1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

188 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 456,09 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • 5. Những đóng góp mới của luận án (17)
  • 6. Kết cấu của luận án (19)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (20)
    • 1.2. Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn cho khởi nghiệp (23)
    • 1.3. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo (30)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (37)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA (40)
    • 2.1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (40)
      • 2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (40)
      • 2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (45)
      • 2.1.3 Hệ thống chính sách và pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (47)
    • 2.2 Khái quát về huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (48)
      • 2.2.1 Khái niệm về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (48)
      • 2.2.2 Vai trò hoạt động huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (50)
      • 2.2.3 Các giai đoạn huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (51)
      • 2.3.1 Lý thuyết huy động nguồn lực (Resource mobilization theory) (53)
      • 2.3.2 Lý thuyết Thông tin bất cân xứng (Asymetric information theory) (55)
      • 2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) (56)
      • 2.3.4 Lý thuyết mạng lưới xã hội (Social netwwork theory) (58)
    • 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (59)
      • 2.4.1 Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của (59)
      • 2.4.2 Ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (62)
      • 2.4.3 Ảnh hưởng của vốn xã hội đối với hoạt động huy động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (65)
      • 2.4.4 Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn của (66)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (68)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (68)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu (71)
      • 3.2.1 Mô hình nghiên cứu sơ bộ (71)
      • 3.2.2. Lấy ý kiến chuyên gia về mô hình nghiên cứu sơ bộ (72)
      • 3.2.3. Mô hình nghiên cứu chính thức (75)
    • 3.3. Giả thuyết nghiên cứu (76)
      • 3.3.1 Vốn nhân lực và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp (77)
      • 3.2.2 Vốn xã hội và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp (80)
      • 3.2.3 Đặc điểm của DNKNST và hoạt động huy động vốn (81)
    • 3.4. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu (83)
      • 3.4.1. Đo lường biến phụ thuộc (83)
      • 3.4.2. Đo lường biến độc lập (85)
      • 3.4.3. Biến kiểm soát (87)
    • 3.5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (88)
      • 3.5.1. Dữ liệu nghiên cứu (88)
      • 3.5.2. Thu thập dữ liệu nghiên cứu (91)
    • 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu (92)
    • 3.7. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (95)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (98)
    • 4.1 Thực trạng chung hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (98)
    • 4.2 Kết quả thống kê mô tả (104)
    • 4.3 Kết quả phân tích chuẩn bị hồi quy (111)
    • 4.4 Kết quả phân tích hồi quy (114)
      • 4.4.1 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của (114)
      • 4.4.2 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của (117)
      • 4.4.3 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị huy động vốn của các (119)
      • 4.4.4 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới số vòng huy động vốn của doanh nghiệp (121)
      • 4.4.5 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới giai đoạn huy động vốn của (126)
      • 4.4.6 Kết quả mô hình ảnh hưởng của ngành tới hoạt động huy động vốn của (131)
      • 4.4.7 Tổng hợp kết quả các giả thuyết của luận án (132)
    • 4.5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia (134)
    • 4.6 Thảo luận các kết quả nghiên cứu (138)
      • 4.6.1 Ảnh hưởng của vốn nhân lực tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (138)
      • 4.6.2 Ảnh hưởng của vốn xã hội đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (140)
      • 4.6.3. Ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (142)
    • 5.1. Triển vọng phát triển thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (145)
    • 5.2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (148)
      • 5.2.1 Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (148)
      • 5.2.2 Một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (153)
      • 5.2.3 Một số khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (155)
  • KẾT LUẬN (75)

Nội dung

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT NAM Ngành Quản trị kinh doanh NGUYỄN THỊ HẠNH Hà Nội, 2022 ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠ[.]

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay năng lực đổi mới sáng tạo ngày càng được nhiều quốc gia đưa vào là một trong các lợi thế cạnh tranh chính nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của nền kinh tế, xã hội trong dài hạn (Schumpeter, 1934) Trong đó doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được cho là đóng vai trò chính tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Theo Lerner (1994), các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn các doanh nghiệp lớn, cụ thể các doanh nghiệp nhỏ tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội từ sau những năm 1980, đồng thời các doanh nghiệp khởi nghiệp đã tạo ra nhiều đổi mới hơn (Scherer, 1991) Xu hướng này vẫn tồn tại trong suốt thế kỷ qua, đặc biệt là thời kỳ phát triển của Internet và công nghệ số Do đó không thể bác bỏ được vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với nền kinh tế trên thế giới và đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Mục đích chính của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là giới thiệu các sản phẩm mới ra thị trường với mô hình kinh doanh có tính lặp và có thể mở rộng Do đó, để doanh nghiệp có thể phát triển tốt, điều kiện tiên quyết là có dòng vốn tốt để thực hiện kinh doanh Tuy nhiên, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn lực cần thiết đặc biệt là vốn tài chính để phát triển do hạn chế về thông tin và rủi ro đạo đức (Cassar, 2004; Cumming, 2005) Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở giai đoạn sớm thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư từ bên ngoài, bởi tính mơ hồ và không chắc chắn của mô hình kinh doanh của mình Điều này đặt ra thách thức cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư khởi nghiệp cần tìm thấy những tín hiệu chung để hỗ trợ trong việc ra quyết định đầu tư Do đó hướng nghiên cứu về các tín hiệu ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là điều cần thiết.

Phần lớn các nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã tập trung vào tìm hiểu các hình thức huy động vốn Đồng thời chỉ ra được mối quan hệ tương quan và nhân quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn thông qua các nghiên cứu thực chứng dựa vào các dữ liệu tin cậy trên thế giới (Cassar, 2004; Hsu, 2007; Nofsinger & Wang, 2011; Cole & Sokolyk, 2018).Các nghiên cứu này đều đồng quan điểm rằng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có nhiều thông tin không chắc chắn do đó nhà đầu tư thường dựa trên các tiêu chí như vốn nhân lực của nhà sáng lập (Ebbers & Wijnberg, 2012; Gulati & Higgins, 2003),vốn xã hội

(Starr & MacMillan, 1990; Shane & Cable, 2002; Florin và cộng sự, 2003) và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp (Delmar & Shane, 2004) Những tiêu chí này được thể hiện thông qua nhiều cách đo lường khác nhau, nhưng kết quả đều cho thấy có sự tương đồng nhất định về kết quả tìm thấy của các nghiên cứu trên Tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu không đồng tình với một số kết quả nghiên cứu Chính vì vậy chủ đề nghiên cứu này vẫn là chủ đề mới và còn nhiều tranh cãi, nghiên cứu của luận án được thực hiện tại quốc gia mới nổi và được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển sẽ mang lại góc nhìn mới cho bức tranh chung của thế giới về huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tại Việt Nam, chủ đề nghiên cứu liên quan đến tiếp cận nguồn tài chính được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, tuy nhiên có rất ít các nghiên cứu liên quan đến chủ đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo hầu như chưa có Nguyên nhân một phần do thông tin của những hình thức huy động vốn không được công bố rộng rãi trên thông tin đại chúng hoặc chưa được điều tra khảo sát bởi tổ chức uy tín khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn khi triển khai nghiên cứu tìm hiểu hơn các loại hình doanh nghiệp khác Mặt khác thị trường tài chính hỗ trợ cho DNKNST đang còn rất mới và biến động, nên các nghiên cứu trong lĩnh vực này vấn còn hạn chế.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có những nét tương đồng với thế giới, đó là có sự tham gia của đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái, đặc biệt một phần không thể thiếu là các quỹ đầu tư mạo hiểtm Sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các vòng gọi vốn mang lại bước tiến vượt bậc trong thị trường vốn tại Việt Nam, các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào kênh vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác Bắt đầu xuất hiện từ trước năm 2011 tuy nhiên đến năm 2018,

2019 và 2020 chứng kiến sự bùng nổ cả về số lượng các thương vụ đầu tư lẫn tổng giá trị vốn được đầu tư cho các DNKNST Việt Nam Trong đó năm 2018 thu hút được hơn 900 triệu Đô la Mỹ và năm 2021 thu hút được hơn 1,2 tỷ Đô la Mỹ bất chấp bối cảnh nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 (VPĐA844, 2021) Với thực trạng này cho thấy tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam là rất lớn, và nhu cầu được tài trợ vốn đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đặc biệt là DNKNST là cấp thiết Chính vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp thực sự cần hỗ trợ tài chính từ bên ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Do đó nghiên cứu về hoạt động huy động vốn hay đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là thực sự cần thiết để thúc đẩy hình thức huy động vốn mới này tại các nước đang phát triển như Việt Nam.

Nghiên cứu này sẽ góp phần ý nghĩa không nhỏ đối với cơ sở lý thuyết tại Việt Nam, cụ thể tổng hợp và đưa ra được các khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo Đồng thời làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, góp phần nền tảng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà hoạch định chính sách có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hệ sinh thái Bên cạnh đó, nghiên cứu của luận án cũng đóng góp góc nhìn mới cho bức tranh về huy động vốn khởi nghiệp trên thế giới từ nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á.

Chính vì vậy, luận án với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” muốn tập trung vào nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST, áp dụng vào phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn củaDNKNST Việt Nam để từ đó đề xuất các kiến nghị cho DNKNST, nhà đầu tư và chính phủ.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận án là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng và giá trị huy động vốn của các doanh nghiệp.

(i) Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động huy động vốn của DNKNST;

(ii) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động huy động vốn của các DNKNST;

(iii) Đề xuất một số kiến nghị với các bên liên quan nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn của DNKNST.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Với nghiên cứu định tính, luận án tiếp cận phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn chuyên gia Với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp hồi quy và phương pháp ước lượng tương quan cũng như phương pháp kiểm định sự khác biệt Sau đây là tóm tắt các phương pháp được sử dụng trong luận án.

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Luận án sử dụng các trang web hỗ trợ tìm kiếm nghiên cứu như Google Scholar, Science Direct để tìm kiếm các từ khoá tiếng Anh, sử dụng trang web của Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến để tìm kếm các từ khoá tiếng Việt Kết quả tìm kiếm được sàng lọc thông qua tên bài, tóm tắt bài Sau đó các tài liệu phù hợp với chủ đề nghiên cứu của luận án được tổng hợp và phân tích dựa vào đề cương nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu Từ đó hệ thống về tổng quan tình nghiên cứu, cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

Phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp nghiên cứu tài liệu theo một chủ đề đã được xác định, trong đó, tách ra thành các nội dung chi tiết Trong luận án, sau khi nghiên cứu tại bàn về các từ khoá nghiên cứu như “entrepreneurial financing”,

“startup financing”, các kết quả tìm được sẽ được tổng hợp và phân tích thành các nhành nghiên cứu chính Từ đó các chủ đề nghiên cứu được hình thành và trình bày trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng trong nghiên cứu của luận án Thứ nhất, với mục tiêu là kiểm tra sơ bộ mô hình nghiên cứu đề xuất từ tổng hợp tài liệu và khám phá thêm các yếu tố mới để đưa vào nghiên cứu định lượng, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thực hiện Tiếp theo phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm khám phá thêm một số góc nhìn từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia từ kết quả của phần định lượng Việc thực hiện phỏng vấn, tác giả sử dụng phương pháp ghi chú tốc kí, đoạn phỏng vấn được ghi âm và chuyển đổi thành văn bản Đối tượng phỏng vấn chuyên gia được chia làm 3 nhóm: (i) chuyên gia lý thuyết, (ii) nhà đầu tư, (iii) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Những đối tượng được phỏng vấn đều hiểu biết về chuyên môn trong lĩnh vực tài trợ vốn cho DNKNST, hoặc đã từng có kinh nghiệm trong việc đầu tư vốn cho các DNKNST.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án sử dụng phương pháp thu thập thu thập dữ liệu thủ công thông qua kênh chính là CrunchBase (có trả phí) và các trang thông tin công khai như: cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và đầu tư, PitchBook, Linkedin, Facebook và các phương tiện truyền thông đại chúng khác Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng các kỹ thuật thống kê và mô hình hồi quy bằng phần mềm Stata Mục đích là tìm ra ý nghĩa thống kê của một số biến tới kết quả hoạt động huy động vốn và mối quan hệ của biến độc lập tới hoạt động huy động vốn Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy với biến nhị phân thông qua hàm Logit và Probit Đồng thời sử dụng hàm Tobit để kiểm chứng đối với biến giá trị huy động vốn.

Từ những kết quả thu được, tác giả tiến hành sàng lọc, thảo luận và giải thích các kết quả đã tính toán được và từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách đối với các cơ quan có thẩm quyền có liên quan dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã thu thập được Đồng thời cũng nêu ra những phần còn hạn chế của nghiên cứu để làm tiền đề cho các nghiên cứu trong tương lai.

Những đóng góp mới của luận án

- Đóng góp mới về lý luận

Thứ nhất, luận án đã tổng hợp tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi nghiệp,

DNKNST và huy động vốn của DNKNST ở trên thế giới và Việt Nam Bên cạnh đó hệ thống hoá các khái niệm, kiến thức, lý thuyết liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo và huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo Những tổng hợp này đóng góp khá quan trọng cho các nghiên cứu sau này vì cung cấp bức tranh toàn cảnh về DNKNST cũng như huy động vốn của DNKNST tại Việt Nam.

Thứ hai, luận án đã xây dựng và kiểm định được mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Một số yếu tố thuộc vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn tổ chức dù có hay không ảnh hưởng cũng có ý nghĩa nhất định đối với hệ thống lý thuyết nghiên cứu, đặc biệt tại Việt Nam.

Thứ ba, luận án có cập nhật được tình hình huy động vốn của DNKNST trong bối cảnh Covid -19, là một yếu tố quan trọng và kịp thời có ảnh hưởng lớn đến hoạt động khởi nghiệp của các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có những đóng góp nhất định Đó là các doanh nghiệp với nhóm sáng lập có khả năng huy động được vốn tốt hơn, đồng thời dự thi các cuộc thi khởi nghiệp cũng mang lại tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trong giai đoạn khó khăn này.

Thứ tư, các nghiên cứu hiện nay trên thế giới chủ yếu thực hiện ở các nước phát triển nơi có nền kinh tế, văn hoá xã hội phát triển và người dân không cần thiết phải tìm kiếm môi trường học tập hiện đại hơn Luận án được nghiên cứu trong bối cảnh quốc gia đang phát triển, nơi mà người dân thường tìm kiếm môi trường học tập tốt hơn thông qua du học ở các nước tiên tiến Kết quả nghiên cứu của luận án đã phát hiện và bổ sung vào lý thuyết yếu tố du học nước ngoài, đây là kết hợp giữa vốn nhân lực và vốn xã hội của doanh nhân Kết quả cho thấy, việc doanh nhân đi học đã có ảnh hưởng tích cực rõ rệt tới khả năng và giá trị huy động vốn cũng như khả năng gọi vốn ở các vòng tiếp theo Thứ năm, việc doanh nghiệp tham dự các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động huy động vốn ở mức độ phù hợp Nghĩa là có sự khác biệt giữa doanh nhân đi thi và doanh nhân không đi thi trong lăng kính đánh giá của nhà đầu tư Chính vì thế ở một nước đang phát triển như Việt Nam, các cuộc thi khởi nghiệp đang được khuyến khích từ phía nhà nước nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Kết quả nghiên cứu củng cấp thêm bằng chứng về lợi ích của việc tham các cuộc khi KNST.

- Đóng góp mới về thực ttiễn

Thứ nhất, luận án có ý nghĩa thực tiễn là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn cho DNKNST Bởi những quan điểm và kết luận rút ra liên quan đến hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam chủ yếu dựa vào nghiên cứu định tính, chưa có cơ sở từ định lượng được chứng minh Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở tin cậy để các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp.

Thứ hai, bộ dữ liệu và danh sách các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được đưa vào nghiên cứu trong luận án là địa chỉ tin cậy để các doanh nghiệp và doanh nhân khác có thể học hỏi Tìm hiểu mô hình kinh doanh phù hợp với thực thế tại doanh nghiệp mình Từ đó góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại ViệtNam.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 05 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Một số khuyến nghị và kết luận

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Các chủ đề nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Quá trình hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp (new venture, entrepreneurial firm) là một trong những hướng chính và lâu đời nhất của các nhà khoa học về khởi nghiệp

(Carlsson và cộng sự, 2013; Wiklund và cộng sự, 2011) Nghiên cứu về lĩnh vực này cũng xuất hiện từ những thời gian đầu tiên mà lý thuyết về khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân xuất hiện Bắt đầu từ nghiên cứu của Schumpeter (1912, 1934), doanh nghiệp khởi nghiệp đã được nhắc đến với ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của kinh tế, đồng thời quan điểm của Schumpeter về khởi nghiệp với đổi mới sáng tạo là trọng tâm, nền kinh tế lấy đổi mới sáng tạo làm trọng tâm chứ không phải là nỗ lực của các chính phủ trong việc ban hành các chính sách (Schumpeter, 1934) Theo đó, luận án mặc dù tiếp cận DNKNST (Startups hay Start-ups) tuy nhiên gốc rễ của vấn đề vẫn là doanh nghiệp khởi nghiệp (new venture) Cách tiếp cận này cũng bao hàm trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu, bởi hướng nghiên cứu có nhiều nét tương đồng.

Các chủ đề nghiên cứu nghiên cứu tập trung vào loại hình doanh nghiệp này rất đa dạng, có thể tóm tắt lại ở ba nhóm chính sau: (i) Quá trình hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (ii) Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; (iii) Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Hình 1.1 Các chủ đề nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (i) Các nghiên cứu về quá trình hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Sự hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được xem là quá trình hình thành từ con số không tời khi nó là một thực thể nhất định, do đó trong suốt quá trình nghiên cứu về chủ đề này, các nhà khoa học vẫn luôn tranh cãi về việc đây là quá trình hay là chỉ là một sự kiện (Baron & Markman, 2018; McMullen & Dimov, 2013;

2012; Vogel, 2017) Quy trình này được xem là quá trình doanh nhân thực hiện một chuỗi các hành động để hình thành nên doanh nghiệp mới, và các hoạt động này thay đổi liên tục tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là DNKNST (Baron & Markman, 2018) Quá trình này đi từ lúc doanh nhân có ý định khởi nghiệp, tới việc nhận ra các cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp và hình thức doanh nghiệp mà họ lựa chọn để khởi tạo, cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình này (Vogel, 2017).

Mặc dù DNKNST trở thành một thực thể rất quan trọng với nền kinh tế tuy nhiên lý thuyết liên quan đến việc định nghĩa loại hình doanh nghiệp này vẫn còn khá mới DNKNST được định nghĩa là loại hình danh nghiệp có tỷ lệ thất bại cao đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các yếu tố rủi ro khác nhau: nhân viên kinh doanh, thị trường, hệ thống chính trị, công nghệ và đặc điểm cá nhân (Servigny & Renault, 2004) Nghiên cứu của Paul Graham (2005) cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp được lập ra với kỳ vọng tăng trưởng nhanh Tốc độ tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng tạo mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là một doanh nghiệp khởi nghiệp Trong các nghiên cứu liên quan đến khái niệm DNKNST thì điểm chung được thống nhất giữa các nghiên cứu đó là tính đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp xuất phát từ ý tưởng mới, mô hình kinh doanh hay công nghệ mới (Youtie & Sharpira, 2008; Zhou và Peng, 2008; Basol, 2012; Anderson & Gaddefors, 2016) Các tiêu chí của DNKNST như văn hoá, ảnh hưởng từ tư duy của lãnh đạo, vòng đời, sự thu hút đầu tư và tác động kinh tế được các nhà khoa học nhấn mạnh tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu.

(ii) Những vấn đề về quản lý doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Một trong những chủ đề liên quan đến DNKNST đó là những thách thức và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt Shepherd và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn nhất định tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của mình Những khó khăn mà DNKNST gặp phải đó là thách thức về tài chính, nguồn nhân lực, các bên hỗ trợ, các yếu tố môi trường (Colombo & Piva, 2008; Tanha và cộng sự,2011; Salamzadeh, 2015) Theo đó là nghiên cứu về tìm hiểu sự thành công, thất bại cũng như sự tồn tại của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này cũng thu hút sự quan tâm của các học giả Theo Josefy và cộng sự (2017) cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp đã trưởng thành và doanh nghiệp mới.

Các DNKNST chủ yếu ở giai đoạn sớm và tỷ lệ DNKNST đối mặt với thất bại là rất lớn (GEM, 2020), kéo theo những nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tồn tại, thành công cũng như hiệu quả hoạt động của DNKNST Nghiên cứu của Thứ và cộng sự

(2017) kiểm định mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp và năng lực động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó yếu tố nguồn lực VRIN (Wu, 2007) - Giá trị, Khan hiếm, Khó bắt chước và Khó thay thế - là có ảnh hưởng tích cực tới năng lực động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Nghiên cứu của Ghi (2019) đã chỉ ra ảnh hưởng của quan hệ xã hội, đổi mới mô hình kinh doanh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có thể thấy các nghiên cứu về DNKN và DNKNST đã và đang là chủ đề thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm.

(iii) Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo nghiên cứu của Schafer & Mayer (2019), DNKNST được hình thành và phát triển tốt hơn phụ thuộc vào tính tập trung về mặt địa lý Các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của môi trường và các mạng lưới quan hệ tổ chức tới sự phát triển của DNKNST được truyền động lực từ việc hình thành các cụm doanh nghiệp như Silicon Valley hay các khu vực công nghệ cao ở các nước Điều này kéo theo một lượng lớn các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu các yếu tố cụ thể thuộc môi trường hỗ trợ cho sự phát triển của DNKNST làm cơ sở cho các chính sách của các quốc gia (McDowell & Dyson, 2011; Massey, 1996).

Nghiên cứu của Thuỷ và Hảo (2017a,b) đã giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như các bài học kinh nghiệm trên thế giới theo đó nhiều nghiên cứu tương tự đã đề xuất những gợi ý về chính sách như về thuế, pháp lý, tài chính (Yen, 2020;Trang, 2019) Nghiên cứu hệ sinh thái được áp dụng tại các địa phương để vận dụng các đặc điểm của tự nhiên vùng miền (Liên và cộng sự, 2018; Út, 2018) vào việc phát huy các mô hình doanh nghiệp và đóng góp lợi ích cho kinh tế khu vực Bên cạnh các chính sách pháp lý, các hình thức tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như các vườn ươm, tổ chức tăng tốc cũng được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm,nghiên cứu của Hiền (2020) về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam đã chỉ ra cần sự thiết của mô hình này đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ Nghiên cứu của Xen (2019) về mô hình ươm tạo ảo dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở các làng nghề Việt Nam, cũng đề xuất các hướng đi mới cho hoạt động hỗ trợ DNKNST.

Môi trường hỗ trợ thúc đẩy hoạt động huy động vốn khởi nghiệp

Quá trình và kết quả huy động vốn khởi nghiệp

Các chủ đề nghiên cứu huy động vốn cho khởi nghiệp

Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp

Các nghiên cứu liên quan đến huy động vốn cho khởi nghiệp

Nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp (entrepreneurial financing) bắt đầu phát triển trong giai đoạn từ những năm 1950 – 1960, hình thức vốn này được xem như là phương thức hỗ trợ mới nhằm thúc đẩy thương mại hoá các kết quả của công nghệ đồng thời hỗ trợ doanh nhân trong hành trình theo đuổi các mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh Lý thuyết về vốn cho khởi nghiệp chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về số lượng lẫn nội dung các chủ đề nghiên cứu trong hơn 60 năm qua

(Vuong, 2020) Có rất nhiều học giả đã có những đóng góp lớn cho lĩnh vực này, trong đó chủ yếu là các nhà nghiên cứu đến từ Châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó phải kể đến những nhà nghiên cứu nổi bật và có sự ảnh hưởng lớn trong ngành thông qua số lượng bài báo được trích dẫn (Nguyen và cộng sự, 2021) Đứng đầu là Zahra, các nghiên cứu của ông đã mở rộng sự hiểu biết của độc giả về các yếu tố có thể đánh giá một doanh nghiệp khởi nghiệp, hay mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh (Zahra, 1991, 1993;

Zahra & Covin, 1995) Nhìn chung các nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp của các tác giả trên bắt đầu xuất hiện từ sau những năm 1990s, cũng là giai đoạn bùng nổ của các công ty công nghệ “Dot-com” và được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư tư nhân lớn mạnh và mang về nhiều thương vụ thành công sau khi các doanh nghiệp này được niêm yết Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn tiếp tục phát triển chủ yếu tập trung vào bốn nhóm chủ đề chính, đó là: (i) Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp; (ii)

Quá trình và kết quả huy động vốn khởi nghiệp; (iii) Môi trường hỗ trợ thúc đẩy hoạt động huy động vốn khởi nghiệp.

Hình 1.2 Các chủ đề nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (i) Các nguồn, hình thức vốn hỗ trợ khởi nghiệp.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp đó là khả năng tiếp cận vốn Bởi vì các doanh nghiệp này hầu như chưa hình thành doanh thu ổn định, thiếu thốn tài sản cố định nên khả năng tiếp cận vốn vay là rất khó Do đó, các doanh nhân thường có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư chủ sở hữu – Equity investment Các nghiên cứu về chủ đề này đã chỉ ra các nguồn vốn hỗ trợ cho khởi nghiệp, như sau: đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, đầu tư doanh nghiệp, huy động vốn cộng đồng.

Các nghiên cứu về hình thức đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp được hình thành từ rất sớm, theo thống kê của Scopus từ khoá “Venture capital”

– đầu tư mạo hiểm xuất hiện trong các bài tạp chí lần đầu tiên vào năm 1978 và phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong ba mươi năm trờ lại đây Số lượng các nghiên cứu về đầu tư mạo hiểm chiếm hơn ba phần tư các nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp Xuất phát từ hình thức hoạt động của các nhà đầu tư mạo hiểm xuất hiện từ những năm 1940 ở bờ Đông nước Mỹ và phát triển sang bờ Tây nước Mỹ từ năm 1957 (Gomper, 1994) Hoạt động đầu tư mạo hiểm bắt đầu xuất hiện ở Anh cuối những năm

1970 và sau đó là các nước Châu Âu đầu những năm 1980 Sự dịch chuyển sang các nước Châu Á hình thành cuối những năm 1980 và phát triển mạnh mẽ từ đó (Bruton và cộng sự, 2005) Những nhà đầu tư mạo hiểm này huy động vốn từ các cá nhân (Limitted parmer), các tổ chức, các quỹ uỷ thác, quỹ hưu trí, ngân hàng, quỹ tài thịnh vượng chung, các gia tộc, quỹ chính phủ và các công ty bảo hiểm sau đó sẽ đầu tư vào các dự án kinh doanh giai đoạn đầu có tiềm năng tăng trưởng cao để thu về vốn chủ sở hữu lớn nhưng cũng có rủi ro cao (Barry, 1994; Fenn và cộng sự, 1997; Gompers, 1994; Gompers & Lerner, 2001; Sahlman, 1990; Weston Brigham, 1978) Những nhà đầu tư này tự mình đầu tư hay kết hợp với các nhà đầu tư hạt giống khác và hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác trên thị trường tài chính (Bonnet và Wirts, 2012) Nhà đầu tư mạo hiểm thường tập trung vào việc lựa chọn, đàm phán, kiểm soát và xác định thời gian thoái vốn của khoản đầu tư (Gompers và Lerner, 2001; Fitza và cộng sự, 2009; Gorman Sahlman, 1989; Rosenstein et al., 1993; Sahlman, 1990; Sapienza và cộng sự, 1996; Tyebjee và Bruno, 1984) Họ thậm chí xem mình là một nhà đầu tư tích cực khi tham gia vào việc phát triển chiến lược của doanh nghiệp cũng như tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư (Berger và Udell, 1998). Warne (1988) còn mô tả nhà đầu tư mạo hiểm như là hình thức kết hợp giữa nhà tư vấn và nhà cung cấp vốn.

Các nghiên cứu truyền thống đã cho thấy vai trò quan trọng của nhà đầu tư thiên thần và các quỹ đầu tư mạo hiểm trong việc hỗ trợ tài chính để nhóm doanh nghiệp này tăng trưởng và phát triển Bên cạnh đó những năm gần đây xuất hiện các hình thức đầu tư mới từ bên ngoài dành cho nhóm DNKNST (Bruton và cộng sự, 2015; Lerner,

2022) Doanh nhân trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể gọi vốn từ nhiều nguồn như là tổ chức tăng tốc, vườn ươm, các quỹ hạt giống của trường đại học, nền tảng huy động vốn cộng đồng và các công cụ tài chính bảo trợ bằng sáng chế Hơn nữa, trái với các hoạt động thông thường về khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu mới cho thấy rằng các công ty khởi nghiệp mới có dựa vào các nguồn nợ bên ngoài như nợ ngân hàng (Robb & Robinson, 2014) Đồng thời một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các doanh nhân có thể tạo ra và phát triển công ty mà không cần huy động vốn tài chính từ bên ngoài, như thông qua hoạt động vốn tự thân và mô hình kinh doanh có dũng tiền tốt (Baker & Nelson 2005; Winborg & Landstrửm 2001) Cuối cựng, sự toàn cầu hoá của thị trường tài chính đã cho phép các dự án kinh doanh nhận tài trợ từ các nhà đầu tư ở cỏc quốc gia khỏc nhau (Devigne và cộng sự 2013; Mọkelọ và Maula 2005).

(ii) Quá trình và kết quả huy động vốn khởi nghiệp.

Các hoạt động huy động vốn đầu tư từ bên ngoài luôn tồn tại hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, có sự bất cân xứng thông tin lớn giữa các doanh nhân và nhà đầu tư Ví dụ, các nhà đầu tư bên ngoài rất khó xác định chất lượng và giá trị tiềm năng của các đổi mới công nghệ Tuy nhiên, ngược lại, các doanh nhân, những người thường nắm rõ công nghệ về sản phẩm, là người hiểu rõ chất lượng của hoạt động sáng tạo đó Thứ hai, tiềm ẩn một vấn đề rủi ro đạo đức, khi các doanh nhân đã huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài, họ có động cơ để phân bổ sai các khoản tiền này bằng cách chi tiêu cho các mục mang lại lợi ích cho bản thân một cách không cân xứng Ví dụ, một doanh nhân/nhà khoa học có thể chọn đầu tư kinh phí vào các hoạt động nghiên cứu mang lại hiệu quả đáng chú ý cho nhà khoa học, nhưng họ sẽ thu lại rất ít lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Như được mô tả trong Hart (2001), tài liệu tài chính doanh nghiệp đã phát triển để xem xét tài chính khi đối mặt với thông tin bất cân xứng và các vấn đề rủi ro đạo đức Các tài liệu về hợp đồng tài chính đề xuất hai giải pháp chính Thứ nhất, các hợp đồng khuyến khích có thể được thiết kế theo cách tối ưu hóa độ nhạy cảm của sự giàu có của doanh nhân đối với các tín hiệu có thể quan sát được về nỗ lực của doanh nhân(ví dụ: doanh thu hoặc lợi nhuận) Thứ hai, quyền kiểm soát có thể được quy định để xác định ai là người lựa chọn các hành động được thực hiện trong công ty Bởi vì các tình huống kinh doanh gần giống với các tình huống được giải quyết bởi lý thuyết hợp đồng tài chính (Kaplan và Stromberg, 2001), một tài liệu lớn đã xuất hiện phân tích các giải pháp hợp đồng cho các vấn đề về cơ quan và bất cân xứng thông tin được gắn trong các thỏa thuận tài chính giữa các nhà đầu tư (chủ yếu là các nhà đầu tư mạo hiểm) và các doanh nhân Như tóm tắt dưới đây, tài liệu này trình bày cách các hợp đồng tài trợ kinh doanh giải quyết hai vấn đề cơ bản của bất cân xứng thông tin và rủi ro đạo đức bằng cách phân bổ quyền dòng tiền, quyền kiểm soát biểu quyết và quyền quyết định Các hợp đồng tài trợ có tính chất nhà nước cao và chuyển một cách hiệu quả một lượng lớn rủi ro trong một dự án kinh doanh mới từ nhà đầu tư sang doanh nghiệp Các vấn đề chính của hợp đồng được phân tích là loại bảo đảm được ban hành, bản chất của các giao ước trong hợp đồng tài chính, và các quyền sở hữu và quyền kiểm soát.

Nghiên cứu về tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đã chỉ ra trong các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, tính pháp lý, ý định phát triển và đặc điểm của người chủ doanh nghiệp, thì đặc điểm của người chủ doanh nghiệp là yếu tố quyết định chính đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng tồn tại một thứ tự ưu tiên trong lựa chọn vốn của các chủ doanh nghiệp (Myer & Majluf, 1984) Điều này là do thực tế các doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập trung vào tính mới do đó sự bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện xảy ra giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp Những điều này làm chi phí vốn bị tăng lên, các hình thức tài trợ vốn từ bên ngoài kém hấp dẫn với chủ doanh nghiệp do họ bị pha loãng tỷ lệ sở hữu từ đó bị giới hạn quyền kiểm soát đối với công ty Từ đó họ thích vay nợ hơn vay vốn cổ phần.

Nghiên cứu của Kaplan & Schoar (2003), trích dẫn dữ liệu từ Venture Economics, báo cáo rằng các cam kết đối với các quan hệ đối tác đầu tư mạo hiểm đã tăng từ dưới 10 tỷ đô la Mỹ năm 1991 lên hơn 180 tỷ đô la Mỹ vào năm 2000 Tuy nhiên, so với tầm quan trọng của hình thức đầu tư này, số lượng nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích các đặc điểm rủi ro và lợi nhuận của các khoản đầu tư cổ phần tư nhân thì lại không có nhiều Trở ngại rõ ràng đối với một phân tích như vậy là tính sẵn có của dữ liệu Không giống như các công ty giao dịch công khai, các công ty tư nhân không phải chịu nhiều yêu cầu về công bố thông tin.

Cochrane (2001) nêu một số lý do tại sao động lực của lợi nhuận vốn cổ phần tư nhân có thể khác với động lực của các công ty đại chúng Thứ nhất, các nhà đầu tư có thể yêu cầu lợi nhuận cao hơn để bù đắp cho tính kém thanh khoản tương đối của các khoản đầu tư cổ phần tư nhân Thứ hai, vì vốn cổ phần tư nhân có xu hướng được nắm giữ trong các khối lớn, các nhà đầu tư có thể yêu cầu lợi nhuận bổ sung để bù đắp cho việc thiếu đa dạng hóa của họ Thứ ba, các khoản đầu tư cổ phần tư nhân thường không chỉ là đầu tư tài chính Các nhà đầu tư mạo hiểm có thể yêu cầu bồi thường thêm cho vai trò cố vấn và giám sát mà họ phục vụ trong các công ty đầu tư của mình. Cuối cùng, Kaplan và Schoar (2003) lưu ý rằng có thể một số nhà đầu tư cổ phần tư nhân có quyền truy cập độc quyền vào các giao dịch ưu việt.

Trong hàng thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng xác định các yếu tố quyết định thành công của các doanh nghiệp, và được đo lường bằng sự tồn tại và tăng trưởng của các DNKNST Do hạn chế về dữ liệu của các dự án kinh doanh mới và trẻ tuổi, do đó hầu hết các nghiên cứu tập trung và doanh nghiệp lâu đời hơn Gần đây dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát từ hơn 5000 doanh nghiệp khởi nghiệp của Kauffman đã mang đến một muồn dữ liệu dồi dào cho các nhà nghiên cứu Nghiên cứu của Robb và Robinson (2014) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của cấu trúc vốn doanh nghiệp khởi nghiệp và tìm ra rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao thường có tốc độ tăng trưởng về doanh thu và nhân sự lớn hơn các doanh nghiệp còn lại Nghiên cứu của Cole và cộng sự

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khởi nghiệp sáng tạo được nhiều học giả quan tâm và cũng là nhánh chính trong các nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường có ba cách tiếp cận, thứ nhất là từ phía nhà đầu tư và thứ hai là từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp và thứ ba là các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp.

Các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp

Các yếu tố từ phía doanh nhân và doanh nghiệp KNST Các chủ đề nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST

Các yếu tố từ phía nhà đầu tư

Hình 1.3 Các chủ đề nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (i) Các yếu tố từ phía nhà đầu tư

Từ phía nhà đầu tư thường là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư và các nghiên cứu này được nghiên cứu tập trung nhiều hơn từ góc độ nhà đầu tư (Tyebjee & Bruno, 1984; Macmillan và cộng sự, 1985) Chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào các tiêu chí ra quyết định từ phía nhà đầu tư Nghiên cứu của Tyebjee và Bruno (1984) đã chỉ ra bốn nhóm tiêu chí bao gồm tiềm năng thị trường, năng lực quản lý, tính cạnh tranh và sản phẩm Theo Macmillan và cộng sự (1985) có sáu nhóm ảnh hưởng dến việc ra quyết định của nhà đầu tư là kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, đội nhóm, tính năng của sản phẩm, tốc độ tăng trưởng, quy mô thi trường và lợi nhuận kỳ vọng Ngoài ra nghiên cứu của Zacharakis & Meyer (1998) lại cho rằng quá trình ra quyết định của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng tuân thủ theo các tiêu chí mà giống như một nghệ thuật và có sự tham gia của yếu tố con người Kết quả nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu của Waldon & Hubbard (1991) và Wright & Robbie (1996).

(ii) Các yếu tố từ phía doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Đó là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn và giá trị huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp (Cassar, 2004; Cosh và cộng sự, 2009; Nofsinger & Wang,

2011) Nhóm các nghiên cứu này tập trung vào đối tượng nghiên cứu là thực trạng các DNKNST từ đó chỉ ra các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn Cũng do chủ thể nghiên cứu là DNKNST nên việc thu thập các dữ liệu khá khó khăn, chính vì thế các nghiên cứu thường tập trung vào nhóm các yếu tố liên quan đến nhà sáng lập và đặc điểm của sản phẩm cũng như mạng lưới xã hội của DNKNST.

(iii) Các yếu tố thuộc về môi trường hỗ trợ cho khởi nghiệp

Nhiều nghiên cứu sử dụng môi trường như là yếu tố kiểm soát trong mô hình nghiên cứu, tuy nhiên đây cũng được xem là một nhóm các yếu tố cần xem xét khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn khởi nghiệp Yếu tố bên ngoài thường được sử dụng trong các nghiên cứu chính là vị trí của các doanh nghiệp khởi nghiệp (Delgado và cộng sự, 2010) trong đó chỉ ra rằng các doanh nghiệp tập trung ở các khu vực đông đúc doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có khả năng huy động nguồn lực tốt hơn Ngoài ra vai trò của chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu Theo nghiên cứu của Jeng & Wells (2000), có sự không thống nhất giữa việc cho rằng chương trình hỗ trợ của chính phủ sẽ thúc đẩy hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp sôi động, mặt khác lại có khả năng kéo chậm sự phát triển của hoạt động đầu tư mạo hiểm Một yếu tố vĩ mô nữa là trạng thái của nền kinh tế quốc gia, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt sẽ kéo theo sự xuất hiện của các quỹ đầu tư theo đó cơ hội tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp càng cao (Acs & Audretsch, 1994).

Luận án dựa vào các dữ liệu nghiên cứu thu thập được thông qua nghiên cứu tại bàn đã tổng hợp được các nghiên cứu thực hiện về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và được thể hiện dưới Bảng 1.1 Có thể thấy rằng sự xuất hiện của các cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khởi nghiệp đó là vốn nhân lực , vốn xã hội và vốn tài chính điều này mở ra hướng tiếp cận mới của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của nhóm doanh nghiệp mới này.

Bảng 1.0.1 Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn sở hữu của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tác giả (năm) Dữ liệu Hoạt động huy động vốn Các yếu tố ảnh hưởng

(2004) 292 DN mới Tổng số vốn huy động được Vốn nhân lực, đặc điểm nhà sáng lập, quy mô DN, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng.

3,083 thương vụ Hình thức huy động Đặc điểm DN, ngành, vòng huy động vốn, quỹ đầu tư của

89 DNKNST Số vòng huy động vốn Vốn nhân lực (kinh nghiệm quản lý, ngành); các yếu tố rủi ro bên ngoài.

149 DNKNST Khả năng huy động vốn Vốn nhân lực (kinh nghiệm khởi nghiệp, học vấn), Vốn xã

7,588 chủ DN nhỏ Cấu trúc vốn Vốn nhân lực, đặc điểm doanh nghiệp, chi phí tài chính Shane và Cable

50 DNKNST Huy động được vốn Vốn xã hội: mối quan hệ xã hội, danh tiếng

2000 doanh nhân Quy mô vốn của DN Giới tính

(2007) hội (mạng lưới xã hội)

2,520 DNKNST Huy động vốn từ bên ngoài Đặc điểm tài chính của DN, số năm hoạt động Bertoni và cộng sự

538 DN công nghệ Quy mô vốn Đặc điểm DN và đặc điểm chủ sở hữu, #bằng sáng chế Nofsinger và Wang

1,869 DNKNST Cấu trúc vốn bên ngoài Sản phẩm mới, công nghệ mới, kinh nghiệm khởi nghiệp Bertoni và cộng sự

361 DN công nghệ Tổng vốn đầu tư Đặc điểm tài chính Staniewski và cộng sự

345 nhà sáng lập Nguồn vốn Động lực huy động vốn

Tác giả (năm) Dữ liệu Hoạt động huy động vốn Các yếu tố ảnh hưởng

2,487 khoản đầu tư Giá trị của thương vụ đầu tư

235 DNKNST Tổng số vốn huy động được Khả năng huy động được

Tài sản vô hình, vốn nhân lực, các khoản đảm bảo và hiệu quả tài chính

Vốn nhân lực (giáo dục, kinh nghiệm ngành và khởi nghiệp), nhà đầu tư trước đó

Vốn nhân lực (Giáo dục ĐH, Tuổi, giới tính), vốn xã hội

(2021) 1397 DNKNST vốn, Tổng số vốn chủ sở hữu (quay về quê hương để KN), Vị trí địa lý, ngành.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

108 DNCN Khả năng huy động vốn Vốn nhân lực (giáo dục) Bernstein và cộng sự

4,494 nhà đầu tư Mức độ ưa thích đầu tư Nhóm sáng lập, các nhà đầu tư trước, trao đổi thông tin Ratzinger và cộng sự

4,953 DNKNST Giai đoạn đầu tư Giáo dục đại học về công nghệ/kinh doanh, GDĐH

Tại Việt Nam, nghiên cứu về hoạt động huy động cho khởi nghiệp, đặc biệt là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng bắt đầu sôi động với nhiều công bố ở trong và ngoài nước Các nhóm nghiên cứu về chủ yếu là: (i) Chính sách và luật hỗ trợ cho huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Giới thiệu về các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Thực trạng chung về hoạt động huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp;

(iv) Định giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn.

Nhóm nghiên cứu về chính sách và khung pháp lý hỗ trợ cho đầu tư khởi nghiệp thu hút được rất nhiều nhà nghiên cứu tham gia Theo Nguyễn Viết Lợi (2016), hệ thống khung pháp luật và chính sách là “bệ đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển, giúp cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam có thể bứt phá mạnh mẽ Nghiên cứu tham khảo các chính sách hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp trên thế giới và làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Phạm Hữu Hồng Thái và Hồ Thị Lan, 2018) cho rằng cần phải xây dựng một thị trường vốn minh bạch là điều cần thiết để khuyến khích sự phát triển của hình thức huy động vốn mới này Phan Hoàng Lan và Từ Minh Hiệu (2017) đề xuất quy định pháp lý nhằm khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư thiên thần vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Theo đó cần thiết phải làm rõ khái niệm về nhà đầu tư thiên thần và khảo sát nhu cầu thực tế của họ, đồng thời không quy định cụ thể về các điều kiện cứng như về thu nhập sẽ gây tâm lý “e dè” cho các nhà đầu tư Các DNKNST được cho là khó tiếp cận với hình thức vốn vay do thiếu lịch sử kinh doanh và tài sản thế chấp, chính vì thế các nghiên cứu đề xuất hình thành các quỹ bảo lãnh tín dụng nhằm hỗ trợ các DNKNST có thể tiếp cận nguồn vốn này (Trần Thị Xuân Anh và Trần Thị Thu Hương, 2020).

Nhóm nghiên cứu về giới thiệu các hình thức huy động vốn cho DNKN thu hút số lượng lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam Một số tác giả như Đặng Thị Việt Đức và Đô Thu Hà (2018); Hoàng Thị Hồng (2020) bàn về các hình thức huy động vốn chung cho DNKNST Việt Nam, cụ thể là thị trường vốn cho DNKN tại Việt Nam vẫn đang ở dạng sơ khai Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các hình thức huy động vốn chính như: đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, tổ chức tăng tốc khởi nghiệp và đặc biệt ở Việt Nam có sự tham gia của các quỹ hỗ trợ quốc gia Bên cạnh đó một số nghiên cứu tập trung bàn luận cụ thể về từng hình thức huy động vốn cụ thể như: Quỹ đầu tư mạo hiểm (Trần Thị Nhật Anh, 2017; Lê Văn Phúc và Nguyễn Thị Vân Anh, 2019);nhà đầu tư thiên thần (Đỗ Anh Đức, 2021); Quỹ phi lợi nhuận (Phan Hoàng Lan và Vũ Hải Anh, 2019); Thị trường chứng khoán (Lưu Minh Sang, 2020); huy động vốn cộng đồng (Nguyễn Quang Thu và cộng sự, 2018) Những nghiên cứu này là các nghiên cứu phân tích và bàn luận định tính, bàn về khái niệm hình thức huy động và một số thực trạng cũng như giải pháp khuyến khích hình thức huy động vốn cho thị trường Việt Nam.

Nhóm nghiên cứu về thực trạng huy động vốn khởi nghiệp chung tại Việt Nam vẫn còn đang rất mới từ phía các tạp chí chuyên ngành Những nghiên cứu này đề cập tới dòng vốn và thực trạng các hình thức huy động vốn hiện có Cụ thể nghiên cứu của Nguyễn Thanh Huyền và Trần Hoài Nam (2016) đề cập chung về dòng vốn và một số khuyến nghị chung Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2020) nêu qua một số thực trạng của các hình thức huy động vốn Hiện nay một số báo cáo tổng hợp về thực trạng huy động vốn khởi nghiệp tại Việt Nam được các tổ chức quan tâm như Học viện nhà sáng lập Topica là tổ chức đầu tiên đưa ra báo cáo về thực trạng các thương vụ huy động vốn thành công Tiếp theo năm 2019 Quỹ đầu tư mạo hiểm ESP và năm 2020 Quỹ Do Venture cũng công bố báo cáo về thực trạng huy động vốn đầu tư khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam, đây được xem là những báo cáo quan trọng và tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo Tuy nhiên nhược điểm của nguồn dữ liệu này là khó tiếp cận bởi tính bảo mật và cam kết với các bên cung cấp thông tin.

Nhóm nghiên cứu cuối cùng về định giá doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn Nhóm nghiên cứu này rất mới và bắt đầu xuất hiện tại

Việt Nam từ năm 2019 Nghiên cứu về các phương pháp định giá công ty khởi nghiệp được thực hiện dựa trên dữ liệu của chương trình truyền hình thực tế “Thương vụ bạc tỷ - Shark tank” đã chỉ ra một số thực trạng trong phương pháp định giá tại Việt Nam.

Cụ thể phương pháp định giá phổ biến là phương pháp bội số (bội số doanh thu, bội số lợi nhuận gộp và bội số lợi nhuận ròng) Cũng sử dụng dữ liệu từ cuộc thi “Thương vụ bạc tỷ” nghiên cứu của Lê Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Trần Hà My (2020) phân tích 40 trường hợp huy động vốn thất bại và tìm hiểu các nguyên nhân của nó Theo đó, các nguyên nhân được chỉ ra là thiếu nhu cầu từ thị trường, mô hình kinh doanh không tiềm năng và các yếu tố liên quan đến sản phẩm Nghiên cứu của Đặng Thành Đạt và Nguyễn Thị Kim Anh (2020) cũng phân tích các nhân tố thu hút đầu tư thiên thần vào startup thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu đã chỉ ra rằng các yếu tố thuộc về con người, vai trò của nhà đầu tư thiên thần, lợi nhuận kỳ vọng/khả năng thoái vốn và chính sách của chính phủ là các yếu tố quyết định tới khả năng thu hút đầu tư của DNKNST Việt Nam.

Có thể thấy rằng, nghiên cứu về hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và các yếu tố ảnh hưởng tới huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đều thu hút được số lượng lớn các tác giả trên thế giới và ViệtNam Tuy nhiên so với sự phát triển của các nghiên cứu trên thế giới các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế mở ra cơ hội nghiên cứu rộng mở cho các học giả.Đồng thời cũng bổ sung cho tính cấp thiết của đề tài luận án.

Khoảng trống nghiên cứu

Từ phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu ở phần trên, có thể thấy rằng chủ đề tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính cho DNKNST vẫn còn nhiều vấn đề cần được trao đổi.

Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vẫn là lĩnh vực mới trên thế giới và Việt Nam, do đó hệ thống khái niệm và lý luận liên quan đến chủ đề này vẫn còn nhiều điều cần khám phá Cụ thể khái niệm về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hay hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng chưa có hệ thống lý thuyết đầy đủ, đặc biệt ở Việt Nam Luận án mở ra cơ hội có thể bổ sung một phần vào hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động huy dộng vốn của DNKNST tại Việt Nam.

Thứ hai, về cách tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trên thế giới chủ yếu số lượng nghiên cứu tập trung từ khía cạnh nhà đầu tư, có ít nghiên cứu tiếp cận theo các yếu tố từ phía doanh nghiệp Trong khi đó, đây được xem là câu hỏi lớn giành cho các DNKNST khi bắt đầu huy động vốn của mình Chính vì vậy, mở ra hướng nghiên cứu với các yếu tố tiếp cận từ lăng kính các DNKNST.

Thứ ba, vai trò của doanh nhân đối với khả năng huy động vốn của DNKNST cũng còn là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứu Các nghiên cứu trước đây chưa có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu, bởi một số cho rằng vốn nhân lực của doanh nhân ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động nguồn vốn tài chính từ bên ngoài của doanh nghiệp Tuy nhiên ở một khía cạnh khác thì một số lại tìm thấy không có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa trình độ học vấn và kinh nghiệm của doanh nhân đối với kết quả huy động vốn của họ Chính vì vậy ở một quốc gia với truyền thống tôn sư trọng đạo đề cao việc học thì trình độ cũng như vốn nhân lực của doanh nhân có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy dộng vốn tài chính từ bên ngoài sẽ là một điểm thú vị cần quan tâm.

Thứ tư, vai trò của vốn xã hội tới hoạt động huy động vốn tài chính của DNKNST.

Nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp trong thị trường mới nổi cũng cho thấy rằng, các DNKNST với lịch sử kinh doanh và các tài sản đảm bảo không lớn rất khó có thể tiếp cận vốn tài chính từ các tổ chức tín dụng Điểm mạnh của nhóm doanh nghiệp này là có sự quan tâm của thị trường và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Vậy với những liên kết và mạng lưới xã hội này có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động huy động vốn của họ Do đó hướng nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố thuộc vốn xã hội giúp DNKNST tiếp cận được dòng vốn mới.

Thứ năm, với bối cảnh nghiên cứu hiện tại khi mà cả thế giới đều đối diện với khó khăn từ đại dịch Covid-19 thì nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng bị ảnh hưởng rất lớn (Brown và cộng sự, 2020) Cả thế giới chứng kiến hiện tượng nghủ đông của thị trường vốn (Didier và cộng sự, 2021), vậy với việc đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo sẽ chịu tác động thế nào? Đây là câu hỏi lớn và cần được nghiên cứu, cụ thể với bối cảnh một quốc gia theo chính sách chặt chẽ đối với dịch bệnh như Việt Nam.

Thứ sáu, các nghiên cứu liên quan đến tài chính cho khởi nghiệp chủ yếu tập trung tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, trong khi đó các quốc gia mới nổi khu vực Châu Á ngoại trừ Trung Quốc vẫn chưa thu hút được nhiều nghiên cứu Trong đó nghiên cứu tại Việt Nam sẽ dẫn tới những góc nhìn mới cho hoạt động tài chính khởi nghiệp Được đánh giá là quốc gia thu hút được vốn đầu tư lớn từ các quỹ xếp sau Singapore và Indonesia, Việt Nam nổi lên là nước có nhiều tiềm năng về nhân tài và thị trường rộng mở để các Startup có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ bảy, chính là dữ liệu nghiên cứu Sự khan hiếm về dữ liệu nghiên cứu của các DNKNST là một trong những yếu tố chính khiến khối lượng nghiên cứu về chủ đề này vẫn hạn chế so với các chủ đề nghiên cứu khác trong mảng tài chính cũng như khởi nghiệp Nguyên nhân chính là nhóm doanh nghiệp này còn rất mới, chưa có hoạt động kinh doanh rõ ràng và minh bạch như các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việc thu thập dữ liệu về nhóm doanh nghiệp này cần nhiều nguồn lực và mức độ kiểm chứng tính chính xác của thông tin cũng thấp hơn Do đó các nghiên cứu hiện tại chủ yếu là tự thu thập thủ công và sử dụng dữ liệu từ các quỹ và nền tảng đầu tư.

Vì thế, nghiên cứu về hoạt động huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có yếu tố công nghệ như DNKNST tại một quốc gia mới nổi sẽ giải đáp phần nào những khoảng trống nghiên cứu đã nêu ở trên Cụ thể về sự phân hoá bởi các nguồn tài trợ vốn, nghiên cứu sử dụng đa dạng nguồn vốn giữa đầu tư mạo hiểm, vốn từ nhà đầu tư thiên thần và vốn từ các quỹ tư nhân khác.

Nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là gì?

2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc vốn nhân lực, vốn xã hội và đặc điểm doanh nghiệp tới hoạt động huy động vốn thế nào?

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như thế nào?

4 Hoạt động huy động vốn của DNKNST đang diễn ra tại Việt Nam thế nào, điều gì rút ra được từ thực trạng đó?

5 Yếu tố nào đặc biệt tại thị trường vốn Việt Nam có thể đóng góp cho lý thuyết trên thế giới?

Nhìn chung, chương này đã trình bày bức tranh tổng quan về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Sáu khoảng trống nghiên cứu đã được chỉ rõ, và lập luận về khoảng trống đó.Đồng thời các câu hỏi nghiên cứu được phát triển dựa trên các khoảng trống nghiên cứu sẽ là tiền đề xuyên suốt trong toàn bộ luận án, từ cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, kết quả và thảo luận nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA

Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Khởi nghiệp được hiểu là việc khám phá các cơ hội kinh doanh và biến các cơ hội đó thành hiện thực (J Schumpeter, 1934; Kirzner, 1973; Stevenson & Jarillo,1990; Shane & Venkataraman, 2000) Khởi nghiệp được xem là một quá trình người doanh nhân hình thành ý định khởi nghiệp, tìm kiếm và đánh giá các cơ hội khởi nghiệp tới thực hiện hành động khởi nghiệp (Forbes, 2003) Doanh nghiệp khởi nghiệp là kết quả của quá trình khởi nghiệp của người doanh nhân, do đó doanh nghiệp này mang tinh thần riêng của nhà sáng lập và thực hiện mục đích và ý chí riêng của nhà sáng lập. Doanh nghiệp khởi nghiệp trước hết là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và do một hoặc một nhóm doanh nhân đứng ra đăng ký Đặc điểm chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp đó là mới tham gia vào thị trường với thời gian hoạt động thường là dưới 5 năm.

Theo Gartner (1985) khởi nghiệp là việc tạo ra doanh nghiệp mới, theo đó quy trình này bao gồm việc nghiên cứu tâm lý và hành vi của người doanh nhân Doanh nghiệp khởi nghiệp là những doanh nghiệp được hình thành chính thức và đang trong giai đoạn đầu phát triển Tại Việt Nam, Luật doanh nghiệp vừa và nhỏ (2018) quy định khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm việc thành lập và vận hành trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận lần đầu và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Có thể thấy rằng khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp là khái niệm rộng, nó bao hàm một số hình thức bốn khởi nghiệp chính

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp để thay thế tiền lương Đây là hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, mang lại mức thu nhập cho chủ sở hữu ít nhất là tương đương với mức lương họ có thể nhận được nếu đi làm thuê Ví dụ như các cửa hàng liện lợi, nhà hàng,… Những doanh nghiệp này cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông thường, dễ sử dụng và không đặc biệt sáng tạo cho khách hàng (Barringer, 2015).

Thứ hai, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu kèm theo phục vụ việc thoả mãn phong cách sống mà người doanh nhân theo đuổi Những doanh nghiệp này có thể là các huấn luyện viên cá nhân, các chuyên gia độc lập hay những nghệ sỹ hoạt động độc lập Các công ty này không đổi mới sáng tạo và cũng không phát triển nhanh chóng Thông thường quy mô của những doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ (Barringer, 2015).

Thứ ba, hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và nhỏ được hình thành dựa trên các ý tưởng kinh doanh nhằm tận dụng các cơ hội thị trường để cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng Những doanh nhân này vẫn theo đuổi việc kinh doanh và vẫn duy trì tốc độ phát triển doanh nghiệp tuy nhiên không dựa vào việc lấy đổi mới và sáng tạo làm trọng tâm Chính vì thế, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp này khá hạn chế.

Thứ tư, hình thức khởi nghiệp sáng tạo, là việc doanh nhân khám phá các cơ hội thị trường và cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới Thường có sự tham gia của yếu tố công nghệ và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh doanh nghiệp của mình Bản chất là tạo ra giá trị và phổ biến giá trị này cho khách hàng (Barringer, 2015) Khái niệm này sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau.

- Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Luận án tiếp cận khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên định nghĩa của thế giới về “Start-up” do đó các định nghĩa được trích dẫn dưới dây đều xoay quanh nghiên cứu về “Start-up” Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhiều hình thức doanh nghiệp mới được ra đời trong đó có “Start-up” là hình thức doanh nghiệp mới thu hút được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Thuật ngữ “Start-up” được sử dụng lần đầu tiên theo nghĩa mới vào năm 1976 trên tạp chí Forbes, với hàm ý là các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực xử lý dữ liệu điện tử Sau đó “Start-up” được đề cập là một doanh nghiệp công nghệ cao, sáng tạo và tăng trưởng nhanh trong tạp chí Business Week (1977) Các định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu, Bảng 2.1 tổng hợp một số khái niệm về DNKNST.

Bảng 2.1 Tổng hợp định nghĩa về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

STT Tác giả Định nghĩa

1 Steve Blank (2003) Start-up là một tổ chức tạm thời được thành lập để tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể lặp lại và mở rộng được.

2 Cassar (2004) Start-up là doanh nghiệp trẻ, năng động, thích ứng nhanh và có áp dụng công nghệ.

Doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ cao là những doanh nghiệp thu hút sự quan tâm các nhà đầu tư mạo hiểm thông qua tiềm năng tăng trưởng cao của mình.

Start-up là một tổ chức được điều hành bởi con người và thành lập để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện không chắc chắn.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo “là tổ chức tạm thời tìm kiếm mô hình kinh doanh có khả năng tăng tốc phát triển, nhân rộng và mang lại lợi nhuận”.

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp: (i) có tham vọng trở thành công ty lớn có ảnh hưởng nhất định tới thị trường hiện tại hoặc tạo ra một thị trường hoàn toàn mới; (ii) luôn thử nghiệm liên tục các giả thuyết kinh doanh, xác minh chúng và sửa đổi liên tục các phiên bản của mô hình kinh doanh thoả đáng với mục tiêu trên, (iii) cấu trúc tài sản thay đổi trong giai đoạn tăng trưởng từ việc nhận tiền đầu tư từ bên ngoài dẫn đến tỷ lệ sở hữu của nhà sáng lập sẽ giảm dần.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Có thể thấy rằng, khái niệm “Start-up” có nhiều điểm giống nhau giữa kết quả nghiên cứu của nhà khoa học và khái niệm “Start-up” được nhắc đến trên các kênh truyền thông đại chúng xuất phát từ những chuyên gia về khởi nghiệp sáng tạo có kinh nghiệm trong hệ sinh thái như Steve Blank, Paul Graham, Alexander Osterwalder và Eric Rise Đồng thời các trường đại học hàng đầu như Standford, Harvard, MIT cũng mời các chuyên gia tham gia đồng sáng tạo các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp trong các trường đó. Định nghĩa được trích dẫn rộng rãi không chỉ trong các ấn phẩm kinh doanh mà còn trong các tài liệu khoa học là định nghĩa của Steve Blank (2003), là một doanh nhân ở Thung lũng Sillicon và là một trong ba người giới thiệu thuật ngữ “Khởi nghiệp tinh gọn” Theo đó doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức tạm thời được thành lập để tìm kiếm mô hình kinh doanh có thể lặp lại và mở rộng được (Blank, 2003, 2013) Có thể thấy rằng khái niệm của Blank (2013) không nhắc đến các cụm từ như “mới”, “sáng tạo” hay “công nghệ” mà nhấn mạnh vào việc luôn tìm kiếm mô hình kinh doanh bởi lý do từ sự không chắc chắn về vấn đề và giải pháp mà DN đang tìm kiếm Tuy nhiên để mở rộng mô hình kinh doanh, một điều ngầm hiểu cho rằng chỉ có thể đạt được thông qua công nghệ, nơi mà máy tính sẽ làm việc hộ con người Vậy tổng kết lại quan điểm của Blank về khái niệm DNKNST đó là hình thức tổ chức có mô hình kinh doanh có tính lặp và có thể mở rộng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Theo Cassar và cộng sự (2004), từ “Start-up” ban đầu được hiểu là hình thức doanh nghiệp ở giai đoạn sớm, dần dần khái niệm về hình thức doanh nghiệp này được thu hẹp theo hướng là những doanh nghiệp năng động, thích ứng nhanh và có áp dụng công nghệ Theo Eric Ries (2010) doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một tổ chức được điều hành bởi con người và thành lập để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện rất không chắc chắn Do đó Ries nhấn mạnh các công ty Start-up tập trung vào tính mới của sản phẩm và dịch vụ đồng thời nhấn mạnh vào tính rủi ro cao mà DN phải đối diện. Điểm chung của các khái niệm trên đều tập trung vào mục tiêu chính của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là tìm kiếm mô hình kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và chủ yếu dựa trên công nghệ Một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo điển hình trên thế giới như Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google, đây là nhóm doanh nghiệp đặt nền móng cũng như truyền cảm hứng cho giới doanh nhân và các nhà nghiên cứu trên thế giới Có thể thấy, những doanh nghiệp này đều dựa trên công nghệ, có tốc độ tăng trưởng nhanh và cuối cùng đều được hậu thuẫn bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Tại Việt Nam, định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (2018) đó là “Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” Có thể tóm tắt khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp có tư cách pháp lý, hoạt động dựa trên việc khai thác tài sản trí tuệ với triển vọng tăng trưởng nhanh Tuy nhiên khái niệm này tiếp cận doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều này hạn chế tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp Đồng thời quy định khá chặt về tài sản trí tuệ, điều mà phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa chủ động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Chính vì vậy, theo cách tiếp cận của luận án, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật, hình thành với mục tiêu kinh doanh giải pháp sáng tạo giải quyết vấn đề cụ thể của thị trường và hoạt động với mô hình kinh doanh có tính lặp, có khả năng tăng trưởng nhanh.

Khái quát về huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2.2.1 Khái niệm về vốn và huy động vốn trong doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Đối với DNKNST, cách tiếp cận về các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực nhân sự, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác thuộc về đặc điểm chung của doanh nghiệp (Clough và cộng sự, 2018) Những nguồn lực này thường được gọi là vốn nhân lực, vốn xã hội, vốn tài chính và các vốn khác Do đó, nhằm tránh hiểu nhầm về thuật ngữ “vốn” sử dụng trong luận án, cụm từ “huy động vốn” là nhằm chỉ huy động vốn tài chính.

Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp và nền kinh tế Vốn là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên dưới góc độ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, vốn chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ

(Nguyễn Thu Thuỷ, 2011) Theo nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể được huy động từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay Mỗi loại nguồn vốn huy động có các đặc điểm riêng do đó trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp thường vận dụng linh hoạt cơ cấu vốn nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Huy động vốn là quá trình doanh nhân tìm kiếm các nguồn vốn để phục vụ mục đích tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp Đồng thời nhà sáng lập cần phải xác định được giá trị cần huy động vốn, giá trị nên huy động vốn, thời gian và các nguồn mà minh cần huy động vốn (Yazdipour, 2010) Trong khi huy động vốn của doanh nghiệp thường tập trung vào kết hợp giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu thì huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp chủ yếu tập trung vào vốn chủ sở hữu từ bên ngoài doanh nghiệp (Drover và cộng sự, 2017).

Nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp được chú ý mặc dù đây là nhánh nghiên cứu mới bởi vì hoạt động huy động vốn hoặc đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp thông thường khác với cách tiếp cận này Cụ thể, các lý thuyết tài chính cho doanh nghiệp thường xem nhẹ các yếu tố lại là quan trọng tới việc ra quyết định của doanh nghiệp khởi nghiệp Sự khác biệt này làm cho tài chính khởi nghiệp trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đầy thách thức và cần được quan tâm nghiên cứu Việc tập trung tinh thần doanh nhân ở giai đoạn đầu khởi nghiệp đã thay đổi đáng kể các mô hình ra quyết định tài chính doanh nghiệp truyền thống.

Theo Smith & Smith (2019) tồn tại sự khác biệt giữa huy động vốn khởi nghiệp và huy động vốn thông thường Đó là tính không thể tách rời của các quyết định đầu tư và các quyết định huy động vốn Huy động vốn cho khởi nghiệp đề cao vai trò quan trọng của đa dạng hoá danh mục đầu tư, sự tham gia quản lý doanh nghiệp của các nhà đầu tư vào dự án mới, sử dụng hợp đồng đầu tư để khuyến khích sự trao đổi thông tin trong quá trình đầu tư Ngoài ra việc có kế hoạch thoái vốn cũng được đặt nặng trong đầu tư cho khởi nghiệp, cũng được xem là yếu tố quyết định sự thành công của thương vụ đầu tư.

Tóm lại, huy động vốn cho khởi nghiệp sáng tạo là việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng và theo đuổi cùng giá trị hướng đến thị trường Các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo luôn hướng đến các nhà đầu tư phù hợp với định hướng phát triển chung của doanh nghiệp Phần sau bàn về nhiều hình thức huy động vốn của DNKNST, tuy nhiên luận án tiếp cận dưới hình thức huy động vốn sở hữu.

2.2.2 Vai trò hoạt động huy động vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

DNKNST cũng giống doanh nghiệp truyền thống, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện thì cần có vốn Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp có thể thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức Doanh nghiệp cần có vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thực hiện nghiên cứu, và đầu tư vào các dự án mới, do đó nhu cầu về vốn luôn thường trực trong mọi doanh nghiệp Vốn có thể từ bên trong như từ những người chủ của doanh nghiệp, hoặc bên ngoài như vay vốn ngân hàng, nhà đầu tư Đối với DNKNST thì dòng vốn sử dụng cũng cần nhiều hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác do đặc thù tính mới tính sáng tạo thường cần phải đầu tư và tốn nhiều công sức hơn Hoạt động huy động vốn sẽ giúp DNKNST có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Mặc dù khá kén chọn đối tượng đầu tư, phương thức đầu tư mạo hiểm lại có vai trò quan trọng và rất cần thiết đối với việc chuyển hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào cuộc sống Trong thực tế cuộc sống, có hai hình thức cơ bản để chuyển hóa hay thương mại hóa kết quả nghiên cứu: một là, chuyển giao công nghệ thông qua hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu kết quả nghiên cứu; hai là, các nhà khoa học sử dụng kết quả nghiên cứu để thành lập doanh nghiệp KH&CN Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng có thể được thương mại hóa để trở thành hiện thực, hoặc có trở thành hiện thực thì khá ít ý tưởng trong số đó có thể mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Trong trường hợp tự thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các kết quả nghiên cứu của mình, bản thân nhà khoa học với vai trò doanh nhân khởi nghiệp sẽ phải kinh qua nhiều hoạt động “phi nghiên cứu” để xây dựng doanh nghiệp thành công Các hoạt động đó là: xây dựng ý tưởng kinh doanh; tìm kiếm thị trường và thiết kế phương án sản xuất; hoàn thiện công nghệ và sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như chiếm lĩnh thị trường, Các hoạt động này về cơ bản khá xa lạ đối với hoạt động nghiên cứu thuần túy nên phần lớn các nhà khoa học đều rất chật vật để đưa ý tưởng kinh doanh kết quả nghiên cứu đến thành công trên thương trường.

Thêm vào đó, vấn đề vay vốn hay gọi vốn đầu tư từ ngân hàng thương mại đối với nhà khoa học trong kinh tế thị trường sẽ rất khó khăn do khả năng bảo lãnh vốn vay bằng tài sản thế chấp là rất nhỏ, kể cả trong trường hợp nhà khoa học có nguồn vốn tự có (vốn cá nhân, hỗ trợ của gia đình, bạn bè hoặc tài trợ từ các nguồn hợp pháp khác). Bản thân các ngân hàng thương mại, vì lợi ích của mình và các cổ đông góp vốn cũng không dám quá mạo hiểm để cho vay hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp khi không thể tính toán được lợi nhuận cuối cùng dựa trên nguyên tắc tính chi phí - lợi ích đầu tư theo chuẩn mực thông thường.

Lúc này, các nhà đầu tư mạo hiểm, tư nhân hay tổ chức, sẽ đóng vai trò quan trọng để khỏa lấp khoảng trống đầu tư này Họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, những người có nguồn lực hoặc được ủy thác quản lý nguồn lực của các nhà đầu tư cá nhân khác, sẽ cùng các nhà khoa học để nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp Điều này lý giải tại sao, khi đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm ngoài việc cung cấp vốn theo một quy trình chặt chẽ luôn sát cánh cùng các nhà khoa học để chủ động tư vấn và truyền kinh nghiệm quản lý kinh doanh, cùng xây dựng phương án sản xuất sản phẩm, kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ngoài ra hoạt động huy động vốn của các DNKNST cũng đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của doanh nghiệp, để nhận được vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp cũng cần phải có những giá trị nhất định Từ đó nếu một DNKNST nhận được vốn đầu tư thì thường được xem là doanh nghiệp đó đã thành công bước đầu trên con đường kinh doanh của mình.

2.2.3 Các giai đoạn huy động vốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tương tự như sản phẩm, doanh nghiệp cũng tuân theo cùng một vòng đời vòng đời của doanh nghiệp được chia thành bốn giai đoạn khác nhau Mỗi giai đoạn có những đặc điểm quy định riêng Các giai đoạn đó là: (i) Giai đoạn hạt giống; (ii) Giai đoạn tăng trưởng; (iii) Giai đoạn trưởng thành và (iv) Giai đoạn suy thoái hoặc hồi sinh Các giai đoạn huy động vốn của DNKNST dựa trên lý thuyết về vòng đời của DNKNST theo Berger và Udell (1998) Theo đó, nhu cầu tài chính và sự tiếp cận tới nguồn vốn thay đổi khi DNKNST lớn lên và thu nhận được nhiều kinh nghiệm hơn cũng như trở nên minh bạch hơn về mặt thông tin.

Theo Berger & Udell (1998) nhu cầu tài chính thay đổi theo chu kỳ phát triển doanh nghiệp Giai đoạn ra đời được coi là điểm khởi đầu mà doanh nhân cố gắng biến một ý tưởng thành một cơ hội kinh doanh Trong giai đoạn này, người sáng lập và các nhân sự chủ chốt là nhân viên chính của công ty, do đó yêu cầu về vốn chưa nhiều. Các nguồn lực hỗ trợ có thể có trong giai đoạn này chủ yếu là tự tài trợ, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các nhà đầu tư thiên thần Rủi ro không thể tồn tại và không chuyển sang giai đoạn tiếp theo là rất cao Sau khi tồn tại, các công ty bước vào giai đoạn tăng trưởng với sự xuất hiện của đội ngũ quản lý vàcác nhân viên chuyên nghiệp hơn và hoạt động trở nên chính thức hơn Doanh thu bắt đầu tăng nhưng vẫn chưa có lãi Các nguồn chính ở giai đoạn này là các nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các nhà đầu tư chiến lược Sau đó là giai đoạn trưởng thành, nơi thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tiếp theo của doanh nghiệp và nhân viên là những nhân viên có tay nghề cao và chuyên môn tốt Rủi ro được giảm bớt vì doanh thu tăng cho thấy tốc độ tăng trưởng ổn định Các lựa chọn tài chính bao gồm Nhà đầu tư mạo hiểm, Ngân hàng, Nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư thiên thần Cuối cùng, công ty có đủ khả năng để thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) Việc quyết định tiếp tục bằng các nguồn tài chính hay không phụ thuộc vào các công ty (Aurelian,

2008) Dưới đâу là các giаi đоạn huу động vốn mà dоаnh nghiệр khởi nghiệр sẽ trải quа trоng quá trình рhát triển củа mình.

Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2.4.1 Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Dựa vào lý thuyết huy động nguồn lực như đã trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST cụ thể là khả năng và mức độ tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp đã được các học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm và phát triển dưới những góc độ khác nhau như: (i) Vốn tài chính, (ii) Vốn nhân lực, (iii) Vốn xã hội, (iv) Vốn tổ chức của doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn Hình 2.1 thể hiện các nhóm nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp theo Cough và cộng sự (2018) Khái niệm về vốn tài chính cũng được trình bày ở phần trên của chương này, do đó nội dung này sẽ đi phân tích và giới thiệu khái quát về vốn nhân lực, vốn xã hội và một số thuộc về vốn khác của doanh nghiệp, trong đó được gọi là một số đặc điểm của doanh nghiệp.

Hình 2.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp

(Nguồn: Cough và cộng sự, 2018)

2.4.1.1 Vốn nhân lực – Human capital

Lý thuyết về vốn nhân lực (Human capital) được phát triển từ quan điểm của Adam (1776) về mối quan hệ giữa sự giàu có và tri thức của một quốc gia Adam

(1776) cho rằng nâng cao vốn nhân lực qua đào tạo và giáo dục sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp từ đó dẫn đến sự phát triển của một quốc gia Phát triển từ quan điểm đó, Becker (1964) và Schultz (1961) đã đề cập đến vốn nhân lực như là nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế và xem nó là một nguồn lực không thể tách rời của tổ chức Schultz (1961) cho rằng vốn nhân lực cũng giống như các nguồn vốn khác của tổ chức, góp phần nâng cao năng suất và cần được đầu tư vào giáo dục, đào tạo cũng như nâng cao năng lực của nhân viên Theo Becker (1991), vốn nhân lực chứa đựng cả yếu tổ chung và cụ thể Vốn chung của nhân lực bao gồm giới tính, giáo dục, kỹ năng giao tiếp và nền tảng gia đình (Cooper và cộng sự, 1994) Còn vốn nhân lực cụ thể thường được xem xét đến đó là các phẩm chất của doanh nhân như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên ngành hay là năng lực kinh doanh (Honig, 1998).

Vốn nhân lực chung bao gồm trình độ giáo dục là yếu tố cốt lõi, năng lực học tập mang đến những kiến thức, kỹ năng cơ bản của một cá nhân Một số nghiên cứu tho cho thấy, doanh nhân có trình độ đại học và sau đại học có khả năng thất bại khi kinh doanh thấp hơn các doanh nhân có trình độ học vấn thấp hơn (Bates, 1985) Tuy nhiên quan điểm này chưa được ủng hộ rộng rãi, bởi vẫn có các nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ giữa trình điij học vấn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Davidsson và Honig, 2003, Gimeno và cộng sự, 1997).

Vốn nhân lực cụ thể chính là các năng lực và khả năng của một doanh nhân giúp điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp thành công Vốn nhân lực cụ thể bao gồm các yếu tố như kỹ năng khởi sự, kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay kiến thức cụ thể liên quan đến một ngành nghề nhất định (Gimeno và cộng sự, 1997, Cassar,

2004) Kiến thức về ngành cụ thể, có ý nghĩa quan trọng tới sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp Hay kinh nghiệm làm việc liên quan tới ngành cụ thể có thể giảm rủi ro và sự không chắc chắn về tính mới của mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phát triển Ngoài ra kiến thức cụ thể liên quan đến khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm và dịch cụ cũng là kiến thức giúp cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại cao hơn (Ucbasaran và cộng sự, 2006).

Nhìn chung, vốn nhân lực có ảnh hưởng tích cực tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (Bates, 1990, Dimov và Shepard, 2005, Lee và Jones, 2008) Nghiên cứu của Chandler và Hanks (1998) cho rằng doanh nhân có vốn nhân lực cao hơn có nhu cầu vốn tài chính ít hơn so với doanh nhân có vốn nhân lực thấp hơn Ngoài ra nghiên cứu của Honjo (2020) cho rằng doanh nhân có kinh nghiệm khửi nghiệp trước đó có khả năng huy động vốn tốt hơn các doanh nhân chưa từng khởi nghiệp Do đó, có thể thấy rằng có mối quan hệ nhất định giữa vốn nhân lực và khả năng thu hút vốn tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2.4.1.2 Vốn xã hội – Social capital

Vốn xã hội đã được nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học, và khái niệm và quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu Khái niệm vốn xã hội bắt nguồn từ các nghiên cứu về cộng đồng và đều được đánh giá là có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung về khái niệm của vốn xã hội. Theo Coleman (1988), vốn xã hội là kết quả kế thừa từ các mối quan hệ giữa các đối tượng, giống như vốn vật chất và vốn nhân lực, vốn xã hội có khả năng sản xuất và đạt được mục đích nhất định (Putnam, 1993) Vì thế vốn xã hội còn được xem là nguồn lực xã hội gắn liền với mạng lưới các mối quan hệ của cá nhân hoặc tổ chức (Bourdieu, 1986; Nahapiet và Ghoshal, 1998) Nghiên cứu của Nahapiet và Ghoshal

(1998) cho rằng vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực thực có và tiềm năng xuất phát từ mạng lưới các mối quan hệ mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu.

Theo đó, vốn xã hội được chia làm ba khía cạnh, đó là về cấu trúc, các mối quan hệ và sự nhận thức của xã hội Cụ thể, vốn xã hội có cấu trúc đề cập đến mô hình tổng thể của các kết nối (tie-knots) như sự quen biết của các đối tượng (Burt, 1992). Tiếp theo, vốn xã hội mối quan hệ liên quan đến một số liên kết cá nhân đặc biệt, ví dụ như tình bạn Cuối cùng, vốn xã hội nhận thức là tập hợp các nguồn lực mà có thể được nhận thức chung như đại diện, diễn giải và hệ thống, ví dụ như thương hiệu hoặc một tín hiệu nào đó được xã hội biết đến (Nahapiet và Ghoshal, 1998) Theo Nahapiet và Ghoshal (1998), mặc dù vốn xã hội không phải là một nguồn tài nguyên mang lại lơi ích trực tiếp, nhưng vốn xã hội giúp làm tăng hiệu quả thông qua việc truyền tải thông tin, tăng cơ hội và giảm chi phí giao dịch (Burt, 1992; Putnam, 1993) Tiếp theo,vốn xã hội tạo điều kiện cho việc thúc đẩy hợp tác và hình thành tổ chức sáng tạo (Putnam, 1993) Do đó, vốn xã hội được xem là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp.

2.4.1.2 Vốn tổ chức khác – đặc điểm chung của doanh nghiệp

Ngoài ba hình thức vốn chính được nhắc đến ở trên, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra một nhóm nguồn lực còn lại bao gồm hình thức pháp lý của tổ chức, vị trí địa lý và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và kết quả huy động nguồn lực của doanh nghiệp (Hsu và Ziedonis, 2013, Delmar và Shane,

2004) Trong đó tài sản trí tuệ được xem là yếu tố rất mạnh ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các hình thức đầu tư khác Điều này được xem là một bằng chứng cho tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, mặc dù hiệu quả của nó vẫn tuỳ thuộc vào quy mô mà tài sản trí tuệ đó được bảo vệ Có thể thấy rằng, các đặc điểm của doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quan trọng tới khả năng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Luận án dựa trên cơ sở lập luận của lý thuyết dựa trên nguồn lực (Jekins, 1983) và nghiên cứu của Clough và cộng sự (2018) để làm nền tảng phân chia các nhóm yếu tố nguồn lực khác nhau Từ đó đặt nền móng cho các lý thuyết tiếp theo về ảnh hưởng của các nhóm yếu tố nguồn lực về vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn tổ chức tới khả năng và kết quả huy động vốn tài chính từ bên ngoài của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2.4.2 Ảnh hưởng của vốn nhân lực đối với hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Cách tiếp cận với vốn nhân lực được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về khởi nghiệp, quan điểm cho rằng ý định thành lập doanh nghiệp mới phụ thuộc vào vốn nhân lực của mỗi cá nhân, cụ thể là kiến thức và kinh nghiệm trước đó (Helfat và Lieberman, 2002; Marvel, 2013) Năng lực và nguồn lực trước khi gia nhập thị trường có tác động đáng kể đến quá trình hình thành doanh nghiệp mới, từ thời điểm đến phương thức gia nhập thị trường và sự thành công của quá trình đó (Bayus và Aganwal, 2007) Các doanh nhân có mức vốn nhân lực cao hơn được cho là có khả năng xác định cơ hội kinh doanh lớn hơn (Davidsson và Honig, 2003; Shane, 2000).

Theo Cressy (1996), khi nghiên cứu các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Anh, vốn nhân lực là yếu tố tác động thực sự đến khả năng duy trì của doanh nghiệp và đồng thời có sự tương quan giữa khả năng huy động vốn và khả năng tồn tại của nó Phát triển từ nghiên cứu của Cressy, Thomas (2003) đã nghiên cứu về khả năng huy động vốn của

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Dựa trên sự phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở phần trên, luận án tiếp cận chủ nghĩa thực dụng trong nghiên cứu, cụ thể luận án hướng đến phân tích bản chất của mối quan hệ giữa nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng Đồng thời luận án sử dụng cả hai cách tiếp cận diễn dịch và quy nạp để thực hiện nghiên cứu. Trước tiên, luận án sử dụng cách tiếp cận diễn dịch trong việc áp dụng các lý thuyết của những nghiên cứu trước để hình thành mô hình nghiên cứu sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp Tiếp theo luận án sẽ phỏng vấn nhóm nhỏ các các lãnh đạo ở nhóm DNKNST, nhằm đánh giá tính khả thi của mô hình trong điều kiện Việt Nam, từ đó, hoàn thiện các công cụ đo lường, đánh giá Theo sau đó, luận án tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và kiểm định các giả thuyết đã xây dựng từ đó nhận diện đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các DNKNST Việt Nam Cuối cùng cách tiếp cận quy nạp được luận án sử dụng trong phần phỏng vấn chuyên gia để khám phá sự tương quan giữa kết quả nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan của luận án.

Quy trình nghiên cứu là kế hoạch thực hiện nghiên cứu nhằm đáp ứng các mục tiêu chung của luận án Đó là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST Việt Nam, so sánh tác động của các nhóm yếu tố giữa các đối tượng và kết quả huy động vốn, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu đối với hoạt động huy động vốn của DN khởi nghiệp sáng tạo, từ đó định hướng sử dụng kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp, cho chính phủ nhằm hỗ trợ môi trường đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển Sơ đồ nghiên cứu 4.1 dưới đây được sử dụng để tiến hành nghiên cứu và đạt được mục đích nghiên cứu.

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước xác định vấn đề nghiên cứu nhằm tìm kiếm các khoảng trống ở nghiên cứu và tính cấp thiết ở thực tiễn để xác định đối tượng nghiên cứu của luận án Theo đó vấn đề nghiên cứu của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn sở hữu của các DNKNST ở Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay.

NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT

- Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến hoạt động huy động vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST

- Thiết lập mô hình nghiên cứu sơ bộ, lấy ý kiến chuyên gia và đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức

- Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu

- Lập luận về triết lý nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu kết hợp

- Xác định các kỹ thuật nghiên cứu sử dụng tương ứng với phương pháp nghiên cứu

- Xác định biến và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

- Xác định nguồn thu thập và cách thức thu thập dữ liệu

- Làm sạch dữ liệu và phân tích, tổ chức dữ liệu

- Xác định các giả định/câu hỏi nghiên cứu liên quan cần làm rõ sau phần phân tích nghiên cứu định lượng

- Xác định đối tượng chuyên gia tham gia phỏng vấn

- Thu thập và xử lý dữ liệu định tính thu thập được

- Trình bày kết quả nghiên cứu định tính

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Bước 2: Nghiên cứu lý thuyết và xác định giả thuyết nghiên cứu

Bước nghiên cứu lý thuyết và xác định các giả thuyết nghiên cứu nhằm tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở bước trên từ đó làm cơ sở để xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu ở bước sau Luận án chỉ ra các lý thuyết nền tảng làm cơ sở của luận án như lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết triển vọng, lý thuyết tín hiệu và các vấn đề về thông tin bất cân xứng Tiếp theo luận án phân tích các nghiên cứu trước đây về hoạt động huy động vốn của DNKNST và các yếu tố có mối quan hệ tương quan với các kết quả huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp Từ đó luận án rút ra được các nhóm giả thuyết liên quan đến ảnh hưởng của đặc điểm của nhóm sáng lập, đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp và sự nỗ lực của doanh nghiệp khởi nghiệp tới kết quả huy động vốn của DNKNST.

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết ở trên, luận án đề xuất khung nghiên cứu nhằm trình bày quá trình, các phương pháp thực hiện để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã nêu Phần này được xem là phần quan trọng nhất để đảm bảo tính xác thực, trung thực và chính xác của nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu phân tích các cơ sở lập luận về phương pháp luận, về cách tiếp cận từ đó đề xuất quy trình nghiên cứu Luận án dựa trên chủ nghĩa nghiên cứu thực dụng, với cách tiếp cận kết hợp diễn dịch và quy nạp và sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu

Cụ thể, luận án sẽ lấy nghiên cứu định lượng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu và lựa chọn một số DNKNST để thực hiện nghiên cứu điển hình Thứ nhất, luận án sử dụng nghiên cứu định lượng, mô hình và các nhân tố của đề tài được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết, đưa ra giả thuyết nghiên cứu và kiểm chứng chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết Thứ hai, luận án sử dụng nghiên cứu định tính để kiểm tra các nhân tố và mô hình có thực sự phù hợp với bối cảnh ViệtNam hay không bằng cách tiến hành phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính Từ đó, luận án sẽ điểu chỉnh các thang đo cho phù hợp với bối cảnh.Đồng thời, nghiên cứu định tính còn được sử dụng sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng Luận án sẽ thực hiện nghiên cứu điển hình tại doanh nghiệp khởi nghiệp để kiểm chứng, giải thích và khẳng định kết quả nghiên cứu.

Vốn khác của tổ chức

Lĩnh vực kinh doanh Địa điểm kinh doanh

Hoạt động huy động vốn của DNKNST Khả năng HĐV

- Nghiên cứu định lượng: Bước nghiên cứu định lượng là trọng tâm của luận án với việc thu thập dữ liệu nghiên cứu và phân tích bằng các công cụ thống kê và kinh tế lượng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã nêu.

- Nghiên cứu định tính: Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, luận án phân tích các trường hợp điển hình nhằm khẳng định lại các giả thuyết nghiên cứu và giải thích một số kết quả nghiên cứu của luận án.

Bước 5: Kết quả nghiên cứu và một số hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu được thảo luận và so sánh với các nghiên cứu trước đây, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn củaDNKNST.

Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô hình nghiên cứu sơ bộ

Trong phần trước, luận án đã đề cập đến cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền tảng liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST Dựa vào lý thuyết huy động nguồn lực, lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết tín hiệu và lý thuyết mạng lưới xã hội, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ như hình 3.1 sau đây Trong đó nhấn mạnh vai trò của ba nhóm nguồn lực chính ảnh hưởng đến vốn tài chính của doanh nghiệp Mối quan hệ này cũng là hướng nghiên cứu chủ yếu trong những năm qua trong lĩnh vực nghiên cứu về nguồn lực cho khởi nghiệp sáng tạo.

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.2.2 Lấy ý kiến chuyên gia về mô hình nghiên cứu sơ bộ

Mục tiêu: phương pháp phỏng vấn chuyên được thực hiện sau bước xác định mô hình sơ bộ để khẳn định và khám phá thêm các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt đông huy động vốn dưới góc độ thị trường vốn Việt Nam Nhằm kiểm tra các biến đại diện và xác định lại các mối quan hệ giữa các yếu tố đã được hình thành từ phần tổng quan lý thuyết.

Phương pháp: Thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc kết hợp giữa các câu hỏi có cấu trúc và các câu hỏi mở (phỏng vấn sâu) nhằm khẳng định lại các yếu tố có mối quan hệ trong môn hình nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu các yếu tố mới sử dụng cho môi trường Việt Nam Trình tự của phỏng vấn bao gồm các bước như sau: thứ nhất thiết kế nhóm câu hỏi phỏng vấn, thứ hai lựa chọn đối tượng phỏng vấn, tiếp theo là liên lạc để hẹn lịch phỏng vấn và cuối cùng là tổng hợp kết quả Bảng câu hỏi phỏng vấn tập trung vào việc đánh giá các nhóm yếu tố được tổng hợp từ lý thuyết đồng thời cũng khám phá các yếu tố mới từ thị trường đầu tư vào các DNKNST ở Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, do đó bên cạnh các câu hỏi khám phá, nhóm các câu hỏi khảo sát về tầm quan trọng của các yếu tố cũng được đưa vào để khảo sát chuyên gia (Phụ lục 1). Đối tượng phỏng vấn: bao gồm 17 chuyên gia được chia làm 03 nhóm.

Nhóm một gồm 06 chuyên gia lý thuyết bao gồm các giảng viên, chuyên gia tài chính thường xuyên tham gia hoạt động giảng dạy, có công trình nghiên cứu khoa học liên quan, và tham gia tư vấn tài chính cho các DNKNST Các chuyên gia thuộc các trường đại học và tổ chức sau: Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường đại học Ngoại Thương Nhóm hai gồm 05 nhà đầu tư bao gồm quản lý, đại diện của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam Nhóm ba gồm 06 nhà sáng lập của các doanh nghiệp KNST đã gọi vốn thành công Những đối tượng được phỏng vấn đều có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo vì vậy kết quả nghiên cứu định tính được kỳ vọng mang lại sự chính xác cao.

Thời gian phỏng vấn: được thực hiện trong khoảng thời gian 30 phút Các cuộc phỏng vấn được tiến hành trực tuyến thông qua Skype, Teams, Zoom và Gmeet… để đảm bảo an toàn cũng như tính riêng tư cho đối tượng được phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn được tiến hành từ 3/2020 đến 6/2020.

Nội dung phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành với bảng câu hỏi sơ bộ nhằm xin ý kiến đánh giá sự phù hợp của các yế tố, các câu hỏi giúp cho việc xây dựng các yếu tố cho mô hình chính thức Ngoài ra còn có những câu hỏi mở xoay quanh vấn đề huy động vốn của DNKNST Trong quá trình phỏng vấn, tác giả có giải thích về nội dung nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và diễn giải nội dung câu hỏi.

Kết quả thu thập được từ phỏng vấn bán cấu trúc chuyên gia

Số lượng chuyên gia được phỏng vấn là 17 người, nội dung được tổng hợp lại dưới dạng ghi chép và ghi âm Sau đó được tác giả tổng hợp như sau.

Kết quả câu hỏi thứ nhất: Anh/chị đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau tới khả năng huy động vốn của DNKNST Việt Nam như thế nào? Kết quả thu về được tổng hợp như sau:

Bảng 3.0.1 Kết quả khảo sát định tính lần 1

Trình độ học vấn của nhà sáng lập* 1 5 3 3

Kinh nghiệm của nhà sáng lập 1 4 2.588 2.588

Số lượng nhà sáng lập 3 5 4 4

Danh tiếng của DN thể hiện qua Số lượng 3 5 4.647 4.647 các bài báo về DN***

Quy mô doanh nghiệp (Vốn, lao động) 1 4 2.647 2.647

Lĩnh vực kinh doanh*** 4 5 4.647 4.647 Địa điểm đăng ký kinh doanh 1 2 1.294 1.294

Giới tính của nhà sáng lập 1 3 2.647 2.647

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ kết quả thống kê ở bảng trên, có thể thấy rằng các chuyên gia đều có điểm chung là ghi nhận ý nghĩa của các yếu tố này Trong đó nhóm các yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST được chia làm 3 mức độ. Thứ nhất, mức độ cao nhất có Mean >= 4.5 bao gồm yếu tố: mạng lưới xã hội của nhà sáng lập, tài chính của nhà sáng lập, lĩnh vực kinh doanh Thứ hai, mức độ vừa có mean từ

4.0 đến 4.5, bao gồm các yếu tố: Tính đa dạng của nhóm nhà sáng lập và Hình thức pháp lý Nhóm các yếu tố còn lại (Mean chi2 và Pseudo R2 đều thoả mãn Do đó giả thuyết H1c, H2a,b và H3a,b được chấp thuận.

4.4.2 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19

Bảng 4.12 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn Covid-19 Khả năng huy động vốn trong giai đoạn Covid (Hdv_covid)

Tất cả các ngành Ngành công nghệ thông tin

Mô hình 5 Mô hình 6 (R) Mô hình 7 Mô hình 8 (R)

Giá trị trong ngoặc là z-statistic; *,**,***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA 14.1

Với khả năng huy động vốn trong giai đoạn đại dịch Covid-19, do đây là biến nhị phân nên mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy logistic Kết quả thực hiện mô hình thu được như trên.

Luận án tiếp tục chia thành 4 mô hình hồi quy bao gồm mô hình 5, 6, 7 và 8 kiểm định lần lượt ở hai nhóm (tất cả và công nghệ thông tin) về ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc là huy động vốn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 được hay không Vốn nhân lực không còn đóng vai trò quan trọng đối với khả năng huy động vốn trong giai đoạn khó khăn này ở cả 4 mô hình.

Nhóm tất cả doanh nghiệp, sau khi ước lượng, kết quả thu được là vốn nhân lực không có ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn trong giai đoạn đại dịch Covid-19 mà vốn xã hội và đặc điểm doanh nghiệp có tương quan nhất định Cụ thể, doanh nghiệp có tín hiệu nhà đầu tư nước ngoài tham gia từ sớm có ảnh hưởng tích cực tới khả năng huy động vốn (𝛽 = 1.498, 𝑝 < 1%), và nhóm sáng lập (𝛽 = 0.813, 𝑝 < 5%). Tương tự với kết quả khả năng huy động vốn chung, doanh nghiệp tham dự các cuộc thi khởi nghiệp cũng có ảnh hưởng tích cực (𝛽 = 1.058) ở mức ý nghĩa 5% Tuổi của doanh nghiệp có tác động tiêu cực tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa 5% (𝛽 −0.0214) Các quan hệ này được giữ nguyên với mô hình được kiểm soát chuẩn mạnh Theo đó các giả thuyết H2b, H3a,b được chấp thuận.

Với nhóm doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin, tương tự được hồi quy mô hình logit và mô hình logit có kiểm soát chuẩn mạnh Kết quả ước lượng thu được khác biệt so với nhóm trước là doanh nghiệp tham dự cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo không có ý nghĩa thống kê đối với khả năng huy động được vốn của doanh nghiệp. Còn các biến thuộc vốn xã hội đều có ý nghĩa thống kê, so với nhóm tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin có ý nghĩa với biến nhà sáng lập có đi du học ở nước ngoài (𝛽 = 1.679, 𝑝 < 5%) Tương tự với nhóm tất cả các doanh nghiệp, biến nhóm sáng lập và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực tương tự ở mức ý nghĩa 5% và10% Tuổi của doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng huy động vốn đầu tư của DNKNST công nghệ (𝛽 = −0/0689, 𝑝 < 5%) Theo đó giả thuyết H2a,b và H3b được chấp nhận Các tham số về sự phù hợp của mô hình như Prob > chi2 và Pseudo R2 đều thoả mãn.

4.4.3 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị huy động vốn của các doanh nghiệp

Bảng 4.13 Kết quả mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị huy động vốn của các doanh nghiệp Giá trị huy động vốn (hdv_giatri)

Tất cả các ngành Công nghệ thông tin

Giá trị trong ngoặc là z-statistic; *,**,***: có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm STATA 14.1

Giá trị huy động vốn của DNKNST là biến khó để thu thập nhất trong toàn bộ luận án, bởi vì không có nhiều doanh nghiệp công khai giá trị đầu tư nên việc thu thập dữ liệu rất khó khăn Bên cạnh đó thống kê tần số biến giá trị huy động cho thấy đây là dữ liệu bị chặn bởi 0, do đó luận án sử dụng hồi quy Tobit với chặn dưới là 0 để kiểm định sự tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc trong bảng 5.13.

Các nhóm biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy cùng với các biến quan sát, được lần lượt kiểm định thông qua các mô hình 9, 10, 11, 12 Mô hình số 9 về ảnh hưởng của vốn nhân lực với giá trị huy động vốn của doanh nghiệp Mô hình 9 cho thấy có sự tương quan giữa kinh nghiệm khởi nghiệp của nhà sáng lập (𝛽 = 12.02) ở mức ý nghĩa 1% Mô hình đăng ký kinh doanh cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của DNKNST, cụ thể doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp TNHH 2TV có xác suất huy động vốn ít hơn doanh nghiệp TNHH 1TV (𝛽 = −5.479, 𝑝 < 10%). Bên cạnh đó mô hình cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nữ sáng lập càng cao thì giá trị huy động vốn càng thấp (𝛽 − 9.306) ở mức ý nghĩa 10% Do đó giả thuyế H1c được chấp nhận.

Mô hình 10 kiểm định ảnh hưởng của vốn xã hội tới giá trị huy động vốn, kết quả mô hình cho thấy cả 4 biến học tập nước ngoài (𝛽 = 5.566, 𝑝 < 10%), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (𝛽 = 11.52, 𝑝 < 1%), số lượng nhà sáng lập (𝛽 4.768, 𝑝 < 5%) và số bài báo mà doanh nghiệp được viết đến (𝛽 = 0.533, 𝑝

Ngày đăng: 17/04/2023, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w