩy MQHHT hiệu quả giữa các đối tác.

Giả thuyết H7 cho rằng có mối quan hệ dương giữa chính sách định hướng khách hàng và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này cũng được chấp nhận do β = 0,61 và p = 0,000 < 0,05 Mối quan hệ này đã có một số nhà nghiên cứu đề nghị như Min và cộng sự (2007); Zhou và cộng sự

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT

Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả kiểm định trong nghiên cứu này có đủ cơ sở để khẳng định các yếu tố niềm tin, sự cam kết và mối quan hệ cá nhân của CTLH với các nhà cung cấp và ứng dụng CNTT trong chuỗi đều có tác động tích cực và thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Kết quả thu được đã chứng minh cho khái niệm MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL trong tổng quan lý thuyết Cụ thể, MQHHT được biểu hiện trên 3 mức độ là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng của CTLH với các nhà cung cấp.

Tác giả không chỉ phân tích tác động của từng yếu tố đến MQHHT mà với mục tiêu quan trọng hơn là đánh giá mức độ ảnh hưởng mạnh hay yếu khác nhau của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm chứng mối quan hệ giữa chính sách định hướng khách hàng và niềm tin tới sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Vì vậy, tác giả sẽ tổng kết lại từng cặp tác động và ảnh hưởng của các biến điều tiết trong mô hình nghiên cứu.

5.1.1 Tác động của niềm tin đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Kết quả phân tích SEM cho thấy niềm tin có tác động tích cực đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được thể hiện qua con số ước lượng hồi quy là 0,165 và chỉ ra mức độ tác động khác nhau của niềm tin đến các biểu hiện của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Niềm tin của CTLH với các nhà cung cấp có ảnh hưởng (dương, thuận chiều) đến các biểu hiện của MQHHT (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng). Kết quả này được thể hiện qua các con số ước lượng hồi quy như sau: niềm tin có kết quả ước lượng hồi quy thể hiện sự tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,116; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,199 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,169. Kết quả trên đã chỉ ra một phát hiện mới cần khẳng định thêm là niềm tin có tác động lớn nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL thông qua thành tố đồng bộ hóa quyết định, có nghĩa là nếu niềm tin giữa các đối tác càng cao thì sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích và hiệu quả hợp tác giữa các càng lớn Việc đồng bộ hóa trong các quyết định giữa các đối tác tham gia hợp tác không chỉ nhằm thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng mà còn giúp nâng cao lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

5.1.2 Tác động của sự cam kết đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Kết quả ước lượng hồi quy cho thấy sự cam kết có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,304; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,495 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,325 Kết quả cũng chỉ ra sự cam kết là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được thể hiện qua con số ước lượng hồi quy là 0,336 cũng như các mức độ tác động khác nhau của sự cam kết đến các biểu hiện của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) Kết quả trên lại một lần nữa khẳng định thêm là không chỉ yếu tố niềm tin mà sự cam kết cũng là yếu tố có tác động mạnh nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL thông qua thành phần đồng bộ hóa quyết định, có nghĩa là nếu sự cam kết giữa các đối tác càng cao thì sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của các bên tham gia càng lớn Mức độ đồng bộ hóa trong quá trình ra quyết định giữa các đối tác chính là cách thức để xây dựng và duy trì các MQHHT lâu dài và hiệu quả.

5.1.3 Tác động của mối quan hệ cá nhân đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Từ các kết quả thu được trong ước lượng hồi quy cũng chứng minh rằng mối quan hệ cá nhân có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL với con số ước lượng hồi quy là 0,161 Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân cũng có những tác động khác nhau đến các thành phần củaMQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) Cụ thể, mối quan hệ cá nhân có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,183; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,166 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,154 Mặc dù,mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL thông qua thành phần sự chia sẻ thông tin, nhưng tác động này là thấp Bởi vì việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân bền vững được thiết lập bởi yếu tố niềm tin và mối quan hệ cá nhân sẽ không thể tồn tại được nếu thiếu niềm tin Và theo Morgan và Hunt (1994), “niềm tin thúc đẩy sự trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các đối tác” Chính vì vậy, niềm tin đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa yếu tố mối quan hệ cá nhân và MQHHT củaCTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

5.1.4 Tác động của ứng dụng CNTT trong chuỗi đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thông qua kết quả ước lượng hồi quy, ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng có tác động thuận chiều đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, được biểu hiện qua con số ước lượng hồi quy là 0,187 Ngoài ra, yếu tố ứng dụng CNTT trong chuỗi cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến các biểu hiện (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Tuy nhiên, kết quả này không cao do ứng dụng CNTT trong chuỗi có tác động tích cực tới sự chia sẻ thông tin là 0,178; tới đồng bộ hóa quyết định là 0,140 và tới tích hợp hệ thống khuyến thưởng là 0,187 Nhờ ứng dụng CNTT, các thông tin hữu ích sẽ được chia sẻ giữa các đối tác nhằm giảm chi phí cũng như rủi ro trong các giao dịch; thúc đẩy quá trình ra quyết định và kiểm soát hiệu quả hoạt động hợp tác CNTT trong ngành du lịch có ảnh hưởng đáng kể đến thông tin liên lạc, giao dịch và mối quan hệ giữa CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng hàng không, các khách sạn…; mối quan hệ giữa CTLH với các đại lý lữ hành và mối quan hệ giữa CTLH với khách hàng Hơn nữa, nhờ có việc ứng dụng CNTT trong du lịch như hệ thống CRS, GDS, mạng Internet, công nghệ di động…đã làm giảm thời gian liên lạc, giảm chi phí quảng cáo và truyền thông đồng thời góp phần làm cân bằng thêm mối liên hệ giữa các bên liên quan Chẳng hạn, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể bán các dịch vụ vé máy bay, phòng khách sạn, các kỳ nghỉ…trực tiếp cho khách hàng thông qua hệ thống Internet.

5.1.5 Tác động của chính sách định hướng khách hàng đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Thông qua kết quả phân tích SEM hai mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 và 2 cho thấy chính sách định hướng khách hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự cam kết và được thể hiện qua kết quả ước lượng hồi quy tương ứng là 0,61 và 0,616 Từ kết quả này tác giả khẳng định rằng chính sách định hướng khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn thông qua MQHHT giữa các bên tham gia Hay nói cách khác, doanh nghiệp có chính sách định hướng khách hàng tốt sẽ thúc đẩy sự phối hợp giữa các đối tác trong các giao dịch, từ đó tăng cường sự cam kết giữa các bên tham gia để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tiết giảm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác.

5.1.6 Tác động của niềm tin đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp

Kết quả phân tích SEM hai mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 và 2 cho thấy niềm tin có tác động tích cực đến sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu tác động này là yếu do kết quả ước lượng hồi quy tương ứng chỉ là 0,11 và 0,103 Kết quả này hoàn toàn khách quan bởi vì niềm tin tác động đến sự cam kết lại còn bị điều tiết bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như chính sách định hướng khách hàng Các nghiên cứu của Morgan và Hunt (1994); Sahay

(2003) đều nhấn mạnh rằng niềm tin là một điều kiện tiên quyết cho sự cam kết giữa các đối tác liên quan Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa chỉ ra mức độ tác động mạnh hay yếu nên kết quả nghiên cứu này hoàn toàn có ý nghĩa để khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa niềm tin và sự cam kết của CTLH với các nhà cung cấp.

Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới phức hợp có liên quan đến mối quan hệ giữa các ngành và các bên tham gia như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các nhà phân phối, các đối tác, các đối thủ cạnh tranh, vai trò điều tiết của chính phủ và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho ngành du lịch Các bên liên quan trong CCƯDL cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ như đưa ra các quyết định chung, thực hiện truyền thông, chia sẻ thông tin…với mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch, đồng thời đem lại lợi nhuận cho toàn bộ chuỗi cung ứng Để nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng trong ngành du lịch của Việt Nam, đòi hỏi phải có sự chung tay nỗ lực cố gắng của các ngành, các địa phương và các bên liên quan, cụ thể là:

5.2.1 Xây dựng niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Nỗ lực hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu sự không chắc chắn trong các giao dịch cũng như gia tăng niềm tin giữa các bên tham gia hợp tác Để đạt được lợi ích tối đa trong mối quan hệ hợp tác, các bên không chỉ cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ mà còn phải cập nhật liên tục các dữ liệu liên quan đến thị trường khách, kênh phân phối, thị hiếu tiêu dùng của khách… Ngoài ra, các bên cũng cần đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên Chính vì vậy, việc xây dựng niềm tin giữa các đối tác không chỉ thúc đẩy sự chia sẻ thông tin mà còn tạo điều kiện cho MQHHT hiệu quả giữa các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng.

Thứ hai, Để thúc đẩy niềm tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, CTLH cần phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp, cụ thể là đại diện của đối tác – những người có khả năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà cung cấp Hơn nữa, những người ra quyết định phải có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về mối quan hệ và hiểu được những lợi ích cũng như giá trị của niềm tin được tạo dựng giữa các bên để từ đó có những cơ chế quản lý mối quan hệ cho phù hợp, chẳng hạn như mối quan hệ giữa cá nhân của doanh nghiệp này với đối tác hoặc mối quan hệ giữa các đối tác với nhau Việc lựa chọn cơ chế phối hợp hoạt động sẽ phụ thuộc vào cách thức phân bổ các nguồn lực hiệu quả và định hướng xây dựng mối quan hệ hợp tác dài hạn khi các bên tham gia làm việc cùng nhau.

Thứ ba, Để đảm bảo MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp, các bên cần xây dựng cơ chế kiểm soát niềm tin dựa vào chất lượng dịch vụ và giá trị khách hàng Hơn nữa, các doanh nghiệp cần cam kết đảm bảo thống nhất mức giá vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo được chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những sản phẩm hay tour du lịch mới lạ, hấp dẫn và có chất lượng cao Để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch, các CTLH cũng như các nhà cung cấp cần liên kết chặt chẽ với nhau bằng sự hợp tác chân thành, sự sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ cho nhau trong bất kỳ trường hợp nào, luôn quan tâm đến lợi ích của nhau khi đưa ra các quyết định quan trọng Muốn làm được điều đó, giữa CTLH với các nhà cung cấp cần tạo dựng niềm tin nhằm mang lại lợi ích trước hết là cho chính các doanh nghiệp tham gia hợp tác, và quan trọng hơn cả là duy trì sự phát triển bền vững của ngành du lịch Như vậy, MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên việc mang lại lợi ích đồng thời cho nhau nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững.

5.2.2 Tăng cường sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Một là, Các nhà cung cấp trong CCƯDL có ảnh hưởng lớn đến các chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch Việc lựa chọn các nhà cung cấp cũng như sự thiết lập các MQHHT lâu dài giữa các bên tham gia là rất cần thiết MQHHT giữa CTLH và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của ngành du lịch Việt Nam hiện nay thường được phân thành hai loại chính là mối quan hệ giữa các nhà cung cấp (như các khách sạn, khu du lịch, điểm tham quan, và các hãng hàng không) với các đại lý lữ hành/các CTLH; mối quan hệ giữa các đại lý lữ hành bán buôn và các đại lý lữ hành bán lẻ Việc xây dựng và duy trì tốt MQHHT giữa CTLH và các nhà cung cấp, đặc biệt hơn là sự cam kết giữa các bên tham gia hợp tác cần phải được dựa trên những nguyên tắc chung như: hai bên luôn dành sự quan tâm lẫn nhau trong việc phát triển MQHHT; các bên cần tìm kiếm những cách thức mới nhằm phát triển MQHHT giữa các bên; cân bằng về lợi ích; thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa các thành viên trong chuỗi nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho các đối tác; cam kết chia sẻ thông tin nhằm đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên.

Sự chia sẻ thông tin không chỉ nâng cao sự tương tác giữa các doanh nghiệp mà nó còn tạo điều kiện cho MQHHT hiệu quả giữa các thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng.

Hai là, Sự cam kết giữa CTLH với các nhà cung cấp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến MQHHT Để duy trì và phát triển MQHHT hiệu quả, các CTLH cần cam kết duy trì MQHHT dài hạn với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Chẳng hạn, các CTLH sẽ gửi khách đến các khách sạn và nhà hàng ở địa phương đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài dựa trên sự cam kết và sự tin tưởng giữa các bên để khách có những trải nghiệm về các dịch vụ lưu trú và ăn uống Ngoài ra, CTLH và các nhà cung cấp cần có sự nỗ lực và đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên, cụ thể là sự liên kết, hợp tác giữa các CTLH với kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vấn đề xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch Đây không chỉ là vấn đề riêng của một doanh nghiệp mà là sự nỗ lực, cố gắng của tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch Chính sự cam kết cũng như gắn bó chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong quá trình liên kết, hợp tác sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn và giá trị của thương hiệu, của sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ chuỗi Việc liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp ngoài mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi doanh nghiệp, còn tạo ra được khả năng cạnh tranh giữa các bên liên quan.

5.2.3 Thiết lập mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Mối quan hệ cá nhân cung cấp cho các doanh nghiệp cơ hội cải thiện thị phần trên thị trường thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp Xây dựng mối quan hệ cá nhân với các nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán bằng cách giảm chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu sự không chắc chắn từ phía nhà cung cấp. Hơn nữa, nhờ có mối quan hệ cá nhân này, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận của mình và của các nhà cung cấp bằng cách tận dụng các nguồn lực được chia sẻ giữa các bên Vì vậy, các du khách không chỉ tiếp cận được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích của chính mình.

Thứ hai, Mối quan hệ cá nhân không phải là một nguồn lực quý giá, nhưng nó lại cung cấp cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp cơ hội để tiếp cận và đạt được các nguồn lực vô giá để từ đó tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh so với các cá nhân và các doanh nghiệp khác (Zhang và cộng sự, 2006) Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể tận dụng từ phía đối tác như các thông tin quan trọng, các chính sách chiến lược, các nguồn lực đầu vào, các kế hoạch tài chính…Do đó, doanh nghiệp cần nỗ lực đầu tư cho việc xây dựng, thiết lập và phát triển mối quan hệ với các cá nhân hoặc những người đại diện của đối tác, đặc biệt là những người có quyền đưa ra quyết định của đối tác Chính sự tương tác giữa các cá nhân bên ngoài môi trường công việc sẽ dẫn đến sự gắn bó cá nhân trên các phương diện về tình cảm, sự đồng cảm, sự chia sẻ công việc đồng thời giúp các đối tác hiểu về nhau hơn (như sở thích, quan điểm, giá trị ) từ đó giúp họ hình thành những cách hành xử phù hợp nhằm mang lại lợi ích cho đôi bên cũng như xây dựng mối quan hệ cá nhân chặt chẽ

Thứ ba, Để giữ vững mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là các đối tác giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên có đủ năng lực, kỹ năng để thiết lập và gắn bó lâu dài với các đối tác Bởi vì, chỉ cần nhân viên này rời khỏi doanh nghiệp thì các mối quan hệ cá nhân đã được tạo dựng với các đối tác cũng mất theo Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng thông qua các hoạt động như: tặng quà cho các đối tác vào các dịp lễ, tết; quan tâm, thăm hỏi khách nhân dịp kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, các sự kiện quan trọng; luôn giữ liên lạc với các đối tác để kịp thời thăm hỏi khi có vấn đề xảy ra; tìm hiểu về gia đình, sở thích và chuyên môn của nhau…Ngoài các buổi gặp mặt trực tiếp vào các dịp nghỉ lễ đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần giữ liên lạc với các đại diện của các đối tác bằng các hình thức thăm hỏi qua điện thoại, email, facebook

5.2.4 Phát triển chính sách định hướng khách hàng nhằm mang lại giá trị vượt trội cho du khách

Một là, Do việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch được diễn ra một cách đồng thời; hơn nữa, sản phẩm du lịch có chi phí cố định tương đối cao, chi phí biến đổi phát sinh trong quá trình sản xuất là tương đối thấp nên không thể tồn kho được Điều này đã gây ra những khó khăn cho các nhà quản lý du lịch trong việc đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu trong ngắn hạn Để giải quyết được vấn đề này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn) và các hãng hàng không thường hợp tác và liên kết với các CTLH hoặc các đại lý lữ hành ở các điểm đến khác khau nhằm đưa ra các thỏa thuận có liên quan đến việc phân bổ những dịch vụ tồn kho từ các khách sạn và hãng hàng không đến các CTLH dưới hình thức đặt trước phòng và tối đa hóa lợi nhuận thu được Việc liên kết và hợp tác giữa CTLH với các nhà cung cấp không chỉ giúp giảm giá tour cho khách du lịch mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng lợi ích kinh tế nhờ có sự gắn kết và ràng buộc quyền lợi cũng như trách nhiệm với nhau.

Hai là, CTLH cần xây dựng chính sách phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch vào đúng thời điểm Phát triển sản phẩm du lịch hiệu quả không chỉ giúp cho sản phẩm đến được tay khách hàng một cách nhanh nhất, mà đây còn là cách thức để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch không phải là nhiệm vụ riêng của các CTLH , mà đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực chung từ các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch Vì vậy, các CTLH cần phải có sự hiểu biết nhất định về các nhu cầu của khách hàng, và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế cũng như tổ chức thực hiện các sản phẩm du lịch tiềm năng nhằm đáp ứng được sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của khách du lịch Về phía các nhà cung cấp, cần chủ động và tìm hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu của các nguồn khách; cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết trong hợp đồng và không ngừng năng cao kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách hàng.

Ba là, Các CTLH cần đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh với mục tiêu tiết giảm chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch, để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và thỏa mãn sự hài lòng của khách du lịch Để thu hút khách du lịch, các CTLH cần khai thác các tuyến, điểm du lịch mới; đa dạng hóa các chương trình sản phẩm du lịch của mình thông qua việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo hơn Hơn nữa, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, các CTLH cần xây dựng MQHHT với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch như các hãng vận chuyển, đại lý lữ hành, cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua sắm, các làng nghề truyền thống và các hộ kinh doanh Điều này không chỉ mang lại lợi ích gia tăng cho du khách, mà còn giúp tối ưu hóa lợi ích của các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống và người dân địa phương.

5.2.5 Ứng dụng CNTT nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Thứ nhất, Trên thực tế, CTLH là các đơn vị tiên phong hàng đầu trong việc sử dụng rộng rãi CNTT và biến CNTT trở thành một phần thiết yếu trong phát triển doanh nghiệp nói riêng và góp phần đáng kể vào sự thành công của ngành du lịch nói chung.CNTT giúp thúc đẩy việc mở rộng về mặt địa lý và quá trình toàn cầu hóa của ngành du lịch, nhưng chính việc mở rộng về địa lý du lịch cũng đặt ra những thách thức không nhỏ buộc các doanh nghiệp phải tận dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại để vượt qua, như hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính (Computer reservation systems – CRS); hệ thống phân phối thông tin toàn cầu (Global distribution systems – GDS) Chẳng hạn, hệ thống CRS và GDS không chỉ thúc đẩy sự hợp tác theo chiều dọc giữa các hãng hàng không và khách sạn với các nhà cung cấp dịch vụ khác, mà còn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ du lịch bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng cuối cùng.

Thứ hai, CNTT hiện đại đã làm thay đổi đáng kể chức năng hoạt động của các

CTLH Trong những năm gần đây, các CTLH đã tiến hành hiện đại hóa CNTT bằng cách nâng cấp hệ thống và thay đổi các chương trình cho phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Các thông tin về các thành phần cơ bản của một chương trình du lịch đã được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của website công ty, từ đó cho phép các CTLH chào bán các chương trình du lịch linh động hơn và phù hợp với sở thích, thị hiếu tiêu dùng cũng như nhu cầu của khách du lịch Nhờ có hệ thống đặt vé trực tuyến trên website, kênh bán tour qua mạng, và các trang mạng xã hội như facebook, youtube, twitter, linkedin, google plus và printerest các CTLH có thể mở rộng thêm các kênh phân phối; và khách du lịch có thể so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả giữa các tour của các CTLH để từ đó gia tăng trải nghiệm cho các chuyến đi của mình.

Các khuyến nghị

5.3.1 Khuyến nghị với các cơ quan Quản lý Nhà nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những chính sách giáo dục, tuyên truyền và cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của MQHHT cho các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng như vai trò của yếu tố niềm tin cũng như sự cam kết nhằm đảm bảo sự kết nối giữa CTLH với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

Việc xây dựng niềm tin cũng như sự cam kết giữa các doanh nghiệp không chỉ giúp nâng cao chất lượng chương trình tour du lịch mà nó còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bên Chính việc tạo dựng niềm tin cũng như sự cam kết giữa các bên không chỉ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh các kế hoạch thực tế cho phù hợp nhằm tiết giảm chi phí giao dịch, mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin giữa các công ty Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố…) cần chỉ ra các lợi ích thiết thực mà MQHHT mang lại, đồng thời đưa ra các biện pháp và cách thức phối hợp giữa các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các đơn vị có liên quan từ đó thay đổi nhận thức của các CTLH và các nhà cung cấp về MQHHT.

Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc cấp giấy phép kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành ở các địa phương nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng, tránh các hiện tượng “chèo kéo, chèn ép” du khách Hơn nữa, các cơ quan chức năng cũng cần quan tâm tới việc quản lý giá cả dịch vụ; đảm bảo các vấn đề an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các vấn đề về giao thông; bảo vệ môi trường, cảnh quan chung và tại các điểm đến du lịch Bên cạnh đó, các Sở cần có sự đầu tư hơn nữa vào việc nâng cấp các website phục vụ cho mục đích quảng bá, xúc tiến du lịch của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

5.3.2 Khuyến nghị với các công ty lữ hành

Các CTLH cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng Với vai trò là trung gian thị trường, điều phối các hoạt động trong chuỗi, các CTLH cần liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, giải trí, mua sắm….nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch ấn tượng cho khách du lịch Hơn nữa, các CTLH cần đào tạo các nhân viên về kỹ năng tư vấn và bán tour cho khách du lịch đồng thời cung cấp chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết với du khách.

Các CTLH cần lựa chọn đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng khiếu và thái độ làm việc ở mức độ cao, phù hợp để thiết lập và củng cố mối quan hệ với các nhà cung cấp có tầm quan trọng trong CCƯDL Bên cạnh đó, để tăng cường quản lý nhân tài, các CTLH cần có phương pháp và chiến lược quản lý nhân sự phù hợp thông qua yếu tố nguồn nhân lực (gồm sự phù hợp giữa con người với tổ chức,lương và các khoản thu nhập, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, các cơ hội thực hiện các nhiệm vụ đầy thách thức) và yếu tố tổ chức (như năng lực, hành vi của lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, văn hóa và các chính sách của tổ chức, môi trường làm việc) nhằm thu hút và giữ chân nhân sự trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

5.3.3 Khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch

Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần phải chuẩn hóa các kỹ năng và nghiệp vụ phục vụ khách hàng theo các tiêu chuẩn trong và ngoài nước Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng với các đơn vị cung ứng khác trong việc nhất quán về chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, nhằm tạo ra những trải nghiệm đồng bộ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách du lịch.

Những đóng góp của luận án

5.4.1 Đóng góp về mặt lý luận

Một là, đóng góp về mặt lý thuyết của luận án là việc kết hợp giữa các lý thuyết về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL (gồm lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực) để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Hơn nữa, các thang đo được xây dựng và kiểm định trên thế giới đã được vận dụng trong luận án thông qua sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của các CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Hà Nội.

Thứ hai, luận án này đã kế thừa và phát triển các tiêu chí đo lường MQHHT của

CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL dựa trên ba thành phần cấu thành là sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo này đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy Dựa trên tổng quan tài liệu về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL tác giả đã đề xuất hai mô hình nghiên cứu gồm: (1) đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL; (2) đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT trên (bao gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần của MQHHT Như vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp và làm phong phú thêm các lý thuyết liên quan đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Thứ ba, Kết quả đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL đã chỉ ra yếu tố sự cam kết có tác động mạnh nhất và ảnh hưởng thuận chiều đến MQHHT trên Bên cạnh đó, yếu tố sự cam kết cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến thành phần đồng bộ hóa quyết định của CTLH với các nhà cung cấp Kết quả này không chỉ góp phần giúp các CTLH và các nhà cung cấp trong

CCƯDL xây dựng và tăng cường sự cam kết lẫn nhau mà còn giúp nâng cao sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa lợi ích của các bên tham gia Vì vậy, việc kiểm soát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đảm bảo cho MQHHT lâu dài và hiệu quả.

Thứ tư, Luận án đã vận dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu, các kết quả nghiên cứu trong luận án đều đảm bảo độ tin cậy Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước và những nhà quản lý của các CTLH; và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm minh chứng các kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong việc sử dụng các công cụ hiện đại nhằm phát triển và nâng cao MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL ở Việt Nam.

5.4.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt mối quan hệ hợp tác của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL.

Một là, Các CTLH cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với các nhà cung cấp có vai trò quan trọng trong CCƯDL, và không ngừng nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch Với vai trò là trung gian thị trường, điều phối các hoạt động trong chuỗi, các CTLH cần liên kết, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, giải trí, mua sắm….nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch ấn tượng cho khách du lịch.

Hai là, Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ khách Mỗi nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng cần có sự phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng với các đơn vị cung ứng khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch và tạo ra những trải nghiệm đồng bộ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của du khách.

Ba là, Các cơ quan quản lý cấp Nhà nước và địa phương cần phải hiểu rõ về lợi ích của MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích MQHHT này như: đóng vai trò cầu nối giữa các bên, tạo ra sân chơi bình đẳng và minh bạch để các bên có thể làm việc cùng nhau; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời.

Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, kết quả phân tích dữ liệu đã đưa ra cơ chế tác động của các biến, tuy nhiên, kết quả này không thể suy rộng ra cho các CTLH trên địa bàn cả nước vì đối tượng được hỏi chỉ dành cho các CTLH trên địa bàn Thành phố Hà Nội (địa giới trước khi mở rộng) Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo dữ liệu các CTLH trên địa bàn cả nước Cách thức này có thể rất tốn kém nhưng các kết quả nghiên cứu thu được sẽ làm cơ sở để so sánh, phân tích về MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL giữa các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam.

Thứ hai, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của các khái niệm hay yếu tố phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các CTLH trên địa bàn Hà Nội dựa vào nghiên cứu định tính mà vẫn còn thiếu nhiều thành phần khác nhau Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể tích hợp thêm nhiều khái niệm khác nhau có ảnh hưởng đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Chẳng hạn như, sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm khẳng định được vai trò quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ công, các đơn vị hành chính sự nghiệp trong CCƯDL.

Thứ ba, luận án chỉ tập trung nghiên cứu MQHHT của CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch mà chưa đi sâu làm rõ vai trò quan trọng của MQHHT của CTLH với các đại lý lữ hãnh cũng như giữa các CTLH với khách du lịch Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về các MQHHT này để từ đó có được cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về các MQHHT giữa các đối tác trong CCƯDL.

Thứ tư, mặc dù luận án đã kết hợp sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng cho phát triển thang đo khái niệm nghiên cứu Nhưng nghiên cứu vẫn chưa áp dụng phương pháp chuyên gia trong việc đưa ra các giải pháp và khuyến nghị đối với từng đối tượng cụ thể như các cơ quan quản lý Nhà nước (BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch; Sở Du lịch các tỉnh/thành phố); cácCTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch Vì vậy, để có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về các giải pháp và khuyến nghị đưa ra, các nghiên cứu tiếp theo cần thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thu thập ý kiến các chuyên gia cũng như các nhà quản lý của ngành du lịch về các đề xuất và khuyến nghị.

Chương 5 của luận án này một mặt đã phân tích, đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng và ứng dụng CNTT trong chuỗi đến MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL, mặt khác nghiên cứu này cũng chỉ ra những ảnh hưởng khác nhau của từng yếu tố trên đến từng thành phần (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) của biến phụ thuộc MQHHT của CTLH và các nhà cung cấp trong CCƯDL Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả MQHHT của CTLH với các nhà cung cấp trong CCƯDL Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong ngành du lịch ở cấp Trung ương và địa phương; các CTLH và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả MQHHT giữa các bên tham gia trong CCƯDL Bên cạnh đó, chương 5 cũng làm rõ những đóng góp của luận án cả về mặt lý luận và thực tiễn đồng thời chỉ ra những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra các gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Ngày đăng: 30/12/2022, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w