Kết quả của hoạt động tạo hình còn thấp, khả năng tự học của trẻ chưa cao, đặc biệt là khả năng phán đoán, suy luận độc lập cũng như kỹ năng thực hành như vẽ, nặn, xé dán, tô màu, làm tr
Trang 1TRÌNH BÀY BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt môn tạo hình”.
1 Lý do chọn đề tài:
Đến với thế giới tạo hình là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non, bởi tạo hình là một môn học rất cần thiết và không thể thiếu được trong cuộc sống con người, đặc biệt đối với trẻ thơ Hoạt động tạo hình đối với trẻ là phương tiện để trẻ thể hiện ý muốn, sự hiểu biết, cảm xúc tình cảm đối với sự vật hiện tượng xung quanh mình trẻ được hoạt động tích cực, tự nguyện theo nhu cầu hứng thú cũng như sự hiểu biết, trí tưởng tượng và kinh nghiệm của chính bản thân trẻ
Năm học 2023- 2024 , tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhỡ 3 với tổng số trẻ 30 trẻ Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình tại lớp tôi thấy
đa số trẻ tiếp thu kiến thức về hoạt động tạo hình chưa đồng đều
Phần lớn trẻ chưa qua lớp bé nên đa số trẻ thụ động chưa tích cực tham gia vào giờ học Kết quả của hoạt động tạo hình còn thấp, khả năng tự học của trẻ chưa cao, đặc biệt là khả năng phán đoán, suy luận độc lập cũng như kỹ năng thực hành như vẽ, nặn, xé dán, tô màu, làm trải nghiệm của trẻ chưa có, trẻ học một cách thụ động, không hứng thú,chưa biết bố cục tranh, chưa biết phối hợp màu sắc, chưa có tính sáng tạo, để tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu Chính vì vậy bản thân tôi trăn trở làm thế nào để có các biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động
Trang 2tạo hình nên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi học tốt môn tạo hình”
2 Các bước thực hiện giải pháp:
Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ thể hiện cảm xúc và sáng tạo
Để giúp trẻ cảm nhận và thể hiện thái độ tình cảm, khi nghe âm thanh và ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật, cô giáo tạo môi trường cho trẻ như:
a) Quan sát và lắng nghe âm thanh trong thiên nhiên, cuộc sống
Cho trẻ quan sát vẽ đẹp đa dạng muôn màu, muôn vẻ của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, trong cuộc sống: Những tia nắng chói chang, cánh hoa rung rinh trong gió, và khuyến khích trẻ nói lên sự cảm nhận của trẻ…
b) Tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật và sản phẩm của chính trẻ
Việc cho trẻ cảm xúc về chính tác phẩm của mình là vô cung quan trọng, trẻ được quan sát lại những sản phẩm do chính mình tạo ra ở góc sản phẩm làm cho trẻ vô cùng thích thú, cũng chính nhờ vậy trẻ biết nhận xét so sánh sản phẩm của các bạn trong lớp từ đó cố gắng ở các sản phẩm sau
c) Cung cấp ngôn ngữ nghệ thuật
Dùng ngôn ngữ nghệ thuật để giới thiệu, miêu tả đề tài sẽ giúp trẻ có nhận sâu sắc về vẻ đẹp của sự vật hiện tượng đó, qua cách miêu tả bằng ngôn ngữ nghệ thuật sẽ làm cho đề tài của cô thêm sống động, lung linh cuốn hút trẻ vào một sự hình dung thật phong phú về đề tài cô đang giới thiệu
+Ví dụ: Khi miêu tả về đề tài Đàn cá đang bơi tôi sẽ giới thiệu với trẻ: Trong hồ nước xanh biếc, những cành rong xanh đỏ với thân mình mảnh mai
Trang 3nhẹ nhàng lay động cùng dòng nước xanh biếc tạo cho ta một cảm giác thật mát
mẻ, hòa mình trong dòng nước xanh mát là những chú cá đang tung tăng bơi lượn, những chú cá đang xòa những chiếc vây xinh đẹp lộng lẫy nhiều màu sắc trông như những nàng tiên, thỉnh thoảng lại thả những bột nước li ti lên mặt hồ gợn sóng v.v như vậy tạo cho trẻ một xúc cảm thật đẹp, khi đó trẻ sẽ tưởng tượng, hình dung ra một hồ cá thật đẹp và sẽ tạo ra được sản phẩm đẹp
Biện pháp 2: Luyện tập những kỹ năng tạo hình
Rèn luyện kỹ năng thao tác
Để trẻ thực tốt các hoạt động tạo hình ở lứa tuổi này không chỉ cung cấp kiến thức về hình ảnh, màu sắc mà còn phải dạy và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi, cách đặt giấy để thực hiện bài vẽ, nặn, xé, dán Phối hợp vận dụng giữa kiến thức với thực tiễn, phối kết hợp mắt, tay khéo léo từ đơn giản, cơ bản đến phức tạp theo mức độ nhận thức, phát triển của mỗi trẻ
Muốn giúp trẻ tham gia hoạt động “Tạo hình” một cách hứng thú, có hiệu quả, ngoài những yếu tố về môi trường, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động thì cô giáo cần phải thường xuyên luyện tập kỹ năng tạo hình, kỹ năng phát hoạ sao cho phù hợp nội dung đề tài Biết phối hợp màu sắc, pha màu đẹp hài hoà để gây hấp dẫn với trẻ Biết sử dụng tỉ lệ hợp lý giữa các đối tượng tạo hình Biết vận dụng luật xa gần trong tạo hình để tạ ra nhiều tranh, đồ dùng mẫu đẹp nhằm kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, thu hút trẻ tham gia hoạt động thạo hình một cách tích cực, hứng thú Nếu cô giáo không thường xuyên rèn luyện kỹ năng tạo hình thì không có những bức tranh, sản phẩm mẫu để giới thiệu cho trẻ và sẽ làm mất đi
sự hứng thú của trẻ
Trang 4Để làm được điều trên thì cô giáo sắp xếp thời gian tập luyện trước giờ lên lớp, mọi nơi, mọi lúc, tham gia lớp học vẽ nơi gần nhất, như vậy cô giáo mới
có những kỹ năng tạo hình cơ bản hướng dẫn trẻ tạo hình một cách tự tin, gây
sự chú ý ở trẻ, giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực
Biện pháp 3: Sử dụng nguyên vật liệu từ các phế liệu dễ tìm
Khi thực hiện hoạt động “Tạo hình” nguyên vật liệu là phần không thể thiếu đối với trẻ Vậy để cho hoạt động “Tạo hình” có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng cactong, quần áo cũ, bông, vải vụn, chúng ta có thể kết hợp sử dụng những đồ dùng giấy, hồ dán, kéo, để tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú
Sự đa dạng của nguyên vật liệu là điều kiện tốt để trẻ lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực, đem lại hiệu quả cao thông qua các sản phẩm như: Tô, cắt, dán,
vẽ, nặn,
Biện pháp 4: Tổ chức cho ở mọi lúc mọi nơi
Hoạt động tạo hình luôn có mặt trong nhiều hoạt động hằng ngày của trẻ
vì thế tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để lồng ghép tạo hình một cách khoa học và tinh tế
Biện pháp 5: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc dạy trẻ làm quen với tạo hình
Trang 5Đối với trẻ mẫu giáo ở trường thì có cô, về nhà thì có mẹ Vì vậy công tác phối hợp giữa cô và mẹ là điều rất cần thiết cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó sự phát triển về mặt thẫm mỹ cũng cần quan tâm đúng mức Để làm được điều này giáo viên phải thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của trẻ ở trường, những hoạt động nào trẻ thực hiện tốt thì phát huy, những hoạt động còn chế giáo viên cùng phụ huynh nhắc nhở khắc phục
Những giờ đón, trả trẻ tôi tranh thủ trao đổi cùng phụ huynh về chủ đề của tuần, đề tài vẽ, nặn, xé, dán mà trẻ sắp học và những đề tài đã học rồi cho phụ huynh biết về nhà nhắc trẻ thực hiện, ôn luyện Có như vậy thì trẻ mới khắc sâu kiến thức học được ở trường mà lại sáng tạo hơn trong ý tưởng bài sắp học
3.Kết quả đạt được:
- Về giáo viên:
Từ việc thử nghiệm ở tại lớp và một số lớp trong trường đem lại hiệu quả trên trẻ, nhà trường đánh giá cao hiệu quả mà sáng kiến đã mang lại cho hoạt động tạo hình, nội dung giải pháp phù hợp với độ tuổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao và sự hứng thú cho trẻ khi đến lớp
- Về trẻ
Đa số trẻ có kỹ năng tốt về nặn, vẽ, xé dán, nâng lên rõ rệt và có ý tưởng rất hay, sáng tạo trong sản phẩm Qua đó góp một phần nhỏ trong việt nâng cao chất lượng hoạt động “Tạo hình” cho trẻ Trẻ hứng thú tham gia hoạt động tạo hình, đặt tên cho sản phẩm tạo hình và nói được ý tưởng sản phẩm
Về phụ hunh:
Trang 6Phụ huynh đã hỗ trợ rất nhiều nguyên vật liệu, từ sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh tôi cảm thấy yên tâm và phấn khởi, những đề tài mới lạ đưa vào thực dạy từ nguyên vật liệu của phụ huynh đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo, có nội dung sâu sắc được trưng bày và lưu giữ ở góc nghệ thuật
4 Về khả năng áp dụng của sáng kiến tại cơ sở:
Với các biện pháp đó đã được áp dụng tại lớp Nhỡ 3, các lớp trong trường mầm non Đại Minh đạt hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp trong trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện, toàn tỉnh
5 Về điểm mới khi áp dụng sáng kiến:
Nhằm phát triển về mặt hình thức, sự nhạy cảm thẩm mỹ, năng lực cảm thụ từng sản phẩm, là phương tiện tốt nhất để giáo dục nhân cách, đạo đức trẻ
Vì vậy nâng cao chất lượng môn tạo hình là vấn đề rất quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thẫm, mỹ…
Trang 7
Sản phẩm nặn của trẻ trong chủ đề Động vật
Trang 8Trẻ được luyện kỹ năng xếp giấy
Trang 9Trẻ được luyện kỹ năng cắt, dán
Sản phẩm gấp giấy của trẻ
*Sản phẩm trẻ vẽ về biển đảo
Trang 11CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
(Ban hành theo QĐ số 32 /2015/QĐ-UBND ngày 11 /11/2015 của UBND tỉnh)
Tên sáng kiến:
Tác giả sáng kiến:
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) :
Họp vào ngày:
Họ và tên chuyên gia nhận xét:
Học vị: Chuyên ngành:
Đơn vị công tác:
Địa chỉ:
Số điện thoại cơ quan:
Di động:
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến:
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Mẫu 4
Trang 12thành viên tổ thẩm định
1
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01
(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
1.1
Không trùng về nội dung, giải pháp thực
hiện sáng kiến đã được công nhận trước
đây, hoàn toàn mới;
30
1.2
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
trước đây với mức độ khá;
20
1.3
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
trước đây với mức độ trung bình;
10
1.4
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
giải pháp đã có trước đây
0
Nhận xét:
2 Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
2.1
Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
10
2.2
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
a) Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 20
b)
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành,
lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa
phương, đơn vị trong tỉnh
15
c) Có khả năng áp dụng trong một số ngành 10
Trang 13có cùng điều kiện
d)
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh
vực công tác
5
Nhận xét:
3 Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm) 3.1 Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi chưa phát minh sáng kiến; 10 3.2 Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới) a) Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh 30 b) Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương, đơn vị 20 c) Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành có cùng điều kiện 15 d) Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh vực công tác 10 Nhận xét:
Trang 14
Tổng cộng
(Họ, tên và chữ ký)