1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4 5 tuổi

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi
Tác giả Nguyễn Thị A
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 28,04 KB

Nội dung

Các bước và cách thức thực hiện giải pháp: * Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn TCDG có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi Như chún

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi.

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Có lẽ trong mỗi chúng ta ai ai cũng trải qua một tuổi thơ ngọt ngào và êm dịu với những bài đồng dao con nít và của cả những trò chơi con nít khi lên năm lên bảy Những trò chơi như u tù, kéo co, thả diều, đánh chuyền, nhảy dây… nó nuôi dưỡng chắp cánh cho tuổi thơ chúng ta bay bỗng, nhớ hoài nhớ mãi và theo ta đến suốt cuộc đời Ký ức tuổi thơ còn đọng lại trong ta là sự sảng khoái, hả hê khi thắng cuộc trò chơi kéo co, cướp cờ, bay bổng của trò chơi thả diều, là sự ú tim hồi hộp của trò chơi trốn tìm Những trò chơi ấy là gì mà có sức hút mãnh liệt, gợi cho tuổi thơ chúng ta thích thú đến vậy? Vâng đó là những trò chơi dân gian mà thời thơ ấu chúng ta thường hay chơi Tuổi thơ chúng ta ngày xưa cứ hồn nhiên lớn lên với những trò chơi dân dã mà không kém phần ý nghĩa này

Trong những năm gần đây phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,“Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”… được triển khai sâu rộng trong các nhà trường Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ Phần lớn các trò

Trang 2

chơi dân gian đều góp phần rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của trẻ khi chơi, giúp hình thành nhân cách trẻ mà còn nêu cao tính tập thể khi chơi Trò chơi dân gian trẻ em đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập Ở bất cứ đâu, trong gia đình, lớp học hay ngoài ngõ xóm… đều có thể tổ chức các trò chơi phù hợp Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ, phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước

Tuy nhiên, ngày nay với sự các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu muôn vẻ, do công nghệ máy móc đem lại Chính vì vậy mà trò chơi dân gian đang ngày còn bị mai một và quên lãng Lời cảnh báo của chúng ta những người làm công tác giáo dục “Hãy ngăn chặn các trò chơi vô bổ bằng việc phát huy tốt trò

chơi dân gian – một di sản văn hóa quý báu của dân tộc”.

Năm học 2023-2024 bản thân tôi được phân công đứng lớp ở lớp độ tuổi 4-5 tuổi Ngay từ ngày đầu tiên nhận lớp khi trẻ thấy các anh chị ở lớp lớn chơi các trò chơi dân gian các bé rất thích thú và bắt chước anh chị chơi nhưng chơi chưa tốt, còn nhiều trẻ rất thích nhưng chưa biết chơi như thế nào Bên cạch đó, có rất nhiều cháu trai thích chơi các trò chơi bạo lực như làm siêu nhân, đánh kiếm… thích thì

cứ đấm đá vào bạn Chính vì điều đó làm cho tôi luôn băn khoăn suy nghĩ mình phải làm cách gì để các con có thể giảm bớt các trò chơi bạo lực, làm gì để khơi dậy niềm vui, niềm thích thú cũng như giúp trẻ yêu mến, yêu thích các trò chơi dân

Trang 3

gian và cũng để những trò chơi dân gian được lưu truyền mãi Chính vì những trăn trở đó mà tôi đã cố gắng và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi”

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

* Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn TCDG có nội dung lành mạnh, hấp dẫn phù hợp với mục đích phát triển trí tuệ cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi

Như chúng ta đã biết, trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với các trẻ Vì thế, tôi luôn cân nhắc lựa chọn các trò chơi phù hợp với trẻ của lớp mình để trẻ không thụ động, lúng túng trong khi chơi Ngoài vốn hiểu biết sẵn có, tôi còn tìm hiểu thêm trên mạng, trong sách báo, cẩm nang trò chơi dân gian Việt Nam để chọn lựa những trò chơi dễ chơi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc đối với trẻ 4-5 tuổi

Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ 4- 5 tuổi, tôi thực hiện các tiêu chí sau: – Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp

– Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm

– Thông qua trò chơi giúp phát triển thể lực, củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động,

kỹ năng cho trẻ

Trang 4

– Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

– Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp

Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ: Bịt mắt bắt dê, thả đỉa ba ba, ô ăn quan, chuyền thẻ, hát chuyền sỏi, trốn tìm, đếm sao, kéo co, rồng rắn lên mây, trồng nụ trồng hoa, cướp cờ… bởi vì trò chơi này đơn giản, dụng cụ chơi chỉ cần một cái khăn, giúp trẻ nhanh nhẹn khéo léo, khả năng di chuyển và phán đoán, nhiều trẻ tham gia chơi và trẻ lớp tôi rất thích thú khi chơi trò chơi này

(Hình ảnh 1, 2, 3, 4 phần phụ lục)

VD chơi Bịt mắt bắt dê:

– Luật chơi: Bịt mắt kín, không được ti hí, dừng lại, dê sẽ kêu “be, be” Các bạn

xung quanh không được mách cho bạn dê hoặc người đi tìm, không được chui khỏi hàng rào Nếu sau một thời gian nào đó mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng, hai người khác vào chơi

– Cách chơi: Lấy một chiếc khăn nhỏ, không

Ngoài ra tôi còn lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi 4-5 tuổi để đưa vào từng chủ đề Tôi tích cực sưu tầm, tìm tòi qua sách, báo, trên mạng internet, qua đồng nghiệp, qua những người lớn tuổi… về các trò chơi dân gian,

Trang 5

tìm hiểu về cách chơi của các trò chơi dân gian để làm phong phú thêm về số lượng các trò chơi dân gian.Việc lựa chọn trò chơi theo chủ đề không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thế chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức cho trẻ Đồng thời tôi cũng nhận ra được những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ Trẻ nắm được cơ bản cách chơi và luật chơi hào hứng tích cực tham gia vào một số trò chơi dân gian

Ví dụ: Với chủ đề “Trường Mầm non” tôi đã sưu tập cách chơi những chơi như Nu

na nu nống, lộn cầu vồng… Chủ đề “Nghề nghiệp” tôi sưu tầm cách chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây

Đầu năm trẻ lớp tôi nhận thức chưa cao, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin thì tôi lựa chọn cho trẻ các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chơi để trẻ hứng thú tham gia chơi Đến cuối năm trẻ mạnh dạn tự tin hơn thì tôi lựa chọn những trò chơi khó hơn để nhằm kích thích trẻ

Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với trò chơi dân gian thông qua các góc trên lớp, quang cảnh xung quanh trường.

Ngoài ra các bé cũng rất yêu thích khi đọc các bài đồng dao nghe rất vui tai và vô cùng dễ thương khi các bé cùng cô chuẩn bị bàn ăn, làm vệ sinh lớp học hay trước giờ đi ngủ…

Trang 6

Trong năm học này, cũng không ngoài mục đích giáo dục cho trẻ tình yêu quê hương đất nước và giúp trẻ có một hiểu biết nhất định về làng quê Việt Nam, mong muốn đưa những trò chơi dân gian vào cuộc sống của trẻ qua những trò chơi ngộ nghĩnh, đáng yêu Ban giám hiệu trường MN Đại Minh đã đầu tư và xây dựng nhà chòi dân gian

Nhà chòi dân gian được bố trí với căn nhà chòi với các đôi quang gánh, cối xay, cây rơm, ao cá….để bé có thể đến đó để chơi những trò chơi dân gian bé thích Đồng thời những đồ vật rất gần gũi, quen thuộc đó tạo cho bé lòng yêu mến quê hương, đất nước, thêm yêu làng quê Việt Nam, thêm yêu những trò chơi dân dân gian mà bé được chơi ở đó

(Hình ảnh 7 phần phụ lục)

* Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ TCDG, dạy trẻ đọc thuộc

lời trò chơi, chuẩn bị địa điểm cho trẻ chơi

Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ TCDG của tốt được.

Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:

Trò chơi dân gian thường được gắn liền với những bài đồng dao hoặc các bài hát đồng dao bé vừa hát vừa chơi Muốn chơi được trò chơi đó bé phải thuộc lời bài đồng dao, điều đó giúp cho trò chơi thêm hấp dẫn mà còn giúp bé phát triển ngôn ngữ Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài

Trang 7

nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn nhiên của trẻ Cũng chính vì vậy mà điều trước tiên cô giáo phải làm là cho bé đọc thuộc lời bài đồng dao qua các hoạt động dạy học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi… Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi

Để dạy trẻ đọc thuộc lời các trò chơi, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: Giờ đón, trả trẻ, trước khi ngủ, hoạt động chiều trong các giờ đồng dao, ca dao, hay văn nghệ… Ngoài ra tôi còn nhờ phụ huynh tối về có thể dạy con lời đồng dao và dành thời gian chơi với con Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi

VD chơi “Chi chi chành chành” trẻ hát: “Chi chi chành chành- Cái đanh thổi lửa-Con ngựa chết trương- Tam vương ngũ đế- bắt dế đi tìm – lửa-Con chim làm tổ- Ù à ù ập- Ngồi sập xuống đây” Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng nhưng khi thiếu đi câu hát thì trò chơi không thể diễn ra được

Chuẩn bị địa điểm:

Đồ dùng và lời đồng dao đã thuộc rồi nhưng nếu thiếu đi một địa điểm để tổ chức trò chơi thì trò chơi cũng không thể diễn ra Với loại hình trò chơi dân gian mang

Trang 8

tính tập thể cao như trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, cướp cờ… thì số lượng trẻ chơi đông nên chọn địa điểm chơi là ngoài sân trường, rộng, có nhiều cỏ , đảm bảo cho trẻ chơi

Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như ” Lộn cầu vồng “, ” Tập tầm vông”, ” Ô ăn quan”, “chơi chuyền”…Cô có thể lựa chọn cho trẻ chơi ngoài sân trường hay trong lớp bé cũng có thể chơi được Muốn lựa chọn được địa điểm chơi hợp lí thì đòi hỏi giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi

tổ chức cho trẻ chơi

Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian:

Tôi sẽ tổ chức qua các bước:

– Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi dân gian, sau đó cho trẻ nhắc lại tên trò chơi – Bước 2: Nêu cách chơi, luật chơi: Nêu rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích để trẻ dễ nhớ, dễ chơi Với trò chơi mới trẻ chưa được chơi cô nói luật chơi, cách chơi sau

đó cho trẻ nhắc lại, với trò chơi trẻ đã được chơi cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi

– Bước 3: Quá trình chơi

Trang 9

+ Với trò chơi mới cô hướng dẫn trẻ chơi chi tiết, cụ thể Cô có thể chơi mẫu, phân tích cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi thử

+ Với trò chơi trẻ đã được chơi thì cô tổ chức cho trẻ chơi luôn Khi trẻ chơi cô có thể bao quát trẻ chơi hoặc chơi cùng trẻ

– Bước 4: Kết thúc chơi cô củng cố, nhận xét trẻ chơi, khích lệ, động viên trẻ

Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi mới “Chi chi chành chành”

Số lượng trẻ tham gia: Cả lớp

Hình thức tổ chức: Theo nhóm trẻ

Chuẩn bị: Lớp học sạch sẽ, trang phục gọn gàng

Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi

+ Cách chơi: Người điều khiển đứng xòe bàn tay ra, những trẻ khác giơ ngón trỏ của mình và đặt vào lòng bàn tay của người điều khiển Người điều khiển vừa xòe tay vừa đọc nhanh lời đồng dao Đến chữ “ập” thì người điều khiển nắm tay lại, các trẻ phải phán đoán để rút tay thật nhanh Ai rút không kịp bị nắm lại thì sẽ phải nhảy lò cò và sau đó thay thế người điều khiển để thực hiện trò chơi

+ Luật chơi: Khi đến câu “ù à ù ập” thì trẻ phải rút ngón tay ra khỏi bàn tay của người điều khiển thật nhanh Nếu trẻ nào không rút kịp tay mà bị nắm trúng thì trẻ

đó phải nhảy lò cò…

Trang 10

Cô tổ chức cho trẻ chơi

+ Cô chơi mẫu và phân tích cách chơi, luật chơi ngắn gọn, dễ nhớ và sau đó cho trẻ chơi thử

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi: Cô chia lớp thành các nhóm nhỏ sau đó cho trẻ thỏa thuận chọn một bạn làm “cái” (người điều khiển trò chơi) các trẻ khác sẽ cùng chơi

và đọc lời bài đồng dao Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ để trẻ hứng thú chơi

– Kết thúc chơi: Cô cùng trẻ củng cố lại trò chơi, nhận xét chung khen trẻ

(Hình 8 phần phụ lục)

Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi:

Trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian cô giáo có thể sử dụng các hình thức thi đua, khen ngợi, biểu dương… để động viên, khuyến kích trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào trò chơi và là động lực cho trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi, kết quả chơi

Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra

Trang 11

một chút chứ trò chơi không thay đổi Còn trò chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau Những trò chơi “Thả đỉa ba ba, chi chi chành chành, nhảy lò cò,

…” cũng tương tự như vậy Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều

* Biện pháp 4: Lồng ghép trò chơi dân gian vào trong các hoạt động hàng

ngày của trẻ

Đối với trẻ mẫu giáo trẻ “Học mà chơi-chơi bằng học” cho nên trẻ học thông qua hình thức chơi Chính vì vậy, để trẻ chơi tốt các trò chơi dân gian tôi luôn lồng ghép trò chơi dân gian vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ Nếu như hoạt động học được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động Tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi và lựa chọn những trò chơi những trò chơi phù hợp độ tuổi và với các hoạt động

Trang 12

Với hoạt động học:

Hoạt động này chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, ” Đọc câu”… Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học

+ Với lĩnh vực phát triển thể chất

VD: Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: Xin khúc đuôi, Tha hồ thày đuổi, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm

“thầy” để đi đuổi những trẻ khác

Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động học, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy Riêng những trò chơi mới trẻ chưa biết thì tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ vào các hoạt động chiều

Với hoạt động ngoài trời:

Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng vì thế khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của từng trò chơi dân gian, lựa chọn trò

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w