Nhưng việc tổ chức chơi như thế nào cũng vô cùng quan trọng, không có gì hay hơn khi trẻ được tổ chức ngoài trời với các trò chơi dân gian trẻ sẽ thực sự hứng thú.. Xuất phát từ vai trò
Trang 1I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em là một tương lai, là nề móng của dân tộc Chính vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là vô cùng quan trọng đối với từng cá nhân trẻ
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trò chơi chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống trẻ mầm non, trò chơi được coi là vai trò quan trọng cho trẻ Ở trường mầm non trò chơi được sử dụng một cách tối đa Nhưng việc tổ chức chơi như thế nào cũng vô cùng quan trọng, không có gì hay hơn khi trẻ được tổ chức ngoài trời với các trò chơi dân gian trẻ sẽ thực sự hứng thú Do đặc điểm tâm sinh lí trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, luôn muốn tìm tòi khám phá những điều mới lạ Mặt khác ở tuổi này tâm lí trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học” không thể gò ép vào một khuôn khổ hay là áp đặt cho trẻ được mà
ở trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự hứng thú, hay hưng phấn của trẻ Chính vì vậy mà trò chơi luôn giúp trẻ nhớ lâu vì qua trò chơi trẻ được thỏa sức chơi nhưng thực chất lại là sự tiếp thu kiến thức của những trò chơi dân gian
từ sưa truyền lại
Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, và nhu cầu được chơi,tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa
Di sản văn hóa truyền thống việt nam có nhiều loại hình khác nhau, trong
đó có thể nói trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Đặc biệt trò chơi dân gian mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn, rộng
mở hơn Đúng như PGS.TS Nguyễn văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc đã nói
“ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu trò chơi” Trò chơi dân gian không đơn thuần là 1 trò chơi trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam, giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ chấp cánh cho tâm hồn trẻ mà còn giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, trẻ hiểu thêm về nhau
Chính vì vậy trò chơi dân gian rất cần để lựa chọn, tổ chức cho trẻ chơi trong nhà trường, ngày nay các em ở xã hội công nghiệp chỉ quen sử dụng máy móc, và không có thời gian chơi cũng là một thiệt thòi, thiệt thòi hơn là các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước giờ đang bị mai mòn quên lãng không chỉ ở thành phố mà ở cả vùng quê Vì thế, nên mỗi chúng ta cần giúp các em hiểu và quay về với các trò chơi dân gian là cần thiết
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ, thể chất tình cảm, quan hệ xã hội qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Chính vì vậy là giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian nói riêng Nhưng muốn tổ chức chơi trò chơi dân gian có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán
Trang 2khó của giáo viên Là một giáo viên tôi luôẳntăn trở để tìm các biện pháp để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: " Một số biện
pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian "
2 Mục đích nghiên cứu
Đối với bản thân tôi: Nghiên cứu tìm kiếm “ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian”Từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp giúp trẻ yêu thích cái đẹp, hứng thú, yêu thích các bài đồng dao, thơ ca, điệu hò…
3.Đối tượng nghiên cứu:
“ Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong khi tổ chức các trò chơi dân gian”
4 Đối tượng khảo sát thực hiện :
“Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hứng thú trong các trò chơi dân gian
Trẻ mẫu giáo nhỡ 4tuổi B2trường mầm non
5 Phương pháp nghiên cứu
- phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực hành:
Phương pháp thực hành là một hoạt động của cả giáo viên và trẻ nhằm củng
cô các tri thức, bồi dưỡng các kỹ năng, rèn luyện hình thành các kỹ sảo trong khi chơi các trò chơi
Khi trẻ được thực hành thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo của mình, khi thực hiện trẻ được chơi,gây được hứng thú trẻ sẽ thực hành tốt hơn
-phương pháp dùng lời:
Phương pháp dùng lời phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh chẳng hạn những lời chỉ dẫn, đồng dao… cần rõ ràng,ngắn gọn dễ hiểu.những lời mô tả vẻ đẹp của sự vật lại phải sinh động đầy đủ tính tưởng tượng, gợi cảm…phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ Những trò chơi, nhưng câu thơ, bài hát, mẩu chuyện sinh động…lồng vào một cách hợp lí đúng chỗ giúp trẻ hình dung về đối tượng một cách rõ nét, đầy tính thẩm mỹ, chất nghệ thuật phong phú
-Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Kiểm tra đánh giá trẻ trực tiếp tại lớp 4 tuổi b2 năm học 2016-2017
Tiến hành kiểm tra đánh giá trên các hoạt động vui chơi của trẻ hoạt động ngoài trời
II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận
Ở tuổi mẫu giáo vui chơi là một hoạt động chủ đạo chiếm một vị trí quan trọng Thông qua hoạt động vui chơi trẻ phát triển trí tuệ , thể chất, quan hệ xã
Trang 3hội Hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống Thông qua các TCDG trẻ được khám phá về nền văn hóa dân tộc Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh, thích được tự chơi tự làm, yêu cái đẹp sáng tạo cái đẹp
Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Căn cứ hướng dẫn số 4618/BGDĐT –GDMN ngày 08/09/2015 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với cấp học mầm non Tiếp tục triển khai hành động của chính phủ, BGDvà ĐT thực hiện nghi quyết số 29-Tw vềđổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT,UBND thành phố hà nội.Thực hiện hiệu quả, thiết thực các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành
Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Đưa các nội dung giáo dục văn hóa lồng ghép vào trong các hoạt động học, hoạt động vui chơi,hoạt động ngoài trời, giúp cho trẻ trở nên hứng thú và đưa các trò chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ đạt hiệu quả cao trong giờ học
2.Khảo sát thực trạng
* Đặc điểm tình hình nhà trường
Ngôi trường mầm non của tôi nằm ở vùng miền núi, người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp với thu nhập rất thấp Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng địa phương cũng rất quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục
Bản thân tôi qua thực tế giảng dạy được tiếp cận với phụ huynh học sinh, qua các hoạt động học tôi nhận thấy phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ
Môi trường học tập của trẻ còn hạn chế, cách trang trí lớp các góc chưa hài hòa, khuôn viên trường chưa có sự sáng tạo nên chưa gây được hứng thú cho trẻ Hình thức tổ chức các TCDG , còn tự do chưa đổi mới còn áp đặt , gò bó theo khuôn mẫu dần đến chưa gây được hứng thú cho trẻ vào các trò chơi dân gian
Qua thực tế ở lớp khi tổ chức hoạt động với các trò chơi dân gian chưa đạt hiệu quả cao
Là một giáo viên mầm non mình phải có trách nhiệm đi sâu tìm tòi nghiên cứu để trẻ cảm nhận được nghệ thuật, tìm tòi cách tổ chức cho trẻ chơi các TCDG giúp trẻ hiểu biết và có kỹ năng sống và ham thích hăng say hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho trẻ Phát triển trí tưởng tượng óc sáng tạo bồi dưỡng khả năng quan sát chú
ý có chủ định thông qua các trò chơi dân gian…Trang bị cho trẻ một số kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe cho trẻ
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất: Trường lớp khang trang sạch sẽ,môi trường, khuôn viên đẹp địa điểm trung tâm thôn tiện lợi việc đi lại của các cháu, bàn ghế đầy đủ cho trẻ
Trang 4ngồi học, các giá đựng đồ dùng đồ chơi, tủ để tư trang của trẻ đều được theo thông tư 02/2010- BGDĐT
- Luôn được và chỉ đạo sát sao của về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện mọi mặt của BGH Nhà trường
- Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp
- Ngay từ đầu năm Nhà trường đã thường xuyên tổ chức thăm lớp, dự giờ hoạt động ngoài trời để tôi rút kinh nghiệm và tổ chức cho trẻ chơi tốt hơn
- Trẻ 4-5 tuổi rất mạnh dạn tự tin, thích tham gia hoạt động ngoài trời, đặc biệt là các trò chơi dân gian rất lôi cuốn trẻ
- Sân trường rộng rãi môi trường thiên nhiên trong lành thuận tiện cho việc tổ chức
- Đồ chơi còn thiếu, đồ chơi không gây được hứng thú cho trẻ
3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
+ Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp lứa tuổi trẻ
+ Biện pháp 2: gây hứng thú cho trẻ vào các trò chơi dân gian
+ Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa địa điểm khi tổ chức + Biện pháp 4: Đưa trò chơi dân gian khi tổ chức hoạt động ngoài trời
+ Biện pháp 5 : Tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với thính chất hoạt động
Trang 55 1 BIỆN PHÁP 1: LỰA CHỌN CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN PHÙ HỢP LỨA TUỔI TRẺ
Kho tàng các trò chơi dân gian việt nam vô cùng phong phúvà đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ Vì thế tôi luôn có sự lựa chọncho trẻ các trò chơi có luật chơi, cách chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ như: “
Ô ăn quan,nu na nu nống, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng, kéo co…”
Với trẻ mẫu giáo nhỡ khả năng ghi nhớ có chủ định, và khả năng nhận thức của trẻ cao hơn so với tuổi trước
Khi lựa chọn trò chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tôi chọn theo các tiêu chí sau: Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ dễ kiếm, dễ tìm
Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ,vận động, kỹ năng cho trẻ
Trò chơi mang tính lồng ghép,ôn lại bài cũ và làm quen kiến thức mới
Gây hứng thú thu hút sự chú ý của trẻ vào trò chơi
Có sự tham gia tập thể, hoặc nhóm trong lớp
Từ những tiêu chí trên tôi chọn những trò chơi: Ô ăn quan, ném còn,kéo co, rồng rắn lên mây, hát chuyền sỏi, chồng nụ chồng hoa, cướp cờ…
* Hình ảnh kéo co
Hình ảnh trẻ chơi kéo co
Trang 6*Hình ảnh hát chuyền sỏi
Hình ảnh trẻ chơi chuyền sỏi
*Hình ảnh chơi rồng rắn lên mây
Trang 7Hình ảnh trẻ chơi rồng rắn lên mây
5.2 BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ VÀO BÀI CHO TRẺ
Đối với trẻ mầm non “ Học mà chơi, chơi mà học” Xuất phát từ nhu cầu được vui chơi của trẻ, chơi vốn là hoạt động vui chơi chủ đạo của trẻ mầm non chơi là niềm vui sướng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn được chơi, chơi chính
là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ Thông qua các trò chơi , câu đố, bài vè…để lôi cuốn trẻ vào các trò chơi dân gian, và trẻ sẽ hứng thú vào các trò chơi dân gian
Đối với trẻ 4 tuổi việc hiểu biết cảm nhận về các trò chơi dân gian chủ yếu
là do trẻ quan sát, tìm tòi qua sự truyền đạt các sự vật của cô cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài dưới nhiều hình thức khác nhau như: Câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát, các trò chơi…
Khi cô vào bài cần ngắn gọn, dễ hiểu và thu hút trẻ
Hoạt động lời nói đóng vai khá quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình chơi của trẻ: từ việc nghiên cứu đối tượng miêu tả, cảm nhận giá trị thẩm mỹ của đối tượng tới việc tổ chức khâu thể hiện – biểu cảm và đặc biệt la việc đánh giá thành quả của hoạt động nghệ thuật
Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm : những lời dẫn, lời kể, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi – trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi,… và cả thủ pháp ngôn ngữ kích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện…
Những câu thơ, những bài hát, những mẩu chuyện sinh động được lồng vào một cách hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú, trẻ muốn tìm tòi, và
Trang 8khám phá một cách rõ nét, đầy tính thẩm mỹ, chất nghệ thuật phong phú và từ các sản phẩm đó sẽ dẫn tới sự tượng sáng tạo trong các trò chơi dân gian
VD: Sử dụng các trò chơi: chiếc túi kỳ diệu, Món quà bí ẩn,…
VD: Trẻ vui vẻ hứng thú khi hát, đọc đồng dao, vè, hò…
Trang 105.3 BIỆN PHÁP CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI, LỜI CA, ĐỊA ĐIỂM KHI TỔ CHỨC
HĐVC là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ mẫu giáo trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lực
và phát triển thẩm mĩ cho trẻ
Chơi là một hoạt động độc lập, tự do tự nguyện của trẻ mẫu giáo Nội dung
chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh
Chơi không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi Nhà giáo dục người nga K.D.usinxki cho rằng: Trẻ chơi là vì chơi, chơi để
mà chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi theo đúng nghĩa của nó
- Trẻ phải có vốn hiểu biết, ấn tượng, kinh nghiệm khá phong phú về nội dung chơi
- Trẻ cần có những xúc cảm, tình cảm thích hợp với các tình huống chơi
- Động cơ chơi trong các tình huống chơi phải tương ứng với động cơ tạo hình để huy động hoạt động tích cực của trí tưởng tượng hướng nó vào quá trình sáng tạo hơn trong trò chơi
Khi vào bài gây hứng thú cô cho trẻ chơi chiếc túi kỳ diệu cách chơi trẻ lên sờ
vào túi và sờ nắn cảm nhận đoán xem đó là dụng cụ gì , để trẻ chuẩn bị chơi
Tính vui chơi của tình huống , gắn liền với các kinh nghiệm sống và vốn xúc cảm, tình cảm của trẻ sẽ làm tăng hứng thú thẩm mĩ và sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của trẻ trong hoạt động thực tiễn
* Để chơi được cần chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng , phải hấp dẫn thu hút trẻ vào trò chơi và được thiết kế dựa vào cách chơi, luật chơi của từng trò chơi, mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng nếu thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được
VD: Trò chơi “ bịt mắt bắt dê” sẽ không thể chơi được nếu thiếu dải vải,hoặc dải khăn bịt mắt
Trò “ ném còn” cần chuẩn bị quả còn nếu thiếu không thể chơi
Trò “chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và 1 đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non
Chính vì vậy trước khi chuẩn bị một trò chơi dân gian nào đó tôi cần tìm hiểu
kỹ lưỡng cách chơi, luật chơi cũng như trò chơi có luật hay không, và chuẩn bị
đồ dùng đồ chơi đẹp mắt hài hòa, phù hợp phục vụ cho trò chơi đầy đủ để trẻ có thể chơi, trẻ hứng thú hơn khi chơi các trò chơi dân gian
*Dạy trẻ thuộc lời ca (Đối với nhũng trò có lời đồng dao)
Một số đặc điểm dặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc một bài đồng dao nào đó Các bài đồng dao đó khiến cho trẻ hứng thú và không khí vui chơi sẽ vui vẻ, nhộn nhịp hơn Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ
Trang 11VD: Chi chi chành chành trẻ hát: chi chi chành chành_Cái đanh thổi lửa_ Con ngựa chết chương_Ba vương ngũ đế…” Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không tiến hành được
Hình ảnh trẻ hứng thú chơi chi chi chành chành
Chính vì vậy tôi thường cho trẻ làm quen với các bài đồng dao,lời ca của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm của trẻ trong ngày như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời khi trẻ đã thuộc đồng dao tôi sẽ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao sưa, Vì thế mà trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia trò chơi